Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐÀO tạo SAU đại học CHUYÊN NGÀNH KINH tế học và KINH tế CHÍNH TRỊ tại TRƯỜNG đại học KINH tế LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.37 KB, 18 trang )

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHUN NGÀNH
KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Nguyễn Chí Hải*
Nguyễn Hồng Nga**
Lê Quốc Nghi***
1. Đặt vấn đề
Khoa kinh tế, trường Đại học kinh tế - Luật được nhà trường
giao nhiệm vụ phụ trách chun mơn đào tạo sau Đại học: (i) Bậc
Tiến sĩ: 2 chun ngành (Kinh tế học; Kinh tế chính trị); (ii) Bậc
Thạc sĩ: 3 chun ngành (Kinh tế học; Kinh tế chính trị; Kinh tế và
quản lý cơng).
Trong 14 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đại
học Quốc gia và Trường ĐH Kinh tế - Luật, sự nỗ lực của giảng
viên trong Khoa, sự hợp tác với tâm huyết và trách nhiệm của giảng
viên trong và ngồi trường, sự phối hợp, hỗ trợ đầy trách nhiệm của
các đơn vị trong Trường. Đến nay, đã có nhiều TS, ThS do Khoa
Kinh tế phụ trách đào tạo tốt nghiệp ra trường, đóng góp vào đội
ngũ các nhà khoa học và quản lý trên địa bàn phía nam và cả nước.
Bên cạnh những thành quả đạt được, u cầu nâng cao chất
lượng đào tạo, xứng tầm với vị thế của một Trường thành viên của
ĐHQG - HCM, theo định hướng nghiên cứu, là vấn đề có tính cấp
thiết hiện nay. Trong khn bài viết này, chúng tơi xin trình bày
khái qt tình hình đào tạo sau đại học tại Khoa Kinh tế, trong đó có
*

PGS,TS, Trưởng khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM)
PGS,TS, Phó Trưởng khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM)
***
ThS, Chun viên Phòng SĐH&QLKH, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG-HCM)
**



224

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


ngành Kinh tế chính trị, nêu ra những thành tựu đạt được, những
hạn chế bất cập, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo.
2. Hiện trạng đào tạo sau Đại học chun ngành Kinh tế học và
Kinh tế chính trị tại trường ĐH Kinh tế - Luật.
2.1 Cao học
2.1.1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo bậc cao học của Khoa Kinh tế được hình
thành từ năm 2001 và được chỉnh sửa vào cuối năm 2009 để phù
hợp với sự thay đổi về qui chế đào tạo bậc Thạc sĩ của ĐHQG TP.
HCM.
Năm 2010, theo chỉ đạo của ĐHQG - HCM, Khoa Kinh tế xây
dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ theo học chế tín chỉ. Khoa Kinh
tế thực hiện đào tạo theo 2 chương trình.
Thứ nhất, Chương trình giảng dạy mơn học: Học viên thực hiện
các mơn học và làm luận văn.
Thứ hai, Chương trình giảng dạy nghiên cứu: Chỉ u cầu học
một số mơn bắt buộc, học viên chủ yếu nghiên cứu viết luận văn và
có kết quả nghiên cứu được cơng bố trên các Tạp chí chun ngành.
Cho đến nay, do chưa có học viên đăng ký đào tạo theo chương
trình nghiên cứu, nên Khoa Kinh tế chỉ đào tạo theo chương trình
giảng dạy mơn học.

