Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

mô hình “coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm cho sinh viên tại trường đại học sư phạm kỹ thuật tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

MÔ HÌNH “COFFEE LANGUAGES” GIẢI PHÁP
NÂNG CAO KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ VÀ TẠO
VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: SV84 - 2008

S KC 0 0 2 5 9 0



Tp. Hồ Chí Minh, 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


ĐỀ TÀI NCKH CẤP KHOA

MÔ HÌNH “COFFEE LANGUAGES” GIẢI PHÁP NÂNG CAO
KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

MÃ SỐ: SV84-2008

THUỘC NHÓM NGÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
NGƯỜI CHỦ TRÌ
NGƯỜI THAM GIA
ĐƠN VỊ

: KINH TẾ
:NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
: NGUYỄN ĐỨC DŨNG
: PHẠM THỊ THÂN
LƯƠNG THẾ CƯƠNG

: KHOA KINH TẾ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 6 /2009


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 1: Kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên trong công việc sau khi tốt
nghiệp.
Hình 2: Năng lực ngoại ngữ của sinh viên ĐH. SPKT do sinh viên tự nhận xét.
Hình 3: Thực trạng việc giải trí của sinh viên trường ĐH.SPKT.
Hình 4: Ý tưởng uống cà phê kết hợp học tập ngoại ngữ.
Hình 5. Cơ cấu tổ chức của quán “Coffee languages”.
Hình 6: Doanh mục chi phí và doanh thu.
Hình 7: Bảng ước tính chi phí và doanh thu 6 tháng đầu của năm thứ nhất.
Hình 8: Bảng ước tính chi phí và doanh thu hằng quý của 4 năm đầu.
Hình 9: Sinh viên tham gia trao đổi và nói chuyện với người nước ngoài
Hình 10: Mô hình một buổi nói chuyện theo chuyên đề.
Hình 11: Mô hình minh họa về việc chia nhóm theo trình độ, độ tuổi....

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 1/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐH.SPKT.HCM: đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
ĐH.SPKT: đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
ĐH: đại học
SV: sinh viên
GD-ĐT: giáo dục - đào tạo
ĐNA: Đông Nam Á
VN: Việt Nam.

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 2/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................... 6
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 6
5. Phương pháp thu thập thông tin:.................................................................................... 6
6. Tình hình nghiên cứu đề tài: ......................................................................................... 7
7. Những vấn đề còn tồn tại trên thực tế của đề tài: .......................................................... 8
8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 8

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGOẠI NGỮ

ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Yêu cầu tất yếu của đa số các nhà tuyển dụng: ............................................................. 9
2. Mở rộng hợp tác quốc tế: ............................................................................................... 9
3. Tiếp cận tri thức thế giới dễ dàng hơn: ........................................................................ 10
4. Có nhiều cơ hội và sự thăng tiến: ................................................................................ 11
5. Phần thưởng xã hội: ..................................................................................................... 11
6. Tạo được thương hiệu cá nhân: ................................................................................... 11
7. Giúp tăng cường trí óc: ................................................................................................ 11

CHƢƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
1. Những vấn đề chung trong việc học ngoại ngữ của sinh viên: .................................... 13
2. Thực trạng việc học ngoại ngữ của sinh viên ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM: ....... 17
2.1. Về năng lực ngoại ngữ: ........................................................................................ 17
2.2. Nhiều sinh viên vẫn chưa xây dựng được động cơ và thái độ đúng
đắn cho việc học ngoại ngữ: ................................................................................. 18
2.3. Trong cùng một lớp học nhưng trình độ khá chênh lệch giữa các sinh viên: ....... 18
2.4. Thiếu giảng viên giảng dạy: ................................................................................. 19
2.5. Giáo trình chưa phù hợp: ...................................................................................... 19
2.6. Sinh viên thiếu môi trường và cơ hội để rèn luyện: ............................................ 19

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 3/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: ......................................................................... 20
3.1. Về phía sinh viên: ................................................................................................. 20

3.2. Về phía nhà trường: .............................................................................................. 21
3.3. Các nguyên nhân khác: ......................................................................................... 22

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
1. Sinh viên có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các loại hình dịch vụ giải trí: ................ 23
2. Các dịch vụ giải trí khu vực xung quanh trường khá đa dạng và phong phú: ............. 24
3. Internet đang được sinh viên sử dụng ngày rộng rãi nhưng chưa thực sự hiệu quả: .. 24
4. Game trực tuyến có nhiều ảnh hưởng tới sinh viên: .................................................... 25
5. Các quán cà phê giải khát đang thu hút nhiều đối tượng sinh viên: ............................ 25

CHƢƠNG IV: MÔ HÌNH “COFFEE LANGUAGES” TẠI ĐẠI HỌC
SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
1. Ý tưởng tổng quan về mô hình: ................................................................................... 26
2. Mô tả dự án: ................................................................................................................. 27
2.1. Cơ cấu tổ chức: ..................................................................................................... 27
2.2. Phân công nhiệm vụ: ............................................................................................ 27
2.3. Quy mô dự án: ...................................................................................................... 28
2.4. Quy hoạch tổng thể quán: ..................................................................................... 28
2.5. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp: .......................................................................... 29
2.6. Phân tích thị trường: ............................................................................................. 29
..................................................................................................................................
2.7. Phân tích tài chính kinh tế: .................................................................................. 30
2.8. Kế hoạch hoạt động chung: .................................................................................. 31
3. .. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình vào thực tế .................... 33
3.1. Thuận lợi : ............................................................................................................ 33
3.2. Khó khăn : ............................................................................................................ 34
PHẦN KẾT LUẬN

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long


Trang 4/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngoại ngữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế của
nước ta. Sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO (7/11/2006), ngày càng có nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt
Nam. Đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển kinh tế đất nước và tạo ra công ăn
việc làm cho người lao động. Với truyền thống từ lâu, con người Việt Nam cần cù, sáng
tạo và có khả năng nắm bắt nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và được các nhà tuyển
dụng của các công ty đánh giá cao. Tuy nhiên, một hạn chế của nguồn nhân lực nước ta là
khả năng ngoại ngữ. Kỹ năng nghe nói tiếng ngoại quốc kém và khả năng giao tiếp với
người nước ngoài còn nhiều hạn chế. Đây là rào cản lớn trong vấn đề tìm kiếm việc làm
hoặc làm việc hiệu quả tại các công ty quốc tế. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ được sử
dụng phổ biến trên thế giới và được Bộ GD-ĐT đưa vào chương trình học chính thức ở tất
cả các cấp học, ngành học. Nhưng trình độ chuẩn chung về tiếng Anh của nước ta hiện nay
theo các chuyên gia nhận định vẫn còn ở mức thấp và chưa đạt được chuẩn trung bình của
thế giới. Có một thực trạng đáng buồn hiện nay là có tới 51.7% SV tốt nghiệp ra trường
không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Đó là kết quả khảo sát được Vụ Giáo
dục ĐH (Bộ GD-ĐT) thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59 trường
ĐH không chuyên ngữ trong cả nước vào cuối năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này
có sự tác động từ nhiều phía trong đó chủ yếu là do thực trạng dạy và học ngoại ngữ tại các
trường học trong cả nước hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập. Dó đó các đề xuất về các
phương pháp dạy và học mới nhằm nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong các trường
đại học trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết.

