Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

xác định chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học theo chuẩn abet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐẦU RA MÔN
KỸ NĂNG DẠY HỌC THEO CHUẨN ABET
S

K

C

0

0

3

9
3

5
9

9
7

MÃ SỐ: T2011 - 89



S KC 0 0 3 6 1 7

Tp. Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG

XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐẦU RA
MÔN KỸ NĂNG DẠY HỌC THEO CHUẨN ABET

Mã số: T2001 - 89
Chủ nhiệm đề tài: Th.S ĐỖ THỊ MỸ TRANG

TP.HỒ CHÍ MINH – 2/1012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SPKT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG


XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐẦU RA
MÔN KỸ NĂNG DẠY HỌC THEO CHUẨN ABET

Mã số: T2001 - 89
Chủ nhiệm đề tài: Th.S ĐỖ THỊ MỸ TRANG

TP.HỒ CHÍ MINH – 2/1012


MỤC LỤC
Trang
-

Danh mục Bảng + Hình
Danh mục các chữ viết tắt
Thông tin kết quả nghiên cứu

CHƢƠNG: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu nghiên cứu
III.
Đối tượng – khách thể nghiên cứu
IV. Giới hạn nghiên cứu
V. Giả thuyết nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
VII. Nội dung nghiên cứu

1
2

2
2
2
2
3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm chuẩn đầu ra
1.1.2. Khái niệm kỹ năng dạy học
1.2. Tổng quan chuẩn đầu ra
1.2.1. Tổng quan chuẩn đầu ra của Thế giới
1.2.2. Tổng quan chuẩn đầu ra của Việt nam
1.3. Chuẩn ABET
1.3.1. Tổng quan về chuẩn ABET
1.3.2. Quy trình kiểm định của ABET
1.3.3. Bộ tiêu chí của ABET
1.4. Khái niệm có liên quan đến chuẩn đầu ra: Mục tiêu dạy học
1.4.1. Định nghĩa mục tiêu dạy học
1.4.2. Phân loại mục tiêu dạy học theo BLOOM
1.4.3. Mục tiêu môn kỹ năng dạy học
1.4.4. Những yêu cầu đối với người giáo viên dạy nghề
1.4.5. Sơ đồ phân tích nghề giáo viên kỹ thuật

4
4
5
6
6
8

10
10
11
12
17
17
19
21
22
22


1.5. Lợi ích xây dựng chuẩn đầu ra
1.5.1. Đối với nhà trường
1.5.2. Đối với giáo viên, cán bộ quản lý
1.5.3. Đối với sinh viên
1.5.4. Đối với cơ quan doanh nghiệp
1.6. Đặc điểm chuẩn đầu ra
1.7. Chuẩn đầu ra khối sư phạm trường ĐH.SPKT.HCM

26
26
26
26
26
27
28

CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐẦU RA MÔN KỸ NĂNG DẠY HỌC
2.1. Cơ sở xác định chuẩn đầu ra


30

2.1.1. Chuẩn đầu ra khối sư phạm

30

2.1.2. Mục tiêu môn kỹ năng dạy học

30

2.1.3. Nhu cầu xã hội cho nghề giáo viên

31

2.1.4. Tiêu chí 3 của ABET

31

2.2. Mô tả thành phần chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học

32

2.3. Xác định nội dung chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học

33

2.4. Xin ý kiến chuyên gia

35


2.4.1. Tiêu chí đánh giá

35

2.4.2. Kết quả đánh giá

36

CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1. Nhận xét về chuẩn ABET

45

3.2. Những mặt làm được và chưa được của đề tài

45

3.3. Ý nghĩa, hướng phát triển của đề tài

46


PHỤ LỤC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 2196 /BGDĐT-GDĐH
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
V/v: hướng dẫn xây dựng và
công bố chuẩn đầu ra ngành đào
tạo

Kính gửi:

- Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng.