Dưới đây là chương trình đào tạo cao học của chun ngành
Kinh tế học và chun ngành Kinh tế chính trị.
Bảng 2.1 Chương trình đào tạo sau Đại học 2010
Chun ngành: Kinh tế học (Mã số: 60.31.01.01)
Phương thức đào tạo: Viết luận văn

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

225


HỌC KỲ I - 14 TÍN CHỈ
STT TÊN MƠN HỌC

TÍN CHỈ
Tổng
cộng


Thực
thuyết hành

Khác

Các mơn học bắt buộc: 10 TC
1

Triết học

5


4

1

2

Phương pháp NCKH

2

1,5

0,5

3

KTCT Mác - Lê nin 3
nâng cao

2,5

0,5

Các mơn học tự chọn: 04 TC
4

Kinh tế lao động

2


1,5

0,5

5

Tài chính cơng

2

1,5

0,5

6

Luật kinh tế

2

1,5

0,5

7

Các lý thuyết kinh tế 2
hiện đại


1,5

0,5

8

Kinh tế du lịch

2

1,5

0,5

9

Yếu tố văn hóa trong 2
hoạt động kinh tế

1,5

0,5

226

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



HỌC KỲ II: 14 TC
STT TÊN MƠN HỌC

TÍN CHỈ
Tổng
cộng


thuyết

Thực
hành

Khác

Các mơn học bắt buộc: 08
TC
1

Kinh tế lượng ứng 2
dụng

1,5

0,5

2

KTH nâng cao 1 (vi 3
mơ)


2,5

0,5

3

KTH nâng cao 2 (Vĩ 3
mơ)

2,5

0,5

Các mơn học tự chọn: 06
TC
4

KTH quốc tế nâng cao

2

1,5

0,5

5

Kinh tế cơng


2

1,5

0,5

6

Thẩm định dự án đầu 2


1,5

0,5

7

Lý thuyết trò chơi 2
trong kinh doanh

1,5

0,5

8

Kinh tế học thể chế

2


1,5

0,5

9

Kinh tế nơng nghiệp 2
và phát triển nơng thơn

1,5

0,5

10

Quản lý cơng

1,5

0,5

2

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

227


HỌC KỲ III: 13 TC
TÍN CHỈ


STT TÊN MƠN HỌC

Tổng
cộng


thuyết

Thực
hành

Khác

Các mơn học bắt buộc: 05
TC
1

KTH nâng cao 3 3
(KTPT)

2,5

0,5

2

Kinh tế dự báo

2


1,5

0,5

Các mơn học tự chọn: 08
TC
3

Tài chính phát triển

2

1,5

0,5

4

Kinh tế Việt Nam

2

1,5

0,5

5

Marketing

phương

địa 2

1,5

0,5

6

Phân tích thị trường 2
BĐS

1,5

0,5

7

Phân tích tài chính

2

1,5

0,5

8

Chính sách cơng


2

1,5

0,5

9

Tồn cầu hóa và khu 2
vực hóa

1,5

0,5

10

Kinh tế học quản lý

2

1,5

0,5

11

Chiến lược phát triển 2
KT - XH


1,5

0,5

228

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


HỌC KỲ IV: 15 TC - Luận văn tốt nghiệp
Tồn bộ chương trình gồm 56 tín chỉ, trong đó có 38 tín chỉ bắt
buộc và 18 tính chỉ tự chọn
(Nguồn: P.SĐH và QLKH, trường ĐH KTL)

Bảng 2.2. Chương trình đào tạo sau đại học
Chun ngành: Kinh tế chính trị (Mã số: 60.31.01.02)
Phương thức đào tạo: Viết luận văn
HỌC KỲ I - 14 TÍN CHỈ
TÍN CHỈ
STT

