Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Xu thế phát triển của báo chí hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.92 KB, 26 trang )

Xu thế phát triển của báo chí hiện đại
1. Sự biến đổi của các loại hình báo chí có sự liên quan mật thiết
đến yếu tố công nghệ.
Thế kỷ 19, với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu
phát triển mạnh, cho phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa
đến giai đoạn thống trị của báo in.
Thế kỷ 20 chứng kiến việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh, truyền
hình, là động lực chính cho sự “lên ngôi” của radio và TV ở khắp hang cùng
ngõ hẻm. Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của
mạng Internet và các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet
như máy tính hay điện thoại, các phương tiện truyền thông trực tuyến
(online) nói chung và các tờ báo trực tuyến nói riêng (ở Việt Nam hay gọi là
báo điện tử) đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đã và đang có những
tác động sâu sắc đến bộ mặt báo chí thế giới. Với khả năng tích hợp cả 3 loại
hình báo chí đi trước là báo in, phát thanh và truyền hình, cùng với khả năng
tương tác mạnh mẽ, báo điện tử đã thu hút được ngay một lượng độc giả
đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó đang ngày càng chia sẻ số lượng độc giả
của các loại hình báo chí khác.
2. Sự biến đổi của các loại hình báo chí cũng có sự liên quan mật
thiết đến văn hóa truyền thông.
Báo in, truyền thanh, TV, về bản chất, vẫn là các phương tiện truyền
thông một chiều, người đọc/nghe/xem luôn luôn ở vị trí độc giả thụ động
trong tiếp nhận thông tin. Quá trình phản hồi, nếu có, cũng diễn ra một cách
yếu ớt và chậm, do sự hạn chế về hạ tầng công nghệ. Tuy nhiên, với mặt
1


bằng dân trí và giáo dục ngày càng tiến bộ, độc giả sẽ không thể tiếp tục
chấp nhận vị trí thụ động như trước. Họ muốn vừa là “người tiêu dùng”
thông tin, vừa có thể tự sản xuất và phổ biến thông tin. Mặt khác, kênh thông
tin phản hồi từ phía độc giả cũng ngày càng trở nên quan trọng với giới báo


chí nói chung, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để giữ vững thị phần và
tiếp tục phát triển. - Bởi vậy, sự ra đời của báo điện tử đã đáp ứng nhu cầu
nói trên của độc giả. Thông qua khả năng phản hồi gần như tức thời, độc giả
có thể trực tiếp tham gia xây dựng và định vị nội dung cho tờ báo. Họ cũng
có thể thoải mái chọn lựa một cách nhanh chóng và hầu như miễn phí các
kênh thông tin trực tuyến có thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu thông tin của
họ.
Máy tính để bàn, máy tích xách tay, điện thoại di động, máy ảnh số,
blog, mạng xã hội, e-mail, chat... tất cả đều đang tạo thuận lợi cho việc kiến
tạo nội dung ở mức độ mà mới chỉ hai thập niên trước đây chúng ta không
thể nào hình dung nổi. Đó chính là sự tham gia làm báo của mọi người, ở
mọi nơi và vào mọi lúc. Nói cách khác, độc giả đang tiến nhanh trên con
đường trở thành độc giả chủ động. Khái niệm mới này chắc chắn sẽ buộc các
tờ báo phải thay đổi cơ bản cách xây dựng nội dung và tiếp cận giới độc giả
của mình, nếu như còn muốn tiếp tục tồn tại.
3. Internet đang vẽ lại bản đồ báo chí thế giới.
Thời gian qua, thế giới đang chứng kiến sự “công phá” mãnh liệt của
báo điện tử nói riêng và các phương tiện truyền thông trực tuyến nói chung
đến các phương tiện báo chí truyền thống khác như báo in, phát thanh,
truyền hình. - Sự tích hợp cả xem / nghe / đọc trên báo điện tử đã khiến một
lượng độc giả ngày càng lớn đang chuyển dần sang thói quen đọc báo điện
2


tử hàng ngày, đặc biệt là độc giả trẻ, dẫn đến việc báo in, phát thanh, truyền
hình mất dần độc giả. - Sự chuyển dịch thói quen của độc giả dẫn đến hệ quả
tất yếu là doanh thu từ phát hành và quảng cáo trên báo in đang giảm sút
trầm trọng. Doanh thu quảng cáo trên radio và truyền hình cũng đang đối
mặt với những thách thức lớn, không còn trong tương lai mà đã xuất hiện
ngay ở thì hiện tại. Tại Mỹ, trong những năm vừa qua, nhiều tờ báo in lâu

đời đã phải đóng cửa, sa thải nhân viên hoặc tái cấu trúc hoạt động để phù
hợp với tình hình mới.
4. Khủng hoảng kinh tế là động lực cải tổ báo chí.
Dù chưa có những ước tính cụ thể, nhưng điều chắc chắn là khủng
hoảng tài chính và tiếp đó là suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khiến ngân sách
quảng cáo trên thế giới bị thu hẹp đáng kể. Trong bối cảnh đó, khách hàng
quảng cáo sẽ tăng cường lựa chọn những phương tiện truyền thông có giá
quảng cáo rẻ hơn nhưng có “vùng phủ sóng” cao hơn. Rõ ràng, trong cuộc
chiến thu hút quảng cáo, lợi thế đang nghiêng về báo điện tử. Bởi vậy, nhìn
từ góc độ khác, cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn cầu, một
cách vô tình, đã buộc các phương tiện báo chí truyền thống trên thế giới phải
đẩy nhanh quá trình cải tổ hoạt động, nếu như không muốn bị phá sản sớm.

Với báo in, một hướng đi đang được nhiều tờ báo in lựa chọn là mạnh
dạn tiến vào hoạt động trên “sân chơi” mới là Internet, thậm chí từng bước
lấy Internet làm môi trường hoạt động chủ yếu, chấp nhận đổi mới, chấp
nhận mạo hiểm, rủi ro để giành giật lại độc giả. Đồng thời, cải tổ triệt để quy
trình làm việc của báo in, hướng vào

3


Việc đưa những thông tin chuyên sâu với chất lượng cao, tương hợp
chặt chẽ với ấn bản điện tử để khai thác tối đa sức mạnh của Internet. Một ví
dụ cụ thể là sự cải tổ của New York Times, tờ nhật báo uy tín hàng đầu nước
Mỹ. Thời gian qua, tờ báo này đã thay đổi văn hóa làm việc như sau:
- Thay đổi về nhịp độ sản xuất tin tức: thay vì “một hạn chót mỗi
ngày” (one deadline per day) là chế độ 24/7 (24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi
tuần). - Thay đổi hoạt động của nhà báo: thay vì là nhà báo cho một loại
hình báo chí, trở thành “người kể chuyện” (storyteller) cho nhiều loại hình.

- Thay đổi cách tư duy của chính tờ báo: từ “nhà sản xuất báo” trở
thành “nhà cung cấp nội dung.”
- Thay đổi cách nhìn về bạn đọc: bạn đọc trở thành trung tâm và là
người quyết định (thay vì tờ báo là trung tâm và quyết định luôn người ta
đọc gì).
Một ví dụ khác là tờ Daily Telegraph của một cường quốc báo chí
khác là Anh. Năm 2006, tờ báo này đã đưa ra kế hoạch cải tổ quy mô lớn,
bắt đầu từ việc dồn các nhà báo vào một tầng lầu, trong một không gian mở,
rộng lớn, với tư duy cho rằng không thể nào có sự liên thông giữa các phóng
viên báo in và Internet nếu vẫn tiếp tục tồn tại các vách ngăn vật lý. Tiếp đó,
Daily Telegraph áp dụng mô hình “trục nan hoa,” trong đó bộ phận Internet
là cấu thành không thể thiếu trong mọi quy trình biên tập và phát hành. Tất
cả bộ phận (ban) dọc mỗi “nan hoa” đều có một nhà báo online. Các trưởng
ban ngồi ở đầu “nan hoa” gần sát khu trung tâm, tiện cho việc hội họp ở
chiếc bàn lớn ở ngay giữa. Xác định được ba giờ cao điểm trên mạng (8g10g, 12g-14g và cuối giờ làm việc), Daily Telegraph đưa ra lịch trình phát

