Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRIẾT học PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật và TRÌNH độ ĐỈNH CAO của PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.09 KB, 72 trang )

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT: TRÌNH ĐỘ ĐỈNH CAO CỦA PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. QUAN NIỆM CỦA MÁC VÀ ĂNGGHEN
Phép biện chứng duy vật là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi
nhất trong việc hoàn thành công trình khoa học đỉnh cao. Phép biện chứng là gì, và
đó là công cụ để giúp nhà nghiên cứu hoàn thành công trình khoa học như thế nào?
Không có cách nào tốt hơn là trích dẫn dài các luận điểm của các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin, sắp xếp thành hệ thống để mỗi người có thể tự rút ra những
điều bổ ích cho chính mình.
Lênin nhận xét: "Marx không để lại cho chúng ta "Lô-gích học" (với chữ L.
viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lô-gích của "Tư bản", và cần phải tận dụng
đầy đủ nhất lô-gích đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong
"Tư bản", Mác áp dụng lô-gích, phép biện chứng và lý luận nhận thức [không cần
ba từ: đó là cùng một cái duy nhất] của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy
nhất; mà chủ nghĩa duy vật đã lấy ở Hê-ghen tất cả cái gì có giá trị và phát triển
thêm lên" (V. I. Lênin. Toàn tập, Tập 29, nhà xuất bản Tiến bộ, Mat-xcơ-va, 1981,
trang 359-360).
Chúng ta hãy xem xét "công cụ lao động tốt nhất" và là "vũ khí sắc bén nhất"
của Mác và Ăng-ghen: phép biện chứng duy vật chủ nghĩa.
"ở Hê-ghen, sự phát triển biện chứng biểu hiện trong giới tự nhiên và trong
lịch sử,tức là mối liên hệ nhân quả của sự vận động tiến lên từ thấp đến cao
thông qua tất cả những sự vận động chữ chi và những bước thụt lùi tạm thời,chỉ
là sự sao chép lại sự tự vận động của ý niệm, một sự tự vận động diễn ra vĩnh viễn,
không biết ở đâu, nhưng dù sao cũng độc lập đối với mọi bộ óc đang tư duy của
con người. Sự xuyên tạc mang tính chất tư tưởng ấy là cái cần phải gạt bỏ. Chúng
tôi lại trở về với quan điểm duy vật và thấy rằng những ý niệm trong đầu óc của
chúng ta là những phản ánh của sự vật hiện thực, chứ không xem những sự vật
hiện thực là những phản ánh giai đoạn này hay giai đoạn khác của ý niệm tuyệt
đối. Do đó, phép biện chứng được quy thành khoa học về các quy luật chung của
sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con người,với hai loại



quy luật đồng nhất về thực chất, nhưng khác nhau về biểu hiện; theo ý nghĩa là bộ
óc con người có thể vận dụng những quy luật đó một cách có ý thức, còn trong tự
nhiên,và cho đến nay, phần lớn trong cả lịch sử loài người,những quy luật đó
tự mở cho mình một con đường đi, một cách vô ý thức, dưới hình thức tất yếu bên
ngoài, giữa một loạt vô cùng tận những sự ngẫu nhiên bề ngoài. Nhưng như vậy thì
bản thân biện chứng của ý niệm cũng chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của
sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực; và làm như vậy, là phép biện chứng
của Hê-ghen đã được đặt ngược lại, hay nói đúng hơn, từ chỗ trước kia nó đứng
bằng đầu, bây giờ người ta đặt nó đứng bằng chân. Và điều đáng chú ý là phép
biện chứng duy vật chủ nghĩa đó, cái mà trong nhiều năm vẫn là một công cụ lao
động tốt nhất của chúng tôi và là một vũ khí sắc bén nhất của chúng tôi thì không
phải chỉ do riêng chúng tôi phát hiện ra, mà ngoài ra, còn do một công nhân Đức,
Giô-dép Đi-xơ-ghen, phát hiện ra một cách độc lập với chúng tôi và cả với Hêghen nữa" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 21, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, trang 429-430).
Phép biện chứng là phương pháp nghiên cứu và tư duy mới.
"Phương pháp nghiên cứu và tư duy cũ mà Hê-ghen gọi là phương pháp "siêu
hình", tức là phương pháp chủ yếu nghiên cứu những sự vật như là đã hoàn thành,
cố định, phương pháp mà tàn tích cho đến nay vẫn còn tiếp tục bám chặt vào đầu
óc con người,  phương pháp đó, vào thời của nó, đã có căn cứ lịch sử lớn của nó.
Cần phải nghiên cứu các sự vật trước khi có thể bắt tay nghiên cứu các quá trình.
Trước hết cần phải biết một sự vật nào đây là cái gì, rồi mới có thể nghiên cứu
những sự biến đổi diễn ra trong sự vật đó. Trong các khoa học tự nhiên, tình hình
là như vậy. Siêu hình học cũ  cho rằng các sự vật đã được cấu tạo nhất thành bất
biến,  là sản phẩm của một khoa học tự nhiên nghiên cứu những vật vô sinh và
những vật hữu sinh như là những vật nhất thành bất biến. Nhưng khi việc nghiên
cứu ấy tiến đến mức có thể có được bước tiến quyết định, nghĩa là bước chuyển
sang nghiên cứu có hệ thống những biến đổi mà những vật đó trải qua ở ngay trong
tự nhiên thì lúc đó, trong lĩnh vực triết học, giờ cáo chung của siêu hình học cũ đã
điểm. Và thực vậy, nếu như đến cuối thế kỷ trước, khoa học tự nhiên chủ yếu là



một khoa học sưu tập, một khoa học về các vật nhất thành bất biến, thì trong thế kỷ
của chúng ta, khoa học tự nhiên, về thực chất, đã trở thành một khoa học hệ thống
hoá, khoa học về các quá trình, về sự phát sinh và sự phát triển của các sự vật đó
và về mối liên hệ gắn bó các quá trình đó của tự nhiên thành một chỉnh thể lớn" (C.
Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội 1995, trang 431-432).
Vào cuối nửa sau thế kỷ mười chín thì các quá trình đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của khoa học và khoa học đã phát triển các công cụ, các phương pháp
để có thể nghiên cứu được các quá trình, nghiên cứu mối liên hệ gắn bó của các
quá trình của tự nhiên và điều đó đã cải biến quá trình tư duy của nhân loại khi bao
quát được các quá trình rộng lớn của tự nhiên thành một chỉnh thể lớn. Khoa học
đã tiến triển đến trình độ mới. Khoa học của thế kỷ 20 là khoa học nghiên cứu
đằng sau các quá trình là những cái gì, điều gì đã tạo nên các quá trình, nghiên cứu
về sự hình thành và phát triển của các quá trình. Khoa học thế kỷ hai mốt vạch ra
được các đối tượng hoàn toàn mới của mình là các cái phi vật thể, mà các nhánh
của chúng có sự hình thành các quá trình, sự hình thành nên những đối tượng phi
vật thể mới chưa từng được biết đến.
Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác Lênin không những vạch ra phải làm gì,
mà còn làm như thế nào, và thành quả đạt được phải phù hợp với thực tiễn.
Nghiên cứu là gì? Chúng ta hãy nghiên cứu các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin nói về nghiên cứu.
Mác chỉ ra tiến trình nghiên cứu đối tượng phi vật thể như thế nào. Trong thời
của Mác, khi xã hội thừa nhận rằng cái bên trong có vai trò chi phối các tiến trình
thì người ta mới có khả năng phát hiện ra được những cái gì là bên trong, mới có
thể tìm kiếm những thứ mà thực chất là các cái phi vật thể, nhận diện chúng, làm
rõ chúng, và công nhận rằng đó là việc làm có ý nghĩa, có giá trị. Trình độ phát
triển của văn minh đã đưa đến những kết luận như vậy. Mác đã thể hiện các phát
hiện của ông trong những tác phẩm thiên tài bạt ngàn lý luận, ở đấy ông đã đưa ra

cách trình bày phi thường.


