Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Giữ gìn và phát triển một số phong tục tập quán ở nông thôn tại xã vĩnh hưng – vĩnh lộc – thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi
thực hiện để tài.

Sinh viên

Lưu Thị Thoa

i


Lời cảm ơn
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành đợc luận văn
tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đợc rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trờng.
Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa
KT & PTNT Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dơng Văn
Hiểu, đã tận tình hớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND và nhân dân xã
Vnh Hng đã giúp đỡ tôI nhiệt tình trong thời gian tôI làm việc tại địa phơng.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ
vũ tôi hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2010


Sinh viên
Lu Thi. Thoa

ii


TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích chính là: Tìm hiểu
một số phong tục tập quán ở nông thôn, thực trạng giữ gìn và phát triển các
phong tục tập quán nông thôn tại xã Vĩnh Hưng – Vĩnh Lộc – Thanh Hoá.
Trên cơ sở đó đưa ra được những định hướng và giải pháp để giữ gìn và phát
triển những phong tục tập quán có giá trị tại địa phương.
Để đạt được mục đích đề ra cần có những mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phong tục tập quán ở nông
thôn xã Vĩnh Hưng.
- Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng –
Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển phong tục tập
quán tại xã.
- Định hướng một số giải pháp trong việc giữ gìn phong tục tập quán tại
địa phương.
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu đề tài là: Một số
những phong tục có liên quan tới sản xuất, văn hóa, xã hội, làng xã tại địa
phương.
Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về
đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về
phong tục tập quán.
Phong tục chỉ những biểu hiện nhất trí về tinh thần của số đông người,
trải qua lâu đời, đúc thành khuôn phép nhất định, đủ rằng buộc hành vi và chi
phối cuộc đời thực tế của cá nhân

Tập quán là thói quen
Phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một địa phương,
của một dân tộc hay của một nước.

iii


Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta
tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Tôi đã đưa ra cơ sở thực
tiễn như sau:
- Một số phong tục ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Thực trạng giữ gìn và phát triển phong tục tập tập quán ở một số địa
phương của Việt Nam.
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 làng trong 10 làng là
làng Còng, làng Cù Đông và làng Bưởi, đây là những làng hình thành sớm
nhất ở xã và hiện nay đang là những làng có nhiều điểm sáng về sản xuất và
văn hoá.
- Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng 4
phương pháp là tiếp cận theo lứa tuổi, tiếp cận theo giới tính, theo điều kiện
kinh tế và ngành nghề sản xuất
- Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin thứ cấp chúng tôi sử dụng
các thông tin sẵn có. Thông tin sơ cấp chúng tôi tiến hành phỏng vấn, chọn
mẫu điều tra.
- Phương pháp sử lý số liệu: Tổng hợp và sử lý bằng máy tính
- Phương pháp phân tích thông tin bao gồm các phương pháp: Thống
kê mô tả, so sánh, cân đối.
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy có một số phong tục tập quán nổi bật sau:
- Phong tục tập quán về sản xuất: Hiện nay phong tục tập quán này
cũng có sự thay đổi đáng kể.

+Trong khâu cải tạo đất thì số gia đình còn giữ được tập quán cài đất
phơi ải là không nhiều và có sự chênh lệch lớn giữa các hộ. Hộ thuần nông là
46,67 % còn giữ được tập quán phơi ải trong vụ chiêm. Trong khi đó hộ kiêm
là 33,33% và hộ chuyên nghành nghề chỉ có 26,67% còn duy trì tập quán này.
+ Trong lựa chọn giống lúa trong sản xuất: Trước đây các hộ chủ yếy là
chọn lúa thuần để gieo cấy nên năng suất rất thấp, chỉ khoảng 1 – 1,5 tạ/sào.
Nhưng sau khi có chính sách chia ruộng đất đến tận tay người dân năm 1992
thì số hộ trồng lúa lai đã tăng lên rất nhiều. Có 26,67 hộ là hoàn toàn trồng lúa

iv


lai và lúa thuần chỉ còn 16,67 hộ. Điều này làm cho sản lượng lúa của người
dân tăng lên rất nhiều.
- Tập quán trong sử dụng công cụ sản xuất xưa và nay
CNH – HĐH đã thay đổi bộ mặt của nông thôn. Máy móc đã thay thế
cho các công cụ lao động thủ công giúp người dân tiết kiệm được thời gian
nên có nhiều thời gian nghỉ ngơi giúp đảm bảo sức khoẻ.
- Phong tục tập quán trong đời sống văn hoá của người dân nông thôn
tại xã Vĩnh Hưng.
+ Trong đời sống văn hoá tinh thần thì hiện nay đang được sự quan tâm
của chính quyền địa phương nên đình chùa đang được xây dựng lại, đây là nơi
diễn ra các hoạt động văn hoá tinh thần của người dân địa phương.
+ Trong cưới hỏi tại địa phương: Hiện nay việc cưới hỏi rườm rà, linh
đình đã được giảm bớt, chỉ còn 3 lễ chính là lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Đặc biệt trong tập quán này tại địa phương thì đã từ bỏ được hoàn toàn
tập tục thách cưới. Tuy nhiên tập tục ăn cỗ nhiều ngày vẫn được người dân
giữ lại.
Với thực tế đó chúng tôi đưa ra 6 giải pháp chính sau:
Thứ nhất: Cần coi việc giữ gìn và phát triển các phong tục tập quán là

