Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh thái nguyên trong giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.47 KB, 57 trang )

KinhTtế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn : Ths. TRẦN PHẠM VĂN CƯƠNG
Sinh viên thực hiện

: PHẠM NGỌC VINH

Lớp

: K8-KTĐTE

1


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

Thái Nguyên, tháng 04/2015

2



2


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập ngành tại Sở
Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong trường ĐH Kinh tế & QTKD và các chú, anh
chị tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: Trần Phạm Văn
Cương – giảng viên khoa kinh tế trường ĐH Kinh tế và QTKD; người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐH Kinh tế & QTKD nói
chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt
những kiến thức về kinh tế, đặc biệt là kiến thức về kinh tế đầu tư để em có thể tận
dụng những kiến thức đã được học vào thực tế và hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt
nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Sở kế hạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên
và các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh tế đối ngoại đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm
hiểu và tiếp cận các số liệu đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt thực
tập tốt nghiệp và báo cáo thực tập của mình.
Sinh viên
Phạm Ngọc Vinh

3


3


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh
Mục lục

4

4


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
NỘI DUNG
Bảng số liệu
2.1 Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí của tỉnh Thái Nguyên từ

Trang
14
14

năm 1993-2011
2.2 Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-


17

2014
2.3 Bảng 2.3 Quy mô bình quân dự án FDI tại Thái Nguyên giai đoạn
2.4 Bảng 2.4 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên đăng kí theo ngành nghề

21
23

giai đoạn 2012-2014
2.5 Bảng 2.5 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư giai

26

đoạn 2012-2014
2.6 Bảng 2.6 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư

28

giai đoạn 2012-2014
2.7 Bảng 2.7 Cơ cấu vốn FDI đăng kí tỉnh Thái Nguyên phân theo địa bàn

30

đầu tư giai đoạn 2012-2014
2.8 Bảng 2.8 Vốn đầu tư thực hiện lũy kế của doanh nghiệp có vốn đầu tư

34

nước ngoài từ năm 2012-2014

Biểu đồ
2.1Biểu đồi 2.1 Vốn đăng kí FDI từ năm 2012-2014
2.2Biểu đồ 2.2: Số dự án FDI đăng kí mới giai đoạn 2012-2014
2.3 Biểu đồ 2.3 Vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo số dự án
2.4 Biểu đồ 2.4 Vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phan theo số vốn đăng kí
Hình
1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

5

5

19
20
32
32
3


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ST

DẠNG VIẾT TẮT

T
1

2
3
4
5
6
7

KH&ĐT
KTXH
FDI
ODA
UBND
DA
ĐT

6

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Kế hoạch và đầu tư
Kinh tế xã hôi
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Ủy ban nhân dân
Dự án
Đầu tư

6


Kinh Tế Đầu Tư


Phạm Ngọc Vinh

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Thái nguyên là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Nhu cầu về vốn là rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện tiến trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi, đường giao thông thông
thoáng, tài nguyên thiên nhiên dồi dào Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng để phát
triển kinh tế. Đổi mới nhiều trong chính sách thu hút vốn FDI mà những năm vừa qua
công tác thu hút FDI của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án FDI đã
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ
hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩy
mạnh cạnh trang giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển. Thời gian vừa qua
Thái Nguyên đã đạt được những thành tích đáng khen ngợi tuy nhiên kết quả lại biến
động qua các năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 xếp
17/63 tỉnh thành với lượng vốn đăng kí là 20 tr USD. Năm 2013 Thái Nguyên được ca
ngợi là dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chỉ số PCI
của tỉnh lại tụt giảm 8 bậc chỉ đứng vị trí thứ 25/63 tỉnh thành với lượng vốn đăng kí là
3,38 tỷ USD. Năm 2014 Thái Nguyên thu hút được lượng vốn đầu tư ít hơn chỉ đạt
3,258 tỷ USD nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh lại đứng thứ 10/63 tỉnh thành.
Trước những biến động liên tục này thì vấn đề hết sức cấp thiết cần đặt ra cho
tỉnh Thái Nguyên nghiêm túc tìm hiểu thực trạng đang diến ra và tìm giải pháp phù
hợp nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn FDI, và hơn nữa Thái
Nguyên cần có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn để có thể cạnh tranh thu hút nguồn
vốn FDI đối với các tỉnh lân cận để trở thành 1 tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Xuất phát từ thực tế đó, e đã chọn chuyên đề :”Thực trạng thu hút vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2012-2014” để là báo
cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề

2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122014 từ đó đưa ra các giải pháp để thu hút 1 cách hiệu quả.