4


hành tin mới, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa các loại hình báo chí
theo thói quen của độc giả ở từng thời điểm trong ngày.
Với truyền hình, bên cạnh việc tích cực đưa các nội dung video lên
Internet để mở rộng thị phần, ngành này cũng đang phát triển mạnh lĩnh vực
truyền hình cáp. Lợi thế của truyền hình cáp là họ có thể thông báo ngay cho
nhà quảng cáo chỉ sau một đêm đã có bao nhiêu người đón xem chương
trình, mà nhà quảng cáo thì bao giờ cũng thích tiền tươi, thóc thật.
Với phát thanh, các nhà đài tích cực phát triển các nội dung nhắm vào
từng nhu cầu chuyên biệt của các lớp độc giả, như nhu cầu âm nhạc, giải trí
của thính giả trẻ, hay của những người thường xuyên đi xe hơi. Mặt khác,
nhiều đài phát thanh đã tích cực đưa các nội dung thông tin của mình lên

mạng Internet, và trong nhiều trường hợp, kênh Internet lại đang trở thành
một phương tiện đắc lực cho các nhà đài trong việc giữ chân độc giả, mà tổ
hợp phát thanh - truyền hình BBC (Anh) là một ví dụ.
5. Với Thời báo Kinh tế Việt Nam
Những ngày cuối của năm 1997, Việt Nam chính thức hòa mạng
Internet. - Tháng 7/1998: Thời báo Kinh tế Việt Nam, một trong những báo
đầu tiên đưa nội dung lên Internet, có địa chỉ mà chúng tôi lưu hành đến tận
bây giờ: www.vneconomy.vn - Từ năm 1991, Thời báo Kinh tế Việt Nam ra
đời đến nay có 9 ấn phẩm như: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tư vấn tiêu
dùng, Vietnam Economic Times, The guide Anh, The guide Nhật, The guide
Trung, The guide Nga, Tinh Hoa, Vneconomy.
Các báo in gắn với công nghệ in ấn, sự phát triển của công nghệ này
cũng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm về hình thức, thời gian, độ sắc
5


nét về màu sắc… Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ tin học, của máy
tính, của internet từ hệ thống truy cập dialup, tới đường truyền tốc độ cao –
ADSL, kết nối không giây – WIFI và hiện tại đang là Wimax, góp phần làm
cho báo điện tử nói chung và vneconomy nói riêng có một môi trường phát
triển không ngừng.
Nói đến khủng hoảng, những khó khăn chung của cả đất nước thì báo
chí chắc chắn cũng không nằm ngoài một khoảng riêng nào ưu ái, tuy nhiên
với Thời báo Kinh tế Việt Nam, chúng tôi thực sự coi đây là một thách thức
lớn. Chúng tôi gắn bó với doanh nhân, doanh nghiệp, gắn với sự nghiệp phát
triển kinh tế của đất nước. Suốt trong thời gian qua và đặc biệt là năm 2009
tới, chúng tôi nhận thức rõ phục vụ được tốt doanh nghiệp, doanh nhân lúc
này mới là khó, là nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh những bài báo vĩ mô có ý
truyển tải hóa những chỉ đạo định hướng chung của Đảng, Chính phủ và các
cơ quan bộ ngành, chúng tôi tăng cường rất nhiều những bài viết có tính vi

mô, cụ thể hóa từng vấn đề, những giải pháp, chia sẻ những thuận lợi, những
khó khăn của doanh nghiệp… rất thiết thực và hữu ích với doanh nghiệp.
II) Báo in: Tìm lợi thế từ cạnh tranh
Báo in đang chịu sức ép cạnh tranh rất mạnh của báo mạng, đó là điều
không ai phủ nhận. Tuy nhiên, liệu báo in có bị báo mạng “đánh bại”, đó lại
là điều không ai dám khẳng định.
Thực tế ở nước ta, những tờ báo có tôn chỉ mục đích rõ ràng, xác định
rõ đối tượng bạn đọc chủ yếu thì mặc dù có suy giảm số lượng nhưng không
nhiều.
1. Vị trí chưa thể thay thế
6


Cái hay của báo chí là mỗi loại hình báo chí mới ra đời, có lợi thế
hơn, có sự cạnh tranh với các loại hình cũ nhưng không loại trừ nhau mà
giúp nhau phát triển. Phát thanh ra đời thì tưởng rằng báo in suy giảm nhưng
thực tế là báo in vẫn phát triển. Khi truyền hình ra đời tưởng rằng sẽ gây cản
trợ đối với phát thanh và báo in nhưng 2 loại hình này vẫn tìm ra được
hướng phát triển riêng. Và cho đến khi báo điện tử ra đời, ban đầu chúng ta
cảm thấy như loại hình báo chí này đã tác động lớn đến cả 3 loại hình báo
chí ra đời trước đó.
Tuy nhiên, báo in vẫn là loại hình báo chí nền tảng để phát triển các
loại hình báo chí khác. Ngay những người làm báo mạng vẫn là những
người làm báo in chuyển sang. Ban đầu, khi chúng ta bắt tay làm báo mạng
thì do chưa hình dung được đầy đủ về loại hình báo chí này nên các tờ báo
đều chia ra làm 2 bộ phận riêng, hoạt động gần như 2 tòa soạn riêng: ban
biên tập báo in và ban biên tập báo điện tử. Song với xu hướng hội tụ hiện
nay, các tòa soạn báo bắt đầu điều chỉnh lại tổ chức hoạt động chung: một
phóng viên vừa làm tin cho báo in vừa làm tin cho báo mạng.
Tốc độ phát triển của báo mạng hiện đang rất nhanh, nhưng thực tế tại

Việt Nam chỉ có 4 cơ quan thuần túy là báo điện tử, gồm báo điện tử Đảng
Cộng sản, Vietnamnet, VnExpress và VnMedia. Còn lại phần lớn báo điện
tử và trang tin điện tử là do các tờ báo in phát triển rộng ra. Chi phí cho hoạt
động của hầu hết các báo mạng “ăn theo” báo in này đều phải có sự hỗ trợ từ
báo in. Dù đã bắt đầu có suy nghĩ có nên thu tiền truy cập báo mạng hay
không, nhưng cho đến nay, chưa có tờ báo nào dám thực hiện và vì vậy,
không ít báo mạng vẫn tiếp tục “sống” nhờ vào báo in.

7


“Chính báo điện tử, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì đang giúp cho
sự phát triển của báo in. Nó có sự cạnh tranh nhưng chỉ trong thời kỳ đầu tác
động khiến cho báo in suy giảm, song chỉ sau một thời gian chính nó lại giúp
báo in phát triển bằng cách đưa sự kiện, tạo ra sự quan tâm về những bài
phân tích, bình luận sự kiện đó trên báo in”, ông Lượng nói.
2. Tìm “ngách” phát triển
Báo mạng đang làm giảm lượng phát hành của báo in, đó là một thực
tế ai cũng có thể nhận thấy.
Việc đóng cửa nhiều tờ báo in lớn nổi tiếng của thế giới cũng đã
chứng minh sức mạnh của báo mạng. Tuy nhiên, có thể thấy một xu hướng
là thế giới đang giảm số lượng nhật báo nhưng lại tăng các tuần báo và đặc
biệt là tạp chí.
Hiện nay, người ta bắt đầu quan tâm tới những vấn đề cụ thể và bàn
sâu hơn về các sự kiện. Thực tế báo chí ở nước ta cũng đã minh chứng, theo
điều tra của Cục Báo chí, trong đợt suy giảm kinh tế vừa qua, những tờ báo
nào có tôn chỉ mục đích rõ ràng, xác định rõ đối tượng bạn đọc chủ yếu của
tờ báo thì mặc dù có suy giảm nhưng không nhiều, còn với những tờ báo
thông tin mang tính chung chung, tổng hợp thì suy giảm mạnh.
Thêm vào đó, với sự bất tiện duy nhất của báo mạng là luôn phải kèm

theo một thiết bị điện tử, ở châu Âu, rất nhiều tờ báo in được phát không bởi
đã có nguồn thu từ quảng cáo. Trước khi vào ga tàu, mỗi người có thể lấy 1
tờ báo để đọc và khi đọc xong thì có thể bỏ lại ngay trên tàu.

