Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài tiểu luận mội trường & con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.27 KB, 24 trang )

Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Mục Lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Vài nét về ô nhiễm môi trường không khí
1. Khái niệm không khí và ô nhiễm môi trường không khí
2. Nguồn gây ô nhiễm không khí
II. Phương pháp nghiên cứu
III. Kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
2.1 Việt Nam trong quá trình đô thị hóa nhanh
2.2 Phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn
2.3 Hoạt động giao thông vận tải
2.4 Hoạt động xây dựng sửa chữa công trình cùng với đường sá mất vệ sinh
3. Hậu quả ô nhiễm môi trường không khí
3.1 Đối với động - thực vật
3.2 Đối với con người
3.3 Đối với tài sản
3.4 Đối với toàn cầu
4. Biện pháp khắc phục
5. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
5.1 Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
Pháp 5.1.1 Luật quốc gia

Môn: Môi trường và con người



Trang

1


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

5.1.2 Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập
5.1.3 Pháp luật trong lĩnh vực khuyến sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí
5.1.4 Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo vệ
môi trường không khí
5.2 Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí
5.2.1 Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
5.2.2 Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí
5.2.3 Xử lý hình sự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí
6. Giải Pháp
1. Giải pháp pháp lý
2. Biện pháp khoa học kĩ thuật
3. Biện pháp kinh tế
4. Biện pháp giáo dục
IV. Danh mục tài liệu tham khảo

Môn: Môi trường và con người

Trang

2



Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

A/ Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay,vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không vấn
đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Thực trạng phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trng thời gian qua đã tác
động rất lớn tời môi trường, và đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi
và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã quan tâm rất nhiều
đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là sự biến đổi của khí hậu – nóng lên
toàn cầu, sự suy giảm tầng ozon và mưa axit.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối vời
môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí
không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axit và thủng tầng ozon,…Công
nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường không khí càng nhiều, làm biến đổi không khí theo chiều hướng xấu càng lớn.
Ở Vit Nam, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với
các cấp độ khác nhau, nồng độ ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia
tăng dân số, gia tăng đôt biến của các phương tiện giao thông trong khi cơ sở hạ tầng
còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng..
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm em lựa chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường không
khí” để nghiên cứu và qua đó em đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường không khí.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay,đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để
từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay.

III. Đối tượng nghiên cứu
Môi trường không khí tại Việt Nam

Môn: Môi trường và con người

Trang

3


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

B. Phần nội dung:
I. Vài nét về ô nhiễm môi trường không khí
1. Khái niệm không khí và ô nhiễm môi trường không khí
Không khí là vật chất tồn tại ở thể khí, bao phủ toàn bộ bề mặt của Trái Đất. Nó
không màu, không mùi, không vị. Không khí phủ lên Trái Đất một lớp rất dày.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự
biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.
2. Nguồn gây ô nhiễm không khí
 Nguồn tự nhiên:
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun
lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo

bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
* Nguồn nhân tạo:
Quá trình Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào
không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi
ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật
liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp

Môn: Môi trường và con người

Trang

4


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó
phải kể đến sinh hoạt của con người.
II. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến mục tiêu nghiên
cứu đã được công bố lấy từ sách, báo và trên internet . Phương pháp miêu tả: Miêu tả
tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đô thị ở Việt Nam, hậu quả và giải pháp hạn

chế ô nhiễm.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam
Tại Việt Nam, do có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thành phần kinh tế,…mà
sự ô nhiễm không khí giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng có sự khác
nhau rõ rệt.
 Ô nhiễm bụi
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm
trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các
nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa
đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp
xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực
của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt quy
chuẩn cho phép (50 µg/m³).

Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh
một số đô thị từ năm 2005 đến 2009
Ghi chú: Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung bình của 9 trạm tự động liên tục trong
thành phố.
Hà Nội, Đà Nẵng: số liệu từ một trạm tự động liên tục tại 1 vị trí của mỗi thành phố.