nhiệm vụ quan trọng trong phát triển văn hoá cơ sở. Cần nhìn nhận vấn đề
một cách nghiêm túc để vừa giữ gìn lại những bản sắc văn hoá vừa có kế
hoạch cho việc bảo tồn phát huy các giá trị tốt đẹp. Đồng thời phát hiện ra
những giá trị tiềm tàng có trong những phong tục tập quán đó tạo điều kiện
cho phát triển văn hoá – xã hội của địa phương.
Thứ hai: Xã cần có kế hoạch tăng cường đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư
xây dựng lại các di tích. Đầu tư kinh phí để hàng năm tổ chức dựng lại những
phong tục tập quán trước đây để tại cơ hội cho người dân đặc biệt là giới trẻ
hiểu thêm về những truyền thống đó. Ví như Tập quán cày ruộng của dân ta
trước đây là cày trâu nhưng nay do khoa học công nghệ phát triển nên đã đưa
máy móc vào sản xuất chính vì thế lớp trẻ ngày nay chỉ được nghe Cha Mẹ kể

v


lại mà chúng được chứng kiến. Vì vậy hàng năm cứ vào đầu xuân chẳng hạn
nên tổ chức cuộc thi để dựng lại cảnh đó.
Thứ ba: Chính quyền địa phương cần có chính sách kêu gọi sự ủng hộ
đóng góp của người dân, tìm những vật cổ liên quan tới những đình chùa
ngày xưa tại địa phương để có điều kiện để chứng minh và làm căn cứ để có
thể xây dựng lại, phục vụ cho tín ngưỡng của người dân.
Thứ tư: Quan tâm đúng mức tới tất cả các phong tục tập quán có tại địa
phương, chú trọng hơn tới những phong tục mang ý nghĩa thuần phong mỹ
tục, ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Thứ năm: Thường xuyên tuyên truyền cho người dân biết về các phong
tục tập quán có tại địa phương và giá trị của nó qua các kênh thông tin đại
chúng khác nhau như qua đài truyền thanh của xã, hay qua các buổi hội làng
đầu xuân năm mới… Còn với lớp trẻ thì nên tuyên truyền giáo dục ngay trong
nhà trường để nâng cao nhận thức của các em ngay từ khi còn nhỏ về những
phong tục tập quán của dân tộc mình, địa phương mình.

Thứ sáu: Cần có chính sách ưu đãi tốt cho những nhà nghiên cứu về lĩnh vực
này để họ có thêm điều kiện ghi chép lại và nghiên cứu sâu tới các vấn đề đó.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại xã Vĩnh Hưng năm 2009.Error: Reference
source not found
Bảng 3.2. Tình hình dân số lao động của xã Vĩnh Hưng qua các năm......Error:
Reference source not found
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Hưng qua 3 năm.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra theo lứa tuổi.......Error: Reference source not
found
Bảng 4.1: Tập quán cày đất để phơi ải trong vụ chiêm tại các hộ.............Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Kết quả điều tra số gia đình vẫn còn duy trì khâu cày ải đất trong
sản xuất.........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3 : Khảo sát về việc chọn giống lúa của người dân vào trong sản xuất
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Cảm nhận của người dân về phong tục độc canh cây lúa trong hoạt
động sản xuất................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Sự tham gia của người dân với hoạt động văn hoá lễ hội.........Error:

Reference source not found
Bảng 4.6: Sự hiểu biết của người dân về hát chèo..Error: Reference source not
found
Bảng 4.7: Sự tham gia của người dân trong hoạt động tâm linh truyền thống ở
địa phương theo cách tiếp cận......................Error: Reference source not found

viii


DANH MỤC CÁC HỘP VÀ HÌNH
Hộp 4.1: Ý kiến của người dân về việc chăm sóc lúa...Error: Reference source
not found
Hộp 4.2: Người dân lựa chọn giống lúa trong sản xuất Error: Reference source
not found
Hộp 4.3: Tâm sự của người dân sau khi hệ thống kênh mương được cải tạo. . .Error:
Reference source not found
Hộp 4.4: Tâm sự của người dân....................Error: Reference source not found
Hộp 4.5: Tâm sự của người dân....................Error: Reference source not found
Hộp 4.6: Ý kiến của một bạn trẻ về về việc lập gia đình..........Error: Reference
source not found
Hộp 4.7: Câu chuyện của chị Hạnh về việc xem tướng số trong cưới hỏi Error:
Reference source not found
Hộp 4.8: Sự hiểu biết của lớp trẻ về phong tục nàyError: Reference source not
found
Hộp 4.9: Ý kiến bạn trẻ của xã Vĩnh Hưng về việc cưới hỏi theo đời sống mới
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 1: Vùng thâm canh lúa năng suất chất lượng cao của làng Cù Đông
......................................................................Error: Reference source not found
Hình 2: Cuốn di trúc của chùa Linh Quang tự........Error: Reference source not
found

