Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH tân thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.11 KB, 71 trang )

SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH

Giảng viên hướng dẫn :

ThS. NGUYỄN THỊ THU

Sinh viên thực hiện

:

NGÔ VĂN CƯỜNG

Lớp

:

K8 – KTĐT A


Thái Nguyên, tháng 04/2015

i


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một cơ hội quý báu để em có điều kiện tiếp xúc với
những hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp. Đây cũng
là đợt tập duyệt quan trọng cho em trong việc hệ thống hóa lại các kiến thức lý
thuyết đã được học vào thực tế, đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc, làm tiền
đề cho công việc của em sau này. Với ý nghĩa đó, nhà trường đã tạo điều kiện
cho chúng em được thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Tân Thịnh.
Để hoàn thành được tốt báo cáo thực tập của mình, trước hết em xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế, các thầy cô giáo
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Thu là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình và luôn luôn động viên để em có thể hoàn thành báo cáo một cách
tốt nhất.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú,anh, chị cán bộ
công nhân viên trong công ty TNHH Tân Thịnh đã giúp đỡ, chỉ dẫn và đóng góp
nhiều ý kiến bổ ích cho em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị, giúp em
hoàn thành báo cáo đúng thời hạn quy định của nhà trường.
Do thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn cũng như vốn kiến thức của
em còn nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô và các bạn để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 06 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Ngô Văn Cường

ii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
MỤC LỤC

PHỤ BÌA................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................vii
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................................viii
2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................................viii
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................viii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................................viii
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty....................viii
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:.....................................................................................viii
4. Bố cục của đề tài................................................................................................................viii
PHẦN 1.....................................................................................................................................ix
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH..............................................ix
1.1.2. Các giai đoạn phát triển................................................................................................ix
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty...........................................................................................x
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty...................................................................x

1.2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh......................x
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty............................................................................xiii
1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................................................xiii
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ...................................................................................xiv
1.3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty...................................................................xv
PHẦN 2..................................................................................................................................xvii
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH.............................................xvii
TÂN THỊNH..........................................................................................................................xvii
2.1. Tình hình tài chính của Công ty...................................................................................xvii
(Nguồn: Phòng tài vụ kế toán)...........................................................................................19
2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty.................................................................20
2.2.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty...............................................................20
2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty.................................................................30
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ...............................................................44
2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn...............................................................44
2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty..........................54
2.3.2.1 Nhân tố bên ngoài..........................................................................................................54
2.3.2.2 Những nhân tố bên trong..............................................................................................54
PHẦN 3....................................................................................................................................56
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.......................................................................................................56
3.1. Một số nhận xét, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh.56
3.1.1 Những kết quả mà Công ty đã đạt được và nguyên nhân..........................................56
3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân.........................................................57
3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty ......................60
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty ......................60
3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...........................61
3.2.3 Nhóm giải pháp về thị trường .....................................................................................63
3.2.4 Nhóm giải pháp vể nguồn nhân lực............................................................................64
3.2.5 Giải pháp về các khoản chi phí quản lí và chi phí bán hàng của doanh nghiệp .....64
...................................................................................................................................................65


iii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

KẾT LUẬN..............................................................................................................................66
..................................................................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................66

iv


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Dạng viết tắt

Dạng viết đầy đủ

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


2

NVL

Nguyên vật liệu

3

BH

Bán hàng

4

CCDV

Cung cấp dịch vụ

5

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

6

LN

Lợi nhuận


7

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

8

SXKD

Sản xuất kinh doanh

9

DTBH

Doanh thu bán hàng

10

GVHB

Giá vốn hàng bán

11

DT

Doanh thu


12

XDCB

Xây dựng cơ bản

13

HTK

Hàng tồn kho

v


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1

Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2013- 2014.

Trang 9

Bảng 2.1

Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2012- 2014.


Trang 13

Bảng 2.2

CơcấunguồnvốncủaCôngtytronggiaiđoạn 2012-2014.