"Về mặt hình thức, phương pháp trình bày phải khác với phương pháp nghiên
cứu. Nghiên cứu thì phải nắm lấy vật liệu với tất cả những chi tiết của nó, phải
phân tích các hình thái phát triển khác nhau của nó và phải tìm ra được mối liên hệ
bên trong của những hình thái đó. Chỉ sau khi hoàn thành công việc đó rồi mới có
thể mô tả sự vận động thực tế một cách thích đáng được. Một khi đã làm được như
thế và khi đời sống của vật liệu đã được phản ánh trong ý niệm rồi, thì người ta có
thể tưởng đó là một kết cấu tiên nghiệm" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập
23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 34-35).
Chỉ trong đoạn văn ngắn này Mác đã nói được những điều thiết thân nhất về
nghiên cứu. Tiến trình nghiên cứu phải làm những gì, công cụ để làm các việc đó
ra sao, bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến các chủ thể nghiên cứu như thế nào?
Trong đó phải nắm lấy vật liệu với tất cả những chi tiết của nó, và việc nắm
lấy các vật liệu này đòi hỏi phải theo rất nhiều phương pháp, trong đó có những
phương pháp hoàn toàn mới mà sự phát triển văn minh nhân loại đã đem lại. Trong
tiến trình phát triển, bản thân các vật liệu cũng có cũng có những biến đổi. Trước
đây người ta thấy các mặt trực tiếp, gián tiếp, còn bây giờ là cái xa hơn nữa. Phải
nhận biết được các hình thái phát triển khác nhau, nhưng không chỉ có vậy, phải
phân tích được các hình thái đó, và phương pháp phân tích phải như thế nào thì
mới làm được các công việc phân tích được các hình thái phát triển khác nhau,
trong tiến trình này có những vấn đề không phải lúc nào cũng làm được để khám
phá ra cái mới.
Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn ban đầu, vấn đề là "phải tìm ra được mối liên
hệ bên trong" của những hình thái đó. Không dễ dàng vận dụng những điều về
phép biện chứng vào trong một hoàn cảnh cụ thể vì nó phải tìm ra được mối liên hệ
bên trong, vạch ra được những hình thái cụ thể của mối liên hệ bên trong ở những
trình độ ngày một cao hơn, sâu sắc hơn. Đây là điều vô cùng khó khăn khi nghiên
cứu. Làm thế nào để tìm ra được mối liên hệ bên trong đó? Đây chính là mấu chốt

để một nghiên cứu thành công hay thất bại. Cả bộ Tư bản của Mác làm điều đó mà
điều trung tâm là sự phát hiện ra giá trị thặng dư. Bằng việc làm cụ thể Mác đã thị
phạm cho người đọc thấy được phải làm gì để đạt được các kết quả đó, nhưng đây


lại là điều quá khó khăn để có thể theo được Mác. Bertrand Russell đã nói trong tác
phẩm "Power" (Quyền lực): "Hiểu Mác là điều vô cùng khó khăn" (Bertrand
Russell, Quyền lực, người dịch: Nguyễn Vương Chấn, Đàm Xuân Cận, nhà xuất
bản Hiện đại, Sài Gòn 1972, trang 159). Hiểu được bộ Tư bản của Mác là một điều
không dễ dàng, thậm chí là điều cực kỳ khó khăn. Lênin đã nói làm thế nào để hiểu
được bộ Tư bản của Mác: "Cách ngôn: không thể hoàn toàn hiểu được "Tư bản"
của Mác và đặc biệt là chương I của sách đó, nếu chưa nghiên cứu kỹ và chưa hiểu
toàn bộ lôgich của Hê-ghen. Vậy là sau Mác 1/2 thế kỷ, không một người Mácxít
nào đã hiểu Mác!!" (V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 29, Bút ký triết học, Nhà xuất bản
Tiến bộ, Mat-xcơ-va, năm 1981, trang 190).
Câu nói này của Lênin có ý nghĩa triết học to lớn, thể hiện những điều tiềm ẩn
của sự phát triển lý luận. Làm thế nào để mô tả sự vận động thực tế? Khi làm được
những việc trên thì thấy được động thái phát triển của vận động thực tế. Chỉ sau
khi hoàn thành công việc đó rồi mới có thể mô tả sự vận động thực tế một cách
thích đáng được, tức là lúc này mới có thể trình bày đối tượng được. Sự trình bày
đối tượng không phải là duy nhất mà tuỳ theo trình độ nhận thức đã đạt được.
Một khi đã làm được như thế và khi đời sống của vật liệu đã được phản ánh
trong ý niệm rồi, thì người ta có thể tưởng đó là một kết cấu tiên nghiệm. Tức là
khi đó đã có một bước nhảy vọt trong tư duy về đối tượng. Đó là sự đột phá trong
nhận thức: một cái hoàn toàn mới xuất hiện, là sự phát hiện ra được cái hoàn toàn
mới, và hơn nữa đây là một tiến trình tự động của tư duy.
Đặc biệt trong tác phẩm Tư bản, Mác đã sử dụng phương pháp phân tích mà
chưa dùng trong lĩnh vực kinh tế.
"Phương pháp phân tích mà tôi đã dùng và chưa bao giờ được áp dụng vào
các vấn đề kinh tế, sẽ làm cho việc đọc các chương đầu khá khó khăn, và tôi sợ

rằng công chúng Pháp, bao giờ cũng nôn nóng muốn đi đến kết luận và khao khát
muốn biết mối liên hệ giữa những nguyên lý chung và các vấn đề trực tiếp mà họ
đang quan tâm, sẽ chán, vì họ sẽ không thể đọc tiếp được ngay.


Đó là điều bất lợi mà tôi không làm gì được, trừ phi báo trước và phòng ngừa
cho các bạn khao khát chân lý" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 39).
Không có cách nào để thấy được các kết quả khoa học mà không tuân theo
tiến trình mà Mác đã thực hiện. Phép biện chứng có nội dung rất phong phú, nó đòi
hỏi phải thấy được những cái cũ một cách toàn diện, thấy mối liên hệ giữa chúng,
nhưng như thế là không đủ. Quan trọng hơn là nó thấy được những cái mới, hơn
nữa, cái mới đó lại là cái bên trong, làm bật ra cái mới và đưa cái mới đó vào tiến
trình tương tác, vận động. Cái mới được phát hiện từ những sự thật. Có hai vấn đề
liên quan tới cái mới, đặc biệt là cái mới không tuỳ thuộc vào tư duy con người mà
phụ thuộc vào thế giới khách quan. Thứ nhất là nó được sinh ra. Khi cái mới được
sinh ra thì nó sẽ sinh ra ngay cái đi liền với nó, là cái đối lập với nó, và tham gia
ngay vào tiến trình tương tác với các cái cũ, làm xuất hiện những cái mới khác nữa.
Thứ hai là con người nhận thức cái mới đó như thế nào, đến lúc nào mới nhận thức
được, và ai là người nhận thức được cái mới đó, nhận thức bằng cách nào, và tiến
trình nhận thức này diễn ra như thế nào.
"Bây giờ thì bất cứ ở đâu, vấn đề không còn là tưởng tượng ra những mối liên
hệ từ trong đầu óc, mà là phát hiện ra chúng từ những sự thật. Thế là chỉ còn lại
cho triết học, đã bị đuổi khỏi tự nhiên và lịch sử, vương quốc tư tưởng thuần tuý,
chừng nào mà vương quốc đó còn tồn tại: đó là học thuyết về các quy luật của bản
thân quá trình tư duy, tức là lô-gich học và phép biện chứng" (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995,
trang 449).
Cùng với thời gian, những điều cao siêu của phép biện chứng đã trở thành dễ
hiểu, trở thành đương nhiên, cũng như thuyết tương đối của Einstein rất khó hiểu
đối với người đương thời nhưng lại không có gì khó hiểu đối với các sinh viên hiện

