CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP NHÓM MÔ ĐUN 1
TẬP HUẤN MÔ ĐUN 2016
(DÀNH CHO GV CHỌN NHÓM MÔN ĐUN 1)
1
A. MÃ MÔN ĐUN 13: VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ NHU CẦU VÀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tình trạng học sinh buông xuôi, không cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ học
tập là biểu hiện của chỉ báo về:
A. Xúc cảm
B. Nhận thức.
C. Hành vi.
D. Sinh lí.
Câu 2: Nhu cầu học tập của học sinh THPT là:
A. Hình thức liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngoài.
B. Đòi hỏi của học sinh đối với sự lĩnh hội tri thức, quá trình, phương pháp học tập để
tồn tại và phát triển.
C. Tất cả những gì thúc đẩy và định hướng hành động.
D. Mong muốn học tập tiến bộ và hiệu quả.
Câu 3: Động cơ học tập của học sinh được hiểu là:
A. Hình thức liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngoài, nguồn gốc tính tích cực
của cơ thể sống.
B. Trạng thái cảm nhận được sự cần thiết về đối tượng học tập đối với sự phát triển của
bản thân người học.
C. Đối tượng vật chất, tinh thần, tư tưởng kích thích, thúc đẩy và định hướng hoạt
động.
D. Những gì trở thành cái kích thích, thúc đẩy tính tích cực học tập ở học sinh nhằm
đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách.
2
Câu 4:Phân tích mức độ chú ý, tích cực và hăng hái của học sinh trong hoạt động học tập, là
phương pháp và kĩ thuật nào trong việc tìm hiểu nhu cầu – động cơ học tập?
A. Quan sát hoạt động học tập.
B. Điều tra bằng phiếu hỏi.
C. Trắc nghiệm khách quan.
D. Tất cả các phương pháp và kĩ thuật trên.
Câu 5:Giới thiệu một số tài liệu tham khảo, sau 1- 2 tuần, giáo viên kiểm tra xem học sinh
có tự giác tìm hiểu hay không, là phương pháp và kĩ thuật nào trong việc tìm hiểu nhu cầu –
động cơ học tập?
A. Quan sát hoạt động học tập.
B. Điều tra bằng phiếu hỏi.
C. Trắc nghiệm khách quan.
D. Tất cả các phương pháp và kĩ thuật trên.
Câu 6: Mong muốn tìm vị trí của mình trong số bạn bè, là thi đua với các bạn trong lớp,
trong trường, sự noi gương những người đi trước và cả sự gìn giữ danh dự truyền thống của
gia đình, dòng họ, nhà trường… là
A. động cơ học tập bên trong của học sinh THPT.
B. động cơ học tập bên ngoài của học sinh THPT.
C. sự thỏa mãn nhu cầu của học sinh THPT.
D. sự thỏa mãn nhu cầu, động cơ của học sinh THPT.
Câu 7: Nhân tố nào ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh THPT?
A. Cá nhân: thái độ, sở thích, năng lực …
B. Gia đình và xã hội: kinh tế, bạn bè...
C. Nhà trường: chương trình, giáo viên…
D. Tất cả các nhân tố trên.
3
Câu 8: Hình thành động cơ học tập cho học sinh bằng cách nào?
A. Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm tăng hứng thú cho học sinh.
B. Giáo viên liên tục tự học và nghiên cứu.
C. Đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật dạy học.
D. Tất cả các cách trên.
Câu 9: Tình trạng gian lận trong thi cử là biểu hiện chưa đúng của
A. xúc cảm ở học sinh THPT.
B. hoạt động học tập ở học sinh THPT.
C. động cơ học tập ở học sinh THPT.
D. hoạt động rèn luyện ở học sinh THPT.
Câu 10:Xác định nhu cầu, động cơ học tập của học sinh THPT trong xây dựng kế hoạch bài học
là
A. chuẩn bị đầy đủ tài liệu, vật chất kĩ thuật dạy học.
B. hiểu được trình độ của học sinh.
C. quan tâm tới môi trường học tập.
D. dự kiến được hoạt động hình thành và phát triển nhu cầu, động cơ học tập của học
sinh.
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Phân tích đặc điểm của động cơ học tập ở học sinh THPT.
Gợi ý:
-
Sự xuất hiện ở học sinh hứng thú bền vững đối với môn học cụ thể.
Động cơ học tập của học sinh còn là sự chuẩn bị bước vào các trường chuyên nghiệp.
Nhu cầu - động cơhọc tập của học sinh còn phụ thuộc vào thiên hướng, vào dạng trí
-
tuệ của các em.