8


Mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị phát hành báo chí với các tòa
soạn báo sẽ là một cơ hội lớn để báo in tìm lại sự phát triển hoàng kim. “Nếu
chúng ta làm ra một tờ báo tốt nhưng không đến được đúng tay đối tượng
mình cần thì việc làm báo hay hoặc dở cũng không còn ý nghĩa nữa. Tôi
nghĩ đó là việc đáng quan tâm. Bên cạnh nội dung, cũng cần đầu tư đúng
mức cho giấy, cho công nghệ in. Bởi nếu không yêu quý và chăm sóc cho
hình ảnh sản phẩm của chính mình thì các cơ quan báo chí cũng đừng mong
bạn đọc đón nhận sản phẩm của mình”.
Lượng độc giả của các tờ báo lớn ở Mỹ đọc báo qua internet nhiều
gấp 1,5-4 lần lượng độc giả đọc qua trang giấy. Những độc giả trẻ ngày càng
ít đọc báo giấy, "nhường" thể loại này cho lớp người già!
3. Thời khủng hoảng của báo in Hoa Kỳ
Báo giấy đang ngày càng trở thành một phương tiện truyền thông lỗi
thời và bị thất thế so với báo điện tử ở Mỹ. Với các tờ báo lớn và được tín
nhiệm nhất ở nước Mỹ như New York Times, Washington Post, số người đọc
báo qua mạng đã vượt trội số người đọc báo in (New York Times: 12,8
triệu/5 triệu; Washington Post: 7.8 triệu/1.8 triệu, Los Angeles Times: 4.3
triệu/2.4 triệu).
Trong một bài phân tích riêng cho tờ Seattle Times, ông Merril
Browns, tổng biên tập đầu tiên của MSNBC.com và hiện là một cố vấn
truyền thông ở New York, đã viết: “Nói ngắn gọn, tương lai của ngành báo
chí đang bị đe doạ bởi xu hướng lấy tin tức từ những nguồn tin không truyền
thống, và đây là một xu hướng không thể đi ngược lại được nữa”.


9


Theo nghiên cứu của Viện Carnegie, giới trẻ ngày nay hầu hết sử
dụng Internet làm nguồn tin chính của họ, trong khi đó báo chí và truyền
hình trung ương ngày càng ít được sử dụng. 44% số người được hỏi trả lời
họ dùng các news portal như Yahoo ít nhất 1 lần mỗi ngày, 37% sử dụng
truyền hình địa phương, tiếp theo đó là truyền hình trung ương hoặc cáp và
báo in (19%). Số người đọc báo in đã giảm sút mạnh kể từ khi có mặt các
công nghệ mới: từ năm 1972 đến 1998 số dân từ 30-39 tuổi đọc báo in hàng
ngày đã giảm từ 73 xuống 30%. Số tuổi trung bình của người đọc báo in,
cũng như xem tin tức từ TV và cáp truyền hình, là 53 (!)
4. Những chuyển biến của báo in
Nhận ra xu thế này, các tờ báo đang chạy đua giảm thiểu chi phí báo
in, cắt nhân lực, đồng thời đầu tư vào phát triển báo điện tử - nguồn doanh
thu quảng cáo tiềm năng khổng lồ của họ.
Tờ Washington Post đã có một loạt các thử nghiệm trên tờ báo điện tử
của họ trong vòng mấy tháng vừa qua để thu hút thêm lượng độc giả: đưa
kết nối đến các blogs về một bài báo, cho phép người đọc chat trực tuyến với
tác giả một bài báo, cho phép các cộng tác viên đăng các blog của mình trên
trang chính để độc giả có thể đối thoại gần như trực tiếp với từng cộng tác
viên. Tác dụng của các sáng kiến này đối với danh tiếng và sự chuyên
nghiệp báo chí cũng như tính đáng tin cậy của tin tức thì còn phải bàn cãi
thêm, nhưng rõ ràng những hoạt động trực tuyến này đã khiến cho người đọc
cảm thấy gần gũi thân thiết hơn với tờ báo điện tử, nhờ vậy thu hút một
lượng độc giả trung thành lớn.

10



Cũng vậy, Wall Street Journal, tờ báo được có số lượng độc giả lớn
nhất nước Mỹ, đang có những nỗ lực gắn kết báo điện tử với báo in. Báo
điện tử của họ vừa ký thoả thuận để đăng các “tít” quan trọng của các tờ báo
châu Á và châu Âu trong mục “Across Asia” và “Across Europe,” người đọc
vào đó sẽ được dắt đến link của các tờ báo này. Còn các mục tương ứng của
tờ báo in thì được thu ngắn lại và có các “pointers” để chỉ đến các web link.
Thêm vào đó những người trả phí để đọc báo điện tử sẽ truy cập vào được
những phần truyền thông đa phương tiện chỉ có trên mạng mà không có trên
báo giấy, cũng như truy cập qua điện thoại đa chức năng Blackberry và qua
hệ thống phần mềm tổng hợp thông tin RSS.
Tờ tạp chí xếp hạng nổi tiếng US News cho biết báo mạng của họ
đang phát triển bùng nổ, trong khi đó với báo in thì thua thiệt thảm hại.
Trang Washingtonian.com có nhận xét “Báo in của US News and World
Report chỉ còn mỏng đến nỗi giống như một tờ newsletter hơn là báo!” Để
đối phó với thực trạng này, họ cho nghỉ việc tầm 10 người làm báo in và bỏ
ra 2 triệu USD để đầu tư vào các dịch vụ trên mạng Internet cũng như thuê
người quản lý các website. Theo Washingtonian.com, công thức mới của tạp
chí này là “nhiều lời hơn trên nhiều phương tiện hơn, nhưng sử dụng ít nhà
báo hơn.”
Một trong những chiến lược Internet của họ là tận dụng thương hiệu
đã được công nhận – bảng xếp hạng các trường đại học Mỹ của US Newsđể
xây dựng bảng xếp hạng các bệnh viện và các kế hoạch y tế hiện có tại Mỹ
trên website. Tuần này website xếp hạng bệnh viện sẽ đi vào hoạt động.
Ngoài việc đưa ra danh sách các bệnh viện được công nhận, họ sẽ đưa ra
thông tin về các loại bệnh tật và cách chữa, dựa vào hợp tác giữa họ và các
trung tâm nghiên cứu y tế danh tiếng như Stanford, Johns Hopkins,
11



Harvard… Tuy nhiên, chưa chắc nỗ lực này đã mang lại kết quả như mong
muốn. Một nhà cố vấn truyền thông nhận xét: ‘Có lẽ (nếu là họ) tôi sẽ ngần
ngừ khi bỏ ra 100 triệu USD cho hai websites (về trường ĐH và dịch vụ y
tế) này. Dù sao họ cũng chưa phải là những nhà chuyên môn được tin tưởng
nhất trong các lĩnh vực này.”

5. Ảnh hưởng của báo điện tử với báo chí truyền thống
Xu hướng chuyển từ báo in sang báo điện tử không chỉ cho thấy sự
nhạy bén của độc giả trẻ tuổi trước những ưu thế của báo điện tử: thông tin
cập nhật nhanh hơn, có các tính năng trực tuyến, sử dụng đường băng thông
Internet và vì vậy gần như là miễn phí …
Sâu xa hơn, nó cho thấy những nhu cầu mới của các độc giả ở thời đại
kỹ thuật số - họ muốn có thể truy cập tin bất cứ lúc nào họ cần, họ muốn
được “cá nhân hoá” tin tức mà họ đọc và bình luận trên blog của họ ngay khi
đọc xong, và họ cũng muốn biết rõ những giả định và thiên vị của tác giả khi
thông báo về một sự kiện nào đó. Có thể nói họ truy cập thông tin từ blog và
các mục bình luận của cộng tác viên báo chí hơn là chỉ đọc tin tức thuần tuý.
Do đó cách thức thu thập và truyền bá thông tin truyền thống đang rơi vào
thế nguy kịch.
Tuy nhiên, theo ông Merril Browns, đây không phải là một báo hiệu
cho ngày tận thế của báo chí truyền thống (mainstream media-MSM). Bởi vì
ai sẽ lăn lộn đi thu thập các tin tức như bầu cử quốc hội hay chiến tranh ở
Trung Đông, và đặc biệt là những tin tức nóng hổi về trận bão Katrina? Chắc
chắn không phải các cộng tác viên, blogger, hay các tập đoàn truyền thông
12


chuyên tổng hợp tin nhưng chủ yếu vẫn là các tập đoàn công nghệ như
Yahoo hay Google. Ngay cả trong thời đại thông tin trực tuyến, “người đọc
tạo tin” (user-generated content) này, các phương pháp lấy tin và đưa tin

truyền thống vẫn có lý do chính đáng để tồn tại.

