Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân tại xã liên nghĩa – văn giang – hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.47 KB, 135 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt
nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2010

Sinh viên

VŨ THỊ THÚY NHÀI

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy
cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có
định hướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Văn Song đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng
dẫn tôi những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và sự giúp
đỡ tận tình của các anh, chị, các chú, các bác trong UBND xã Liên Nghĩa –
huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên trong thời gian vừa qua, giúp tôi có thể
hoàn thành tốt nghiên cứu của mình.


Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2010

Sinh viên

VŨ THỊ THÚY NHÀI

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khung phân tích của nghiên cứu
- Thu nhập của
người nông dân
- Tình hình tham
gia BHYT TN
của người dân
- Số lượng người
tham gia BHYT
TN

- Phòng

- UBND xã

- Hộ nông

-

Khảo
sát thực
địa.
- Phỏng
vấn KIP
- Thảo
luận

Tình hình
tham gia
BHYT TN
của người
nông dân
trong thời
gian qua

Đánh giá
nhu cầu tham
gia bảo hiểm
y

- Bằng lòng trả cho
nhu cầu tham gia
BHYT TN
- Mức bằng lòng
trả.

-Các yếu tố ảnh
hưởng tới mức
WTP

- Hộ nông
dân
- Cán bộ
thu BHYT
- Cán bộ
quản lý
BHXH

- Những khó khăn
đứng trên góc độ
quản lý BHYT TN
- Ý thức người
dân.
- Dịch vụ chăm
sóc y tế

- Hộ nông
dân
- Cán bộ thu
BHYT
- Cán bộ
quản lý
BHXH

- Phỏng vấn
KIP

- Thảo luận
- Chuyên
gia, chuyên
khảo.

Chủ thể
tiếp cận

Phương
pháp

Chỉ tiêu
phân tích

Phương
pháp
CVM
- Phiếu
điều tra
- Thảo
luận

Nhu cầu tham
gia BHYT
TN của các
hộ nông dân
(xác định
mức sẵn lòng
chi trả)


tế tự
nguyện của
các hộ nông
dân tại xã
Liên Nghĩa
Văn Giang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguyên nhân
ảnh hưởng
đến nhu cầu
tham gia
BHYT
TNcủa các hộ
nông dân

Nội dung
tiếp cận

HưngYên

Kiến nghị

Mục tiêu
nghiên cứu

tiếp cận

Sau gần 17 năm hoạt động, BHYT đã chứng minh sự cần thiết đối với mỗi

người tham gia cũng như đã thể hiện tính nhân đạo cộng đồng xã hội sâu sắc qua
hình thức chia sẻ rủi ro giữa các thành viên tham gia BHYT.
Liên Nghĩa là một xã thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, những năm
gần đây đời sống của người nông dân đã có những bước chuyển biến tích cực,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. BHYT tự nguyện
chưa được người nông dân quan tâm và hưởng ứng. Do đó việc tạo điều kiện cho

iii


người dân, nhất là những người dân thuộc hộ nghèo tiếp cận dịch vụ y tế còn gặp
rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân
tại xã Liên Nghĩa – Văn Giang – Hưng Yên” để có cái nhìn chung nhất xoay
quanh việc thực hiện BHYT cho người nông dân trong những năm qua.
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm:1) Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về
nhu cầu, cầu, nhu cầu về BHYT và BHYT TN. 2) Tìm hiểu và phân tích tình hình
tham gia BHYT TN trong thời gian qua của các hộ nông dân trên địa bàn xã Liên
Nghĩa. 3) Đánh giá nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân trên địa bàn xã
Liên Nghĩa. 4) Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHYT
TN của các hộ nông dân trên địa bàn xã Liên Nghĩa. 5) Đề xuất một số giải pháp chủ
yếu để đáp ứng nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Nguồn số liệu thứ cấp
Số liệu về tổng quan tài liệu được thu thập qua sách, tạp chí, báo cáo liên
quan đến vấn đề nghiên cứu; số liệu về địa bàn nghiên cứu và tình hình chung
của người dân tham gia BHYT TN thu thập từ phòng bảo hiểm xã hội huyện và
cán bộ xã làm bên lĩnh vực BH.
2.1.2 Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu về thu nhập, giới tính và độ tuổi, nhu cầu tham gia, mức sẵn lòng chi trả
cho việc tham gia BHYT TN được thu thập từ 90 hộ nông dân, 3 cán bộ quản lý.
2.1.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp sử dụng bao gồm: Phương pháp
chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, thống kê kinh
tế, phương pháp so sánh và phương pháp tạo dựng thị trường (CVM).
Phương pháp tạo dựng thị trường – Contingent Valuation Method (CVM) là tạo
dựng một thị trường khi mà hiện tại chưa có thị trường về một loại hàng hóa, dịch vụ
nào đó. Các hộ nông dân trong mẫu điều tra được coi là tác nhân tham gia vào thị
trường. Các hộ, trước tiên sẽ được giới thiệu, mô tả để hiểu rõ được lợi ích của việc
tham gia BHYT TN –“hàng hóa – dịch vụ cần mua”. Sau đó, hộ sẽ được hỏi về mức
sẵn lòng chi trả - Willingness to pay (WTP)của mình khi được tham gia BHYT TN.
Các kỹ thuật được sử dụng là câu hỏi mở (Open – Ended Question) và trò đấu thầu