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước là sự phát triển của ngành dịch
vụ trong đó có loại hình dịch vụ giải trí. Các quán cà phê cũng theo đó mà xuất hiện ngày
càng nhiều và đang thu hút một lượng đông khách hàng là giới trẻ trong đó có sinh viên
bởi những lợi ích và thuận tiện mà loại hình dịch vụ này mang lại. Tuy nhiên vẫn chưa có
nghiên cứu nào, một ý tưởng nào có thể biến các quán cà phê này trở thành mô hình giải trí
kết hợp học tập cộng đồng nhằm hỗ trợ phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong sinh viên.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên nhóm chúng tôi chọn đề tài “Mô hình “COFFEE
LANGUAGES” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm cho sinh viên tại
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.” để nghiên cứu với hy vọng góp phần tạo

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 5/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
ra một mô hình mới nhằm hỗ trợ kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm thêm cho các bạn sinh
viên tại trường ĐH SPKT TP.HCM. thông qua việc lồng ghép các chương trình phát triển
kỹ năng ngoại ngữ tại một quán cà phê giải khát mà đối tượng khách hàng chủ yếu là sinh
viên.

2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu xây dựng một mô hình có khả năng :
 Tạo ra một hình thức học tập mới (học tập kết hợp giải trí) để nâng cao kỹ năng
Anh ngữ trong sinh viên.
 Tạo điều kiện cho sinh viên có thể kết hợp vừa học tập vừa làm việc bán thời
gian.

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:

 Sinh viên đang theo học tại trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
 Cán bộ giảng viên đang giảng dạy tại ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
 Ngôn ngữ nghiên cứu chủ yếu là tiếng Anh. Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm
một số ngoại ngữ phổ biến như: Pháp, Nhật, Hoa.
 Các loại hình dịch vụ giải trí gần gũi đối với đối tượng sinh viên.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phƣơng pháp điều tra phỏng vấ n:
Lập và phát hơn 650 phiếu khỏa sát cho sinh viên trường ĐH.SPKT và hơn 100 phiếu
đánh giá cho các thầy cô, giáo, giảng viên trong trường.
 Phƣơng pháp quan sát:
Quan sát hiện trạng các dịch vụ giải trí tại khu vực địa bàn quận Thủ Đức và quận 9.
 Phƣơng pháp tham khảo tài liêu:
̣
Tham khảo các nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet, ngân hàng đề tài nghiên
cứu khoa học tập tại Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh.
 Phƣơng pháp thố ng kê, phân tích định tính định lƣợng:
Thống kê số liệu từ các phiếu điều tra khảo sát, các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp
và phân tích xử lý số liệu.
 Phƣơng pháp mô hình hóa:
Xây dựng mô hình quán cà phê ngoại ngữ.

5. Phƣơng pháp thu thập thông tin:
 Nguồn thông tin sơ cấp: Khảo sát thực tế, phát phiếu điều tra để thu thập thông
tin, xử lý và chọn thông tin hữu ích.
GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 6/45



Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
 Nguồn thông tin thứ cấp: Các số liệu thu thập qua sách báo, tạp chí, internet
hoặc từ các số liệu thống kê và kết quả số liệu từ các đề tài trước đây.

6. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hiện tại trên địa bàn TP.HCM mô hình các quán cà phê sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
là tiếng Anh đã xuất hiện ở một số nơi. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp
về mô hình này. Chỉ có một số đề tài của các bạn sinh viên tại một số trường đại học ở
TP.HCM có đề cập đến những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết những nội dung
khác nhau để phục vụ cho sự ra đời của mô hình “Coffee langguages”. Cụ thể là:
 Đề tài: “How to overcome English speaking problems” (Làm thế nào để khắc
phục các vấn đề trong việc phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh) của tác giả Châu Quý Lộc
– Đại học Hồng Bàng.
 Đề tài: “Học tiếng Anh – mối quan tâm của sinh viên” của nhóm tác giả Cao Thị
Hồng Nhung, Lê Thanh Thủy – Đại học Mở TP.HCM.
 Đề tài: “How to help Vietnamese students self – study English interestingly and
efectively” (Làm thế nào để giúp sinh viên Việt Nam tự học ngoại ngữ một cách hứng
thú và hiệu quả) của tác giả Nguyễn Minh Trâm – Đại học Ngoại Ngữ TP.HCM.
 Đề tài: “Dự án chuỗi cửa hàng Up Coffee” (Dự án chuỗi cửa hàng cà phê vươn
tới thành công về quy mô và thương hiệu) của nhóm tác giả Nguyễn Phúc Hoàn, Nguyễn
Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hoàng Như Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Hoàng Như Ý – Đại
học Marketing.
 Đề tài: “Dự án thành lập mô hình quán cà phê di động “Mobile coffee”” của
nhóm tác giả Bùi Thị Anh Tuyến, Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Phước Thuận Hòa – Đại
học Thương Mại.
 Đề tài: “Thiết lập đề án khởi nghiệp một quán cà phê Internet dành cho khách
hàng mục tiêu là sinh viên các khoa Kinh tế” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bích
Nguyên, Tân Thiện Thúy Hằng, Nguyễn Văn Bính – Đại học Thương Mại.
 Đề tài: “Thực trạng đời sống sinh viên trong thời điểm bão giá hiện nay” của tác

giả Nguyễn Minh Nhật – Đại học Hồng Bàng.
Nhìn chung, các đề tài này đã có đề cập nhiều về thực trạng cũng như những vấn đề
cần giải quyết trong việc học ngoại ngữ của sinh viên hiện nay. Các đề tài này cũng đã đề
xuất một số giải phát nhằm phát triển kỹ năng nghe và khả năng tự học Anh văn có hiệu
quả. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu kỹ về kỹ năng nghe – nói trong vệc học
ngoại ngữ của sinh viên và xây dựng một mô hình giải pháp để phát triển kỹ năng này. Các

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 7/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
đề tài nghiên cứu về dịch vụ quán cà phê đã đề cập ở trên cũng chỉ nghiên cứu phát triển
một số loại hình dịch vụ quán cà phê mới như cà phê di động, cà phê Internet. Chưa có một
đề tài nào nghiên cứu về mô hình quán cà phê kết hợp với việc học tập ngoại ngữ.

7. Những vấn đề còn tồn tại trên thực tế của đề tài:
Như đã đề cập ở phần trên dịch vụ quán cà phê sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là tiếng
Anh đã xuất hiện ở một số nơi tại TP.HCM. Tuy nhiên những quán này hầu hết là hình
thành một cách tự phát do ý tưởng của một số cá nhân yêu thích Anh văn và chỉ giải quyết
nhu cầu luyện nói tiếng Anh của một số người. Do đó mô hình còn ở tính nhỏ lẻ và chưa
phát huy được hết hiệu quả thực sự của nó và chưa có sự hỗ trợ tích cực cho đông đảo sinh
viên. Và cũng chưa có một đề tài, một công trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc về mô
hình “Coffee langues”, một mô hình mới mẽ nhưng có khả năng mang lại hiệu quả cao
trong việc kết hợp giữa học tập và giải trí này.