6. Thay đổi để tồn tại
Việc chuyển từ báo in sang báo điện tử không chỉ bao hàm một sự
thay đổi về hình thức truyền tải. Quan trọng hơn, nó báo hiệu một cuộc cách
mạng về phong cách làm báo, cụ thể là nội dung và hình thức trình bày của
các bài báo. Những tờ báo muốn thành công thì phải nắm bắt rất rõ và đón
đầu sự chuyển mình này.
Về nội dung, họ phải có cách tiếp cận mới với độc giả. Những độc giả
hiện đại không chỉ là người tiếp nhận tin tức một cách thụ động, mà họ phân
tích bình luận giống như những nhà báo thực thụ (citizen journalism), vì thế
người làm báo không thể “áp đặt” ý kiến của mình qua các bài viết nữa.
Thay vào đó, họ phải tạo ra và phát triển các cuộc đối thoại bình đẳng với
độc giả, và gây dựng nơi độc giả niềm tin vào sự khách quan, hoặc sự chủ
quan không giấu diếm, của mình. Họ cần phải tìm cách thâm nhập vào trung
tâm của những cuộc đối thoại trên mạng - chính là các blog, email và diễn
đàn online. Tuy nhiên, theo ông Brown, hiện nay chỉ có ít các cơ quan
truyền thông suy nghĩ một cách thấu đáo và sáng tạo về các cách phát triển
dịch vụ nhằm cải tiến tin tức và hấp dẫn người đọc theo hướng này.

13


Về mặt hình thức, báo chí mạng không thể dài dòng văn tự và mang
tính trịch thượng như báo chí truyền thống nữa. Thông tin truyền tải trên
màn hình máy tính hay máy Palm cần phải tập trung súc tích trong các “tít”
lớn và các câu tóm tắt ngắn gọn. Văn phong của báo mạng phải mang đặc
tính đối thoại cao, trực tiếp hướng đến độc giả. Các mệnh đề đưa ra mang
phải tính giả định và dành chỗ cho phản biện của độc giả, chứ không cứng
nhắc “sách giáo khoa” như báo chí truyền thống. Đây là những nhận định

mà tờ Washington Post đưa ra từ chính những kinh nghiệm về phát triển các
chức năng trực tuyến mà tờ báo này đi tiên phong.
7. Song song tồn tại - một khả năng
Sự phổ biến của báo điện tử chưa hẳn đã báo hiệu một tương lai mù
mịt cho báo in, đặc biệt là báo in địa phương. Trên thực tế, báo in có những
điểm lợi mà báo điện tử không có được, ví dụ nghiên cứu cho thấy khổ chữ
của báo in là dễ đọc nhất cho mắt, và dĩ nhiên người đọc cũng không phải
suốt ngày căng mắt ngày nhìn vào màn hình máy tính để truy cập tin tức.
Đặc biệt, với những người lớn tuổi hơn thì việc phải vào mạng đã là một
hoạt động không mang tính giải trí một chút nào. Một độc giả của tờ
Washington Post viết: “Có ai muốn đọc tờ báo cuối tuần trên mạng không?
Tôi thì không. Sáng chủ nhật, tôi cần phải ngồi thoải mái ở bàn điểm tâm,
tay cầm tờ báo tay kia cầm cốc cafe!”
Với mật độ sử dụng Internet trên thế giới như hiện nay, cũng khó có
thể nói xu hướng “mạng hoá” của báo chí Mỹ sẽ lan tràn ra nhiều nước khác
đến mức đe doạ báo chí truyền thống của các nước đó, đặc biệt là với các
nước đang phát triển. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của xu hướng này là một điều
mà các nhà làm truyền thông các nước cần đặc biệt quan tâm
14


I.4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ CỦA NHÀ
BÁO:
4.1. Bản lĩnh chính trị:
- Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời cách đây 84 năm (21/6/1925 - 21/6/2009),
khởi đầu từ báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đây là tờ
báo đầu tiên của giai cấp vô sản Việt Nam.
- Bản lĩnh chính trị của người làm báo được thể hiện ngay trong tác phẩm báo chí.
Trong tác phẩm báo chí của mình, nhà báo bày tỏ quan điểm, thái độ với các sự kiện xảy
ra; đấu tranh với các quan điểm sai trái và các tư tưởng thù địch; lên án phê phán, các

hiện tượng tiêu cực, các thói hư tật xấu; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân
dân. Bản lĩnh chính trị chỉ có được qua học tập, rèn luyện từ trong hoạt động thực tiễn
của nhà báo. Đó là cái tâm, là phẩm chất chính trị của người làm báo.
Cùng với bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp là yêu cầu hết sức quan trọng
với người làm báo.
Đạo đức nghề nghiệp báo chí được thể hiện trong mối quan hệ giữa những người
làm báo với nhau; giữa người làm báo với các tổ chức, cá nhân liên quan đến nghề báo và
được biểu hiện qua hoạt động của nhà báo, đó là lương tâm của nhà báo. Bên cạnh đó, lao
động sáng tạo của người làm báo là sự tái tạo lại hiện thực khách quan một cách đúng
đắn, chân thực nhưng không phản ánh một cách thô thiển, máy móc. Phản ánh như thế
nào là tùy vào quan điểm tư tưởng và đạo đức của nhà báo.
Trước một sự kiện xảy ra nhà báo phải biết chắt lọc thông tin, tìm ra cái bản chất
nhất, mang tính định hướng dư luận, làm cho công chúng hiểu rõ vấn đề. Sự sáng tạo
không phải là sự thêm thắt, hư cấu, thêu dệt trong tác phẩm của mình về sự kiện xảy ra
nhằm mục đích cá nhân.
4.2. Trí tuệ - vốn kiến thức:
- Bác Hồ đã từng căn dặn các nhà báo: "Nhiệm vụ của người làm báo là quan
trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị,
nâng cao tư tưởng; phải nâng cao trình độ văn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình".
Như vậy, để đưa sự nghiệp báo chí cách mạng vững bước tiến về phía trước, phải hết sức
coi trọng nhân tố con người, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
phóng viên các cơ quan báo chí.
Cũng cần khẳng định rằng, đặc thù của nghề báo ngoài năng khiếu thì cần phải có
được một vốn kiến thức phong phú, đa dạng, phải là những người nắm được những cái
mới nhất, có trình độ hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại
ngữ… (3)
- Tri thức là nền tảng của nhà báo.
- Với nhà báo, không có thông tin cũng giống như không có nguyên liệu, nhưng
thiếu hiểu biết sẽ giống như thiếu đi phương pháp. Đôi khi 90% sức hút của bài viết nằm
ở cách thức diễn đạt và những kiến thức bổ trợ đi kèm.

- không có kiến thức nhà báo sẽ không thể phát hiện đề tài, phát triển đề tài.
- Những kiến thức bổ trợ sẽ giúp rất nhiều cho công việc của nhà báo từ khâu đầu
tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo tác phẩm.
+ Ví dụ câu chuyện em bé chết lâm sàng
+ Ví dụ câu chuyện bắn máy bay

15


- Đời sống báo chí luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Biển học vốn mênh mông,
vậy thì bao nhiêu kiến thức và kiến thức nào sẽ là cần thiết cho nhà báo? Câu trả lời nằm
trong một câu hỏi: Học có bao giờ là đủ?
- Thực tế báo chí không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã cho thấy có hai kiểu
nhà báo: nhà báo là cử nhân báo chí và nhà báo chưa từng qua một trường lớp đào tạo về
báo chí. Họ đã – đang cùng làm việc dưới vai trò những thư kí của công luận. Vậy đâu là
sự khác biệt, điểm yếu, điểm mạnh của họ?
- Đối với một nhà báo – cử nhân báo chí, điểm mạnh lớn nhất của họ có lẽ là nền
tảng lý luận chính trị, những kiến thức chính thống và có hệ thống về ngành báo, nghề
báo; những kĩ năng khai thác thông tin, triển khai thông tin, kĩ năng phỏng vấn…. Tóm
lại, đó là những kiến thức để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp.
- Đối với những nhà báo chưa từng được đào tạo báo chí, chuyên ngành họ theo
học rất đa dạng: ngoại ngữ, ngoại thương, kinh tế, tin học, nông nghiệp, kĩ thuật…Thế
mạnh của đội ngũ này chính là kiến thức chuyên ngành mà họ đã học. Đôi khi, chính sự
thiếu hụt về lý luận của họ lại khiến cho họ có cái nhìn thoải mái hơn, góc nhìn không
hạn chế và có thể đưa những đánh giá mạnh dạn trước mỗi vấn đề. Tuy nhiên đối với
những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị, ngoại giao hay các vấn đề dân tộc, tôn
giáo, sắc tộc.. một bản lĩnh chính trị vững vàng là điều cần thiết. Nó sẽ giúp nhà báo có
cách hành xử thông minh, tránh được những rắc rối không đáng có không chỉ cho mình
và cho cả công luận.


