Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Điều trị ngón tay cò súng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.11 KB, 23 trang )

NGÓN TAY CÒ SÚNG


I. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU

• Giải phẫu xương bàn
tay
• Giải phẫu gân gấp: gân
gấp nông và sâu
• Giải phẫu bao hoạt
dịch: gồm có 3 bao
ngón tay và 2 bao ngón
tay cổ tay


I. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU

Giải phẫu hệ thống ròng rọc
•Ròng rọc vòng: A1, A2, A3, A4, A5
•Ròng rọc chéo: C1, C2, C3


II. ĐỊNH NGHĨA:

• Ngón tay cò súng là tình trạng giới hạn cử
động ngón tay, khi cố gắng duỗi thẳng ngón
tay thì nó sẽ bị kẹt và trước khi duỗi thẳng
sẽ cảm giác nghe tiếng bật.


III. SINH LÝ BỆNH


• Khi viêm bao gân do chấn thương lặp đi lặp
lại hoặc sử dụng quá mức hoặc do tình
trạng viêm như viêm khớp dạng thấp
• Không gian trong bao gân trở nên hẹp và co
thắt.
• Sợi gân không trượt qua bao gân được hoặc
khó khăn, có lúc làm ngón tay co lại không
thẳng ra được.
• Với tình trạng như vậy kéo dài, là cho gân
kích thích và viêm, làm xấu dần đi
• Viêm kéo dài, xơ hóa xảy ra và những nốt
hình thành.


IV. YẾU TỐ NGUY CƠ:

• Nữ nhiều hơn nam
• Tuổi 40 – 60
• Có bệnh nội khoa: tiểu đường, viêm khớp
dạng thấp
• Người có hoạt động bàn tay nhiều


V. TRIỆU CHỨNG:

• Cảm giác đau khi sử dụng ngón tay
• Có thể sưng nề nhẹ
• Sờ có một chỗ u lồi lên ở mặt lòng bàn
tay ngay chỗ ngón bị đau
• Kẹt ngón tay khi duỗi, cảm giác tiếng

bật khi cố duỗi thẳng ngón tay
• Triệu chứng thường xuất hiện nhiều
vào sáng sớm, sau đó giảm dần về
chiều


VI. PHÂN ĐỘ

Theo Green D.P. 1997:
•Độ I: Đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1, vận
động ngón tay bình thường, đôi khi cằm nắm hơi yếu.
•Độ II: Ngón tay bị khóa, chủ động duỗi ra được, cằm
nắm yếu. Dấu hiệu chuyển sang độ 2 là sang thức dậy
ngón tay bị bật cứng đơ cử động một lát hết.
•Độ III: Ngón tay bị khóa, duỗi thụ động được hoặc
không có khả năng tự gấp ngón được
•Độ IV: Ngón tay bị khóa hoàn toàn không gấp duỗi
được, có rút gấp cố định ở khớp liên đốt gần


VII. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào thăm khám lâm sàng là chủ yếu
•Ngón tay khó cử động, đau tại vị trí bao gân bị
viêm
•Sưng ngón tay
•Sờ được nốt
•Dấu hiệu có súng
Cận lâm sàng: Siêu âm: sử dụng siêu âm với đầu
dò tần số 7,5-20MHz có thể thấy gân dày lên và có

dịch bao quanh.
Chẩn đoán phân biệt: Viêm khớp dạng thấp, gút,
thoái hóa khớp , viêm khớp vẩy nến,…


VIII. ĐIỀU TRỊ

A. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN:
Điều trị ban đầu:
•Hạn chế vận động mạnh
•Nẹp bất động ngón tay buổi tối trong vài tuần
•Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng
•Ngâm ngón tay trong nước ấm khoảng 10 phút vào
buổi sáng, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
•Massage giúp giảm đau
•Chiếu tia hồng ngoại


ĐIỀU TRỊ


VIII. ĐIỀU TRỊ

Khi các triệu chứng nặng hơn,
điều trị không giảm:
Thuốc giảm đau
NSAID uống hoặc bôi tại chổ
Tiêm corticoid tại chỗ



VIII. ĐIỀU TRỊ

Tiêm corticoid tại chỗ:
• Thường sử dụng Methylprenisolone,
Triamcinolone
• Pha 0.25–0.50ml với 1ml lidocaine
• Tiêm xung quanh ròng rọc A1, ngấm trong bao
gân
• Sử dụng kim < 21G
• Không nên tiêm vào gân vì có thể gây đứt gân
• Có thể sau vài tuần mới có tác dụng
• Tiêm lần 2 sau 6tuần nếu lần1chưa hiệu quả.
• Tiêm Corticoid làm giảm triệu chứng vài tháng
đến 3 năm


VIII. ĐIỀU TRỊ


VIII. ĐIỀU TRỊ


VIII. ĐIỀU TRỊ

B. Điều trị phẫu thuật được chỉ định:
•Sau khi tiêm corticoid 2 lần mà không
giảm triệu chứng hoặc tái phát sau 4-6
tuần cải thiện triệu chứng. Ngón 1 tiêm
1 lần thất bại chuyển sang phẫu thuật.
•Ngón tay bị khóa hoàn toàn không gấp

duỗi được, co gấp cố định ở khớp liên
đốt gần (độ 4)


CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN

• Cắt ròng rọc A1 qua da
• Mổ mở cắt ròng rọc A1
• Mổ nội soi cắt ròng rọc A1


CẮT RÒNG RỌC A1 QUA DA


OPEN SURGERY


IX. CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP

• Tổn thương bó
mạch thần kinh gan
ngón tay
• Tổn thương ròng
rọc A2
• Tổn thương gân gấp
• Sẹo lồi
• Kẹt gân
• Tổn thương thần
kinh quay ( ngón 1)
• Nhiễm trùng



X. CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT

• Giảm đau
• Kê cao để giảm sưng nề và đau
• Hạn chế vận động sau phẫu thuật 1-2
ngày
• Kháng sinh
• Cắt chỉ sau khoảng 07 ngày, thực hiện
các bài tập


XI. PHÒNG TRÁNH

• Tránh các yếu tố nguy cơ: tránh các vi chấn
thương.
• Phát hiện sớm và điều trị đúng các bệnh lý
như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,
gút, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính
khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn. Chỉnh
các dị tật gây lệch trục của chi. Thận trọng
khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon và phát
hiện sớm khi có triệu chứng gợi ý.




×