Hình 3: Quyết định chùa Còng - Đền Còng là di tích lịch sử văn hoá......Error:
Reference source not found

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Ký hiệu viết tắt
BVTV
BQ
CC

CNH
DT
ĐH
ĐVT
GTSX
HĐH
NN

SL
THCS
TM – DV
TTCN
UBND

Giải thích
Bảo vệ thực vật
Bình quân
Cơ cấu
Công nghiệp hoá
Diện tích
Đại hội
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Hiện đại hoá
Nông nghiệp
Lao động
Số lượng
Trung học cơ sở
Thương mại - dịch vụ
Tiểu thủ công nghi

Uỷ ban nhân dân

x


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua Đảng và nhà Nước ta đặc biệt quan tâm đến lĩnh
vực văn hóa song song với nhiệm vụ phát triển và hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Bên cạnh đó là định hướng xây dựng cho một nền văn hóa mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang trên mình sức sống của thời đại. Đảng
và nhà nước ta đã quan tâm đến lĩnh vực văn hóa của đất nước từ những năm
30 của thế kỷ XX với sự ra đời của đề cương văn hóa năm 1943, ngày nay
định hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam thể hiện rõ trong Nghị quyết TW
5 của Đảng về việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó đặc biệt chú trọng đến bản sắc văn hóa
truyền thống, tính dân tộc trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền
văn hóa phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đẩy mạnh sự tác động tích
cực của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong
thời kì hội nhập.
Để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tại Đại hội 10 của BCH TW Đảng
khóa IX đã chỉ ra sự đúng đắn và thiết thực của Nghị quyết TW 5 đối với nền
văn hóa hiện nay và hội nghị đã chỉ rõ những cơ hội và thách thức đang đặt ra
trong vấn đề phát triển văn hóa những năm đầu của thế kỷ XXI. Đặc biệt,
Đảng ta đã đưa ra những nguy cơ khiến văn hóa Việt Nam mất dần bản sắc
truyền thống trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài. Do vậy, để thực
hiện mục tiêu của Nghị quyết TW 5 Đảng và nhà nước đã không ngừng hoàn
thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho văn hóa cơ sở phát

triển.

1


Trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân
tộc thì có cả những phong tục, tập quán của các địa phương như những phong
tục trong sản xuất, trong gia đình… Những phong tục tập quán này dù ở bất kì
thời đại nào, xã hội nào cũng cần phải có vì đôi khi nó lại trở thành những
khuôn phép để hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ.
Tuy nhiên với phong trào xây dựng nếp sống mới như hiện nay cùng
với nền kinh tế dịch chuyển theo hướng thị trường thì các phong tục đang có
sự thay đổi rất lớn.Việc thay đổi này không đơn thuần là thay đổi ý nghĩ chủ
quan mà nó còn thay đổi cả nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động đối nhân xử
thế của con người đối với con người. Bên cạnh đó lại có những phong tục đã
rơi rụng không còn để lại một tỳ vết gì, nó chỉ được nghe ở đâu đó qua những
lời đồn thổi thoáng qua của các cụ già cho bọn trẻ rồi biến mất. Đây là một
thử thách rất lớn cho các phong tục nào đó nếu muốn tiệp tục phát triển.
Vĩnh Hưng là một xã miền núi có rất nhiều những phong tục được
truyền lại từ xưa như các phong tục trong gia tộc và trong xã hội. Vì vậy việc
giữ gìn và phát triển các phong tục tập quán này là rất quan trọng để những
thế hệ sau có thể biết và vận dụng vào thực tế đời sống. Không những thế nó
còn có ý nghĩa lớn cho công tác nghiên cứu các giá trị của dân tộc. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giữ gìn và phát triển một số phong
tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng – Vĩnh lộc – Thanh Hóa”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu một số phong tục tập quán tại xã và các yếu tố ảnh hưởng tới
giữ gìn và phát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn phong tục
tập quán tại địa phương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phong tục tập quán ở nông
thôn xã Vĩnh Hưng.

2


- Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở nông thôn tại xã Vĩnh Hưng –
Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển phong tục tập
quán tại xã.
- Định hướng một số giải pháp trong việc giữ gìn phong tục tập quán tại
địa phương.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số những phong tục có liên quan tới sản xuất, văn hóa, xã hội, làng
xã tại địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
- Tìm hiểu một số phong tục tập quán ở xã Vĩnh Hưng qua thời gian
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới giữ gìn và phát triển các phong tục
tập quán ở xã Vĩnh Hưng.
- Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để giữ gìn các phong
tục tập quán của địa phương.
* Về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2010 đến 5/2010
* Về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Hưng, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.


