Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

kháo sát thực trạng đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật và nghề theo quan điểm đáp ứng nhu cầu xã hội và nghiên cứu đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

KHÁO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
DẠY KỸ THUẬT VÀ NGHỀ THEO QUAN ĐIỂM
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI VÀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: B2008 - 22 - 33


S KC 0 0 3 4 3 4

Tp. Hồ Chí Minh, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Mã số: B2008.22.33

KHÁO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN DẠY KỸ THUẬT VÀ NGHỀ
THEO QUAN ĐIỂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ
HỘI VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Mã số: B2008.22.33


KHÁO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN DẠY KỸ THUẬT VÀ NGHỀ
THEO QUAN ĐIỂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ
HỘI VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Nguyễn Văn Tuấn
Thành viên đề tài:
TS. Lâm Mai Long
TS. Phan Long
TS. Võ Thị Xuân
TS. Võ Thị Ngọc Lan
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí
Minh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
I. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 4
II. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 4
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................................... 5
IV. Phương pháp và công cụ nghiên cứu .................................................................................. 5
V Giới hạn đề tài ........................................................................................................................ 6
VI. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7
CHƢƠNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp
đáp ứng nhu cầu xã hội .................................................................................................... 7
1. Đào tạo theo nhu cầu xã hội..................................................................................................... 7
2. Những định hướng, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp........................................... 9

3. Hệ thống và quy mô giáo dục nghề nghiệp............................................................................ 10
4. Đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ..................................................... 12
5. Thực trạng đào tạo đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp ................................................ 14
5.1. Khái quát lịch sử phát triển của hệ thống trường sư phạm kỹ thuật .................................. 14
5.2. Mô hình đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp. ............................................................. 18
5.3. Một số đánh giá từ các cơ sở GDNN .................................................................................. 23
CHƢƠNG II. Một số đặc điểm đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại một số nƣớc . 28
1. Đào tạo giáo viên dạy nghề ở Cộng hòa Liên bang Đức ....................................................... 28
1.1. Đào tạo kép và các loại giáo viên dạy nghề ........................................................................ 28
1.2. Đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề.................................................................................... 29
2. Đào tạo giáo viên dạy nghề tại một số nước .......................................................................... 32
CHƢƠNG III. Đề xuất mô hình, giải pháp đào tạo GV GDNN ở Việt Nam ..................... 36
1. Xây dựng và ban hành “chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên GDNN” ................................. 36
2. Thiết lập và đổi mới mô hình đào tạo giáo viên GDNN với các mô hình đào tạo đa dạng . 36
2.1. Tiếp tục củng cố và mở rộng ngành nghề đào tạo GV GDNN theo mô hình mạch thẳng
song song .......................................................................................................................... 37
2.2. Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo theo mô hình đào tạo bổ sung. ............................... 37
2.3. Phát triển mở rộng mô hình đào tạo hỗn hợp tại các trường đại học SPKT ...................... 38
2.4. Phát triển mô hình đào tạo GV GDNN có trình độ thạc sỹ phương pháp dạy học chuyên
ngành ................................................................................................................................ 38
2.5. Điều chỉnh mô hình đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề tại các trường Cao đẳng nghề theo
hướng đào tạo giáo viên dạy dạy thực hành nghề trình độ sơ cấp. .................................. 39
2.6. Thiết lập và củng cố hệ thống bồi dưỡng cho giáo viên GDNN đã qua đào tạo NVSP ..... 39
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 43
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê số lượng giáo viên TCCN (nguồn: www.moet.edu.vn)...................... 12

Bảng 2. kế hoạch phát triển qui mô giáo viên dạy nghề. ............................................... 13
Bảng 3. Hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp............................. 17
Bảng 4. Ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ................................... 23
Bảng 5. nguồn giáo viên các cơ sở giáo dục tuyển trong 5 năm trở lại đây: ................. 24
Bảng 6. Đánh giá khả năng giảng dạy của GV từ các nguồn khác nhau: ....................... 25
Bảng 7. Kỹ năng của giáo viên từ nguồn trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và
khoa Sư phạm Kỹ thuật...................................................................................... 25
Bảng 8. Mức độ ưu tiên đào tạo giáo viên GDNN đáp ứng số lượng và cơ cấu ngành
nghề .................................................................................................................... 26
Bảng 9. Đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình đào tạo giáo viên GDNN ............. 27
Bảng 10 . Chương trình khung đào tạo giáo viên hai cấp trình độ. ................................ 31
Bảng 11. Các kiểu trường đào tạo giáo viên có ở một số nước trên thế giới ................. 33

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mô hình đào tạo mạch thẳng một giai đoạn (hay còn gọi là mô hình song song)
......................................................................................................................................... 19
Hình 2. Mô hình đào tạo mạch thẳng hai giai đoạn ....................................................... 19
Hình 3. Mô hình đào tạo nối tiếp bổ sung. ..................................................................... 20

Trang 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AEVO

Ausbilder-Eignungsverordnung – chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo viên
dạy thực hành nghề




Cao đẳng

CĐN

Cao đẳng nghề

CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐH

Đại học

ĐHSPKT

Đại học Sư phạm Kỹ thuật

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GV

Giáo viên


HEIs

Higher Education Institutions

LĐTBXH

Lao động Thương binh Xã hội

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

PPDH

Phương pháp dạy học

SPKT

Sư phạm kỹ thuật

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TCN

Trung cấp nghề

TVET


Technical and vocational education teacher training – Đào tạo GV GDNN

UNESCO- UNEVOC
International Centre for Technical and Vocational
Education and Training – Trung tâm giáo dục kỹ thuật và nghề
nghiệp của Liên hợp quốc