TÊN MƠN HỌC

Tổng
cộng



thuyết

Thực
hành

Khác

Các mơn học bắt buộc: 10
TC
1

Triết học

5

4

1

2

Phương pháp NCKH

2

1,5

0,5

3


Kinh tế chính trị Mácxít

3

2,5

0,5

Các mơn học tự chọn: 04 TC
4

Luật kinh tế

2

1,5

0,5

5

Quản lý cơng

2

1,5

0,5


6

Kinh tế NN và PTNN

2

1,5

0,5

7

Kinh tế chính trị quốc
tế

2

1,5

0,5

8

KTCT các nước đang
phát triển

2

1,5


0,5

9

Tài chính cơng

2

1,5

0,5

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

229


HỌC KỲ II: 15 TC
TÍN CHỈ
STT

TÊN MƠN HỌC

Tổng
cộng


thuyết

Thực

hành

Khác

Các mơn học bắt buộc: 09
TC
1

Kinh tế chính trị Lênin

2

1,5

0,5

2

Các lý thuyết KT hiện
đại

2

1,5

0,5

3

KTH vi mơ nâng cao


2

1,5

0,5

4

KTH vĩ mơ nâng cao

3

2,5

0,5

Các mơn học tự chọn: 06 TC

2

1,5

0,5

5

Tồn cầu hóa và khu
vực hóa


2

1,5

0,5

6

Kinh tế lao động

2

1,5

0,5

7

Kinh tế học quản lý

2

1,5

0,5

8

Chiến lược phát triển
KT-XH


2

1,5

0,5

9

Quan hệ kinh tế sau
chiến tranh lạnh

2

1,5

0,5

10

Tài chính phát triển

2

1,5

0,5

11


Luật thương mại quốc
tế

2

1,5

0,5

230

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


HỌC KỲ III: 12 TC
TÍN CHỈ
STT

TÊN MƠN HỌC

Tổng
cộng


thuyết

Thực
hành


Khác

Các mơn học bắt buộc: 04 TC
1

Kinh tế phát triển nâng
cao

2

1,5

0,5

2

KTCT thời kỳ q độ ở
VN

2

1,5

0,5

Các mơn học tự chọn: 08 TC
3

Kinh tế Việt Nam


2

1,5

0,5

4

Kinh tế đối ngoại Việt
Nam

2

1,5

0,5

5

Chính sách cơng

2

1,5

0,5

6


Thẩm định dự án đầu tư
cơng

2

1,5

0,5

7

Marketing địa phương

2

1,5

0,5

8

Kinh tế học giáo dục

2

1,5

0,5

9


KTCT các nước chuyển
đổi

2

1,5

0,5

10

KTCT Chủ nghĩa tư bản
hiện đại

2

1,5

0,5

11

Chính sách đất đai

2

1,5

0,5


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

231


HỌC KỲ IV: 15 TC - Luận văn tốt nghiệp
Tồn bộ chương trình gồm 56 tín chỉ, trong đó có 38 tín chỉ bắt
buộc và 18 tính chỉ tự chọn.
( Nguồn: P.SĐH và QLKH, trường ĐH KTL)

Chương trình đào tạo đã được thay đổi theo hướng hiện đại và
cập nhật hơn. Các mơn đã chia nhỏ và so sánh chương trình đào tạo
mới 2010, chúng ta thấy rằng, khối lượng chương trình giảm từ 80
tín chỉ còn 56 tín chỉ (giảm 30%). Số mơn tự chọn cũng tăng từ
12.5%(10/80) lên 32% (18/56). Khoa hiện nay chỉ có một phương
thức là làm luận văn vì 2 chun ngành của Khoa định hướng
nghiên cứu.
2.1.2. Đội ngũ Cán bộ
Hiện nay danh sách đội ngũ giảng dạy cho 2 ngành là khoảng
50 GS, PGS và tiến sĩ, trong đó Khoa Kinh tế có 9 giảng viên tham
gia giảng dạy (4PGS) và 15 giảng viên là GS, PGS, TS từ các Khoa
khác trong trường ĐH Kinh tế - Luật. Các giảng viên của trường
đảm nhận khoảng 75% số mơn trong chương trình. Số giảng viên
còn lại được mời từ các trường ĐH danh tiếng tại thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân Hàng, ĐH
Kinh tế quốc dân Hà Nội….Giảng viên hướng dẫn luận văn cao học,
có sự tham gia nhiều hơn của các giảng viên trong và ngồi trường,
phần lớn là các nhà khoa học hàng đầu từ các trường đại học ở
thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3. Quy mơ và kết quả đào tạo
Bảng 2.3. Số lượng đào tạo và tỷ lệ tốt nghiệp từ năm 2001 đến
2014
Ngành KTH

Ngành KTCT

Năm

Trúng
tuyển

Tốt nghiệp

Tỷ lệ
(%)

Trúng
tuyển

Tốt
nghiệp

Tỷ lệ
(%)

