TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỆN NGUYỆN
TẠI TỈNH HÀ GIANG
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thập kỷ gần đây chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành du
lịch. Sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống, áp lực công việc, con người tìm
đến du lịch để thư giãn, đồng thời tìm hiểu các vùng đất mới, học hỏi kinh
nghiệm cũng như thiết lập các mối quan hệ. Du lịch là nhu cầu bậc cao của con
người, do đó, trong điều kiện kinh tế và xã hội phát triển như ngày nay, du lịch
đang ngày càng được ưa chuộng. Cùngvới sự phát triển của xã hội, các loại hình
du lịch cũng được đa dạng hóa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách cũng như
phát triển thế mạnh của quốc gia mình.Mục tiêu chung của du lịch thế giới là
phát triển du lịch bền vững. Muốn thế, tổ chức hoạt động du lịch phải gắn với
trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắn liền với giá trị con
người, xã hội. Nhận thấy xu hướng đó, một loại hình du lịch mới đã ra đời - du
lịch thiện nguyện. Du lịch thiện nguyện bắc những nhịp cầu yêu thương giữa các
cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, mong muốn được trực tiếp giúp đỡ những
người kém may mắn. Sự chia sẻ cả về vật chất và chung tay giúp đỡ kinh tế,văn
hóa, giáo dục,... sẽ làm giảm khó khăn, áp lực cho cộng đồng, hướng đến một xã
hội công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn. Trên góc độ nào đó du lịch thiện
nguyện sẽ làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo doanh thu và thêm sự lựa chọn
cho du khách. Đidu lịch sẽ không chỉ đơn giản là tham quan, khám phá mà sẽ
mang một ý nghĩa nhân văn cao đẹp.Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu
Âu, châu Mỹ, du lịch thiện nguyện đã xuất hiện từ lâu và trở thành phong trào
mạnh mẽ. Các quốc gia phát triển về du lịch nhanh chóng nắm bắt được xu
hướng phát triển của du lịch và nhu cầu của thị trường để phát triển du lịch thiện
nguyện thành một dòng sản phẩm chuyên nghiệp, đa dạng trong hoạt động và đề
cao yếu tố thiện nguyện trong mỗi chuyến đi.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch nói chung và du lịch thiện
nguyện nói riêng. Trong đó, Hà Giang là tỉnh miền núi cao nằm ở cực bắc Tổ
quốc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng và đối ngoại. Phía Bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với
Trung Quốc, phía đông, tây và nam Hà Giang tiếp giáp với các tỉnh có tiềm năng
du lịch lớn như: Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, đây là điều kiện rất
thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh.Hà Giang là một vùng đất có
tiềm năng rất lớn về du lịch.Tuy nhiên loại hình và sản phẩm du lịch của Hà
3
Giang thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch,
chính vì vậy du lịch Hà Giang chưa thực sự thu hút khách du lịch đến như các
tỉnh khác của Việt Nam. Theo xu hướng của du lịch hiện đại, du lịch thiện
nguyện là một loại hình du lịch đang rất được quan tâm và thu hút được nhiều
khách du lịch. Đây là loại hình du lịch đã có từ lâu trên thế giới. Theo dự báo
năm 2015 sẽ là năm bùng nổ du lịch thiện nguyện, mạo hiểm. Tuy nhiên, loại
hình du lịch này chưa phát triển ở Việt Nam và đặc biệt chưa phát triển ở Hà
Giang. Chính vì những lý do trên, với tư cách là một sinh viên học khoa Khoa
học xã hội và Nhân văn chuyên ngành Việt Nam học, em chọn nghiên cứu đề tài
“Tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh Hà Giang” mong muốn
đưa ra một hướng đi mới cho du lịch Hà Giang.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Du lịch thiện nguyện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫn
chưa cónhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịch
này cũng nhưxây dựng mô hình như thế nào, mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
một cách chungnhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnh
của du lịch thiện nguyện.Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công dự án
“Du lịch thiện nguyện”(HumaniTour) được nhận giải thưởng Doanh nhân xã
hội năm 2010 của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP),
Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) đã đưa ra nhiều nghiên cứu
phát triển du lịch thiện nguyện tạiViệt Nam. Tuy nhiên, CSDS là một tổ chức phi
chính phủ, do đó những nghiên cứu về du lịch thiện nguyện của tổ chức này tập
trung vào thực hiện các hoạt động thiện nguyện, mục đích chính là hướng tới
cộng đồng, không phục vụ cho sự phát triển của du lịch.
Bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” của
Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) tập trung
nghiên cứu và hướng dẫn về định hướn phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
như du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng…. Bên cạnh đó, nhiều tác
giả, nhà báo có viết về du lịch thiện nguyện như bài báo “Du lịch thiện nguyện”
của Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân, tác giả Trần Thanh Hoàng ra ngày
07/11/2010. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở lý luận, quảng bá và giới
thiệu. Điều chúng ta cần là một nghiên cứu toàn diện về tiềm năng, phân tích
được thực trạng khai thác ở nước ta để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển. Đó
mới là nhiệm vụ cấp thiết. Tại khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại
4
học Hùng Vương, chưa có đề tài nào nghiên cứu về loại hình du lịch mới mẻ và
đầy tiềm năng này. Vì vậy, đề tài hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về du
lịch thiện nguyện và đề xuất hữu ích đưa loại hình này trở thành thế mạnh của
tỉnh Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Du lịch thiện nguyện là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt
Nam. Việc nghiên cứu đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh
Hà Giang” nhằm mục đích tìm hiểu về những điều kiện sẵn có tại tỉnh có thể
phục vụ loại hình du lịch này. Đồng thời đưa ra một số biện pháp khai thác có
hiệu quả cho du lịch thiện nguyện phát triển một cách phổ biến, góp phần làm
phong phú thêm các loại hình du lịch và thu hút du khách đến với Hà Giang. Từ
đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung của
Hà Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: du lịch thiện nguyện, hoạt động thiện nguyện,
các tài nguyên du lịch tại Hà Giang có khả năng phát triển loại hình du lịch thiện
nguyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Du lịch thiện nguyện có ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhưng
do điều kiện không cho phép, nên tác giả chỉ đi sâu vào tập trung nghiên cứu
tiềm năng phát triển du lịch thiện nguyện tại tỉnh Hà Giang.
Về thời gian: Du lịch thiện nguyện trong khóa luận được khai thác trong phạm
vi cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Để có nguồn thông tin đầy đủ về
loại hình du lịch thiện nguyện cùng các vần đề có liên quan đến đề tài nghiên
cứu tôi đã tiến hành thu thập thông tin và các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
như: báo, các bài báo cáo, các bài viết, sách, internet…Bên cạnh đó còn có các
chương trình du lịch có khai thác loại hình du lịch này tại các tỉnh khác trong
nước của các công ty du lịch. Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn giúp ta có
cái nhìn khái quát về vấn đề. Sau đó tiến hành nghiên cứu, xử lý, chọn lọc để có
được những thông tin, tài liệu cần thiết.
