Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

những điều cơ bản về IELTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.04 KB, 5 trang )

Chào mọi người, tham gia Hội đã lâu, và có lời hứa sẽ post chia sẻ kinh nghiệm với tất cả các
bạn, nhưng hôm nay mới giữ lời được , mình tên facebook là Dothy Le . Mình thi IELTS ở
IDP vào ngày 23/2/2013 tổng là 7.5 (Đọc: 7.0, Nghe: 7.0, Nói: 8.0, Viết: 8.0). Mình chưa
từng nghĩ đến việc viết một cái note chia sẻ kinh nghiệm về việc học thi IELTS, nhưng đây có
thể nói là kỳ tích của bản thân, cũng như là những may mắn từ việc thi cử và số phận mang
lại, nên mình quyết định chia sẻ note này, và đây chỉ có thể xem là kinh nghiệm cá nhân của
mình, nó thực sự giúp ích và hữu dụng với mình, mong các bạn bạn đóng góp thêm. Lời đầu
tiên, rất cám ơn sự quan tâm của đông đảo các bạn đã inbox hỏi kinh nghiệm và mượn tài liệu
của mình trong thời gian qua, có thể nói từ nhỏ tới giờ chưa bao giờ được quan tâm yêu mến
nhiều như vậy:D, điều này có thể cho thấy các sĩ từ ielts có một tinh thần cầu tiến và ham học
tuyệt vời.
Mình là dân khối A, bắt đầu với tiếng anh từ abc, chia sẻ rất thật mình học tiếng anh từ một
khóa ngữ âm do một người quen giới thiệu, và trong đầu mình lúc này chưa hề có khái niệm
về Ielts, Toeic hay Toelf , vì những tấm bằng này quá xa xỉ với kiến thức tiếng anh lúc đó của
mình. Vì vậy, bài viết ngày hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn những vấn đề sau, quy
trình mình cầm được tấm bằng ielts, cách học speaking & writing hiệu quả, nơi học của mình.
1 – QUY TRÌNH
Khóa học đầu tiên mình tham gia, và chưa bao giờ cảm thấy sai lầm cho tới thời điểm hiện tại
và chắc là sau này nữa, đó chính là khóa ngữ âm. Vì sao vậy, khóa học này cho mình 3 thứ
mà từ thủa thiếu thời chưa bao giờ có.
Khả năng tự tin, dám nói, dám đọc, dám giao tiếp bằng một thứ tiếng khác
Làm quen với phiên âm quốc tế, làm chủ từ điển khi tra cứu, và hơn nữa là bắt đầu tập nghe
các đĩa, băng, các bản tin và bắt trước ngữ điệu
Cho mình một nền tảng cực hữu ích cho 2 kỹ năng speaking & listening sau này.
Tóm lại, lời khuyên chân thành mình đã được truyền lại và mình đúc rút ra là, một tấm bằng
tiếng anh chỉ là bằng chứng, giấy chứng nhận cho khả năng tiếng anh của bạn mà thôi, còn
việc học một ngôn ngữ yếu tố quan trọng nhất là nghe được và dám nói, dám sử dụng ngôn
ngữ mới mà bạn học. Mặt khác, bạn chỉ dám nói, bạn chỉ có thể nghe khi phát âm chuẩn , vì
vậy đừng bắt đầu bằng việc học viết, học ngữ pháp đơn thuần mà nên đi học ngữ âm, học đọc
từ nhưng âm đơn đến âm đôi, các từ theo vocabulary có chủ đề chủ điểm sẽ mang lại lượng
kiến thức và sự phát triển cực kỳ lớn về âm và từ vựng cho bạn.