Thực hiện Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học
2009-2010 và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị
quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, các trường ĐH, CĐ cần
tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành nghề đào tạo của trường.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm học này, là một trong những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các
cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học
sau khi tốt nghiệp.
Để thống nhất về nội dung, cách thức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các
ngành đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây
dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học như sau:
1. Khái niệm chuẩn đầu ra ngành đào tạo
Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành,
khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể



đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành
đào tạo.
2. Mục tiêu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
a) Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng
của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện
những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý,
giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác
quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và
đổi mới phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy,
phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học
để đạt chuẩn đầu ra.
b) Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt
nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc
mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.
c) Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng
lao động.
3. Nội dung của chuẩn đầu ra
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành đào tạo, nhà trường
xây dựng và công bố chuẩn đầu ra trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của
nước ngoài; thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của trường để bảo đảm chuẩn đầu
ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được trên thực tế. Chuẩn đầu ra của ngành
đào tạo ở mỗi trình độ bao gồm các nội dung sau:
a) Tên ngành đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh;
b) Trình độ đào tạo: cao đẳng hoặc đại học;
c) Yêu cầu về kiến thức: tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp,…
d) Yêu cầu về kỹ năng:



- Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ
năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng
ngoại ngữ, tin học, …
đ) Yêu cầu về thái độ:
- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;
g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;
h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
4. Quy trình xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
Bƣớc 1. Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
của trường. Thành phần gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo,
Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Khoa học,
Trưởng các Khoa, Trưởng các bộ môn, các chuyên gia thuộc bộ môn hoặc đại diện
các khoa khác đối với một số ngành đào tạo mang tính liên ngành, đại diện các nhà
tuyển dụng (sử dụng lao động).
(Đối với các đại học, việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo do
các trường thành viên thực hiện).
Bƣớc 2. Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra tổ chức các phiên họp,
thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức
triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho các khoa xây dựng chuẩn đầu ra của
các ngành đào tạo thuộc quản lý của Khoa.
Bƣớc 3. Các khoa tổ chức xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra, tổ chức hội thảo
rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, các
nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên,… và hoàn thiện chuẩn đầu ra của từng ngành
đào tạo.



Bƣớc 4. Các khoa gửi dự thảo chuẩn đầu ra để lấy ý kiến phản hồi từ các nhà
tuyển dụng, doanh nghiệp, cựu sinh viên…
Bƣớc 5. Hội đồng khoa học – đào tạo khoa bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuẩn
đầu ra ngành đào tạo trên cơ sở thu thập và phân tích ý kiến phản hồi từ các doanh
nghiệp, nhà tuyển dụng, các cựu sinh viên… và báo cáo Hội đồng khoa học – đào tạo
trường.
Bƣớc 6. Hội đồng Khoa học – Đào tạo trường tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng
góp cho dự thảo chuẩn đầu ra của tất cả các ngành đào tạo.
Bƣớc 7. Công bố dự thảo chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trên trang Web của
trường để cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, các nhà tuyển
dụng, cựu sinh viên, các trường/khoa cùng khối ngành,… trong và ngoài trường cho ý
kiến đóng góp.
Bƣớc 8. Tiếp thu, hoàn thiện và Hiệu trưởng ký công bố chuẩn đầu ra các
ngành đào tạo của trường thông qua website của trường, sổ tay sinh viên, sổ tay cán
bộ giảng viên, tờ rơi; công bố cho xã hội thông qua báo chí và gửi văn bản báo cáo Bộ
Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất
lượng giáo dục).
Bƣớc 9. Chuẩn đầu ra phải được rà soát, điều chỉnh và bổ sung định kỳ, nhằm
đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của người sử dụng lao động.
Hằng năm, nhà trường rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu
cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã
hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng theo từng thời kỳ.
5. Các điều kiện đảm bảo chuẩn đầu ra
Trên cơ sở chuẩn đầu ra đã được công bố công khai, các trường cần tập tập
trung củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực hiện đúng cam
kết theo chuẩn đầu ra, cụ thể là đảm bảo các chuẩn về: chương trình đào tạo, thư viện
giáo trình, cơ sở vật chất thiết bị, thí nghiệm, thực hành, thực tập, đội ngũ giảng viên,



phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra, đánh giá, liên kết giữa trường với doanh nghiệp
và các hoạt động xã hội nghề nghiệp khác.
Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra là yêu cầu bắt buộc, là cam kết của các
trường về năng lực và chất lượng đào tạo để xã hội giám sát, vì vậy, căn cứ hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng tổ
chức triển khai xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành, từng trình độ đào
tạo ngay trong học kỳ II năm học 2009 - 2010.
KT. BỘ TRƢỞNG
Nơi nhận:THỨ TRƢỞNG
-

Như trên;

-

Bộ trưởng (để b/c);
(Đã
Cácký)
Thứ trưởng (để p/h);

-

Các đơn vị thuộc Bộ (để t/h);

-

Lưu Vụ GDĐH.
Phạm Vũ Luận



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Khánh Đức, Chuẩn đầu ra và phát triển chương trình đào tạo theo năng lực ở bậc
đại học, 2011.
2. Phạm Quốc Hùng, Giới thiệu bộ chuẩn ABET và chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận của
ABET.
3. Võ Thị Ngọc Lan, Tài liệu giảng dạy môn kỹ năng dạy học, 2009.
4. Phạm Hữu Lộc, Chương trình đào tạo và chuẩn kiểm định các nước trên thế giới.
5. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh, (Biên dịch), Cải cách và xây dựng chương trình
đào tạo kỹ thuật theo PP tiếp cận CDIO.
6. Mai Hoàng Sang, đề tài cao học: Nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra ngành công nghệ
thông tin trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TP.HCM và đánh giá thử nghiệm.
7. Cao Hoàng Trụ, (2010). ABET: Mục tiêu và Động lực của việc Đổi mới các Chương
trình Đào tạo về Kỹ thuật và Công nghệ. Hội thảo CDIO 2010 - Đại học Quốc gia
Tp.HCM.
8. Võ Thị Xuân, (2006), Đề tài cấp Bộ: nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
đào tạo kỹ năng SPKT, Mã số: B2003 – 19 – 28.
9. Jenkins, A., & Unwin, D. (1996, June 27). How to write learning
outcomes. Retrieved from the National Center for Geographic
Information & Analysis web site:
/>utcomes.html
10. Rogers, S. (2003), Assessment for Quality Assurance, Rose-Hulman Institute of
Technology.
www.eng.utoledo.edu/.../EECS%20IAB%20Presentat


Các trang web
11. www.abet.org
12. Trang web trường ĐH XH và Nhân văn
/>862188

13. Trường ĐH Nông Lâm, Những hiểu biết cơ bản về CĐR
/>14. ).
15. Web Trường ĐH.SPKT. Tp.HCM.
/>

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thành phần chuẩn đầu ra

32

Bảng 2.2

Đề xuất nội dung chuẩn đầu ra

33

Bảng 2.3

Thống kê quả quả đánh giá

36


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình đánh giá đảm bảo chất lượng

16

Hình 1.2

Quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra

18

Hình 1.3

Sơ đồ phân tích nghề giáo viên kỹ thuật

22

Hình 2.1

Mô hình xác định chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học


31

Hình 2.2

Đồ thị biểu diễn giữa CĐR và tỷ lệ % không đạt

40


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ
STT

NỘI DUNG

VIẾT
TẮT

1

ABET: Accreditation Board of Engineering and Technology

ABET

(Hội đồng kiểm định kỹ thuật và công nghệ)
2

Chuẩn đầu ra

CĐR


3

Đại học

ĐH

4

Giáo dục

GD

5

Giáo viên kỹ thuật

GVKT

6

Khoa học kỹ thuật

KHKT

7

Phương pháp

PP


8

Sư phạm kỹ thuật

SPKT

9

Xã hội

XH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khoa SPKT

Tp. HCM, ngày 9 tháng 2 năm2012
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xác định chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học theo chuẩn ABET
- Mã số: T2011 -89
- Chủ nhiệm: Đỗ Thị Mỹ Trang
- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện: 25/03/2011 đến 30/11/2011