5
Phương pháp điền dã thực địa: Đây là một trong những phương pháp
quan trọng trong nghiên cứu du lịch vì nó cho kết quả mang tính xác thực. Khi
muốn xây dựng một chương trình du lịch thì việc khảo sát thực địa là việc không
thể thiếu. Việc này giúp xây dựng được những tour du lịch thiện nguyện hợp lý
cả về thời gian, lộ trình và mang tính khả thi. Khi tiến jlhành khảo sát thực tế sẽ
có điều kiện đối chiếu, bổ sung hoặc sửa đổi những thông tin cần thiết mà các
phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng,
thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự
ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân
tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong
việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải pháp phát triển du
lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5.Nội dung và bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung
chính của khoá luận chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và du lịch thiện
nguyện
Chương 2: Điều kiện phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại Hà
Giang
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du
lịch thiện nguyện tại Hà Giang
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH THIỆN NGUYỆN
1.1Cơ sở lý luận
1.1.1. Du lịch và các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về du lịch vẫn chưa
thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên
gia nhận định “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu
định nghĩa”.
Theo Ausher “du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”.[15; 8 ]
Năm1963 với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch các
chuyên gia đã dưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi đến lưu trú không phải là nơi ở
thường xuyên của họ”.[ 15; 12 ]
Luật du lịch Việt Nam, tại chương I, điều 4 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian
nhất định”. [ 13; 1]
Tóm lại ta có thể hiểu du lịch như sau:
- Du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng
cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu
thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và du lịch do các cơ sở chuyên
nghiệp cung cấp.
- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh
rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
7
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Trong hầu hết các định nghĩa, du khách đều được coi là người đi khỏi nơi
cư trú thường xuyên của mình.
Để có thể đưa ra một khái niệm du khách chặt chẽ, có lẽ nên bắt đầu từ
khái niệm khách. Theo từ điển tiếng Việt 1994, ý nghĩa cơ bản của từ khách là
người từ bên ngoài đến trong quan hệ với người đón tiếp, phục vụ.
Khách tham quan là một loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thức
tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ,
song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch.
Du khách là người từ nơi khác đến kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ
giá trị vật chất và tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên hoặc của cộng
đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các
doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống…
Theo Luật Du Lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến.” Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc
tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du
lịch trong chuyến đi. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm hàng hoá và sản
phẩm dịch vụ, trong đó dịch vụ là loại hình sản phẩm có đóng góp quan trọng
trong phát triển các hoạt động du lịch.
Sản phẩm dịch vụ du lịch càng đa dạng, phong phú thì sức hấp dẫn đối
với du khách càng lớn. Trong hai loại hình dịch vụ là dịch vụ chính (bao gồm
các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, đi lại) và dịch vụ bổ sung (các dịch vụ
vui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của
khách du lịch: trí tò mò, sức khoẻ… ) thì dịch vụ bổ sung có vai trò quan trọng
trong việc thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Sự đa dạng về các loại
8
hình dịch vụ bổ sung chính là yếu tố quan trọng tạo nên doanh thu cao cho
ngành kinh doanh du lịch.
1.1.1.4. Chức năng của du lịch
Chức năng xã hội
Du lịch có vai trò trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức
sống cho nhân dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế
bệnh tật và kéo dài tuổi thọ cho con người. Các công trình nghiên cứu về sinh
học khẳng định rằng: nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của cư
dân trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm
30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%.
Du lịch tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hình
thành nhân cách tốt, lòng yêu nước, góp phần bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá
dân tộc.
Chức năng kinh tế
Du lịch góp phần vào việc khôi phục sức khoẻ của con người cũng như
khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động
với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Du lịch dịch vụ là ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng
đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nền kinh tế. Du lịch là nguồn thu
ngoại tệ hữu hiệu của nhiều nước, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật cho cộng đồng.
Chức năng sinh thái
Du lịch giúp con người sống hoà hợp với thiên nhiên, nâng cao nhận thức
của con người về giá trị của tự nhiên, thay đổi thái độ hành vi đối với môi
trường thiên nhiên. Du lịch kích thích bảo vệ, khôi phục, và tối ưu hoá môi
trường thiên nhiên, sử dụng hợp lý và bến vững các nguồn lực tự nhiên.
Chức năng chính trị
Chức năng này thể hiện ở vai trò của du lịch như là nhân tố thúc đẩy và
củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu
biết giữa các dân tộc
1.1.1.5 Chương trình du lịch
a. Định nghĩa chương trình du lịch và các loại hình du lịch
Chương trình du lịch là một sản phẩm rất quan trọng của ngành du lịch,
nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố, thành phần khác nhau. Trước hết đó là
9
-
•
chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vé tham quan và các dịch vụ khác.
Chương trình du lịch có thể chia thành hai loại cơ bản đó là:
- Chương trình du lịch đơn lẻ (Local tour)
Là loại hình dịch vụ kết hợp được cung cấp cho khách bao gồm: phương
tiện vận chuyển, phí vào cửa, bài giới thiệu về điểm du lịch. Các tour đơn lẻ
thường kéo dài không quá 24h, không bao gồm cơ sở lưu trú, chỉ giới hạn tại
một điểm hay một thành phố và các khu lân cận.
Chương trình du lịch trọn gói (Package tour)
Là loại hình dịch vụ được cung cấp cho khách bao gồm phương tiện vận
chuyển cả việc vận chuyển từ sân bay tới khách sạn và ngược lại), cơ sở lưu trú,
hoạt động tham quan, không có giới hạn về mặt địa lý và kéo dài trên 24h.
Ngoài hai loại cơ bản trên ta còn có thêm một khái niệm khác về chương
trình du lịch:
- Chương trình du lịch độc lập
Là loại hình chương trình du lịch được thiết kế theo yêu cầu của khách để
đáp ứng những yêu cầu cụ thể của một cá nhân hay gia đình bao gồm hai hoặc
một số yếu tố sau: xe cộ, nhà ở, vận chuyển, cảnh quan, thường diễn ra trong
khoảng thời gian trên 24h tại nơi mà khách du lịch không đi theo đoàn.
b. Tầm quan trọng của chương trình du lịch trong đời sống
Đặc điểm của chương trình du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế, tuy nhiên sản phẩm du lịch ngoài việc mang
đầy đủ những đặc tính của một sản phẩm hàng hoá thì còn có những đặc thù và
đặc điểm riêng như sau:
- Chương trình du lịch là một sản phẩm vô hình không giống như các sản
phẩm vật chất khác mà ta có thể quan sát hay chạm vào được. Ở đây không có
một sản phẩm vật chất cụ thể để người bán có thể trao đổi cho người mua tại
thời điểm diễn ra việc mua bán và người dùng cũng không thể đánh giá, kiểm tra
chất lượng sản phẩm tại thời điểm mua.
- Chất lượng của chuyến du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố môi
trường xung quanh (thái độ nhân viên phục vụ hoặc tiêu chuẩn, chất lượng
phòng… ). Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chương
trình du lịch.
