Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tại Công ty sợi Trà Lý.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.04 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần sợi Trà Lý
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI
TRÀ LÝ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty sợi Trà Lý
1.1.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sợi Trà Lý
Công ty cổ phần sợi Trà Lý được thành lập theo quyết định của UBND
tỉnh Thái Bình năm 1978, và trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam- bộ
công nghiệp.Toàn bộ nguồn vốn xây dựng và mua sắm thiết bị đều do NSNN
cấp.
Tháng 5/1980 công ty bắt đầu đi hoạt động với tên gọi “Nhà máy sợi
đay thảm Thái Bình”.
Tháng 7/1995 theo quyết định của Bộ công nghiệp công ty chính thức
lấy tên là “công ty cổ phần sợi Trà Lý”.
Tháng 7/2005 công ty đã chính thức chuyển đổi hình thức chử sở hữu
vốn từ công ty nhà nước trở thành công ty cổ phần với 51% vốn nhà nước.
Công ty chính thức đổi tên thành “công ty cổ phần sợi Trà Lý “.
Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm các loại sợi đay,
bao đay, sợi cotton, sợi PE,…
Từ khi đi vào hoạt động, năm 1890-1990 nước ta và Liên Xô cũ ký kết
hiệp định kinh tế về xuất khẩu thảm đay nên nhiệm vụ chính của công ty ở
giai đoạn này là kéo đay tơ thành sợi để làm thảm xuất khẩu, ngoài ra còn
xuất sợi đay làm nguyên liệu dệt bao phục vụ nhu cầu trong xã hội.
Tháng 5/1990, do tình hình kinh tế chính trị của Liên Xô có sự thay đổi
làm hiệp định kinh tế kí kết giữa Việt Nam và Liên Xô về xuất khẩu thảm đay
bị cắt bỏ. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng với số lượng lớn không tiêu thụ được, tổ
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
2


Báo cáo thực tập
chức sản xuất lúc này chỉ mang tính duy trì và bắt buộc. Trước tình hình đó
công ty phải tìm ra một hướng đi mới, công ty quyết định chuyển sản xuất
thảm đay sang sản xuất sợi đay để dệt bao phục vụ cho xuất khẩu gạo và các
mặt hàng nông sản khác và nó trở thành nhiệm vụ chính của công ty từ đó tới
nay.
Trong quá trình hoạt động công ty đã có những đóng góp đáng kể cho
NSNN, giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động. Trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế của nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cùng với sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, công ty đã gặp không ít những khó
khăn. Nhưng với tinh thần đoàn kết gắn bó, chủ động sang tạo, cần cù lao
động của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong đơn vị nói chung và của phòng
tài vụ nói riêng đã từng bước khắc phục khó khăn, nắm bắt phát huy được
những thuận lợi, ổn định tổ chức sản xuất.
Trong giai đoạn từ năm 1993 – 1996, cùng với việc tổ chức lại sản xuất
kinh doanh, công ty đã đầu tư khoảng 1,2 -1,5 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay
ngân hàng và nguồn vốn đầu tư của khách hàng để mua máy móc thiết bị
chuyên dùng phục vụ sản xuất: máy dệt, máy kéo sợi,…
Tháng 7/2003 công ty đã hoàn thành dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi
hai vạn cọc đưa vào sử dụng. Đây là dây chuyền kéo sợi tiên tiến nhất hiện
nay với các máy móc thiết bị được nhập từ các nước có trình độ khoa học kĩ
thuật phát triển cao như: Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ,…góp phần làm phong phú
thêm các mặt hàng của công ty, giải quyết công việc làm cho một số lượng
lớn lao động.
Tháng 7/2005 cùng với xu thế phát triển đất nước, công ty sợi Trà Lý đã
chính thức chuyển đổi hình thức chủ sở hữu vốn từ công ty nhà nước thành
công ty cổ phần với 51% là vốn nhà nước, công ty tiếp tục đổi tên thành:
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
3

