Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.07 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THẾ CƯỜNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC ( BẬC TIỂU HỌC )
Mã số: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS. PHAN QUỐC LÂM

VINH – 12. 2011


2

Lời cám ơn
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn :
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Vinh,
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Sài Gòn,
- Khoa đào tạo Sau Đại học trường Đại học Vinh,
- Quý Giáo Sư, phó Giáo Sư, Tiến Sĩ,
- Quý thày cô đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn TS. Phan Quốc Lâm, thày đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.


Tơi xin ghi ơn Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc Viện
thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tơi trong lãnh vực chun mơn Âm nhạc.
Dù đã cố gắng trong q trình học tập, nghiên cứu, tham khảo nhiều
tài liệu và xin ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau để hoàn thành luận văn,
nhưng luận văn của tôi chắc chắn vẫn cịn những khiếm khuyết.
Tơi xin được nhận những ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ Giáo dục học (Bậc Tiểu học) trường Đại học Vinh - Đại học
Sài Gịn.
Tơi cũng mong nhận được những ý kiến của thày cô, những người
quan tâm đến lãnh vực này.
Tp.HCM, tháng 12 năm 2011

Trần Thế Cường


3

Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn nghiên cứu
8. Những đóng góp
9. Cấu trúc đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ngoài nước
1.1.2. Trong nước
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Dạy học
1.2.2. Âm nhạc
1.2.3. Dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học
1.2.4. Kỹ năng dạy học
1.2.5. Rèn luyện kỹ năng dạy học
1.2.6. Hiệu quả, hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học…
1.2.7. Biện pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện…
1.3. Một số vấn đề về rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc..
1.3.1. Mục đích
1.3.2. Nội dung và quy trình rèn luyện
1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện
1.3.4. Đánh giá kết quả rèn luyện
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả rèn luyên kỹ năng
dạy học môn Âm nhạc
1.4.1. Sinh viên khơng có nhiều thời gian học mơn Âm nhạc
1.4.2. Nhu cầu học Âm nhạc của học sinh Tiểu học
Kêt luận chương 1
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Giới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
2.1.2. Địa bàn, đối tượng và thời gian khảo sát
2.1.3. Nội dung khảo sát
2.1.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá

5
6
6

6
6
6
7
7
7
8
9
12
18
18
20
20
21
23
23
24
24
24
25
29
31
32
32
33
34
35
35
36
37

39


4

2.2. Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc
2.2.1. Các phân mơn Âm nhạc trong chương trình đào tạo
2.2.2. Việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc
2.3. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp rèn luyện
kỹ năng dạy học môn Âm nhạc
2.3.1. Theo hệ đào tạo niên chế
2.3.2. Theo hệ đào tạo tín chỉ
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Thành công
2.4.2. Hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Kết luận chương 2

40
40
41
47
47
48
51
51
52
53
55


Chương 3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc khoa học
3.1.3. Nguyên tắc hệ thống
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp
3.2.1. Biện pháp hồn thiện kiến thức cơ bản về Âm nhạc
3.2.2. Biện pháp nắm vững các nguyên tắc dạy Âm nhạc
3.2.3. Biện pháp ứng dụng kiến thức Âm nhạc đã học..
3.2.4. Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin
3.2.5. Biện pháp sử dụng các phương tiện dạy Âm nhạc
3.2.6. Biện pháp thiết kế và chuẩn bị cho tiết dạy Âm nhạc
Kết luận chương 3

56
56
56
58
58
58
58
59
65
75
82
97

99
100

Kết luận
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

101
102
103


5

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Giáo dục Nghệ thuật có vai trị rất quan trọng trong chương trình giáo dục
Tiểu học. Để học sinh Tiểu học phát triển hồn chỉnh thì ngồi việc dạy khoa
học, văn học, thể chất còn phải dạy cả Nghệ thuật. Trong Nghệ thuật thì Âm
nhạc lại là phần chủ chốt.
Ở Tiểu học, số trường có giáo viên chun trách Nhạc cịn rất ít. Giáo viên
Tiểu học thường phải dạy luôn môn Âm nhạc. Có nhiều giáo viên Tiểu học khi
dạy mơn Âm nhạc chỉ như dạy “trả bài” vì cịn thiếu kỹ năng dạy học mơn này.
Trong q trình đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, môn Âm nhạc
đã không được quan tâm nhiều, thậm chí cịn bị coi là mơn phụ nên các biện
pháp giúp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn này chẳng được
chú ý bao nhiêu.
Quỹ thời gian đào tạo môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
đã bị bớt đi 50 % nên càng cấp thiết phải có những biện pháp nâng cao hiệu

quả rèn luyện kỹ năng dạy học mơn Âm nhạc thì sinh viên khi ra trường mới có
đủ khả năng dạy học mơn này.
Để dạy mơn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, cần giảng
viên có chun mơn Âm nhạc thơi chưa đủ mà cịn cần giảng viên phải có
những biện pháp mới, giúp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn
Âm nhạc cho sinh viên.
Để giúp sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học vững vàng khi phải dạy môn
Âm nhạc ở Tiểu học, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học”.


6

2. Mục đích nghiên cứu :
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học
môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu :
Q trình dạy học mơn Phương pháp Dạy học Âm nhạc cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu :
Các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học :
Nếu có những biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể
nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu :
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

5.2.Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học.
5.3. Đề xuất tính cần thiết và khả thi một số biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy
học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận gồm :
- Phân tích tổng hợp lý thuyết để thực hiện nhiệm vụ lý luận.
- Phân loại, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Cụ thể hóa lý thuyết.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Quan sát việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gòn.