10
•
- Chương trình du lịch có tính tự tiêu hao, điều này có nghĩa chương trình
du lịch rất dễ hỏng, nó phải được thực hiện vào một ngày được định trước (ngày
khởi hành), nếu không tour du lịch sẽ mất đi vĩnh viễn, có nghĩa là khi chương
trình du lịch không được tiêu thụ thì nó không thể lưu kho và không có giá trị.
- Chương trình du lịch là một cầu nối giữa du khách với điểm du lịch.
Thông qua chuyến đi, du khách sẽ được tiếp cận với điểm du lịch đã được chọn
sẵn.
Qua những đặc điểm nói trên, ta thấy chương trình du lịch là một phần
quan trọng của điểm du lịch. Chương trình du lịch kết hợp các thành phần tại
điểm du lịch như các giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sẽ thu hút và
hấp dẫn du khách đến thăm điểm du lịch.
Tầm quan trọng của chương trình du lịch
Những chuyến du lịch có tầm quan trọng rất lớn đối với điểm du lịch và
cả du khách, đặc biệt về mặt kinh tế.
- Đối với du lịch
Du lịch mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước đồng thời cũng góp phần
phát triển kinh tế địa phương. Bởi vì, du khách quốc tế sẽ sử dụng đồng tiền của
đất nước họ để mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm cũng như để chi trả các dịch vụ
bao gồm trong chuyến đi của họ. Bằng cách đó đồng ngoại tệ sẽ xâm nhập vào
thị trường, vào đời sống kinh tế địa phương có điểm du lịch và làm cho nền kinh
tế tại địa phương đó phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, chương trình du lịch luôn tạo cơ hội có việc làm và mang lại
lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đó là việc huy động tối đa sức tham gia của
người dân địa phương như: đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ
cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, phục hồi các làng nghề thủ
công truyền thống và bán các mặt hàng lưu niệm cho khách. Thông qua đó sẽ
tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Hơn
thế nữa, du lịch còn tạo cơ hội giao lưu văn hoá, tiếp xúc với các dân tộc trên
toàn thế giới.
- Đối với khách du lịch
Mục đích đi du lịch của du khách chính là thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí, nhằm nâng cao sự hiểu biết trong một khoảng thời gian nhất định. Điều
đó dẫn đến việc họ lựa chọn các chương trình du lịch với những loại hình khác
11
•
nhau nhằm thoả mãn những nhu cầu, sở thích riêng và mức độ hài lòng của du
khách sẽ tăng gấp bội so với những chuyến đi thông thường khác.
Điều này đặt ra cho các nhà điều hành du lịch cần phải tạo những chương
trình du lịch khác nhau để du khách có được những lựa chọn đa dạng để họ có
thể khám phá những khía cạnh khác nhau về một điểm du lịch, một thành phố,
một đất nước. Điều quan trọng là họ vừa có thể tận hưởng cuộc sống mà lại phù
hợp với thời gian và tiền bạc của mình.
Các nguồn lực tham gia vào việc hình thành và thực hiện chương trình du lịch.
Nguồn lực đòng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào sự hình thành
và thực hiện chương trình du lịch. Bởi một cá nhân đều có một chức năng, một
nhiệm vụ riêng đóng góp vào sự thành công của chuyến đi.
- Hướng dẫn viên du lịch địa phương (Local tour guide)
Là người trong khoảng thời gian đã được xác định trước (thường không
quá một ngày) được một đoàn khách hay một du khách đến điểm du lịch thuê để
thuyết minh, giải thích và trả lời những câu hỏi nảy sinh trong khoảng thời gian
đó.
- Hướng dẫn viên du lịch trọn gói (Tour escort)
Là người trong khoảng thời gian nhất định (từ 2 ngày trở lên) đi cùng
đoàn khách, có trách nhiệm thu xếp, tổ chức, thực hiện các hoạt động và dịch vụ
trong chương trình du lịch như: đặt, trả phòng, ăn uống, vui chơi cũng như công
tác thuyết minh về điểm du lịch và giải quyết những vần đề nảy sinh trong
chuyến đi.
- Nhà điều hành du lịch (Tour operator)
Là một cá nhân hay một công ty có trách nhiệm về việc lập kế hoạch, triển
khai, quảng cáo, quản lý và thực hiện các chuyến du lịch.
- Nhà tư vấn du lịch (Travel counsellor)
Là người làm việc ở đại lý lữ hành, tư vấn cho du khách về những điểm
du lịch, các chuyến tour du lịch cũng như thay mặt khách hàng thực hiện các thủ
tục cần thiết như: đặt chỗ cho chuyến đi, làm thủ tục xuất nhập cảnh…
c. Các đặc trưng của chương trình du lịch
- Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã
được sắp đặt trước, làm thoả mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người.
- Trong chương trình du lịch ít nhất phải có 2 dịch vụ và việc tiêu dùng
được sắp đặt theo một trình tự thời gian và không gian nhất định.
12
- Giá cả của chương trình du lịch là giá gộp của các dịch vụ có trong
chương trình. - Chương trình du lịch phải được bán trước khi tiêu dùng.
d. Đặc điểm của các chương trình du lịch
- Tính vô hình.
- Tính không đồng nhất.
- Phụ thuộc vào uy tín của các nhà cung cấp.
- Tính thời vụ cao và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố
trong môi trường vĩ mô.
- Tính dễ bị sao chép và bắt trước.
- Tính khó bán: Là do kết quả của các đặc tính trên.
e. Các bước xây dựng chương trình du lịch
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường (khách du lịch)
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng. Tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch,
mức độ cạnh tranh trên thị trường…
- Xác định khả năng và vi trí của doanh nghiệp lữ hành.
- Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch.
- Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa.
- Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ
yếu, bắt buộc của chương trình.
- Xây dựng phương án vận chuyển.
- Xây dựng phương án ăn uống, lưu trú.
- Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hóa chương
trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.
- Xác định giá thành, giá bán của chương trình.
- Xây dựng những quy định của chương trình du lịch.
1.1.1.6. Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Có rất
nhiều cách phân loại như phân loại theo môi trường tài nguyên, phân loại theo
lãnh thổ hoạt động, phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, phân loại
theo phương tiện giao thông, phân loại theo loại hình lưu trú, phân loại theo lứa
tuổi du khách, phân loại theo độ dài chuyến đi, phân loại theo hình thức tổ chức,
phân loại theo phương thức hợp đồng, phân loại theo mục đích chuyến đi…
Phân loại theo mục đích chuyến đi:
13
a.
•
•
•
•
Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần tuý du lịch, tức là họ
đi chỉ nhằm tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới
xung quanh. Bên cạnh đó còn có những người thực hiện chuyến đi với những
mục đích khác nhau như tôn giáo, học tập, hội nghị, nghiên cứu… nhưng họ
tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tham quan, nghỉ ngơi nhằm thẩm nhận tại chỗ
những giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hoá nơi đến. Đây được gọi là du lịch
kết hợp.
Du lịch thuần tuý
Du lịch tham quan
Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về
thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự
nhiên như một phong cảnh đẹp, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như
đình, chùa, di tích cổ…Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những
hoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch.