2. Mục tiêu: Xác định chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học theo chuẩn ABET
3. Tính mới và sáng tạo:
Tính mới và sáng tạo của đề tài này là: Chuẩn ABET còn khá mới mẻ đối với
trường chúng ta. Và đề tài đã xây dựng được mô hình xây dựng chuẩn đầu ra, xác
định được nội dung chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trình bày được những vấn đề sau:
-Tổng quan và cơ sở lý luận của đề tài
-Trình bày mô hình xác định chuẩn đầu ra, xác định được nội dung chuẩn đầu ra
-Tiến hành đánh giá hoàn thiện đề tài bằng phương pháp chuyên gia
5. Sản phẩm: Chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
-Chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học là cơ sở triển khai viết giáo trình môn kỹ năng
dạy học, lựa chọn PP giảng dạy. Khả năng áp dụng cao vì trường ĐH
SPKT.HCM đang tiến tới xây dựng chuẩn cho tất cả các môn học.
-Địa chỉ ứng dụng: khoa Sư phạm Kỹ thuật
Trƣởng Đơn vị
(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)



CHƢƠNG:

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt nam đã và đang trong quá trình hội nhập với các

nước trên thế giới về nhiều mặt. Nhiều kiến thức mới, thiết bị mới, công nghệ mới
luôn luôn hình thành và phát triển, vì vậy yêu cầu ngày càng cao về số lượng cũng
như chất lượng cho nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có chất lượng là có kiến thức
chuyên môn giỏi, kỹ năng thực hành thành thạo, phẩm chất đạo đức và ý thức nghề
nghiệp tốt, ngoài những kỹ năng cứng thì yêu cầu có các kỹ năng mềm cần thiết để áp
ứng được nhu cầu của ngành nghề, của xã hội. Bên cạnh đó, nền kinh tế tri thức đang
hình thành và phát triển, thì nhiệm vụ của trường đại học là đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực để áp ứng được đòi hỏi của xã hội. Nhưng, làm sao để người tốt nghiệp từ
các trường Đại học ở Việt nam được công nhận về trình độ và bằng cấp để có thể
chuyển đổi hoặc là việc cùng với những sinh viên tốt nghiệp từ những nước khác đang
là vấn đề mà những nhà giáo dục đặt ra?!
Để giải quyết vấn đề này, một trong những biện pháp đưa giáo dục Việt nam hội
nhập quốc tế, đó là các chương trình đào tạo phải tiếp cận, tiến tới được chứng nhận
theo các chuẩn quốc tế. Trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, ABET là chuẩn được chứng
nhận rộng rãi tại Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Cam kết chuẩn đầu ra là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết mà trường ĐH SPKT.HCM
đã và đang thực hiện với xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, thì đối với từng môn
học trong chương trình cũng phải được xác định chuẩn. Đặc biệt trong khối sư phạm
thì đều này hết sức cần thiết để đạo tạo ra con người đủ chuẩn để đảm nhận trách
nhiệm đào tạo lại người khác đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chuẩn ABET là chuẩn mà nhà trường đang hướng đến. Hiện tại môn kỹ năng dạy
học chưa được xác định chuẩn đầu ra theo chuẩn ABET. Vì vậy, cần thiết phải xây
dựng.
1


II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định chuẩn đầu ra môn Kỹ năng dạy học
theo chuẩn ABET.
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: chuẩn đầu ra môn kỹ năng Dạy học.
Khách thể nghiên cứu: nội dung môn kỹ năng dạy học khối Sư phạm Kỹ thuật,
năng lực dạy học của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

IV.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Giới hạn nghiên cứu của đề tài này là chỉ dừng lại ở việc xây dựng chuẩn đầu ra
môn kỹ năng dạy học và đánh giá ban đầu bằng PP chuyên gia, chưa tiến hành thực
nghiệm để đánh giá chuẩn đầu ra bằng phương pháp thực tiễn.