7

- Nghiên cứu việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sài Gịn.
- Điều tra về tính cần thiết và tính khả thi.
7. Giới hạn nghiên cứu
7.1. Một số vấn đề về lịch sử dạy học Âm nhạc ngồi nước, dạy học Âm nhạc
trong nước.
7.2. Các hình thức giảng dạy Âm nhạc ở Việt Nam.
7.3. Quá trình dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.
7.4. Việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc của sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học trường Đại học Sài Gịn.
8. Những đóng góp :
8.1. Về lý luận : nêu được tính hợp lý của đề tài nghiên cứu.
8.2. Về thực tiễn : đề xuất các biện pháp hỗ trợ việc rèn luyện kỹ năng dạy học
môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học đạt được hiệu quả cao

nhất.
9. Cấu trúc đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm
nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.


8

Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kỹ năng dạy học nói chung và kỹ năng dạy học Âm nhạc nói riêng là
những kỹ năng riêng biệt của nghề dạy học. Rèn luyện việc dạy học để hình
thành một kỹ năng dạy học là việc rất quan trọng trong quy trình đào tạo sinh
viên Sư phạm.
Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục
Tiểu học để khi ra trường sinh viên sẽ giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu
học đạt hiệu quả cao hay thấp đều do điều này.
Có rất nhiều nghiên cứu về kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học
cho sinh viên sư phạm của các tác giả ngoài nước và trong nước như :
- Kỹ năng dạy học : K.K. Pla-tô-nôp, N.V Cudomina, V.A. Cruchetxki,
X.L. Ki-xê-gôp, O.A. Apulina… Tác giả O.A. Apulina trong “Bàn về kỹ năng
sư phạm” đã phân biệt hai nhóm kỹ năng dạy học cơ bản là kỹ năng chung và
kỹ năng chuyên biệt cho từng hoạt động; tác giả cũng chỉ ra nội dung của từng
kỹ năng dạy học cụ thể. Tác giả X.L. Ki-xê-gôp đã đưa ra hơn 100 kỹ năng dạy
học trong số đó có 50 kỹ năng căn bản, cần thiết cho nghề dạy học.
- Rèn luyện kỹ năng dạy học : Wilbert J. Mc. Keachie, Geoffrey Petty…

Wilbert J. Mc. Keachie đã đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho
sinh viên sư phạm trong “Những thủ thuật trong dạy học : các chiến lược,
nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên đại học và cao
đẳng”
Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng
dạy học cho sinh viên sư phạm nói chung như : Phan Quốc Lâm, Nguyễn Thị
Hường, Nguyễn như An, Phạm Minh Hùng, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Đình
Chỉnh, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Việt Bắc…


9

Trong số này có một vài tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc hình thành kỹ
năng và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học như
tác giả Phạm Minh Hùng (Hình thành một số kỹ năng dạy học cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học), tác giả Phan Quốc Lâm (Xây dựng nội dung quy
trình hình thành kỹ năng sư phạm theo Chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên),
tác giả Nguyễn Việt Bắc (Hình thành hệ thống kỹ năng sư phạm cho giáo sinh
sư phạm Tiểu học) và (Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên)…
Về đề tài “Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học” đến nay chỉ có tác giả Nguyễn Minh Tồn nói tới (Âm nhạc
và phương pháp dạy học) nhưng chỉ dừng lại ở kỹ năng soạn giáo án dạy hát bài
hát.
Từ việc dạy môn Âm nhạc theo phong cách “nghệ sỹ” đến việc dạy môn
Âm nhạc có phương pháp (sư phạm Âm nhạc) là một chặng đường trên 200
năm. Từ khi có ngành Sư phạm Âm nhạc đến khi hình thành việc rèn luyện kỹ
năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên Sư phạm một cách đại trà lại mất đến
800 năm.
Chúng ta có thể lướt qua quá trình này để hiểu rõ vấn đề :

1.1.1. Ngoài nước :
1.1.1.1. Dạy học Âm nhạc ở Châu Âu
Âm nhạc Châu Âu đã định hình từ thế kỷ thứ 10, nhưng không được
phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Lúc này Âm nhạc được dạy trong cung đình,
trong các gia đình quý tộc, trong các Tu viện và nhà thờ Công giáo. Các phân
môn Âm nhạc được dạy chủ yếu là Nhạc lý, Ký Xướng âm, Thanh nhạc, đàn
dây và đàn Orgue ống hơi.
Hình thức giảng dạy là người biết Nhạc dạy cho người chưa biết, khơng có
một phương pháp cụ thể nào cả nên rất tốn thời gian và cơng sức để dạy và học.
Chính vì thế mà Âm nhạc không thể phổ biến rộng rãi trong nhân dân.


10

1.1.1.2. Dạy học Âm nhạc Công giáo ở Châu Âu
Từ thế kỷ thứ 12, Giáo Hoàng Gregorio thay đổi thang âm (gamme)
của Châu Âu đang dùng lúc này thành một thang âm tương đối hoàn chỉnh để
dùng trong Giáo hội Cơng giáo. Giáo Hồng Gregorio cũng ra lệnh sử dụng và
giảng dạy thang âm này trong các Tu viện, Chủng viện và nhà thờ Công giáo.
Do nhu cầu giảng dạy Âm nhạc nên việc đào tạo người dạy nhạc bắt đầu
phát triển. Giáo Hoàng này đã thành lập trường đào tạo các Nhạc sư để dạy
nhạc trong Giáo hội. Có thể nói đây là mốc lịch sử của nền Sư phạm Âm nhạc.
Từ giai đoạn này người ta bắt đầu phân biệt Nhạc sĩ và Nhạc sư.
1.1.1.3. Dạy học Âm nhạc trong các Đại học Châu Âu
Cuối thế kỷ 14 sang đầu thế kỷ 15, Âm nhạc bắt đầu được giảng dạy
trong các Đại học Châu Âu như Vienne, Paris, Fribourg… Tại các Đại học này,
ngồi các mơn căn bản của Âm nhạc là Nhạc lý, Ký Xướng âm, Thanh nhạc,
đàn dây, đàn Orgue ống hơi, các môn được dạy chủ yếu là Hòa âm, Phức điệu,
Sáng tác, Chỉ huy dàn nhạc và Chỉ huy Hợp xướng.
Trong các Đại học Châu Âu lúc này chủ yếu vẫn chỉ đào tạo ra các nhạc sĩ.