Trang 3


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
Đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, nghề phù hợp yêu cầu xã hội là một yếu tố đột

phá nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế. Hiện nay đào tạo
giáo viên dạy kỹ thuật và dạy nghề (giáo viên giáo dục nghề nghiệp) thiếu tính cân đối,
chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội, mặc dù bên cạnh các trường Đại học sư phạm kỹ
thuật đã có nhiều trường đại học mở thêm các khoa sư phạm kỹ thuật và nhiều trường
trường cao đẳng nghề có khuynh hướng đào tạo cả giáo viên dạy kỹ thuật và nghề.
Thực sự hệ thống các phương thức đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật và dạy nghề đã phù
hợp với yêu cầu xã hội đến đâu và cần phải như thế nào đó là các vấn đề mà đề tài tập
trung nghiên cứu giải quyết. Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thực
hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật và nghề theo quan
điểm đáp ứng nhu cầu xã hội và nghiên cứu đề xuất các giải pháp”

II. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật,

nghề ( giáo viên giáo dục nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu và đề xuất các giải pháp về
phương thức đào tạo giáo viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đề tài tập trung vào thực
hiện một số nhiệm vụ sau đây:
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích định hướng chính sách, tình hình đào tạo nghề
- Phân tích nhu cầu về nguồn giáo viên giáo dục nghề nghiệp đáp ứng sự phát
triển kinh tế xã hội;
(2) Nghiên cứu phân tích các phương thức đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, nghề ở
Việt Nam và sự đáp ứng yêu cầu xã hội;
- Phân tích hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp;
- Phân tích các mô hình đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp;
- Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối
với giáo viên từ các nguồn khác nhau đặc biệt đối với phương thức đào tạo
truyền thống từ các trường/khoa Sư phạm Kỹ thuật.
Trang 4


(3) Nghiên cứu phân tích các mô hình đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật nghề ở một số
nước;
(4) Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, nghề
theo hướng phù hợp;

III. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu: đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật và nghề theo
quan điểm đáp ứng nhu cầu xã hội.

b. Khách thể nghiên cứu: các cơ sở đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật –
nghề nghiệp, và các cán bô quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
IV. Phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu

1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu các chủ trương chính
sách phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp. Tình hình đào tạo nghề
nghiệp và nhu cầu đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp. Phân tích phương thức và
mô hình đào tạo giáo viên dạy nghề của một số nước có hệ thống dạy nghề và đào
tạo giáo viên dạy nghề tốt.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu điều tra: đối tượng là cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
nghề nghiệp như trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp,
nhằm thu thập ý về nhu cầu tuyển giáo viên và sự đáp ứng của giáo viên từ các mô
hình đào tạo khác nhau.
3. Phƣơng pháp thống kê toán học: dùng chương trình SPSS để xử lý số liệu.
Các công cụ đƣợc sử dụng:
Sử dụng các bộ phiếu khảo sát cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo
giáo viên giáo dạy kỹ thuật nghề (xem phụ lục 1 và phụ lục 2). Đối tượng khảo sát là
ban giám hiệu các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trường đại học sư phạm kỹ
thuật.
Nội dung khảo sát:
-

Tìm hiểu thực trạng về phương thức đào tạo, mô hình đào tạo và ngành nghề
đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật nghề và đánh giá về kỹ năng liên quan đến dạy
Trang 5


học của giáo sinh từ các cơ sở đào tạo giáo viên (các trường đại học sư phạm kỹ
thuật và khoa sư phạm kỹ thuật).
-

Tìm hiểu thực trạng tuyển dụng và nhu cầu tuyển dụng giáo viên các lĩnh vực
chuyên ngành và đánh giá của sự đáp ứng của giáo viên từ các nguồn khác nhau
của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.


V Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, nghề trên quan
điểm đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng như mô hình đào
tạo hiện nay.
Về khảo sát cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhóm nghiên cứu chỉ khảo sát các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Do vậy số liệu chỉ giới
hạn trong phạm vi địa giới hành chính này.

VI. Tổ chức nghiên cứu
1. Thu thập phiếu khảo sát tại các trường, phỏng vấn Ban Giám hiệu nhà trường và
giáo viên.
2. Xử lý phiếu khảo sát bằng chương trình spss, phân tích trên các số liệu thu được.
3. Tổng hợp các nhận xét từ điều tra thực trạng để có nhận xét đánh giá về thực
trạng tuyển dụng, nhu cầu về giáo viên GDNN và khả năng đáp ứng và cũng
như ngành nghề đào tạo giáo viên theo mô hình mạch thẳng.
4. Phân tích các tài liệu liên quan đến đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật nghề của một
số nước và đào tạo nghề cũng như đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở
Việt Nam.

Trang 6


CHƢƠNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội

1. Đào tạo theo nhu cầu xã hội
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Có quan điểm
cho rằng: Đào tạo theo nhu cầu xã hội gồm: đào tạo theo nhu cầu của Nhà nước, các địa
phương- ngành, nhu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu của người học. Cũng