Du lịch khám phá
Du lịch khám phá được chia thành hai loại dựa vào mức độ, tích chất
chuyến đi, gồm du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu là những
chuyến đi với mục đích được tìm hiểu về thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử, tìm
hiểu về các phong tục tập quán…nhằm nâng cao sự hiểu biết của du khách. Du
lịch mạo hiểm là loại hình du lịch đang rất được ưa chuộng, nhất là giới trẻ.
Tham gia du lịch để thể hiện mình, để rèn luyện và khám phá bản thân.
Những chuyến đi xuyên rừng rậm, chèo thuyền tại các con suối chảy xiết, chinh
phục các đỉnh núi cao, nhảy dù, ….đặc biệt thu hút những người ưa mạo hiểm.
Nhưng để kinh doanh loại hình du lịch này cần có các trang thiết bị cần thiết để
hỗ trợ, có đội ngũ cứu hộ cơ động, chuyên nghiệp.
Du lịch giải trí
Du khách thực hiện chuyến đi này với mục đích được thư giãn, xả hơi
nhằm khôi phục sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng. Điểm đến của
loại hình du lịch này là những nơi yên tĩnh, không khí trong lành, dễ chịu. Bên
cạnh việc tham quan, nghỉ ngơi du khách còn có nhu cầu vui chơi giải trí, do đó
cần phải quan tâm mở rộng các khu vui chơi giải trí, công viên, sòng bạc…
Du lịch thể thao
Loại hình du lịch thể thao xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê thể thao
của con người. Chơi thể thao (không chuyên) nhằm nâng cao thể chất, phục hồi
14
•
•
b.
•
•
•
•
sức khoẻ… được coi là một trong các mục đích của du lịch. Các hoạt động thể
thao như: chơi golf, bơi, câu cá, chơi tennis, chèo thuyền… rất được ưa thích.
Du lịch thể thao được chia làm hai loại: du lịch thể thao chủ động và du
lịch thể thao thụ động. Du lịch thể thao chủ động là du khách trực tiếp tham gia
vào các môn thể thao, còn du lịch thụ động là các chuyến đi xem các trận thi đấu
thể thao, du khách sẽ là các cổ động viên.
Du lịch lễ hội
Lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn du khách. Tham gia lễ hội, du khách sẽ
được hoà mình vào không khí tưng bừng, nhộn nhịp của các lễ hội để tạm quên
đi những lo toan cuộc sống thường nhật.
Du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức
khoẻ cộng đồng. Ngày nay, do môi trường ô nhiễm, sức ép công việc căng
thăng…nên nhu cầu đi nghỉ càng lớn. Điểm đến của loại hình du lịch này là
những nơi có khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, phong cảnh đẹp như các
vùng nông thôn, vùng núi, các bãi biển…
Du lịch kết hợp
Du lịch kinh doanh
Mục đích chính của chuyến đi là kinh tế, họ tìm đối tác làm ăn, cơ hội
đầu tư kinh doanh… Đối tượng khách của loại hình du lịch này chủ yếu là
thương nhân, các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư…họ tranh thủ thời gian để tham
quan, nghỉ ngơi. Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao.
Du lịch hội nghị
Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây. Khách
đi du lịch hội nghị thường được đảm bảo đầy đủ các phương tiện vật chất, khả
năng thanh toán rất cao vì thường được bao cấp.
Du lịch nghiên cứu (học tập)
Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học
lý thuyết với thực tiễn. Nhiều môn học, ngành học cần có sự hiểu biết thực tế
như địa lý, khảo cổ, môi trường, địa chất, sinh học… Đối tượng khách của du
lịch nghiên cứu chủ yếu là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu…và hướng
dẫn viên thông thường là giáo viên phụ trách chuyên môn ở trường.
Du lịch thể thao kết hợp
Đối tượng khách của loại hình du lịch này là các huấn luyện viên, các vận
động viên chuyên nghiệp. Họ thực hiện chuyến đi với mục đích chính là để
15
•
•
•
•
luyện tập, tham gia các giải thi đấu thể thao. Với họ tham gia các hoạt động thể
thao không phải để giải trí, thư giãn mà đó được coi là nghề nghiệp, việc làm
của họ. Đây là điểm khiến loại hình du lịch này khác với du lịch thể thao thuần
tuý.
Du lịch chữa bệnh
Con người thực hiện chuyến đi với mục đích chính là để điều trị hoặc
phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể
và những hoạt động du lịch phù hợp. Chính vì vậy mà đối tượng khách của loại
hình du lịch này thường là những người mắc các bệnh như khớp, hen, bệnh
ngoài da... Điểm đến là các khu chữa bệnh, khu an dưỡng, khu suối khoáng, nơi
có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu.
Du lịch thăm thân
Đối với những nước có nhiều ngoại kiều thì loại hình du lịch này sẽ rất
được chú trọng, nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thân
giữa các miền, giữa các quốc gia.
Du lịch tôn giáo
Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch đã được phổ biến từ xưa. Đó là các
chuyến đi có mục đích chính là tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, các cuộc
hành hương để dự các lễ hội tôn giáo… Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là
các chuyến đi của du khách để thoả mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo
của tín đồ, hay các chuyến đi để tìm hiểu, nghiên cứu về các tôn giáo của người
dị giáo. Điểm đến là các đình chùa, thánh địa, nhà thờ…
Du lịch tình nguyện
Đây là một loại hình du lịch kết hợp còn khá mới mẻ với du khách. Mục
đích chính của chuyến đi là du khách được tham gia vào các hoạt động tình
nguyện tại nơi đến, mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào sự phát triển
của cộng đồng, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường sống.
Các hoạt động như thu gom rác, chăm sóc động vật quý hiếm tại các vườn quốc
gia, dạy học cho các em nhỏ mồ côi …
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc kết hợp hoạt động tình nguyện với lữ
hành thực ra không phải là một ý tưởng mới. Thực tế là du lịch tình nguyện đã
xuất hiện cả nghìn năm trước ở nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Các
nhà truyền giáo, bác sĩ, thuỷ thủ, nhà thám hiểm…con người với mỗi ngành
nghề riêng biệt đã mang theo các dịch vụ khác nhau cùng với chuyến đi của họ.
16
Về sau này, tổ chức Peace Corps (Mỹ), do thượng nghĩ sĩ, sau này là Tổng thống
Mỹ John Kenedy thành lập năm 1960 đã khiến du lịch tình nguyện được biết
đến và quan tâm một cách chính thức hơn. Tổ chức này đã mở đầu nhiều phong
trào như du lịch sinh thái những năm 1980, du lịch tình nguyện và trách nhiệm
xã hội những năm 1990… Xét về góc độ tương quan loại hình, du lịch tình
nguyện và du lịch sinh thái đều là những loại hình du lịch thay thế, cùng hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững. Cùng xuất phát từ một số đặc trưng, hai loại
hình này có điểm chung là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản
sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng, hướng tới mục tiêu cao
nhất là phát triển bền vững…
Tuy nhiên, so với du lịch sinh thái, về cách thức tổ chức thực hiện, du lịch
tình nguyện có một số điểm khác biệt. Một là, du lịch tình nguyện chỉ được khai
thác trên những địa bàn có đặc tính đặc thù cho công việc tình nguyện, như
những nơi còn kém phát triển, cần có sự chung tay góp sức giúp đỡ. Hai là, sự
hấp dẫn của du lịch tình nguyện chính là việc tham gia các dự án vì cộng đồng,
du khách sẽ lao động và cống hiến một cách tự nguyện công sức và trí lực của
mình cho các dự án tình nguyện trong chuyến du lịch.