Môn: Môi trường và con người

Trang

5


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí


Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3
lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa,
đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 20 lần.
 Ô nhiễm khí SO₂:
Nói chung, nồng độ khí SO₂trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta
còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép.Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở
các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long An
có nồng độ khí SO₂ lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 2 lần,
ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh,
Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho,... nồng độ khí SO₂ trung bình ngày đều dưới 0,1
mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
2.1 Quá trình phát triển đô thị hóa nhanh
Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững
quốc gia, vì dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới ¾ tổng năng lượng tiêu thụ của
một quốc gia, chính vì thế các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở
các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn.
Ở nước ta trong khoảng thời gian ¼ thế kỷ qua, quá trình đô thị hóa tương đối
nhanh do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
2.2 Phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn
Đất nước phát triển đồng nghĩa với việc đời sống nhân dân được năng cao, dẫn
đến các vấn đề lớn như: phương tiện cơ giới tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ càng lớn,…
Theo nguồn Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh 2007 cho biết, ở Tp. Hồ Chí Minh
có tời 98% hộ dân thành phố sở hữu xe máy.
Theo nguồn Sở TNMT&NĐ Hà Nội 2006 cho biết, ờ Hà Nội xe máy chiếm hơn

87%tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội.

Môn: Môi trường và con người

Trang

6


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Phương tiện giao thông và xe cơ giới tăng nhanh dẫn đến nhu càu tiêu thụ xăng,
dầu trong nước ngày càng tăng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phát
thải các chất oc965 hại như: CO, SO2, Pb,…
2.3 Hoạt động giao thông vận tải

Những nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở các khu đô thị bao gồm hoạt động
giao thông vận tải, các nhành công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng. Theo đánh
giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở các đô thị do phương tiện giao thông gây
ra chiếm khoảng 70%.
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả
khu vực đô thị và khu vực khác), theo ước tính cho thấy, hoạt động giao thông vận tải
đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs(Volatile Organic Compounds).
Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2.
Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng
góp xấp xỉ nhau .
2.4 Hoạt động xây dựng sửa chữa công trình cùng với đường sá mất vệ sinh
Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có
nhiều công trường xây dựng đang hoạt động :xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá,
vận chuyển nguyên vật liệu,…. và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm cả bụi nặng và bụi

lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không
được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe
chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố phường.
3. Hậu quả ô nhiễm môi trường không khí
3.1 Đối với động – thực vật
Gây ảnh hưởng xấu cho các loài động thực vật
Gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng làm hư hại hệ thống giảm
thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.

Môn: Môi trường và con người

Trang

7


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật, giảm sự hấp thụ thức ăn,
làm lá vàng rụng sớm.
Đa số cây ăn quả rất nhạy với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF >0,002 mg/m3
thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở
động thực vật trên Trái Đất.

Mưa axit tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn và giết chết các
vi sinh vật đất. Nó làm ion Al giải phóng vào nước làm hại rễ cây (long hút), làm giảm
hấp thụ thức ăn và nước.
Đối với động vật, nhất là vật nuôi thì fluor gây nhiều tai họa. Làm cho vật nuôi bị
nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

Mưa axit còn làm thay đổi tính chất của nước làm tổn hại đến những sinh vật
sống trong nước.
3.2 Đối cới con người
 Tác hại của bụi:
Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng,
viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ..
Bệnh ngoài da. Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông
và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở loét
ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
Bệnh đường tiêu hoá. Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể làm tổn
thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.

Môn: Môi trường và con người

Trang

8


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Bụi gây chấn thương mắt, Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm
giảm thị lực.
Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất
nguy hiểm.
 Sulfur Điôxít (SO2) và Nitrogen Điôxít (NO2):
SO2,NO2 là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít
(HNO3,H2SO4 ,H2SO3). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan
vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn.
Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3 µm sẽ vào tới phế

nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ tuần hoàn.
 Khí Radon.

Hình:Không khí ô nhiễm gây hại cho tim
Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiện, là khí nặng nên
thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá,
xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn, Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ,
xâm nhập vào cơ thể thong qua đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương
hở gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư máu,…
3.3. Đối với tài sản
- Làm gỉ kim loại.
- Ăn mòn bêtông.
- Mài mòn, phân hủy chất sõn trên bề mặt sản phẩm.