V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu chuẩn đầu ra được xây dựng thành công tốt thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội.
VI.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
1. PP nghiên cứu tài liệu:
-

Tài liệu về CĐR, chuẩn ABET

-

Tài liệu về mục tiêu dạy học, bảng phân tích công việc nghề giáo viên

-

Tài liệu về PP xây dựng CĐR

2. PP chuyên gia: thiết kế bảng hỏi để xin ý kiến góp ý của chuyên gia
3. PP thống kê mô tả để xử lý kết quả thu thập được từ chuyên gia


2


VII.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Tổng quan và cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu:
Các khái niệm có liên quan; tổng quan về vấn đề nghiên cứu; giới thiệu về
chuẩn ABET; cách phân loại mục tiêu giáo dục của Bloom; mục tiêu môn kỹ
năng dạy học; những yêu cầu đối với người giáo viên dạy nghề ; ý nghĩa, đặc
điểm của chuẩn đầu ra; PP xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn đầu ra khối sư phạm
trường Đại học SPKT.TP.HCM.
2. Xác định chuẩn đầu ra môn kỹ năng dạy học:
Cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra, mô tả thành phần chuẩn đầu ra, tiến hành xác
định theo chuẩn ABET,
3. Xin ý kiến của chuyên gia, xử lý, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương này người nghiên cứu trình bày tổng quan nghiên cứu của các
chuẩn trên thế giới như AUN, CEAB, UK-SPEC, CDIO,…các trường ĐH, các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước để chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên
cứu. Trình bày một số khái niệm có liên quan về CĐR, chuẩn ABET, mục tiêu dạy
học, ý nghĩa, đặc điểm của CĐR, mục tiêu môn kỹ năng dạy học cũng như chuẩn đầu
ra khối sư phạm kỹ thuật. Ngoài ra, lý thuyết mục tiêu dạy học của Bloom cũng được

người nghiên cứu trình bày để vận dụng những động từ diễn đạt CĐR.
1.1.

Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1. Khái niệm chuẩn đầu ra
“ CĐR là sự phát biểu về những điều được mong chờ một sinh viên có thể làm
như là kết quả của hoạt động học….” (theo Jenkins and Unwin).
“ CĐR là sự phát biểu rõ ràng về những điều chúng ta muốn sinh viên của chúng
ta biết, hiểu hoặc có thể làm như một kết quả hoàn thành khóa học” (theo Univ. New
South Wales, Australia).
“CĐR là sự phát biểu rõ ràng những gì người học sẽ biết hoặc có thể làm như là
một kết quả của một hoạt động học. Đầu ra thường được diễn đạt bỡi kiến thức, kỹ
năng hoặc thái độ”. (American Association of Law Libraries).
“CĐR là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả
năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm
nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào
tạo” (Theo chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận).
Theo GS. Nguyễn Thiện Nhân "CĐR là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm
được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên";....

4


CĐR: “Là lời phát biểu về những gì mà mong đợi người học sẽ biết hay có thể
làm được như là một kết quả của hoạt động học. Chuẩn đầu ra thường được biểu thị
như là kiến thức, kỹ năng, hay thái độ.” (Nguồn, Tài liệu hội thảo: Hiện thực hóa
chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, ĐH.SPKT, 2009).
Có nhiều cách định nghĩa về chuẩn đầu ra, ở phần nghiên cứu này tác giả xin được
sử dụng định nghĩa chuẩn đầu ra ở tài liệu Tài liệu hội thảo: Hiện thực hóa chuẩn đầu