iv


(Bidding Game). Đường cầu về việc tham gia BHYT TN của hộ nông dân được mô
tả là đường “sẵn lòng chi trả”.
2.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1 Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân trên
địa bàn xã Liên Nghĩa
Tình hình đời sống và sức khỏe của người dân trong xã những năm qua đã ngày
càng được nâng cao. Thông qua triển khai thực hiện chính sách BHYT TN cho người
nông dân trong xã bước đầu có những chuyển biến tích cực. Toàn xã năm 2009 có 243
người tham gia BHYT TN (chiếm 8,79% toàn huyện). Tuy nhiên, người nông dân còn
hạn chế trong việc tiếp cận thông tin cũng như hiểu biết về BHYT (72,22% người dân
không biết gì về BHYT) nên nhu cầu tham gia BHYT là không cao. Vì vậy trong thời
gian tới phòng BHXH huyện Văn Giang cần chú ý đến những nhu cầu này và phối hợp
với các tổ chức tuyên truyền, giúp đỡ người dân trong quá trình tham gia BHYT TN.

2.2.2 Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông
dân trên địa bàn xã Liên Nghĩa.
Khảo sát nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân
Thứ nhất, Nhu cầu tham gia BHYT TN của người dân rất lớn: 86,67% số người cho
rằng cần thiết tham gia BHYT, có 93,33% số hộ đồng ý đóng kinh phí. Tuy nhiên mức độ
hiểu biết của người dân về chính sách BHYT còn thấp (13,33%). Vì vậy giải pháp đặt ra
cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về chính sách cũng
như ý nghĩa nhân đạo chia sẻ cộng đồng sâu sắc của BHYT.
Thứ hai, Đường cầu biểu diễn mức sẵn lòng chi trả của người nông dân tham gia
BHYT TN: Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo 3 nhóm tuổi phụ thuộc nhiều
vào cách nghĩ, quan điểm, mức độ hiểu biết và sự kỳ vọng của người nông dân khi tham
gia BHYT, nên lý do tham gia của họ cũng khác nhau dẫn đến mức sẵn lòng trả cũng khác
nhau và có sự chênh lệch. Nhóm người nông dân thuộc độ tuổi trung niên sẵn sàng chi trả
mức cao hơn so với hai nhóm còn lại. Mức chi trả bình quân của các hộ nông dân là
WTP= 316.260 đồng/thẻ/người/năm thấp hơn so với mức đóng bắt buộc hiện này là
351.000 đồng/thẻ/người/năm. Đó là do sự ràng buộc về ngân sách của người nông dân.
Hình dáng đường cầu được phác họa là phù hợp với quy luật cầu trong kinh tế như với các
loại hàng hóa, dịch vụ khác.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHYT TN của hộ nông dân.

v


Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHYT TN của hộ nông
dân là trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, nhận thức và tâm lý của hộ. Nhưng
yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là thu nhập: số hộ điều tra có tổng thu nhập từ 2 triệu
đến 3 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất gồm 34 người (chiếm 37,78%). Mức
sẵn lòng trả trung bình của họ là 335.350 đồng/thẻ/người/năm. Hộ có tổng thu nhập
cao thì sẵn sàng trả kinh phí cao hơn cho nhu cầu tham gia BHYT TN
2.3 Một số giải pháp