nay, nhưng những điều sâu xa của nó thì không phải ai cũng nắm được.
"Phương phép biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Đối với Hê-ghen, quá
trình tư duy  mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên


gọi ý niệm chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện thực này chẳng qua chỉ
là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thôi. Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua
chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở
trong đó" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 35).
Như vậy Mác đã nói đến thuộc tính sáng tạo của đầu óc con người cải biến
những thứ được chuyển vào trong đầu óc. Tiến trình nghiên cứu của Hê-ghen đi từ
cái trực tiếp, "tồn tại", đến nghiên cứu cái gián tiếp, "bản chất", và cái gián tiếp có
nội dung rất phong phú, có tiến trình phát sinh, phát triển, và có những mối liên hệ
trở thành hệ thống, và đến khái niệm, một thứ phi vật thể mà là đối tượng của các
nhà triết học trong suốt tiến trình lịch sử. Nhưng đối tượng phi vật thể ở ngay chính
giai đoạn ban đầu của tiến trình nghiên cứu, chứ không phải đến một giai đoạn nào
đó mới xuất đầu lộ diện. Mác đã mở ra tiến trình nghiên cứu cái phi vật thể, và cái
phi vật thể đó là một thực tại khách quan, chứ không phải là sản phẩm của tư duy.
Vì thế phép biện chứng của Mác khác hẳn phép biện chứng của Hê-ghen, thậm chí
ngược hẳn với Hê-ghen. Tiến trình nghiên cứu đã đưa lại nhiều điều nhận thức
mới. Trong hình thức trình bày phép biện chứng theo Hê-ghen có nhiều điều thần
bí, nhưng nếu biết cách khai thác thì thấy có rất nhiều điều có giá trị. Vấn đề là ở
góc độ nào mà thôi.
Trong bộ Tư bản, mà người ta luôn luôn phải kính phục về quy mô, tính lôgích, tầm tiên đoán tương lai, vấn đề đó được Mác thể hiện một cách hoàn bị mà
thời đại của ông cho phép.
"Mọi bước khởi đầu đều khó  chân lý ấy đúng đối với mọi khoa học" (C.
Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội 1993, trang 16).
Mác đã cảnh báo rằng tính khó đọc của tác phẩm của mình, và muốn đọc được

thì người đọc cần phải có mong muốn học hỏi một cái gì mới và có suy nghĩ độc
lập, tức là có khả năng nhận biết được cái cũ, phân biệt cái mới đối với cái cũ, và
tự mình tạo nên suy nghĩ của riêng mình. Người đọc cần có những phẩm chất cá


nhân nào đó thì mới thấy những nội dung trong sách, ngoài phần nói về hình thái
giá trị, nhưng để hiểu được hình thái giá trị, người ta phải có trí tuệ khác thường.
"Trừ phần nói về hình thái giá trị, quyển sách này không có gì là khó hiểu cả.
Tất nhiên, ở đây tôi muốn nói đến những bạn đọc nào mong muốn học hỏi một cái
gì mới, và do đó, mong muốn độc lập suy nghĩ" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn
tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 16).
Chúng ta xem Mác đã làm được những gì. Công cụ để nắm bắt được cái phi
vật thể là gì? Là chính năng lực đặc biệt của tư duy con người là sức trừu tượng
hoá. Mác đã lưu ý vai trò của những cái thoạt tưởng là nhỏ nhặt nhưng lại đặt nền
tảng cơ sở cho toà nhà khoa học của lĩnh vực đó, chứ không phải là những điều to
tát. Thấy được ý nghĩa của cái nhỏ nhặt là biểu hiện của trí tuệ lớn.
"Vì nghiên cứu một cơ thể đã phát triển thì dễ hơn là nghiên cứu tế bào của cơ
thể đó. Ngoài ra khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng
kính hiển vi hay những chất phản ứng hoá học được. Sức trừu tượng hoá phải thay
thế cho cả hai cái đó. Nhưng hình thái hàng hoá của sản phẩm hay hình thái giá trị
của hàng hoá lại là hình thái tế bào kinh tế của xã hội tư sản. Đối với người không
am hiểu thì việc phân tích hình thái đó hình như chỉ là một sự suy luận hão xoay
quanh những điều nhỏ nhặt. Và đó quả thật là những điều nhỏ nhặt, nhưng lại là
những điều nhỏ nhặt, thuộc loại mà khoa vi giải phẫu, chẳng hạn, phải đụng đến"
(C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội 1993, trang 16).
Hình thái đơn giản lại hàm chứa tất cả các bí mật của sự phát triển về sau và
rất khó khăn để phân tích cái đơn giản đó.
"Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái đơn giản đó của
giá trị. Cho nên điều khó khăn chính là việc phân tích hình thái này" (C. Mác và

Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
1993, trang 81).
Mác làm hiện diện cái phi vật thể xã hội có tên là giá trị trong Chương 1 của
bộ Tư bản. Mác chỉ ra phương pháp luận để nắm được cái phi vật thể, làm thế nào


để mò ra vết tích của cái phi vật thể ẩn nấp. Đó là từ những quan hệ nào đó mà trở
thành đối tượng của sự quan tâm đặc biệt.
"Giá trị [Wertgegenstaendlichkeit] của các hàng hoá khác với mụ goá Qui-cly
ở chỗ là người ta không biết nắm lấy nó ở chỗ nào. Hoàn toàn trái ngược với tính
vật chất thô kệch của các vật thể hàng hoá đối với các giác quan, trong giá trị
[Wertgegenstaendlichkeit] không có lấy một nguyên tử vật chất nào của tự nhiên
cả. Người ta có thể lấy từng hàng hoá riêng ra để sờ nắn, lật đi lật lại đến tuỳ thích,
nhưng với tư cách là một giá trị [Wertding] thì người ta vẫn không thể nắm được
nó.

Nhưng

nếu

ta

nhớ

lại

rằng

các


hàng

hoá

chỉ



giá

trị

[Wertgegenstaendlichkeit] trong chừng mực chúng là những biểu hiện của cùng
một thể thống nhất có tính chất xã hội, tức là của lao động của con người, rằng do
đó, giá trị [Wertgegenstaendlichkeit] của hàng hoá chỉ có một tính chất thuần tuý
xã hội, thì tự nhiên chúng ta sẽ hiểu được rằng giá trị chỉ có thể thể hiện ra trong
mối quan hệ xã hội giữa hàng hoá này với hàng hoá khác mà thôi. Thật vậy, chúng
ta xuất phát từ giá trị trao đổi, hay từ quan hệ trao đổi của các hàng hoá, để lần mò
ra vết tích của giá trị ẩn nấp trong những hàng hoá đó" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen,
Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 80).
Con đường để tới sự thật là con đường không đơn giản, không bao giờ là dễ
dàng. Không phải lúc nào người ta cũng sẵn sàng bộc lộ những điều mà đang thực
sự diễn ra, thậm chí người ta tìm cách che đậy dưới tầng tầng lớp lớp tư tưởng.
"Chừng nào khoa kinh tế chính trị còn là khoa kinh tế chính trị tư sản, nghĩa là
chừng nào nó còn coi trật tự tư bản chủ nghĩa không phải là một nấc phát triển nhất
thời trong lịch sử, mà ngược lại là một hình thức tuyệt đối và cuối cùng của nền
sản xuất xã hội, thì nó có thể là một khoa học khi mà cuộc đấu tranh giai cấp còn
đang ở trong trạng thái tiềm tàng, hoặc mới chỉ bộc lộ ra những biểu hiện đơn nhất
mà thôi" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 25).

