Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VAI TRÒ của NGHIÊN cứu KHOA học đối với GIẢNG dạy, học tập các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.25 KB, 6 trang )

VAI TRỊ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Nguyễn Thị Việt Hà*

Lý luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn chính trị của giai cấp trong việc đấu tranh giành,
giữ và xây dựng chính quyền nhà nước. Lý luận chính trị của giai
cấp vơ sản cũng khơng nằm ngồi quy luật ra đời đó. Chính vì vậy,
việc giảng dạy, học tập các mơn lý luận chính trị trong các trường
đại học và cao đẳng ở nước ta khơng thể tách rời với nghiên cứu
khoa học. Ngồi ra, nghiên cứu – giảng dạy – học tập – nghiên cứu
là một chuỗi q trình có mối quan hệ tác động biện chứng, trong đó,
nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng, là cơ sở và là phương
pháp hỗ trợ tích cực cho cơng tác giảng dạy, học tập các mơn lý luận
chính trị.
1. Nghiên cứu khoa học nhằm hình thành, kiểm nghiệm,
bổ sung và hồn thiện tri thức lý luận, thực tiễn cho việc giảng
dạy, học tập các mơn lý luận chính trị
Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay là hệ thống những
ngun lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng
những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại. Nó phản
ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội, thể
hiện lợi ích và thái độ của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động
*

Thạc sĩ, Giảng viên khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực II.

218

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là
cơng cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cơ bản của cơng tác giảng dạy các mơn lý luận
chính trị trong các trường đại học và cao đẳng là làm cho sinh viên
có những hiểu biết nhất định về những nội dung nêu trên. Điều này
chỉ có được khi giảng viên – người trực tiếp truyền đạt kiến thức lý
luận chính trị đến sinh viên đã có kiến thức sâu rộng đối với các
mơn học mà mình đảm nhiệm, đã nắm bắt và hiểu rõ các u cầu về
kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học và các mong đợi của xã
hội đối với sản phẩm của q trình đào tạo. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Khơng có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì khơng thể có
lập trường giai cấp vững vàng”1. Người giảng viên lý luận chính trị
khơng có lập trường giai cấp vững vàng thì khơng thể giảng dạy lý
luận chính trị tốt được. Để có được những tri thức này ngồi việc
giảng viên đã được tiếp nhận trong q trình đào tạo, thì nghiên cứu
khoa học cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng cho việc hình
thành, kiểm nghiệm, bổ sung và hồn thiện hơn các tri thức về lý
luận.
Bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen hay V.I.Lênin đều đã từng
nhắc nhở chúng ta khơng nên coi lý luận của các ơng là một cái gì
đã xong xi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, “chúng ta tin rằng
lý luận đó chỉ đặt nền móng cho mơn khoa học mà những người xã
hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ khơng
muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. Hồ Chí Minh – Người
học trò xuất sắc của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã

khẳng định “chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phép làm việc biện
chứng”. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Từ Đại hội VII, Đảng ta lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Cho đến nay, đứng trước
u cầu của sự nghiệp đổi mới, một u cầu cấp bách được đặt ra là
phải vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nước ta và
1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.113
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

219


học tập, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học thế giới để
cung cấp những luận cứ khoa học cho q trình xây dựng và hồn
thiện đường lối đổi mới của Đảng, mà nhiệm vụ trung tâm của cơng
cuộc đổi mới là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần tiếp
tục xây dựng, phát triển và cụ thể hóa để làm sáng tỏ hơn lý luận về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
giải đáp những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; bước đi của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; những
ngun tắc, nội dung cơ bản của phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,
đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; phát triển con người, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới. Như vậy, lý luận ln xuất
phát từ thực tiễn, mà thực tiễn ln vận động, biến đổi khơng ngừng.
Do đó, nó đòi hỏi giảng viên cũng phải trở thành nhà nghiên cứu để

thường xun sàng lọc, cập nhật những thơng tin thời sự, kể cả
những quan điểm trái chiều, phản diện; những kiến thức mới, thiết
thực với các chun ngành đào tạo, lĩnh vực hoạt động trong thời
đại bùng nổ thơng tin và có nhiều vấn đề tư tưởng phức tạp như hiện
nay, đồng thời, loại bỏ những thơng tin, kiến thức đã lạc hậu, khơng
còn thiết thực với người học và đặc biệt là tổng kết thực tiễn, khái
qt lý luận và phát triển lý luận mới. Nghiên cứu khoa học ở người
giảng viên phải làm được cả những điều này, chứ khơng đơn thuần
chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận những kiến thức sẵn có và đưa vào
giảng dạy. Nghiên cứu khoa học sẽ giúp bài giảng của giảng viên
thêm phong phú, sâu sắc, lý luận gắn với thực tiễn, giàu sức thuyết
phục đối với người học. Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận
quan trọng của giáo dục đào tạo ở bậc đại học, là u cầu khách
quan nhằm cung cấp những tri thức khoa học trong lĩnh vực chính
trị để góp phần chủ yếu vào việc hình thành thế giới quan và
phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Trước tình hình trong
nước và thế giới đang có những diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần được làm sáng
tỏ về mặt lý luận, thì người giảng viên phải khơng ngừng nâng cao
hơn nữa nghiên cứu khoa học để bản thân có niềm tin vững chắc
vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn và từ đó cung cấp những luận
cứ khoa học góp phần bồi dưỡng, xây dựng nhân sinh quan cộng sản,
lý tưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị của chủ nghĩa xã hội