Người ta chưa quan tâm tới việc đào tạo ra nhạc sư vì nghĩ rằng cứ giỏi Âm
nhạc là có thể dạy Âm nhạc được.
Tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 vì nhu cầu dạy Âm nhạc trong các
trường Tiểu học thì việc đào tạo đại trà các giáo viên dạy Âm nhạc mới thực sự
bắt đầu. Ngành Sư phạm Âm nhạc được hình thành nhưng khơng phát triển
nhiều vì khi học Âm nhạc, người ta thích học để trở thành nhạc sĩ, nhạc cơng
chứ khơng thích trở thành thày dạy nhạc.
1.1.1.4. Dạy học mơn Âm nhạc ở trường Tiểu học trên thế giới
- Châu Âu : Từ cuối thế kỷ 18, môn Âm nhạc đã được giảng dạy
trong các trường Tiểu học. Học sinh Tiểu học được học Nhạc lý, Ký Xướng âm,
Thanh nhạc; sang giữa thế kỷ 19 thì học sinh được học thêm Nhạc cụ (Piano,
Harmonium, Sylophone…).


11

- Châu Mỹ : Chủ yếu là Hoa Kỳ sau đó là Canada, học sinh Tiểu học
được học Âm nhạc từ cuối thế kỷ 19.
1.1.1.5. Dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc (Sư phạm Âm nhạc)
- Từ thế kỷ 12, trong trường đào tạo Nhạc sư của Giáo hội Công giáo
Roma đã bắt đầu dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc nhưng học viên đa số là
Tu sĩ, Linh mục và số học viên không nhiều nên số Nhạc sư ra trường chỉ tạm
đủ để dạy trong các Tu viện, Chủng viện, nhà thờ Cơng giáo. Chính vì vậy, các
nhạc sĩ Châu Âu từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18 hầu hết đều là người Công giáo.
Trong trường đào tạo Nhạc sư này, các phương pháp, biện pháp rèn luyện
kỹ năng dạy học Âm nhạc cho từng phân môn được nghiên cứu và giảng dạy rất
kỹ lưỡng.
- Cuối thế kỷ 18, sau cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789, tại Đại học
Sorbonne bắt đầu đào tạo giáo viên dạy mơn Âm nhạc. Trong chương trình
giảng dạy, các Giáo Sư đã khơng dùng các kiến thức đã có trong trường đào tạo

Nhạc sư Cơng giáo vì cho rằng có ảnh hưởng tơn giáo mà tự tìm kiếm các
phương pháp mới để giảng dạy.
Chính vì khơng chịu kế thừa những kiến thức sư phạm Âm nhạc đã có nên
đến giữa thế kỷ 19 ngành Sư phạm Âm nhạc Châu Âu mới định hình nhưng
khơng phát triển.
1.1.1.6. Dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc tại Nhạc viện Leningrad
Từ năm 1930, ngành Sư phạm Âm nhạc đã phát triển rất mạnh tại
Nhạc viện Leningrad với rất nhiều chuyên ngành phương pháp giảng dạy Âm
nhạc cho các phân môn Âm nhạc chuyên biệt.
Tại Nhạc viện Leningrad các phương pháp, biện pháp giúp nâng cao hiệu
quả rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc được đặc biệt chú ý. Từ các vấn đề
tưởng chừng bình thường như làm thế nào để mau chóng đọc được tên các nốt
nhạc trên khuông nhạc cũng được nghiên cứu và đã có biện pháp riêng cho việc
này.


12

Các Nhạc viện trên thế giới đã phải công nhận rằng giáo viên Âm nhạc
được đào tạo từ Nhạc viện Leningrad có rất nhiều biện pháp giúp cho việc dạy
học các chuyên ngành Âm nhạc đạt hiệu quả rất cao.
1.1.1.7. Việc rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên
- Tại Nhạc viện Angelicum (Roma) :
Từ thế kỷ 12, việc rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên đã
được thực hiện nhưng mãi đến thế kỷ 16 thì việc rèn luyện này mới là điều bắt
buộc cho sinh viên. [19]
- Tại Nhạc viện Leningrad :
Từ năm 1930, sinh viên đã được hướng dẫn để rèn luyện kỹ năng dạy
học cho các chuyên ngành Âm nhạc như Thanh nhạc, Ký Xướng âm, Nhạc lý,
Nhạc cụ, Hòa âm, Sáng tác …

Năm 1940, các chuyên ngành Âm nhạc đều phân ra hai hướng là đào
tạo Nhạc Sỹ và Thày dạy Âm nhạc (Sư phạm Âm nhạc) nên việc rèn luyện kỹ
năng dạy học môn Âm nhạc là việc bắt buộc đối với sinh viên Sư phạm.
- Tại Đại học Sorbonne (Pháp) :
Đầu thế kỷ 20, việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc mới được
thực hiện nhưng không được chú trọng.
1.1.1.8. Rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học
Cho đến nay ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ người ta chỉ hướng dẫn rèn
luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc các chuyên
ngành Âm nhạc như Thanh nhạc, Ký Xướng Âm, Nhạc lý, Nhạc cụ … chứ
không hướng dẫn rèn luyện kỹ năng dạy học Âm nhạc cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học để dạy môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học.
1.1.2. Trong nước
1.1.2.1. Dạy học Âm nhạc Truyền thống (Âm nhạc Dân tộc)