Báo cáo thực tập
“công ty cổ phần sợi Trà Lý”. Việc chuyển đổi hình thức chủ sở hữu này ban
đầu khiến cho tập thể cán bộ công nhân viên lúng túng, công việc sản xuất
kinh doanh gặp nhiều khó khăn do không còn sự giúp đỡ của nhà nước,sau
một thời gian ban giám đốc công ty ngày càng năng động hơn trong việc tìm
kiếm phương thức kinh doanh mới, bạn hàng mới, giúp doanh nghiệp chủ
động trong sản xuất, đồng thời người lao động có ý thức hơn, nỗ lực hơn
trong sản xuất. Điều này khiến cho công ty đạt được những thành tích cao
trong những năm vừa qua. Sau khi tiến hành cổ phần hoá, theo phương án mở
rộng và nâng cao quy trình công nghệ đã được đại hội đồng cổ đông lần thứ
nhất thông qua, công ty đã tập trung vào đầu tư nhà xưởng, mua sắm thiết bị,
máy móc đồng bộ, điều kiện sản xuất hàng loạt đạt chất lượng cao. Tính đến
nay mỗi phân xưởng của công ty đều được trang bị trên dưới 100 máy móc
các loại.
Vốn điều lệ của công ty là: 13500000000 (mười ba tỷ năm trăm triệu
đồng chẵn).
Sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty hiện nay là:
+ Sợi cotton, sợi pha, sợi PE dùng cho dệt kim và dệt thoi
Sợi cotton được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu chính là bông sơ tự
nhiên
Sợi PE được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu bông xơ nhân tạo
sợi pha được sản xuất từ nguyên liệu bông xơ nhân tạo và tự nhiên.
+ sợi đay và bao đay các loại: sợi đay được sản xuất từ đay tơ, bao đay
được dệt từ sợi đay.
Bên cạnh việc sản xuất các loại sợi và bao đay công ty còn kinh doanh
một số hoạt động như: cho thuê văn phòng, cửa hàng, kiốt bán hàng,…
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
4
Báo cáo thực tập
Các sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho các công ty

sản xuất bao bì, các công ty dệt và phục vụ các tổ chức cá nhân có nhu cầu
trong xã hội.
Trong những năm gần đây nguồn vốn của công ty không ngừng tăng là
do công ty đã tiến hành mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành giảm chi phí,…Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước,
các chế độ với người lao động luôn được đảm bảo, đời sống của cán bộ công
nhân viên ngày càng được cải thiện. Điều này khuyến khích người lao động
không ngừng phấn đấu nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm cho công
ty.
1.1.2.Đặc điểm về cơ chế tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và
sự cố gắng không ngừng, sự cần cù sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân
viên đã giúp cho công ty đạt được những thành tích cao trong sản xuất. Doanh
số bán hàng ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện qua bảng số
liệu sau :
Đơn vị tính: 1000đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
1 tổng giá trị tài sản 108536000 100176000 107530000
2 doanh thu thuần 110530000 145017000 163450000
3 Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
445907 602471 702485
4 Lợi nhuận khác (22769) 54713 76535
Bảng số 01: bảng so sánh kết quả kinh doanh từ năm 2005- 2007
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
5
Báo cáo thực tập
Căn cứ vào số liệu trên chúng ta thấy doanh thu của Công ty năm sau
cao hơn năm trước tương ứng với nó là sự tăng lên của lợi nhuận. Những năm