Ngôn

ngữ

báo

chí

Những người viết báo, viết văn rất tự hào về sự phong phú của tiếng Việt và
luôn luôn rèn giũa kỹ năng sử dụng tiếng Việt, góp phàn làm giàu thêm, đẹp thêm
tiếng Việt thông qua quá trình sáng tạo tác phẩm của mình.
Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí có những điểm giống nhau như cùng dùng văn tự, từ
ngữ làm phương tiện chuyển tải nội dung, nhưng có điểm khác nhau rõ rệt. Ngôn ngữ văn học
được hình thành trên cơ sở tư duy hình tượng, với phương pháp sáng tác nặng về hư cấu để
người đọc, người nghe cảm nhận được. Còn ngôn ngữ báo chí nhằm mục đích thông tin, yêu
cầu: chuẩn xác, phong phú, mới mẻ và hấp dẫn, không được hư cấu.
Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí cũng tách dần
ra theo từng ngành riêng. Chẳng hạn, ngôn ngữ báo viết báo báo mạng phục vụ cho nhu cầu đọc
bằng mắt của công chúng. Nó thường rõ ràng, khúc chiết, nhiều trường hợp có kèm theo ảnh
minh họa hay ảnh thông tin bổ trợ để tạo ra nhận thức hoặc cảm xúc cho người đọc. Trái lại, ở
phát thanh, chỉ có thông qua thính giác, người nghe có thể tượng tượng ra hình thái và quy mô
của sự kiện đã hay đang diễn ra. Cho nên, nói cho “người mù vĩ đại” nghe, ngoài nghệ thuật sử
dụng những từ ngữ tượng thanh, tượng hình còn cần quan tâm đến trật tự của câu ngắn gọn, dễ
hiểu, quan tâm đến cả âm điệu của câu văn. Lợi thế rất lớn của truyền hình là hình ảnh sống
động, nên ngôn ngữ truyền hình không những phải bám sát các khuôn hình mà còn cần biết gợi
mở cảm xúc cho người xem. Tiếp nhận thông tin bằng mắt bao giờ cũng sâu hơn, hiệu quả hơn
bằng tai nghe. ở truyền hình, công chúng vừa xem bằng mắt, vừa nghe bằng tai, lợi thế hơn rất
nhiều.
Nhà báo cũng nên quan tâm đến phương ngữ nhưng không nên quá lạm dụng phương
ngữ. Bởi nước ta có nhiều vùng, nhiều dân tộc anh em có giọng điệu và cách thể hiện khác


16


nhau, tuy cùng chung tiếng Việt. Với sự khác nhau này, người viết dễ thể hiện tính cách nhân vật
và sắc thái dân tộc, địa phương. Kiến thức văn học dân gian (như ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
dân ca…) cũng giúp cho nhà báo rất nhiều trong quá trình thể hiện các tác phẩm báo chí thuyết
phục lòng người.
Nói tóm lại, muốn trở thành nhà báo có bản lĩnh cần giàu có về kiến thức toàn diện, giàu
có về vốn sống phong phú và giàu có về ngôn ngữ tiếng Việt. Sự phấn đấu học hành của nhà
báo diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời. Khi ba mặt giàu có nêu trên đạt đến độ nào đó thì có
thể tiến dần đến sự an tâm về kinh tế, đời sống nếu cái tâm trong sáng và lòng yêu nghề say
đắm. Báo chí hiện đại luôn hướng tới sự hấp dẫn để cạnh tranh trongcơ chế thị trường bằng
cách kết hợp hài hoà giữa nội dung thông tin mà độc giả, khán thính giả yêu cầu là chủ yếu với
những thông tin định hướng cần thiết.

Báo chí ta ngày nay có phần lạm dụng tiếng nước ngoài và từ gốc ngoại. Như một
cái mốt lan tràn, người ta thích dùng tử vong hơn chết, mất, qua đời; thai phụ thay người
đàn bà mang bầu; hồi gia chứ không trở về nhà; di lý xuất hiện nhiều hơn giải, áp giải,
lao động bán thời gian chứ không làm việc ngày một buổi, nửa thời gian,…
Từ báo chí, bệnh sính từ gốc Hán lan sang các lĩnh vực khác. Lời ca (của bản nhạc) nay
được giới âm nhạc gọi ca từ, người dẫn chương trình (MC?) ít khi giới thiệu bài hát có tên... mà
ca khúc mang tựa đề (?), v.v.
Việc dùng nguyên dạng tiếng Anh, tiếng Mỹ còn thoải mái nữa. "Các cô bé ở tuổi teen",
"họa sĩ chuyên vẽ tranh nude", "trên đất khách chị sống bằng nghề nail...".
Cả những từ đã Việt hóa từ lâu, một số báo cũng thích để nguyên dạng: áo vest (chứ
không phải vét), chocolate (thay sô-cô-la)...
Băn khoăn trước hiện tượng trên không hàm ý văn chương ta chỉ nên dùng từ thuần
Việt. Sẽ có tội nếu ai đó làm cho tiếng mẹ đẻ nghèo đi. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm cách
dùng từ đơn giản, dễ hiểu. Bác từng khuyên các nhà báo chớ máy móc đổi độc lập thành đứng

một mình.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng phân vân trước hai cách diễn đạt: "Giữ cho tiếng Việt luôn
trong sáng" hay "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Ông đã chọn cách sau, vì theo ông, nó
phù hợp xu thế phát triển của ngôn ngữ. Từ ngữ không tách rời văn cảnh. Học sinh tiểu học còn
biết, để tránh trùng lặp, nên thay một từ vừa dùng bằng từ đồng nghĩa, và từ gốc Hán đặt đúng
chỗ tạo nên sắc thái trang trọng, văn hóa.
Ngôn ngữ là một thực thể sống. Nó có cuộc đời riêng, phát triển theo quy luật, mỗi thời
một giàu hơn, đa dạng hơn, thích ứng nhu cầu của xã hội. Ðất nước thống nhất là cơ hội cho
tiếng Việt ta giàu hẳn lên nhờ sự đóng góp có chọn lọc của từ, ngữ địa phương. Nó phong phú
thêm do giao lưu quốc tế mở rộng. Do nhu cầu, nhiều thuật ngữ mới sẽ hình thành từ từ vựng
gốc hoặc qua vay mượn. Ðồng thời một số từ ngữ và lối diễn đạt quen thuộc có thể trở nên cũ
kỹ, lỗi thời, đi dần vào lãng quên, có khi mang nội hàm khác trước. Ngữ pháp cũng có biến động,
tuy chậm.
Ngôn ngữ văn hóa gắn bó với ngôn ngữ đời thường. Văn viết trau chuốt, chắt lọc hơn
văn nói nhưng không xa cách văn nói, nếu nó không muốn sa vào nguy cơ chỉ tồn tại ở văn bản
hay trong môi trường khép kín. Nghiêm trọng nhất là khi ngôn ngữ không tương thích nền tảng
chính trị của xã hội. Lịch sử cho nhiều thí dụ: thời trung cổ, sau khi hoàng đế La Mã Công-xtăngtanh dời đô sang phương Ðông, đóng tại Bi-dăng-xơ - thành phố này sẽ mang tên ông, trở thành