*Với đối tượng có liên quan:1)Với người dân: Nâng cao nhận thức của người dân
về chính sách KCB bằng BHYT. Từ đó khuyến khích người dân tham gia với tinh thần
tự nguyện, tự giác cao. 2)Với cơ quan BHXH: Tăng cường số lượng nguời phục vụ. 3)
Với cơ sở KCB: Cải thiện chất lượng KCB và trình độ phụ vụ tại các cơ sở y tế.
* Với công tác tuyên truyền vận động: Tuyên truyền về những lợi ích thiết thực
và tầm quan trọng của BHYT không chỉ đối với sức khỏe của người trực tiếp tham
gia BHYT mà còn đối với cả cộng đồng nói chung
* Với chính sách của Nhà nước: 1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật. 2) Xây dựng
và triển khai nhiều loại hình bảo hiểm y tế phù hợp cho mọi đối tượng tham gia.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua nhiều năm triển khai thực hiện nhưng BHYT TN vẫn không được người dân quan
tâm và hưởng ứng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: mức độ hiểu biết của
người dân, bất cập trong chế độ KCB bằng thẻ y tế, chính sách của Nhà nước…dẫn đến
tình trạng lựa chọn ngược xảy ra, người có bệnh mới tham gia BHYT TN tại địa phương.
Nhu cầu tham gia BHYT của hộ điều tra là cao, có 93,33% số hộ đồng ý đóng kinh phí.
Mức WTP của người nông dân tập trung ở mức 301.000 đồng/thẻ/người/năm (chiếm
26,36%). Mức chi trả bình quân của người nông dân là WTP= 316.260
đồng/thẻ/người/năm thấp hơn so với mức đóng bắt buộc hiện này là 351.000
đồng/thẻ/người/năm. Đó là do sự ràng buộc về ngân sách của người nông dân. Tổng quỹ
tạo lập do 2969 người nông dân tham gia đóng góp là 876.346.245 đồng/năm.
Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp: Các đối tượng liên quan cần nâng cao trách nhiệm và
nhận thức cũng như hiểu biết về ý nghĩa nhân đạo của chính sách BHYT. Để tránh được
những hiện tượng bất cập: lựa chọn ngược khi tham gia BHYT, chất lượng dịch vụ y tế
công cộng…tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

MỤC LỤC
vi


Lời cam đoan.................................................................................................i

Lời cảm ơn................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận.......................................................................................iii
Mục lục...................................................................................................... vii
Danh mục các bảng...................................................................................... x
Danh

mục

các

đồ

thị

..........................................................................................................................x
i
Danh mục sơ đồ, hình vẽ........................................................................... xii
Danh mục các từ viết tắt và kí hiệu.......................................................... xiii
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN...............................................................................iii
Khung phân tích của nghiên cứu......................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................vi
Tài liệu tham khảo ............................................................................................x
Phụ lục 1 ...........................................................................................................x
Phụ lục 2 ...........................................................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ..........................................................................xiii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................................xiv
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................xiv

DANH MỤC CÁC TỪ TẮT VÀ KÍ HIỆU....................................................xv
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................1

vii


1.1 Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài...............................................................................5
2.1.1 Các khái niệm về nhu cầu........................................................................5
2.1.2 Khái niệm về cầu......................................................................................7
2.1.3 Thặng dư người tiêu dùng và mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay)
.........................................................................................................................10
2.1.4 Bảo hiểm y tế tự nguyện.........................................................................13
2.1.5 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế..........................................................16
2.1.6 Mức đóng, mức hộ trợ đóng bảo hiểm y tế ...........................................18
2.1.7 Điều kiện khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện........21
2.1.8 Trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.................22
2.1.9 Bất cập của chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay...........................25
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài..........................................................................30
2.2.1 Tổng quan tài liệu về bảo hiểm y tế của các nước trên thế giới.............30
2.2.2 Bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam.....................................................34
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ.................................38
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU...................................................................38


