ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ HOÀI THƢƠNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07
ĐÀ NẴNG - 201
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. Khái niệm chung về giải quyết việc làm và pháp luật về giải
quyết việc làm ……………….………………………………… ………….…11
1.1.
Khái niệm chung về giải quyết việc làm ………………………..……...11
1.1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm………………….…....…….11
1.1.2. Vai trò của giải quyết việc làm…………………….……………...…………16
1.2.
Pháp luật về giải quyết việc làm……………………….……..…...….....19
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về giải quyết việc làm……… ………...19
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết việc làm……...……………22
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm và thực tiễn giải
quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng……………………………………....28
2.1.
Pháp luật về giải quyết việc làm từ năm 1945 đến nay…………...…….28
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 ………………..………………...28
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1985 ………………………………….30
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1993………………………………..…….33
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2012……..……………………………34
2.1.5. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay…………………………………………36
2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm ……………………………36
2.2.1. Về trách nhiệm của các bên trong giải quyết việc làm...………………...36
2.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động đặc thù……………………………….43
2.2.3. Tổ chức dịch vụ việc làm……………………………....………………...47
2.2.4. Quỹ giải quyết việc làm………………………………………………….48
2.3. Thực tiễn giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng…...………………53
2.2.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội …………….……………..………………...53
2.2.2. Thực tiễn giải quyết việc làm tại Thành phố Đà Nẵng………………….57
2
Chƣơng 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của giải
quyết việc làm ở Việt Nam và Thành phố Đà Nẵng……………………...…63
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết việc làm ở Việt Nam……...…63
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm phải đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.…………….…...63
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm phải phù hợp với
xu thế chung toàn cầu và hội nhập quốc tế…………………...……………….64
3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về giải quyết việc làm trong của pháp
luật lao động Việt Nam………………………………………………………………..65
3.2.1. Xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về giải
quyết việc làm……………………………………………………..…………….…...65
3.2.2. Hoàn thiện khung pháp luật về việc làm ..……………...……………….65
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm tại thành phố
Đà Nẵng………………………………………………………………………...66
3.3.1. Tăng cường các yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới.…66
3.3.2 Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực..……………………..67
3.3.3. Phát triển nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết
việc làm, giảm nghèo……………………………………………………………...…..68
3.3.4. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài…………………………………69
3.3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động…......…………...……69
3.3.6. Nâng cao hiệu quả các Trung tâm dịch vụ việc ……………………………70
3.3.7. Tổ chức thực hiện ………………………….……….…………………………70
KẾT LUẬN ………………………………………………………………..…75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………...76
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới động vật
nói chung và của con người nói riêng. Tuy nhiên, đối với con người kiếm sống
không chỉ là hoạt động đơn thuần giúp con người thích ứng với thiên nhiên, với
điều kiện sống mà qua đó còn cải tạo con người, biến con người từ sinh vật
hoang dã thành sinh vật xã hội có ý thức, tham gia vào các quan hệ xã hội. Hoạt
động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm hoặc thực hiện việc
làm.
Trong nền kinh tế thị trường, việc làm và thất nghiệp là vấn đề mang tính
tính chất toàn cầu, vấn đề này không loại trừ một quốc gia nào dù đó là nước
đang phát triển hay nước có nền kinh tế phát triển. Giải quyết việc làm, chống
thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải. Với ý nghĩa của việc làm, Đảng và nhà nước
ta đã đề ra quan điểm đảm bảo việc làm cho người dân là mục tiêu xã hội hàng
đầu. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu
cầu làm việc đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của các cấp, các ngành và
của toàn xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay
thì vấn đề việc làm và giải quyết việc làm lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Thành phố Đà Nẵng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước
ta nói chung và của khu vực Miền trung nói riêng. Đây là nơi có nhiều điều kiện
tự nhiên thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào. Trong những năm gần đây, sự
quy hoạch đất đai tốt đã tạo nên một thành phố Đà Nẵng trẻ, đầy tiềm năng, đã
thu hút đông đảo người dân ở các tỉnh lân cận đến sống và làm việc. Do đó, vấn
đề giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố là hết sức quan
trọng, góp phần không nhỏ cho sự phát triển bền vững của một Thành phố được
coi là trung tâm của miền trung. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Giải quyết việc
làm theo pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà
4
Nẵng” làm luận văn Thạc sỹ luật học của mình với mong muốn góp phần hoàn
thiện pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam nói chung và thực
tiễn giải quyết việc làm ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lao động và việc làm có vai trò rất quan trọng, cho nên đề tài về lĩnh vực
này luôn tạo sức hút mạnh mẽ cho các nhà nghiên cứu, những chuyên gia kinh tế
pháp lý tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra nhiều đề tài khoa học có giá trị.
Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài, công trình nghiên cứu
khoa học về vấn đề này. Dưới góc độ kinh tế - xã hội có thể kể tới một số bài
viết trên các tạp chí như: “Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập” của tác
giả Nguyễn Thị Kim Ngân (Tạp chí Cộng sản số 23 năm 2007), “Giải quyết việc
làm cho lao động Việt Nam: Nghịch lý thiếu, thừa” của tác giả Lan Ngọc (Báo
Lao động số 291 ngày 16/12/2008), “Pháp luật lao động trong quá trình toàn
cầu hóa” của tác giả Phạm Trọng Nghĩa (Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 11
năm 2008), “Việc làm trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta” của tác giả
Nguyễn Tiệp (Tạp chí Lao động – Xã hội số 394 năm 2010), “Cho thuê lại lao
động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt
Nam” của tác giả Lê Thị Hoài Thu (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28
năm 2012).
Bên cạnh đó là các đề tài khoa học: “Đánh giá việc thực hiện chiến lược
việc làm giai đoạn 2001-2005 và xây dựng chiến lược việc làm trong kỳ đại hội
X” của Viện Khoa học Lao động xã hội năm 2004, “Nghiên cứu, đánh giá tác
động về lao động, việc làm và xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO và đề xuất
những giải pháp” của Cục Việc làm năm 2008, “Pháp luật lao động về việc làm
– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thắng Lợi năm 2010,
“Pháp luật về quan hệ lao động Việt Nam – Thực trạng và phương pháp hoàn
thiện” của ĐHQGHN do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ trì.
Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý như: Luận văn Thạc sỹ
luật học: “Việc làm và quy định của pháp luật về việc làm ở Việt Nam – Những
5
vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Quynh (2003), “Pháp luật
lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”
của tác giả Đinh Thị Nga Phượng (năm 2011), “Những vấn đề pháp lý cơ bản về
việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện
nay” của tác giả Lâm Thị Thu Huyền (2011). Ngoài ra, một số chuyên đề tốt
nghiệp như: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”
của Đặng Phước Tuấn (2005),“Giải quyết việc làm cho người lao động thông
qua trung tâm dịch vụ việc làm ở Thành phố Đà Nẵng” của Huỳnh Thị Thu
Hiền (2007).
Các công trình nên trên đã đề cập một cách toàn diện các quy định pháp
luật về việc làm và giải quyết việc làm trên cả bình diện lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, để có cái nhìn đa chiều và góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện pháp
luật giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết,
đặc biệt thực tiễn giải quyết việc làm tại Thành phố Đà Nẵng để góp phần làm
sáng tỏ thêm kho tàng lý luận về giải quyết việc làm ở nước ta trong điều kiện
hội nhập nền kinh tế thế giới.
3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu với mục đích:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết việc làm; phân
tích các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết việc làm.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về
giải quyết việc làm tại Thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động về
giải quyết việc làm và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc
làm tại Thành phố Đà Nẵng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
6
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về vấn đề việc làm và giải quyết việc
làm. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả sẽ vận dụng các nguyên lý của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích làm sáng tỏ các nội
dung nghiên cứu.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, điều tra... làm cơ sở cho quá
trình nghiêm cứu.
5. Ý nghĩa luận văn và thực tiễn của luận văn
Với kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho
sinh viên các trường đại học chuyên luật và không chuyên luật cũng như cán bộ
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách khi nghiên cứu về lĩnh vực này. Bên
cạnh đó, các cá nhân quan tâm, tìm hiểu pháp luật về giải quyết việc làm, về
thực tiễn thực hiện các chính sách giải quyết việc làm tại Thành phố Đà Nẵng
cũng có thể tham khảo.
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thiết thực trong việc giải quyết hiệu
quả vấn đề việc làm trong phạm vi cả nước nói chung và tại thành phố Đà Nẵng
nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và
phạm vi nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về giải quyết việc làm và pháp luật về giải
quyết việc làm.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm và thực tiễn giải
quyết việc làm tại Thành phố Đà Nẵng.
7
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiểu quả giải
quyết việc làm ở Việt Nam và thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng.