có quan điểm cho rằng: Đào tạo theo nhu cầu xã hội là trình độ người học sau khi tốt
nghiệp phải đáp ứng được mong đợi của người sử dụng.
Nhu cầu xã hội về đào tạo có 3 nhóm đối tượng sau1:
(1) Nhu cầu của nhà nước: Nhu cầu của Nhà nước là nhu cầu về nguồn nhân lực,
được thể hiện trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, với các ngành nghề đặc biệt,
số lượng bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của quốc gia. Nhu cầu đào tạo này thường
chọn các mục tiêu đi trước, đón đầu về khoa học, công nghệ, vượt trước nhu cầu đào
tạo của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của người học hiện tại. Nhu cầu đào tạo này có
số lượng lớn, có căn cứ và cơ sở để dự đoán hằng năm.
(2) Nhu cầu của doanh nghiệp: Nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực bao gồm
đào tạo cán bộ quản lý và lao động chuyên môn trực tiếp của doanh nghiệp. Tuy nhiên
phần lớn nhu cầu của doanh nghiệp là đào tạo nhân lực lao động chuyên môn trực tiếp,
đòi hỏi người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay, đáp ứng ngay với yêu
cầu cụ thể của doanh nghiệp .
(3) Nhu cầu của người học: Nhu cầu của người học là nhu cầu cá nhân của học
sinh, sinh viên… Nhu cầu này thường thay đổi, đa dạng, đó là nhu cầu của bản thân
người học, học để nâng cao trình độ, học để tìm kiếm việc làm tự nuôi sống bản thân,
học để tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, bên cạnh đó là nhu cầu của gia đình
hướng con em họ học ngành nghề theo truyền thống gia đình. Nhu cầu này thường thay
đổi một cách tự phát, theo nhu cầu của thị trường lao động, của quyến rũ của nghề
nghiệp, của bạn bè…đây là nhu cầu rất khó xác định.

1

Giáo dục chuyên nghiệp thành phố HCM đào tạo theo nhu cầu xã hội – TS Lưu Đức Tiến

Trang 7


Đào tạo theo nhu cầu xã hội được hiểu chung là đào tạo đáp ứng nhu cầu của ba

nhóm đối tượng trên. Theo quan điểm thị trường đào tạo, đào tạo theo nhu cầu xã hội
còn được hiểu là đào tạo theo nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường lao động.
- Đào tạo theo nhu cầu hiện tại của thị trường: Đào tạo đội ngũ lao động đáp
ứng ngay cho thị trường lao động, xác định nhu cầu ngành nghề mà xã hội đang cần và
tổ chức đào tạo. Việc đào tạo này thường được tổ chức thành các lớp đào tạo ngắn hạn
(dưới 1 năm). Ưu điểm của loại hình đạo tạo này là đáp ứng ngay được nhu cầu lao
động của thị trường, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là những lao động được đào tạo ra
thường có tay nghề không cao nên sau một thời gian làm việc nếu không có sự bổ sung
kiến thức thì dễ bị đào thải do không còn đáp ứng được yêu cầu cao hơn của công việc.
- Đào tạo theo nhu cầu tương lai của thị trường: Đào tạo các ngành nghề trên cơ
sở phân tích tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế
của đất nước và xu thế phát triển của thế giới để đưa ra nhưng dự đoán về những ngành
nghề sẽ phát triển trong tương lai. Việc đào tạo này thường được tổ chức dưới dạng đào
tạo dài hạn (từ 3 đến 5 năm). Những lao động được tạo ra từ đây thường có trình độ
cao, có khả năng tiếp cận những thành tựu của khoa học công nghệ, thích ứng nhanh
với sự thay đổi.Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là do thời gian đào tạo là dài nên đòi
hỏi việc dự báo phải có tính chính xác cao để tránh sự lãng phí nguồn lực và gia tăng tỷ
lệ thất nghiệp.
Nhu cầu của ba nhóm đối tượng trên thường xuyên biến động, thay đổi theo từng
giai đoạn, phụ thuộc vào sự phát triển của KT – XH của đất nước tạo ra một tập hợp có
các vùng giao thoa với nhau. Tuỳ theo tầm nhìn và nhiệm vụ đào tạo, các cơ sở giáo
dục sẽ điều chỉnh số người học, ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với xu thế phát
triển, thoả mãn nhu cầu đào tạo của nhà nước, của doanh nghiệp và nhu cầu của bản
thân người học.
Đề tài này tập trung vào phân tích nhu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội của hai
nhóm đối tượng là của nhà nước và của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trang 8



2. Những định hƣớng, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục nước ta đã có những bước phát triển và
đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Để đạt được điều đó, đội ngũ nhà giáo luôn đóng vai trò quyết định.
Phát triển đội ngũ giáo viên được coi là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển
giáo dục. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giai đoạn 2005 – 2010” đã xác định mục tiêu tổng quát xây dựng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng
và đồng bộ về cơ cấu,... đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng
trong việc đào tạo nguồn lực lao động trình độ trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp, trung
cấp và cao đẳng nghề. Mặc dù vậy, cho đến nay tiềm năng của đội ngũ nhà giáo này
còn có nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTBXH, giáo dục
nghề nghiệp đã triển khai hàng loạt các chính sách phát triển GDNN, đó là:
- Mở rộng quy mô tuyển sinh: Quy mô tuyển sinh tăng nhanh nhờ khuyến khích mở
thêm các cơ sở GDNN, các ngành đào tạo mới, tổ chức tuyển sinh GDNN thông qua
hình thức xét tuyển, đa dạng hoá các đối tượng tuyển sinh vào GDNN, cho phép một số
cơ sở giáo dục ĐH, CĐ tham gia GDNN;
- Xã hội hóa giáo dục: Đây là chính sách quan trọng phát triển GDNN do nguồn
lực đầu tư cho GDNN rất hạn chế trong khi nhu cầu học tập của nhân dân ngày một
tăng cao. Các giải pháp như đơn giản hoá các thủ tục thành lập cơ sở GDNN trên cơ sở
đảm bảo tiêu chí chất lượng và hiệu quả; khuyến khích thành lập trường GDNN ở
doanh nghiệp.
- Chuẩn hóa chương trình đào tạo: CTĐT đang dần được chuẩn hoá theo yêu cầu
của thị trường lao động và nhu cầu hội nhập quốc tế. Trên cơ sở những quy định của
Luật giáo dục năm 2005, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ sở đào tạo chuẩn hoá lại
chương trình trước hết là xác định lại các mục tiêu đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra của
học sinh tốt nghiệp GDNN theo các chuẩn tri thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của học