2001

23


21

91.30

14

14

100.00

2002

36

30

83.33

26

26

100.00

2003

33

26


78.79

30

28

93.33

232

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


2004

33

25

75.76

32

25

78.13

2005


25

17

68.00

23

17

73.91

2006

22

17

77.27

23

23

100.00

2007

18


16

88.89

16

10

62.50

2008

21

9

42.86

3

3

100.00

2009

8

1


12.50

13

2

15.38

2010

13

8

61.54

15

8

53.33

2011

14

5

35.71


17

7

41.18

2012

28

1

3.57

10

0

0.00

2013

18

0

0.00

13


0

0.00

2014

26

0

0.00

14

0

0.00

Tổng

318

176

55.35

249

163


65.46

(Nguồn: P.SĐH và QLKH, trường ĐH KTL)

Trong thời gian từ 2001 đến 2012, tỷ lệ tốt nghiệp ngành
Kinh tế học là 64.23% (176 tốt nghiệp trong tổng số 274 học viên
nhập học) và ngành Kinh tế chính trị là 73.42% (163 tốt nghiệp
trong tổng số 222 học viên nhập học). Những năm đầu tiên tỷ lệ tốt
nghiệp rất cao, nhất là 2 năm đầu gần 100%.
2.2. Nghiên cứu sinh
2.2.1. Chương trình đào tạo
Trước năm 2010, chương trình đào tạo khơng có các mơn học,
trừ trường hợp nghiên cứu sinh khơng đúng chun ngành phải học
bổ sung kiến thức. Các nghiên cứu sinh thực hiện 3 chun đề tiến
sĩ và thực hiện luận án. Hiện nay, theo qui chế mới được áp dụng từ
năm 2010, các nghiên cứu sinh phải học các chun để bắt buộc và
làm tiểu luận tổng quan. Khoa Kinh tế đã áp dụng giảng dạy chun
đề Tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh khóa 10, 11 và 12 với các
chun đề mang tính học thuật và có tính ứng dụng cao.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

233


Các nghiên cứu sinh có qui định chặt chẽ liên quan đến sinh
hoạt thường xun và học thuật. Mỗi năm học Khoa tổ chức 6 buổi
họp tồn thể nghiên cứu sinh để đánh giá tình hình học tập, nghiên
cứu, kết hợp với báo cáo chun đề hoặc thảo luận học thuật. Bên
cạnh đó, nghiên cứu sinh được tham dự các buổi sinh hoạt chun

mơn, tham gia các buổi hội thảo khoa học, nghe chun đề của các
giáo sư nước ngồi và các sinh hoạt khoa học khác, do Khoa Kinh tế
và Trường ĐH Kinh tế - Luật tổ chức.
2.2.2. Đội ngũ Cán bộ
Ngồi đội ngũ cán bộ trong Khoa gồm 9 giảng viên, Khoa đã
được sự hợp tác của nhiều thầy cơ trong trường cũng như ngồi
trường để làm cơng tác hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến
sĩ . Nhìn chung đội ngũ hướng dẫn gồm nhiều thầy cơ có học hàm
cao và có kinh nghiệm giảng dạy và bề dày nghiên cứu khoa học.
Tham gia thẩm định luận án tiến sĩ và hội đồng chấm luận án,
Trường Đại học Kinh tế - Luật và Khoa Kinh tế đã mời các nhà
khoa học có chun mơn và uy tín khoa học cao, am hiểu lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài luận án. Phần lớn các nhà khoa học này cơng
tác ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
2.2.3. Quy mơ và kết quả đào tạo
Bảng 2.4. Số lượng đào tạo và tỷ lệ tốt nghiệp
từ năm 2001 đến 2014
Ngành KTH