13

Âm nhạc Truyền thống Việt Nam khơng có hình thức dạy đại trà, dạy theo
lớp nhưng thường dạy nhỏ lẻ trong gia đình : cha mẹ, anh chị dạy cho con, em
hoặc người này nghe người kia hát và hát theo.
Trong phường nhạc thường có giáo phường phụ trách việc dạy nhạc cho
các thành viên trong phường nhạc. Giáo phường cũng khơng dạy theo hình thức
lớp học hay khóa học mà học viên thiếu sót điểm nào thì giáo phường sửa chữa
dạy thêm cho hồn chỉnh điểm đó. Một phường nhạc đơi khi có tới hai, ba giáo
phường : giáo phường ca, giáo phường đàn, giáo phường múa.
- Trong lãnh vực ca hát :
Đa số bài bản là dân ca nên ca sĩ (con hát) thường đã biết hát do nghe hát
nhiều nên thuộc làn điệu và tự hát. Những bài hát mới thì được dạy bằng cách

truyền khẩu. Người dạy sẽ hát trước, sau đó người học mới hát lại. Người dạy
tùy theo mức độ tiếp thu và ghi nhớ của người học để dạy câu dài hay câu ngắn.
Đôi khi người dạy chỉ cần sửa chữa một vài chỗ sai trong bài là có thể hồn
chỉnh được bài bản cho người học.
Trong các làng xóm thì dân ca được truyền lại cho lớp trẻ một cách tự
nhiên do ông bà, cha mẹ hát và con cháu hát theo.
Dân ca Quan Họ Bắc Ninh có lễ hội Lim hàng năm với các “liền anh, liền
chị” hát thâu đêm được hình thành từ thế hệ trước qua thế hệ sau một cách tiệm
tiến đến độ khơng thấy hình thức dạy học cụ thể. Từ nhỏ, con trai, con gái trong
làng đã được nghe hát Quan Họ và hát theo; sai chỗ nào thì anh chị, cha chú, cơ
gì sửa chỗ đó. Khi lớn lên thì tham gia vào các nhóm Quan Họ và dần dần trở
thành “liền anh, liền chị” thực thụ.
- Trong lãnh vực nhạc cụ :
Các nhạc công Việt Nam thường được dạy theo hình thức gia đình, từ thế
hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Cũng có những trường hợp thày nhận đệ tử
hoặc đệ tử xin theo thày và ở luôn tại nhà thày hoặc theo thày trong các phường
nhạc để học.


14

* Trong dàn nhạc Cung Đình :
Hàng năm đều tuyển các nhạc công trong dân để bổ sung cho dàn nhạc.
Khi được tuyển vào dàn nhạc Cung Đình họ phải học các bài bản của Cung
Đình và cách biểu diễn Cung Đình. Trong dàn nhạc Cung Đình có nhiều thày
dạy khác nhau như thày dạy cổ bản, thày dạy kim bản. Ngồi ra cịn có các thày
dạy kỹ thuật cho từng loại nhạc cụ khác nhau.
* Trong phường nhạc :
Có nhiều dạng phường nhạc khác nhau được hình thành trong dân gian.
+ Các nhạc công trong một vùng, một địa phương họp lại với nhau để cùng

hòa nhạc và từ đó hình thành một phường nhạc. Phường nhạc này thường biểu
diễn có nghệ thuật vì do các nhạc cơng có trình độ cao, có tâm huyết và u âm
nhạc. Họ thường ngồi lại để trao đổi đi đến thống nhất trong cách biểu diễn và
kỹ thuật biểu diễn.
+ Một nhạc công giỏi (thày đờn) đứng ra thành lập phường nhạc. Thày đờn
quy tụ một số nhạc công khác, trong số này có cả những nhạc cơng mới chập
chững vào nghề và một số mới học. Thày đờn tiếp tục dạy để những người này
có đủ khả năng biểu diễn. Phường nhạc này thường mang phong cách biểu diễn
rõ nét của thày đờn.
+ Một người giàu có (quan lại địa phương, địa chủ…) đứng ra thành lập
phường nhạc và trở thành chủ phường. Chủ phường mời một hoặc nhiều thày
đờn để dạy cho các thành viên trong phường nhạc. Về chuyên mơn thì thầy đờn
phụ trách nhưng về bài bản thường theo sự “biên tập” của chủ phường. Các
nhạc công, thày đờn… được chủ phường trả lương nên tùy theo mức lương mà
chất lượng của phường nhạc cao hay thấp.
1.1.2.2. Dạy học Âm nhạc Tây phương Công giáo
- Dạy hát :
Thế kỷ 17,18 giáo dân Công giáo Việt Nam được các giáo sĩ Tây phương
và Việt Nam dạy hát thánh ca bằng tiếng Ý (Latin). Các bài thánh ca này đều do


15

các tác giả Công giáo phương Tây viết. Phương pháp dạy hát thường theo lối
truyền khẩu. Sau khi biết hát thì giáo dân Việt Nam dạy lại cho thế hệ thiếu nhi
và những người mới gia nhập đạo Công giáo (tân tịng).
Các giáo sĩ dạy hát rất bài bản vì họ được đào tạo rất kỹ lưỡng trong các
Chủng viện (nơi đào tạo Linh mục) và Tu viện (nơi đào tạo tu sĩ). Tại đây họ
được học Âm nhạc tới trình độ tương đương trung cấp, bao gồm các phân môn :
Nhạc lý, Ký Xướng âm, Thanh nhạc, đàn Harmonium, Hịa âm, Phân tích Tác