Tự đánh giá năng lực học tập ảnh hưởng đến động cơ học tập.
4
-
Động cơ học tập của học sinh còn là mong muốn tìm vị trí của mình trong số bạn bè,
là thi đua với các bạn trong lớp, trong trường, sự noi gương những người đi trước và
cả sự gìn giữ danh dự truyền thống của gia đình, dòng họ, của nhà trường…
B. MÃ MÔN ĐUN 29: GIÁO DỤC HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hoạt động giáo dục trong nhà trường được hiểu thế nào?
A. Là hoạt động do học sinh tự tổ chức theo sự lựa chọn và sở thích của học sinh.
B. Là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình, điều hành và chịu
trách nhiệm
C. Là hoạt động do Đoàn thanh niên tổ chức theo yêu cầu của đoàn viên.
D. Là hoạt động được tổ chức do yêu cầu của Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Câu 2: Theo quan điểm của Giáo dục, hoạt động có vai trò:
A.
B.
C.
D.
Hình thành nhân cách ở học sinh.
Hình thành tư duy ở học sinh.
Hình thành tác phong ở học sinh.
Hình thành thái độ ở học sinh.
Câu 3: Học sinh tích cực trong các hoạt động sẽ giúp họ rèn luyện được các phẩm chất nhân
cách nào?
A.
B.
C.
D.
Ý chí, nghị lực.
Ý chí.
Nghị lực.
Tự trọng.
Câu 4: Trình tự quy trình tổ chức hoạt động giáo dục trong trường THPT là:
A. Khởi động - xác định mục tiêu - kết thúc.
B. Khởi động - tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục - kết thúc.
C. Khởi động - tổ chức các hoạt động cụ thể - kết thúc.
5
D. Khởi động - Thiết kế chương trình - kết thúc.
Câu 5: Về mặt kĩ năng, hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ giúp học sinh:
A.
B.
C.
D.
Hình thành và củng cố kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, kĩ năng học tập, lao động;
Củng cố, nâng cao hiểu biết xã hội, phát triển tư duy, phẩm chất và trí tuệ;
Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của cuộc sống;
Tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội;
Câu 6:theo chương trình của Bộ GD - ĐT quy định, mỗi tuần mỗi lớp trong trường THPT có
mấy tiết tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
A.
B.
C.
D.
1 tiết chào cờ đầu tuần.
1 tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần.
1 tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ theo chủ đề.
3 tiết với các hoạt động ở A,B,C.
Câu 7:Để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh THPT, đòi hỏi người giáo viên cần phải
có kỹ năng cơ bản nào?
A. Kĩ năng xác định mục tiêu hoạt động.
B. Kĩ năng thiết kế chương trình hoạt.
C. Kĩ năng tổ chức hoạt động.
D. Tất cả các kĩ năng nêu trên.
Câu 8:Trong các bước tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh THPT, bước nào sau đây là
quan trọng nhất ?
A. Lập kế hoạch hoạt động.
B. Triển khai kế hoạch hoạt động.
C. Tiến hành hoạt động.
D. Kiểm tra, đánh giá hoạt động.
6
Câu 9: Muốn giáo dục toàn diện học sinh, bên cạnh việc giảng dạy kiến thức thì nhà giáo
dục cần phải làm gì?
A. Tổ chức các hoạt động khám phá tự nhiên và xã hội.
B. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa gắn với sở thích của học sinh.
C. Tổ chức các hoạt động đa dang, phong phú và huy động học sinh tích cực tham gia.
D. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể thường xuyên.
Câu 10:Khi xây dựng nội dung các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên
lớp nói riêng, người giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?
A. Đảm bảo về cơ sở vật chất.
B. Đảm bảo mục tiêu của cấp học.
C. Đảm bảo theo đúng sở thích của học sinh.
D. Đảm bảo sự riêng biệt giữa các khối lớp học sinh.
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1:Hãy đánh giá vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp đến học sinh trường THPT của
các đồng chí.
Gợi ý:
-
Nâng cao nhận thức về các giá trị truyền thống của dân tộc, hiểu biết và tiếp thu các
giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, bổ sung, nâng cao, mở rộng kiến thức học trên
-
lớp; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội…
Củng cố các kĩ năng cơ bản, rèn luyện và phát triển các năng lực: tự hoàn thiện; thích
-
ứng; giao tiếp, ứng xử, hợp tác; hoạt động chính trị - xã hội; tổ chức quản lí…
Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho học sinh, từ đó giúp các em có
thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống.