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
 Phần mở đầu

 Chƣơng I: Cơ sở lý luận về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sinh viên Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
 Chƣơng II: Những vấn đề trong việc học ngoại ngữ của sinh viên hiện nay.
 Chƣơng III: Thực trạng việc giải trí trong sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM.
 Chƣơng IV: Mô hình “COFFEE LANGUAGES”
 Phần kết luận:

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 8/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGOẠI
NGỮ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Ở đây, nhóm nghiên cứu xin nêu ra tầm quan trọng của ngoại ngữ chủ yếu trong
vấn đề giao tiếp, và ngôn ngữ đựoc nghiên cứu chủ yếu là tiếng Anh (ngôn ngữ được sử
dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia và mang tính chuyên dụng trong các hoạt động quốc tế)

1. Yêu cầu tất yếu của đa số các nhà tuyển dụng:
Tốt nghiệp ra trường chỉ với tấm bằng đại học trên tay, sinh viên sẽ rất khó tìm
được công việc như ý nếu không biết một ngoại ngữ và vi tính. Đa phần yêu cầu của các
nhà tuyển dụng là ứng viên phải biết tiếng Anh. Hầu hết các công ty, các tập đoàn hiện nay
thường có bài kiểm tra về năng lực tiếng Anh trong các đợt tuyển dụng của mình. Đặc biệt
đối với những ngành được đánh giá cao về nhu cầu của công ty cũng như mong muốn làm

việc của sinh viên như: An ninh mạng, thiết kế website, giao dịch chứng khoán, tài chính,
kiểm toán, PR hay ngân hàng… thì trình độ ngoại ngữ là một trong những tiêu chí hàng
đầu để sàn lọc ứng viên. Ngoài ra muốn tìm được một công việc tốt với mức lương cao thì
ngoài kiến thức chuyên môn và các kỹ năng trong công việc, các bạn sinh viên cũng cần
phải giỏi ngoại ngữ. Ngay cả đối với những nhân viên lâu năm trong các công ty, nếu bản
thân họ không có trình độ ngoại ngữ và khong có hướng cải thiện thì sớm muộn gì cũng bị
đào thải. Sống trong thời buổi công nghệ thì không những phải biết ngoại ngữ mà còn phải
thông thạo ngoại ngữ Do đó, ngoại ngữ sẽ là phương tiện giúp ta thành công trong công
việc.

2. Mở rộng hợp tác quốc tế:
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới và trong lĩnh
vực tự nhiên và xã hội, tiếng Anh là ngôn ngữ đã và đang trở thành ngôn ngữ quốc tế. Tất
cả các hội thảo quốc tế và các tạp chí khoa học chuyên ngành hàng đầu thế giới đều sử
dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức.
Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ
hết, nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế theo quỹ đạo
của thế giới. Vì thế, nếu muốn tham gia vào tiến trình này, mọi người phải biết tiếng Anh,

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 9/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
để liên lạc với các doanh nhân, để tham dự hội thảo, để đọc báo và tạp chí thương mại
quốc tế v.v...Những lĩnh vực kinh doanh ngày nay hầu hết đều mang tầm vóc quốc tế, và
những giao dịch đó đều tiếng hành bằng tiếng Anh, vì thế không thể giao tiếp trược tiếp
với đối tác người nước ngoài bằng ngoại ngữ là một điều thiệt thòi lớn.


3. Tiếp cận tri thức thế giới dễ dàng hơn:
Chúng ta học Anh văn để tiếp cận đến tri thức thế giới văn minh, đọc sách tài liệu
khoa học nước ngoài, nâng cao tầm hiểu biết về kinh tế, văn hóa, xã hội các nước khác
(đặc biệt các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thông dụng trong giao tiếp như Anh,
Mỹ, châu Âu và châu Úc). Sử dụng tiếng Anh phần nào giúp cho quá trình tiếp nhận tri
thức và khoa hoc công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật của thế giới nhanh hơn, có hiệu quả hơn
là những ngôn ngữ khác.
Mỗi người trong chúng ta thường quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau của đời
sống: khoa học, âm nhạc, máy tính, sức khoẻ, kinh doanh hay thể thao. Các phương tiện
thông tin ngày nay như Internet, tivi, báo chí cung cấp những nguồn tri thức vô hạn về các
chủ đề chúng ta yêu thích, vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Chỉ có một vấn
đề là hầu hết những thông tin này đều được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ
về những gì chúng ta có thể sử dụng nếu biết tiếng Anh:
 Trong số những trang web lớn trên thế giới có tới hơn 1 tỷ trang web sử dụng tiếng
Anh. Thật kinh ngạc khi chỉ cần học một ngôn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức
ấy.
 Biết ngoại ngữ ta có thể tìm hiểu về bất cứ lĩnh vực nào từ khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta có thể đọc sách của các tác giả Anh hay Mỹ, và cả các cuốn sách được dịch từ
ngôn ngữ khác. Bất cứ thể loại sách nào bạn quan tâm, bạn đều có thể tìm đọc bằng ngôn
ngữ tiếng Anh.Chỉ có báo và tạp chí tiếng Anh là có thể mua được ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Chúng ta không cần phải tốn nhiều công sức tìm kiếm những tờ báo như Time (Thời
đại), Newsweek (Tuần tin), hay International Herald Tribune (Diễn đàn đưa tin quốc tế).
 Khoa học. Tiếng Anh là chìa khoá mở cánh cửa vào thế giới khoa học. Theo số liệu
thống kê từ năm 2005, 95% các bài báo trong Danh mục Trích dẫn Khoa học (Science
Citation Index) được viết bằng tiếng Anh. Và có khoảng 50% trong số đó đến từ các nước
nói tiếng Anh như Anh hay Mỹ (Theo garfiled.com)
 Và hầu hết các mạng lưới truyền hình quốc tế như kênh CNN và BBC thường phát
tin tức nhanh chóng hơn, chuyên nghiệp hơn các mạng lưới truyền hình quốc gia khác. Và
nếu biểt tiếng Anh chúng ta có thể xem các kênh này ở khắp nơi trên thế giới.


GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 10/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

4. Có nhiều cơ hội và sự thăng tiến:
Theo một điều tra của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước ĐNA (SEAMEO)
năm 2006 thì nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc hằng ngày ở các công ty VN, các
tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều chiếm 69%.
Khi ngoại ngữ tốt thì cơ hội việc làm của người đi xin việc là cao hơn những ứng
viên khác trong cùng điều kiện.cơ cao hơn. Trong các công ty, biết ngoại ngữ xem là điều
kiện thuân lợi để được chọn đi công tác nước ngoài hoặc làm việc với các đối tác nước
ngoài. Đó cũng là cơ sở để nhân viên công ty có mức lương cao hơn hoặc được đề bạt lên
những vị trí cao hơn trong công ty.
Muốn trở thành một doanh nhân đẳng cấp quốc tế, hay một nhà khoa học tài giỏi,
chúng ta phải liên lạc với những doanh nhân, nhà khoa học ở những nước khác, tham gia
hội nghị quốc tế, thăm các trung tâm học thuật nước ngoài. Tìm hiểu những phát triển mới
thông qua sách báo, tạp chí, sử dụng máy tính thật hiệu quả hơn. Hầu hết các máy tính đều
dùng tiếng Anh, do đó chúng ta sẽ hiểu chúng rõ hơn và trở thành nhân viên giỏi giang
hơn. Có ngoại ngữ tốt thì việc điều hành công việc khá dễ dàng, giao tiếp với đối tác nước
ngoài không gặp khó khăn cũng làm chúng ta tự tin hơn rất nhiều.

5. Phần thƣởng xã hội:
Biết thêm một ngoại ngữ là chúng ta đã sống thêm một cuộc đời khác, biết càng
nhiều ngôn ngữ khác nhau càng làm giàu thêm cuộc sống tinh thần và hành trang văn hóa
của mỗi người, không biến mình thành kẻ ngoài cuộc khi bạn bè hay những người xung

quanh nói chuyện với người ngoại quốc.
Trong đàm phán, họp hành hoặc giao dịch với đối tác, những ấn tượng tốt đó có thể
giúp chúng ta thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài sẽ đem lại thoả mãn cho mọi người trong
công việc và ngoài xã hội.

6. Tạo đƣợc thƣơng hiệu cá nhân:
Điều này thể hiện qua việc người biết ngoại ngữ có thể giao tiếp được với nhiều
người thuộc nhiều quốc gia, tự tin phát biểu trước đám đông hoặc trong các hội nghị, hội
thảo.

7. Giúp tăng cƣờng trí óc:
Khoa học chứng minh quá trình học ngoại ngữ kích thích não phát triển, giúp con
người tiếp thu những môn học khác dễ dàng hơn. Vì học ngoại ngữ đòi hỏi chúng ta phải
luôn ghi nhớ và hiểu nghĩa hàng ngàn từ mới. Bộ não được tập luyện tốt hơn nhờ quá trình

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 11/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
lâu dài học cách ghi nhớ. Ngay cả những người lớn tuổi học ngoại ngữ cũng giúp trí óc
minh mẫn và linh hoạt hơn, chống lão hóa và mất trí nhớ.
Từ những lợi ích thiết thực như trên có thể nói việc học ngoại ngữ và giỏi ngoại
ngữ đã là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là những học sinh, sinh viên
còn đang đi học, những người có điều kiện và cơ hội nhiều nhất để học ngoại ngữ. Khi mà
thực trạng đáng buồn hiện nay là trình độ ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam chưa đạt được
mức chuẩn trung bình của thế giới. Đây cũng là một trong những chương trình hành động
mang tính quốc gia nhằm đào tạo một thế hệ công dân tương lai có khả năng phục vụ tốt

cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước.

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 12/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

CHƢƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
1. Những vấn đề chung trong việc học ngoại ngữ của sinh viên:
Mặc dù đã ý thức được về vai trò của ngoại ngữ, tuy nhiên thực trạng học ngoại
ngữ của sinh viên Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao, và chua ứng dụng được nhiều
trong công việc và cuộc sống. Rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề này.
Trên tờ Dân trí, ngày 29-3-2007, có bài “Kém ngoại ngữ, sinh viên Việt Nam mãi tụt hậu”,
trong đó viết: “Không ít các tân cử nhân sớm bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng chỉ vì vốn
tiếng Anh quá nghèo nàn…”; trênVnexpress có bài “Mười năm học tiếng Anh, sinh viên
Việt Nam vẫn không nói được”; trên tờ “Người lao động” có bài “Sáu điểm yếu của sinh
viên Việt Nam” và nêu rõ một trong sáu điểm yếu đó là “ trình độ Anh ngữ còn rất hạn chế
v.v…Mặc dù là một môn học chính thức, bắt buộc trong các trường đại học, cao đẳng
nhưng việc giảng dạy môn ngoại ngữ chưa thực sự được tốt. Ở các trường tiểu học chúng
ta đã được học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), lên trung học và phổ thông trung học
chúng ta lại tiếp tục được học thêm một vài ngoại ngữ khác. Điều đáng buồn là trình độ
của đa số học sinh, sinh viên vẫn chỉ là trình độ sơ cấp.
 Theo nhận định của các nhà nghiên cứu giáo dục, thế mạnh của sinh viên Việt Nam
trong học ngoại ngữ (chủ yếu học tiếng Anh) là kỹ năng đọc-hiểu, viết và ngữ pháp; kỹ
năng yếu nhất là kỹ năng giao tiếp nghe- nói. Số lượng sinh viên nghe nói đọc viết thành

thạo là rất ít. Theo tổng hợp được Bộ GD-ĐT công bố vào cuối năm 2008, trong số 100%
sinh viên ra trường thì chỉ có 60% sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ. Trên thực tế
con số này có thể còn thấp hơn. Và trong khi mang hồ sơ xin việc, nhiều sinh viên đã bị
loại ngay từ vòng đầu tiên bởi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh quá kém. Thậm chí với
nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học thì dù họ đã có 11 năm học tiếng nước ngoài nhưng thực
tế không đủ cho nhà tuyển dụng hỏi 1 giờ.
 Hiện tại thời lượng giảng dạy ngoại ngữ trong chương trình chính khóa còn quá ít.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ở giai đoạn kiến thức cơ bản, sinh viên được học 18 tín
chỉ (15 tiết/tín chỉ) ngoại ngữ. Còn ở giai đoạn chuyên ngành thì tùy theo đặc thù mà từng
trường bố trí từ 3-8 tín chỉ ngoại ngữ, một số chuyên ngành như ngoại thương, du lịch có
thể có số tín chỉ nhiều hơn.

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 13/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
 Trừ một vài trường có giáo viên nước ngoài giảng dạy môn ngoại ngữ còn lại hầu
như là giáo viên người Việt. Trong khi đó cách phát âm của người Việt và người "ngoại
quốc" là khác xa nhau. Vì thế sinh viên khi giao tiếp với khách du lịch, với sinh viên du
học, với giáo viên nước ngoài còn rất lúng túng đặc biệt là khi gặp những ngoại ngữ có
nhiều cách phát âm khác nhau.
 Đào tạo tiếng Anh trong trường thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào tiếng
Anh chuyên ngành chứ không phải là rèn luyện kỹ năng tiếng Anh. Các kỳ học Anh văn
căn bản thì lại có thời lượng giảng dạy quá ít, lớp học lại đông chỉ chú trọng vào phần ngữ
pháp và từ vựng. Các kỹ năng nghe, nói, viết hầu như bị bỏ ngõ hoặc có sự quan tâm rất ít.
Hơn thế nữa cách giảng dạy của nhà trường cũng có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả học
ngoại ngữ của sinh viên. Hầu như trong các trường đại học, cao đẳng sinh viên chỉ được