3


PHẦN II:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIỮ GÌN VÀ
PHÁT TRIỂN PHONG TỤC TẬP QUÁN NÔNG THÔN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Phong tục
“Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời.
Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội, do vậy mà việc tìm
hiểu về vấn đề này cũng rất đa dạng. Theo tác giả Tân Việt, 1999 có viết “đã
có nhiều tác giả và tác phẩm đề cập đến phong tục, lặp lại nhiều lần mà như
chưa diễn đạt được đầy đủ các khía cạnh của nó”.
Thật vậy, phong tục của mỗi làng, mỗi nước tỏa ra trong tất cả các yếu
tố cấu thành của mô hình thế giới. Đó là phong tục liên quan đến của cải, tư
hữu và lao động; đến xã hội, đến ứng xử với tự nhiên và với siêu nhiên.
Phong tục là thể chế của những xu thế sống của xã hội và dó đó sưu tầm và
biên soạn phong tục các dân tộc càng đầy đủ thì đó là một tài liệu hết sức cơ
bản để hiểu lịch sử, đời sống văn hóa, đời sống lao động trong các xã hôi, các
dân tộc nước ta [4]. Tuy nhiên, đấy phải là công việc lâu dài hoặc là công việc
không thể hoàn tất một lượt.
Trong cuốn “Những điều nên biết về phong tục Việt Nam” do nhóm tác
giả Bảo Thắng thì viết: Phong tục là thói quen hay là quy ước của một cộng
đồng về tất cả các mặt như ăn ở, ứng xử, giao tiếp…
Theo ông Hoàng Thúc Trâm, 1947 đã đưa ra định nghĩa khá thích hợp:
“Phong tục chỉ những biểu hiện nhất trí về tinh thần của số đông người, trải
qua lâu đời, đúc thành khuôn phép nhất định, đủ rằng buộc hành vi và chi
phối cuộc đời thực tế của cá nhân”. Đây là định nghĩa được xem là đủ chặt và
đủ khái quát.


4


Từ những quan điểm trên, dưới dạng tổng quát chúng tôi cho rằng
“phong tục” là một khái niệm nói tới những lễ nghi, những khuôn phép trong
cuộc sống hàng ngày của con người và nó được sự chấp nhận của số đông
người nên nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì có bắt gặp rất nhiều những
phong tục mà có khi chúng ta lại không hề quan tâm để ý như là phong tục
chào hỏi ở nông thôn, nếu ra đường mình là người dưới mà không chào cô,
chào bác… thì ta sẽ bị đánh giá là khinh người hay không có ý thức ngay. Vì
vậy không ai muốn mình bị đánh giá là không tốt nên hiện nay ở nông thôn
thì mối quan hệ giữa người với người vẫn còn rất gần gủi và thân mật… Điều
này càng chứng tỏ phong tục nó có vai trò rất lớn đối với con người nói riêng
và với xã hội nói chung.
- Tập quán: cũng được ông Hoàng Thúc Trâm định nghĩa là: “Thói
quen của cá nhân, phong tục, lề thói của một xuất xứ”.
Theo từ điển tiếng việt do Văn Tân chủ biên lại định nghĩa: “Tập quán
là thói quen” thì được xem là chính xác hơn.
Qua các thời kì lịch sử thì con người được nối với nhau bằng “sợi dây
phong tục, bằng những quy định, những phép tắc, những thể lệ” sợi dây này
ngày càng to hơn, bền hơn và chắc hơn.
Trong xã hội tiền giai cấp có những phong tục ghi nhận hệ thống tín
ngưỡng và tư duy của người nguyên thủy trong việc chiếm lĩnh tự nhiên.
Trong những phong tục ấy của các dân tộc có thể tìm thấy những biến thể khác
nhau. Những phong tục này, một phần mất đi trong sự chuyển tiếp từ thời kì bộ
tộc, từ thời đại dã man sang thời đại văn minh bởi trong các thời kì sau, ý thức
hệ đã biến đổi và giao lưu văn hóa đã mở ra trên nhiều bình diện đời sống xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội đã có giai cấp thì bên cạnh những hệ thống tín ngưỡng,
phong tục, tư tưởng mới, vẫn còn giữ lại những quan hệ cổ xưa. Phong tục cũng