C. MÃ MÔN ĐUN 33: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM
I. Câu hỏi trắc nghiệm
7
Câu 1:Những nguyên nhân nào không gây khó khăn hoặc thất bại khi xử lí tình huống sư
phạm trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT?
A. Sự thiếu kinh nghiệm giáo dục.
B. Sự lạm dụng uy quyền của giáo viên.
C. Sự giúp đỡ và ủng hộ của tập thể lớp chủ nhiệm.
D. Tính mặc cảm của học sinh và định kiến của giáo viên chủ nhiệm.
Câu 2:Khi học sinh trong lớp chủ nhiệm có hành vi chưa đúng, giáo viên chủ nhiệm nên
A. giúp học sinh sửa chữa hành vi chưa đúng của mình.
B. giải tỏa nỗi bực tức của giáo viên khi học sinh làm sai.
C. tự đưa ra quyết định, lựa chọn thay cho học sinh.
D. phạt, chỉ trích những hành vi chưa đúng của học sinh.
Câu 3:Những điều mà giáo viên chủ nhiệm cần tránh khi giáo dục học sinh cá biệt là
A. đánh giá thiếu khách quan, dùng các biện pháp trừng phạt.
B. cho tập thể lớp tẩy chay, bất hợp tác.
C. dùng các biện pháp trừng phạt.
D. đánh giá thiếu khách quan, dùng các biện pháp trừng phạt về thể chất và tinh thần,
cho tập thể lớp tẩy chay, bất hợp tác.
Câu 4: Theo Điều lệ trường Trung học hiện hành nếu một học sinh có lý do chính đáng thì
giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép nghỉ học tối đa bao nhiêu ngày?
A.Tối đa 5 ngày liên tục.
B. Tối đa một tuần liên tục.
C. Tối đa 4 ngày liên tục.
D. Tối đa 3 ngày liên tục.
Câu 5:Để hướng nghiệp cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tránh
A. tạo điều kiện cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học.
8
B. tổ chức cho học sinh được thể nghiệm trong thực tiễn.
C. giúp học sinh tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp của xã hội.
D. làm cho học sinh hiểu con đường vào đại học, cao đẳng là duy nhất.
Câu 6:Các bước tiến hành xử lí tình huống sư phạm:
A. Tiếp cận tình huống – tìm nguyên nhân – tìm biện pháp – đánh giá kết quả.
B. Tiếp cận tình huống– tìm biện pháp – đánh giá kết quả.
C. Tiếp cận tình huống – tìm nguyên nhân – tìm biện pháp.
D. Tìm nguyên nhân – tìm biện pháp– đánh giá kết quả.
Câu 7:Trong buổi lao động, một số học sinh trong lớp tự ý bỏ về. Là giáo viên chủ nhiệm,
đồng chí xử lí việc này như thế nào?
A. Để mặc các em về, dọa xử lý sau.
B. Cho về, phạt lao động buổi khác và trừ một bậc hạnh kiểm trong tháng.
C. Cử lớp trưởng gọi các em trở lại, gặp gỡ nhắc nhở và yêu cầu các em tiếp tục lao
động, cuối buổi họp lớp rút kinh nghiệm nghiêm khắc.
D. Cử một số học sinh khác gọi những học sinh này quay lại.
Câu 8:Nhiệm vụ phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa như thế
nào?
A. Nhiệm vụ này có ý nghĩa quan trọng để các lực lượng giáo dục cùng đồng thuận, hỗ
trợlẫn nhau xây dựng môi trường học tập thân thiện, khuyến khích học sinh học tập.
B. Nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên phải nhiều nỗ lực nhưng cũng mang lại sự ủng hộ từ
phía cha mẹ học sinh.
C. Nhiệm vụ này vẫn nên thực hiện đầy đủ nhưng hiệu quả không cao.
D. Nhiệm vụ này không còn phù hợp.
Câu 9:Tìm hiểu đối tượng ứng xử sư phạm (học sinh chủ nhiệm) của giáo viên chủ nhiệm
nên được tiến hành khi nào?
A. Đầu năm học.
9
B. Khi xảy ra tình huống sư phạm.
C. Trong quá trình ứng xử.
D. Sau quá trình ứng xử.
Câu 10:Học sinh lớp chủ nhiệm vài lần nghỉ học không phép, đã nhắc nhở nhưng chưa thay
đổi,đồng chí sẽ làm gì?
A. Chuyển giấy mời đến phụ huynh.
B. Gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, đến thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân,
gặp gỡ phụ huynh để bàn cách phối hợp, giúp đỡ thích hợp.