viii


3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.............................................................38
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................38
3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng..............................................................................38
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................39
3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................46
3.2.1 Khung phân tích của nghiên cứu ...........................................................46
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................48
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................50
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................53
3.3 Một số chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................59
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................60
4.1 Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Liên Nghĩa...........................................................................................60
4.1.1 Tình hình đời sống sức khỏe của người nông dân.................................60
4.1.2 Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân qua 3
năm gần đây....................................................................................................62
4.2 Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân
trên địa bàn xã Liên Nghĩa..............................................................................70
4.2.1 Quá trình điều tra thu thập số liệu..........................................................70
4.2.2 Khảo sát nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân
.........................................................................................................................72
4.2.3 Lý do và hình thức sẵn lòng chi trả cho việc bảo hiểm y tế tự nguyện
của các hộ nông dân........................................................................................84
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện của hộ nông dân trên địa bàn điều tra.................................................86


ix


4.3.1 Trình độ học vấn và yếu tố thu nhập của hộ điều tra.............................86
4.3.2 Yếu tố tuổi tác........................................................................................90
4.3.3 Nhận thức và tâm lý của người nông dân về việc tham gia BHYT......90
4.4 Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia BHYT TN của hộ nông
dân...................................................................................................................92
4.4.1 Định hướng.............................................................................................92
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu .....................................................................93
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................96
5.1 Kết luận.....................................................................................................96
5.2 Kiến nghị...................................................................................................99
Tài liệu tham khảo..........................................................................................
Phụ lục 1.........................................................................................................
Phụ lục 2.........................................................................................................

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2007 – 2009........41
Bảng 3.4 . Nhân lực y tế tuyến xã (thị trấn) trên địa bàn huyện.....................45
Bảng 3.5. Số mẫu điều tra phân theo độ tuổi..................................................50
Bảng 4.1. Thu nhập của hộ điều tra.................................................................60
Bảng 4.2. Tình hình tham gia BHYT TN của người nông dân chia theo khu
vực sống..........................................................................................................63
Bảng 4.4. Bảo hiểm y tế tự nguyện chia theo độ tuổi, giới tính ở xã Liên
Nghĩa năm 2009..............................................................................................66
Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá của các hộ về nhu cầu tham gia BHYT TN..........73

Bảng 4.6. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo nhóm.....................75
tuổi 16 – 35 tuổi.............................................................................................75
Bảng 4.7. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo nhóm tuổi:............77
từ 36 – 55 tuổi................................................................................................77
Bảng 4.8. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo nhóm tuổi trên 55
tuổi...................................................................................................................80
Bảng 4.9. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân cho nhu cầu tham gia
BHYT TN........................................................................................................82
Bảng 4.10. Lý do sẵn lòng chi trả của hộ nông dân........................................85
Bảng 4.11. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra năm 2009...........................87
Bảng 4.12. Thu nhập của hộ điều tra...............................................................88
Bảng 4.13. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo tổng thu nhập......88
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2007 – 2009............119

xi


Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của xã Liên Nghĩa qua 3
năm 2007- 2009.............................................................................................120
Bảng 3.6. Các kỹ thuật để tìm hiểu mức bằng lòng chi trả...........................121
Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá chung của người tham gia về dịch vụ y tế..........121

xii


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Đường cầu về hàng hóa, dịch vụ.....................................................8
Đồ thị 2.2. Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư người tiêu dùng........................10
Đồ thị 3.1. Cơ cấu sản xuất – kinh doanh xã Liên Nghĩa năm 2009...............43
Đồ thị 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xã Liên Nghĩa năm

2009.................................................................................................................43
Đồ thị 4.1. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ hiểu biết BHYT................69
Đồ thị 4.2. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo ............................76
nhóm tuổi 16 – 35 tuổi....................................................................................76
Đồ thị 4.3. Mức sẵn lòng chi trả của người nông dân theo nhóm tuổi:...........78
từ 36 – 55 tuổi................................................................................................78
Đồ thị 4.4. Mức sẵn lòng chi trả của người dân theo nhóm............................81
tuổi trên 55 tuổi..............................................................................................81
Đồ thị 4.5. Đường cầu thể hiện mức bằng lòng chi trả cho nhu cầu .............83
tham gia BHYT TN của người nông dân........................................................83
Đồ thị 4.6. Mối quan hệ giữa tổng thu nhập với mức sẵn lòng trả của người
nông dân..........................................................................................................89

xiii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích của nghiên cứu....................................................47
Sơ đồ 3.2. Trình tự các bước tiến hành áp dụng phương pháp tạo dựng thị
trường …………………………………………………….……………53