5


không mất đi hoàn toàn mà đôi khi vẫn còn tiếp tục giữ những vai trò quan trọng
trong một địa phương, một thành phần xã hội nào đó.
Tình hình này diễn ra khá mãnh liệt ở những dân tộc sống vùng đồng
bằng, vùng có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các nước Ấn Độ, Trung
Hoa…
Quá trình giao lưu với văn hóa thế giới đã làm biến đổi sâu sắc thế giới
quan của con người. Kết quả của công cuộc giao lưu xâm nhập này là một sự
tổng hợp phức tạp những quan hệ khác nhau của nhiều dân tộc thời cổ, trung
đại và nhất loạt xảy ra trên bình diện toàn cầu.
Trải qua thời gian thì những hoạt động sống thường ngày nó đã trở
thành những tập quán tức là những thói quen mà đã là thói quen thì cũng sẽ có
lúc nó không phù hợp nữa thì nó có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện
thực tế. Ví như tập quán trong sản xuất của người dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ chẳng hạn, trước đây trong canh tác thì sử dụng trâu bò làm sức kéo, còn
ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển thì người dân đã chuyển sang
dùng máy móc vào sản xuất, do vậy trâu bò lúc này chỉ còn được nuôi để lấy
thịt hay cho sinh sản chứ ít được dùng làm sức kéo nữa. Vì vậy dù là thói
quen lâu đời của cha ông để lại nhưng nếu nó không phù hợp nữa thì nó cũng
sẽ được sửa đổi cho phù hợp.
- Phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một địa phương,
của một dân tộc hay của một nước. Ví dụ như phong tục thờ cúng Tổ tiên,
phong tục cổ truyền nấu bánh chưng ngày tết của nhân dân ta… [5]
Mỗi nước có phong tục tập quán riêng và trong mỗi nước, mỗi địa
phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong
tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có
những phong tục riêng.

Trong nếp sống, có những cái được xã hội đề ra thành quy ước, chưa
thành thói quen nhưng qua quá trình thực hiện tự giác hay không tự giác dần

6


dần biến thành thói quen, đồng thời cũng bao gồm cả những cái đã trở thành
thói quen, thành phong tục tập quán.
Những hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức,
tâm lý trở thành thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một
cá nhân hoặc một khối cộng đồng người trong một địa phương, một dân tộc
hoặc của nhiều dân tộc thường gọi là tập quán hoặc thói quen. Thói quen
được truyền lại từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, làm
cho những người đời sau tuân theo một cách không tự giác. Những tập quán
có tính chất xã hội, được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền
miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ
yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án.
Phong tục tập quán là phạm trù rộng lớn, nó bao hàm mọi khía cạnh
trong đời sống của con người.
Là sản phẩm của xã hội, phong tục tập quán được sinh ra từ các mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên như trời, đất, núi, sông…, giữa người với
người như giao tiếp, ứng xử, giữa con người với lao động sản xuất như cày
cấy… Từ tất cả các mối quan hệ đó, con người rút ra những kinh nghiệm để
sống, để hòa hợp với tự nhiên, dựa vào tự nhiên để phục vụ con người, để con
người tồn tại và phát triển.
Có thể nói, phong tục tập quán có ở hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời
sống con người. Từ các tập tục, lễ tiết vòng đời của mỗi cá nhân, từ sinh đẻ,
cưới hỏi, tang lễ; từ ngày hội cổ truyền đến ngày hội văn hóa mới…
Phong tục tập quán Việt Nam được các thành viên của cộng đồng giữ
gìn, tôn thờ như là linh hồn của cộng đồng. Nó ăn sâu bám rễ trong tiềm thức

của con người, thậm chí khi thay đổi thể chế chính trị xã hội mà phong tục tập
quán cũng khó lòng thay đổi. Như đối với tình làng nghĩa xóm chẳng hạn,
trước đây khi còn đói rách do chiến tranh thì mọi người đoàn kết giúp đỡ
nhau qua cơn hoạn nạn, còn ngày nay khi mà hoà bình lập lại đã lâu nhưng

7


tình cảm ấy vẫn không hề thay đổi mà nó lại còn được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau, với hàng xóm láng giềng thì giúp đỡ nhau khi có công
việc như cưới hỏi hay dựng nhà, còn những người ở xa mà gặp khó khăn thì
lại có ủng hộ người nghèo…. Qua đó ta thấy được những tập quán tốt đẹp của
người Việt Nam chúng ta thật đáng được chân trọng.
Phong tục tập quán chính là đặc trưng văn hóa của cộng đồng, là tính cách
và cả trình độ văn minh của cộng đồng đó. Phải nhận thức được đầy đủ giá trị
của phong tục tập quán và vị trí của nó trong nền văn hóa nước nhà và phải coi
văn hóa dân tộc là tài sản vô giá, là tài nguyên cho sự phát triển đất nước.
Với một dân tộc có truyền thống văn hiến, từng lựa chọn một trật tự
trong hệ giá trị “ Một mặt người hơn mười mặt của” và “người ta là hoa của
đất”; với một đất nước “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” thì cái phải giữ cho đó
là Bản sắc văn hóa dân tộc mà hạt nhân là phong tục tập quán. Đây cũng
chính là cái nền để từ đó chúng ta thực hiện xây dựng văn hóa giao tiếp và
văn hóa ứng xử của từng con người Việt Nam.
Phong tục luôn được bổ sung những điều mới mẻ và loại thải những
điều lạc hậu. Quá khứ và truyền thống văn hóa chỉ có thể được giữ gìn và phát
huy thông qua hiện tại, qua cuộc sống hàng ngày bởi những con người ngày
nay. Do vậy mà chúng ta phải không ngừng học tập, tìm hiểu để có thể nhận
thức được những cái hay trong đó để có thể phát triển và duy trì các truyền
thống tốt đẹp đó.
- Truyền thống