Trang 9


sinh tốt nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng nội dung, định khung thời gian cho dạy lý
thuyết và dạy thực hành (tăng nội dung dạy thực hành lên đến 70%), đổi mới phương
pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất để có thể tổ chức đào tạo đạt được mục tiêu
đào tạo2. Bộ LĐTBXH đã hướng dẫn xây dựng chương trình và đã ban hành 150
chương trình khung nghề đào tạo và ban hành các tiêu chuẩn nghề để các cơ sở GDNN
xây dựng chương trình đào tạo theo hướng năng lực thực hiện.
- Đào tạo theo năng lực thực hiện đáp ứng nhu cầu xã hội: từ năm 2007 bộ
LĐTBXH đã tập huấn và hướng dẫn về thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo theo
năng lực thực hiện. Để đáp ứng yêu cầu này về phía bộ LĐTBXH đã đầu tư cho nhiều
cơ sở GDNN trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với yêu cầu của thực tế của thị
trường lao động. Nhiều doanh nghiệp đóng góp nguồn lực cho giáo dục, tổ chức ký kết
hợp đồng đào tạo nhân lực; góp phần hoàn thiện thị trường lao động trong quá trình hội
nhập quốc tế, thúc đẩy công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội.
3. Hệ thống và quy mô giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp gồm giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và dạy
nghề. Hiện nay nước ta có 506 cơ sở đào tạo TCCN bao gồm 276 trường TCCN (trong
đó 71 trường TCCN ngoài công lập chiếm 26,3%) và 230 trường cao đẳng, cao đẳng
nghề, đại học và học viện có đào tạo TCCN. Năm 2007, số giáo viên dạy nghề ở các
trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề tăng 2,25 lần so với năm 1999, và 2,02
lần so với năm 2003.
Quy mô đào tạo TCCN đã tăng gấp 2,4 lần từ 255.000 học sinh năm 2000 đến
trên 614.000 học sinh vào năm 2008. Hàng năm khoảng 150.000 học sinh nhập học
TCCN. Về ngành nghề đào tạo, hiện nay các cơ sở đào tạo TCCN có trên 300 ngành
đào tạo (nghề đào tạo). Trong những năm qua, xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động,
một số ngành nghề mới đã được đào tạo tại các trường trong lĩnh vực kỹ thuật, công
nghệ, dịch vụ...như công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, du lịch, y tế.
Song song với đào tạo TCCN hiện nay có 102 trường cao đẳng nghề (CĐN), 265


2 Phan Văn Kha, Nguyễn Xuân Bảo, Lê Thanh Nhu: Kinh nghiệm đào tạo giáo viên tccn của một số nước và đề
xuất mô hình, giải pháp phát triển đào tạo giáo viên tccn ở việt nam. 2009

Trang 10


trường trung cấp nghề (TCN) và khoảng 700 trung tâm đào tạo nghề3.
Quy mô đào tạo nghề tăng lên nhanh chóng, hàng năm học sinh nhập học TCN
và CĐN là khoảng 260.000 và sơ cấp nghề là 1.300.0004 với 301 nghề đào tạo bậc
CĐN và 385 nghề đào tạo bậc TCN và hàng trăm nghề đào tạo bậc sơ cấp nghề với tất
cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong tổng số giáo viên của hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay, có khoảng
25% giáo viên được đào tạo từ các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư
phạm kỹ thuật (đào tạo chính khóa trong quá trình đào tạo chuyên ngành), 75% số giáo
viên còn lại được đào tạo sư phạm ngắn hạn bổ sung (hay còn gọi là bồi dưỡng sư
phạm). Hàng năm, các trường đại học và cao đẳng có đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật
chính khóa (kể cà các đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật phổ thông) đào tạo được khoảng
3.500.
Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực trẻ năng động so với khu vực và thế
giới. Hiện nay, có khoảng 42 triệu người lao động. Trong đó có khoảng 16% hoạt động
trong ngành công nghiệp và xây dựng, 24% trong ngành dịch vụ và 60% trong ngành
nông lâm ngư nghiệp. Nhưng về nhân lực được đào tạo trong tổng số nguồn lực thì còn
kém so với khu vực và thế giới. Một nguyên nhân chính là số lượng đội ngũ giáo viên
thiếu về số lượng cũng như chất lượng như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng
định: “Từ nay đến 2015 nếu không cung cấp đủ số lượng giáo viên dạy nghề các cấp
theo tiêu chuẩn quy định thì nước ta sẽ gặp khủng hoảng nghiêm trọng về nguồn nhân
lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam
hiện nay, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhu cầu về nhân lực cũng như giáo viên dạy
nghề cũng tăng theo, không thể tiếp tục tình trạng thiếu giáo viên dạy nghề và trung cấp

như thời gian vừa qua... Mục tiêu lớn đề ra là đến năm 2015, Việt Nam sẽ có 2 vạn giáo
viên dạy nghề đạt chuẩn”.

3

Lê Vinh: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy nghề. 2008 (Báo cáo hội thảo UNEVOC-2008, Hà
Nội)
4
Lê Vinh: đd

Trang 11


4. Đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp gồm giáo viên trung cấp
chuyên nghiệp (TCCN) và giáo viên dạy nghề.
Đội ngũ giáo viên TCCN tăng nhanh về quy mô. Năm học 2000-2001 tổng số
giáo viên TCCN chỉ có 10.113 người, năm 2007-2008 với 14.658 người, đó là chưa kể
đến khoảng gần 10.000 giảng viên trong các trường Cao đẳng và Đại học tham gia dạy
TCCN. Số lượng đội ngũ giáo viên TCCN các năm học gần đây ở bảng sau:

Bảng 1. Thống kê số lượng giáo viên TCCN (nguồn: www.moet.edu.vn)
200
Năm

2000

1

2002


2003

2004

2005

2006

2007

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2009


2001

200

2003

2004

2005

2006

2007

2008

học
Trình độ

2008

2
1013

932

1024

1112


1393

1423

1454

1465

1621

TỔNG SỐ

3

7

7

1

7

0

0

8

4


Trên đại học

583

566

780

1335

1958

2383

2133

2323

3207

1085

1067

1133

1111

1209


4

7

9

2

4

Đại

học,

cao

đẳng

737
8103

8

8336

8722

138
Trình độ khác


1447

3

656
1131

1064

1125

1170

1068

1223

Hiện nay số lượng giáo viên TCCN khoảng 17000 giáo viên. Để đáp ứng cho
nhu cầu tăng trưởng khoảng 5% và bù vào lượng giáo viên về hưu khoảng 5% thì mỗi
năm cần đào tạo thên khoảng 1.700 giáo viên mới.
Theo phan Văn Kha5, chất lượng của giáo viên TCCN chưa theo kịp được yêu
cầu giáo dục nghề nghiệp. Qua khảo sát giáo viên ở hầu hết các trường TCCN, kiến
thức về chuyên môn của giáo viên không được thường xuyên cập nhật, trong khi năng
lực thực hành còn yếu. Về kiến thức và kỹ năng sư phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế mặc

5

Phan Văn Kha, Nguyễn Xuân Bảo, Lê Thanh Nhu: Kinh nghiệm đào tạo giáo viên tccn của một số nước và đề
xuất mô hình, giải pháp phát triển đào tạo giáo viên tccn ở việt nam. 2009


Trang 12


dù phần đông đã có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II theo phương thức đào tạo bổ
sung. Nhiều giáo viên chưa tiếp cận được PPGD hiệu quả... Giáo viên (GV) TCCN
chưa đáp ứng được yêu cầu với tốc độ phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong điều
kiện mới. Trình độ nghiệp vụ sư phạm (NVSP) của GV TCCN nói chung còn yếu, đặc
biệt là về kĩ năng giảng dạy thực hành và công tác giáo dục HS ngoài giờ lên lớp. Nhìn
chung GV TCCN rất nhiệt tình trong giảng dạy, bên cạnh sự thiếu hụt về các trang thiết
bị phục vụ giảng dạy, GV còn thiếu hụt về chuyên môn nghề và đặc biệt là về kĩ năng
giảng dạy, về phương pháp giáo dục HS, nên chất lượng đào tạo chưa thuyết phục được
các nhà sử dụng lao động.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề thuộc Tổng cục dạy nghề cũng tăng rất nhanh về
quy mô. Năm học 2008 tổng số giáo viên dạy nghề chỉ có 22.384 người, năm 2009 với
25.584 người, năm 2010 với 29.566 người. Dự kiến đến năm 2015 tăng lên 50.998
người (xem bảng 3)

Bảng 2. Kế hoạch phát triển qui mô giáo viên dạy nghề6.
Năm
Các chỉ số
GV CĐN, TCN cần có
GV CĐN, TCN cần bổ sung
Số GV SCN cần có
Số GV SCN cần bổ sung
GV CĐN, TCN, SCN cần có
Số GV CDN, TCN, SCN cần bổ
sung

6


2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

11.504 14.237 17.724 20.577 24.625 27.540 31.909 36.909
3.308 4.199 3.740 5.077 4.146 5.745 6.596
10.880 11.347 11.843 12.248 12.561 12.762 13.395 14.089
1.011 1.063 0.998 0.925 0.829 1.271 1.364
22.384 25.584 29.566 32.825 37.186 40.302 45.303 50.998
4.319 5.261 4.737 6.002 4.975 7.017 7.959

Lê Vinh, vụ trởng Vụ Giáo viên và CBQLDN, Tổng cục Dạy nghề- Báo cáo hội thảo

UNEVOC- Hà Nội 2010
Trang 13



Theo kế hạch phát triển đội ngũ giáo viên của Tổng cục Dạy nghề, hàng năm sẽ
tăng thêm trung bình khoảng 5.000 giáo viên mới. Như vậy kể cả số lượng giáo viên
cần phải đào tạo để bù vào số lượng giáo viên về hưu 5% của khoảng 30.000 là 1.500
giáo viên nữa. Để đảm bảo về số lượng, hàng năm cần bổ sung khoảng 6.500 giáo viên
cho các cơ sở dạy nghề trực thuộc Tổng cục Dạy nghề quản lý.
Như vậy các trường, khoa Sư pham Kỹ thuật hàng năm cần phải đào tạo khoảng
8.000 giáo viên cho các cơ sở GDNN bằng các mô hình khác nhau như theo mô hình
mạch thẳng và mô hình nối tiếp. Riêng theo mô hình mạch thẳng, hàng năm các trường
khoa đào tạo được khoảng 2.000 giáo viên. Số giáo viên còn lại đào tạo phần lớn theo
mô hình bổ sung.
5. Thực trạng đào tạo đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp
5.1. Khái quát lịch sử phát triển của hệ thống trƣờng sƣ phạm kỹ thuật
Một thời gian dài đến năm 1970 Việt Nam đã không có cơ sở đào tạo giáo viên
dạy nghề. Tại thời điểm đó các kỹ thuật viên và kỹ sư được chọn làm giáo viên dạy
nghề, hay chuyên nghiệp được bồi dưỡng năng lực sư phạm. Nội dung bồi dưỡng là các
chuyên đề về tâm lý học, phương pháp dạy học, do các giảng viên là từ trường Đại học
Sư phạm đảm nhiệm. Đội ngũ giáo viên dạy nghề không được đào tạo chính qui mà là
theo hình thức bồi dưỡng ngắn hạn nên năng lực sư phạm bị hạn chế, giáo viên dạy
nghề dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và tự học.
Vào đầu thập niên 1970, do yêu cầu thực tế cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa
cần đội ngũ giáo viên dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp đủ về số lượng và chất
lượng nên ba trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật đã được thành lập tại miền Bắc, trực
thuộc Tổng cục Dạy nghề quản lý:
1) Trường Sư phạm Kỹ thuật số 1 Hưng Yên
2) Trường Sư phạm Kỹ thuật số 2 Nam Định
3) Trường Sư phạm Kỹ thuật số 3 Vinh
Các trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật này với nhiệm vụ là đào tạo giáo viên dạy
nghề, dạy thực hành trong đào tạo trường Công nhân Kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của
ngành công nghiệp, tập trung vào các ngành cơ khí chế tạo, điện và động cơ.
Trang 14