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow................................................................6

xiv


DANH MỤC CÁC TỪ TẮT VÀ KÍ HIỆU
BH


: Bảo hiểm

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHYT BB

: Bảo hiểm y tế bắt buộc

BHYT TN

: Bảo hiểm y tế tự nguyện

BYT

: Bộ y tế

BTC

: Bộ tài chính

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


CS

: Consumer Supplus – Thặng dư người tiêu dùng

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

: Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CVM

: Contingent Valuation Method

Ha

: Hecta – Đơn vị đo diện tích bằng 10.000m2

HDI

: Chỉ số phát triển con người

HGĐ

: Hộ gia đình

KCB


: Khám chữa bệnh

MC

: Marginal Costs – Chi phí biên

MU

: Marginal Utility – Lợi ích cận biên

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

NQ/TW

: Nghị quyết/Trung Ương

P

: Price - Giá

Q

: Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ

SX-KD

: Sản xuất – Kinh doanh


TM - DV

: Thương mại – dịch vụ

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TTYT

: Trung tâm y tế

UBND

: Ủy ban nhân dân

WTP

: Willingness To Pay – Sự bằng lòng trả

xv


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt hơn 20 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt trong sự nghiệp
xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những tác động tiêu
cực đến đời sống xã hội, trong đó an sinh xã hội là một trong những lĩnh vực

chịu nhiều sức ép. Đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) và an sinh xã hội
đối với nhóm người có thu nhập thấp như nông dân.
Theo báo cáo của Bộ y tế, sau gần 17 năm hoạt động, số người tham gia
BHYT tăng từ 5,6% số dân (năm 1993) lên 46% số dân (năm 2008), nhất là
người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước cấp thẻ
BHYT. Tính đến hết năm 2008, cả nước đã có 39,2 triệu người tham gia
BHYT, trong đó có 15,8 triệu người nghèo, 3,5 triệu đối tượng chính sách
được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách nhà nước. Hơn 1.900 cơ sở khám
chữa bệnh công lập và ngoài công lập cùng khoảng 80% số trạm y tế xã,
phường có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Tổng số lượt người khám chữa
bệnh có thẻ BHYT trong năm 2008 tăng 1,2 lần so với năm 2007. Chi phí từ
quỹ BHYT tăng dần, năm 2007 là 8 ngàn tỉ đồng, đến năm 2008 đã tăng lên
10 ngàn tỉ đồng [34]. BHYT đã chứng minh sự cần thiết đối với mỗi người,
cũng như đã thể hiện tính nhân đạo cộng đồng xã hội qua hình thức chia sẻ rủi
ro giữa các thành viên tham gia BHYT. BHYT cũng cho thấy, đây là nguồn
kinh phí quan trọng, giúp nhiều người bệnh nặng vượt qua được khó khăn
trong điều trị bệnh và hỗ trợ tích cực cho hoạt động bình thường của các cơ sở
khám chữa bệnh. Đảm bảo được mục tiêu an sinh xã hội và cuộc sống cho
nhân dân.

1


Hiện tại, việc huy động toàn dân tham gia BHYT xem ra rất nan giải nhất
là BHYT tự nguyện cho các hộ nông dân hiện nay gặp rất nhiều khó khăn khi
triển khai thực hiện, tồn tại nhiều bất cập. BHYT tự nguyện cho nông dân còn
rất mới mẻ nên việc chỉ đạo, triển khai thực hiện tham gia BHYT tự nguyện
cho nông dân còn thiếu tập trung và không đồng bộ. Theo Dương Văn Thắng
thì số lượng nông dân tham gia BHYT rất thấp và không ổn định qua từng
năm, khi thấp nhất chỉ có vài chục ngàn người, khi cao nhất cũng chỉ được