ra các ngành đào tạo, ĐH.SPKT, 2009. Đó là: Chuẩn đầu ra: “Là lời phát biểu về
những gì mà mong đợi người học sẽ biết hay có thể làm được như là một kết quả của
hoạt động học. Chuẩn đầu ra thường được biểu thị như là kiến thức, kỹ năng, hay thái
độ.”
1.1.2. Kỹ năng dạy học
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc hoặc một hoạt động nào đó một cách
có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu, mục đích xác định trong những điều kiện nhất
định (thời gian, phương tiện, môi trường hoạt động,…) và dựa vào các tri thức đã có.
Kỹ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao
tác phức hợp của một hoạt động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri
thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết vào tình huống dạy học xác định.
Môn kỹ năng dạy học là môn học tích hợp vận dụng những gì đã được học để hình
thành kỹ năng giảng dạy. Các loại kỹ năng dạy học được chia làm 3 nhóm: kỹ năng
chuẩn bị bài dạy, kỹ năng tổ chức thực hiện bài dạy, kỹ năng kiểm tra đánh giá.
1.2. Tổng quan chuẩn đầu ra
Vấn đề nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra tại các trường Đại học, Cao đẳng,…đã
được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên Thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1. Tổng quan chuẩn đầu ra của thế giới
Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều chuẩn kiểm định chương trình đào tạo, liên
quan chương trình đào tạo thì chuẩn này quy định các khối kiến thức từng ngành cũng
5


như tỉ lệ phần trăm cho từng khối kiến thức. Các chuẩn kiểm định các ngành Kỹ
thuật: AUN (Các nước Đông Nam Á), ABET (Mỹ), CEAB (Canada), UK-SPEC
(Anh), Swedish Ordinance (Thuỵ Điển), JABEE (Nhật), EUR-ACE (Châu Âu), CDIO

-

AUN là chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường Đại học thuộc khối

ASEAN (ASEAN University Network – Quality Assurance) ( Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) được thành lập từ năm
1995 với mục tiêu thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học
trong khu vực ASEAN. Tính đến tháng 12/2010, đã có 27 trường đại học đến từ 10
quốc gia ASEAN trở thành thành viên AUN. AUN có 18 tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn 1 – Mục đích và mục tiêu; Chuẩnđầu ra : 4 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 2 – Nội dung chương trình đào tạo : 4 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 3 – Bản đặc tả chương trình : 3 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 4 – Tổ chức thực hiện CT đào tạo : 4 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 5 – Quan điểm sư phạm/chiến lược dạy/học: 5 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 6 – Kiểm tra đánh giá sinh viên : 8 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 7 – Chất lượng giảng viên, cán bộquản lý : 10 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 8 – Chất lượng của nhân viên hỗtrợ : 4 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 9 – Chất lượng sinh viên : 4 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 10 – Tư vấn/hỗ trợ sinh viên : 5 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 11 – Cơ sở vật chất và trang thiết bị : 5 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 12 – Đảm bảo chất lượng : 4 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 13 – Sinh viên đánh giá : 2 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 14 – Thiết kế khung CT : 3 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 15 – Các hoạt động phát triển nhân lực : 2 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 16 – Phản hồi của những người có liên quan: 2 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 17 – Kết quả đầu ra : 2 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 18 – Sự hài lòng của các bên liên quan

6


-

CEAB-( />
Canadian


Engineering Accreditation Board. Chuẩn kiểm định chương trình đại học các ngành
Kỹ thuật Canada được thành lập 1965. Đây là điều kiện bắt buộc để trở thành kỹ sư
chuyên nghiệp. CEAB có 4 tiêu chuẩn, đó là: sự cải thiện liên tục, sinh viên, nội dung
chương trình, môi trường dạy học, và hơn 32 tiêu chí, chúng ta có thể tham khảo ở
trangweb:
/>-

JABEE - ( Japan Accreditation Board for
Engineering Education. JABEE được thành lập vào năm 1999 để kiểm định các
chương trình kỹ thuật của Nhật Bản. Tùy theo mỗi ngành nghề sẽ có các tiêu chuẩn
khác nhau, vd: giáo dục kỹ thuật có 6 tiêu chuẩn, đó là: Learning Outcomes, Student
Workload, Educational Process, Educational Environment and Student Support,
Achievement of Learning Outcomes, Educational Improvement, chúng ta có thể tham
khảo thêm ở trang web trên.