Khóa học thứ 2 mình tham gia là Writing khóa học này mình học các chủ điểm ngữ pháp
như: các loại câu, đảo ngữ, so sánh, mệnh đề quan hệ…. Nói chung mình là dân khối A nên
khi áp cách học đâu thi đó là mình cực thích, vì đây là khóa học tiền đề khi lên writing ielts
dành cho những người chưa biết gì như mình. Trong thời gian này,để duy trì ngữ âm mình
vẫn tham gia 2 câu lạc bộ, nhưng không có người duy trì nên khá lộn xộn, nên mình có nghe
dân đồn luyện online và theo team sẽ tốt, thực sự 2 hình thức này không hợp với mình, mình
thích cái gì nó đối mặt thì mới gay cấn:D. Nên mình đã quyết định để duy trì ngữ âm, mỗi
sáng thức dậy mình nghe một bài báo online đọc bằng tiếng anh, mình take note lại những
chỗ họ lên xuống, nối âm, cách phát âm của họ, và mình nhái theo. Sau đó mình đọc lại toàn
bộ bài báo, đọc thật to và ghi âm, sau đó nghe lại, sửa các chỗ chua ưng ý và đến nhờ cô giáo
check lại cho. Mình cảm thấy rằng đây là cách học vô cùng hiệu quả, mình làm việc này liên
tiếp trong 3 tháng, mình có tổng cộng 96 file ghi âm này. Kết quả khá là bất ngờ, khi tự nhận
thấy giọng mình đã lai lái giống giọng một bác tây trên BBC mà mình hay bắt chước, và
được một thầy dạy ở Acet khi mình đăng ký thử đầu vào khen, tỏ thái độ cực hài lòng. Vì vậy,
mình nghĩ rằng bản thân là yếu tố tối quan trọng để quyết định cục diện.
Đây là lời khuyên mà cô giáo đã từng khuyên mình đó là việc tìm một giọng đọc của người
bản ngữ phù hợp với các bạn để nghe và bắt trước ngữ điệu là cách làm bạn nhanh trở nên tây
nhất, và ngôn ngữ sẽ thấm vào các bạn nhanh hơn. Và nhớ 4 bước – lơ đãng (thoải mái đầu


óc, chơi là chính không xác định học hành làm gì )- để ý chi tiết trong bài – take note- nhắc
lại- đọc toàn bài thật là to, là các bước mình làm để cải thiện ngữ âm, và kỹ năng nghe cực tệ
của mình.
Mình học từ khóa ngữ âm cho đến khi đi thi Ielts trong vòng 1 năm, mình học ngữ âm =>
writing => pre ielts => ielts advanced => đi thi, thực chất thời gian học ngữ âm và nói là
chiếm thời gian lâu nhất, vì có lẽ lúc ấy trình độ đang gà mờ nên rất lâu tiến bộ, đôi lúc nản,
không biết khi nào mới thi được.
Nhưng khi học lên pre ielts và ielts advanced thì mình chỉ học 32 buổi viết về task 1 và task
2, và thời gian tương tự cho 3 part của Speaking ielts.
Mình khuyên thật các bạn là nếu xác định học và thi ielts thì nên tập trung học và thi trong