Trang 15

Bảng 2.3

Trang 20
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty phân theo nguồn hình thành.
Trang 26
Cơ cấu tài sản của Công ty.
Trang 29
Đầu tư tài sản cố định của Công ty.
Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2012Trang 32
2014.

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10

Tổng hợp tình hình thanh toán giai đoạn 2012-2014.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Sự biến động của doanh thu thuần qua giaiđoạn 2012-2014.

Trang 36
Trang 39
Trang 42
Trang 43

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai
Bảng 3.1
đoạn 2012- 2014.
Bảng 3.2 Khấu hao tài sản cố định của Công ty năm 2013.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.

Trang 45

Sơ đồ 1.2

Trang 8

Quy trình tiến hành xây dựng một công trình XDCB.

Trang 51
Trang 52
Trang 5

Biểuđồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn.
Trang 17
Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn theo tỷ lệ

Biểuđồ 2.2
Trang 18
phần trăm.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo
Biểuđồ 2.3
Trang 23
nguồn hình thành.
Biểuđồ 2.4 Biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014.
Trang 27

vi


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là chìa khoá, là điều kiện tiền đề cho các doanh
nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an toàn.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung chúng ta chưa đánh giá hết được vai
trò thiết yếu của vốn nên dẫn đến hiện tượng sử dụng còn nhiều hạn chế, các
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế này được bao tiêu cung ứng,
chính vì thế hiệu quả sử dụng vốn không được chú ý đến, do đó không mang lại
hiệu quả, làm lãng phí nguồn nhân lực
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển
dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho
các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ thì chịu. Bên cạnh

đó nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt
với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều thấy rõ điều này, Nhà nước và
doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập. Điều này đã tạo cơ hội và thách thức
cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những
doanh nghiệp năng động, sớm thích nghi với cơ chế thị trường còn không ít
những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn là vấn
đề mới mẻ, nhưng nó luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.
Công ty TNHH Tân Thịnh là một trong những công ty luôn hướng tới
mục tiêu phát triển, hội nhập. Một vấn đề luôn được ban lãnh đạo của Công ty
quan tâm đó là làm thế nào để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn
của mình, đưa doanh nghiệp thắng lợi trong cuộc hội nhập của toàn nền kinh tế
trong môi trường cạnh tranh gay gắt với rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành.
Xuất phát từ thực tế đó, trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH
Tân Thịnh, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé những kiến thức
mà em đã được học tại trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh – Thái
Nguyên, em chọn đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh”.

vii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Từ cơ sở lý thuyết về vốn, hiệu quả sử dụng vốn và phân tích đánh giá tình
hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh từ đó đề xuất một số giải pháp

để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cũng như của các doanh nghiệp
cùng nghành.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
trong giai đoạn 2012-2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
TNHH Tân Thịnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH Tân Thịnh.
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu được thu thập qua 3 năm từ năm
2012 đến năm 2014.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp có
kết cấu gồm 3 phần chính sau:
Phần I: Khái quát chung về địa điểm của công ty TNHH Tân Thịnh
Phần II: Khực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Tân Thịnh
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dungjv ốn của công ty
TNHH Tân Thịnh

viii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

PHẦN 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Sự ra đời
Công ty TNHH Tân Thịnh là một đơn vị xây dựng cơ bản tỉnh Thái
Nguyên, hạch toán kinh tế độc lập.
Đăng ký lần đầu: 29/01/2003
Đăng ký thay đổi lần thứ 9:29/07/2011
Giấy phép đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH
+ Địa chỉ trụ sở chính:
Tổ 10 – Phường Phan Đình Phùng- Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái
Nguyên
-Điện thoại: 0280.385.4954
-Số fax:

0280.385.4954

-Email:
+ Địa chỉ chi nhánh:
Thôn Khuổi Khiếu – xã Hữu Thác- Huyện Na Rì- Tỉnh Bắc Kạn
- Điện thoại: 0281.3887199
- Fax: 0281.3887199
- Mã chi nhánh: 4600307752-001
- Mã số thuế:4600307752
- Tài khoản: 39010000008399 Tại NH Đầu tư và phát triển Thái Nguyên
1.1.2. Các giai đoạn phát triển
Công ty TNHH Tân Thịnh - Thái Nguyên tiền thân là cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ
thành lập năm 1993. Đến năm 2001 chuyển đổi từ cơ sở lên Doanh nghiệp Tân

ix



SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Thịnh, đầu năm 2003 do sự phát triển nhanh của ngành xây dựng, cần sự tập
trung vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hơn nữa, Công ty TNHH Tân Thịnh
ra đời ngày 29 tháng 01 năm 2003 để bắt nhịp nhanh với thị trường. Công ty
một đơn vị xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên, hạch toán kinh tế độc lập.
1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Công ty TNHH Tân Thịnh là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại NH Đầu tư và phát triển
Thái Nguyên và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 1702000113 do së kế
hoạch đầu tư cấp ngày 29/01/2003 theo số 1702000113 và được cấp lại lần thứ 9
ngày 29/7/2011. Hiện nay công ty có 4 phòng, 1 ban, 7 đội thi công sản xuất với
tổng số 290 người. Về ngành nghề chủ yếu sau:
1. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi.
2. Sản xuất các vật liệu xây dựng.
3. San lấp mặt bằng.
4. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
5. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản.
6. Xây dựng các công trình dân dụng.
7. Bán NVL phục vụ công trình.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh
Công ty TNHH Tân Thịnh - Thái Nguyên là một Công ty TNHH hoạt động
theo mô hình trực tuyến- chức năng, cơ cấu tổ chức của công ty như sau:
- Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và một phó giám đốc giúp việc cho giám
đốc.

- Bộ máy quản lý công ty bao gồm các phòng ban giúp việc giám đốc, tổ chức
thành 4 phòng chức năng và các tổ đội sản xuất và 1 ban quản lý dự án (chỉ
thành lập sau khi có dự án đầu tư).

x


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Ban giám
đốc

Đội
1

Đội
2

Phòng kỹ
thuật điều
độ thi công

Phòng kế
hoạch tiếp
thị kinh
doanh

Phòng tổ

chức hành
chính

Đội
3

Đội
4

Đội
5

Đội
6

Phòng tài
vụ kế toán

Đội 7
xe
máy

Các
công
trường

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh
Ghi chú:(1)
(2)


Chỉ đạo trực tuyến
Thông tin 2 chiều
§oµn Thanh NiÖn

( Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

Ban dù ¸n khu
CNSC

xi

C¸c c«ng
trêng


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

+) Ưu điểm của mô hình:
- Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng.
- Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ.
- Chế độ trách nhiệm rõ ràng.
- Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban chức năng.
+) Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện.
1.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo Công ty
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty có nhiệm vụ quản lý điều
hành công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và đại diện cho công ty theo quy định của

pháp luật. Sau đó là Phó giám đốc là người trợ giúp cho Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao.
Công ty có 4 phòng ban chức năng, những phòng ban này có nhiệm vụ giúp
lãnh đạo công ty triển khai giám sát tình hình hoạt động toàn công ty, đảm bảo
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định.
Công ty có 6 tổ đội sản xuất được gọi tên từ 1-6 và một đội xe. Đây là các
đơn vị có trách nhiệm chính trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như xây dựng của công ty, đảm bảo đúng các ngành nghề và sản
phẩm theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty có nhiệm vụ quản lý điều
hành công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và đại diện cho công ty theo quy định của
pháp luật. Sau đó là Phó giám đốc là người trợ giúp cho Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các chức năng lập kế hoạch lao động, lập
kế hoach quỹ tiền lương tổ chức thực hiện về chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo
hộ lao động và an toàn lao động, đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân viên
trong công ty.
xii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

- Phòng kế hoạch- tiếp thi kinh doanh: Tìm và khai thác việc làm nhắm duy trì
tồn tại và phát triển của công ty trong cơ chế và lập kế hoạch khai thác khả năng
và lao động thiết bị máy móc, vật tư hàng năm hướng dẫn các độ trong việc sử
dụng khả năng đó.