Môn: Môi trường và con người

Trang

9


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

- Làm mất màu, hư hại tranh.
- Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.
- Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
3.4. Đối với toàn cầu
- Mưa acid
- Hiệu ứng nhà kính
- Suy giảm tầng ôzôn

- Biến đổi nhiệt độ
1. Biện pháp khắc phục
- Trong thời đại công nghiệp, ô nhiễm không khí có thể được loại bỏ hoàn toàn,
nhưng bước có thể được thực hiện để giảm bớt nó bằng các biện pháp sau:
- Hoàn toàn việc du chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công
nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố.
- Phất triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tấ cả các khu công nghiệp và cơ sở
cộng nghiệp xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh).
- Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố…

- Quản lý và kiểm tra chặt chẻ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây
dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
- Phát triển xây đụng công trình kiến trúc xanh đô thị.
- Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị

Môn: Môi trường và con người

Trang

10


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường
cho mọi người dân đô thị, đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ
cơ sở sản xuất.
- Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng” đối với mọi công dân
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.

- Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
- Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN KHẮC PHỤC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
 Lọc không khí bằng phương pháp lọc sinh học

Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương
pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn,
một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard
khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp
xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các
nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật
sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh các nguyên
liệu lọc.

Môn: Môi trường và con người

Trang

11


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô
nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị
hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng
lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau:
Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.
 Mô tả quá trình xử lí:

Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy
các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc
bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong
nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho có khả năng hấp thụ nước lớn,
độ bền cao và ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó.
 Khẩu trang hoạt tính:

Khẩu trang hoạt tính có tác dụng sau:
 Giúp lọc sạch không khí.
 Bảo vệ da mặt khỏi bụi, khí ô nhiễm, tia cực tím,…
 Ngăn ngừa các loại khí độc như: SO2, CO, H2S,..từ khí thải động cơ ô tô, xe máy.
 Ngăn ngừa mùi ô nhiễm như xăng xe, khói thuốc lá,…
 Sử dụng máy lọc không khí.
Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, máy sử dụng
công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là
những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm
mốc… Các ion âm này cũng bám dính vào các phần tử độc hại trong không khí và màng
tĩnh điện tích điện dương trong máy sẽ hút và giữ các phần tử này lại.

Môn: Môi trường và con người

Trang

12


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Trong các phòng kín, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy móc như máy tính, máy in,
ti vi, đèn neon… là những thiết bị toả ra nhiều ion dương gây hại cho cơ thể, máy lọc

không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.
Môi trường nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, không khí không được lưu thông cũng là nới
phát sinh và ẩn chứa của nhiều loại vi khuẩn, pphin lọc O2 và phin lọc than hoạt tính
có tác dụng tăng cường oxy, thu giữ vi khuẩn và lọc sạch bụi bẩn.
V/ Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát không khí
1.1 Pháp luật quốc gia
Dưới đây là các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước việt Nam
ban hành để điều chỉnh lĩnh vực này:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005;
- Chỉ định số 24/2000/CT – TTg của thủ tướng chính phủ về việc sử dụng xăng
không chì;
- Quyết định số 249/2005/QĐ – TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của thủ tướng
chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ;
- Quyết dịnh số 328/2005/ QĐ _ TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi
trường đến 2010;
- Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18 tháng 2 năm 2006 ban hành bộ
tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường( Trong bộ 5 tiêu chuẩn về môi trướng có đến 4 bộ
tueu6 chuẩn qui định về chất lượng về không khí, như: TCVN 5937:2005, TCVN
5938:2005, TCVN 5939:2005, TCVN 5940:2005);
- Nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
< Theo giáo trình Luật môi trường của khoa luật- Trường Đại Học kinh tế quốc dân>
1.2 Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập
Việt Nam dã gia nhập chính thức vào các Điều ước Quốc tế liên quan đến kiểm
soát ô nhiễm không khí sau:

Môn: Môi trường và con người


Trang

13


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Công ước Vienna 1985: Được thông qua vào ngày 22 tháng 03 năm 1985 tại
Vienna sau nhiều nỗ lực xây dựng và Tổ chức khí tượng thế giới(WMO) dưới sự điều
hành của UNEP. Công ước này gồm 21 điều nêu ra những cam kết quốc tế nhằm bảo
vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động tiêu cực do tầng Ozon bị
suy giảm, hợp tác trong nghiên cứu, quan trắc và trao đổi thông tin trong lĩnh vực này.
Nghị định thư Montreal: Nghị định thư được thông qua vào ngày 16 tháng 09
năm 1987(Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozon) tại Montreal(Canada) nhằm xác định
những biện pháp cấn thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát được việc sản
xuất và tiêu thụ các hóa chất làm suy giảm tầng ozon, kêu gọi cắt giảm 50% các chất
CFC trước năm 2000. Nghị định này gồm 20 điều và 5 phụ lục và cho đến ngày 31
tháng 01 năm 1998 đã có 165 quốc gia phê chuẩn.
Nghị định thư Kyoto: Đây là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã
có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005, Nội dung quan trọng của Nghị
định là đưa ra các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tình ràng buộc pháp lý đối
với các nước phát triển và cơ chế các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh
tế xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện “ Cơ chế phát triển sạch” CDM. Dự
án CDM được đầu tư vào các lĩnh vực như: Năng lượng, công nghiệp, giao thông vận
tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải. Việt Nam đã phê chuản công ước khí
hậu và Nghị định thư Kyoto nên được hưởng các quyền lợi dành cho các nước đang
phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các
nước phát triển thông qua dự án CDM.
< Theo giáo trình Luật môi trường của khoa luật- Trường Đại học kinh tế Quốc dân>

1.3 Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá các
tác động đến ô nhiễm không khí
Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cơ quan nhà nước
cũng như các tác nhân nhầm phòng ngừa các tác động tiêu cực mà các hoạt động của
con người có thể gây ra môi trường không khí khắc phục các sự cố môi trường không
khí để giảm thiểu những thiệt hại gây ra cho môi trường không khí từ các sự cố đó.
Các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí bao gồm:
Hoạt động trắc quan và định kì dánh giá hiện trạng môi trường không khí
của các cơ quan nhà nước được qui định từ điều 94 đến 97 của Luật bảo vệ môi
trường 2005.

Môn: Môi trường và con người

Trang

14


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông
qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây: Quan trắc hiện trạng môi trường
quốc gia; Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; Quan trắc các tác
động môi trường từ hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung( Điều 94 luật bảo vệ môi trường 2005).
Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng
môi trường và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế-xã
hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ.
Hoạt đông ĐTM và ĐMC: kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, ĐMC là cơ sở để cơ

quan thẩm quyền quyết định xét duyệt dự án hoặc chiến lược có được thực hiện hay
không, hoặc đưa ra các biện pháp bắt buộc thực hiện giải quyết các tồn tại về môi
trường đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động( Qui dịnh từ điều 14 đến 23 Luật bảo vệ
môi trường 2005).
Nội Dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: khái quát về mục tiêu, quy
mô, đặc điểm liên quan đến môi trường. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh
tế- xã hội, môi trường có liên quan đến dự án. Dự báo tác động xấu đối với môi trường
có thể xảy ra khi thực hiện dự án. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương
pháp đánh giá. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi
trường trong quá trình thực hiện dự án.
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường: Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng
mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi
công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. Dánh giá
chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm
và sức chịu tải của môi trường. Đánh giá chi tiết các tác động của môi trường có khả
năng xảy ra khi dự án dược thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế-xã
hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trừơng. Cam kết thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công
trình. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường

Môn: Môi trường và con người

Trang

15


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí


trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục
công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
Ý kiến của ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn(UBNN cấp xã), đại diện dân cư
thực hiện dự án, các ý kiến không tán thành việc dặt dự án tại địa phương hoặc không
tán thành dối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau
đây: Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
do mình phê duyệt cho UBNN cấp tỉnh, UBNN cấp tỉnh thông báo nội dung quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc chính phủ phệ duyệt do UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện
dự án, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác
dộng môi trường đã phê duyệt.
Hoạt đồng thông tin về tình hình môi trường không khí : được quy định trong
điều 102, 103, 104 Luật bảo vệ môi trường 2005.
Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí: trách nhiệm đầu ra, xác định khu vực bị
ô nhiễm thuộc về UBND cấp tỉnh và bộ tài nguyên môi trường; các cá nhân tổ chức
gây ô nhiễm không khí phải tiến hành giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn ô nhiễm để
giảm mức tối đa những thiệt hại và chịu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định pháp
luật được quy định trong điều 93 Luật bảo vệ môi trường 2005.
Hoạt động cải thiện chất lượng không khí: Nội dung của hoạt động này bao gồm
thực hiện các biện pháp hạn chế nguồn thải gây ô nhiễm không khí hoặc các biện pháp
giải tỏa mức độ tập trung của nguồn thải; trồng cây xanh hoặc mở rộng diện tích cây
xanh, công viên, thực hiện các biện pháp hấp thụ khí thải, làm sạch không khí.
1.4 Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo nhằm giảm tối thiểu ô nhiễm không khí
Trong luật bảo vệ môi trường 2005 có một số quy định lien quan đến việc sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, quy
định này mang tính chất khuyến khích. Đâu cũng là một biện pháp tích cực nhằm giảm
thiểu ô nhiễm không khí.