Ngành KTCT

Năm Trúng tuyển Tốt nghiệp Tỷ lệ (%) Trúng tuyển Tốt nghiệp Tỷ lệ (%)
2001

4

4

100.00


0

0

0.00

2002

2

2

100.00

2

1

50

2003

4

2

50.00

3


2

66.67

2004

4

0

0.00

2

2

100

2005

7

3

42.86

3

2


66.67

2006

4

0

0.00

4

2

50

234

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


2007

3

1

33.33


2

1

50

2008

5

1

20.00

0

0

0

2009

2

1

50.00

3


0

0

2010

4

0

0.00

2

0

0

2011

8

0

0.00

1

0


0

2012

10

0

0.00

3

0

0

2013

14

0

0.00

3

0

0


2014

8

0

0.00

3

0

Tổng

79

14

17.72

13

46.43

28

(Nguồn: P.SĐH và QLKH, trường ĐH KTL)

Trong 12 năm đào tạo, số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ

thành cơng tính đến hết năm 2014 là 27 người (KTH: 16; KTCT:
11), trong số đó có rất nhiều giảng viên các trường ĐH tại TP.HCM
và một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương. Nhìn vào bảng
số liệu, chúng ta thấy rằng tỷ lệ tốt nghiệp của chun ngành KTH
đạt 24.56%, thấp hơn so với chun ngành KTCT đạt 40%. Nếu
khơng tính đến từ 2010 trờ lại đây thì tỷ lệ bảo vệ thành cơng luận
án của ngành KTH là 40% và 52.63% đối với ngành KTCT. Đây là
tỷ lệ tương đối cao, thường thì chỉ khoảng 1/3 hay 33% số nghiên
cứu sinh bảo vệ thành cơng luận án của mình. Tuy nhiên cũng có
một số khóa khơng có nghiên cứu sinh nào bảo vệ thành cơng như
khóa 4 và khóa 6 đối với ngành KTH và khóa 8 đối với ngành
KTCT.
Bình qn mỗi năm Khoa Kinh tế đào tạo được 2 Tiến sĩ, tuy
số lượng còn khiêm tốn, song con số này thể hiện những nỗ lực và
u cầu cao về chất lượng đào tạo bậc Tiến sĩ tại khoa kinh tế.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu và điểm mạnh
Thứ nhất, cơng tác đào tạo sau đại học ( nghiện cứu sinh, cao
học) đối với 2 chun ngành KTH và KTCT tại khoa kinh tế 14 năm
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

235


qua đã được mở rộng, nâng cao cả quy mơ và chất lượng đào tạo.
Đặc biệt đối với đào tạo nghiên cứu sinh, nếu khóa 1, số nghiên cứu
sinh chỉ là 04 người, đến khóa 14, số nghiên cứu sinh trúng tuyển là
11 người.
Chất lượng đào tạo nghiên cứu sinh, cao học của Khoa Kinh
tế được xã hội đánh giá cao. Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ do Khoa đào tạo

đã trở thành các nhà khoa học có uy tín, các nhà quản lý tại các cơ
quan cơng quyền, đơn vị doanh nghiệp. Đào tạo sau đại học của
Khoa Kinh tế nói riêng, trường ĐH Kinh tế - Luật nói chung đã
đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhận lực chất lượng cao cho đất
nước, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. Dưới
đây là thơng tin về các nghiên cứu sinh chun ngành KTCT đã bảo
vệ thành cơng luận án tiến sĩ.
Thứ hai, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo sau đại
học của Khoa được điều chỉnh, cập nhật theo hướng hiện đại, hội
nhập quốc tế. Hệ cao học đã chuyển sang đào tạo theo phương thức
học chế tín chỉ với phương thức 1 và phương thức 2 ( phần lớn lựa
chọn) từ năm 2010. Cũng từ năm 2010, chương trình đào tạo tiến sĩ
cũng được thay đổi, giảng dạy các tín chỉ nâng cao về phương pháp
nghiên cứu chun sâu, các chun đề nâng cao, thực hiện các
chun đề tiến sĩ; đổi mới nội dung và phương pháp thực hiện luận
án.
Thứ ba, đội ngũ giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn,
luận án ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Bên
cạnh đội ngũ giảng viên của Khoa Kinh tế và trường ĐH Kinh tế Luật, đội ngũ giảng viên được Trường và Khoa mời thỉnh giảng đều
là các nhà khoa học có uy tín từ các trường Đại học ở thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là nhân tố hết sức quan trọng nhằm đáp ứng u cầu
đào tạo.
Thứ tư, điều kiện học tập, giảng dạy đối với học viên cao
học, nghiên cứu sinh, được nhà trường thường xun quan tâm và
đầu tư đúng mức.
Thứ năm, cơng tác quản lý sau Đại học của nhà trường ngày
càng đi vào nề nếp, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác
giảng dạy và học tập. Cơng tác quản lý chun mơn của khoa được