phẩm, Chỉ huy (Ca trưởng), Phương pháp dạy hát thánh ca.
Qua đầu thế kỷ 20 mới có các bài thánh ca do tác giả Cơng giáo Việt Nam
viết bằng tiếng Việt nhưng dùng thang âm (gamme) Tây phương và Bình ca
Cơng giáo (Grégorien). Khi dạy hát bằng tiếng Việt thì các giáo sĩ đã phải quan
tâm tới vấn đề dấu giọng và thanh điệu tiếng Việt nên đã phát sinh ra lối hát
“nhả chữ, khớp vần”.
Năm 1740 thành lập Chủng viện (Seminarium) Công giáo và năm 1756
thành lập Tu viện Công giáo tại Việt Nam. Tại những nơi này các Chủng sinh
và Tu sinh được dạy rất kỹ về Thanh nhạc, Phương pháp dạy học hát, Chỉ huy,
đàn Harmonium, cách tổ chức Ca đồn, Hợp xướng.
Có thể nói tại Chủng viện và Tu viện Cơng giáo này, là nơi đầu tiên ở Việt
Nam dạy môn Phương pháp dạy học môn Âm nhạc.
- Dạy nhạc cụ :
+ Dạy đàn : Các giáo sĩ dạy đàn (chủ yếu là Harmonium) cho giáo dân
Việt Nam tại các nhà thờ với giáo trình Tây phương. Số người được dạy rất ít vì
khơng có đàn. Một nhà thờ bình thường chỉ có một cây đàn nên một thày chỉ
dạy vài trị. Những người này học để đệm thánh ca trong các nhà thờ là chính.
Một số khác được học các tác phẩm độc tấu của Johann Sebastien Bach và Luy
Grapphy nhưng số này rất ít.
+ Dạy kèn đồng : Các Giáo sĩ, Linh mục dòng Đa Minh (Dominico) được
đào tạo từ nguồn Tây Ban Nha (Espagne) khi phụ trách các nhà thờ thường dạy


16

kèn đồng cho một số nam giáo dân và sau đó thành lập các ban kèn. Các ban
kèn này có khi lên tới hàng trăm người và được đào tạo rất cơng phu. Truyền
thống này cịn duy trì đến ngày nay tại các xứ đạo thuộc tỉnh Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình, Hải Phịng…
1.1.2.3. Dạy học Âm nhạc Tây phương – Tân nhạc

Vào cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp mở trường học ở Việt Nam thì
bắt đầu đưa Âm nhạc Tây phương vào giảng dạy. Ban đầu chỉ dạy quốc ca
Pháp, một số hành khúc học đường và dân ca Pháp, sau đó mới chính thức dạy
mơn Âm nhạc. Trong môn Âm nhạc thường chỉ dạy Nhạc lý và một số ca khúc
nổi tiếng thế giới. Sang đầu thế kỷ 20, mơn Âm nhạc ngồi phần Nhạc lý cịn có
thêm phần Xướng âm - Ký âm (Ký Xướng âm) và một số kiến thức căn bản về
Thanh nhạc.
Người Việt thường gọi Âm nhạc này là Nhạc Tây hay Tân Nhạc.
* Năm 1874, thực dân Pháp mở trường Collège Chasseloup Laubat tại Sài Gòn,
nay là trường Trung học phổ thơng Lê Q Đơn (thành phố Hồ Chí Minh). Đây


trường

phổ

thơng

xưa

nhất



thành

phố

Hồ


Chí

Minh

(wwwfacebook.com/lequidon).
1.1.2.4. Dạy học Âm nhạc trong trường học Việt Nam
Năm 1955 trường Nghệ Thuật Quân Đội được thành lập.
Năm 1956, Nhạc Viện Hà Nội (nay là Học Viện Âm nhạc Quốc Gia Việt
Nam) được thành lập. Cũng năm này Viện Quốc Gia Âm Nhạc (nay là Nhạc
Viện thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập tại Sài Gòn.
Năm 1968, trường Trung cấp Sư phạm Thể Dục Trung ương mở thêm
ngành Sư phạm Âm nhạc.
Năm 1985, trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương được thành
lập trên cơ sở tách ngành Sư phạm Âm nhạc ra khỏi trường Sư phạm Thể Dục
Trung ương, theo Quyết định số 261/HĐBT ký ngày 07.11.1985.


17

Năm 1985, trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí minh thành lập
khoa Nhạc - Họa để đào tạo giáo viên dạy môn Âm nhạc cho thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phía Nam.
Ngày 26.5.2006 trường Đại Học Sư phạm Nghệ Thuật Trung ương được
thành lập dựa trên cơ sở từ trường Cao đẳng Nhạc - Họa Trung ương (Quyết
định 117/2006 QĐ – TTg).
Từ năm 1946, Bộ Giáo Dục Việt Nam đã đưa Âm nhạc vào giảng dạy trong
các trường học nhưng dưới hình thức dạy hát Quốc ca, dân ca; các phong trào
Văn nghệ.
Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954, tại các
trường phổ thông trong căn cứ Việt Bắc học sinh được học hát Quốc Ca, các bài

dân ca, Sử Ca và các ca khúc kháng chiến, cách mạng… trong các tiết sinh
hoạt chủ nhiệm.
*Giai đoạn từ năm 1954 - 1975, tại miền Nam Việt Nam, trong các trường
Trung học Đệ Nhất cấp (Trung học Cơ sở) và Trung học Đệ Nhị cấp (Trung
học Phổ thơng) mỗi tuần đều có một giờ học Âm nhạc. Thày cô dạy Âm nhạc từ
nhiều nguồn khác nhau, một số là các Tu sĩ, Linh mục Công giáo, số khác từ
các nhạc sĩ và những người có khả năng Âm nhạc. Năm 1957, mới có thày cô
được đào tạo Âm nhạc trong các trường Sư phạm Sài Gòn bổ sung cho lực
lượng giảng dạy này.
1.1.2.5. Dạy Phương pháp dạy học Âm nhạc
Năm 1955, sinh viên Sư phạm ngành Văn, Sử, Địa và Tiểu học được học
thêm Âm nhạc để khi về trường phổ thơng có thể dạy cho học sinh.
Năm 1968 bắt đầu có ngành trung cấp đào tạo giáo viên Sư phạm Âm nhạc
trong trường trung cấp Sư phạm Thể Dục Trung ương. Trong ngành này bắt đầu
có mơn Phương pháp Dạy học Âm nhạc.