220

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



để sinh viên có những hành động chính trị - xã hội tích cực mang
tính nhân văn và tiến bộ. Giảng dạy ln song hành cùng nghiên cứu
khoa học là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người dạy đối
với người học, đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà.
Về phía người học cần nhận thấy rõ bản thân nội dung các
mơn học lý luận chính trị là một hệ thống mở. Học lý luận chính trị
khơng phải là để thuộc từng câu từng chữ, mà cốt là nắm “cái tinh
thần xử trí mọi việc… Học để mà làm. Lý luận đi đơi với thực tiễn”1.
Ngồi ra, kiến thức lý luận chính trị được tiếp nhận từ phía giảng
viên chưa hẳn là đã đủ. Vì vậy, nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh
viên nắm vững, mở rộng vấn đề đã được học và tiếp thu thêm cả
những tri thức khoa học khác, từ đó, giúp cho họ càng hiểu sâu sắc
hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng
niềm tin khoa học đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong
cơng tác giáo dục lý luận chính trị là chất lượng và hiệu quả vẫn
chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
tư tưởng, niềm tin và ý chí quyết tâm hành động ở người học. Trong
các trường đại học và cao đẳng, phương pháp giảng dạy của người
thầy về cơ bản vẫn còn sử dụng phương pháp thuyết trình, nói một
chiều, ít có cơ hội để sinh viên trao đổi. Vì thế, phương pháp tiếp
thu của người học cũng trở nên thụ động, bng trơi, thiếu sự say
mê và khơng thấy tính thiết thực của nội dung các mơn học với cuộc
sống hàng ngày, với cơng việc chun mơn sau này của mình.
Nghĩa là cả người dạy và người học đều “thiếu lửa”, đều chỉ mong
để “hòan thành nhiệm vụ được giao”. Tình hình đó dẫn đến một bộ
phận khơng nhỏ trong các lớp (nhất là hệ tại chức), người học chỉ

cần tấm bằng, khơng cần kiến thức nên người dạy cũng khơng cần
thu thập tài liệu, mở rộng tri thức, khơng cần chất lượng và hiệu quả.
Hệ quả tất yếu xảy ra là: Kiến thức giả, điểm thật; học giả, bằng
thật… trở nên phổ biến. Điều này một phần nào đã gián tiếp cung
cấp cho xã hội những sản phẩm đào tạo là “hàng giả, hàng kém
phẩm chất”; gây nguy hại đến thực tiễn xây dựng, phát triển đất
nước.
1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, tập 11, tr.611.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

221


Để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các mơn lý luận
chính trị trong các trường đại học, cao đẳng cần khắc phục hiện
tượng trên, cần làm cho cả người dạy và người học thấy rõ tầm quan
trọng và sự cần thiết của nghiên cứu khoa học đối với các mơn lý
luận chính trị. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nghiên
cứu khoa học của giảng viên và nghiên cứu khoa học của sinh viên
để có sự trao đổi tri thức lý luận, thực tiễn nhằm bổ sung, hồn thiện
nội dung của các mơn lý luận chính trị. Sau đó, các nội dung mới
này lại tiếp tục được đi vào giảng dạy, học tập. Đây là một chu trình,
tạo nên sự phát triển tất yếu cho lý luận chính trị và cơng tác giáo
dục lý luận chính trị.
2. Nghiên cứu khoa học giúp tăng cường tính tự học cho
cả người dạy và người học các mơn lý luận chính trị
Như đã trình bày ở trên, để việc giảng dạy, học tập các mơn
lý luận chính trị có hiệu quả cần thiết phải gắn chặt với nghiên cứu

khoa học. Nghiên cứu khoa học là khơng ngừng khám phá, lý giải
cái chưa biết, làm cho những cái chưa biết đó được nhận biết và
đồng thời làm xuất hiện những vấn đề chưa biết mới, đặt nó vào
dòng liên tục của nhận thức khoa học, đó chính là logic của tiến tình
trình nghiên cứu. Mặt khác, nghiên cứu khoa học là một q trình
khơng ngừng “đụng chạm” tới chân lý, nghĩa là cái đúng thật ra chỉ
như mọt cái gì gần đúng mà thơi. Động lực của khoa học và nghiên
cứu khoa học nằm ở đó, ở chỗ các thế hệ khoa học kế tiếp nhau nỗ
lực tìm tòi chân lý. Chính q trình này có tác dụng hình thành, thúc
đẩy tinh thần tự học cho cả người dạy và người học. Tự học là q
trình người học tự ý thức, tự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức bằng hành
động của chính mình hướng tới mục đích nhất định. Nó còn là q
trình tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng kĩ xảo
của bản thân người học. Trong q trình đó, người học thực sự là chủ
thể của nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý nhằm đạt
được những mục tiêu đã định.
Vừa qua, Đại hội XI của Đảng có đề ra hai nhiệm vụ: Đổi
mới căn bản,tồn diện nền giáo dục và đột phá xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao. Về vấn đề này cần nhận thức rõ rằng,
muốn đổi mới thật sự, muốn có một chuyển biến cơ bản và tồn
diện thì nhất thiết phải tiến hành cải cách giáo dục. Và một nội dung

222

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khơng thể thiếu trong đó là cần xem trọng khoa học và nhất là

nghiên cứu khoa học. Sự say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học khi
được thực hiện một cách tự giác sẽ trở thành một nhu cầu hàng ngày
của cả người dạy và người học. Lúc đó nghiên cứu khoa học góp
phần tăng cường phương pháp tự học ở mỗi cá nhân.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

223



×