7

7


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu các đặc điểm kinh tế – xã hội
của tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các yếu tố tạo nên tiềm năng trong việc thu hút
vốn, các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn FDI, phân tích và đánh giá thực
trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh, cùng với phương hướng thu hút và sử dụng
nguồn vốn FDI, đề xuất những biện pháp giúp Thái Nguyên hoàn thành tốt các mục
tiêu về thu hút và sử dụng nguồn vốn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh
Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi không gian: dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.



Phạm vi thời gian: giai đoạn 2012-2014

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích.
5. Kết cấu của chuyên đề
Bố cục đề tài được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát tỉnh Thái Nguyên và Sở Kế Hoạch và Đầu tư
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái
Nguyên
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn
vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.

8

8


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

PHẦN 1 : KHÁI QUÁT TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
1.1.1 Vị trí địa lý
Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một
trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía
Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn,
Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao
lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao

lưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ
3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều và các tuyến đường sông) hình
rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

9

9


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013)
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam, thấp dần về
phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều
hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m,
các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.Ngoài ra còn có
vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.
Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên không phức tạp
lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh
trong canh tác nông – lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
1.1.3. Khí hậu

10

10



Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng
theo hướng Bắc – Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trong
mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đối
đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá
lớn, khoảng 2.000 – 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỷ
m3/năm.
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
1.1.4.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của
địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm
diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp,
trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 – 200 m, phù hợp với
cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có
một diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự
nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triển
lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.
1.1.4.2 Tài nguyên rừng
Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có
rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là
102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh
chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng
sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ
để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.
1.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng
Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú,
hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ,

11

11


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái
Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15
triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen
(sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc,
vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits,
barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật
liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6
triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa
trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế
so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là
thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả
nước.
1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
1.2.1 Hiện trạng về dân số, lao động.
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2010 toàn tỉnh Thái Nguyên có
1.131.300 người với mật độ dân số là 321 người/km2. Trong đó nam chiếm 49,4% và
nữ chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị chiếm 25,95%

và tổng dân cư nông thôn là chiếm 74,05%.
Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15-60 là 779.261
người chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người chiếm 22,17%
tổng dân số, nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người chiếm 8,45%. Như vậy có thể
nói Thái Nguyên là địa bàn tỉnh có nguồn lao động dồi dào.
1.2.2 Văn hóa – xã hội
Trong những năm gần đây, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích
cực, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, tăng
về số lượng, từng bước nâng cao dần về chất lượng. Cơ sở vât chất, trường lớp, nhà
công vụ cho giáo viên, nhà ở cho sinh viên, thiết bị và đồ dung dạy học được đầu tư
đáng kể. Giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên phát triển khá đồng bộ từ giáo dục phổ

12

12


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

thông đến giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và trên đại
học. Đây là một trong những tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhà và cũng là lợi thế so với
các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Công tác xóa đói, giảm nghèo thu được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 11%.
Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, mạng lươi y tế cơ sở tiếp tục được đầu
tư và từng bước được chuyển hóa.
Lĩnh vực văn hóa, thể thao, báo chí phát triển khá phong phú, nhất là từ sau Năm
Du Lịch Quốc Gia 2007 với chủ đề :” Về với thủ đô gió ngàn, chiến khu Việt Bắc”.

Các hoạt động văn hóa có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao một bước đời sống tinh
thần của nhân dân.
1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về
năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế quốc
doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần…song cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả
đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm chi phí sản xuất cao; lĩnh vực xã
hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhưng
vẫn chưa có xu hướng giảm.
Năm 2013, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt mục tiêu đề ra
song cũng ở mức hợp lý 6,7%/năm, mức tăng khá so với bình quân cả nước, trong đó
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012; giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so năm 2012; giá trị xuất khẩu trên địa bàn
ước đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so năm 2012; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn ước đạt 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so năm 2012; tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt
24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 85% so năm 2012.Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực

13

13


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

văn hóa, xã hội cũng gặt hái thành công. Đặc biệt, tiếp nối thành công từ Festival Trà

năm 2011, Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức
từ 9-11/11/2013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao chất lượng chè;
mở rộng quảng bá, kết nối giữa nhà sản xuất - doanh nghiệp và người tiêu dùng; tiếp
tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên.
Theo báo cáo, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2014 dự ước
đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Một số chỉ tiêu tăng khá như: tốc độ tăng trưởng kinh
tế 18,6%, vượt 3,6%; giá trị sản xuất công nghiệp 160 nghìn tỷ đồng, tăng 530%; thu
nhập bình quân đầu người 38 triệu đồng, tăng 8,6%; tạo việc làm mới cho 22 nghìn
người, đạt100%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,43%… Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh
doanh trên địa bàn phục hồi còn chậm, một số công trình trọng điềm chưa đạt tiến độ;
tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp.
1.3 Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển sở kế hoach và đầu tư tình Thái Nguyên
Công tác kế hoạch háo phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ quan
tâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công. Trong không khí hào hung sôi sục khí
thế cách mạng, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dan chủ cộng hòa..Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ kí sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm tất cả các
ủy viên và tất cả các Bộ trưởng,Thứ trưởng và các Tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Ngày 14/5/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số 68/SL
thành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).
Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và trình Chính phủ những đề
án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế và những vấn đề quan trọng khác.
Ngày 8/10/1950, hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết thành lập Ủy ban
Kế hoạch Quốc gia và xác định ; “Ủy ban kế hoạch quốc gia là một cơ quan của Chính
phủ để kế hoạch hóa công cuộc thiết kế kinh tế và văn hóa, tổ chức và chỉ đạo công tác
thống kê.kế toán trong cả nước”.


14

14


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

Ngày 7/12/1955, Ban chấp hành Thái Nguyên ra Nghị quyết số 138/NQ-TN về
việc thành lập Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 17/12/1955, Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số
2116/HC chỉ định danh sách thành viên Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên
(gồm có 3 thành viên).
Ngày 23/3/1996, UBND tỉnh Bắc Thái ra Quyết định số 138/QĐ-UB V/v Thành
lập Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Thái trực thuộc UBND tỉnh (nay là tỉnh Thái
Nguyên).
1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

VĂN PHÒNG
THANH TRA SỞ
PHÒNG ĐĂNG KÍ KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔNG HỢP

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH TẾ CÔNG-NÔNG NGHIỆP


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH TẾ GIAO THÔNG – XÂY DỰNG

PHÒNG VĂN HÓA – XÃ HỘI

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

15

15


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên

16

16


Kinh Tế Đầu Tư


Phạm Ngọc Vinh

1.3.3 Vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái
Nguyên
1.3.3.1 Vị trí và chức năng
Sở KH&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, tham mưu,
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư gồm:
tổng hợp về quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện và đề
xuất về cơ chế, chính sách quản lý KTXH trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư
nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ chính thức ODA, nguồn viện trợ phi
Chính phủ; đấu thầu; đăng kí kinh doanh trọng phạm vi địa phương; tổng hợp và thống
nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân ; tổ chức cung
ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của Pháp
luật.
Sở KH&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo,hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế Hoạch và
Đầu tư.
1.3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở KH&ĐT thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật về
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 2,
Chương І,Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05/8/2009 của Bộ
Kế Hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
 Trình UBND cấp tỉnh
a. Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và

hang năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thược ngân sách địa phương; kế hoạch
xúc tiến đầu tư của tỉnh;các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã họi của tỉnh; trong đó có
cân đối tích lũy và tiêu dung, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
b. Dự thảo chương trình hành động thực hiên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp
tình hình thức hiện kế hoạch tháng, quý , 6 tháng, năm để báo cáo UBND cấp tỉnh điều
hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh.
c. Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do

địa phương quản lý; cơ chế quản ly và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh
nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh
tế trên địa bàn tỉnh.

17

17


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

d. Dự thảo các quyết đinh,chỉ thị; chương trình, biệp pháp tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ cải cách hành chính trong lĩnh vự kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
e. Dự thảo về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ
kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
f. Dự thảo các văn bản quy pham pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối
với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài chínhKế hoạch thuộc UBND cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo
phân công của UBND cấp tỉnh.
 Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
a. Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ


tịch UBND cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
b. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn

vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
c. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp
tỉnh theo phân cấp.
 Giúp chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy phạm, kế hoạch, chương trình,
dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền
ban hành hoặc phê duyệt.
 Về quy hoạch và kế hoạch:
a. Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh sau khi đã phê duyệt theo quy định.
b. Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND cấp tỉnh
giao.
c. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội chung của tỉnh đã được phê duyệt.
d. Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
 Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:

18

18


Kinh Tế Đầu Tư


Phạm Ngọc Vinh

a. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát

triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý
phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực.
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm
tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự
án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật.
c. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án
đầu tư thuộc thảm quyền của UBND cấp tỉnh.
d. Quản lý hoạt động đầu tư trọng nước và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch
đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.
 Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:
a. Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính

phủ của tỉnh; hướng dẫn của Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nôi dung các
chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh
mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính
phủ trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế Hoạch va Đầu tư.
b. Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ;

xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý những vấn đề
vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp
xã; định kì tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn
ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
 Về quản lý đấu thầu:

a. Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trinh Chủ tịch UBND cấp tỉnh

về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói
thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thẩm định và phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ
tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền.
b. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã
được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
 Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:

19

19


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

a. Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập,sắp xếp, tổ chức lại doanh

nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp tược các thành
phần kinh tế khác.
b. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng kí kinh doanh; đăng kí tạm

ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên
địa bàn thuộc thầm quyền của Sở, phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp

tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng kí kinh doanh của các doanh
nghiệp tai địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng kí kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
 Về kinh doanh tập thể và kinh tế tư nhân
a. Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh

tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực
hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế
tư nhân trên địa bàn tỉnh.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành.
c. Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết
kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn ực
phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
d. Định kì lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế Hoạch à Đầu tư gửi UBND cấp tỉnh,
Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan nganh Bộ có liên quan về tình hình phát
triển kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân trên đại bàn tỉnh.
 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định
của phát luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh.
 Chụi trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư thược phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài
chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.
 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh
vực đc giao.

20

20



Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của phát luật;
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng chống
tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ công tác của các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thự hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng,khn thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của phát luật và
phân cấp của UBND cấp tỉnh.
 Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
công của UBND cấp tỉnh.
 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kì và đột suất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND cấp tỉnh và Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
 Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh giao theo quy định của
pháp luật.

PHẦN 2: THỰC TRANG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1993 đến nay
Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993
đến 2014
(ĐVT:triệu USD)

21


Năm

Số DA

1993

1

Vốn đầu tư đăng kí (triệu
USD)
21,756
21

Tốc độ tăng vốn đăng kí
(%)
-


Kinh Tế Đầu Tư
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tổng

Phạm Ngọc Vinh
0
1
1
0
0
1
0
2
1
2
2
2
4
7
2
1

3
1
5
21
25
81

4,5
-79,32
2,065
-54,11
0,5
-75,79
3,4
580
0,8
-76,47
13,5
1.587,5
147,323
991,28
6,854
95,35
2,625
-61,7
117,7825
4.386,95
3,86
-96,72
16,2861

321,92
2,9
16
2,689
-7,2
20,665
668,5
3.381,75
16.265
3.258,429
-4
7.007,6846
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên)

Mặc dù nước ta mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, ban hành luật đầu tư năm
1987 nhưng tỉnh Thái Nguyên phải đến năm 1993, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu
tiên mới xuất hiện.
Giai đoạn 1993-1996,vì là giai đoạn đầu nên vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên còn
ít, tỉnh mới thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng kí là 28,3 triệu USD. Năm
1993, tỉnh thu hút được 1 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,75 triệu USD. Đến năm
1994, tỉnh không thu hút được dự án FDI nào. Năm 1995, vốn đăng ký là 4,5 triệu
USD . Đến năm 1996 lại giảm 54 % so với năm trước (2.06 triệu USD). Trong 3 năm
1997 – 1999 có 1 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 0,5 triệu USD.
Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á,
dòng vốn FDI đổ vào các nước trong khu vực giảm đáng kể. Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng bởi sự tác động này. Đây cũng là năm tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự
án nào. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm
trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu có
dấu hiệu phục hồi chậm. Năm 2000 tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự án nào.