Trước ngày giải phóng ở miền nam, ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật được thành
lập ngày từ năm 1962 (nay là Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh). Năm 1972,
Trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
Thủ Đức và được nâng cấp thành Trường Đại học Giáo dục Thủ Đức vào năm 1974.
Sau giải phóng năm 1976 Trường được đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thủ Đức. Năm 1984, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức sát nhập với
Trường Trung học Công nghiệp Thủ Đức và đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp. Hồ Chí Minh. Sau giải phóng miền nam, đồng thời cũng cố trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức và phát triển đào tạo giáo viên dạy nghề cho khu vực miền
nam, Tổng cục dạy nghề đã thành lập thêm hai trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật:
1) Trường Sư phạm Kỹ thuật số 4 Vĩnh Long
2) Trường Sư phạm Kỹ thuật số 5 Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy, đến năm 1979 Việt Nam có năm trường đào tạo giáo viên dạy nghề và
một trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề cho nhóm ngành
nghề như: Cơ khí chế tạo, Điện và Cơ khí động lực.
Năm 1979, trường Sư phạm Kỹ thuật số 1 Hưng Yên được nâng cấp thành trường Cao
đẳng Sư phạm Kỹ thuật. Sau đó 3 trường khác cũng được nâng lên trường Cao đẳng Sư
phạm Kỹ thuật: Vinh, Nam định và Vĩnh Long.
Năm 1991, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh sát nhập thêm
Trường Sư phạm Kỹ thuật 5 và phát triển cho đến ngày nay. Năm 2001 trường
CĐSPKT Hưng Yên, năm 2004 trường CĐSPKT Nam Định và năm 2006 Trường
CĐSPKT Vinh đã được nâng cấp thành trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.
Cùng thời gian trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập các khoa Sư phạm Kỹ
thuật trong các trường Đại học chuyên ngành trên cơ sở lợi thế tiềm năng của các
trường đó về ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên với nhiệm vụ là
đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật trong các trường Trung học, Trung cấp chuyên nghiệp
và trường dạy nghề. Gồm các trường sau:
-


Đại học Bách Khoa Hà Nội

-

Đại học Nông nghiệp Hà Nội số 1

-

Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Trang 15


-

Đại học Huế

-

Đại học Bách khoa Đà Nẵng

-

Đại học Nông - Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Với lịch sử phát triển sớm nhất, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức

được đánh giá là cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề, giáo viên chuyên nghiệp hoàn hảo
nhất với khá nhiều chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học như:
-


Sư phạm kỹ thuật điện - điện tử - viễn thông

-

Sư phạm kỹ thuật điện công nghiệp

-

Sư phạm kỹ thuật cơ khí chế tạo máy

-

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

-

Sư phạm kỹ thuật cơ điện tử

-

Sư phạm kỹ thuật cơ khí động lực

-

Sư phạm kỹ thuật nhiệt lạnh

-

Sư phạm kỹ thuật công nghệ thông tin


-

Sư phạm kỹ thuật công nghệ may

-

Sư phạm kỹ thuật xây dựng

Ngoài ra, trường ĐHSPKT Tp. Hồ Chí Minh còn đào tạo giáo viên trình độ thạc sĩ với
hai chuyên ngành Giáo dục học, Lý luận và Phương pháp dạy kỹ thuật.
Từ năm 2007, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã cho phép
thành lập mới các khoa sư phạm nghề trong trường cao đẳng nghề để làm nhiệm vụ đào
tạo năng lực sư phạm nghề, nâng cấp kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề thuộc Tổng
cục Dạy nghề quản lý. Hiện nay có 22 trường cao đẳng nghề có khoa sư phạm nghề và
đã được phép đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ có 40
khoa sư phạm kỹ thuật để làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên theo phương thức bổ sung sư
phạm nghề.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, bảo
đảm các nguồn lực để đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho toàn hệ
thống đào tạo. Các tổ chức đào tạo giáo viên dạy nghề chủ yếu là cơ sở công, đến nay
ở VN có 4 trường ĐHSPKT, 1 trường CĐSPKT, các khoa SPKT trong các trường ĐH
và CĐN đào tạo giáo viên GDNN như bảng sau:

Trang 16


Bảng 3. Hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Trƣờng ĐH- CĐSPKT


Khoa SPKT trong
trƣờng ĐH

Khoa SPN trong Trƣờng CĐN

Trường ĐHSPKT Tp. HCM

ĐHBK Hà Nội

CĐN Cần thơ

Trường ĐHSPKT Vinh

ĐHBK Đà Nẵng

CĐN Giao thông 3 – TP. HCM

Trường ĐHSPKT Hưng Yên

ĐHSP Hà Nội

CĐN Nha Trang

Trường ĐHSPKT Nam Định

ĐHNN1 Hà Nội

CĐN Đắc Lắc

Trường CĐSPKT Vĩnh Long


ĐHNL Thái Nguyên CĐN Đông Nam Bộ
ĐH Thái Nguyên

CĐN An Giang

ĐH Huế

CĐN Đà Lạt

ĐHNL Tp.HCM

CĐN Đà Nẵng

ĐH Sài gòn

CĐN Lilama


Chương trình đào tạo về sư phạm giửa các trường hoàn toàn khác nhau. Chương trình
đào tạo về sư phạm của các khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường đại học chuyên
ngành được thiết kế định hướng giáo dục kỹ thuật phổ thông (dạy môn công nghệ), các
trường đại học sư phạm kỹ thuật định hướng giáo dục nghề, giáo dục chuyên nghiệp
vừa theo tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề và tiêu chuẩn giáo viên trung cấp chuyên
nghiệp. Các trường đại học sư phạm kỹ thuật đang đứng giữa hai luồng chạy cho nên
chương trình sư phạm được thiết kế để tương thích với hai tiêu chuẩn giáo viên khác
nhau nhưng bản chất là một. Như vậy, chương trình đào tạo về sư phạm cho giáo viên
GDNN chưa có một tiêu chuẩn chính thức, làm cơ sở cho việc thiết kế. Cùng vấn đề
này, ngày 26 tháng 10 năm 2010 các trường Đại học sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng sư
phạm kỹ thuật đã chủ động tổ chức hội thảo thống nhất nội dung chương trình nghiệp

vụ sư phạm cho đào tạo chính qui và chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm bổ sung
cho giáo viên dạy nghề.
Các trường cao đẳng nghề đào tạo sư phạm nghề theo chương trình khung của quyết
định số 742/QD TCDN ngày 7 tháng 12 năm 2005.
Trang 17


5.2. Mô hình đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp.
Trong lịch sử hơn 4 thập kỷ hình thành và phát triển của hệ thống sư phạm kỹ
thuật với nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề, giáo viên chuyên nghiệp theo các mô
hình đào tạo khác nhau. Trong thập niên 1980 các trường sư phạm kỹ thuật thời đó
thường đào tạo giáo viên dạy nghề từ học sinh phổ thông theo hai giai đoạn: Giai đoạn
đầu đào tạo công nhân kỹ thuật trong thời gian hai năm rưởi, giai đoạn tiếp theo đào tạo
giáo viên dạy nghề trong hai năm. Từ năm 1990, khung thời gian đào tạo giáo viên cao
đẳng sư phạm nghề đã rút ngắn trong bốn năm rưỡi, và sau đó bốn năm. Từ năm 1995,
là khung thời gian đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng rút ngắn còn ba năm
rưỡi, tại thời điểm này, mô hình của giáo viên dạy nghề đào tạo không còn là hai giai
đoạn, mà là đào tạo nghề và nghiệp vụ sư phạm trong một quá trình theo mô hình song
song.
Hiện nay các trường đại học sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên GDNN từ học sinh phổ
thông thường đào tạo theo mô hình song song (xem hình 1), và mô hình đào tạo nối tiếp
hai giai đoạn (đào tạo chuyên môn xong rồi đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong một qui
trình đào tạo không gián đoạn – Hình 2 ) với thời gian đào tạo là 3,5 năm cho trình độ
cao đẳng và 4,5 năm cho trình độ đại học.
Năm
học

Học
kỳ
10


5
9

TT tốt nghiệp

THNN

TTTSP

8
4
7

KTN

THNN

6

KTSP
TTTSP

3
5

THNN

4
2

3

Kiến thức ngành

2
1
1

KT đại cƣơng

Trang 18

Kiến
thức SP


Kiến thức GD đại cương
Kiến thức ngành kỹ thuật
Thực hành nghề nghiệp
Kiến thức sư phạm
Thực tập sư phạm
Thực tập tốt nghiệp
Hình 1. Mô hình đào tạo mạch thẳng song song7

Năm Học
học kỳ
9

Kiến thức SP


8

THNN KTN

TTSP

5

4
7

Kiến thức ngành

THNN

6
3
5
4
2
3
2
1

KT đại cƣơng

1
Hình 2. Mô hình đào tạo mạch thẳng nối tiếp hai giai đoạn.

7


Phan Văn Kha, Nguyễn Xuân Bảo, Lê Thanh Nhu: Kinh nghiệm đào tạo giáo viên TCCN của một số

Nước và đề xuất mô hình, giải pháp phát triển đào tạo giáo viên TCCN ở việt nam, 2009. Kỹ yếu hội
thảo lần quốc tế lần 9 - Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN.

Trang 19


Song song với đào tạo chính qui theo mô hình đào tạo mạch thẳng song song và mô
hình đào tạo mạch thẳng nối tiếp hai giai đoạn, các trường đại học và cao đẳng sư phạm
kỹ thuật còn đào tạo theo mô hình bổ sung cho các kỹ sư, cử nhân, công nhân, nghệ
nhân có nhu cầu trở thành giáo viên để họ nhận được các chứng chỉ sư phạm như sư
phạm bậc 1, bậc 2 và sư phạm nghề với một số lượng lớn hơn 5 đến 6 lần so với số
lượng giáo viên được đào tạo theo mô hình 1 và 2 nhằm đào tạo nhanh về số lượng và
phù hợp với sự đa dạng các ngành nghề của ngũ giáo viên dạy trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề như mô hình sau đây:

Thời
gian
học
3 đến
6
tháng

Kiến thức SP

TTSP

Tốt nghiệp

cao đẳng

Tốt
nghiệp
đại học

Tốt
nghiệp
trung cấp,
nghệ nhân

1
Hình 3. Mô hình đào tạo nối tiếp bổ sung.
Mỗi loại mô hình trên đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ở trường ĐHSPKT
độc lập, mọi sinh viên vào trường đều đã xác định gắn mình với nghề dạy học ngay từ
đầu và được đào tạo theo mô hình song song, nên có thể có ý thức và trách nhiệm với
việc học để hành nghề sau này hơn; có thể sớm cho sinh viên gắn với các cơ sở GDNN
Trang 20


trong quá trình đào tạo; có thể thực hiện một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ với nghề
dạy học ngay trong quá trình đào tạo (ví dụ, không phải đóng học phí). Ở các khoa
SPKT hay các trường ĐHSPKT trong một trường ĐH lớn, ngoài những ưu điểm như
trên, còn được một thuận lợi khác là sinh viên có thể học những kiến thức GD đại
cương, kiến thức ngành chung với các sinh viên một số trường khác, khoa khác trong
cùng trường.
Hiện nay, đào tạo chính qui giáo viên GDNN chủ yếu theo mô hình mạch thẳng
song song là trong 4 trường ĐH sư phạm kỹ thuật (SPKT) và trong 15 khoa SPKT của
một số trường ĐH. Các nhóm ngành, nghề giáo viên được đào tạo theo mô hình này với
số lượng lớn là: cơ khí chế tạo máy, điện-điện tử, cơ khí ô tô, may mặc-thời trang, tin

học – máy tính.
Những trường đại học sư phạm kỹ thuật mới thành lập như Nam Định, Vinh,
Hưng Yên ngoài mô hình đào tạo song song tuyển sinh từ học sinh phổ thông, còn
tuyển học sinh trung cấp hay cao đẳng để đào tạo liên thông lên giáo viên trình độ đại
học. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh hiện nay chỉ đào tạo chính
qui theo mô hình mạch thẳng song song. Theo nhận xét của các cơ sở đào tạo giáo viên
trình độ đại học đều cho rằng khả năng giảng dạy của giáo viên được đào tạo từ hai loại
hình này ít có sự khác biệt. Văn bằng của các khóa đào tạo giáo viên theo mạch thẳng
song song và nối tiếp hai giai đoạn của các trường có sự khác nhau, có trường cấp 1
bằng cử nhân (kỹ sư) đại học chuyên ngành và chứng chỉ sư phạm, có trường cấp một
bằng cử nhân sư phạm kỹ thuật chuyên ngành.
Theo kết quả khảo sát từ năm 2003 đến nay có ít thay đổi là các trường và các
khoa SPKT mới đào tạo được GV cho 25/385 nghề (chiếm 8,5% nghề hiện có). Trong
tổng số giáo viên GDNN hiện nay, có khoảng 25% giáo viên được đào tạo chính khóa
theo mô hình song song từ các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư phạm
kỹ thuật, 75% số giáo viên còn lại được đào tạo sư phạm ngắn hạn theo mô hình bổ
sung8. Hàng năm, các trường đaị học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên
dạy kỹ thuật –nghề chính qui theo mô hình song song được khoảng 5.500 giáo viên.

8

Tổng cục Dạy nghề: Thống kê giáo viên dạy nghề. Tháng 10 năm 2003
Trang 21


Giáo sinh tốt nghiệp từ các khoa sư phạm kỹ thuật của các trường đại học phần lớn làm
giáo viên dạy kỹ thuật công nghệ tại trường phổ thông.
Tuy chưa có công trình khảo sát chính xác về tỉ lệ giáo sinh từ trường ĐH và CĐ
SPKT sau khi ra trường làm đúng công việc đã đào tạo, nhưng với con số ước đoán là
khoảng 20% làm công tác giảng dạy tại các cơ sở GDNN. Như vậy, về số học, chúng ta

có thể nhận thấy là số lượng đào tạo chính qui theo mô hình song song không đáp ứng
được với nhu cầu giáo viên dạy kỹ thuật - nghề của các trường trong hệ thống giáo dục
nghề nghiệp. Mặt khác, nếu so sánh ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên dạy nghề của
các trường sư phạm kỹ thuật với danh mục nhóm nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao
đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp tại các cơ sở đào tạo hiện nay thì số ngành đào tạo
giáo viên dạy nghề chỉ bằng 15% số ngành nghề đào tạo9. Nếu chiếu theo nhóm lĩnh
vực đào tạo trong danh mục giáo dục do thủ tướng ban hành năm 2009 cấp độ hai10 thì
chỉ tập trung trong nhóm kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật, máy tính, xây dựng (4/22 lĩnh
vực đào tạo). Số lượng giáo viên giáo dục nghề được đào tạo chính qui theo mô hình
song song chỉ tập trung ở một số nhóm nghề như cơ khí chế tạo máy, tin học – máy
tính, điện - điện tử, may mặc. Một số năm gần đây đã mở thêm các ngành khác như
nông lâm, xây dựng, nhưng với số lượng vẫn khiêm tốn.
Ngoài mô hình đào tạo mạch thẳng song song, mô hình mạch thẳng nối tiếp hai
giai đoạn trong một qui trình, các trường đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật và các
khoa sư phạm kỹ thuật sử dụng mô hình đào tạo nối tiếp bổ sung để đào tạo nghiêp vụ
sư phạm cho các đối tượng có nhu cầu và giáo viên không được đào tạo chính qui từ
trường khoa sư phạm kỹ thuật. Phần lớn giáo viên các nhóm ngành nghề không đào tạo
chính qui như nông- lâm- ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, y học, hóa công
nghiệp, văn phòng, thương mại, dịch vụ... được đào tạo theo mô hình này. Khoa sư
phạm kỹ thuật trong trường CĐN hiện nay chỉ đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
dạy nghề thuộc hệ thống cơ sở trực thuộc Tổng cục dạy nghề quản lý, song số lượng

9

Nguyen Duc Tri: Berufsschullehrerausbildungsmodell: In Beitragsammlung: Entwicklung der Curricula von
Berufsschullehrerstudiengängen. Nghe An 6/9/2002, trang. 12
10
Quyết định số : Số: 38/2009/QĐ-TTg. Quyết định ban hành bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo
dục quốc dân. Ngày 09 tháng 03 năm 2009


Trang 22


×