236


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


thưc hiện nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh,
học viên cao học, trong q trình học tập.
Việc phân cơng giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh, học
viên cao học; đề xuất Hội đồng; thẩm định, phản biện luận văn, luận
án…được Khoa thực hiện đúng quy chế, đáp ứng u cầu chun
mơn và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ sáu, riêng đối với chun ngành Kinh tế chính trị, bên
cạnh những kết quả chung, như đã nêu, cần nhận mạnh thêm một số
kết quả khác, đó là:
- Chương trình đào tạo chun ngành KTCT cả ở bậc thạc sĩ
và tiến sĩ đã được xây dựng và cập nhật theo hướng hiện đại, hội
nhập quốc tế, gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam hiện nay.
- Chương trình đào tạo cao học và nghiên cứu sinh chun
ngành KTCT đã thu hút nhiều học viên là các giảng viên Lý luận
chính trị, các cán bộ quản lý trong bộ máy cơng quyền tham gia
học tập, nghiên cứu.
- Hầu hết các nghiên cứu sinh và nhiều học viên cao học ngành
KTCT sau khi tốt nghiệp, đều phát huy năng lực chun mơn và
khả năng quản lý, khơng thua kém so với các thạc sĩ, tiến sĩ của các
chun ngành kinh tế khác.
- Đội ngũ giảng dạy chun ngành KTCT hiện nay của Khoa
Kinh tế, khơng chỉ có kiến thức chun sâu về chun ngành, mà
còn có kiến thức vững vàng về kinh tế học và các chun ngành

kinh tế và quản lý, có năng lực nghiên cứu và phản biện chính
sách.
Những thành tựu và ưu điểm trên, đã bước đầu tạo nên
“thương hiệu”đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Khoa
Kinh tế nói riêng, trường ĐH Kinh tế - Luật nói chung.
2.3.2 . Những hạn chế, bất cập
Thứ nhất, chất lượng đào tạo sau đại học, mặc dù đã ngày
càng được nâng lên, song chưa tạo nên sự chuyển biến lớn, có tính
đột phá, đáp ứng u cầu hội nhập quốc tế. Chất lượng luận văn,
luận án tuy được đảm bảo, song chưa đều, nhất là ở bậc cao học.
Cơng tác đào tạo, học tập, thực hiện luận văn, luận án chưa gắn với
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

237


kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên, nhất là nghiên cứu
sinh, học viên cao học.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng nhu cầu đào tạo
sau đại học của Khoa và Trường vẫn còn khá mỏng, còn thiếu các
chun gia đầu đàn.
Thứ ba, do phần lớn học viên cao học, nghiên cứu sinh, đều
đang là cơng chức,viên chức hoặc đang làm việc tại các doanh
nghiệp, nên thời gian tập trung cho việc nghiên cứu, thực hiện luận
văn, luận án còn khá hạn chế. Do vậy, nhiều học viên cao học và
phần lớn nghiên cứu sinh đều bảo vệ trễ hạn, thâm chí một tỉ lệ đáng
kể phải bỏ cuộc hoặc khơng được bảo vệ luận văn, luận án.
Thứ tư, riêng với ngành Kinh tế chính trị, còn có những hạn
chế bất cập khác:
- Số người đăng ký học chun ngành KTCT có xu hướng