một khoảng thời gian không được quá dài tốt nhất là chỉ nên từ 5-7 tháng thôi, càng sớm càng
tốt, vì kiến thức là rộng lớn, càng học sẽ càng ùn ứ kiến thức, vì thực sự theo mình ielts
không hề khó, đôi khi chính suy nghĩ của chúng ta làm nó trên nên khó lên rất nhiều lần.
2– KINH NGHIỆM SPEAKING VÀ WRITING
SPEAKING
Đầu tiên theo mình các bạn nên nắm rõ các 4 tiêu chí chấm điểm trong kỳ thi ielts : Fluency
và Coherence; Lexical Resource; Grammatical rang, accuracy và pronunciation.
Bài thi IELTS Speaking Test gồm 3 phần:
Phần 1 hỏi về các thông tin cá nhân, một số quan điểm cá nhân, sở thích, kĩ năng ….
Phần 2 là một bài dạng thuyết trình ngắn trong 2 phút với 1 phút chuẩn bị, nội dung là miêu
tả một cái gì đó.
Phần 3 là các câu hỏi liên quan tới chủ đề ở phần 2.
PHẦN 1
Câu hỏi phần 1 này khá dễ, bạn có thể đưa ra những câu trả lời dễ, nhưng đây cũng là cơ hội
để bạn tạo ấn tượng tốt. Nếu bạn đưa ra những câu trả lời dễ, điểm chỉ có thể đạt được là 4-5.
Nếu bạn thể hiện tốt, có những câu trả lời kèm theo giải thích, có thể đạt điểm 6 hoặc 7. Vì
vậy hãy chuẩn bị một phần khởi động thật tốt.
PHẦN 2
Ở phần này giám khảo sẽ sẽ cho bạn một mẩu giấy và một chiếc bút chì để ghi chép, nhưng
công cụ này thương thừa với đa phần các bạn đi thi, theo mình đây là lỗi lớn nhất mắc phải
khi không có thao tác take note lại các ý bạn sẽ nói. Ở phần này bạn phải nói liền trong
khoảng 2 phút, theo mình nghĩ đây là việc không dễ dàng. Ngay cả người bản ngữ cũng gặp
khó khăn khi nói liền trong 2 phút. Thường các bạn bắt đầu part 2 bằng các từ “Uh, I think
maybe, um…. Um…, well… It seems to me…”. “Uh” và “Um” đây là lỗi mà cả giáo viên
Việt Nam và Bản Ngữ đã khuyên mình, và khuyến cáo không nên sử dụng. Bạn hãy sử dụng
ghi chép của mình để nhớ lại những gì cần nói, chắc chắn sẽ chủ động và sử dụng đực các
cụm từ đúng hơn.
Đây là chìa khóa mình đã được cô giáo cho rèn luyện trong suốt quá trình học speaking
P.R.E.P.
- Bắt đầu với chữ “P” – câu bao hàm đại ý của bài nói (main Point).=> Sau đó đưa ra 2 hoặc

3 câu về lí do “R”- Reason. => Chữ tiếp theo “E”, Example
- Ngoài ra, theo mình là nên tự luyện tập rất nhiều, bám chặt thời gian và tự cho mình 1 phút
để ghi chép cho một chủ đề, sau đó là 2 phút để nói liên tục về topic nào đó
- Đừng để ý thời gian. Đó là việc của người chấm điểm. Người đó sẽ nhắc bạn dừng lại khi
hết thời gian.
PHẦN 3
- Phần 3 là phần khó nhất trong phần Speaking và diễn ra khá nhanh nên bạn không chuẩn bị
được đâu.
- Khi bạn nghe thấy người chấm thi nói “And now I’d like to ask you some more GENERAL


questions RELATED to your Part 2 topic”, bạn biết rằng phần 3 đã bắt đầu rồi đấy nên hãy
sẵn sàng
- Phần này bạn chỉ cần trả lời hai câu cho mỗi phần trả lời là khá đủ rồi. Nếu bạn có phần giới
thiệu dài dòng, người chấm sẽ nghĩ là bạn không biết làm thế nào để trả lời câu hỏi.
- Sử dụng kĩ thuật General-Specific. Ngay khi bạn nghe câu hỏi, hãy đưa ra ý tưởng chung về
chủ đề. Sau đó, bạn đưa ra lí do cụ thể hoặc ví dụ trong những câu tiếp theo.
Lưu ý chung:
- Nếu có cơ hội trò chuyện, hay làm quen được với một người bản ngữ, để thường xuyên trò
chuyện là điều cực tốt, cho việc áp dụng lý thuyết vào thực hành. Mình thực sự không có cơ
hội này, vì vậy mình thường tự nói và ghi âm, tự nghe lại và đánh giá, sau đó nhờ cô giáo
check lại.
- Mình thường viết hoặc lên Outline trước khi nói để đảm bảo hai yếu tố, logic, không bị xót,
hệ thống ngữ pháp ổn, và có cảm giác tự tin hơn.
- Sử dụng các cụm idioms, hay các từ ngữ học thuật là tốt, nhưng không nên lạm dụng, và
tuân thủ, phải hiểu đúng mới dùng nếu không thì nghỉ luôn.
- Không nên quan niệm nói nhanh, nói nhiều từ khó sẽ được điểm cao. Nên chú trọng đến
ngữ âm, ngữ điệu, cách gây ấn tượng, đánh đúng trọng tâm của câu hỏi.
- Mình học speaking nhưng mình nghe khá nhiều, mình chuyên nghe để bắt chước ngữ điệu
và giọng của người nước ngoài, từ tài liệu nghe dễ nhất. Mình khuyên chân thành các bạn chỉ