học theo một giáo trình có sẵn. Đến khi thi, lại không phải những kiến thức đã được học
mà chủ yếu là kiến thức sinh viên đi học thêm ngoài hoặc học từ thời phổ thông.
 Về trang thiết bị dạy học hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ của sinh viên cũng chưa đủ
đáp ứng và hầu như đã lỗi thời. Các trung tâm trực thuộc trường đại học và trung tâm tư
nhân của Việt Nam, trung tâm thuộc trường Phổ thông trung học phần lớn thiếu các công
cụ học tập cần thiết như phòng luyện âm, phòng máy đa phương tiện, thư viện, phòng hỗ
trợ tự học. Ngay cả nhiều trường có trang bị máy casset, phòng lab nhưng hầu hết các thiết
bị đã quá cũ, chỉ một số là dùng được, số còn lại chất lượng không tốt. Theo thống kê của
Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2008, hiện tại ở Việt Nam, gần 70% số trường ĐH trang bị
phòng học tiếng Anh, và gần một nửa kết nối mạng Internet để sinh viên học tiếng Anh.
Thế nhưng thời lượng môn tiếng Anh học tại phòng nghe chỉ chiếm khoảng 10%. Có đến
gần 65% số trường không dùng phần mềm hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh.
 Về phía các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ ở các trường ĐH cũng có nhiều vấn
đề. Theo một kết quả nghiên cứu của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam năm
2008, có đến 75% giáo viên tham gia đợt thăm dò cho biết đã tốt nghiệp đại học hay sau
đại học, nhưng đến 74% tốt nghiệp trong nước và hầu như rất ít người tham gia tập huấn
định kỳ về phương pháp giảng dạy. Có đến gần 50% giáo viên trả lời chưa hề được tham
gia tập huấn về giảng dạy tiếng Anh. Điều này có thể là nguyên nhân chính khiến các
phương pháp giảng dạy mới chưa được các giáo viên này giới thiệu và áp dụng rộng rãi.
 Sinh viên các trường ngoại ngữ thường có niềm đam mê học ngoại ngữ từ cấp 2,
cấp 3 có vốn liếng ngoại ngữ kha khá và thi đầu vào bằng ngoại ngữ. Thế nhưng một thực

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 14/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
tế, không ít sinh viên các trường ngoại ngữ lại yếu kém ngoại ngữ. Qua nhiều khảo sát tại

các trường ngoại ngữ, hiện tượng nhiều sinh viên học ngoại ngữ theo lối thụ động, không
sáng tạo và học đối phó chỉ để qua các kỳ thi xảy ra khá phổ biến. Nhiều sinh viên tự nhận
mình cảm thấy lúng túng và không tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
 Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của nhiều bạn trẻ, hàng loạt các trung tâm Anh
ngữ trong và ngoài nước thi nhau mọc lên. Hiện nay, các trung tâm ngoại ngữ trong nước
đa phần là do các trường đại học, cao đẳng mở ra, thuê địa điểm tại các trường tiểu học,
phổ thông. Các trung tâm này số đông thường không áp dụng hình thức thi xếp lớp hoặc
nếu có cũng chỉ làm cho qua loa. Để tìm được một trung tâm ngoại ngữ ưng ý không hề
đơn giản, các trung tâm đều chạy theo lợi nhuận, quảng cáo rầm rộ nhưng chất lượng thì
yếu kém. Trong một vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của một số các trung tâm, tổ chức
giáo dục nước ngoài tại Hà Nội và TP.HCM như Hội đồng Anh (British Council),
Language Link, trường đào tạo Việt - Mỹ, Trường ngoại ngữ Đông Âu, Úc Châu… đang
góp phần khiến cho thị trường dạy và học ngoại ngữ thêm sôi động. Tuy nhiên học phí ở
các trung tâm này lại khá cao. Theo tìm hiểu, một khóa học năm tuần với giáo viên người
Việt tại trường đào tạo Việt - Mỹ là 40USD, học phí sẽ tăng dần theo cấp độ lớp và số
lượng thời gian học với giáo viên bản xứ. Ở Hội đồng Anh (một trung tâm nước ngoài nổi
tiếng đắt đỏ) học phí cho một khóa học tiếng Anh giao tiếp quốc tế (gồm 4 phần) là
1.080USD (tính ra hơn 19 triệu VND). Với mức học phí cao như vậy, chỉ có một bộ phận
rất nhỏ sinh viên thuộc các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả may ra mới có cơ hội theo
học. Còn phần lớn sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh thì đành phải theo học các
trung tâm trong nước.
 Sinh viên mọi trình độ đều cùng học chung một chương trình. Trong số 59 trường
báo cáo với Bộ GD-ĐT về thực trạng dạy-học tiếng Anh năm 2008, có tới 54% số trường
không thực hiện kiểm tra trình độ đầu vào và không xếp lớp theo trình độ tiếng Anh của
SV. Theo một số liệu đánh giá khác của Vụ giáo dục ĐH 9.948 sinh viên năm nhất của 13
trường ĐH cho thấy điểm bình quân là 250 điểm TOEIC, tuy nhiên điểm số dao động từ
50-850 điểm. Và các em trước đây học THPT ở thành phố có trình độ ngoại ngữ tương đối
khá. Trong khi những em học từ THPT ở các vùng nông thôn lại có trình độ ngoại ngữ rất
hạn chế.
 Tiếng Anh là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên khi xin việc. Tuy nhiên có 48%

đơn vị Việt Nam được khảo sát có phỏng vấn người xin việc bằng tiếng Anh trong khi tỷ lệ

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 15/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
này ở các đơn vị nước ngoài là 91%. Các cơ quan sử dụng lao động đều khẳng định các kỹ
năng ngoại ngữ còn yếu là nghe, nói và viết. Thậm chí với nhiều sinh viên tốt nghiệp đại
học thì họ đã có 11 năm học tiếng nước ngoài nhưng thực tế không đủ cho nhà tuyển dụng
hỏi 1 giờ. Ngày 5/12/2008, Bộ GD-ĐT, Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ cùng hơn 160
trường ĐH trên cả nước đã bàn về chất lượng đào tạo tiếng Anh trong các trường đại học
không chuyên ngữ. Không khó để nhìn thấy các cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường đều
chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội bởi trình độ tiếng Anh thấp. Đây là hệ quả của việc
đào tạo đồng loạt không phân loại sinh viên giỏi hay chưa biết ngoại ngữ, gây lãng phí tiền
bạc, thời gian. Tại hội nghị này, phản ánh về thực trạng giảng dạy tiếng Anh trong các
trường ĐH trên cả nước, Ths Đoàn Hồng Nam, đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ
cho rằng, với thời lượng phân bổ chương trình cho tiếng Anh như hiện nay thì không thể
đảm bảo 100% sinh viên ra trường đáp ứng đúng trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu.
“Nguồn: Báo tuổi trẻ 6/12/2008”
 Có một mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu nghiêm ngặt về trình độ ngoại ngữ mà
mọi sinh viên đều phải đạt trước khi công nhận tốt nghiệp, và một bên là đánh giá của
những người sử dụng các sinh viên tốt nghiệp ra trường với trình độ ngoại ngữ đã được các
trường đại học thừa nhận. Khả năng sử dụng được tiếng Anh trong môi trường làm việc
của sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH là rất hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của đại
đa số các đơn vị sử dụng lao động. Theo kết quả khảo sát về tình hình giảng dạy tiếng Anh
của 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước như đã nêu ở phía trên được Vụ Giáo
dục ĐH thống kê và báo cáo tại hội thảo "Đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không