- Phòng kế hoạch- điều độ- thi công: Lập kế hoạch SXKD toàn công ty, quản lý
hướng dẫn thi công cho các đội sản xuất, lập thiết kế dự toán và kiểm tra giám
sát công trình.
- Phòng tài vụ kế toán: Quản lý tình hình doanh thu của công ty và đưa ra
cho công ty những định hướng tốt hơn trong công tác sản xuất kinh doanh.
- Các đội thi công: Tiếp nhận các công trình của Công ty do Chủ đầu tư
giao cho hoặc Công ty trúng thầu.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
- Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi.
- Xây dựng dân dụng.
- San lấp mặt bằng.
- Xây dựng các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế
đất nước nói chung và hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn nói riêng.
1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chứng chỉ ngành nghề kinh doanh: Do Sở kế hoạch đầu tư cấp ngày
29/01/2003 theo số 1702000113 và được cấp lại lần thứ 9 ngày 29/7/2011 với
ngành nghề chủ yếu sau:
1. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi.
2. Sản xuất các vật liệu xây dựng.
3. San lấp mặt bằng.
4. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
5. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản.
6. Xây dựng các công trình dân dụng.
7. Bán NVL phục vụ công trình.

xiii


SV: Ngô Văn Cường


Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty TNHH TÂN THỊNH là một đơn vị xây dựng cơ bản nên quy
trình công nghệ cũng không có gì phức tạp. Nó bao gồm hai bước cư bản chủ
yếu sau:
Bước 1: Tiến hành tìm hiểu thị trường và đấu thầu các công trình phù hợp với
khả năng của công ty.

Nhận
mời
Nhậngiấy
giấy
mời
thầu từ khách
thầu từ khách
hàng gửi tới
hàng gửi tới

Bộ phận kỹ thuật tiến
hành thẩm tra tìm
hiểu và cho ý kiến

Lập hồ sơ dự thầu
và tiến hành đấu
thầu

Bước 2: Sau khi trúng thầu mới bắt đầu triển khai xây dựng theo đúng thiết kế
mà khách hàng yêu cầu theo quy trình như sau.
Mua NVL cần

thiết

Đưa máy móc thiết bị tới
công trình
Kỹ thuật gia cố móng

Đội thi công xây
dựng công trình

Kỹ thuật xây dựng công trình

Kiểm tra, giám sát
quá trình thi công
Thẩm tra, nghiệm
thu công trình
Hoàn thành bàn
giao cho khách
hàng.

( Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính )
Sơ đồ 1.2: Quy trình tiến hành xây dựng công trình XDCB.

xiv


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

1.3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty

Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của Công ty là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chất lượng
nguồn nhân lực là một tiềm năng lớn cần được khai thác triệt để.
Bảng 1.1: Tình hình lao động Công ty qua 2 năm 2013-2014
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

So sánh

Số LĐ Cơ cấu

Số LĐ Cơ cấu

±∆

±%

276

100

290

100

14


5,07

1. Nam

180

65,22

188

64,83

8

4,44

2. Nữ

96

34,78

102

35,17

6

6,25


1. Lao động trực tiếp

177

64,13

190

65,52

13

7,35

2. Lao động gián tiếp

99

35,87

100

34,48

1

1,01

1. Đại học, cao đẳng


165

59,78

185

63,79

20

12,12

2. Công nhân kỹ thuật

111

40,22

105

36,21

-6

-5,41

Tổng số lao động
I. Theo giới tính

II. Theo tính chất công việc


III. Theo trình độ

( Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính )

xv


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty qua 2 năm tăng lên.
Năm 2013 số lượng lao động là 276 người, đến năm 2014 là 290 người tức là
tăng lên 5,07%. Trong đó:
Lao động nữ năm 2013 là 96 người chiếm cơ cấu 34,78% trong tổng số lao
động, năm 2014 tăng lên là 102 người chiếm 35,17% về cơ cấu lao động, tức là
tăng 6 người tương ứng 6,25%. Lao động nam năm 2013 là 180 người chiếm
65,22%, năm 2014 tăng lên là 188 người chiếm 64,83%. Tỷ lệ lao động nam
trong cơ cấu lao động giảm nhẹ so với năm 2012 là do số lao động nam tăng lên
trong năm là 8 người lớn hơn số lao động nữ tăng lên, nhưng do tỷ lệ lao động
nam trong công ty cao hơn tỷ lệ lao động nữ. Cơ cấu lao động nam, nữ của Công
ty tương đối hợp lý, phù hợp với nhu cầu tổ chức hoạt động của Công ty.
Tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên, năm 2013 tỷ lệ lao động trực tiếp là 177
người chiếm 64,13%, năm 2014 số lao động trực tiếp tăng lên là 190 người
tương ứng với tỷ lệ 65,52%, tức là tăng 13 người tương ứng với 7,35%.
Qua biểu trên cũng phản ánh chất lượng lao động trong Công ty. Do đặc
thù kinh doanh của Công ty phải đòi hỏi công nhân có trình độ tay nghề, các cán
bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ năng lực. Nhìn chung số lượng lao
động có trình độ đại học, cao đẳng qua 2 năm đã tăng lên 20 người tương ứng

với 12,12%. Lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm một tỷ lệ khá lớn
trong cơ cấu lao động. Năm 2013 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm
59,78%, năm 2014 tăng lên 63,79%.
Lao động có trình độ Công nhân kỹ thuật năm 2013 là 111 người chiếm
40,22%. Năm 2014 số lao động này là 105 người chiếm 36,21%. Tuy mới có sự
thay đổi nhỏ nhưng có thể thấy xu hướng nâng cao dần chất lượng lao động
trong toàn công ty. Thể hiện ở lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ
ngày càng cao trong cơ cấu lao động, và ngược lại lao động có trình độ công
nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Bộ phận lao động khác (trình độ sơ cấp…) chủ yếu là lao động hợp đồng
theo mùa vụ tại các Đội xây lắp va thi công các công trình, nó chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong cơ cấu lao động.

xvi


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

PHẦN 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH
TÂN THỊNH

2.1. Tình hình tài chính của Công ty
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH TÂN THỊNH từ năm 2012 đến
năm 2014 thể hiện qua bảng số 02 là:
-Tổng tài sản năm 2012 là 21.338.422.329 đồng, năm 2013 là 25.576.286.274
đồng tăng so với năm 2012 về số tuyệt đối là 4.237.863.945 đồng tương ứng
19,86%. Năm 2014 tài sản của Công ty là 27.630.386.896 tăng so với năm 2013

là 2.054.100.622 đồng tương ứng 8,03%, như vậy tổng tài sản của công ty trong
thời gian này tăng lên liên tục vởi tốc độ phát triển bình quân đạt 13,946%.(bảng
2.1)
- Nợ phải trả của Công ty năm 2012 là 10.865.477.243 đồng. Tới năm 2013
nợ phải trả của Công ty là 14.921.467.738 tăng so với năm 2012 37,33% ứng
với 4.055.990.495 đồng, Năm 2014 tổng nợ phải trả của công ty tăng nhẹ hơn so
với năn 2013, với số tương đối chỉ là 12,60% tương ứng với số tiền là
1.880.237.428l, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,351%. Điều này cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày càng được cải thiện.(bảng 2.1)
- Doanh thu của công ty năm 2013 biến động tăng khá nhanh so với năm
2012. Cụ thể năm 2013 doanh thu tăng 19,96% tương ứng 3.920.300.093 đồng
so với năm 2012. Năm 2014 chỉ tiêu này là 31.883.889.698 đồng tăng lên
35,32% tương ứng với 8.322.072.106 đồng so với năm 2013. Với tốc độ tăng
trưởng trong 3 năm qua là 27,408%,(bảng 2.1) một con số khá ấn tượng trong
thời kỳ nước ta vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu. Có được điều này là do công ty là một doanh nghiệp nhỏ, với số vốn điều lệ
thấp, 10 tỷ đồng nên việc tăng trưởng doanh số nhanh cũng là điều dễ hiểu bên
cạnh đó phải kể tới sự nỗ lực hết mình từ tập thể cán bộ công nhân viên trong
công ty.