Môn: Môi trường và con người

Trang

16


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng dược khai thác từ gió,
mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác. Tổ chức, cá nhân
đầu tư phát triển sử dụng loại năng lượng này được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ
trợ vốn, đất đai dể xây dựng cơ sở sản xuất, dược khuyến khích sản xuất, tiêu
dùng sản phẩm, hàng hóa ít gây ô nhiễm, dễ phân hủy trong tự nhiên, sử dụng
chất thải để sản xuất năng lượng sạch, sản xuất nhập khẩu, sử dụng máy móc,
thiết bị, phưng tiện giao thông dung năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Nhà
nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất
thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân hủy trong tự nhiên, sản phẩm dược cấp
nhãn sinh thái và sản phẩm khác thân thiện với môi trường.
Như vậy, các qui dịnh về việc sử dụng năng lượn sạch, năng lượng tái tạo sẽ góp
phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm khí.
1.5 Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo
vệ môi trường không khí
Đây là hệ thống quy phạm pháp luật quy định về điều kiện của các khu vực kinh
tế và địa bàn dân cư về bảo vệ môi trường không khí bao gồm các quy dịnh về bảo vệ
môi trường ở đô thị, khu dân cư, bảo vệ môi trường nơi công cộng, yêu cầu bảo vệ môi
trường đối với hộ gia đình, các biện pháp tự quản về môi trường được quy định trong
các diều sau của luật bảo vệ môi trường( từ điều 50 đến 54 luật bảo vệ môi trường môi
trường quốc gia).

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm các quy
hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây: hệ thống
công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống
cơ sở thu gom; hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, hệ thống công viên; hệ
thống cây xanh, vùng nước; khu vực mai táng. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách
nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây
dựng đối với quy hoạch đô thị, khu dân cư.
Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: có kết cấu hạ
tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị; khu dân cư tập trung đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có thiết bị, phương tiện thu gom, tập
trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khà
năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn các hộ gia đình. Bảo đảm các yêu
cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.

Môn: Môi trường và con người

Trang

17


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau: hệ
thống thoát mưa, nước phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư,
có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường. Hộ gia đình có
trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây: thu gom và
chuyển chất thải sinh hoạt dến những nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại
địa bàn qui định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; không được phát
tán khí thải, gây tíêng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh

hưởng sức khỏe cộng dồng xung quanh. Nộp đủ các loại phí bảo vệ môi trường
theo qui định pháp luật; thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường là một trong
những tiêu chí gia đình văn hóa.
1.6 Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễn không khí
Gồm 2 loại:
*Kiểm soát nguồn thải tĩnh: Các quy định trong luật bảo vệ môi trường 2005
chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tổ chức, cá nhân có phát sinh khí thải từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh và dịch vụ: các cá nhân, tổ chức trong trương hợp này phải
tuân theo một số nguyên tắc:
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán, bụi, khí
thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải tiêu chuẩn( khoản 1 điều 83
Luật bảo vệ môi trường 2005).
+ Nhà nước khuyến khích các cơ sỏ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gảm thiểu khí
gây hiệu ứng nhà kính( khoản 3 điều 84 luật bảo vệ môi trường 2005).
+ Cấm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hợp chất làm suy giảm tầng ozon
theo điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên, ( khoản 4 diều 84 luật bảo
vệ môi trường 2005).
* Kiểm soát các nguồn thải động: chủ yếu do phương tiện giao thông vận tải gây
ra, pháp luật qui định như sau:
+ Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí
độc hại ra môi trường( khoản 2 điều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005).
+ Phương tiện giao thông máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi,
khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị
che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi
trường( khoản 3 diều 83 Luật bảo vệ môi trường 2005).
+ Phương tiện giao thông đường bộ-giới hạn cho phép lớn nhất của khí thải:
TCVN6438-2001.