giảm, điểm chuẩn đầu vào của chun ngành KTCT còn thấp hơn so
với khá nhiều chun ngành kinh tế khác trong trường.
- Vẫn còn tồn tại tư duy, tâm lý cho rằng thực hiện luận văn,
luận án chun ngành Kinh tế chính trị chỉ cần nghiên cứu định
tính, mà chưa nhận thức chính xác về bản chất, vị trí, vai trò của
chun ngành KTCT trong hệ thống khoa học kinh tế và quản lý.
- Chương trình đào tạo các mơn lý luận chính trị ở bậc đại
học, trong đó có việc tích hợp mơn Kinh tế chính trị trong mơn học
chung là Những ngun lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, vơ
tình đã làm giảm tính khoa học và động lực nghiên cứu và học tập
Kinh tế chính trị. Và hiển nhiên, tình hình này có ảnh hưởng đến
việc đạo tạo sau đại học chun ngành Kinh tế chính trị, dẫn đến
nguy cơ có sự thiếu hụt các chun gia đầu đàn trong chun ngành
này.
3. Phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau
đại học, chun ngành Kinh tế học và Kinh tế chính trị tại
trường ĐH Kinh tế - Luật
3.1 Phương hướng và mục tiêu
- Phương hướng, mục tiêu chung : Khoa Kinh tế đặt trọng tâm
nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ), đồng thời
chuẩn bị điều kiện mở rộng thêm quy mơ và chun ngành đào tạo,

238

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


theo chuẩn ĐHQG và đáp ứng u cầu hội nhập quốc tế. Đào tạo

sau ĐH là mục tiêu ưu tiên của Khoa Kinh tế, đáp ứng u cầu xây
dựng trường đại học nghiên cứu của ĐH Kinh tế - Luật.
- Về mục tiêu, chất lượng đào tạo : Đáp ứng u cầu chất
lượng đào tạo theo chuẩn quốc gia (Bộ GD-ĐT) và chuẩn ĐHQG,
đồng thời đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ.
- Về số lượng đào tạo: (i) NCS duy trì tuyển sinh đầu vào từ
12 – 15 nghiên cứu sinh /năm (tính cả theo Chương trình 911; trong
đó KTCT: 4 - 6 nghiên cứu sinh); (ii) cao học : 50-60 học viên/năm
(KTCT: 15 - 20 học viên) trong giai đoạn 2014 – 2015.
3. 2 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ nhất, tiếp tục chuẩn hóa chương trình đào tạo nghiên
cứu sinh và Cao học theo chuẩn mực quốc gia, quốc tế. Trước mắt,
Khoa Kinh tế : (i) rà sốt chương trình đào tạo, hồn thiện chương
trình; (ii) hồn thiện chuẩn đầu ra và các phương thức đánh giá chất
lượng đầu ra; (iii) chuẩn hóa đề cương các mơn học, các chun đề
nghiên cứu sinh, giảng dạy cao học.
Thứ hai, gắn đào tạo sau đại học với NCKH ở cả đội ngũ
giảng viên và nghiên cứu sinh, học viên cao học, coi đây là điều
kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Biện pháp
cụ thể: (i) đề nghị nhà Trường có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện
để nghiên cứu sinh đăng kí chủ nhiệm đề tài NCKH, (ii) các đề tài
NCKH của giảng viên trong Khoa, đặc biệt đề tài cấp bộ, cần thu
hút sự tham gia của các nghiên cứu sinh, học viên cao học; (iii) các
nghiên cứu sinh, giảng viên tìm kiếm các cơ hội hợp đồng, hợp tác
NCKH với các đơn vị bên ngồi.
Thứ ba, tăng cường đội ngũ giảng viên, phục vụ cơng tác đào
tạo sau Đại học, cụ thể là: (i) tăng cường đội ngũ TS, PGS tại Khoa
Kinh tế; (ii) thu hút đội ngũ TS, PGS về khoa cơng tác; (iii) tiếp tục
mở rộng hợp tác với các nhà khoa học bên ngồi trong cơng tác đào
tạo, đặc biệt các nhà khoa học có uy tín ở nước ngồi. Điều quan

trọng là, cần gắn việc tăng cường đội ngũ với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng dẫn nghiên
cứu sinh, học viên cao học của đội ngũ giảng viên trong Khoa.
Thứ năm, nâng cao năng lực, trách nhiệm của Bộ mơn và đội
ngũ nghiên cứu sinh, học viên cao học, cụ thể: (i) định hướng đào
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