Đặc trưng đáng lưu ý của loại hình du lịch này là lợi ích mà du lịch tình
nguyện mang lại. Đây là loại hình du lịch có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho
nhiều đối tượng khác nhau cụ thể như:
- Lợi ích cho cá nhân hoặc gia đình: lưu trú tại nhà dân mang doanh thu
trực tiếp chuyển tới gia đình, đòi hỏi người dân phải có những kỹ năng quản lý
phù hợp.
- Cộng đồng địa phương nhờ thế cũng sẽ hưởng lợi thông qua những
khoản doanh thu trực tiếp cho các thành viên của cộng đồng. Hơn nữa, việc
nâng cấp nơi ở thường xuyên giúp giảm thiểu được chi phí lớn cho các cơ sở hạ
tầng công cộng.
- Đối với các điểm ở góc độ quản lý nhà nước: giúp giảm thiểu sự “rò rỉ”
doanh thu từ du lịch ra ngoài đất nước, tránh căng thẳng xã hội và bảo tồn những
giá trị truyền thống địa phương. Với những nước công nghiệp hoá, đây là loại
hình du lịch rất lý tưởng với những du khách muốn có mối quan hệ gần gũi với
người dân địa phương.
- Mối quan hệ quốc tế - liên khu vực cũng được thúc đẩy và tăng cường
giao lưu, hiểu biết văn hoá.
17
Ngoài ra còn có rất nhiều các loại hình du lịch khác. Mỗi chuyến du lịch
với những mục đích khác nhau sẽ tạo nên một loại hình du lịch khác nhau. Sự
phân chia các loại hình du lịch chỉ mang tính chất tương đối, cũng có khi có sự
kết hợp giữa các loại hình du lịch với nhau.
1.1.2. Du lịch thiện nguyện
1.1.2.1 Khái niệm
Du lịch thiện nguyện là sự kết hợp của nhiều hoạt động song song, tham
quan, khám phá, giúp đỡ cộng đồng, bảo vệ môi trường,… Do đó, khi nói đến
loại hình du lịch này có không ít quan điểm không đồng nhất về khái niệm, phụ
thuộc vào cách tiếp cận và cách thức tổ chức du lịch của từng quốc gia, công ty:
Mc Gehee (Giáo sư, Giám đốc khoa Nghiên cứu sau đại học trường Đại học
Minnesota) cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian
và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn”
Khái niệm của Mc Gehee đã xác định được hai thành tố là du lịch và thiện
nguyện, coi du lịch là mục đích chủ yếu và trong khi thực hiện hoạt động du lịch
sẽ giúp đỡ cộng đồng khác. Tuy nhiên, Mc Gehee đưa ra khái niệm thiên về từ
thiện, chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng tiền bạc để giúp đỡ những cộng đồng đó.
Wearing định nghĩa rõ hơn: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân với nhiều lí
do khác nhau, có thể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm (xã hội) sử dụng kỳ
nghỉ của mình để giúp đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó cả về mặt vật
chất hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai gây ra cho cộng đồng đó”.
So với Mc Gehee, Wearing đã nhấn mạnh cả hoạt động từ thiện và hoạt
động tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng khác trong kỳ nghỉ của mình, thông qua
giúp đỡ về vật chất và trực tiếp giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai. Wearing đã
có cái nhìn sâu hơn về du lịch thiện nguyện, song lại bị hạn chế về hoạt động
tình nguyện do chỉ hướng tới giảm thiểu tác động của tự nhiên mà không đề cập
đến sự ảnh hưởng của các vấn đề con người và xã hội.
Lyons (Đại học Guelph ở Ontario, Canada) lại phân biệt hai khái niệm
tình nguyện và thiện nguyện. Theo quan điểm của ông, “Tình nguyện viên là
những người tự nguyện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giúp đỡ những cư dân
đang gặp khó khăn trong cộng đồng mình sinh sống và không vụ lợi”, còn
“Thiện nguyện viên được xem là những người đi du lịch thiện nguyện khi họ
trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho một cộng đồng nào đó”. Theo ông,
đã là thiện nguyện tức là đi du lịch, có nhu cầu khám phá những vùng đất mới
18
khác nơi mình sinh sống, tuy nhiên, chỉ là hình thức du lịch tự phát và không đề
cao hoạt động du lịch mà mục đích chủ yếu, quan trọng nhất là chia sẻ cộng
đồng.
Lyons làm rõ rằng, các cuộc du lịch này thường ngắn hơn các cuộc du lịch
truyền thống, bên cạnh đi du lịch là trực tiếp thực hiện hoạt động thiện nguyện
tại điểm đến. Cùng với sự giúp đỡ về vật chất, tiền bạc, du khách sẽ tham gia
vào các công việc tình nguyện là lao động chân tay, được đan xen giữa các cuộc
thám hiểm đến những khu di tích lịch sử, các danh thắng, các khu sinh thái hay
một điểm đến mới lạ. Lyons cũng nói thêm về thị trường khách của du lịch
thiện nguyện, không tập trung vào một tầng lớp, độ tuổi nào mà rất đa dạng, từ
thanh thiếu niên đến những người lớn tuổi đã về hưu.
Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) Việt Nam đưa ra khái niệm:
“Du lịch thiện nguyện là hình thức khách du lịch dành thời gian và tiền bạc cho
trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng”. Ba dòng sản phẩm
chính của du lịch thiện nguyện theo dự án HumaniTour của CSDS bao gồm: Du
lịch sinh thái, du lịch từ thiện và du lịch tình nguyện.
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch gắn với trách nhiệm bảo vệ môi
trường, phù hợp với những du khách yêu thích các hoạt động bảo vệ môi trường.
Du lịch từ thiện là hình thức khách du lịch trực tiếp tới thăm các trung tâm bảo
trợ xã hội và làm từ thiện dưới hình thức đóng góp tiền cho trung tâm.
Du lịch tình nguyện là hình thức khách du lịch trực tiếp đi thăm và giúp
đỡ các trung tâm bảo trợ xã hội dưới hình thức quyên đồ, dành thời gian làm
tình nguyện giúp đỡ các trung tâm.