Chương 1: Khái quát chung về giải quyết việc làm và pháp luật về giải
quyết việc làm
1.1. Khái quát chung về giải quyết việc làm
1.1.1. Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1.1. Quan niệm việc làm
Việc làm có thể coi là sự tham gia của một cá thể vào tập hợp các hoạt
động có liên quan đến việc sản xuất ra một sản phầm hay dịch vụ nào đó mà
người khác có của cải và mong muốn mua được nó. Việc làm được coi là một
trong những vấn đề sống còn của toàn xã hội. Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
Có thể nhìn nhận việc làm ở hai góc độ khác nhau: dưới góc độ kinh tế xã hội và dưới góc độ pháp lý.
- Dưới góc độ kinh tế - xã hội:
Với mỗi quốc gia, việc làm là phản ánh quan trọng về thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó, nó luôn là vấn đề được xã hội quan tâm
hàng đầu không chỉ ở riêng một quốc gia nào mà còn là vấn đề có tính toàn cầu,
phản ánh sự phát triển của lao động xã hội. Hoạt động kiếm sống là hoạt động
quan trọng nhất của thế giới động vật nói chung và con người nói riêng. Tuy
nhiên, đối với con người, kiếm sống không phải là hoạt động sinh vật đơn thuần
giúp con người thích ứng với tự nhiên, với điều kiện sống mà qua đó còn cải tạo
con người, biến con người từ sinh vật hoang dã thành sinh vật xã hội, có ý thức,
tham gia các quan hệ xã hội, hình thành xã hội.
Theo Phó cố vấn kinh tế Giăng Mu-tê, Văn phòng lao động quốc tế:
“Việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công
8
bằng tiền hoặc hiện vật, có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và
trực tiếp vào nỗ lực sản xuất” [9, trang 10-11]
Theo Guy Hân-tơ, Viện phát triển hải ngoại Luân-đôn (Anh): “Việc làm
theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả
những gì quan hệ đến việc kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và
các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế”.
Giáo sư Sô-nin và Phó Tiến sỹ Ê. Jit-nốp (Liên Xô cũ) lại cho rằng: “Việc
làm là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có
ích trong khu vực xã hội hóa của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ,
trong kinh tế phụ của công trang viên”.
Đối với Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thuật ngữ “việc làm” được đề
cập trong nhiều văn kiện như Tuyên ngôn Philadenphia năm 1944; “Chương
trình việc làm thế giới” năm 1969; Tuyên bố tại Hội nghị việc làm thế giới năm
1976; Công ước số 22 năm 1964... nhưng trong các văn kiện này chưa nêu ra
khái niệm “việc làm”. Đến tận Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1993 của các
nhà thống kê lao động, ILO mới đưa ra quan niệm về người có việc làm và
người thất nghiệp. Theo đó, người có việc làm được hiểu là những người làm
một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật
hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì
lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật; còn
người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm
việc làm hoặc đang chờ trở lại việc làm. Gần đây nhất, năm 2005, Tổ chức Lao
động quốc tế đã đưa vào Từ điển chuyên ngành khái niệm “việc làm”. Theo đó,
“Việc làm là một công việc được trả công. Việc làm cũng đề cập đến số người tự
tạo việc làm và tham gia làm việc để được trả công” [21]. Đây là khái niệm ngắn
gọn, chỉ chung chung đến những công việc do cá nhân thực hiện cho chính bản
thân hoặc cho chủ thể khác để được trả công.
Có thể còn có nhiều khái niệm khác nữa về việc làm. Nhưng dù ở góc độ
nào, khái niệm đó đều thể hiện các tiêu chí định danh việc làm là những dạng
9
hoạt động lao động, trong đó có việc người lao động chi phí sức lao động của
mình với mục đích giành được lợi ích (thu nhập) nào đó, nhằm thỏa mãn như
cầu của bản thân, gia đình và xã hội.
Hoạt động lao động được coi là việc làm có thể được thể hiện dưới các
hình thức khác nhau, đó là: làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương
bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó; làm các công việc để thu lợi
nhuận cho bản thân; làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả
thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó. Như vậy, dù ở
hình thức nào, được trả thù lao trực tiếp hay gián tiếp, thù lao đó được thể hiện
bằng tiền mặt hay lợi ích vật chất khác thì việc làm cũng luôn thể hiện là các
hoạt động tiềm tàng khả năng tạo ra lợi ích hay thu nhập cho người bỏ sức lao
động tiến hành hoạt động đó.
Như vậy, xét về phương diện kinh tế - xã hội, có thể hiểu việc làm là các
hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng hoạt
động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công
nhận.