Mác đã chỉ ra rằng vì quyền lợi kinh tế của mình, giai cấp tư sản che đậy thực
chất một cách có chủ ý, và sử dụng những tay sai có bằng cấp để làm những việc
đó. Chỉ cần một số rất ít người hiểu được thực chất đó và không cần phải công bố


rộng rãi, thậm chí không cần nói đến để làm gì. Vạch ra các quan niệm của mình
thì cũng có cơ sở để phê phán những quan niệm khác.
"Ở Pháp và Anh, giai cấp tư sản đã giành được quyền lực chính trị. Từ đó,
trong thực tiễn cũng như trong lý luận, cuộc đấu tranh giai cấp mang những hình
thái ngày càng rõ rệt và đáng sợ. Đồng thời giờ tận số của khoa kinh tế chính trị tư
sản khoa học cũng đã điểm. Bây giờ, vấn đề không còn là tìm xem định lý này hay
định lý kia là đúng hay không đúng nữa, mà là tìm xem nó có lợi hay có hại cho tư
bản, phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của cảnh sát. Sự nghiên cứu không
vụ lợi nhường chỗ cho những cuộc bút chiến của những kẻ viết thuê, những sự tìm
tòi khoa học vô tư nhường chỗ cho lương tâm độc ác và ý đồ xấu xa của bọn
chuyên nghề ca tụng" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 29).
Có nhiều điều ngăn cản người ta nghiên cứu một cách khoa học đối tượng.
Không phải cái gì đã được viết ra, được xuất bản nhân danh khoa học đã là những
thứ đáng tin cậy. Có những cách thức người ta cố tình che đi thực chất điều gì đang
diễn ra.
"Trong lĩnh vực khoa kinh tế chính trị, việc tự do nghiên cứu khoa học không
phải chỉ gặp những kẻ địch mà nó đã gặp trong các lĩnh vực khác. Tính chất đặc
thù của thứ tư liệu mà khoa kinh tế chính trị nghiên cứu làm cho những sự say mê
cuồng bạo nhất, hèn hạ nhất và đáng ghét nhất của lòng người, tức là những nữ
thần báo thù cho lợi ích riêng, xông lên vũ đài chống lại nó" (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993,
trang 21).
Mác không nhượng bộ đối với những thiên kiến của công luận.
"Tôi sẽ hoan nghênh mọi nhận xét của một sự phê phán khoa học. Còn đối với
những thiên kiến của cái gọi là công luận, mà không bao giờ tôi nhượng bộ, thì

cũng như trước đây, tôi vẫn lấy những những lời sau đây của nhà thơ vĩ đại của
thành Phlo-ren-xơ là phương châm: Segui it tuo corso, e lascia dir le genti! [Đường
ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc]" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 22).


Việc trình bày khoa học một điều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng cũng có
những vấn đề của nó. Trong việc trình bày, sự nhất quán trong việc dùng các thuật
ngữ, việc làm rõ các thuật ngữ là điều quan trọng để bảo đảm tính khoa học.
"Tuy nhiên, có một điều khó khăn mà chúng tôi không thể tránh cho bạn đọc:
đó là việc dùng một số từ ngữ theo một nghĩa không những khác với nghĩa vẫn
thấy trong đời sống hàng ngày mà cả trong khoa kinh tế chính trị thông thường
nữa. Nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. Mỗi quan điểm mới của một khoa học
đều kéo theo một cuộc cách mạng trong những thuật ngữ chuyên môn của khoa
học đó" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 47).
Khi nghiên cứu các tạo phẩm phi vật thể của thời hiện đại, người ta sẽ rất
thấm thía về điều Mác nói là phân tích hàng hoá là nội dung khó nhất của bộ Tư
bản của Người, và vì sao trong phần đó, Người lại dùng lối diễn đạt đặc biệt của
Hê-ghen. Lỗi diễn đạt đặc biệt của Hê-ghen có nghĩa là gì? Đó là biểu hiện tính đa
tầng, đa mức của lý luận, mà người thể hiện được những gì phép biện chứng đòi
hỏi, toát ra các chiều hướng phát triển. Lối diễn đạt đó thể hiện đầy đủ được các
tầng mức khác nhau, thể hiện được sự biến hoá, thể hiện được những đặc trưng mà
phép biện chứng đòi hỏi. Người ta luôn luôn thấy rằng có những vấn đề cần phải đi
sâu vào bên trong, cần phải được mở rộng và phát triển, luôn luôn có những nhu
cầu liên hệ với cái khác, và luôn luôn bật ra những cái mới.
"Trước đây gần ba mươi năm, trong thời kỳ mà phép biện chứng Hê-ghen
đang còn được ham chuộng, tôi đã phê bình mặt thần bí của nó. Nhưng chính vào
lúc tôi biên soạn tập thứ nhất của bộ Tư bản thì bọn hậu bối càu nhàu, kiêu căng và
tầm thường, ngày nay đang đóng vai trò lãnh đạo trong giới học thức Đức, lại thích

coi khinh Hê-ghen  giống như gã Mô-de-xơ Men-đen-xôn thời Lét-xinh có lúc
coi khinh Xpi-nô-da  là "đồ chó chết". Vì thế, tôi đã công khai tự nhận là học trò
của nhà tư tưởng vĩ đại ấy, và thậm chí trong chương nói về học thuyết giá trị, đôi
khi tôi còn làm duyên làm dáng học đòi cái lối diễn đạt đặc biệt của Hê-ghen nữa.
Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hê-ghen tuyệt nhiên
không ngăn cản Hê-ghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và


có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ở Hê-ghen,
phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện
được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí" (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993,
trang 35).
Bản chất của phép biện chứng là sự sáng tạo. Trong tác phẩm "Khoa học lôgích", một tác phẩm vô song về phép biện chứng, Hê-ghen nói rằng "Học thuyết về
tồn tại" và "Học thuyết về bản chất" chưa có các công trình trước đấy, nhưng "Học
thuyết về khái niệm" đã có những công trình trước đấy mà đó là những vật liệu khô
cứng, cần phải làm cho sinh động.
Có những việc mà người ta chưa bao giờ thử làm cả, vì thế không thấy được
thực chất của nó là gì, mà cũng không dễ làm những công việc đó khi người ta
không có quan điểm và tầm nhìn đủ sâu xa để làm việc đó. Làm được như vậy sẽ
làm sáng rõ điều bí ẩn, phát hiện ra được cái mới, và cần đến tính hợp lý trong các
công cụ. Mác đặt ra những vấn đề hoàn toàn mới, làm những việc mà chưa ai từng
làm.
"Bây giờ, chúng ta cần phải làm một việc mà ngay cả khoa kinh tế chính trị
học tư sản cũng chưa bao giờ thử làm cả, cụ thể là chỉ rõ sự phát sinh của hình thái
tiền đó, nghĩa là theo dõi sự phát triển của biểu hiện giá trị nằm ở trong mối quan
hệ giá trị của các hàng hoá, từ hình thái đơn giản nhất và ít thấy rõ nhất của nó cho
đến hình thái tiền chói lọi. Làm được như thế thì cái tính chất bí ẩn của tiền cũng
sẽ mất đi" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 80-81).
Vấn đề chủ yếu là phải thấy được cái thực chất, chứ không phải là trình độ

phát triển khác nhau của chúng.
"Bản thân vấn đề không phải là trình độ phát triển cao hơn hay thấp hơn của
những đối kháng xã hội bắt nguồn từ những quy luật tự nhiên của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Vấn đề chính là bản thân những quy luật ấy, những xu hướng ấy,
những xu hướng đang tác động và đang được thực hiện với một tất yếu gang thép.
Nước phát triển hơn về công nghiệp chỉ nêu lên cho nước kém phát triển cái hình