xvii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

- Mặc dù trong thời gian này nền kinh tế nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng lợi nhuận thuần của công ty vẫn tăng
lên qua các năm, cụ thể. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty là

220.452.620 đồng, đến năm 2013 con số này là 231.817.592 đồng tăng
11.364.972 đồng, tương úng với 5,16%, và đến năm 2014 con số này đẫ tăng lên
thành 354818536 đồng, tăng so với năm 2013 là 123.000.944 đồng, tương ứng
là 53,06% (bảng 2.1). Điều này chứng tỏ công ty ngày càng phát triển và đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Như vậy qua 3 năm Công ty đã có nhiều thành tích khá là ấn tượng, đó
cũng là những dấu hiệu tốt đánh dấu cho sự hội nhập và ngày càng phát triển của
Công ty trong điều kiện hiện nay. Kết quả đó cho thấy doanh nghiệp đã có
những bước đi đúng đắn đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển góp phần cùng
cả nước khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm
2012, 2013 vừa qua và từng bước đi vào ổn định trong năm 2014.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Công ty cũng gặp phải
không ít những khó khăn và hạn chế. Trên đây chỉ là một số nét sơ qua về tình
hình tài chính của Công ty trong 3 năm. Để hiểu rõ hơn, vì sao lại có sự biến
động của các chỉ tiêu đó? Nguyên nhân nào làm tăng hay giảm doanh thu, lợi
nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm 2012 đến năm 2014? Chúng ta cùng đi
xem xét chi tiết những thành tựu và những hạn chế mà Công ty đã đạt được
thông qua việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong
giai đoạn 2012-2014 ở phần tiếp theo của đề tài.

xviii


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2012-2014
STT


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tốc độ tăng trưởng (%)
2013/2012

2014/2013

BQ

1

Tổng tài sản

21.338.422.329

25.576.286.274

27.630.386.896

19,86

8,03

13,791


2

Tổng nợ phải
trả

10.865.477.243

14.921.467.738

16.801.705.166

37,33

12,60

24,351

3

Doanh thu

19.641.517.499

23.561.817.592

31.883.889.698

19,96


35,32

27,408

4

Lợi nhuận trước
thuế

472.945.086

654.818.536

828.681.730

38,46

26,55

32,371

5

Lợi nhuận sau
thuế

220.452.620

231.817.592


354.818.536

5,16

53,06

26,87

(Nguồn: Phòng tài vụ kế toán)

19


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty
2.2.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty
Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa xây lắp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng. Đảm bảo được nguồn vốn là
đảm bảo được sự liên tục của quy trình sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo được đúng tiến
độ thi công công trình. Hơn thế nữa nó còn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, công
trình, cũng như uy tín của doanh nghiệp trong việc tạo dựng được niềm tin và sự hài
lòng của khách hàng, vì thế nó tạo ra ưu thế trong cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Lĩnh vực này có đặc
điểm là phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường bất động sản và tình hình phát triển kinh tế
xã hội của địa phương. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài,
thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả là
bài toán mà doanh nghiệp phải tìm ra lời giải để đảm bảo quá trình sản xuất và thi

công được diễn ra liên tục, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo phát triển
cơ sở hạ tầng phù hợp.
Cũng như những DN khác, công ty TNHH Tân Thịnh đã chủ động và tự tìm
kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty
đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động
SXKD của Công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh
tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo
cơ chế chung.