nên nghe các tài liệu nghe vừa sức để có thể hiểu và nhái giọng của họ nhanh chóng nhất, biết
rõ vì sao , tình huống nào họ lại nói như thế. Thì lúc này kỹ năng listening mới ứng dụng trực
tiếp vào phần speaking được. Một bạn luôn nghe và nhắc lại các câu mang tưởng như đơn
gian như “ good morning”/ well/ of course…vvv và các câu tưởng chừng đơn thuần nhưng
khi bạn nắm được ngữ cảnh toàn bộ của bài nói, khi nào thì họ sử dụng các cấu trúc này , khi
nào thì họ lên giọng xuống giọng, thì kỹ năng nói của bạn mới thực sự tiến sát với người bản
ngữ được.
- Do mình học speaking với người Việt, chiến thuật và topic cho bám sát đề thi ielts speaking,
nhưng có một điểm yếu là không được tập luyện với người nước ngoài trực tiếp, vì vậy lời
khuyên với các bạn đang học giáo viên Việt Nam ở phần speaking là nên nghe nhiều, để làm
quen với nhiều giọng của người bản ngữ, cũng như có thể bắt chước cách nói của họ.
WRITING
- Mình học writing ielts và cảm giác cực kỳ hứng thú và thấy nó thực sự không khó, như
trong suy nghĩ trước kia của mình và của một vài bạn sỹ tử hiện tại.
- Đây là kinh nghiệm mình được tiền bối dậy và cảm giác rất hữu hiệu:
Hãy chia các dạng đề trong cả task 1 & task 2 để lên định hướng cách viết, cấu trúc và từ, để
có thể tích kiệm thời gian một cách tốt nhất.
Đầu tiên là bạn nên tìm một người chữa bài cho mình thường xuyên. May mắn đầu tiên cho
kỹ năng viết của mình cho mình là mình đã tìm được một người chữa bài rất nhiệt tình và cao
thủ, đặc biệt lại là giáo viên dạy mình nữa, nên thường rất thẳng thắn, biết rõ lỗi mình thường
gặp điều này đã giúp mình nhanh chóng cải thiện.
Mình quan niệm viết nhiều không bằng viết đúng. Ban đầu sau khi nhận được bài đã sửa,
mình đọc, nhận ra điểm sai, cứ tưởng vậy là được rồi, viết tiếp các bài mới. Nhưng tật xấu
khó sửa, nên mình khuyên các bạn là nên viết bài lại những câu từ các bạn đang viết sai từ bài
cũ, rồi mới bắt tay vào bài mới.
Và ngoài ra, mình chỉ cực thích sửa lỗi theo hình thức gạch chân chứ tuyệt nhiên không thích
chữa cụ thể để mình tự về nhà có việc để làm, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về các lỗi sai của
mình.
Chú ý luyện theo thời gian giới hạn, đúng 60′ phải xong 2 task.Trường hợp khi thi mà thấy
không kịp giờ, phải cách dòng xuống dưới và viết conclusion ngay lập tức, để đảm bảo tính

bố cục của toàn bài. Nếu bạn thiếu mất 1 phần trong bố cục bài, sẽ bị trừ điểm cực kì nặng.