trên 6,4 triệu người tham gia trên tổng số khoảng 40 - 50 triệu người dân sống
ở nông thôn (trừ người nghèo đã có BHYT) [15].
Liên Nghĩa là một xã thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, những
năm gần đây đời sống của người nông dân đã có những bước chuyển biến tích
cực. Khi đời sống ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là nhiều căn bệnh
nguy hiểm xuất hiện ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Chính vì thế,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng gia tăng. Tuy nhiên nhu cầu khám chữa
bệnh của người nông dân chưa đáp ứng được đầy đủ, các cơ sở y tế khám
chữa bệnh còn thiếu thốn và chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định của
Bộ y tế. Chữa bệnh BHYT tại nơi khám bệnh; tổ chức và cung cấp dịch vụ y
tế tại tuyến xã còn chưa phù hợp; chưa đồng bộ trong chính sách viện phí.
BHYT tự nguyện chưa được người nông dân quan tâm và hưởng ứng. Do đó
việc tạo điều kiện cho người dân, nhất là những người dân thuộc hộ nghèo
tiếp cận dịch vụ y tế còn gặp rất nhiều khó khăn.
Câu hỏi đặt ra cần giải quyết ở đây là: Nhu cầu là gì? BHYT là gì?
BHYT tự nguyện (BHYT TN) là gì? Hiện nay BHYT TN đang phát triển ở
giai đoạn nào? Nhu cầu tham gia BHYT TN của người dân xã Liên Nghĩa có
những thuận lợi và khó khăn gì? Tại sao cần phải đánh giá nhu cầu tham gia
BHYT TN của các hộ nông dân ở Liên Nghĩa? Từ đó giúp ích gì cho mục tiêu
chăm sóc sức khỏe cho toàn nhân dân.

2


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài:
“Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân
tại xã Liên Nghĩa – Văn Giang – Hưng Yên ” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của các hộ nông dân

trên địa bàn xã Liên Nghĩa – Văn Giang – Hưng Yên. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện cho các hộ nông
dân và người lao động tự do.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu, cầu, nhu cầu về
BHYT và BHYT TN
- Tìm hiểu và phân tích tình hình tham gia BHYT TN trong thời gian qua
của các hộ nông dân trên địa bàn xã Liên Nghĩa.
- Đánh giá nhu cầu tham gia BHYT TN của các hộ nông dân trên địa bàn
xã Liên Nghĩa.
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHYT
TN của các hộ nông dân trên địa bàn xã Liên Nghĩa.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tham gia BHYT
TN của các hộ nông dân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội gắn liền với việc thực hiện
BHYT TN của các hộ nông dân.

3


Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là người nông dân: là chủ hộ hoặc người có
vai trò đưa ra quyết định sản xuất trong gia đình. Bên cạnh đó là một số cán bộ
xã, huyện làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm y tế trên địa bàn xã Liên Nghĩa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện của các hộ nông dân.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Liên Nghĩa – Văn Giang – Hưng Yên

1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được nghiên cứu từ 23/12/2009 đến
25/05/2010.

4


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Các khái niệm về nhu cầu
* Nhu cầu theo kinh tế học: Được hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần
thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của
toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại ta có
nhu cầu của thị truờng. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể đối với tất cả các mặt
hàng gộp lại ta có tổng nhu cầu.
* Theo Philip Kotler: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà
con nguời cảm nhận đuợc”. Đây là trạng thái đặc biệt của con người xuất hiện
khi con người tồn tại, sự thiếu hụt đó đòi hỏi phải được thỏa mãn, bù đắp.
Nhu cầu thường rất đa dạng tùy thuộc vào từng cá nhân, xã hội và điều kiện
sống. Trên thực tế mỗi cá nhân đều phải làm cái gì đó để cân bằng trạng thái
tâm lý của mình: ăn, uống, hít thở không khí, giao tiếp hay đi chơi với bạn
bè…đó chính là nhu cầu [4].
Nhu cầu hết sức đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Đó có thể là nhu cầu về
mặt vật chất ( tiền bạc, của cải…) hoặc nhu cầu về mặt tinh thần (giải trí, thư
giãn, giao tiếp…).
* Khái niệm nhu cầu của Abraham H.Maslow: Tháp nhu cầu của
Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý học
Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human
Motivation. Căn cứ vào tính chất của nhu cầu Maslow đã giải thích tại sao
trong những thời gian khác nhau con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu

khác nhau. Tại sao người này lại hao phì thời gian và sức lực để tự vệ, kiếm
sống còn người kia lại cố gắng để dành được sự kính trọng của người xung
quanh. Ông cho rằng nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc ý