chuyên ngữ" do Bộ GD-ĐT phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tổ chức mới đây.
Chỉ có 10,5% số trường ĐH đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu
công việc về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của SV tốt nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49%
SV đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 19% SV không đáp ứng được và 32% SV
cần đào tạo thêm. “Nguồn:Báo Tuổi trẻ 6/12/2008 Một thực tế hiện nay, số lượng trường
triển khai áp dụng các chuẩn đánh giá quốc tế cho sinh viên ra trường như TOEFL và
TOEIC còn hạn chế. (Số liệu năm 2008: có 14,4% số trường đã áp dụng chuẩn TOEIC).
Trong khi đó, các nhà tuyển dụng tuyển chọn nhân lực yêu cầu phải đáp ứng được năng
lực giao tiếp hoặc dựa vào các bằng cấp, chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi như
TOEIC hay TOEFL để tuyển dụng chứ không dựa vào chứng chỉ A, B, C nữa. Chính vì
điều này mà đa số sinh viên khi vào ĐH phải học lại từ đầu, không kể trình độ thực sự và

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 16/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
phải đi học thêm bên ngoài để kiếm một tấm bằng ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng.

Đáp ứng đựợc

19%

Đào tạo thêm

49%


Không đáp ứng
đựoc

32%

Hình 1: Kỹ năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên trong công việc sau khi tốt nghiệp.

2. Thực trạng việc học ngoại ngữ của sinh viên ĐH Sƣ Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM:
2.1.Về năng lực ngoại ngữ:
Qua một cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài. Có tới gần

½

số sinh viên

được khảo sát thừa nhận trình độ giao tiếp của mình còn ở mức yếu (292/657 phiếu chiếm
tỉ lệ 45%), trong khi đó tỉ lệ đạt loại trung bình, khá và giỏi lần lượt là 42%; 10% và 3%.

Năng lực ngoại ngữ của sinh
viên hiện nay
45%

3%

10%

Giỏi
Khá
Trung bình


42%

Hạn chế

Hình 2: Năng lực ngoại ngữ của sinh viên ĐH. SPKT do sinh viên tự nhận xét.
Trong các kỳ thi kiểm tra cuối kỳ hay cuối khóa, mặt bằng chung về điểm của môn
Anh văn luôn thấp hơn so với những môn khác. Ngoài những yếu tố mang đặc thù riêng
của từng môn thì thực trạng dạy và học tại trường hiện nay cũng là một vấn đề phải quan

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 17/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
tâm. Đa số sinh viên phản ánh thực trạng là họ học rất lâu song mức độ tiến bộ theo họ tự
nhận xét là rất ít.
Trình độ đọc viết cũng hạn chế, không đủ khả năng cho chuyên ngành. Qua tìm
hiểu một số đối tượng sinh viên năm cuối thì có không quá 10% sinh viên sử dụng được
ngoại ngữ để tiếp cận với tài liệu chuyên môn.

2.2.Nhiều sinh viên vẫn chƣa xây dựng đƣợc động cơ và thái độ đúng đắn
cho việc học ngoại ngữ:
Trình độ thấp nhưng nhiều sinh viên vẫn chưa ý thức được vai trò của ngoại ngữ
đối với công việc và sự phát triển sự nghiệp trong tương lai của mình hoặc khi ý thức được
thì đã sắp sửa ra trường không còn thời gian để đầu tư cho việc học ngoại ngữ nữa. Nhiều
sinh viên vẫn học ngoại ngữ với suy nghĩ đây là môn học bắt buộc và thời lượng lại nhiều
chứ không phải coi đây là một sở thích và một niềm đam mê thực sự.

Đa phần sinh viên không xác định mục tiêu học để làm gì để có thể đề ra phương
pháp học phù hợp, tìm nội dung học thích ứng. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, chỉ có
20% học viên xác định học tiếng Anh để du học, phần còn lại trả lời rất chung chung rằng
học để phục vụ cho học tập và công việc. Chính việc không xác định rõ ràng mục đích học
ngoại ngữ đã dẫn đến tình trạng trình độ ngoại ngữ của người học phần lớn chỉ dừng lại ở
mức ban đầu hoặc chỉ có thể dùng để giao tiếp hằng ngày chứ chưa đủ mạnh để phục vụ
cho nhu cầu làm việc của mình
Trước nay, mục đích học tiếng Anh chỉ để lấy điểm cao, để thi hết môn, nên SV và
GV có xu hướng dùng những giờ rèn luyện kỹ năng để giải đề. Kết quả là SV có thể làm
đúng các dạng bài tập, nhưng không biết cách sử dụng các từ, không tránh được lỗi khi nói
và thậm chí còn không hiểu hết nghĩa các câu có chứa những từ này. Vì không được trang
bị kỹ năng tự học nên nhiều SV không biết đọc phiên âm quốc tế, không biết cách tìm tài
liệu. Và ở trường hầu như không có giờ luyện âm nên SV chỉ thụ động chờ đợi GV phát
âm để học từ mới. SV chỉ được hướng đến chú trọng ngữ pháp, câu chữ, đọc hiểu, chứ
chưa đầu tư cho phần nghe, nói.

2.3.Trong cùng một lớp học nhƣng trình độ khá chênh lệch giữa các sinh
viên:
Nhiều sinh viên đã học ngoại ngữ 7 năm và nhiều sinh viên chỉ học ngoại ngữ mới
có 3 năm. Sinh viên từ nông thôn miền núi là những vùng gặp nhiều khó khăn trong việc
học ngoại ngữ chiếm từ 60-70% lượng sinh viên toàn trường. Hơn nữa có nhiều sinh viên
trước đây có điều kiện để học Anh văn cũng không chú trọng đầu tư đúng mức cho môn
GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 18/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
học này. Do đó dẫn đến tình trạng “bên thừa, bên thiếu” ngay trong chương trình học.

Những sinh viên giỏi cảm thấy nhàm chán vì phải học lại những gì mình đã học trong khi
những sinh viên khác lại không theo kịp được chương trình.