vừa qua công ty luôn đảm bảo được việc làm cho 668 người lao động với mức
lương ổn định và khá cao là 1250000.
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng số lao
động (người)
647 652 668
2 Thu nhập bình
quân (Đ/Ng/Th)
745000 825000 1250000
Trình độ chuyên môn của công nhân viên ngày càng được nâng cao nhất
là đội ngũ quản lí, nhiều người lao động còn được công ty cho đi học tập nâng
cao tay nghề, tham quan các công ty sản xuất của nước bạn. Điều này cho
thấy công ty đã chú trọng tới việc nâng cao tay nghề cho người lao động ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, …
Đối với lao động trực tiếp: công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng
tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về
ngành hàng. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả
lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến
khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn.
Đối với lao động tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ: công ty luôn tạo
điều kiện cho tham gia các lớp đào tạo tập huấn chuyên ngành, các lớp bồi
dưỡng ngắn hạn về các chế độ chính sách của nhà nước…Những cán bộ công
nhân viên do công ty cử đi học tập đều được công ty thanh toán chi phí học
tập và hưởng lương trong quá trình học.
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
6
Báo cáo thực tập
Hiện nay công ty đang mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường
ra các nước trong khu vực. Đó là tín hiệu tốt đối với doanh nghiệp.

1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống sản xuất kinh doanh
của công ty sợi Trà Lý
1.2.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý tại công ty sợi Trà Lý
Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty :
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định
những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ
đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và kế hoạch tài
chính cho những năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành và những người
quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ
công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết đại hội dồng cổ đông
quy định.
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung như
sau:
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
7
Báo cáo thực tập
Sơ đồ số 03: tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần sợi Trà Lý .
Tổng số công nhân viên của công ty là 668 công nhân với mức lương
bình quân là 1250000. Bộ máy của công ty được tổ chức chặt chẽ dưới sự
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
Giám đốc

Phó GĐ phụ
trách sản
xuất
Phòng tài vụ
kế toán
Phó GĐ phụ
trách đời
sống
Phòng
KCS
Phòng

thuật
Phân
Xưởng
sợi
Phân
xưởng
dệt
Phòng
nghiệp
vụ
kinh
doanh
Văn
phòng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM

SOÁT
8
Báo cáo thực tập
lãnh đạo của ban giám đốc, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, nhiệm vụ
riêng , hàng tháng đều có sự đánh giá và báo cáo lên ban giám đốc
Ban giám đốc của công ty gồm 3 người :
Giám đốc là người đứng đầu của công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động sản xuất và kinh doanh của công ty. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lí và sử dụng có hiệu quả tài
sản, vật tư, vốn, phân phối tiền lương lao động, tiền thưởng và các chế độ
chính sách với nhà nước, công nhân viên.
Phó giám đốc : tham mưu giúp giám đốc quản lí và điều hành sản xuất
kinh doanh. Giám đốc phân công mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực.
Phó giám đốc ra chỉ thị cho các phòng ban theo giới hạn về quyền của mình.
Các phòng ban trong công ty :
-phòng nghiệp vụ kinh doanh: đây là phòng chủ đạo của công ty trong
quá trình sản xuất và kinh doanh. Ngoài nhiệm vụ chính là là tạo ra các nguồn
hàng sản xuất kinh doanh tại công ty, phòng còn có chức năng tư vấn, tham
mưu cho ban giám đốc trong việc ra các văn bản lien quan tới sản xuất kinh
doanh như điều chỉnh giá bán hàng, phương thức kinh doanh, củng cố và mở
rộng thị trường,…
-phòng KCS : Chức năng chính của phòng là kiểm tra chất lượng sản
phẩm khi hoàn thành.
-Phòng kế toán tài vụ: có chức năng giúp giám đốc trong bảo toàn vốn,
cho nên bộ phận kế toán trong công ty ghi chép một cách chính xác, kịp thời,
liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và biến động trong công ty, có kế
hoạch định hướng cung cấp thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ các chế
độ ghi chép ban đầu, phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C