5


nghĩa quan trọng, từ cấp cần thiết nhất đến cấp ít cấp ít cần thiết nhất. Tùy
theo mức độ quan trọng các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự hình tháp kiểu
kim tự tháp bao gồm:

Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow
+ Nhu cầu tự nhiên (nhu cầu sinh lý) các nhu cầu cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của con người.
+ Nhu cầu an toàn và bảo vệ tính mạng trước những hiểm hoạ của
cuộc sống, muốn được an toàn được bảo vệ, được yên ổn.
+ Nhu cầu xã hội về đời sống tình cảm như yêu thương, thích chan hoà
cùng tập thể, giao lưu cùng mọi người.
+ Nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị xã hội.

6


+ Nhu cầu tự khẳng định mình, tự thể hiện, thích sáng tạo, mong muốn
đựơc hoàn thiện bản thân và thành đạt. Đây là nhu cầu cao nhất của con
người, là đích mà mỗi cá nhân trong xã hội đều mong muốn đạt được.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi
nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong
muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở
dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.

2.1.2 Khái niệm về cầu
2.1.2.1 Cầu và quy luật cầu
* Cầu: Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến cầu. Ở
đây chúng tôi xin đưa ra khái niệm cầu theo quan điểm của các chuyên gia thị
trường đại học Nông nghiệp Hà Nội như sau: “Cầu là thuật ngữ dùng để chỉ
số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua
ở các mức giá khác nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định
khi các yếu tố khác không thay đổi”.
Khi nói đến lượng cầu, cần phải lưu ý hai điểm cơ bản sau: Một là, lượng
hàng hóa, dịch vụ mà người mua muốn mua với giá xác định. Hai là, nhu cầu
không phải là số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa,
dịch vụ mà người mua có thể mua ở mỗi mức giá khác nhau hoặc ở tất cà các
mức giá có thể đặt ra.
* Quy luật cầu: Giả sử các điều kiện không đổi, khi giá hàng hóa, dịch vụ
càng cao, lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ đó càng ít và ngược lại. Quy luật
này được phản ánh thông qua đường cầu D.

7


Gi

P

P

Đồ thị 2.1. Đường cầu về hàng hóa, dịch vụ
2.1.2.2 Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
*Hàm cầu


8


Cầu thị trường một loại hàng hóa dịch vụ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, sự
thay đổi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa đó. Để
nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến nó,
người ta sử dụng một hàm gọi là hàm cầu. Hàm cầu có dạng tổng quát:
QD (x, t) = f (Px, I, Py, T, N, E….)
Trong đó:
QD (x, t) là cầu hàng hóa X xác định trong khoảng thời gian t (ngày,
tháng, quý, năm….) và đóng vai trò là hàm số cầu.
Px, I, Py, T, N, E…. là yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa X và đóng vai
trò như những biến của hàm cầu. Cụ thể, P x là giá của hàng hóa X; I là thu
nhập của người tiêu dùng; PY là giá hàng hóa liên quan; T là chuẩn mực là thị
hiếu, sở thích của người tiêu dùng; N là quy mô dân số; E là kỳ vọng của
người tiêu dùng về sự thay đổi của các yếu tố trên.

9


2.1.3 Thặng dư người tiêu dùng và mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay)
a) Thặng dư người tiêu dùng
Thặng dư người tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó
(CS) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu
dùng (MU) với chi phí thực tế đã trả (MC) cho đơn vị hàng hóa đó.
Nếu so sánh đường cầu và đường lợi ích cận biên ta thấy giữa chúng có
sự tương đồng. Điều đó có nghĩa là, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích
cận biên giảm dần của người tiêu dùng hay chính quy luật lợi ích cận biên
giảm dần đã làm cho đường cầu dốc xuống dưới (MU = D).
P

A

MC
(a)

P*

B
(b)

O

Q*

D = MU
Q

Đồ thị 2.2. Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư người tiêu dùng
Trong đó: P là giá hàng hóa
Q là khối lượng hàng hóa trên thị trường
P*, Q* là giá và khối lượng hàng hóa cân bằng trên thi trường
Tại A là mức giá PA mà cá nhân sẵn lòng chi trả
Diện tích dưới đường cầu là mức WTP

10


×