Sự khác biệt chính của ba hình thức du lịch này là sự giới hạn thời gian
của khách du lịch và và hình thức tham gia thiện nguyện. Việc phân chia du lịch
thiện nguyện thành 3 dòng sản phẩm chính tạo điều kiện thuận lợi cho CSDS tổ
chức các chuyến đi, tuyển tình nguyện viên cũng như liên hệ với địa phương. Là
một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu bảo vệ môi trường và giúp đỡ
cộng đồng, do đó, CSDS không coi trọng hoạt động du lịch trong những hành
trình của mình. Tuy nhiên, đối tượng chính của CSDS là trẻ em , do đó, khái
niệm mà trung tâm đưa ra bị giới hạn, bó hẹp trong một số ít đối tượng, phạm vi,
chưa mang tính khái quát.
Từ các nguồn tài liệu và phân tích các thành tố của du lịch thiện nguyện,
có thể cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng kỳ
19
nghỉ, thời gian và công sức của mình để giúp đỡ một nhóm xã hội hoặc một
cộng đồng khác bằng cả vật chất, tiền bạc và trực tiếp tham gia các hoạt động
tình nguyện gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giúp đỡ cộng đồng, khắc
phục thiên tai,… hướng tới xã hội công bằng, văn minh và sự phát triển du lịch
bền vững”.
1.1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch thiện nguyện
a. Với du lịch
Du lịch thiện nguyện góp phần không nhỏ trong sự phát triển nền kinh tế
thế giới nói chung và du lịch thế giới nói riêng. Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch
G20 diễn ra ngày 16/5/2012 tại Mexico đã công bố riêng ngành du lịch chiếm
9% thu nhập GDP của thế giới (Phạm Quang Hưng, “Đóng góp của du lịch vào
GDP” 20/7/2012, trang web Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du
lịch). Với các quốc gia phát triển mạnh về du lịch, con số đóng góp của ngành
du lịch vào GDP cao hơn nhiều. Họ không ngừng nghiên cứu nhu cầu thị trường
để ngày càng đa dạng các hình thức và đóng góp cho sự phát triển chung của đất
nước. Tại Việt Nam, đóng góp của du lịch trong GDP toàn quốc năm 2010 là
5,8%, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của ngành. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu xây dựng mô hình du lịch thiện nguyện sẽ làm đa dạng các hình thức du
lịch; tìm hiểu, mở rộng điểm đến và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các
địa phương làm phong phú sự lựa chọn cho du khách. Từ đó mang lại lợi ích
thiết thực cho người dân, cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Du lịch thiện nguyện hướng sự quan tâm tới chia sẻ cộng đồng, do vậy,
tuy lợi nhuận thu được từ những chương trình du lịch này không cao so với việc
tổ chức các loại hình du lịch khác nhưng cách làm này sẽ tận dụng được tối đa
thị trường khách, tạo điều kiện tiếp cận nhiều nhóm khách hàng hơn, nhất là
nhóm du khách đam mê trải nghiệm thực tế và hoạt động công tác xã hội.
Những năm gần đây, loại hình du lịch này đã mở ra hướng đi mới cho ngành
“công nghiệp không khói”, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững khi gắn
liền với sự phát triển xã hội.
Sự hài lòng của du khách là mục tiêu cao nhất thì du lịch thiện nguyện đã
làm tốt điều đó. Những chuyến du lịch ngắn ngày của du lịch thiện nguyện sẽ
đem lại lợi ích cho cả du khách và cho những người được giúp đỡ. Khi tham gia
vào hình thức du lịch này, du khách sẽ cảm thấy rất thoải mái và niềm vui cũng
20
được nhân đôi vì họ vừa có thể du lịch vừa có thể trực tiếp giúp đỡ những người
khó khăn.
Du lịch thiện nguyện cũng đồng thời là một phương thức quáng bá hình
ảnh đất nước, con người tới du khách quốc tế, giúp khách du lịch am hiểu hơn
về mảnh đất họ đến, những điểm đến thú vị, những con người thân thiện. Và
tương lai không xa, họ sẽ còn quay lại để tìm hiểu thêm về miền đất mới lạ ấy.
Với những người làm du lịch, du lịch thiện nguyện là loại hình du lịch mang tính
thử thách rất cao. Khảo sát, xây dựng, thiết kế và tổ chức thực hiện những tour
du lịch này đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực cao nhất, tư duy cụ thể, nắm bắt nhu cầu
thị trường và khả năng làm việc toàn diện, chu đáo. Làm tốt công việc ấy, lao
động du lịch sẽ thực sự chuyên nghiệp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển tất
yếu.
Du lịch thiện nguyện giúp tăng cường giao lưu văn hóa giữa người Việt Nam với
người nước ngoài. Du lịch phượt đã lan rộng trên thế giới cũng như Việt Nam,
điều đó chứng tỏ nhu cầu khám phá và trải nghiệm các nền văn hóa trên thế giới
ngày càng cao. Theo đó, sự phát triển của du lịch thiện nguyện sẽ bắc thêm
những chiếc cầu hội nhập để đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới. Sẽ không
chỉ đơn thuần là những chuyến đi đến để nhìn như thông thường mà qua đó, du
khách sẽ được đi sâu vào tìm hiểu bản sắc văn hóa, được hiểu hơn về nét đẹp tự
nhiên và con người Việt.
b. Với cộng đồng
Không chỉ vượt cả một chặng đường dài để “thay đổi không khí” mà sau
mỗi chuyến hành trình, du khách còn tìm thấy ý nghĩa và mục đích thực sự của
cuộc sống. Khác với những sản phẩm du lịch thông thường, hành trình của du
lịch thiện nguyện là nhịp cầu kết nối những trái tim, những con người xa lạ.
Efrot Weiss, người Mỹ sống tại Nhật Bản cho biết: “Tới thăm Làng Hữu nghị
Việt Nam là một trong những điểm nhấn trong chuyến du lịch của chúng tôi. Tất
cả trẻ em cũng như cán bộ và tình nguyện viên ở đó đều rất thân thiện. Điều
quan trọng là mấy đứa nhỏ nhà tôi (13, 12 và 8 tuổi) vốn may mắn nhiều trong
cuộc sống, nhận ra điều đó. Tôi muốn chúng có tinh thần vì cộng đồng” [26;5].
Thăm những vùng đất khó khăn, những thân phận kém may mắn hơn mình, du
khách sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống, biết cảm thông, giúp đỡ người khác.
Những điều mới mẻ khám phá từ vùng đất mới cùng niềm vui vì được giúp đỡ
người dân, dạy trẻ em học giúp mình sống hòa đồng và trưởng thành hơn. Với
21
mình, mỗi chuyến du lịch như thế là một cơ hội để sống hết mình, cảm nhận
những phút giây hạnh phúc nhất của tuổi trẻ. Qua từng chuyến đi, các bạn trẻ
biết sống vì tập thể nhiều hơn, làm việc tập thể tốt hơn. Thêm nữa, họ được
khám phá chính bản thân mình khi được hòa mình vào cuộc sống thường nhật
của con người điểm đến từ đó hoàn thiện bản thân hơn. Mỗi con người trong xã
hội được hoàn thiện, biết yêu thương lẫn nhau, hệ quả tất yếu là một xã hội hòa
bình, thân thiện và tốt đẹp.