17


Công-xtăng-ti-nốp (nay là I-xtăng-bun thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), và trở thành kinh đô trong 16 thế kỷ
liền của đế chế Bi-dăng-tanh và đế chế Ốt-tô-man hùng mạnh, thì tiếng La-tinh gốc gác từ vùng
Rô-ma mất đi vai trò nổi trội trong giao thương quốc tế, dần dần không còn là sinh ngữ.
Cũng có thể hiểu tương tự về chữ Hán ở nước ta. Ngôn ngữ Trung Hoa ngày nay đã thay
đổi rất nhiều so với thời Hán, Ðường, khi văn hóa phương bắc tràn vào đất Việt. Chữ Hán được
nhiều triều đại dùng trong hành chính, thi cử. Khi các cuộc thi Hương, thi Hội lần lượt bị bãi bỏ,
chữ quốc ngữ lên ngôi trong việc cai trị, thì chữ Hán hẫng hụt chỗ dựa. Chữ quốc ngữ, từ khi
được các nhà truyền giáo phương Tây tạo nên đến đầu thế kỷ 20, suốt ba trăm năm, nó không
sao ra khỏi phạm vi nhà thờ công giáo. Phải đợi đến khi nhà cầm quyền buộc công chức dùng

chữ quốc ngữ song song với tiếng Pháp, các trường dạy quốc ngữ lập ở nhiều nơi, lại được các
chí sĩ yêu nước (như nhóm Ðông Kinh nghĩa thục) cổ súy mạnh mẽ, chữ quốc ngữ mới trỗi hẳn
dậy, giành địa vị độc tôn, phát huy tác dụng cực kỳ to lớn trong đời sống dân tộc. Nhắc lại
những điều trên là khẳng định vai trò của các thiết chế chính trị, giáo dục, văn hóa đối với ngôn
ngữ dân tộc.
Từ đầu thế kỷ 20, báo chí Việt Nam song hành cùng văn học. Báo chí là diễn đàn chuyển
tải tác phẩm văn học, và văn học là một nội dung nòng cốt của mọi tờ báo. Tân văn thời sự và
văn học hư cấu xoắn xít với nhau. Lúc đầu (cũng như ở nhiều nước châu Âu vài ba thế kỷ trước),
chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa người làm nhật trình, làm tạp chí với nhà dịch thuật, nhà
trước tác. Thực tế lịch sử ấy khẳng định công lao của báo chí ta trong bước khởi đầu văn học
đương đại, đồng thời nói lên sự cống hiến của các nhà văn đối với quá trình hoàn thiện ngôn ngữ
báo chí. Nếu báo chí là phương tiện chuyển tải văn học đến với công chúng, thì đến lượt nó văn
học thu hút bạn đọc đến với báo chí nhiều hơn.
Từ khi ra đời, báo chí ta đã góp phần hiện đại hóa tiếng Việt. Một mặt, nó tự nâng mình
lên, chuẩn xác và trong sáng dần so với ngôn ngữ đời thường, mặt khác, tách khỏi lối văn biền
ngẫu. Ðọc lại những bài đăng trên các báo ra đời sớm như Gia Ðịnh báo (1865), Nông cổ mín
đàm (1900), so sánh với văn phong của Lục tỉnh tân văn (1907), Ðông Dương tạp chí (1913),
chúng ta nhận rõ một bước tiến. Nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Tòng nhận xét: "Với Ðông Dương
tạp chí, văn chương Việt Nam bắt đầu có kết cấu mạch lạc trôi chảy. Có thể tạm gọi (đó) là thời
kỳ đầu của nền văn học chữ quốc ngữ" (1). Xin thêm, với tờ Ðông Tây (1929), ngôn ngữ báo chí
Việt Nam đã tiến rất gần ngôn ngữ báo chí ngày nay.
Báo Thanh niên do Bác Hồ chủ trương (1925) là ấn phẩm dùng ít từ Hán Việt nhất so với
các báo chí khác xuất bản thời bấy giờ. Tỷ lệ từ Hán Việt trên báo chí lưu hành bí mật thấp hơn
báo chí hợp pháp. Ấy là đã tính cả những thuật ngữ lần đầu du nhập vào Việt Nam, như đấu
tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, du kích chiến tranh, v.v. (2).
Tiếng Việt của chúng ta trong sáng, chuẩn xác, khoa học, uyển chuyển, giàu hình tượng
như ngày nay là công lao chung của toàn dân, trong đó có phần của báo chí và văn học. Cho dù
dần dà hai thể loại tách nhau, mỗi loại tạo cho mình cách biểu đạt đặc thù, hình thành ngôn ngữ
báo chí và ngôn ngữ văn học, trên thực tế chưa bao giờ có sự cách biệt hoàn toàn. Giữ gìn cái
đẹp của tiếng mẹ là công việc của mọi người. Cần có những biện pháp đồng bộ, lâu dài. Những

người cầm bút hằng ngày hằng giờ liên quan đến chữ nghĩa chịu trách nhiệm hàng đầu. Hãy
cùng nhau vun xới cho tiếng mẹ của ta ngày một trong sáng, phong phú, hiện đại hơn, chớ nên
hè nhau làm "hỏng" nó.
Về bếp núc của nhà báo, có nhiều việc đáng bàn. Phải chăng các tòa soạn cần khắt khe
hơn trong khâu biên tập? Nên chăng các hội đồng giải báo chí không chỉ quan tâm nội dung và
tác dụng khi bình chọn tác phẩm để tôn vinh như vẫn quen làm, mà cần cho điểm cả về văn
phong, ngôn ngữ?...

18


Bác Hồ là nhà báo vĩ đại, là nhà báo cách mạng đầu tiên của nước ta và là người sáng
lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong 50 năm viết báo và làm báo, từ năm 1919 đến
1969, Bác Hồ đã viết 1541 bài (không kể bài không ghi bút danh) với 53 bút danh khác nhau
(không kể bút danh trên sách).
Với lời văn sắc sảo và châm biếm, mỗi bài báo của Người là một tờ hịch chiến đấu và là
một bản cáo trạng đanh thép đối với chủ nghĩa đế quốc. Người đã sử dụng báo chí làm công cụ
cực kỳ sắc bén để chống thực dân, đế quốc, tuyên truyền cho độc lập tự do và chủ nghĩa xã
hội... Bác Hồ đã để lại nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm quý báu về làm báo cách mạng. Một
trong những di sản đó là nghệ thuật đặt tựa đề bài báo và sử dụng ngôn ngữ báo chí.
Bác thường dùng lối so sánh ví von, chơi chữ khi đặt tên bài báo. Đả kích chủ nghĩa đế
quốc tự khoe khoang là văn minh mà lại đi xâm lược, áp bức, bóc lột các thuộc địa, Bác viết
nhiều bài báo với tên đặt như: “Mỹ mà không đẹp” (28.10. 1959), “Quân Mỹ chết nhăn răng,
tướng Mỹ nhăn răng cười” (14.11.1960). Bài viết về tên tướng Mỹ Tay-lo với đầu đề mỉa mai
“Tay-lo rồi chân cũng lo”.
Bác Hồ dùng ca dao, tục ngữ, thành ngữ dễ hiểu nhưng chứa đựng nhiều nội dung sâu
xa. Tố cáo Mỹ - Diệm, nhiều bài báo của Bác đã được đặt tên: “Đã mất tiền, lại mất mặt”, “Mềm
thì nắn, rắn thì buông” (1.8.1955), “Lấy thúng úp voi” (28.10.1955).
Khi nhà nước ta kêu gọi tiết kiệm lạc (đậu phộng) để xuất khẩu, Bác viết bài: “Làm thế
nào để cho Lạc thêm vui” (14.3.1963) với lối chơi chữ nhẹ nhàng mà thật sâu sắc (Tiếng Hán