-

EUR-ACE - European Accredited Engineering programmes () –
Chuẩn kiểm định châu Âu về chương trình đại học và cao học. Tiêu chuẩn này thuộc
tổ chức European Network for Accreditation of Engineering Education (ENAEE). Tổ
chức kiểm định các nước sáng lập bao gồm: 2007 - ASIIN (Đức), IEI (Ailen) RAEE
(Nga) và 2008 - EC (Anh), CTI (Pháp), OE (Bồ Đào Nha). Sau đó các tổ chức sau
đây tham gia vào EUR-ACE: MÜDEK (Thổ Nhĩ Kỳ), FLANDERSNVAO (Hà Lan),
CoPI (Ý), SKVC (Litva), KAUT (Ba Lan), ARACIS (Rumania)… Có chuẩn kiểm
định theo tài liệu kèm theo.

-

UK-SPEC


Standard

for

Professional

Engineering

Competence

( .Chuẩn kiểm
định chương trình đào tạo đại học và cao học các ngành Kỹ thuật, Công nghệ và Khoa
học ở Anh được phát hành vào năm 2004. Ở chương trình này có 2 tiêu chuẩn chung
là: chuẩn đầu ra chung: kiến thức và sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, những kỹ năng thực
tiễn, những kỹ năng chung có thể chuyển giao được; và chuẩn đầu ra cụ thể: khoa học

7


và toán học cơ bản và chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật, phân tích kỹ thuật, thiết
kế, bối cảnh kinh tế xã hội và môi trường, thực hành kỹ thuật.…
-

ABET - Accreditation Board for Engineering and Technology (www.abet.org) .
Thành lập 1932 với tên Engineers' Council for Professional Development (ECPD),
đến năm 1982 đổi tên thành ABET. Sử dụng để đánh giá các chương trình đào tạo đại
học và cao học các khối ngành: Khoa học ứng dụng (Applied Science - đại học và
Cao học), Máy tính (Computing - đại học), Kỹ thuật (Engineering - đại học và Cao
học), Công nghệ (Technology – cao đẳng và đại học). Chuẩn ABET sẽ được trình bày

chi tiết ở phần sau.

-

CDIO: là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo bậc đại học được
khởi xướng vào tháng 10, năm 2000. CDIO đó là: Conceiving – Designing –
ImPlementing – Operating. CDIO có 12 tiêu chuẩn đó là: bối cảnh, chuẩn đầu ra,
chương trình đào tạo tích hợp, giới thiệu về kỹ thuật, các trải nghiệm thiết kế triển
khai, không gian làm việc kỹ thuật, các trải nghiệm học tập tích hợp, học tập chủ
động, nâng cao năng lực về kỹ năng của giảng viên, nâng cao năng lực giảng dạy của
giảng viên, đánh giá học tập, kiểm định chương trình.
Thông qua những chuẩn thế giới được giới thiệu thì chúng ta có thể thấy chuẩn
đầu ra xuất hiện từ rất lâu. Và CĐR mong đợi ở người học tập trung vào kiến thức, kỹ
năng, thái độ.
1.2.2. Tổng quan chuẩn đầu ra của Việt Nam
Thực hiện chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục năm học 2009-2010 và quyết định
số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/1/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về chương
trình hành động triển khai Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán
sự Đảng Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 20102012. Các trường ĐH cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các nghề đào tạo
của trường.

8


×