Ở một nơi nào đó, bạn được sống trong điều kiện đủ đầy, đáp ứng tốt nhất
nhu cầu phát triển. Nhưng cũng ở một nơi nào đó, còn biết bao cụ già neo đơn,
bao em bé không đủ ăn, đủ mặc, không được đến trường, phải lao động vất vả từ
nhỏ vì kế sinh nhai, bao gia đình không có tiền chữa bệnh cho con cái, những
đứa trẻ bị bỏ rơi, khuyết tật hay mắc bệnh nan y,… Với du lịch thiện nguyện,
bạn không thể làm thay đổi được một xã hội, nhưng sẽ làm thay đổi được nhận
thức của xã hội ấy, để chính xã hội có trách nhiệm với sự phát triển của nó.
Trong hành trình du lịch thiện nguyện, trước khi chuẩn bị cho chuyến đi,
du khách có thể mang khoản tiền dư dả hay những đồ đạc cũ không còn dùng
như quần áo, sách vở, chăn mằn,… làm từ thiện cho người dân nơi họ đến.
Ngoài việc tặng quà, khách du lịch còn có thể trực tiếp giúp đỡ những người gặp
khó khăn bằng cách dạy học cho các em nhỏ, khám bệnh cho người nghèo, góp
sức xây dựng những mái ấm tình thương, tổ chức hoạt động tập thể, vui chơi
giải trí,… Như thế là đủ ấm lòng cho những thiếu thốn, góp phần, lan tỏa tính
cộng đồng, đề cao tinh thần nhân đạo.
Du lịch thiện nguyện góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội – văn
hóa của cư dân địa phương do người dân và địa phương tham gia có khoản thu
nhập từ du khách, từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch. Đời sống được cải thiện,
phong phú các hoạt động văn hóa. Mọi mặt đời sống xã hội đều có những tác
động tích cực.
Du lịch thiện nguyện cũng sẽ đến gần hơn với môi trường. Cùng với cơ hội tham
quan các khu rừng nguyên sinh, hang động nhiều màu sắc, những bãi biển rộng
bờ cát trắng, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, du khách còn có thể trực tiếp cải
tạo môi trường, nghiên cứu, bảo vệ động, thực vật,… hình thành ý thức bảo vệ
môi trường chung của Trái Đất, làm thế giới xanh, sạch, đẹp.
Trong tương lai, nếu loại hình du lịch thiện nguyện phát triển tốt thì không
chỉ góp phần nâng cao doanh thu cho du lịch mà còn đóng góp một phần cho sự
22
phát triển cộng đồng, hướng đến ý nghĩa thiết thực như xóa đói giảm nghèo,
nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường,… Hàng ngàn người chung tay, góp sức
trong chiếc cầu nối du lịch thiện nguyện sẽ xóa đi rào cản giữa các quốc gia và
xóa mờ đi ranh giới giàu nghèo, hướng tới xã hội chung an lành.
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của du lịch thiện nguyện trong và ngoài
nước
1.2.1. Trên thế giới
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỷ từ năm 2000, Liên Hợp Quốc xác
định nghèo đói là thách thức lớn của toàn cầu, coi đó như một trong những Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), hướng tới xóa đói giảm nghèo vùng cực
vào năm 2015. Với mục tiêu này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã tìm
cách giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra “Sáng kiến ST-EP (Sustainable Tourism
- Eliminating Poverty Initiative - Du lịch bền vững - xóa đói giảm nghèo)”, công
bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững tại Johannesburg
năm 2002.
Sau khi ra mắt Sáng kiến ST-EP, Tổ chức Du lịch thế giới đã thành lập
Quỹ ST-EP tại Seoul - Hàn Quốc năm 2004 và bắt đầu thực hiện dự án vào cuối
năm 2005 với một chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch địa phương cho
ngôi làng Ebogo ở Camerun. Kể từ đó, danh mục đầu tư của dự án nhanh chóng
được mở rộng. Hiện nay, nó bao gồm hơn 100 dự án nhỏ tại 30 quốc gia đang
phát triển với nhiều hoạt động khác nhau từ phát triển sản phẩm “Du lịch sinh
thái cộng đồng địa phương” ở Guatemala, cho đến việc phát triển và quảng bá
“Đường mòn Himalaya vĩ đại” tại Nepal với hướng tiếp cận nâng cao nhân tố
kinh tế thông qua du lịch tại các quốc gia này. Một nửa số quốc gia được hưởng
lợi từ những dự án là các nước kém phát triển. Các dự án có sự hợp tác chặt chẽ
giữa các cơ quan du lịch quốc gia, chính phủ địa phương, các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức phát triển và doanh nghiệp du lịch tại các nước thụ hưởng.
Dự án “Sáng kiến ST-EP” thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm nâng
cao hiểu biết cũng như năng lực cho các cán bộ công chức, tổ chức phi chính
phủ, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng địa phương. Năm 2004, Tổ chức Du lịch
thế giới đã tổ chức trên 20 hội thảo đào tạo tại các vùng miền và các quốc gia về
du lịch và xóa đói giảm nghèo với tổng đại biểu lên tới 2000 quan chức. Ngoài
các hội thảo, Tổ chức Du lịch thế giới còn tổ chức nhiều diễn đàn ST-EP tại Beclin, trình bày dự án này tại các hội thảo quốc tế, cung cấp bài giảng cho nhiều
23
khóa học du lịch, tất cả nhằm phổ biến các kinh nghiệm cũng như bài học trước
đó cho nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc làm thế nào thực hiện được
các mục tiêu thiên niên kỷ.
Ở Thái Lan, với chuyến “Tri thức toàn cầu”, du khách phải trả 1.090
USD, không bao gồm tiền vé, cho một tuần vừa dạy tiếng anh cho trẻ em nghèo
vừa đến chơi ở các chợ nổi hoặc thăm những khu di tích đền thờ.
Du khách tham gia vào chuyến du lịch “Đại sứ trẻ em” phải trả 2.025
USD cho 11 ngày ở Nam Phi (bao gồm cả vé máy bay và chỗ ở). Họ sẽ có một
tuần với các em nhỏ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc có bố mẹ chết vì căn bệnh này và
1 ngày đi săn, hay một chuyến viếng thăm nhà tù trên đảo Robben, nơi Nelson
Mandela bị giam giữ trong 18 năm.
Với chuyến “Tri thức toàn cầu” ở Costa Rica và Peru khách du lịch đã
giúp xây dựng lò sưởi bằng bùn và gạch cho các gia đình Peru ở San Pedro de
Casta, giúp họ tiết kiệm nhiên liệu và dẫn khói độc hại ra khỏi nhà. Các nhà lãnh
đạo phong trào đã hỏi một số người dân địa phương để xem họ cần gì, sau đó
gửi các nhóm tình nguyện đến đó để trợ giúp.