C. Tạm đình chỉ học tập để kiểm điểm.
D. Trừ điểm thi đua hoặc hạ hạnh kiểm.
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Phân tích các kĩ năng cần có của người giáo viên chủ nhiệm trong việc xử lí tình
huống vi phạm.
Gợi ý:
-
Kĩ năng thu thập thông tin
Kĩ năng phân tích thông tin
Kĩ năng ra quyết định xử lí tình huống
Kĩ năng đánh giá kết quả xử lí tình huống
Kĩ năng ngăn chặn, phòng ngừa các tình huống xấu, tiêu cực có thể xảy ra tại lớp chủ
nhiệm.
D. MÃ MÔN ĐUN 36: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO HỌC SINH THPT
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1:Giáo dục giá trị cho học sinh THPT là giúp họ có
A. nền tảng giá trị vững chắc,
B. tự giác thực hành sống, học tập và lao động theo giá trị.
C. kĩ năng ứng dụng giá trị vào thực tế.
D. tất cả những nội dung trên.
10
Câu 2: Giá trị truyền thống của Việt Nam là
A. yêu nước, tự lập.
B. yêu nước, dân chủ.
C. yêu nước, đoàn kết.
D. yêu nước, năng động.
Câu 3:Giá trị hiện đại của Việt Nam là
A. tự lập, hiếu thảo.
B. tự lập, khiêm tốn.
C. tự lập, dân chủ.
D. tự lập, hiếu học.
Câu 4: Bước đầu tiên trong giáo dục giá trị cho học sinh là
A. giáo viên tìm hiểu rõ nội hàm của giá trị.
B. giáo viên dự kiến phương pháp dạy học.
C. giáo viên lên kế hoạch dạy học.
D. giáo viên soạn giáo án chi tiết.
Câu 5: Nội dung nào không phải là mục tiêu giáo dục giá trị cho học sinh THPT:
A. Hiểu được giá trị của chính mình.
B. Ý thức được giá trị cá thể gắn bó với cộng đồng.
C. Thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống.
D. Giáo dục giá trị cần phải thực hiện ở nhiều môi trường khác nhau.
Câu 6:Để thực hiện được mục tiêu giáo dục giá trị cho học sinh THPT, giáo viên phải bồi
dưỡng cho các em
A. năng lực chung.
B. năng lực chuyên biệt.
C. năng lực xác định giá trị.
11
D. năng lực chung, chuyên biệt và xác định giá trị.
Câu 7: Việc giáo dục giá trị cho học sinh THPT cần diễn ra trong môi trường nào?
A. Nhà trường.
B. Gia đình.
C. Cộng đồng.
D. Tất cả các môi trường trên.
Câu 8:Trong 5 điều Bác Hồ dạy học sinh đã có những giá trị nào thuộc 12 giá trị phổ quát
của nhân loại?
A. Hòa bình, tôn trọng, yêu thương
B. Khiêm tốn, thật thà, đoàn kết.
C. Khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm.
D. Hợp tác, khiêm tốn, trách nhiệm.
Câu 9: Nội dung nào là mục tiêu giáo dục giá trị cho học sinh THPT?
A. Hiểu được giá trị của chính mình.
B. Giá trị cần phải được trải nghiệm qua các tình huống thực tế.
C. Giáo dục giá trị cần phải thực hiện trong những thời điểm khác nhau.
D. Giáo dục giá trị cần phải thực hiện ở nhiều môi trường khác nhau.
Câu 10: Giáo dục giá trị cho học sinh có thể thực hiện được trong môn học nào ở trường
THPT?
A. Toán học, Ngữ văn, Tiếng anh.
B. Toán học, Vật lí, Hóa học.
C. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.
D. Tất cả các môn học trong trường phổ thông.
II. Câu hỏi tự luận
12
Câu 1:Nêu các giá trị sống phổ quát của nhân loại. Xác định các bước khi tiến hành giáo dục
giá trị cho học sinh THPT.
Gợi ý:
a. 12 giá trị sống phổ quát: 1/Hòa bình; 2/Tôn trọng; 3/Yêu thương; 4/Khoan dung; 5/Hạnh
phúc; 6/Trách nhiệm; 7/Hợp tác; 8/Khiêm tốn; 9/Trung thực; 10/Giản dị; 11/Tự do; 12/Đoàn
kết.
b. Các bước:
- Nhận thức giá trị.
- Hiểu đươc giá trị và xác định vị trí.
- Quy định hành động hay không.
- Lập kế hoạch học - hành cho từng giá trị, lên các bước hoạt động cụ thể.
- Thực hiện kế hoạch.
- Suy nghĩ về hoạt động đã thực hiện, đánh giá và xem xét các hoạt động tiếp theo.
13