- Dưới góc độ pháp lý:
Quyền có việc làm được coi là quyền hiến định của mọi công dân. Tuy
nhiên, trước năm 1986, khái niệm việc làm chỉ bó hẹp trong phạm vi những gì
mà pháp luật cho phép. Trong giai đoạn này, chỉ những người trong biên chế
Nhà nước hoặc là xã viên hợp tác xã mới được coi là có việc làm nghiêm chỉnh.
Quan niệm này xuất phát từ việc đề cao các hình thức sở hữu được coi là thể
hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là quốc doanh và tập thể. Bên cạnh
đó, luật pháp cũng không thừa nhận sức lao động là một loại hàng hóa, không
thừa nhận có sự tồn tại của các hiện tượng kinh tế - xã hội như thất nghiệp, thị
trường lao động, quyền tự do kinh doanh của người dân. Nhà nước là chủ sở hữu
lớn nhất và cũng là chủ sử dụng lao động lớn nhất của nền kinh tế, có trách
nhiệm đảm bảo việc làm cho mọi người lao động theo kế hoạch. Từ quan niệm
trên, các quy định pháp lý về vấn đề việc làm chủ yếu thể hiện các chế độ như
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Hữu Dũng (2000), “Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ
CHH-HĐH đất nước”, Tạp chí Lao động và Công đoàn.
2.
Đào Thị Hằng (2003), “Vấn đề bảo vệ người lao động nữ trong Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của BLLĐ”, Tạp chí Luật học.
3.
Nguyễn Thị Hằng (2003), “Xuất khẩu lao động khu vực nông thôn, góp
phần xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Cộng sản.
4.
Trần Văn Hằng (2003), “Xuất khẩu lao động, cơ hội và thách thức”, Tạp
chí Lao động và Xã hội.
5.
Đặng Tú Lan (2002), “Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc
làm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị.
6.
Lưu Bình Nhưỡng (2003), “Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp.
7.
Nguyễn Bá Học và Trần Văn Hoan (chủ biên) (2002), Toàn cầu hóa: Cơ
hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Lao động – Xã hội, Hà Nội.
8.
Luật đưa người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng 2006.
9.
Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
10.
Triển khai bảo hiển thất nghiệp từ 01/01/2009. Báo điện tử Lao động số
297 ngày 23/12/2008.
11
11. Nguyễn Thị Kim Ngân (2007), “Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội
nhập”, Tạp chí Cộng sản số 23 năm 2007.
12.
Lan Ngọc (2008), “Giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam: Nghịch lý
thiếu, thừa”, Báo Lao động số 291 ngày 16/12/2008.
13.
Phan Trọng Nghĩa (2008), “Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu
hóa”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 11 năm 2008.
14.
Nguyễn Tiệp (2010), “Việc làm trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta”,
Tạp chí Lao động – Xã hội số 394 năm 2010.
Lê Thị Hoài Thu (2012), “Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra
15.
đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 28 năm 2012.
16.
Viện Khoa học Lao động xã hội (2004), Đánh giá việc thực hiện chiến
lược việc làm giai đoạn 2001-2005 và xây dựng chiến lược việc làm trong kỳ đại
hội X.
17.
Cục Việc làm (2008), Nghiên cứu, đánh giá tác động về lao động, việc làm
và xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO và đề xuất những giải pháp.
18. Nguyễn Thắng Lợi (2010), Pháp luật lao động về việc làm – Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn.
19.
Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Đề tài nhóm B “Pháp luật về quan hệ
lao động Việt Nam – Thực trạng và phương pháp hoàn thiện” do PGS.TS Lê
Thị Hoài Thu chủ trì.
20. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm năm 2011-2012.
21.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Công ước của Tổ chức Lao
động quốc tế ILO Việt Nam đã phê chuẩn.
22. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Việc làm”.
12
23. Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
24.
Cao Duy Hạ (2011), “Giải quyết việc làm, vấn đề cấp thiết và cơ bản”,
Báo Đại đoàn kết ngày 15/6.
25. Phạm Thị Hoàn (2011), Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động – Thực
trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.
26. Lâm Thị Thu Huyền (2011), Những vấn đề pháp lý cơ bản về việc làm và
giải quyết việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
27.
International Labour Organization, Bureau of Library and Ingormation
Services,
ILO
Thesaurus
2005,
/>
Thesaurus/english.
28. Ngân hàng Chính sách xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện cơ chế
Quản lý và điều hành Quỹ quốc gia về việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐTTg và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ - Đề xuất, kiến
nghị trong thời gian tới.
29.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng,
30. Tổng cục Dạy nghề, .
31. Tổng cục Thống kê, .
32.
Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày
31/8/2007 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài
nước.
33. BáoMới.com, .
34. Công thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, .
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký v
13