MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ
PHỔ BIẾN
1. Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến
1.1. Phép biện chứng duy vật
1.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
2. Một trong hai nguyên lý của phép biện chứng: Nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm
2.2. Nội dung nguyên lý
2.3. Ý nghĩa của nguyên lý
3. Tại sao phải vận dụng phép duy vật biện chứng về mối lien hệ phổ
biến vào phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. THỜI CƠ VÀ THÁCH
THỨC.
I. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
1.1. Thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ
1.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
1.3. Khó khăn và thử thách khi xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
2. Hội nhập kinh tế quốc tế
2.1. Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế
2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực liên quan tới chủ trương hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta
2.3. Những kết quả đạt được khi Việt Nam tham gia quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế
2.4. Những mặt yếu kém và tồn tại khi Việt Nam tham gia vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.5. Mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập
kinh tế quốc tế
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
1.1. Mục tiêu
1.2. Một số điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
2. Đường lối hội nhập kinh tế quốc tế
1
2.1. Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế
2.2. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập
2.3. Một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, các quốc gia trên thế
giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua
lại với nhau. Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của
thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu, trái lại mở cửa hội nhập kinh tế
quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự
phát triển của mỗi nước, mỗi quốc gia.
Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, Đại hội Đảng IX đã đưa ra
văn kiện về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn và chính xác.
Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát
triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến tôi viết bài tiểu luận
này với mong muốn mọi người có một cách nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ hơn,
toàn diện hơn về những nguy cơ thách thức cũng như thời cơ khi chúng ta
tham gia vào quá trình hội nhập kết hợp với xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, và ảnh hưởng qua lại giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tiểu luận tôi không thể trình bày
tất cả các vấn đề liên quan đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và
hội nhập kinh tế quốc tế mà chỉ có thể đi sâu vào nghiên cứu phân tích mối
quan hệ giữa chúng đồng thời đưa ra những giải pháp, những kiến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp
với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3
CHƯƠNG I
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT LÀ KHOA HỌC VỀ MỐI LIÊN HỆ
PHỔ BIẾN.
1.1. Phép biện chứng duy vật
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất,
tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn khẳng định các sự vật, hiện
tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát
triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những
vấn đề đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Chính vì vậy, Ph.Ănghen
đã khẳng định rằng phép biện chứng là lý luận về mối liên hệ phổ biến, là
môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. V.I. Lênin nhấn mạnh thêm:
Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, không phiến diện về sự phát triển.
1.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
1.2.1. Hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Nguyên lý về sự phát triển
1.2.2. Các cặp phạm trù cơ bản:
- Cái riêng - cái chung
- Bản chất - hiện tượng
- Tất nhiên - ngẫu nhiên
- Nội dung - hình thức
- Nguyên nhân - kết quả
- Khả năng - hiện tượng
1.2.3. Ba quy luật cơ bản:
- Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại.
- Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
- Quy luật phủ định của phủ định.
4
2. MỘT TRONG HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng trong kho tàng lý
luận của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa
học tự nhiên thế kỷ XIX (khoa học về các quá trình, về nguồn gốc, về mối
liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã phát hiện ra nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây là
đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật.
2.1. Khái niệm:
- Liên hệ: Là sự quy định lẫn nhau , tác động lẫn nhau giữa các yếu tố
trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng của nhau.
- Liên hệ phổ biến: Là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả
trong tự nhiên xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát,
nó tồn tại thông qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản ánh tính
đa dạng và tính thống nhất của thế giới.
2.2. Nội dung nguyên lý:
- Triết học Mác khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm
trong mối liên hệ phổ biến, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách
biệt lập mà chúng tác động đến nhau ràng buộc quyết định và chuyển hoá lẫn
nhau. Các mối liên hệ trong tính tổng thể của nó quy định sự tồn tại vận động,
biến đổi của sự vật. Khi các mối liên hệ thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi sự vật.
2.3. Ý nghĩa của nguyên lý
2.3.1. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện:
- Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính toàn vẹn
của nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá
trình, các giai đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ hiện tại và tương
lai. Có như vậy mới nắm được thực chất của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc
này chủ thể tránh được sai lầm cực đoan phiến diện một chiều.