18

Năm 1970 các trường trung học Sư phạm (Tiểu học) đều dạy môn Âm
nhạc gồm ba phân môn là Nhạc lý, Ký Xướng âm và Phương pháp Dạy học Âm
nhạc.
1.1.2.6. Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên
Sư phạm Âm nhạc Việt Nam
- Từ năm 1740 đã có mơn Phương pháp Dạy học Âm nhạc nhưng việc
rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc chỉ mới được quan tâm từ năm 1971
trong ngành Trung cấp đào tạo giáo viên Sư phạm Âm nhạc thuộc trường Trung
cấp Sư phạm Thể Dục Trung ương.
- Năm 1980, Vụ Âm nhạc thuộc Bộ Giáo Dục có đề nghị các trường
Trung học Sư phạm Tiểu học quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn

Âm nhạc cho sinh viên Sư phạm Tiểu học.
1.1.2.7. Rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học
Từ năm 1992 đến năm 1997, các giáo trình Phương pháp Dạy học Âm
nhạc khi nói về việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học chỉ mới nói tới kỹ năng soạn giáo án dạy hát cho học
sinh Tiểu học.
Cho đến nay chưa có một tác giả nào bàn tới các “biện pháp nâng cao
hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Dạy học
Theo Tự điển Tiếng Việt. NXB KHXH. Hà Nội 1992. trang 252 thì :
Dạy : Truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống có
phương pháp.
Dạy học : Dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức, theo
chương trình nhất định.


19

Học theo nghĩa rộng , áp dụng cho cả loài vật , là hình thành hành vi mới,
chưa có trong vốn phản xạ bẩm sinh. Học ở cả loài người và lồi vật có hai dấu
hiệu đặc trưng là sự tương tác giữa cá thể với mơi trường (sự kích động được
kích thích từ bên ngồi) và sự phản ứng của cơ thể đáp lại kích thích đó.
Đối với lồi người, học là q trình chuyển hóa những kinh nghiệm cá
nhân. Người học tiếp nhận các thông tin từ bên ngồi để cải biến chính mình về
kiến thức, kỹ năng, thái độ, chuẩn bị cho mình tiềm năng thích ứng với mơi
trường tự nhiên và xã hội. Lồi người truyền đạt kinh nghiệm ứng xử trước
thiên nhiên và xã hội của thế hệ trước cho thế hệ sau thông qua tiếng nói và chữ

viết bằng cách học và dạy học.
Theo Pavlov (1819-1963) Dạy là thành lập những phản xạ có điều kiện,
hình thành ở đối tượng những kinh nghiệm hành động. Học là hình thành cho
mình những phản ứng trả lời mới chưa có trong vốn phản xạ khơng điều kiện
được di truyền. Lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov đã giải thích cơ chế
sinh lý của hoạt động học, đó là những hình thành đường liên hệ tạm thời giữa
các trung khu thần kinh tương ứng trên vỏ não được củng cố bởi sự ôn luyện
thường xuyên.
Theo quan điểm Giáo dục học thì :
Dạy là hành động người đi trước truyền lại cho người đi sau những kinh
nghiệm mà mình đã tích lũy được trong q trình sống, làm việc. Việc dạy bao
gồm nhiều lãnh vực : ăn uống, may mặc, vận chuyển, đi lại, cách tồn tại trong
thiên nhiên khắc nghiệt, cách làm việc, cách tìm lương thực, cách đối phó với
thú dữ, cách đối xử với đồng loại, cách nói, cách hát…
Dạy học là việc truyền đạt tri thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ
xảo của loài người, từ người đã nắm bắt được cho người chưa nắm bắt được,
một cách có hệ thống, có phương pháp. Dạy học là cơng việc chung của cả
người dạy và người học. Khơng thể hồn tất cơng việc dạy học nếu một trong


20

hai phía khơng làm việc. Mức độ đạt được của việc dạy học tùy vào mức độ
làm việc và cộng tác đồng bộ của hai phía.
1.2.2. Âm nhạc :
Nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của con người.
Âm nhạc được tạo nên bởi hai yếu tố đó là dịng ca (mélodie) và thời gian
(temps). Âm nhạc là nghệ thuật động, diễn ra trong thời gian, nó là nghệ thuật
của thính giác. Âm nhạc ln gắn bó và đòi hỏi hoạt động trực tiếp của con
người. Âm nhạc bao gồm hai loại hình cơ bản đó là Âm nhạc có lời (Thanh

nhạc) và Âm nhạc khơng lời (Khí nhạc).
Âm nhạc đã trở thành mơn học từ khi xã hội lồi người có nhà nước.
Ngày hơm nay mơn Âm nhạc được dạy trong hầu hết các trường phổ thơng trên
thế giới. Nói tới Âm nhạc thì ai cũng đã có một ý niệm vì đã từng được thưởng
thức thậm chí đã hoạt động Âm nhạc khơng dưới hình thức này thì dưới hình
thức khác.
1.2.3. Dạy học mơn Âm nhạc ở Tiểu học :
Dạy học môn Âm nhạc đã có từ ngàn xưa, từ khi lồi người hình thành
nhà nước. Ban đầu mơn nhạc chỉ gồm có Âm Luật và Nhạc Cụ nhưng sau đó
dần hình thành thêm rất nhiều phân môn khác và đi sâu vào các chuyên ngành.
Có thể chia ra ba nhóm phân mơn sau :
- Các phân môn căn bản : Nhạc lý, Ký Xướng âm …
- Các mơn nâng cao : Hịa âm, Phân tích tác phẩm …
- Các mơn chun ngành : Thanh nhạc, Lý luận, Sáng tác, Chỉ huy, Nhạc
cụ …
Môn Âm nhạc là một môn nghệ thuật gồm rất nhiều phân mơn. Vì vậy,
tùy theo quỹ thời gian và mục đích học mà người ta sắp xếp để học những phân
môn nào.
Trong chương trình mơn Âm nhạc ở trường Tiểu học của Việt Nam hiện
nay thì học sinh được học các phân môn sau :