Truyền thống là những giá trị được hình thành từ thực tế cuộc sống sản
suất và chiến đấu, sinh hoạt xã hội của một cộng đồng tộc người, của một
quốc gia qua thời gian và lịch sử. Dần dần những hệ giá trị đó trở nên bền
vững, trở thành những chuẩn mực xã hội để các thế hệ người trong quốc gia
đó nối tiếp nhau theo đó mà sinh sống mà hành động. Như thế truyền thống
cũng mang tính bản sắc văn hóa của một quốc gia tồn tại vượt thời gian,

8


truyền thống cũng là động lực văn hóa lớn cho sự phát triển. Khi một biến
chuyển lớn lao trong xã hội xảy ra, một nền kinh tế, một chế độ chính trị thay
đổi thì truyền thống cùng với tính hiện đại dần được bổ sung thêm gọi là tố
chất đồng đại, làm cho truyền thống giữ mãi tính bền vững của nó. Ví như
truyền thống tương thân, tương ái, tình nghĩa xóm làng trong văn hóa Việt
Nam nay được phát huy, mở rộng hơn thành tình nghĩa làng nước, biểu hiện ở
việc cả nước rầm rộ ủng hộ đồng bào vùng bị lũ lụt, ủng hộ quỹ vì người
nghèo diễn ra hàng năm.
- Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa là những giá trị văn hóa được hình thành từ thực
tế cuộc sống sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt của cộng đồng người trong thời
gian dài. Dần dần những giá trị về văn hóa đó trở nên bền vững và trở thành
chuẩn mực của xã hội để các thế hệ người sau nối tiếp nhau sinh sống và tiếp
tục phát huy các truyền thống tốt đẹp đó. Truyền thống văn hóa nó mang bản
sắc riêng của từng dân tộc.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có một thời nhìn truyền thống tách khỏi
văn hóa, cho rằng truyền thống Việt Nam hình thành từ xã hội nông nghiệp
phong kiến nên lạc hậu và lỗi thời với văn hóa công nghiệp hiện đại, muốn
xây dựng văn hóa mới thì phải bãi bỏ truyền thống cũ. Quan niệm ấy đã làm
cho quan hệ giữa người với người trở nên khô cứng, lối sống trở nên buồn

chán, đơn điệu… không giữ được thế ổn định. Mà ổn định là điều kiện tiên
quyết cho phát triển. Nghị quyết V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã khắc phục được
tình trạng đó.
Với những truyền thống văn hoá tốt đẹp mà đời trước để lại cho thế hệ
sau nó vẫn còn nguyên giá trị cho đến nay và cho cả mai sau như truyền thống
uống nước nhớ nguồn người dân Việt Nam. Truyền thống này nó không chỉ
thể hiện ở khía cạnh giữa con cái với cha mẹ mà nó còn là tình thầy trò, tình

9


yêu quê hương đất nước…những truyền thống văn hoá đó nó luôn là nguồn
khích lệ động viên rất lớn đối với giới trẻ hiện nay trên con đường xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn. Có
nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,
phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn. Theo quan điểm nhóm
chuyên viên của Liên hợp quốc đề cập đến khái niệm CONTINIUM nông
thôn – đô thị để so sánh nông thôn và đô thị với nhau.
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo
thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều

nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã
hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác”[2]
Việt Nam đến năm 2009 vẫn còn có tới 70,4% sống ở vùng nông thôn
[14], điều này cho thấy nước ta phát triển chủ yếu là dựa vào nông nghiệp vì
vậy Đảng và Nhà nước phải đặc biệt quan tâm hơn nữa tới vùng nông thôn để
giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng với nhau đặc biệt là vùng
nông thôn với thành thị.
Ở nông thôn thì về mặt tổ chức hành chính cơ bản được chia theo nhiều
cách khác nhau, nơi thì chia theo phường, hội, nơi thì chia theo thôn, xã…

10


Nếu chia theo thôn, xã thì thường là một xã gồm một làng nhưng cũng có xã
gồm một vài làng, trong làng lại có các xóm.
Nông thôn có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia đặc biệt là với nước ta là một nước nông nghiệp thì vai trò của nông
thôn lại càng lớn, nó không những là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho
người dân, cho xuất khẩu mà nó còn là nơi tiêu thụ sản phẩm, nơi cung cấp
lao động cho thành thị.
Qua đó ta có thể thấy nông thôn chính là vùng quê có vai trò rất lớn,
ngành nghề chủ yếu của người dân ở đây đều có liên quan đến nông nghiệp
nhưng lại có những điều rất quý mà không phải nơi nào cũng có được đó là
người dân ở đây sống với nhau gần gủi thân thiết, có tình có nghĩa. Không
những thế ở đây còn là nơi lưu giữ nhiều truyền thống văn hoá có giá trị từ
xưa cho đến nay.
2.1.2 Phân loại phong tục tập quán
Cho đến nay đang tồn tại một số cách phân loại về phong tục tập quán
như sau:

* Phân loại theo lĩnh vực trong đời sống
- Phong tục tập quán trong sản xuất
Trong lĩnh vực này thì nó nói đến những phong tục tập quán trong sản
xuất của người dân đặc biệt là người dân nông thôn. Những phong tục góp
phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
- Phong tục tập quán trong văn hoá
Là những phong tục trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Nó góp phần làm phong phú hơn về đời sống tinh thần cho mọi người.
- Phong tục tập quán trong xã hội
Đây là tổng thể những phong tục tập quán trong xã hội có tại địa
phương, nó bao gồm cả các phong tục về đời sống văn hoá vật chất và phi vật
chất của con người.

11


* Phân loại theo tính chất của phong tục tập quán
- Phong tục tập quán trong gia đình: Trong mỗi gia đình lại có những
phong tục tập quán riêng. Tuy nhiên nó cũng không ngoại trừ những phong
tục mang tính hiếu nghĩa.
- Phong tục trong gia tộc: Đây là những phong tục tập quán có trong
mỗi gia tộc, họ tộc. Những phong tục tập quán nói về các mối quan hệ trong
gia tộc, giữa cha mẹ với con cái, giữa cháu với Ông Bà, giữa anh với em… từ
khi sinh ra cho đến khi chết đi, rồi cả những phong tục diễn ra trong cuộc đời
của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, họ tộc như: phong tục sinh
nhật, phong tục cưới hỏi…
- Phong tục trong làng, xã: Là tất cả những phong tục có trong làng, xã.
Nó mang tính cộng đồng cao và được nhiều người biết đến.
2.1.3 Đặc điểm phong tục tập quán nông thôn Việt Nam
- Phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc

Đặc điểm này phù hợp với mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước
ta nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cụ thể là:
Trong làng xã của nông thôn Việt Nam nói chung và của làng xã xứ
Thanh nói riêng thì người nông dân hợp lại với nhau trong nhiều hình thức tổ
chức khác nhau: xóm ngõ, dòng họ, phe pháp, phường hội… theo các thiết
chế của bộ máy chính trị - xã hội ở địa phương. Mỗi thiết chế hoặc tổ chức ấy
có quy định riêng, độc lập, tách biệt nhau.
Hương ước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các thiết chế tổ
chức ấy. Nó là sợi dây ràng buộc hữu cơ mọi thành viên, mọi thiết chế, tổ
chức phải tuân thủ nghiêm ngặt những nghĩa vụ và quyền lợi mà làng đã quy
định, khiến từng thành viên, tổ chức không thể làm trái.

12


Hương ước giúp cho bộ máy quản lý làng xã nắm được các tổ chức cấu
thành guồng máy làng xã, “xâu” chúng lại với nhau bằng những quy định
trong một thế phân công chung, chặt chẽ, nó được thể hiện ở các điểm như:
+ Vấn đề tế tự, cúng lễ trong làng và xác định rõ ràng tôn ty trật tự
Vấn đề tế tự, cúng lễ và xác định rõ ràng tôn ty trật tự ở nông thôn, các
làng quê trong các bản hương ước đều được đặt lên hàng đầu. Các đình, miếu,
đền, đài…đặt ở đâu, phải trông nom như thế nào, các ngày lễ được tổ chức
như thế nào, vào thời gian nào? Đây là điều nông thôn xưa Việt Nam rất coi
trọng. Có lẽ từ cuộc sống thực tế thời xưa chưa có gì đảm bảo cho sự yên
bình, hạnh phúc thì việc gửi niềm tin tưởng vào thần linh, vào lực lượng siêu
trần bảo vệ xóm làng cũng là điều tất yếu với người nông dân.
+ Về chính trị, hương ước đã đề cập đến những người có phẩm hàm,
chức tước được nhà nước trao giữ quyền cai trị. Các bô lão trong làng cũng
được giữ vai trò và vị trí có tầm quan trọng khác nhau trong việc quyết định

các công việc của làng.
Như vậy ta có thể thấy, việc quản lý làng dựa vào hai lực lượng xã hội
chính là thiên tước và vương tước. Thiên tước được quyền cai quản những công
viêc vủa làng ngay từ khi mới thành lập, vương tước chỉ thực hiện công việc
quản lý sau khi nhà nước đã hình thành và với bàn tay cai trị xuống từng làng.
+ Về văn hoá giáo dục, hương ước làng cũng có quy định khác nhau,
nhằm giữ gìn và bảo vệ những thuần phong mỹ tục. Khuyến khích mở rộng
trường học và quy định mức đãi ngộ vật chất đối với người dạy.
Cùng với đó thì các làng có khuyến khích mọi người tận dụng đất đai,
chăm chỉ cày cấy, chịu khó làm ăn. Nếu gia đình nào bỏ đất hoang hoá thì đều
bị phạt.
- Các phong tục có tính cộng đồng cao, là đặc trưng văn hoá của cộng đồng.
Như đã trình bày thì phong tục tập quán nó được sinh ra từ các mối
quan hệ giữa con người với con người, chính vì vậy những phong tục đó nó