ảnh tương lai của bản thân nước này mà thôi" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập,
Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 19).
Theo Mác, cá nhân con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng lại nghĩ rằng
tác động được tới hoàn cảnh, và hoàn cảnh là sản phẩm của mình.
"Nhưng ở đây, tôi chỉ nói đến những con người trong chừng mực họ là hiện
thân của những phạm trù kinh tế, là kẻ đại biểu cho những quan hệ và những lợi
ích giai cấp nhất định. Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên, cho nên so với mọi quan điểm khác, quan điểm
của tôi có thể ít quy trách nhiệm hơn cho các cá nhân về những điều kiện mà xét
theo ý nghĩa xã hội thì cá nhân đó trước sau vẫn là một sản phẩm của những điều
kiện đó, dù cho về mặt chủ quan, cá nhân đó có muốn vươn lên khỏi những điều
kiện ấy tới mức nào chăng nữa". (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 21).
Ăngghen nói về bản tính bẩm sinh của nghiên cứu lý luận.
"Khoa học tự nhiên kinh nghiệm đã tích luỹ được một khối lượng tài liệu
chính diện lớn đến nỗi ngày nay tuyệt đối bức thiết phải sắp xếp những tài liệu ấy
lại một cách có hệ thống và dựa vào mối liên hệ nội tại của chúng trong lĩnh vực
nghiên cứu riêng biệt. người ta cũng thấy không kém cần thiết phải sắp xếp những
lĩnh vực khác nhau của tri thức theo mối liên hệ đúng đắn giữa lĩnh vực nọ với lĩnh
vực kia. Nhưng làm như thế thì khoa học tự nhiên đã chuyển sang lĩnh vực lý luận
và trong lĩnh vực này những phương pháp kinh nghiệm trở nên bất lực, chỉ có tư
duy lý luận mới có thể giúp ích được. Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính

bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải phát
triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có cách nào khác
hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập,
Tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, trang 487).
Phép biện chứng là công cụ làm việc rất có hiệu quả trong khoa học tự nhiên.
"Nhưng chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối
với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng
và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong


giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một
lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác" (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994,
trang 488).
Tìm ra được cái mới chưa từng được biết đến sáng tạo ra cái mới chưa từng có
là đặc trưng của phép biện chứng thể hiện tính cách mạng và khoa học của phép
biện chứng. Phải tìm xem điều đó ở trong tự nhiên như thế nào, ở trong xã hội như
thế nào, và ở thực tiễn như thế nào. Một cái mới phải có cách nào đó khẳng định
nó, phải tồn tại thì mới tìm ra được nó. Có rất nhiều vấn đề ở đây vì cái không tồn
tại khác với cái chưa tồn tại. Trong mỗi thời đại, phép biện chứng có hình thái
tương ứng, trong đó vạch ra rằng một tri thức tối thiểu phải đạt được những gì thì
mới được gọi là chấp nhận được.
2. THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chúng ta trích dẫn dài các nhà kinh điển để thấy tiến trình nghiên cứu của các
ông đã thu được các thành quả như thế nào, đặc biệt là Mác chỉ ra cái phi vật thể có
những trạng thái như thế nào. Chúng ta hãy nghiên cứu những đánh giá của
Ăngghen về Mác, những đánh giá của một thiên tài về một thiên tài khác ở bậc cao
hơn mình. Chúng ta cần trích dẫn những đoạn văn dài của Ăngghen nói về Mác
trong lễ an táng Các Mác để thấy được thành quả nào mà Mác đã đạt được trong sự
nghiệp của mình:
"Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã

tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật đơn giản đã bị những
tầng tầng lớp lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con người trước hết cần
phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật,
tôn giáo và v.v. được; vì vậy việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực
tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay
một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước,
các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo
của con người ta, cho nên phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái này,
chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay người ta đã làm.


"Nhưng không phải chỉ có thế thôi. Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do
phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này thì
lập tức một ánh sáng đã hiện ra trong khi tất cả các công trình nghiên cứu trước
đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa
vẫn đều mò mẫm trong bóng tối.
"Hai phát minh như vậy đối với một đời người cũng là đủ rồi. Người nào mà
có được một phát minh như vậy thì hẳn là đã hạnh phúc lắm rồi! Nhưng, Mác đã
có những phát minh khác hẳn nhau trong mỗi lĩnh vực mà ông đã nghiên
cứu  thậm chí cả trong lĩnh vực toán học,  ông đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực
như thế, nhưng không một lĩnh vực nào ông nghiên cứu hời hợt cả.
"Con người của khoa học là như vậy đó. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải
là điều chủ yếu ở Mác. Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực
lượng cách mạng. Mỗi phát minh mới trong bất cứ một khoa học lý luận nào mà
thậm chí, đôi khi việc ứng dụng nó vào thực tế người ta chưa thể nhìn thấy ngay
được thì đã có thể đem lại cho Mác một niềm vui thực sự như thế nào rồinhưng
niềm vui của ông còn hoàn toàn khác nữa, khi đó là một phát minh có ảnh hưởng
cách mạng ngay đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử nói chung. Chẳng hạn
Mác đã chú ý theo dõi rất kỹ sự phát triển của các phát minh về điện và gần đây

nữa Mác còn theo dõi những phát minh của Mác-xen Đê-prê.
"Bởi vì trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác,
tham gia vào việc lật đổ xã hội tư bản và các thiết chế nhà nước do nó dựng nên,
tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu
tiên đã đem lại cho giai cấp đó một ý thức về địa vị của bản thân mình và yêu cầu
của mình, ý thức về điều kiện để giải phóng mình,đó thật sự là sứ mệnh thiết
thân của ông. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một
cách say sưa, kiên cường và có kết quả, không mấy người được như vậy. [...], cuối
cùng cho đến khi xuất hiện Hội liên hiệp công nhân quốc tế vĩ đại với tư cách là
vòng hoa vinh quang của toàn bộ sự nghiệp đó,đó chính là sự nghiệp mà ai xây


dựng nên nó đều lấy làm tự hào, thậm chí dù cho người đó không làm được gì
thêm nữa ngoài việc đó.
"Đó là lý do vì sao Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều
nhất trong thời đại ông. Các chính phủcả chuyên chế lẫn cộng hoàđều trục xuất
ông, bọn tư sảncả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoanđều thi nhau vu khống và
nguyền rủa ông. Mác đã gạt sang một bên tất cả những cái đó, coi như là cái mạng
nhện vướng chân trên bước đường đi của mình, không thèm để ý đến chúng và chỉ
đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà thôi. Và ông mất đi, hàng triệu người cộng sự
cách mạng với ông ở khắp châu Âu và châu Mỹ, từ những hầm mỏ Xi-bia cho đến
Ca-li-phoóc-ni-a, đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, và tôi nữa đều có thể
mạnh dạn nói rằng: ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng, chưa chắc ông đã có
một kẻ thù riêng nào cả". (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 19, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, trang 499, 500, 501, 502).
Mác đã phát hiện ra cái phi vật thể có tên là "giá trị thặng dư", và Mác nghiên
cứu cặn kẽ về cái phi vật thể đó. Sự vĩ đại của Mác là phát hiện ra một cái phi vật
thể xã hội, "giá trị thặng dư", có sức mạnh khủng khiếp chi phối toàn bộ xã hội tư
bản, nhưng những nhà khoa học trước Mác đã không nắm được cái phi vật thể đó,
không nhận biết được cái phi vật thể đó. Đây là một bài học vô cùng lớn cho các

thế hệ nghiên cứu sau Mác, và chưa một ai qua được Mác trong việc phát hiện ra
một cái phi vật thể xã hội mới có tầm vóc tác động tới xã hội lớn đến như vậy. Có
cách thức thể hiện lý luận nhưng lại là tổng kết thực tiễn khi vạch ra tiến trình thiết
tạo nên tạo phẩm phi vật thể mới. Chính do việc không tiến hành tổng kết thực tiễn
theo con đường mà Mác đã làm nên nhiều công trình lý luận về sau không có tính
thuyết phục. Mác đã khám phá ra một tạo phẩm phi vật thể đóng vai trò chi phối xã
hội, mà trong thời của Mác, với những giới hạn về khoa học công nghệ, Mác đã
vạch ra được những lộ trình của nó và tiên đoán tương lai. Những ý tứ sâu xa của
Mác là một điều mà không phải ai cũng thấy được. Mác lại là một người hoạt động
thực tiễn, sáng tạo nên được những tạo phẩm xã hội chưa từng có. Vì sao Mác lại
đạt được những thành quả phi thường như vây?