Việt chữ “lạc” có nghĩa là “vui”). Để tránh sự sáo mòn, đơn điệu, Bác Hồ có cách đặt tên cho một
số bài báo thu hút được sự chú ý của người đọc như: “Phải chắng thế này là thực hành tiết kiệm”
(21.12.1960). Một số tên bài khác của bác đã gợi lên sự thắc mắc, buộc người đọc phải tự tìm lời
giải đáp như bài: “Rút ngắn càng tốt, kéo dài càng hay” (24.4.1955), “3 định, 4 vui lòng”
(15.10.1955)... Phần lớn các đầu đề bài báo của Bác đều có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Trong nhiều bài báo của mình, Bác Hồ đã khai thác nhuần nhuyễn các hình thức ngôn
ngữ có tính dân gian như ca dao, vè, thành ngữ, tục ngữ, lẩy Kiều. Bác Hồ viết: “Người ta thắp
đuốc đi tìm cũng không thấy một cử chỉ hòa bình nào của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu” (Báo
Nhân dân ngày 29.9.1955). Trong một bài báo đăng trên báo Nhân dân ra ngày 5.3.1965, Bác
viết: “Chữ ký chưa ráo mực thì Mỹ đã dùng mọi cách phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ”. Cũng trong
một bài báo khác, Bác viết: “...Vác mặt ra ứng cử đều là những tên tay sai buôn lậu nổi tiếng,
những tên Việt gian đã từng liếm gót giày cho giặc Nhật, giặc Tây” (báo Nhân dân 10.2.1953).
Trong nhiều bài báo khác, Bác viết: “Đế quốc Mỹ chết mà nết không chừa, bọn chúng
như chó dại cắn càn”; “vừa ăn cướp vừa la làng”. Bác thường dùng các thành ngữ “ném đá dấu
tay”, “rước voi về giày mả tổ”, “ăn quen bén mùi”. Để lên án bản chất Ngô Đình Diệm, Bác viết:
“Diệm chẳng những rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà. Hắn dựa vào đế quốc Mỹ mà càn
quét khủng bố, chặt đầu, mổ bụng đồng bào ta ở miền Nam. Trẻ nó không tha, già nó không từ”
(Báo Nhân dân ngày 15.12.1961)
Bác đã có lần nói: “Nhiều người tưởng mình viết gì, nói gì, người khác cũng đều hiểu
được cả. Thật ra hoàn toàn không như thế. Dùng cả đoạn chữ Hán, dùng từng đống danh từ lạ,
nói hoặc viết theo cách Tây, mỗi câu dài dằng dặc, thì quần chúng hiểu sao được” (Hồ Chí Minh
tuyển tập, T.1)
Trong nhiều bài báo của Bác, ngôn ngữ luôn có sự kết hợp giữa lý trí, tình cảm và mang
tính khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh tuyển tập, T.3).
Trong ngôn ngữ báo chí, Bác Hồ ít khi sử dụng nguyên văn câu thơ của truyện Kiều mà
cải biến nó ra. Ví dụ: “Yêu nhau xin nhớ lời nhau/ Việt Minh hồi ấy mau mau tìm vào” (Thơ Hồ
Chí Minh). Nguyên văn hai câu thơ trong truyện Kiều là: “Thương nhau xin hớ lời nhau? Năm
chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy” (Thơ Nguyễn Du).
Để báo chí đi vào lòng người, Bác Hồ đã nêu gương về văn phong, hình thức biểu hiện,

“viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào”, là khoa học và nghệ thuật báo chí Hồ Chí MInh, là
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức báo chí nhằm đặt tới giá trị xã hội cao cả,

19


gánh vác những trọng trách nặng nề của đất nước. Sư nghiệp viết báo của Hồ Chí MInh là tấm
gương sáng để các nhà báo hôm nay học tập và noi theo.@



do

Ngôn

ngữ

truyền

thông

nghiên cứu về công chúng hiện nay
còn quá ít !
Chính vì chức năng “tuyên truyền cho các chính sách của Đảng và
Nhà nước” cũng như vai trò “định hướng dư luận” được coi là chính yếu,
nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trình độ chuyên môn về thông tin của
báo chí Việt Nam chưa thể so sánh với báo chí khu vực, chưa nói gì đến báo
chí trên thế giới…”
Báo chí Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Với gần 800 tờ báo và
tạp chí, hàng chục đài truyền hình trung ương và địa phương, hơn một trăm

kênh truyền hình đang được phát sóng, báo chí Việt Nam, cũng giống như
xã hội Việt Nam, đang loay hoay trong một giai đoạn bản lề.
Nói đến báo chí Việt Nam, trước tiên phải nói đến sự khác biệt của nó
đối với báo chí ở bên ngoài. Ở những quốc gia phát triển báo chí- trừ những
tờ báo in hay kênh truyền hình cực kỳ lớn- phần lớn bị coi là “rác rưởi”.
Cạnh tranh gay gắt về thông tin, sự hùng hậu của báo lá cải khiến cho sự
cạnh tranh trong giới truyền thông trở nên hết sức khốc liệt, và người ta
không từ một thủ đoạn nào để có được thông tin. Uy tín và sự tin cậy dành
cho phóng viên ở mức đặc biệt thấp, và mỗi một cuộc phỏng vấn đối với
lãnh đạo của các thương hiệu hay công ty là một cuộc đấu trí thực sự. Trong
khi đó, báo chí Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn trước, được công chúng
20


coi trọng - dù dưới tư cách là kênh phát ngôn chính thức của các cơ quan
thuộc Đảng và nhà nước, hay dưới tư cách phản biện của tiếng nói quần
chúng lao động.
Trên phương diện phát ngôn chính thức “là tiếng nói của…”, “là cơ
quan ngôn luận của…”-được in rõ ràng trên manchette báo, báo chí Việt
Nam thường được chia thành ba nhóm: báo chí nhóm một, báo chí nhóm hai
và báo chí nhóm ba. Nhóm một là những cơ quan báo chí quan trọng nhất
như báo Nhân Dân, đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt
Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Báo chí nhóm hai là báo chí thuộc chính
quyền và đảng bộ địa phương hay các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung
ương như Hà nội mới, Đài truyền hình Hà nội, Sài gòn Giải phóng, Thanh
Niên hay Lao Động…báo chí nhóm ba là các báo, tạp chí hay bản tin còn
lại. Tuy có vai trò quan trọng trong việc “định hướng dư luận”, nhưng trừ
truyền hình, còn các báo in thuộc nhóm một và hai lại có lượng người đọc ít
hơn so với báo chí nhóm ba tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví
dụ như báo Tuổi Trẻ, tờ nhật báo lớn nhất và có uy tín nhất cả nước, lại chỉ

được coi là báo chí nhóm ba.
Chính vì chức năng “tuyên truyền cho các chính sách của Đảng và
Nhà nước” cũng như vai trò “định hướng dư luận” được coi là chính yếu,
nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trình độ chuyên môn về thông tin của
báo chí Việt Nam chưa thể so sánh với báo chí khu vực, chưa nói gì đến báo
chí trên thế giới.
Báo chí Việt Nam hình thành một số nét đặc biệt khác, mà tạm gọi là
“văn hóa” để so sánh nó với báo chí quốc tế. Đầu tiên là văn hóa “báo không
thể sai”. Ở các nước khác, trước khi đến được với người đọc, thông tin
thường phải trải qua một quá trình kiểm tra chéo nghiêm ngặt để đảm bảo
21


tính trung thực và khách quan của nó, và nguồn tin thường được phân cấp về
mức độ tin cậy, nguồn tin cấp một- nhận trực tiếp từ nguồn, được tiếp cận
văn bản; nguồn tin cấp hai – nhận trực tiếp từ nguồn, không được tiếp cận
văn bản; nguồn tin cấp ba- thông tin nhận qua trung gian, không được tiếp
cận văn bản…vv. Trong khi đó, ở Việt Nam, các tờ báo rất ít khi đưa việc
kiểm tra chéo thông tin như một qui trình bắt buộc của tác nghiệp báo chí,
nên lấy lý do báo sắp ra nhà in, thông tin cần đưa ngay, người ta khá thoải
mái trong việc cung cấp các nguồn tin thiếu kiểm chứng. Ngay cả khi đưa tin
không đúng sự thật, báo chí Việt Nam cũng rất hiếm khi xin lỗi hay đăng
thông tin cải chính - mặc dù luật báo chí có qui định về việc này
Thiếu sự đòi hỏi nghiêm ngặt về tính chính xác của thông tin sẽ dẫn
đến thiếu cạnh tranh gay gắt về thông tin, nên báo chí Việt Nam hình thành
một văn hóa “chia sẻ”, trái ngược hoàn toàn với văn hóa “độc quyền” của
báo chí nước ngoài. Ở Việt Nam, thông tin có thể được các phóng viên làm
việc ở các tờ báo khác nhau chia sẻ với nhau, và các phóng viên ở các tờ báo
khác nhau hoàn toàn thoải mái khi cùng ngồi trao đổi hoặc phỏng vấn đại
diện của một công ty. Các phóng viên viết cùng một lĩnh vực như kinh tế,

văn hóa, giáo dục hay y tế hình thành các nhóm chơi với nhau khá thân thiết,
và có rất ít cạnh tranh về thông tin giữa họ với nhau. Điều này là trái ngược
hoàn toàn với báo chí phương Tây, nơi phóng viên của các tờ báo luôn luôn
dè chừng, cảnh giác với phóng viên của các tờ báo khác mà họ coi là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp, và hầu như không có chuyện họ lại chơi với nhau theo
nhóm. Văn hóa chia sẻ này khiến cho những khái niệm như “ dành riêng
cho…” (exclusive…) hầu như ít tồn tại ở Việt Nam, và “đặc quyền tiếp cận”
không còn là một công cụ hữu hiệu của quan hệ công chúng (“đặc quyền
tiếp cận” là một công cụ của quan hệ công chúng, khi bạn cung cấp quyền