5
- Không được đồng nhất và san bằng vai trò của các mối liên hệ của các
mặt sự vật. Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ. Phải
rút ra được những mối liên hệ bản chất nhất chủ yếu của sự vật khi tuân thủ
nguyên tắc này con người sẽ tránh được sai lầm nguỵ biện và chiết trung.
2.3.2. Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử cụ thể
- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại vận động phát triển
bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong không gian và thời
gian xác định.
- Điều kiện: Không gian và thời gian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính
chất sự vật. Cùng là một sự vật nhưng ở trong những điều kiện hoàn cảnh
khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau.
Yêu cầu:
Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong hoàn cảnh
cụ thể, trong không gian thời gian xác định mà nó đang tồn tại vận động và
phát triển đồng thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hoàn
cảnh của môi trường đối với sự tồn tại của sự vật, đối với tính chất của sự vật
và đối với xu hướng vận động và phát triển của nó.
- Khi vận dụng một lý luận nào đó vào trong thực tiễn cần phải tính đến
điều kiện cụ thể của nơi vận dụng tránh bệnh giáo điều dập khuôn, máy móc,
chung chung.
3. TẠI SAO PHẢI VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI
LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY
DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ.
Sau khi nghiên cứu kỹ phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biên
ta dễ ràng nhận ra rằng sự vật hiện tượng luôn có mối liên hệ mật thiết với
nhau chuyển hoá lẫn nhau hay nói cách khác mọi sự vật hiện tượng tồn tại
phải có mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác chứ không thể tồn tại một
cách tách biệt độc lập. Sở dĩ các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau là
vì chúng là biểu hiện của vật chất vận động. Có nguồn gốc chung từ vật động
mà khi sự vận động có nghĩa là có mối liên hệ và các mối liên hệ của sự vật là
6
cái khát quan vốn có của sự vật. Chính vì vậy khi xem xét việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ chúng ta không thể tách rời khỏi việc hội nhập kinh tế
quốc tế và ngược lại. Hơn nữa theo quan điểm toàn diện khi xem xét một sự
việc hiện tượng mà cụ thể ở đây việc xây dựng độc lập tự chủ chúng ta phải
xem xét nó trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ khác nhau, nhiều mặt
khác nhau mà cụ thể đây là ảnh hưởng của việc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Có như vậy chúng ta mới
nắm được thực chất của sự vật mới tránh được những sai lầm cực đoan phiến
diện một chiều. Đặc biệt đây lại là những vấn đề rất cấp bách đặt ra đối với
chúng ta khi tham gia quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá. Chỉ có thể dựa trên
nguyên lý mối liên hệ phổ biến mới có thể giúp chúng ta nhìn sâu hơn, hiểu
sâu hơn về vấn đề mà mình đang nghiên cứu. Hơn nữa cũng theo quan điểm
lịch sử cụ thể khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó ta phải đặt nó trong
hoàn cảnh cụ thể không gian cụ thể. Vấn đề chúng ta đang nghiên cứu ở đây
cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tình hình kinh tế nước ta
hiện nay để thấy rõ hơn được ảnh hưởng của tình hình thế giới, tình hình
trong khu vực, tình hình trong nước đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ kết hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy dựa trên nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn cặn kẽ hơn, tổng
quát hơn. Chẳng hạn liệu hội nhập kinh tế quốc tế có phải là một xu thế tất
yếu không, hội nhập có phải là hoà tan hay không, xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ như thế nào cho phù hợp với tình hình hiện nay, phù hợp với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế… Tất cả những vấn đề đó chỉ có thể giải đáp
khi chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề chúng ta đang nghiên cứu dựa trên nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến. Từ đó ta có thể thấy rõ hơn tâm quan trọng của
phép biện chứng mối liên hệ phổ biến.
Ở chương II, chương III chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn, cặn kẽ hơn
về mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
quốc tế trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.
7
CHƯƠNG II
XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC
1. XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện “toàn cầu hóa” nền kinh tế, mở cửa
hội nhập mà lại đặt vấn đề xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là thiếu nhạy bén,
không thức thời, thậm chí là bảo thủ, tư duy kiểu cũ. Thế giới bây giờ là một
thị trường thống nhất, cần thứ gì thì mua, thiếu tiền thì đi vay, sao lại chủ
trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ (?!)