"Tôi không thể phủ nhận rằng trước khi cộng tác với Mác và trong 40 năm
cộng tác với Mác, tôi đã góp một phần của riêng mình vào việc xây dựng, nhất là
vào việc phát triển học thuyết ấy. Nhưng đại bộ phận những tư tưởng chỉ đạo cơ
bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch sử, và đặc biệt là việc trình bày
những tư tưởng ấy thành những công thức chặt chẽ cuối cùng, đều thuộc về Mác.
Phần đóng góp của tôikhông kể có thể ngoại trừ một vài lĩnh vực chuyên
mônthì không có tôi, Mác vẫn có thể làm được. Nhưng điều mà Mác đã làm thì
tôi không thể làm được. Mác đứng cao hơn, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn
tất cả chúng tôi. Mác là một thiên tài. Còn chúng tôi may lắm cũng chỉ là những tài
năng thôi. Nếu không có Mác thì lý luận thật khó mà được như ngày nay. Vì vậy lý
luận mang tên của Mác là điều chính đáng" (C. Mác và Ph Ăng-ghen, Toàn tập,
Tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, trang 428).
Mác đứng cao hơn, nhìn xa hơn, rộng hơn, nhanh hơn thể hiện sự tiên tri của
Người về những biến cố rộng lớn của xã hội, về vận mệnh lịch sử và tương lai của
chủ nghĩa tư bản, tương lai của xã hội. Mác nhìn xa hơn, điều đó có nghĩa là Người
có khả năng tiên tri, khả năng thấy được những điều bất ngờ, thấy được cách thức
tác động để cho những tiến trình xã hội bộc lộ ra những điều hoàn toàn mới. Tầm

nhìn sáng suốt của Mác thể hiện trong lĩnh vực lý luận, lĩnh vực chiến lược và các
hoạt động thực tiễn.
Mác tìm ra được cái mới đó là vì Mác có những phẩm chất cá nhân đặc biệt.
Các phẩm chất đó làm cho Mác đứng cao hơn, nhìn xa hơn, rộng hơn và nhanh hơn
tất cả mọi người trong thời đại của ông trong các lĩnh vực khoa học mà ông nghiên
cứu, trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn của ông. Mác là một thiên tài.
Để tìm ra được cái mới, phải nâng cao trình độ của sức trừu tượng hoá, phải
tìm ra được phương pháp phân tích mới, và nếu đó là phương pháp mà chưa ai sử
dụng bao giờ thì có nhiều cơ may tìm ra cái mới thành công. Chính vì Mác là
người luôn luôn tìm ra những điều mới, nên Mác đã đạt được phép biện chứng duy
vật.
"Ở Marx, có vô số những điều mới, và Mác chỉ chú ý đến sự vận động tiến
lên từ Hê-ghen và Phơ-bách và vượt qua cả hai người, từ phép biện chứng duy


tâm đến phép biện chứng duy vật" (V. I. Lênin. Toàn tập, Tập 29, nhà xuất bản
Tiến bộ, Mat-xcơ-va, 1981, trang 363).
Mác viết bộ Tư bản trong cảnh khốn quẫn, nếu không có sự trợ giúp tài chính
của Ăngghen thì ông sẽ không còn tiền để thuê nhà, không còn phương tiện để sinh
sống.
Bộ Tư bản là bộ sách không thể đọc nhanh được, và người ta phải đọc đi đọc
lại nhiều lần mới hy vọng hiểu được phần nào. Mỗi thế hệ luôn luôn thấy được
những điểm mới của bộ Tư bản. Khi các cái phi vật thể trở thành mối quan tâm
chung của xã hội hiện đại thì người ta thấy bộ Tư bản lại mở ra những chân trời
mới. Mỗi khi đạt được trình độ nhận thức mới về tự nhiên và xã hội, đọc lại bộ Tư
bản thì lại thấy được những điều mới mẻ. Đó là điều cần thiết nhất mà một tác
phẩm thiên tài luôn luôn đem lại sức sống mới cho sự phát triển của trí tuệ. Tác
phẩm thiên tài trang bị cho người ta vô số tri thức, hơn thế nữa, trang bị cho người
ta cách tạo ra được những tri thức mới.
Khi Mác nhận xét: "Hàng hoá trước hết là vật dụng bên ngoài, là một vật nhờ

có những thuộc tính của nó mà thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của con
người" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 61) thì Mác đã tìm thấy được điểm chung của tất
cả các loại hàng hoá của thời đại ông. Một nhận xét thoạt nhìn rất bình thường đến
mức người ta thấy dường như là rất tự nhiên đến mức người ta thường bỏ qua
không thấy tầm quan trọng, nhưng đó đó là cơ sở để vạch ra những nghiên cứu
mang tầm thời đại. Từ cái chung của các loại hàng hoá đó mà Mác phát triển được
khái niệm chủ đạo trong học thuyết kinh tế của mình là giá trị, và phát hiện ra giá
trị thặng dư, một phát hiện thiên tài mà tầm ảnh hưởng của nó đến bây giờ vẫn
chưa được đánh giá hết. Khái niệm "giá trị thặng dư" có một tầm lan toả đặc biệt
khi xem xét những vấn đề phát triển của lịch sử.
Khái niệm "Hàng hoá trước hết là vật dụng bên ngoài, là một vật" trong thời
của Mác đã hàm chứa rằng đó là loại vật thể mà thiên nhiên chưa từng có, nên bản
thân điều đó đã là một sự tổng kết thực tiễn ở mức khái quát, thể hiện được sự tiến
hoá của lịch sử, tiềm ẩn cả một quá trình lịch sử lâu dài của văn minh nhân loại.


Đó là lý do tại sao chương I của bộ Tư bản hầu như hoàn toàn là lý luận mà người
ta lại có cảm giác rằng những lý luận đó rất thực tiễn đúng như nhận xét của Lênin:
"Hình thức trừu tượng của bản trình bày, tuy đôi lúc hình như có tính chất
thuần tuý suy diễn, nhưng thật ra là ghi lại những tài liệu vô cùng phong phú về
lịch sử phát triển của trao đổi và của sản xuất hàng hoá" (V. I. Lênin, Toàn tập,
Tập 26, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, trang 74).
Việc tìm ra được một cái phi vật thể là cơ sở chi phối sự vận động toàn xã hội
là thành tựu vĩ đại, vô song của Mác.
Lênin đã nhận xét: "Học thuyết giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết
kinh tế của Mác" (V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơva, 1980, trang 55).
Giá trị thặng dư là thực thể của các thặng dư kết hợp của nền kinh tế tư bản,
và nguồn tạo ra thực thể đó là lao động của con người. Nắm được thực thể đó, Mác
đã phát triển lên học thuyết kinh tế của ông. Thực thể của giá trị thặng dư có sức

mạnh xã hội. Phải đạt được cái gì đó xa hơn thì mới thể hiện được tầm vóc thiên
tài, nếu không thì cũng chỉ là nhân vật bình thường. Điều đó có nghĩa là gì? Khái
quát lên, phải đạt được thành quả gì thì mới thể hiện tầm vóc thiên tài? Đó cũng là
mục đích trong những nghiên cứu về sau của cuốn sách này, mà ở đây chúng tôi có
thể nói trước rằng đó là sự ảo hoá của các thực thể của thặng dư kết hợp.
Trong bộ Tư bản, Mác đã trình bày các thành quả nghiên cứu của mình, vậy
làm thế nào để đạt được các thành quả đó. Mác sử dụng sức trừu tượng và phương
pháp phân tích trong một hoàn cảnh cụ thể. Vấn đề là trong mỗi trường hợp cụ thể
thì các vấn đề đó có hình thái như thế nào, thì đây lại đòi hỏi sự sáng tạo, vạch ra
được những cái gì là bên trong, động thái của chúng, những điều sâu xa mà chúng
tiềm ẩn, chiều hướng tương lai.
Điều đáng nói ở đây là phải có những phát hiện mới, vạch thời đại, và hơn
nữa, những phát hiện mới đó xoá đi bóng tối phủ lên vấn đề và mở ra được hướng
giải quyết. Một khi cái mới được phát hiện ra thì nó phải đi theo tiến trình mà phép
biện chứng đã chỉ ra để đạt tới tri thức đầy đủ. Việc cho tất cả các cái cũ, các cái đã
biết đi theo tiến trình mà phép biện chứng đã vạch ra không dẫn đến những kết quả