2.4.Thiếu giảng viên giảng dạy:
Bộ môn ngoại ngữ được ở tất cả các ngành, các khoa các hệ trong trường đều được sự
phân công và quản lý của khoa Ngoại Ngữ. Hiện tại khoa Ngoại Ngữ có 17 giảng viên và 1
cán bộ văn phòng. Trong đó có 4 giảng viên chính, 8 giảng viên và 5 trợ giảng, có 1 PhD,
1 đang làm nghiên cứu sinh, 10MA (TESOL) và 4 Cử nhân (hiện đang theo học các lớp
Cao học). Ngoài ra khoa còn liên hệ một số giảng viên thỉnh giảng khác. Tuy nhiên con số
này là quá tí so với số sinh viên trong trường. Ngoại trừ những sinh viên năm 4, năm 5 đã
hoàn thành các môn Anh văn cơ sở và Anh văn chuyên ngành. Còn lại trên 10.000 sinh
viên đang học ở những cấp độ khác nhau. Do đó phải có sự cố gắng nhiều, các thầy cô mới
có thể đảm bảo khối lượng giảng dạy ngoại ngữ cho toàn bộ các khoa, các hệ bậc đào tạo
trong toàn trường.
Áp lực nặng nề về khối lượng giảng dạy, khiến các giảng viên bộ môn ít có thời
gian đầu tư vào việc tham khảo thông tin, tài liệu mới, cập nhật và nâng cao trình độ
chuyên môn và tham gia các hoạt động nghiên cứu. Từ đó ảnh hưởng một phần không nhỏ
đến chất lượng giảng dạy.

2.5.Giáo trình chƣa phù hợp:
Hiện tại,tất cả các ngành học và các hệ bậc học đều sử dụng bộ giáo trình do nước
ngoài biên soạn (Newheadway cùng một số tài liệu phụ trợ khác) cho giai đoạn cơ sở.
Trong giai đoạn chuyên ngành sử dụng giáo trình tự biên soạn hoặc chọn lựa từ các giáo
trình sẵn có của các trường hoặc của nước ngoài. Và với bộ giáo trình Newheadway học
trong giai đoạn cơ sở theo đánh giá của một số thầy cô trong trường là chưa phù hợp vì
giáo trình này viết không phải viết chọn lọc cho đối tượng sinh viên. Tuy nhiên vì chưa tìm
được giáo trình thay thế tốt hơn, phù hợp hơn nên vẫn phải sử dụng. Và giáo trình cho các
chuyên ngành hầu như chưa được đầu tư đúng mức, mỗi khoa làm theo một cách riêng của
mình. Có khoa tổ chức biên soạn hoặc lấy từ bài giảng của một số giản viên, có khoa sử
dụng những giáo trình sẵn có trên thị trường. Điều này cũng một phần gây khó khăn cho

sinh viên nếu muốn tìm hiểu anh văn chuyên ngành sớm.

2.6.Sinh viên thiếu môi trƣờng và cơ hội để rèn luyện:
Như đã đề cập ở trên, trong chương trình học chính khóa ở trường, vì nhiều lý do mà
sinh viên không thể rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe nói của mình. Và giải pháp còn

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 19/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
lại sinh viên phải lựa chọn là tìm đến các trung tâm ngoại ngữ vào ban đêm hoặc tự học ở
nhà. Tuy nhiên, không phải là sinh viên nào cũng có điều kiện để đi học thêm ngoài giờ tại
các trung tâm ngoại ngữ. Đặc biệt là các trung tâm ngoại ngữ quốc tế có chất lượng khi mà
học phí tính bằng USD. Đối với những sinh viên không có điều kiện, tự học vẫn là chính
nhưng không phải ai cũng có khả năng tự học mang lại hiệu quả, đặc biệt là môn học mang
nhiều đặc thù như ngoại ngữ.
Bên cạnh việc học thêm ở ngoài và học chính khóa sinh viên cũng có nhiều sự lựa
chọn khác là tìm đến các câu lạc bộ Anh văn và tham gia các diễn đàn học ngoại ngữ trực
tuyến. Hiện tại toàn trường có 4 câu lạc bộ Anh văn có chương trình sinh hoạt, hoạt động
cụ thể hằng tuần, hằng tháng là: Câu lạc bộ Anh văn khoa Ngoại Ngữ, câu lạc bộ Anh
văn thƣơng mại khoa Kinh tế, câu lạc bộ Anh văn Ký túc xá và câu lạc bộ Anh văn
hội sinh viên trƣờng và nhiều nhóm nhỏ khác tại các khoa. Ngoài ra sinh viên cũng có thể
tham gia nói chuyện thông qua các diễn đàn tiếng Anh online trên mạng. Tuy nhiên vì
nhiều lý do khác nhau mà các môi trường này chưa thực sự thu hút sinh viên và mang lại
hiệu quả.

3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

3.1.Về phía sinh viên:
 Sinh viên bị mất căn bản từ các lớp dƣới:
Biểu hiện của tình trạng này là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát
âm không chuẩn, kỹ năng nói viết chưa đạt yêu cầu nhất là kỹ năng nghe. Nguyên nhân
một phần từ việc chưa nhận thức được sự quan trọng trong việc học ngoại ngữ của học
sinh, học chỉ cốt để lấy điểm, để cho qua các kỳ thi. Một phần từ sự thiếu quan tâm đúng
mức từ các trường: chưa phát triển kỹ năng nghe và phát âm chuẩn ngay từ khi hoc sinh
mới bắt đầu vào học, chương trình dạy ngữ pháp tràn lan và chưa có sự định hướng cho
học sinh, thiếu sự liên kết về nội dung giữa các bậc học, các khối lớp.
 Thiếu phƣơng pháp học:
Do chưa thống nhất được chương trình trong toàn bộ hệ thống giáo dục và bản
thân chưa có sự định hướng nên sinh viên học ngoại ngữ một cách lan man, cho gì học
nấy, gặp sách gì đọc sách nấy. Từ đó dẫn đến tình trạng học nhiều nhưng kiến thức thu
nhặt được thì không có bao nhiêu. Một ví dụ rõ nhất của sự thiếu phương pháp là việc
sinh viên biến giờ học đọc hiểu thành giờ dịch thuật văn bản. Thay vì thao tác đoán từ mới
theo ngữ cảnh và tìm những thông tin cần thiết cho để đáp ứng yêu cầu của bài thi, sinh
viên lại quen sử dụng từ điển và say sưa dịch toàn bộ văn bản.

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 20/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
 Sinh viên không chủ động mạnh dạn trong thực hành giao tiếp:
Yếu tố quan trọng nhất trong dạy ngoại ngữ là dạy cách phát âm chuẩn. Nhưng đa
số sinh viên phát âm sai, sau đó bị mất gốc, sửa mãi không được. Từ đó, sinh viên cảm
thấy không tự tin khi sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp. Ngoài ra tâm lý e
dè, sơ bị đánh giá, coi thường nên các sinh viên có trình độ còn hạn chế không dám thể

hiện mình.
 Không có môi trƣờng để giao tiếp tiếng Anh với ngƣời bản ngữ hoặc ngƣời
nƣớc ngoài:
Ngay từ việc thiếu giảng viên giảng dạy ở các trường, việc mời các giáo viên người
Việt đã là vấn đề nan giải, việc mời các giảng viên người nước ngoài lại càng khó khăn
hơn. Và thời lượng học chính khóa không đủ nên các giảng viên cũng khó có thể mời
người nước ngoài đến giao lưu và nói chuyện với sinh viên trong giờ học.