9
Báo cáo thực tập
kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm
kê tài sản., tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định.
-Phân xưởng sợi và dệt là hai phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng
gồm các bộ phận sau:
Quản đốc: quản lý và điều hành sản xuất ở các phân xưởng theo kế
hoạch được giao đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng sản phẩm; quản lý
chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị trong phân xưởng; tổng
hợp và phản ánh kịp thời về năng lực sản xuất và chất lượng hàng hoá, tiến độ
sản xuất tới các phòng ban có liên quan.
Tổ trưởng sản xuất: trực tiếp quản lí và điều hành tổ sản xuất theo kế
hoạch sản xuất của công ty và quản đốc phân xưởng, quản lý máy móc thiết
bị, phát hiện và đề xuất với quản đốc phân xưởng kịp thời xử lý các hư hỏng
mất mát tài sản, công cụ, nguyên phụ liệu. Phân công lao động theo dõi và
tổng hợp kết quả lao động của từng công nhân trong tổ gửi lên phòng kế toán
để làm lương, thưởng, xếp loại lao động hàng tháng, đồng thời thực hiện sự
phân công chỉ đạo của lãnh đạo công ty và quản đốc phân xưởng.
Tổ phó sản xuất: giúp việc cho tổ trưởng tổ sản xuất trong việc hướng
dẫn kĩ thuât, kiểm tra chất lượng từng công đoạn và toàn bộ sản phẩm trong
dây chuyền sản xuất sản phẩm, thay thế tổ trưởng sản xuất khi tổ trưởng vắng
mặt.
Công nhân sản xuất: thực hiện sản xuất một hay một số công đoạn sản
xuất theo sự phân công lao động của tổ, phân xưởng. Phối hợp với công nhân
ở các công đoạn khác hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của tổ, phân xưởng, thực
hiện các yêu cầu khác của ban lãnh đạo công ty và quản đốc phân xưởng
Ngoài các phòng ban chính và bộ phận sản xuất (phân xưởng sợi và
phân xưởng dệt) còn có thêm một bộ phận phụ : bộ phận vận tải, bộ phận cơ
điện, bộ phận nhà ăn.
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C

10
Báo cáo thực tập
+ Bộ phận vận tải có nhiệm vụ thực hiện tất cả các yêu cầu vận chuyển
hàng hoá, nguyên vật liệu trong công ty.
+ Bộ phận nhà ăn : chủ yếu phục vụ bữa ăn cho công nhân viên trong
công ty
+ Bộ phận cơ điện: đảm bảo an toàn và giải quyết các sự cố về điện
năng phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty
1.2.2 Đặc điểm về hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty sợi Trà Lý
Bộ phận sản xuất chính của công ty gồm 2 phân xưởng chủ yếu là phân
xưởng sợi và phân xưởng dệt. Công ty tổ chức sản xuất theo các phân xưởng
tương ứng với từng giai đoạn chính của quy trình công nghệ, kết quả sản xuất
của phân xưởng có thể được bán ra ngoài. Trong đó mỗi phân xưởng có chức
năng nhiệm vụ riêng :
• Phân xưởng sợi có nhiệm vụ chế biến các loại sợi từ nguyên liệu chính
là đay tơ thành sợi đơn, sợi se,… để bán ra ngoài hoặc chuyển vào kho gia
công để phục vụ cho phân xưởng dệt.
• Phân xưởng dệt có nhiệm vụ dệt ra các loại bao có kích cỡ khác nhau
theo yêu cầu kĩ thuật.
Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm của công ty sợi Trà Lý
Thái Bình là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, loại hình
sản xuất khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽ nhau.Mỗi phân
xưởng có một quy trình công nghệ riêng tương đối phức tạp.
Đối với phân xưởng sợi :
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C
11
Báo cáo thực tập
Quy trình công nghệ ở phân xưởng sợi
Sơ đồ 04: Quy trình công nghệ ở phân xưởng sợi
Sv thực hiện : Nguyễn Thị Anh Thư - Kế toán tổng hợp 46C

Kho đay

Nhà chọn
đay
Làm mềm

chải 1
chải 2
chải 3
Ghép 1
Ghép 2
Ghép 3
Sợi con
Máy
sợi
đơn
Máy
sợi se
sợi
đơn
sợi se
Thành
phẩm
nhập
kho gia
công
BTP
Phân
xưởng
dệt

Bán
sợi nhập
kho TP
12

×