nào mới hết. Chỉ có những cái mới mà đã xuất hiện nhưng chưa được nhận thức
đến nơi đến chốn mà đi theo tiến trình đó thì mới có cơ may là nâng cấp lên được
thành cái mới trình độ cao hơn. Để đạt được cái mới ở trình độ cao hơn đó thì phải
biện chứng, tức là có những bước nhảy vọt. Chỉ có những người có bản tính bẩm
sinh thực hiện được những sự nhảy vọt trong tư duy mới có khả năng khám phá ra
được cái mới trình độ cao.
Vấn đề là làm thế nào để có thể phát hiện được cái mới đó, có bí quyết nào
không? Có, chủ thể phát hiện ra cái mới đó phải là thiên tài, và người ta không tạo
nên được thiên tài, chỉ có cách làm cho tiềm năng thiên tài phát triển thành thiên tài
thực thụ, mà thiên tài đó phải làm việc cật lực. Mác đã chỉ ra phương pháp luận,
cách thức nắm bắt được cái phi vật thể. Chúng ta xem xét những gì mà Mác đã đạt
được trong tiến trình sử dụng phép biện chứng của mình để nghiên cứu đối tượng

cụ thể.
"Thoạt mới nhìn thì hàng hoá có vẻ là một vật rất đơn giản và tầm thường. Sự
phân tích hàng hoá lại cho thấy rằng nó là một vật rất rắc rối, đầy những sự tế nhị
siêu hình và những sự kỳ quái thần học. Là một giá trị sử dụng thì nó chẳng có gì
là bí hiểm cả, dù cho ta có xét nó về mặt là nhờ các thuộc tính của nó, nó thoả mãn
được những nhu cầu của con người, hay là xét về mặt nó có được những thuộc tính
đó chỉ vì nó là sản phẩm lao động của con người. Dĩ nhiên ai cũng hiểu rằng với
hoạt động của mình, con người biến đổi hình thái của các thực thể của tự nhiên
theo cách có ích cho họ. Ví dụ, hình thức của gỗ thay đổi nếu ta lấy gỗ làm một cái
bàn. Nhưng tuy vậy, cái bàn vẫn là gỗ, một vật thông thường mà người ta có thể
biết được thông qua các giác quan. Nhưng một khi nó trở thành hàng hoá, thì nó lại
biến thành một vật vừa có thể biết được nhờ giác quan, lại vừa không thể biết được
qua giác quan. Không những nó đứng trên mặt đất bằng chân, mà còn đứng lộn
ngược đầu xuống đất trước mặt tất cả các hàng hoá khác, và cái đầu gỗ đó của nó
lại đẻ ra những ý kiến kỳ quái, còn lạ lùng hơn là khi nó tự động đứng lên nhảy
múa nữa" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 113-114).
Phải nhận diện đúng cái phi vật thể sinh ra từ đâu.


"Như vậy tính thần bí của hàng hoá không phải do giá trị sử dụng của nó sinh
ra. Tính thần bí đó cũng không phải do nội dung những tính quy định của giá trị
sinh ra" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 114).
"Thế thì tính chất bí ẩn của sản phẩm lao động khi sản phẩm ấy bắt đầu mang
hình thái hàng hoá, do đâu mà có? Rõ ràng là do chính bản thân hình thái ấy. Tính
bình đẳng của các loại lao động khác nhau của con người lại mang hình thái vật có
tính vật thể giống nhau của giá trị của những sản phẩm lao động; thước đo các chi
phí về sức lao động của con người bằng độ dài của các chi phí ấy lại mang hình
thái đại lượng giá trị của các sản phẩm lao động; cuối cùng, những mối quan hệ

giữa những người sản xuất, trong đó những tính quy định xã hội của lao động của
họ được thực hiện, lại mang hình thái một quan hệ xã hội giữa các sản phẩm lao
động" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 115).
Nội dung cụ thể của cái phi vật thể là gì?
"Do đó, tính chất bí ẩn của hình thái hàng hoá chỉ là ở chỗ: hình thái đó phản
ánh cho người ta thấy tính chất xã hội của lao động của bản thân họ là như là một
tính chất vật thể của chính ngay những sản phẩm lao động, như là những thuộc tính
xã hội của các vật đó, do tự nhiên đem lại; vì vậy, cả mối quan hệ xã hội của những
người sản xuất đối với toàn bộ lao động cũng được họ hình dung như là một mối
quan hệ xã hội của các vật nằm ở bên ngoài họ. Nhờ quid pro quo [việc lấy cái nọ
thay cái kia] đó mà những sản phẩm lao động trở thành hàng hoá, thành những vật
mà người ta vừa có thể biết được lại vừa không thể biết được nhờ các giác quan,
hay là những vật xã hội. Tác động quang học mà một vật gây ra cho thần kinh thị
giác thì cũng vậy: người ta không cảm xúc thấy đó là một sự kích thích chủ quan
của bản thân thần kinh thị giác mà là một hình thù khách quan của một vật ở ngoài
con mắt. Nhưng trong thị giác, ánh sáng đã thực sự được một vật, một vật thể bên
ngoài, chiếu vào một vật khác tức là con mắt. Đó là quan hệ vật lý giữa các vật thể.
Nhưng hình thái hàng hoá và quan hệ giá trị giữa các sản phẩm lao động trong đó
nó được biểu hiện ra, thì tuyệt nhiên không có gì giống với bản chất vật lý của các


vật và những quan hệ của các vật bắt nguồn từ bản chất vật lý đó cả. Đó là chỉ một
quan hệ xã hội nhất định của chính con người, nhưng dưới con mắt của họ thì quan
hệ ấy lại mang cái hình thái kỳ ảo của mối quan hệ giữa các vật. Muốn tìm được
một thí dụ tương tự với hiện tượng đó, chúng ta phải đi vào cõi mù mịt của thế giới
tôn giáo.
"Trong cái cõi ấy, các sản phẩm của bộ óc con người thể hiện ra thành những
sinh vật độc lập, có cuộc sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định
với con người và giữa chúng với nhau. Trong thế giới hàng hoá, các sản phẩm do

bàn tay con người làm ra cũng thế. Tôi gọi cái đó là tính chất bái vật giáo gắn liền
với các sản phẩm của lao động khi những sản phẩm này được sản xuất ra với tư
cách là hàng hoá, và do đó, tính chất bái vật giáo ấy không thể tách rời khỏi
phương thức sản xuất hàng hoá được" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 115-116).
Cái phi vật thể đã tìm được cách thể hiện như thế nào?
"Chỉ có trong phạm vi trao đổi với nhau, các sản phẩm lao động mới có được
một tính vật thể của giá trị giống nhau về mặt xã hội, tách khỏi những tính vật thể
để sử dụng khác nhau mà người ta có thể nhận biết nhờ các giác quan" (C. Mác và
Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
1993, trang 116).
Mác nói về công trình chung của xã hội có khi diễn sau lưng người ta, khiến
cho người ta có quan niệm sai lạc về điều gì đang thực sự diễn ra:
"Những tỷ lệ khác nhau theo đó các loại lao động khác nhau được quy thành
lao động giản đơn, coi đó là một đơn vị dùng để đo các loại lao động khác nhau
ấy,  những tỷ lệ khác nhau ấy được xác định bởi một quá trình xã hội diễn ra ở
đằng sau lưng những người sản xuất, cho nên những người này vẫn tưởng rằng
những tỷ lệ đó do tập quán xác định nên" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập
23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 75-76).
Không phải ai cũng nắm được, hiểu được cái thực thể đó. Khi một xã hội mới
phát triển thì phải vận động đến một trình độ nào đó thì mới bộc lộ ra thực thể của
các thặng dư kết hợp trong xã hội đó là gì. Khi nào, dưới điều kiện nào cái phi vật