21

- Hát các bài hát (gồm 55 bài). Đây là phân mơn chính chiếm 70 % quỹ
thời gian. Hiện nay vẫn còn trên 50 % số trường Tiểu học trong cả nước chỉ dạy
các bài hát. Trong chương trình Âm nhạc lớp 1 và lớp 2, học sinh chỉ học hát
các bài hát.
- Nhạc lý (phần tín hiệu thơng tin). Học sinh có bài học Nhạc lý riêng từ
lớp 3 đến lớp 5 nhưng thực tế học sinh đã học Nhạc lý bắt đầu từ lớp 1, phần

Nhạc lý này nằm trong các bài hát của học sinh.
- Tập đọc nhạc (Xướng âm). Học sinh được học ở lớp 4 và lớp 5, mỗi lớp
có 8 bài. Các bài Tập đọc nhạc đều rất ngắn gọn, mỗi bài chỉ gồm 8 ô nhịp.
- Thường thức Âm nhạc. Lớp 4 và lớp 5 mỗi lớp có 5 bài đọc thêm nói về
nhạc sĩ (tác giả), ca sĩ, nhạc công, tác dụng của Âm nhạc và Âm nhạc trong đời
sống, xã hội thường ngày.
- Nghe nhạc : Học sinh được nghe Dân ca Việt Nam và các dân tộc ít
người ở các vùng miền trong nước, nhạc Hàn lâm của các nhạc sĩ nổi tiếng như
Beethoven, Mozart, Chopin, Tchaikovsky…
1.2.4. Kỹ năng dạy học
- Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Làm việc có kỹ năng thì đỡ mất thời gian,
công sức nhưng lại thu được kết quả rất cao. Kỹ năng là cả một quá trình luyện
tập và địi hỏi thời gian kinh nghiệm làm cơng việc đó nhiều lần nhưng biết đúc
kết để giúp cho những lần làm sau.
- Kỹ năng dạy học là một việc làm đã được làm đi làm lại nhiều lần để
trở thành một phản xạ, một thói quen. Một thày, cơ có kỹ năng dạy học thường
biến những tình huống tưởng chừng như phức tạp thành một tình huống đơn
giản. Cùng một bài dạy nhưng với thày cơ có kỹ năng thì học sinh mau hiểu, dễ
làm đươc.
Nói đến kỹ năng dạy học mơn Âm nhạc thì ta phải nói đến những kỹ
năng thuộc chuyên ngành Âm nhạc và kỹ năng dạy học môn Âm nhạc.


22

- Kỹ năng Âm nhạc.
Một người có kỹ năng âm nhạc là người được hiểu là có những khả
năng về âm nhạc cơ bản sau :
+ Nghe được âm thanh và phân biệt được các tính chất cơ bản của âm

thanh là cao thấp, mạnh nhẹ, dài ngắn, trong đục.
+ Nhái lại được từ 10 đến 15 âm thanh liên tiếp đã nghe.
+ Lập lại được một chuỗi các tiết tấu dài ngắn khác nhau.
+ Có khả năng sử dụng được một loại nhạc cụ (có thể đàn được giai điệu
đúng phách, nhịp).
- Kỹ năng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học
Kỹ năng này cần có các khả năng về âm nhạc kết hợp với khả năng dạy
hoc :
+ Dạy hát : muốn dạy hát thì trước tiên phải hát được và biết các kỹ
thuật căn bản về Thanh nhạc để giúp học sinh không những hát đúng bài hát mà
còn phát triển giọng hát sau này.
+ Dạy Tập đọc nhạc : Dạy Tập đọc nhạc địi phải có kỹ năng dạy các
vấn đề về tiếp nhận thông tin và sử lý thơng tin. Nhận thơng tin là nhìn được nốt
nhạc tên gì, sử lý thơng tin là hát đúng độ cao và độ dài của nó.
+ Dạy Nhạc lý : Đây là phần lý thuyết âm nhạc nên kỹ năng này là kỹ
năng dạy học thông tin và giúp học sinh nhớ thông tin để áp dụng vào các bài
nhạc. Đôi lúc phải dùng kỹ năng âm nhạc để minh họa cho học sinh dễ nhớ dễ
thuộc.
+ Dạy Thường thức Âm nhạc : Đòi hỏi người dạy phải có kiến thức
rộng về các vấn đề như Lịch sử, Địa lý, Xã hội … để mở rộng bài dạy cho học
sinh.
+ Hướng dẫn học sinh nghe nhạc : Muốn hướng dẫn người nghe thì
phải hiểu rõ tác phẩm, phải cảm thụ được tác phẩm. Trong phân môn này,


23

người hướng dẫn phải gợi cho học sinh nhận được các cảm xúc mà tác phẩm
chứa đựng.
1.2.5. Rèn luyện kỹ năng dạy học

Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩm chất
hay trình độ vững vàng, thông thạo.
- Kỹ năng dạy học là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay
một loạt các thao tác phức tạp của một hành động dạy học bằng cách lựa chọn
và vận dụng những tri thức, với cách thức và quy trình đúng đắn. (Nguyễn Như
An).
- Kỹ năng dạy học là khả năng của giáo viên vận dụng những tri thức
khoa học cơ bản và khoa học nghiệp vụ, những kinh nghiệm sống và kinh
nghiệm sư phạm vào việc thực hiện một hành động sư phạm nhằm giải quyết
một tình huống sư phạm cụ thể một cách có kết quả. (Phan Quốc Lâm).
Rèn luyện kỹ năng dạy học trong các trường Sư phạm là việc làm rất
quan trong vì đây là quá trình dạy và truyền “nghề dạy học”. Tại trường Sư
phạm, sinh viên được dạy và hướng dẫn cách rèn luyện các kỹ năng dạy học
như : kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phương
tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, đồ thị, kỹ năng sử dụng các chương trình vi
tính hỗ trợ và quan trọng nhất là kỹ năng đứng lớp.
1.2.6. Hiệu quả, hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc.
- Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Hiệu quả của
cơng việc chính là kết quả cao nhất với chi phí, thời gian, sức lực, tài chính ít
nhất. Hiệu quả cịn là việc chủ động tạo ra kết quả theo ý mình mong muốn
hoặc mình chủ định.
- Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩm
chất hay trình độ vững vàng , thông thạo.


24

Hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc chính những kết quả
cao nhất mà sinh viên có thể đạt được trong q trình luyện tập những thói
quen, phản xạ dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học.

1.2.7. Biện pháp, biện pháp nâng cao hiệu qua rèn luyện kỹ năng
dạy học môn Âm nhạc.
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp cịn
có nghĩa liên quan, tương đương với giải pháp, phương pháp.
Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc là
cách thức giúp cho việc rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc dễ dàng đạt
kết quả cao nhất với thời gian, công sức, chi phí ít nhất.
Biện pháp phải ln ln linh hoạt để có thể áp dụng vào từng hồn
cảnh, từng đối tượng cụ thể thì mới có thể đạt được những kết quả cao nhất.
1.3. Một số vấn đề lý luận về rèn luyện kỹ năng dạy học môn Âm nhạc
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
1.3.1. Mục đích
Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học phải rèn luyện các kỹ năng dạy học
mơn Âm nhạc để khi ra trường có thể đứng lớp dạy học môn Âm nhạc ở trường
Tiểu học.
Dạy học nói chung là một nghệ thuật tổng hợp nhiều yếu tố hay nói đúng
hơn, dạy học địi nhiều cách thức, nhiều phương tiện và người dạy học phải biết
vận dụng thêm bớt, tổng hợp và sử dụng đúng cách, đúng đối tượng, trong thời
gian, khơng gian, hồn cảnh hợp lý.
Dạy học mơn Âm nhạc là mơn học khó nắm bắt vì nó là âm thanh mà âm
thanh thì phải vang lên. Có rất nhiều người giỏi nhạc nhưng khi dạy nhạc cho
người khác thì người khác khơng hiểu gì. Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
được học Âm nhạc không nhiều thời gian nên về chuyên môn Âm nhạc khơng
sâu vì vậy phải rèn luyện kỹ năng dạy học mơn Âm nhạc rất nhiều để có thể
vững vàng dạy môn này.


25

1.3.2. Nội dung và quy trình rèn luyện

a) Nội dung rèn luyện :
Dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học gồm 5 phân môn : dạy Bài hát, dạy
Nhạc lý, dạy Tập đọc nhạc, dạy Âm nhạc Thường thức và hướng dẫn học sinh
nghe Nhạc nên sinh viên phải rèn luyện được các kỹ năng sau :
- Kỹ năng soạn giáo án gồm giáo án chuyên đề : dạy một phân môn trong
một tiết như việc chỉ dạy bài hát; giáo án hỗn hợp : dạy Tập đọc nhạc và Nhạc
lý hoặc dạy Âm nhạc thường thức - hướng dẫn học sinh nghe nhạc - ôn bài
hát…
Sinh viên được học về quy định chung của giáo án, được giảng viên cung
cấp các loại giáo án mẫu của môn Âm nhạc sau đó phải tự mình soạn các loại
giáo án của 5 phân môn âm nhạc và nộp cho giảng viên để giảng viên sửa chữa.
- Kỹ năng dạy từng phân môn và kỹ năng nắm bắt đặc thù riêng của mỗi
phân mơn. Để có thể dạy được 5 phân mơn trong môn Âm nhạc sinh viên phải
luyện tập kỹ năng dạy riêng cho từng phân mơn. Ví dụ như để rèn luyện kỹ
năng dạy phân môn dạy hát bài hát cho học sinh thì sinh viên phải luyện tập kỹ
năng chia nhỏ bài hát và kỹ năng năng dạy từng phần nhỏ để ráp lại thành cả
bài hát; để rèn luyện kỹ năng hướng dẫn học sinh nghe nhạc sinh viên phải
luyện tập kỹ năng cảm nhận được những cảm xúc trong tác phẩm mà tác giả
muốn diễn tả…
- Kỹ năng sử dụng đàn Organ trong việc dạy bài hát và dạy Tập đọc nhạc.
Kỹ năng tối thiểu trong việc sử dụng đàn Organ để hỗ trợ việc dạy bài hát và
dạy Tập đọc nhạc là kỹ năng đàn được giai điệu của bài hát và bài Tập đọc
nhạc. Muốn làm được điều này sinh viên phải đàn trước nhiều lần bài sẽ dạy,
nhất là phải luyện tập kỹ hơn những bài có giai điệu là những quãng xa hoặc tiết
tấu nhanh.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ : tranh ảnh, bản đồ, máy hát,
âm thanh… Khi sử dụng tranh ảnh, bản đồ : sinh viên phải rèn luyện kỹ năng sử



×