Điều này các bạn cứ hình dung như khi chúng ta học cấp 1, cấp 2 cô giáo dạy tiếng việt luôn
dạy chúng ta ý, nếu không xong thân bài, thì vẫn phải cố viết kết bài.
Mình đi thi thử 4 lần tại các trung tâm để trải nghiệm không chỉ đề, rèn luyện áp lực viết đủ
thời gian, cũng thấy khá hay tại acet/ ielts simon/ …
Chú ý độ dài bài viết, task 1 > 150 words và task 2 > 250 words, sau khi viết dòng đầu tiên
nên đếm lại từ, theo mình bạn tuyệt nhiên không nên viết thiếu từ, và chỉ nên viết quá 15%
tổng số từ.
Các sách mình khuyên dùng là nên đọc và học song song 2 quyển : Academic Writing
Practice for Ielts và Improve your ielts.
Collocations in Use sách này cũng rất hay, nhưng tuyệt nhiên không được học hết học cách
chủ đề liên quan đến “The environment, Cause & Effect, Social issues, Science and
technology, criminal justice, the economy”
Thậm chí mỗi topic, bạn mở ra và chỉ cần học 5-7 từ bạn thấy dễ nhớ, dễ áp dụng. Và nên sử
dụng thường xuyên để nó thực sự đi vào tiềm thức của các bạn. Nên có các nhạt ký từ theo
chủ đề, các idioms hữu dụng để áp dụng thì sẽ mạch lạc và đỡ mất công tra cứu khi cần.
Ideals for Ielts topics & IELTS Writing: đọc tham khảo cũng rất tốt
Mình nói cụ thể hơn về các dạng nhá :
TASK 1:
Là dang bài miêu tả biểu đồ (line graph, pie chart, bar chart), map, hoặc process. Mình chỉ ôn
biểu đồ, map và process mình đọc các ví dụ để nhỡ có vào đề thì biết viết, chứ thực ra xác
suất rất ít.
Task 1 chiếm chỉ 30% số điểm nhưng không có nghĩa là bạn bỏ qua nó. Khi bắt tay vào bài
thi, bạn sẽ dành 40′ đầu làm task 2, và dành 20′ cuối cùng để làm task 1. Task 1 dễ hơn task 2,
và cũng dễ để được điểm cao hơn task 2. Ngữ pháp đơn giản, không cần idea, chỉ cần logic,
cấu trúc đoạn văn phải chuẩn, quan trọng nhất, đó là nội dung phải đảm bảo 2 điểm sau:
- Nêu được xu hướng chung, cái nhìn chung, cái nhìn bao quát toàn biểu đồ.
- Nêu được những dữ liệu chính của biểu đồ, những điểm biến động nổi bật, và sự so sánh

cũng vô cùng cần thiết.
- Cấu trúc đoạn văn:
- Introduction => overall => body (Điểm nổi bật- điểm giống- điểm khác biệt)
TASK 2:
- Bố cục chặt chẽ, ý tứ trình bày rõ ràng, có lý, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, vậy là đã được
6 rồi.
- Muốn 6.5, 7 thì cần thêm vài điều nữa, đó là các từ academic cho ielts (trong tài liệu trên),
collocations (trong sách trên luôn), Câu điều kiện (if), câu nhấn mạnh (dùng what, how,
where…), câu bị động. Cần có đủ hết những yếu tố trên nếu muốn được điểm tốt.
- Tuy nhiên, viết rõ ràng, đúng chính tả, đúng ngữ pháp là đòi hỏi đầu tiên. Vì dù bạn có
nhiều từ hay đến mấy, phức tạp đến mấy, mà lại sai chính tả ở vài chõ đơn giản hay sai ngữ
pháp, sẽ làm người chấm rất khó chịu và thấy không thể cho bạn điểm cao được.
- Với đề Cause, solution: 1 đoạn văn đầu để nói về 2-3 causes, effects, thêm example cho
thuyết phục. 1 đoạn sau viết về solutions. Nếu có thể trình bày trình tự solution đầu tiên giải
quyết effect đầu tiên, solution 2 giải quyết effect 2 là tốt nhất
- Với đề Discuss both views & give your opinion: cần ít nhất 2 đoạn thân bài cho 2 khía cạnh,
opinion nếu bạn có nhiều ý tưởng thì viết thành đoạn thân bài 3, nếu không nhiều hoặc thiếu
thời gian thì viết thành 1 conclusion dài.Chú ý với mỗi mặt cần cả ưu và khuyết nhé, không
quên ví dụ.
- Với đề Agree/ Disagree: Chọn một ý kiến, dùng 1 hoặc 2 đoạn văn để support cho ý kiến
đó, nhớ example, có thể nêu lên 1 điểm lợi của ý kiến trái chiều kia, nhưng dùng lý lẽ dập tắt
ngay.
- Giáo viên của mình đã từng khuyến cáo có thể đọc sách tham khảo nhưng không nên bắt