239


tạo nghiên cứu sinh cần hướng trọng tâm vào đối tượng giảng viên,
nhà nghiên cứu, các học viên mới tốt nghiệp cao học; (ii) Khoa, Bộ
mơn quản lí chặt chẽ kế hoạch nghiên cứu; thực hiện luận án, luận
văn của nghiên cứu sinh, học viên cao học; (iii) Bộ mơn và nghiên
cứu sinh cần có cơ chế, biện pháp cụ thể để nghiên cứu sinh sinh
hoạt chun mơn tại bộ mơn.
Thứ sáu, tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính và cơ sở vật
chất cho việc đào tạo SĐH tại Trường nói chung, Khoa Kinh tế nói
riêng, cụ thể: (i) tăng nguồn kinh phí cho NCKH của giảng viên và
nghiên cứu sinh, học viên cao học; (ii) tăng kinh phí cho cơng tác
đào tạo SĐH như sách chun khảo, tham khảo, tham quan thực tế,
hợp tác quốc tế; (iii) thù lao giảng dạy, hướng dẫn luận văn, luận án,
thẩm định luận án, cần có lộ trình phù hợp để nâng lên ở mức hợp
lý.
Thứ bảy, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo
nghiên cứu sinh, học viên cao học, cụ thể: (i) tạo điều kiện để các
giáo sư nước ngồi tham gia giảng dạy chun đề, mơn học (ii)
Thực hiện phương thức đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh có sự tham
gia của giáo sư, tiến sĩ người nước ngồi, Việt kiều (iii) áp dụng
phương thức mời các nhà khoa học quốc tế tham gia thẩm định luận

án, tham gia hội đồng chấm luận án.
Thứ tám, riêng với chun ngành Kinh tế chính trị, bên cạnh
các giải pháp trên, chúng tơi có một số kiến nghị:
- Đào tạo sau đại học, cần có nền móng và cơ sở vững chắc,
từ bậc đào tạo cử nhân. Do vậy, theo chúng tơi việc mở chun
ngành Kinh tế chính trị tại ĐHQG-HCM là hết sức cần thiết cả về
u cầu khách quan và nhiệm vụ chính trị của một đại học nghiên
cứu. Trên thế giới, các chun ngành Kinh tế chính trị, Chính trị
học, Chính sách cơng, là những chun ngành được đánh giá rất
cao.
- Đầu tư cho phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao
chun ngành Kinh tế chính trị và các chun ngành khoa học xã
hội nói chung, theo chúng tơi là u cầu bức thiết hiện nay.
- Bản thân đội ngũ các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên
cứu sinh và học viên cao học chun ngành Kinh tế chính trị, cần nỗ
lực cao hơn nữa, có những cơng trình nghiên cứu khoa học, những

240

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


phản biện chính sách góp phần tích cực cho cơng cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, đó chính là nhân tố quan trọng và
quyết định nhằm nâng cao chất lượng và uy tín của chun ngành
đào tạo.
4. Kết luận
Đào tạo sau đại học chun ngành Kinh tế học và chun

ngành Kinh tế chính trị tại trường ĐH Kinh tế - Luật đã đạt được
những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để mở rộng quy mơ và nâng
cao chất lượng đào tạo của các chun ngành này theo định hướng
đại học nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM, cần phải có các
giải pháp căn cơ và đồng bộ, khơng chỉ của cơ sở đào tạo, mà cả các
cơ quan quản lý.
Chúng tơi hy vọng, bài viết này sẽ cung cấp một vài thơng tin
nhất định, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa
học và chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia nói chung, các mơn
Lý luận chính trị nói riêng tại các trường Đại học thành viên Đại
học Quốc gia.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

241



×