22

22


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

Vốn đăng ký cấp mới năm 2001 đạt 3,4 triệu USD, tăng 580% so với năm 1999, năm
2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 23,53% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 13,5 triệu
USD), tăng 1.587,5% so với năm 2002.
Đến năm 2004, có sự đột biến trong quá trình thu hút vốn FDI của tỉnh, có 2 dự
án được cấp phép và lượng vốn tăng mạnh: 147,32 triệu USD, tức tăng 991,28% so
với năm 2003. Nhưng đến năm 2005, tình hình thu hút FDI lại ảm đạm trở lại (thu hút
được 2 dự án với vốn đăng ký là 6,85 triệu USD, giảm 95,35%.
Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên đã
tăng đáng kể. Năm 2006, số dự án tăng lên (4 dự án) nhưng lượng vốn lại giảm mạnh
(2,62 triệu USD). Đến năm 2007, cả số dự án và số vốn đều tăng lên đáng kể, với 7 dự
án và tổng số vốn đầu tư là 117,78 triệu USD. Đây là năm tỉnh Thái Nguyên thu hút
được nhiều dự án đầu tư nhất. Sang năm 2008, tỉnh lại chỉ thu hút được 2 dự án với
tổng vốn đầu tư là 3,86 triệu USD, giảm 96,72% so với năm 2007.
Nếu như giai đoạn 2006-2007 lượng vốn FDI tăng mạnh thì đến năm 20082011 lượng vốn FDI tăng giảm không đều. Năm 2008, vốn đăng kí giảm xuống chỉ
còn 3,68 triệu USD với 1 DA đầu tư giảm 96,72% so với năm 2007. Năm 2009, lượng
vốn đầu tư đăng kí đạt 16,2861 triệu USD tăng 321,92% so với năm 2008. Sang năm
2010 lượng vốn đầu tư lại giảm xuống chỉ đạt 2,9 triệu USD giảm 82,19% so với năm
2009. Năm 2011 tiếp tục giảm khi lượng vốn đầu tư đăng kí chỉ đạt 2,689 triệu USD
giảm 7,2% so với năm 2010
Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của

tỉnh Thái Nguyên trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2012
lượng vốn đạt 20,665 triệu USD tăng 668% so với năm 2011. Năm 2013, nhờ chính
sách thu hút và ưu đãi đầu tư mà tỉnh đã thu hút được 3.381,75 triệu USD tăng 162,65
lần tương đương 16.265%. Năm 2014 tiếp tục giữ vững với 3.258,429 triệu USD giảm
4% so với năm 2013 tuy nhiên lượng vốn vẫn ở mức độ cao so với các giai đoạn trước
Nhìn tổng thể cả giai đoạn 1993-2014 tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyên
biến động liên tục tăng giảm không đồng đều nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc nào 2 năm
cuối của kết quả phân tích. Điều này cho thấy tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện nhiều chính
sách ưu đãi đầu tư cũng như tạo môi trường đầu tư hiệu quả để thu hút nhiều nhà đầu
tư hơn để tiếp tục giữ vững và thu hút ngày càng nhiều vốn FDI vào Thái Nguyên
trong thời gian tới.

23

23


Kinh Tế Đầu Tư

Phạm Ngọc Vinh

2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài giai đoạn 2012-2014

2.2.1 Quy mô vốn và quy mô bình quân của dự án
a. Quy mô vốn đăng kí
Sau 18 năm từ khi Thái Nguyên tiếp nhận dự án FDI đầu tiên đầu tư vào tỉnh
năm 1993 cho đến 2011, tình hình thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên liên tục biến
động, tăng giảm liên tục và không theo bất kì một quy luật nào thì sang giai đoạn
2012-2014, tình hình thu hút FDI vào Thái Nguyên đã có sự khởi sắc khi có sự tăng
lên cả về lượng dự án đăng kí trên địa bàn tỉnh lẫn quy mô vốn của dự án. Sau 18 năm,

Thái Nguyên chưa từng đứng thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thu hút FDI của cả
nước thì đến năm 2013, sự bứt phá ngoạn mục đã đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh
đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Bảng 2.3 dưới đây sẽ là minh chứng cho sự tăng lên
về số lượng dự án và quy mô vốn đăng kí giai đoạn 2012-2014.

24

24


Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014
(ĐVT: triệu USD)
2013/2012
Năm

2012

2013

2014
±

2014/2013

Tốc độ
tăng

±

(%)

Số dự án FDI đăng kí

VĐT FDI đăng kí của các
dự án trong năm (triệu
USD)

Tốc độ
tăng
(%)

Bình quân
tốc độ
tăng
trưởng
(%)

5

21

25

+16

320

+4

19


169,53

20,665

3.381,75

3.258,429

+3.361,09

16.265

-123,32

-3,65

8.130,67

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên)


×