chước một cách cứng nhắc, vì người chấm sẽ biết bạn đang tự viết hay ăn cắp ăn trộm idea
hay cách viết ở đâu, và điều này rõ ràng là không nên.
- Và trên hết theo mình ở kỳ thi ielts này, các bạn nên tập trung cao độ trong một khoảng thời
gian nhất định, học có định hướng và chiến lược rõ ràng, nên tìm hiểu kinh nghiệm của bạn
bè đi trước, đã thi và đạt được điểm cao. Hoặc nếu có thể hãy tìm một người thầy người cô

phù hợp với bạn, chưa chắc thầy cô nổi tiếng đã giúp được bạn đâu.
- Không nên đi học lớp đông, vì đây là ôn thi, nên cần học ở lớp số lượng ít, thì giáo viên mới
quan tâm và chữa bài cho tất cả mọi người được. Qua các bài kiểm tra còn sẽ biết mình thi
được bao nhiêu điểm, dựa trên thang điểm ielts, điểm bài kiểm tra cuối cùng của mình là w7.0 speaking-7.0 reading 6.5 và listening 7.0 , được dự đoán tổng là 6-5-7.0, nhưng khi đi thi
thì các kỹ năng chỉ chênh từ 0.5-1 điểm, vì vậy mình nghĩ khi các bạn học ít người, giáo viên
sẽ biết chính xác bạn như thế nào đấy, nên mình khuyên các bạn nên đi học các lớp mà nhận
được sự quan tâm và hỗ trợ của giáo viên, và đôi khi họ sẽ là động lực để bạn phát triển.
- Mình nghĩ writing nên đi học giáo viên Việt, mọi thứ sẽ rất rõ ràng từ cách viết đến cấu trúc,
còn speaking thì giáo viên Việt sẽ giỏi về mẹo, cách để gây ấn tượng qua từng câu trả lời, còn
giáo viên Tây sẽ giúp cải thiện gà nhà thành gà Tây qua ngữ điệu và pronunciation chuẩn
hơn, nhưng đây là mình nói trong trường hợp bạn tìm được Tây chuẩn , chứ gặp Tây ba lô, thì
ta cứ giáo viên Việt Nam thôi.
- Không nên đi học Ielts một mình, nên có bạn bè, cùng chí hướng, sẽ giúp các bạn có động
lực cạnh tranh và phấn đấu, lớp mình học trước có 7 người toàn là con trai thôi, và tất cả mọi
người đều rất phấn đấu, nên môi trường học áp lực và luôn tạo sự cố gắng cho bản thân. Mỗi
lần kiểm tra điểm thấp bị phạt tiền cảm giác nhục nhã lắm, nên đành cố gắng học hành và cày
cuốc. Ngoài ra, áp lực từ giáo viên làm mình luôn nỗ lực.
Trời ơi, mình thế viết cái note này còn mệt hơn viết task 2 của ielts, chúc các bạn thi tốt và
nhấn mạnh đây là những gì mình đã học được qua nhiều kênh, được cô giáo truyền đạt và áp
dụng thì rất hữu ích với mình nên mình muốn public để mọi người cùng biết và nhanh chóng
đạt được điểm thi ielts cao.



×