thể bộc lộ hết sức mạnh của nó? Mác đã thấy vai trò phi thường của thời gian trong
thời đại của Người một khi nó mang tính xã hội. Thời gian lao động xã hội cần
thiết có một sức mạnh ghê gớm.
"Phải đợi đến khi có một nền sản xuất hàng hoá hoàn toàn phát triển thì mới
có thể từ bản thân kinh nghiệm mà rút ra được một nhận thức khoa học là: các lao
động tư nhân, được tiến hành một cách độc lập đối với nhau nhưng lại gắn liền với

nhau về mọi mặt với tư cách là những khâu của sự phân công lao động xã hội tự
phát luôn luôn được quy thành thước đo xã hội của chúng một cách tỷ lệ. Cần phải
có một nền sản xuất hàng hoá hoàn toàn phát triển để cho nhận thức khoa học ấy
xuất hiện, bởi vì trong những quan hệ trao đổi ngẫu nhiên và thường xuyên biến
động giữa các sản phẩm của những lao động ấy, thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra các sản phẩm ấy chỉ dùng bạo lực để tự mở đường cho mình với tư
cách là một quy luật tự nhiên có tác dụng điều tiết, cũng giống như quy luật trọng
lực làm cho người ta biết đến nó khi chiếc nhà sụp đổ xuống đầu mình. Vì thế, việc
quy định đại lượng của giá trị bằng thời gian lao động là một điều bí mật ẩn giấu
đằng sau sự vận động có thể thấy được của giá trị tương đối của các hàng hoá.
Việc khám phá ra điều bí mật ấy xoá bỏ được cái ảo ảnh cho rằng hình như đại
lượng của giá trị của sản phẩm lao động được quy định một cách thuần tuý ngẫu
nhiên, nhưng việc ấy tuyệt nhiên không xoá bỏ được cái hình thái vật thể của sự
quy định đại lượng của giá trị" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 119-120).
Muốn thực sự đạt được kết quả thì tiến trình nghiên cứu phải đi từ đâu?
Những khó khăn đặt ra trong tiến trình nghiên cứu khi muốn dựng lại điều thực sự
chi phối:
"Nói chung, sự suy nghĩ về những hình thái của đời sống con người, và do đó,
việc phân tích khoa học những hình thái đó, đi theo một con đường hoàn toàn
ngược lại với sự phát triển thực tế. Việc nghiên cứu đó bắt đầu post festum [sau khi
sự việc đã diễn ra], và vì vậy nó bắt đầu với những kết quả đã có sẵn của quá trình
phát triển. Những hình thái in con dấu hàng hoá lên trên các sản phẩm lao động, và
vì vậy là những tiền đề của lưu thông hàng hoá, đã có tính vững chắc của những


hình thái tự nhiên của đời sống xã hội trước khi con người tìm hiểu  không phải
tính chất lịch sử của những hình thái đó, vì đối với con người thì các hình thái đó
trái lại đã mang một tính chất bất di bất dịch rồi  mà chỉ tìm hiểu nội dung của nó
mà thôi. Như vậy là chỉ có sự phân tích giá cả các hàng hoá mới dẫn đến việc xác

định đại lượng của giá trị, và chỉ có biểu hiện chung bằng tiền của các hàng hoá
mới dẫn đến chỗ cố định được tính chất giá trị của các hàng hoá. Nhưng chính cái
hình thái hoàn chỉnh ấy của thế giới hàng hoá - hình thái tiền lại che giấu tính chất
xã hội của các lao động tư nhân vào đằng sau lưng các vật, và do đó che giấu cả
những quan hệ xã hội của những người lao động tư nhân, trong lúc lẽ ra phải bóc
trần những quan hệ ấy" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 120).
Sự giới hạn trong tầm tác động của cái phi vật thể. Một trong những hình thức
để những cái phi vật thể mất tác dụng là khi chuyển sang một hình thái phát triển
mới.
"Chính những hình thái loại đó đã cấu thành các phạm trù của khoa kinh tế tư
sản. Đó là những hình thái có ý nghĩa xã hội, do đó là những hình thái tư duy
khách quan đối với những quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất xã hội lịch
sử nhất định ấy, tức là của nền sản xuất hàng hoá. Vì vậy, toàn bộ tính chất thần bí
của thế giới hàng hoá, tất cả những điều kỳ lạ và những bóng ma đang bao phủ các
sản phẩm lao động như một đám mây mù trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá, sẽ biến
đi ngay lập tức, một khi chúng ta chuyển sang những hình thái sản xuất khác" (C.
Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội 1993, trang 121).
Vấn đề là không khắc phục được mâu thuẫn trong những điều kiện nhất định
mà là tìm ra được hình thái để các mâu thuẫn đó vận động được.
"Quá trình trao đổi các hàng hoá chứa đựng những mối quan hệ mâu thuẫn và
loại trừ lẫn nhau. Sự phát triển của hàng hoá không xoá bỏ được các mâu thuẫn đó
nhưng lại tạo ra một hình thái trong đó các mâu thuẫn ấy có thể vận động được"
(C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự


thật, Hà Nội 1993, trang 160). Sự vận động của mâu thuẫn trong những điều kiện
nhất định.
Có tiến trình bên trong ngược lại với tiến trình bên ngoài. Cái bản chất bên

trong lại tạo ra cái vẻ bên ngoài ngược lại.
"Hình thái vận động một chiều của tiền phát sinh từ hình thái vận động hai
chiều của hàng hoá,  sự kiện ấy vẫn bị che lấp. Chính bản chất của lưu thông
hàng hoá đã đẻ ra cái vẻ bên ngoài ngược lại" (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập,
Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 176).
Cái phi vật thể làm cho cái có vẻ mang tính hình thức lại cải biến được cái bên
ngoài.
"Hình thái lưu thông trong đó con nhộng tiền chuyển hoá thành tư bản, mâu
thuẫn với hết thảy các quy luật đã trình bày trước đây về bản chất của hàng hoá,
giá trị, tiền và bản thân lưu thông. Chỗ khác nhau giữa nó và lưu thông hàng hoá
giản đơn là cái trình tự ngược lại của cũng hai quá trình đối lập ấy, tức là bán và
mua. Nhưng do phép lạ nào mà một sự khác nhau có tính chất thuần tuý hình thức
như thế lại có thể cải biến ngay cả bản chất của quá trình ấy?" (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993,
trang 234-235).
Có mấy người hiểu được tư bản, và khi người ta muốn phát triển tư bản thì
người ta cần phải hiểu được người có công lao phi thường làm cho nhân loại hiểu
được tư bản, vạch ra được bí mật của tư bản. Đó là C. Mác. Sự phát triển giá trị
thặng dư dẫn tới việc phân công lao động xã hội, tạo ra các bộ phận có những chức
năng xã hội mới. Phát hiện ra một hình thái của cái bên trong của xã hội là giá trị
thặng dư, Mác đã đóng góp phi thường cho sự phát triển tri thức của nhân loại,
trong việc tạo nên tri thức mới của nhân loại, có thể nói Mác đã thực hiện cuộc
cách mạng vĩ đại trong nhận thức của nhân loại. Từ phát hiện đó, Mác đã chỉ ra
được một xã hội mới thay thế xã hội cũ và lực lượng xã hội nào sẽ làm được việc
chuyển biến xã hội đó. Tạo phẩm phi vật thể "giá trị" là công trình chung của xã
hội. Giá trị là một tạo phẩm phi vật thể xã hội là công trình chung của xã hội, do


×