20


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2012– 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tốc độ tăng trưởng (%)

Giá trị(VNĐ)


Cơ cấu
(%)

Giá trị(VNĐ)

Cơ cấu
(%)

Giá trị(VNĐ)

Cơ cấu
(%)

Tổng nguồn
vốn

21.338.422.329

100

25.576.286.574

100

27.630.386.896

100

19,86


8,03

13,791

Vốn cố định

5.627.907.208

26,37

6.093.735.151

23,83

7.272.719.059

26,32

8,28

19,35

13,68

Vốn lưu động

15.710.515.121

73,63


19.482.551.423

76,17

20.357.667.83
7

73,68

24,01

4,49

13,832

2013/2012 2014/2013

BQ

(Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán)

21


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Qua bảng 03 cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy cơ cấu vốn của Công ty
mang đặc trưng của doanh nghiệp thực hiện chủ yếu chức năng xây lắp, vốn lưu

động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ lĩnh vực hoạt
động chính của công ty là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, còn lĩnh vực sản xuất
chỉ là phụ.
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn kể trên cho ta thấy
được những con số cụ thể sau.
Trong năm 2012, tổng nguồn vốn của Công ty là 21.338.422.329 đồng,
trong đó vốn cố định là 5.627.907.208 đồng chiếm 26,37%, vốn lưu động là
15.710.515.121 đồng chiếm 73,63% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2013, tổng nguồn vốn của Công ty là 25.576.286.574 đồng, trong đó
vốn cố định là 6.093.735.151 đồng chiếm 23,83%, vốn lưu động là
19.482.551.423 đồng chiếm 76,17% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 tổng
nguồn vốn của công ty tăng 4.237.864.245 đồng, tương ứng với 19,86% so với
năm 2012 do sự gia tăng mạnh mẽ của vốn lưu động, 3.772.036.302 đồng,tương
ứng với 24.01%, bên cạnh đó vốn cố định cũng có sự tăng nhẹ với 465.827.943
đồng, tương ứng 8,28%.
Năm 2014, tổng nguồn vốn của Công ty là 27.630.386.896 đồng, trong
đó vốn cố định là 7.272.719.059 đồng chiếm 26,32%, vốn lưu động là
20.357.667.837 đồng chiếm 73,68% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm
2014 vốn cố định của công ty tăng mạnh và vốn lưu động có xu hướng
tăng nhẹ hơn làm cho tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng nhẹ hơn so
với năm 2013, năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty tăng 2.054.100.322
đồng so với năm 2013. Cụ thể lượng vốn cố định tăng 19,35% tương ứng
với 1.178.983.908 đồng, vốn lưu động giảm 4,49% tương ứng với
875.116.414 đồng so với năm 2012.
Như vậy qua ba năm cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi, cơ cấu nguồn vốn cố
định chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm
2014, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,832%, trong khi đó cơ cấu nguồn vốn
lưu động có xu hướng giảm dần sự tăng trưởng qua các năm, và đạt mức tăng
trưởng thấp hơn với 13,791%.


22


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

Sự thay đổi trong cơ cấu vốn ta có thể thấy rõ hơn sự biến động của tỷ
trọng của từng loại vốn qua ba năm cũng như sự thay đổi của cơ cấu vốn trong
biểu đồ sau:

25.000.000.000
20.000.000.000
15.000.000.000
10.000.000.000
5.000.000.000

0

Vốn cố định

Vốn cố định
Vốn lưu động
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

(Đồng)


(Đồng)

(Đồng)

6093735151

7272719059

5627907208

Vốn lưu động 15710515121 19482551423 20357667837

Nguồn: (Phòng Tài vụ - Kế toán và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn.

23


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư

2012
Tỷ trọng vốn cố định

Tỷ trọng vốn lưu động

26,37%
73,63%


2014

2013
Tỷ trọng vốn cố định

Tỷ trọng vốn lưu động

Tỷ trọng vốn cố định

23,83%

Tỷ trọng vốn lưu động

26,32%
73,68%

76,17%

Nguồn: (Phòng Tài vụ - Kế toán và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn theo tỷ lệ
phần trăm.

24


SV: Ngô Văn Cường

Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư


Qua hai biểu đồ và phân tích cho chúng ta thấy đươc sự biến động của vốn
cố định và vốn lưu động của công ty trong ba năm từ 2012 đến năm 2014. Vậy
hai nguồn vốn này được hình thành từ đâu? Chúng ta cùng đi xem xét cơ cấu
nguồn vốn theo cách tiếp cận khác, tiếp cận từ nguồn hình thành vốn.

25


×