22


tiếp cận thông tin hoặc nguồn tin chỉ dành riêng cho một phóng viên hay một
tờ báo, do đó tạo giá trị cho riêng tờ báo hay phóng viên đó). “Văn hóa chia
sẻ”, cộng thêm với văn hóa “đừng làm ngôi sao” khiến cho các bài viết
thường na ná như nhau, ít có bản sắc riêng của người viết, và đặc biệt khi đã
có thông cáo báo chí được soạn sẵn, thì việc các bài báo với nội dung giống
nhau xuất hiện trên vài ba chục tờ báo là điều thường xuyên xảy ra. “Văn
hóa chia sẻ” cũng khiến cho các tin xấu lan đi rất nhanh, và hầu như rất khó
làm cái điều mà nhiều khách hàng đòi hỏi -“bịt” tin xấu lại không cho phát
tán ra ngoài. Khi các phóng viên quyết định “đánh” một vấn đề gì đó, họ
cũng thường phát động “chiến tranh tổng lực” hay “chiến tranh trường kỳ”
dựa trên sự chia sẻ thông tin trong nhóm.
“Văn hóa chia sẻ” của báo chí Việt Nam lại dẫn đến văn hóa “báo
không ăn thịt báo”- báo chí Việt Nam rất e ngại trong việc đưa ra những
thông tin ngược lại với thông tin đã được đăng tải trên “các báo bạn”, cho dù
biết rằng những thông tin đó có thể không chính xác. Phần lớn trường hợp,
họ chỉ dùng thái độ im lặng của mình để phản ứng thông tin sai lệch, mà hầu
như không bao giờ trực tiếp đứng ra chỉ trích tính tin cậy hay công khai

thách thức tính xác thực các bài báo của đồng nghiệp. Có một sự “ngầm
định” khi có ai đó có ý định thách thức văn hóa “báo không thể sai” của báo
chí Việt Nam
Một nét văn hóa nữa chúng ta có thể nhận rõ trong thời gian vừa qua,
đó là văn hóa “lề trái” và “lề phải” của báo chí Việt Nam- rất nhạy cảm về
mặt chính trị, có các qui tắc và “cấm kỵ” bất thành văn và chịu sự kiểm soát
chặt chẽ về mặt nội dung của các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng.
Chuyên gia quan hệ công chúng phải nắm được “văn hóa lề phải”: các định
hướng tuyên truyền và các chính sách chính trị, xã hội kinh tế trọng tâm, từ

23


đó khéo léo lồng ghép vấn đề của mình cho phù hợp với chính sách đó, đồng
thời phải hiểu được “văn hóa lề trái” những mối quan tâm và bức xúc của
quần chúng, phản ánh thông qua báo chí, hiểu được ranh giới mong manh
giữa hai lề và sự tế nhị của các tổng biên tập khi phải giữ một khoảng cách
vừa phải với cả hai lề.
Một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam là văn hóa đồng dạng. Phần
lớn các báo hay chương trình truyền hình của Việt Nam có nội dung tương
tự như nhau, và không có sự khác biệt quá nhiều về “thương hiệu” báo chí
như các tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động…Báo chí chuyên ngành ở Việt
Nam còn chưa phát triển, nội dung nghèo nàn, chất lượng bài viết không cao
và lượng người đọc thấp. Đây là thiệt thòi lớn đối với ngành quan hệ công
chúng, vì quan hệ công chúng chủ yếu tác động đến những nhóm đối tượng
nhỏ và chuyên biệt ví dụ như các nhà khoa học, các chuyên gia một ngành
khoa học cụ thể, các chính trị gia…vv mà báo chí chuyên ngành, ở các nước
khác, lại là công cụ đắc lực để tác động đến nhóm đối tượng này. Lý do chủ
yếu, có lẽ là, thói quen nghiên cứu vấn đề của mình một cách nghiêm túc và
khoa học chưa được hình thành ở Việt Nam. Khi các chuyên gia không có

thói quen tổng kết những vấn đề mà mình nghiên cứu hay theo dõi, trình bày
cho công chúng hay đồng nghiệp của mình dưới dạng các bài viết hay công
trình có giá trị thực tiễn, thì sẽ khó có đất cho sự phát triển của báo chí
chuyên ngành.
Trong rất nhiều cuộc hội thảo về nghề báo và mối quan hệ giữa quan
hệ công chúng và báo chí Việt Nam, có một câu hỏi thường xuyên được
nhắc tới, đó là “văn hóa phong bì”. Cho dù có cố giải thích cho các khách
hàng, những khách hàng bị ràng buộc bởi Điều luật về chống hối lộ các cơ

24


quan và tổ chức nhà nước (báo chí Việt Nam, do nhà nước sở hữu và quản
lý, nằm trong phạm vi của điều luật này), nguồn gốc của văn hóa này.
Năm 1988, tiêu chuẩn tem phiếu hạng N (Nhân dân). Tiêu chuẩn này
cung cấp cho một cán bộ hàng tháng một khẩu phần là 13 kg gạo, 100 gram
thịt (có giá trị chuyển đổi sang 200 gram sườn hay 150 gram mỡ), 500 gram
đường và 0.5 lít nước chấm. Với các tiêu chuẩn tem phiếu khác (A-B cho
cấp Bộ/Thứ trưởng, C cho cấp Vụ trưởng, D-E cho cấp trưởng phòng,
chuyên viên, cán sự), khẩu phần có khá hơn, nhưng tựu trung cũng vẫn là
một khẩu phần chết đói. Để giúp cán bộ có thể tồn tại mà không suy nhược
đến chết, các cơ quan nhà nước phải có “kế hoạch 3”, bằng mọi cách tăng
khẩu phần ăn cho cán bộ của mình. Tuy vậy, danh chính ngôn thuận các “quĩ
đen” như vậy không được công nhận, và phân chia các quĩ như vậy cũng rất
phức tạp. Cách chia đơn giản nhất là ở các cuộc họp, mỗi người dự họp được
phát một cái phong bì, trong đó có một số tiền nhỏ. Cứ như vậy, hình thành
một thói quen, thậm chí là một văn hóa, đó là khi tới dự các cuộc họp, các
đại biểu đều được phát một phần quà nhỏ hoặc một phong bì có tiền. Bắt
nguồn của văn hóa đó, nên trong một thời gian dài không cảm thấy có vấn
đề gì khi trong các cuộc họp báo, các phóng viên nhận một phong bì với một

số tiền nhỏ, coi số tiền nhỏ đó là số tiền bù cho chi phí xăng xe đi lại của
phóng viên, những thứ mà biết tòa soạn sẽ không bao giờ hoàn trả ngược
lại... Dù có nhận phong bì đó, phóng viên cũng không có bất cứ một trách
nhiệm nào về nội dung bài viết, về thái độ trong cuộc họp báo…vv.
Điều đáng tiếc là, cùng với thời gian, văn hóa phong bì đã bị biến
tướng bởi một số công ty quan hệ công chúng hay một số khách hàng coi
việc “mua bài” của phóng viên là công việc chính của chuyên gia quan hệ
công chúng. Các phóng viên đã tức giận kể lại chuyện, trong buổi họp báo

25


×