3.2.Về phía nhà trƣờng:
 Trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế:
Điều này làm giảm khả năng tiếp cận và luyện tập với các nguồn tiếng Anh bản
ngữ, không giúp tăng cường các kỹ năng nghe nói trong thực tế. Thiếu phòng học và giáo
giảng viên dẫn tới tình trạng sĩ số lớp ngoại ngữ còn đông. Thường trong một lớp học bao
gồm nhiều trình độ từ sơ cấp (gồm những sinh viên học tiếng Anh lần đầu) đến trung cấp
(những sinh viên đã học hệ đào tạo tiếng Anh chín năm). Những lớp học đa trình độ như
vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả sinh
viên, cũng không thể lựa chọn chương trình phù hợp cho từng đối tượng, từ đó gây trở ngại
cho cả việc dạy và học. Và số lượng sinh viên luôn ở trên con số 50, một điều không thể
chấp nhận đối với một lớp học ngoại ngữ ở mức chuẩn. Chính vì điều này nên cho dù một
số giảng viên và sinh viên dù muốn thực hành thêm các kỹ năng giao tiếp cũng không thể
nào thực hiện được
 Chƣơng trình giảng dạy còn nhiều bất cập:
Theo khảo sát của IIG Việt Nam, đại diện của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ, tại
18 trường ĐH cho thấy điểm bình quân của SV năm thứ nhất mới chỉ dao động ở mức 220245/990 điểm TOEIC. Với mức độ điểm này, SV cần khoảng 480 tiết để đạt được 450-500
điểm, mức điểm mà nhiều doanh nghiệp coi là tối thiểu để nhận hồ sơ. Nhưng hiện nay,
các trường thương chỉ mới dành khoảng tối đa là 390 tiết học tiếng Anh cho SV. Từ đó
sinh viên không đủ thời lượng cần thiết để đạt được các yêu cầu đề ra trong việc học.

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long


Trang 21/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM
Bên cạnh đó chương trình còn chưa cân đối giữa phần lý thyết và phần thực hành.
Còn tập trung quá nhiều cho tiếng Anh chuyên ngành. Và như vậy cho dù sinh viên có học
các thuật ngữ hay các từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành giỏi đến đâu chăng nữa thì cũng khó
có thể nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh trong giao tiếp. Và sinh viên có
thể thuộc các thuật ngữ chuyên ngành, nhưng để sử dụng thực tế trong giao tiếp lại không
đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Cách dạy hiện nay cũng chưa bắt sinh viên phải làm việc nhiều, chưa có sự liên hệ
thực tiễn nhiều gây nhàm chán trong sinh viên.
3.3.Các nguyên nhân khác:
 Các trung tâm ngoại ngữ chƣa thực sự là giải pháp tốt cho sinh viên:
Nhìn chung, các trung tâm trong nước thường ít quan tâm đến sự có mặt của học
viên tại lớp học và chất lượng của học viên trong quá trình học. Học viên chỉ cần ghi danh,
đóng tiền đầy đủ rồi muốn học ra sao thì học. Thậm chí có lớp học đã gần quá nửa chương
trình, nhưng vẫn cho học viên đăng ký nếu ghi danh nếu có nhu cầu học. Giáo viên dạy tại
các trung tâm này hầu hết là người Việt và cũng chưa có sự chọn lọc xét tuyển kỹ càng ban
đầu. Thêm vào đó chưa có sự thống nhất trong chương trình dạy tại các trung tâm này. Từ
đó tạo sự thiếu tin tưởng và niềm hứng thú để sinh viên theo học.
Còn đối với các trung tâm Anh Ngữ nước ngoài. Thế mạnh của các trung tâm này
là cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại (phòng lab, phòng học có gắn máy lạnh..), đội ngũ giảng
dạy giàu kinh nghiệm, có bằng cấp quốc tế…Tuy vậy, điều thu hút học viên đến với các
trung tâm này thực chất vẫn là cái mác giáo viên nước ngoài. Và không phải sinh viên nào
cũng có đủ kinh phí để tham gia các khóa học tại đây.
 Các diễn đàn, các câu lạc bộ ngoại ngữ chƣa thu hút sinh viên:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần do tính không mạnh dạn tự tin giao
tiếp bằng Anh văn của sinh viên khi họ nhận thấy trình độ của mình còn quá kém hoặc sợ

nói sai, sợ phát ẩm không chuẩn. Một phần khác do cách sinh hoạt của các tổ chức này
chưa có sự hỗ trợ tích cực cho sinh viên. Hầu hết nội dung chủ đề sinh hoạt còn quá khó
đối với sinh viên, chưa có sự phân loại cấp các mức độ dễ, trung bình, khó để các sinh
viên tìm được môi trường phù hợp cho mình. Do đó số sinh viên tham gia các câu lạc bộ,
các diễn đàn thì nhiều nhưng chủ yếu đến chỉ ngồi nghe. Những người giao tiếp được thì
không có sự hỗ trợ cho các thành viên yếu kém hoặc nói chỉ để chứng tỏ bản lĩnh của
mình. Do đó tạo sự hụt hẫng và mất hứng thú cho đại bộ phận thành viên tham gia.

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 22/45


Đề tài: Mô hình “Coffee languages” giải pháp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tạo việc làm
cho sinh viên tại trường ĐH.SPKT.TP.HCM

CHƢƠNG III
THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
1. Sinh viên có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các loại hình dịch vụ
giải trí:
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao
nên các hình thức dịch vụ giải trí cũng theo đó mà phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Đặc biệt là các dịch vụ giải trí dành cho giới trẻ vì đây là lực lượng chiếm thị phần đông
đảo nhất và dễ lôi cuốn nhất. Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nằm ở một
thành phố lớn, đông dân và có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu cả nước, một nơi mà dịch
vụ giải trí có nhiều điều kiện để phát triển. ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật lại có vị trí nằm ở khu
vực trung tâm của quận Thủ Đức, cũng là nơi cửa ngõ giao thông quan trọng để đi vào khu
trung tâm Thành phố. Do đó, sinh viên ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật có điều kiện tiếp cận với
nhiều loại hình giải trí khác nhau. Qua khảo sát, các loại hình giải trí mà sinh viên sử dụng

nhiều nhất là Internet (184/657 phiếu - chiếm tỷ lệ 28%) và đọc sách báo, chơi thể thao
(144/657 phiếu - chiếm tỷ lệ 22%), kế đến là tham gia các dịch vụ ăn uống (chiếm tỷ lệ
21%), chơi game (chiếm tỷ lệ 19%), còn lại một số sinh viên có những hình thức giải trí
khác như xem truyền hình, hát karaoke, chơi billard, mua sắm….

10%

22%

Đọc sách báo,
chơi thể thao
Internet, nghe
nhạc, xem phim
Chơi game

21%

28%
19%

Các dịch vụ ăn
uống
Các hoạt động
khác

Hình 3: Thực trạng việc giải trí của sinh viên trường ĐH.SPKT

GVHD: Nguyễn Thị Châu Long

Trang 23/45



×