Ở Ấn Độ, năm 2005, một nhóm du lịch thiện nguyện băng qua sa mạc
Rajasthan trong hành trình 15 ngày. Trong chuyến đi ấy, họ đã dựng các trại y tế,
phân phát thuốc cho các vùng quê nghèo, phát sách cho trường học, phân phát
đồ dùng gia đình và dê cho các gia đình nghèo.
Hiện nay, chương trình Sáng kiến ST-EP vẫn đang được Tổ chức Du lịch
thế giới (UNWTO) tiếp tục triển khai tích cực.
1.2.2. Tại Việt Nam
Thật khó để đặt một dấu mốc cho sự ra đời loại hình du lịch thiện nguyện
tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói du lịch thiện nguyện mới xuất hiện tại nước
ta trong mấy năm gần đây, nảy sinh trong quá trình tham gia các hình thức du
lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá, du lịch tâm linh,…
Du lịch thiện nguyện là một hình thức của du lịch cộng đồng. Tiền đề của
du lịch thiện nguyện là đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020” để Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt của Viện Nghiên cứu
phát triển Du lịch – đơn vị tham mưu cho Tổng cục Du lịch. Đề án bắt nguồn từ
sáng kiến ST-EP của Tổ chức Du lịch thế giới, phù hợp với mục tiêu của các
quốc gia nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây được coi là một
24
nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì để tiến tới
cùng các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch vào mục
tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống xã hội, bảo vệ môi
trường.
Từ năm 2001, để góp phần xóa đói, giảm nghèo, Tổ chức Phát triển quốc
tế của Hà Lan (SNV) phối hợp với sở du lịch một số tỉnh thực hiện “Chương
trình Du lịch bền vững vì người nghèo” và Sa Pa được lựa chọn làm thí điểm.
Tại Thừa Thiên – Huế, SNV phối hợp với Sở Du lịch tỉnh đề ra nhiều chương
trình thiết thực và cụ thể với những nội dung chính: nâng cao nhận thức về du
lịch bền vững; xóa đói, giảm nghèo; quản lý Nhà nước về du lịch địa phương;
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và quan hệ hợp tác giữa các bên liên đới
trong du lịch. Với chương trình này, SNV hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các đối tác
cấp tỉnh, huyện và cộng đồng để xây dựng mô hình du lịch bền vững, góp phần
bảo tồn môi trường, văn hóa và phát triển sinh kế cho người nghèo.
Từ đề án đó, các hãng lữ hành bắt đầu nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng và du lịch thiện nguyện. Là một trong những doanh nghiệp lữ hành khai
thác du lịch thiện nguyện đầu tiên ở Việt Nam, hiện nay vẫn đang hoạt động rất
tích cực trong các chuyến du lịch thiện nguyện là Saigon Stars. Thành lập vào
năm 2006, ban đầu nhóm chỉ là một câu lạc bộ tiếng anh với các thành viên chủ
yếu là sinh viên. Hình thức du lịch thiện nguyện được manh nha khi một số bạn
nước ngoài sang Việt Nam tham quan nên nhóm tổ chức tour lẻ trong nội và
ngoại thành Sài Gòn. Sau những chuyến đi này, nhóm bắt đầu thiết kế các tour
đi xa hơn dành cho thành viên và những người bạn nước ngoài kết hợp với các
công việc từ thiện, tình nguyện. Tiêu biểu là chuyến đi đến làng Lagray (Nha
Trang), thăm và tặng quà cho 700 trẻ em dân tộc, trẻ khiếm thính và một số bạn
bị nhiễm HIV.
Nhận thấy ở Sài Gòn có nhiều nhóm, câu lạc bộ âm thầm làm những công
việc tình nguyện. Vì vậy, nhóm du lịch thiện nguyện của Saigon Stars đã thiết kế
những chuyến du lịch kết hợp với thiện nguyện ở xa trung tâm thành phố, nơi
cần nhiều sự quan tâm hơn. Đây là cơ hội để các bạn vừa chia sẻ khó khăn với
những phận đời kém may mắn vừa có những trải nghiệm thú vị. Nét đẹp từ cách
làm “hai trong một” này ngày càng được giới trẻ hưởng ứng.
Tuy nhiên, giai đoạn này do còn nhiều vấn đề về lý luận, chính sách, sự
cản trở từ phía địa phương, khó khăn trong tìm hiểu nhu cầu thị trường và điểm
25
đến, các công ty lữ hành tổ chức sản phẩm theo hướng thăm dò. Do đó, số lượng
sản phẩm không nhiều, hoạt động nghèo nàn và thiên về hoạt động từ thiện.
Dấu mốc đánh dấu sự chuyên nghiệp trong cách làm du lịch thiện nguyện
tại Việt Nam là vào năm 2010, khi mà dự án “Du lịch thiện nguyện”
(HumaniTour) của Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) – một tổ
chức phi chính phủ của Việt Nam thành lập năm 2009 – được nhận giải thưởng
Doanh nhân xã hội của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP).
Từ thành công này, trung tâm phát triển mạnh du lịch thiện nguyện theo hướng
đa dạng hóa, song song hai mục đích tham quan, khám phá và chia sẻ cộng
đồng. Đến nay, trung tâm vẫn đi đầu trong xây dựng và phát triển loại hình du
lịch này tại Việt Nam.
Dù chưa thực sự phát triển nhưng du lịch thiện nguyện ở Việt Nam đã
được nhiều doanh nghiệp lữ hành để ý và triển khai và bước đầu nhận được sự
quan tâm của cộng đồng. Với ý nghĩa nhân văn cao đẹp, loại hình du lịch này
không những tạo được tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch mà còn mang lại lợi
ích thiết thực cho cộng đồng. Sau Saigon Stars cùng với thành công của dự án
“Du lịch thiện nguyện” (HumaniTour), một số công ty lữ hành khác như Công ty
Du lịch Việt (Vĩnh Phúc), Công ty Du lịch Đất Việt, Công ty Cổ phần Thương
mại và Du lịch thiện nguyện (Hải Phòng), Hanoi Redtour, Viettravel,… cũng đã
khảo sát và đưa ra một số tour. Đây là tín hiệu khả quan cho loại hình du lịch
thiện nguyện tại Việt Nam.
1.3. Dự báo xu hướng phát triển của du lịch thiện nguyện trong thời gian
tới
Tình hình thế giới ngày càng có những biến đổi tiêu cực, tranh chấp, xung
đột, khủng bố gia tăng. Suy thoái kinh tế khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng
hoảng, thất nghiệp, nợ công ở mức báo động. Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn
cầu phá hoại mùa màng, thời tiết thất thường, thiên tai với sức phá hủy mạnh
mẽ. Đó là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và dịch bệnh ngày càng hoành hành.
Cả thế giới loay hoay với việc nghiên cứu các giải pháp khôi phục kinh tế,
hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng
cấm vận, vũ lực. Đó là chuyện vĩ mô, nhưng ngay lúc này đây, hàng ngàn người
đang sống trong cảnh thiếu nước uống, thiếu cơm ăn, áo mặc; hàng triệu trẻ em,
người già đang chống chọi với bệnh tật mà không có tiền chữa trị. Chúng ta làm