Môn: Môi trường và con người


Trang

18


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

- Tiêu chuẩn này quy định giới hạn cho phép lớn nhất của các chất gây ô
nhiễm môi trường: CO và HC, chất thải nhìn thấy (thường gọi là khói) trong khí
thải động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diezen lắp trên phương tiện giao thông
đường bộ.
+ Cấm lưu hành trên đường phố các loại xe cơ giới sử dụng xăng pha chì, hoặc
xà khói đen làm ô nhiễm môi trường(khoản 1 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao
thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị).
+ Các loại phương tiện cơ giới được sản xuất lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu
phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn.
2. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật gây ô nhiễm không
khí gồm có:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005
- Nghị định số 17/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực hành chính bảo
vệ môi trường.
- Bộ luật hình sự năm 2009.
Tùy theo hành vi vi phạm mà có thể áp dụng một trong hai loại trách nhiệm pháp
lý là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Ngoài ra các chủ thể gây ô nhiễm còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu,
ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm của
mình gây ra (Điều 127, Luật bảo vệ môi trường năm 2005).

2.1 Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí

a) Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm
các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành
chính (Điều 1, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)
- Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:

Môn: Môi trường và con người

Trang

19


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

+ Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường , báo cáo đánh
giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
+ Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường.
- Nguyên tắc xử phạt trong lĩnh vực vi phạm hành chính:
+ Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được
phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay, mọi hậu quả phải được khắc phục theo
quy định của pháp luật.
+ Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử
phạt vi phạm hành chính một lần.
+ Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
+ Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
+ Hình thức, biện pháp xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân,
tình tiết.
+ Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân tổ chức nước ngoài (gọi chung là cá
nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên
lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị
định có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên
có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều
ước quốc tế (Điều 2, Nghị định 81/2006/NĐ-CP)
b) Các hành vi vi phạm hành chính gây ô nhiễm môi trường không khí, hình thức
xử phạt và mức phạt.
Hiện nay, vi phạm hành chính là hình thức vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực vi
phạm pháp luật gây ô nhiễm không khí. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực này không đa dạng như các lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng hay kiểm soát ô
nhiễm môi trường. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm
không khí được qui định cụ thể tại các điều 11, điều 12, điều 13, điều 23 của nghị định
81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.

 Vi phạm các quy định về thải khí,bụi

Môn: Môi trường và con người

Trang

20



Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Đối với hành vi vi phạm các quy định về thải khí,bụi thì hình thức xử phạt nhẹ
nhất là cảnh cáo và nặng nhất là phạt tiền. mức tiền phạt thấp nhất là 100.000 đồng và
cao nhất là 70.000.00. Mức tiền phạt từ 100.000 đồng đến 54.000.000 đồng áp dụng
cho hành vi thải khí , bụi. Tùy theo mức độ vượt tiêu chuẩn cho phép và lưu lượng khí
thải mà áp dụng mức phạt khác nhau. Đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng
xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép sẽ bị phạt từ 55.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng.
Ngoài 2 hình thức xử phạt chính nêu thì còn có hình thức xử phạt bổ sung và
biện pháp khắc phục hậu quả:
Tước giấy phép môi trường nếu có:
+ Tước giấy phép môi trường từ chín mươi đến một trăm tám mươi ngày làm việc.
+ Tước giấy phép môi trường không thời hạn.
+ Tạm thời đình chỉ hoạt động đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Cấm hoạt động hoặc buộc di dời.
+ Thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

 Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 dồng đối với hành vi gây ô nhiễm
không khí. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.00 đồng trong trường hợp chất
gây ô nhiễm có chứa nhiều chất nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên
nhiên. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp chất gây ô
nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quá mức cho phép. Đồng
thời buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 23, Nghị định
81/2006/NĐ-CP).
2.2 Xử lý hình xự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ô nhiễm không khí
Xử lý hình xự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ô nhiễm không khí đã được
qui định trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Luật này đã được Quốc hội
nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009 và có hiệu lực

thi hành từ ngày 1/1/2010.
Một đặc điểm riêng biệt của hành vi phạm tội trong lĩnh vực gây ô nhiễm không
khí đó là vấn đề xác định chủ thể phạm tội và mức độ nguy hiểm của hành vi. Bởi lẽ,
nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng và môi trường không khí lại có đặc tính
phân tán rộng nên việc xác định chủ thể và mức độ nguy hiểm của hành vi là rất khó

Môn: Môi trường và con người

Trang

21


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

khăn. Tuy vậy, trong Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
cũng đã có quy định về tội gây ô nhiễm không khí.Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự
năm 1999, Chương XVII- Các tội phạm về môi trường qui định riêng từng tội như sau:
gây ô nhiễm không khí tại Điều 183, ô nhiễm nguồn nước qui định tại Điều 183, ô
nhiễm đất qui định tại Điều 184. Trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, Chương
XVII- Các tội phạm về môi trường đã gộp chung tội gây ô nhiễm không khí, nguồn
nước, đất và Điều 182 – Tội gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, có một điểm khác
biệt trong quy định xử lý tội gây ô nhiễm không khí giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ
luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 đó là việc gây ô nhiễm không khí chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi gây ô nhiễm ở
mức độ nghiêm trọng. Quy định cụ thể về tội gây ô nhiễm môi trường không (Điều
182, Bộ luật hình sự 2009) như sau:
1. Người nào thải không khí, nguồn nước, đất các gây ô nhiễm môi trường, phát
tán bức xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ờ mức độ nghiêm trọng
hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiem trọng khác thì

bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3-10 năm:
a) Có tổ chức
b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm.
Tội phạm về môi trường nói chung và tội gây ô nhiễm không khí nói riêng
được quy định trong luật hình sự đã chứng tỏ tính răn đe nghiêm khắc trong việc xử
phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả
nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm không khí thường là rất khó khăn, có nhiều
trường hợp không thể xác định được ngay mà phải sau một thời gian dài mới xác
định được hậu quả.

Môn: Môi trường và con người

Trang

22


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

5. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp pháp lý
- Tiếp tục quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
- Bổ sung luật mới.
- Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế vê hệ thống pháp luật bảo vệ
môi trường không khí.

2. Biện pháp khoa học kĩ thuật
- Nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động kiểm
soát ô nhiễm không khí.
- Tăng cường thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm
không khí theo các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở gây ô nhiễm.
- Tăng cường năng lực quản lýmôi trường cấp thành phố và cấp quận, huyện, xã,
phường, thị trấn.
3. Biện pháp kinh tế
- Trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước ta,trong xu thế toàn cầu hóa
việc bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế là đòi hỏi rất lớn.
- Ký kết và nội luật hóa các Điều ước quốc tế.
4. Biện pháp giáo dục
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cá nhân, tổ chức về bảo vệ môi trường không khí
thông qua truyền thông hoặc đưa vào chương trình học.
- Khi di chuyển trong phạm vi gần bạn nên sử dụng xe đạp hay đi bộ.
- Nên sử dụng xe buýt vừa giảm chi phí, hạn chế kẹt xe, vừa giảm ô nhiễm môi trường.
- Nên ăn trưa ở gần nơi làm việc, nơi học tập nhằm hạn chế việc sử dụng xe máy, ô tô.
- Nên đi chung xe khi đi làm, đi học, vui chơi , giải trí.
- Nên bảo trì xe máy mỗi năm mọt lần nhằm tăng độ bền xe và giảm khói thải ra
môi trường.
- Hãy trồng và bảo vệ cây xanh.

Môn: Môi trường và con người

Trang

23


Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí


- Khi phát hiện các hoạt động vi phạm như xả trộm khí thải chưa qua xử lý cần
báo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Giáo trình Luật môi trường – Trường đại học KTQD, 2010
2. Giáo trình Luật môi trường – NXB Công an nhân dân – 2006.
3. Các website:
• Báo điện tử Dân trí:
• Báo điện tử Vietnamnet:
• Bộ tài nguyên – môi trường:
• Tổng cục Môi trường:
• Báo Tài nguyên và Môi trường:

Môn: Môi trường và con người

Trang

24



×