Nói như vậy mới nghe qua thì thấy có vẻ có lý, nhưng nếu suy ngẫm kỹ
thì thấy không có cơ sở khoa học, vì nó quá ư giản đơn và phiến diện. Chúng
ta biết rằng, độc lập tự chủ là một xu thế phát triển của thế giới. Trong điều
kiện “toàn cầu hóa”, liên doanh, liên kết rất đa dạng và phức tạp như hiện nay
lại càng phải giữ vững tính độc lập tự chủ.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm,
đường lối chính trị độc lập tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo
đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có
hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc
tế. Khi đã có độc lập tự chủ về chính trị thì nội dung cơ bản của độc lập tự
chủ của một quốc gia là có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ hay
không. Đây là kinh nghiệm của nước ta và cũng là kinh nghiệm của nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới. Vả chăng, nước ta phát triển kinh tế để đi
lên chủ nghĩa xã hội, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các lực
lượng chống đối chủ nghĩa xã hội thường xuyên tìm cách ngăn cản và chống
phá sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu không xây
dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu, thù
địch lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi kéo, hoặc khống chế, ép buộc chúng ta
thay đổi chế độ chính trị, đi chệch quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Nói cách
khác, có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở
8
kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập tự chủ. Độc lập
tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sự độc lập tự chủ bền
vững về chính trị. Không thể có độc lập tự chủ về chính trị nếu bị lệ thuộc về
kinh tế. Độc lập tự chủ về kinh tế được đặt trong mối quan hệ biện chứng với
độc lập tự chủ về các mặt khác sẽ tạo ra sự độc lập tự chủ và sức mạnh tổng
hợp của một quốc gia.
1.1. Thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ?
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc
vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường
lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài
chính, thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền
quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị
trường, trước sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở bên ngoài, nó vẫn có khả
năng cơ bản duy trì sự ổn định và phát triển; trước sự bao vây, cô lập và
chống phá của các thế lực thù địch, nó vẫn có khả năng đứng vững, không bị
sụp đổ, không bị rối loạn.
Bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là bảo đảm vững chắc
định hướng xã hội chủ nghĩa và giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
trong công cuộc phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Không phải chờ đến khi có trình độ phát triển cao mới đặt vấn đề
giữ vững độc lập tự chủ, mà ngay từ đầu, ngay bây giờ đã phải bảo đảm yêu
cầu cơ bản về độc lập tự chủ, trước hết là về đường lối chính trị, các nguyên
tắc cơ bản về phát triển kinh tế. Đương nhiên, xây dựng kinh tế độc lập tự chủ
là một quá trình lâu dài, đi từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh, ngày càng
bền vững.
Trong thời đại ngày nay, nói độc lập tự chủ về kinh tế không ai hiểu đó
là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà đặt trong mối quan hệ biện
chứng với mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế so sánh của quốc
9
gia, từng bước xây dựng một cơ cấu sản xuất đáp ứng được cơ bản nhu cầu
thiết yếu về đời sống của nhân dân và có khả năng trang bị lại ở mức cần thiết
cho nhu cầu phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh.
1.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
1.3. Khó khăn và thử thách khi xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Thế nào hội nhập kinh tế quốc tế:
Ngày nay hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi châu lục, chi
phối đời sống kinh tế mọi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế là hiện tượng
xảy ra trong quan hệ giữa các quốc gia. Cách hiểu phổ biến nhất hiện nay về
hội nhập kinh tế là xoá bỏ sự khác biệt kinh tế giữa những nền kinh tế thuộc
các quốc gia khác nhau.
2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực liên quan tới chủ trương hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta:
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ "mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố
và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế". Đại hội lần thứ IX khẳng định
chủ trương "phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững". Chủ trương hội nhập được đề ra trong bối cảnh tình hình thế giới và
khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trước về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và khoa học - kỹ thuật, với những đặc điểm nổi bật sau:
2.2.1. Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển
không ổn định và không đồng đều, về tốc độ thấp hơn thập kỷ trước (trên
2%/năm so với 3,2%); đã xảy ra mấy cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả
là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính nổ ra năm 1997; vị trí các nước và các
khu vực thay đổi theo hướng: kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục
trong nhiều năm và đến 2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu hiện không
còn phát triển nhanh như các thập kỷ trước; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối
ra; các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu rơi vào tình trạng suy thoái
10