13


luôn thể hiện được tính khăng khít trong cộng đồng. Ví như phong tục tình
làng nghĩa xóm ở nông thôn chẳng hạn, nhà nào mà có công to việc lớn như
cưới vợ cho con hay dựng nhà, làm cửa thì hàng xóm đều nhiệt tình sang giúp
đỡ. Hay như các phong tục liên quan tới đình chùa thì tất cả người dân trong
làng, trong xã… đều có thể tới để tham dự mà không hề phân biệt người trong
làng hay ngoài làng gì. Tất cả những điều đó nó thể hiện sự chia sẽ giữa con
người với con người, giữa con người với tự nhiên với nhau.
- Thể hiện ở mọi mặt đời sống của xã hội
Trong cuộc sống hàng ngày, dù bất cứ việc gì cũng có liên quan tới những
phong tục tập quán, từ ăn, mặc,ở cho đến những ứng xử, giao tiếp từ khi sinh ra
cho đến khi chết đi, từ những nghi lễ thờ cúng các vị thần đến thờ cúng Tổ
tiên… Thể hiện cụ thể như trong ăn uống thì cha ông ta có câu “ăn trông nồi,

ngồi trông hướng” để răn dạy con cháu, trong ăn mặc thì phải kín đáo lịch sự để
không bị làng xóm dị nghị… chính những cái lề thói hàng ngày như vậy mà nó
răn dạy con người và đưa con người ta vào một cái khuôn phép, đôi khi nó còn
có tác động mạnh tới lối sống của con người đặc biệt là giới trẻ còn mạnh hơn cả
đạo luật.
2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phong tục tập quán
- Kinh tế:
Cha ông ta có câu “phú quý sinh lễ nghĩa” thì chúng ta cũng phần nào
thấy được các lễ nghi hay chính là những phong tục nó cũng phụ thuộc rất
nhiều vào kinh tế. Khi kinh tế phát triển thì cũng sẽ có người quan tâm nhiều
hơn tới những lễ nghi do vậy họ sẽ tìm hiểu và tham gia vào một số phong tục
nào đó. Nó thể hiện rõ nhất ở trong gia đình. Khi kinh tế phát triển thì họ có
nhiều điều kiện để quan tâm hơn tới những người thân, những người có công
sinh thành giáo dưỡng. Hơn nữa họ lại luôn có ý thức trong giúp đỡ những
người kém may mắn hơn mình với quan niệm “lá lành đùm lá rách”.

14


Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt của sự phát triển đó thì cũng có không ít
những mặt trái của sự phát triển đó là với áp lực của sự phát triển thì con người
không còn thời gian để quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình có đang thay
đổi hay không mà đôi khi họ chỉ đang tranh đua với nhau để làm sao có được
vị trí cao trong xã hội hay để đạt được cái gì đó về kinh tế… Và với sự phát
triển như vậy thì việc du nhập văn hoá từ bên ngoài là không thể tránh khỏi
- Xã hội
Hiện nay việc ý thức giữ gìn và bảo vệ các giá trị truyền thống của dân
tộc đặc biệt là những phong tục tập quán của nhân dân ta chưa nhiều, do vậy
cùng với sự phát triển của xã hội thì những giá trị truyền thống đó đang bị tác
động rất mạnh mẽ và ồ ạt bởi văn hoá nước ngoài. Cụ thể ta có thể thấy ngay

trong cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay, không còn biết tới các trang phục
truyền thống của dân tộc mình mà lại thích mặc những đồ may mặc sẵn và
những trang phục đó đang được xem là tiện lợi và hợp thời trang…
Nói tóm lại, ý thức của con người là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới
phong tục tập quán. Chúng tôi nghĩ dù với bất kì sự thay đổi của xã hội mà
con người luôn có ý thức giữ gìn thì nó sẽ luôn được bảo tồn và phát triển.
2.1.2 Cơ sở lý luận về giữ gìn và phát triển phong tục tập quán nông thôn
- Giữ gìn: là giữ được nguyên vẹn không bị mất mát, tổn hại
Giữ gìn là giữ được ý tứ, thận trọng và đúng mực, tránh sơ xuất trong
cử chỉ nói năng.
Với khái niệm đó về giữ gìn thì đối với phong tục tập quán chúng ta nên
giữ gìn cái gì và nên bỏ đi cái gì? Đây là một câu hỏi mà không dễ trả lời. Tuy
nhiên chúng tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.
Phong tục là điều mà mọi người đã sớm quan tâm không chỉ có người
dân Việt Nam mà tất cả các dân tộc, các quốc gia trên khắp hành tinh này đều
rất quan tâm chính vì thế mà ý thức giữ gìn nó sớm đã được quan tâm, mỗi
một nơi, mỗi một ngành nghề thì lại có những phong tục riêng cho nên nó

15


×