Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập: Phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.31 KB, 22 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Đất là tài nguyên thiên nhiên quý giá, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà
nguồn tài nguyên này đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Đất bị ô nhiễm trực tiếp
ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua
đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các mối đe dọa tiềm tàng
lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử
dụng cho con người. Ngoài ra, chất gây ô nhiễm đất có thể có những hậu quả có
hại đáng kể đối với các hệ sinh thái.
Phòng phân tích tổng hợp địa lý, viện Địa Lý - Viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam có nhiều chức năng khác nhau và chức năng chính là tổ chức
nghiên cứu, thí nghiệm phân tích hóa lý, sinh học các dạng tài nguyên môi trường,
đánh giá định lượng các dạng tài nguyên đất và nước. Vậy nên các cơ quan, tổ
chức đã gửi những mẫu đất đến Viện để phân tích, xác định hàm lượng các chất
gây ô nhiễm trong đất, từ đó nhằm tìm ra các phương pháp để xử lý và khắc phục.
Do đang trong thời gian thực tập tại Viện, em đã được Viện giao cho tiến hành
phân tích một số chỉ tiêu Photpho tổng số, Kali dễ tiêu, xác định mùn và xác định
độ chua trao đổi pHKCl của đất, một phần giúp cho công tác của Viện, phần khác
giúp em có thêm kiến thức và kỹ năng thực nghiệm, nâng cao tay nghề và hoàn
thành tốt được kỳ thực tập của mình. Vì vậy em đã chọn chuyên đề thực tập
“Phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường đất”.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập:
Đối tượng thực hiện:
- Các mẫu đất được gửi về đơn vị thực tập và được cơ quan thực tập giao


cho phân tích.
Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: Chuyên đề được thực hiện tại Phòng Phân tích Thí
nghiệm tổng hợp Địa lý – Viện Địa Lý - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
- Về thời gian: Chuyên đề được thực hiện từ ngày 19 tháng 1 năm 2015
đến ngày 10 tháng 4 năm 2015.
Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin: thu thập những tài
liệu liên quan đến quá trình phân tích các chỉ tiêu trong đất.
3


Phương pháp phân tích: mẫu được phân tích theo quy trình phân tích tại
Phòng phân tích tổng hợp Địa lý - Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam theo quy định
hiện hành.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu kết quả đo đạc và phân tích được
xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng với công cụ phần mềm
Excel và phân tích định tính với các phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cuối cùng.
3. Mục tiêu và nội dung chuyên đề:
Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu.
- Nâng cao, rèn luyện tay nghề phân tích.
- Đánh giá được hàm lượng một số chỉ tiêu trong đất.
- Đề xuất được một số biện pháp xử lý ô nhiễm.
Nội dung:
- Phân tích xác định hàm lượng một số chỉ tiêu trong đất.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm và đưa ra một số biện pháp khắc phục, xử lý

thích hợp.
-

4


1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Viện Địa lý:
Viện Địa lý là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số: 24/CP ngày
22/05/1993 của Chính phủ và Quyết định số 19/KHCNQG/QĐ ngày
19/06/1993 của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với hơn 40 năm trưởng
thành và phát triển, Cá nhân và tập thể Viện Địa lý đã được Đảng và Nhà
nước trao tặng nhiều huân, huy chương và các danh hiệu cao quý khác. Huân
chương lao động hạng Nhì (năm 2004), Huân chương lao động Hạng nhất
(năm 2008), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ (năm
2005), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2012), các giải VIFOTECH,
bằng Sáng tạo Khoa học và công nghệ, huân chương lao đông cho các cá
nhân.

Là một viện chuyên ngành về địa lý học, Viện Địa lý có các chức năng và
nhiệm vụ chính như sau:
1.1.1. Chức năng:
- Nghiên cứu cơ bản về khoa học Địa lý và phát triển công nghệ theo các
hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho
công tác quản lý tài nguyên môi trường và xây dựng chính sách chiến
lược, quy hoạch vùng lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng

tránh giảm nhẹ thiên tai và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ Địa lý
có trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp luật.
5


Tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng và biến động của môi trường Địa lý
từng vùng lãnh thổ trên phạm vi cả nước, phục vụ cho quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương và trung ương cho việc khai thác,
sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức đào tạo các cán bộ chuyên ngành Địa lý, tài nguyên môi trường,
bản đồ viễn thám.
1.1.2. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
- Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và những vấn đề
kinh tế - xã hội liên quan nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và của cả nước,
tham gia thẩm định các dự án kinh tế kỹ thuật về khai thác tài nguyên và
phân bố dân cư, tổ chức lãnh thổ.
- Nghiên cứu, đánh giá và dự báo các biến động môi trường địa lý do tác
động của con người và của các quá trình tự nhiên khác nhằm đề xuất các
phương án sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải tạo môi trường
trong chiến lược lâu bền.
- Ứng dụng các phương pháp hiện đại (Viễn thám, tin học, tự động hoá,
bản đồ học,...) trong nghiên cứu Địa lý.
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở sản xuất trong nước
tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời
sống, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói
trên từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học cộng nghệ về địa lý tài

nguyên.
- Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực Địa lý tài nguyên.
- Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ, triển
khai, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực
nghiên cứu của Viện.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện.
1.2.
Phòng Phân tích Thí nghiệm Tổng hợp Địa lý:
-

Lãnh đạo phòng
Trưởng phòng:
TS. LƯU THẾ ANH
Phó trưởng phòng:
ThS. NGUYỄN HOÀI THƯ HƯƠNG
Địa chỉ: Tầng 7, nhà A27, Viện Địalý – Số 18 – Hoàng Quốc Việt- Cầu GiấyHà Nội
6


Email:
Số điện thoại: 043.7912359
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
- Tổ chức nghiên cứu, thí nghiệm phân tích hóa lý, sinh học các dạng tài
nguyên môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá định lượng các dạng tài nguyên đất và
nước.
- Lựa chọn và xây dựng quy trình phân tích phù hợp phục vụ nghiên cứu
địa lý, tài nguyên và môi trường.
- Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến, tiêu chuẩn mới trong
phân tích môi trường.

- Phối hợp và liên kết với hệ thống thí nghiệm ở trạm nghiên cứu. Quản lý
và sử dụng có hiệu quả các thiết bị phân tích được giao.
- Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm địa lý, đánh
giá định lượng tài nguyên đất và nước.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm địa lý, đánh giá định
lượng tài nguyên đất và nước.
1.2.2. Các cán bộ của phòng:
1. TS. Lưu Thế Anh
2. TS. Dương Thị Lịm
3. ThS. Nguyễn Hoài Thu Hương
4. ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
5. ThS. Nguyễn Đức Thành
6. ThS. Nguyễn Thị Huế
7. CN. Nguyễn Thị Hương Thúy
8. CN. Đặng Trần Quân
1.2.3. Các công trình tiêu biểu trong 20 năm gần đây:
- Các đề tài, dự án các cấp: 11 đề tài
- Các công trình công bố: 40 bài báo cáo trên các Tạp chí khoa học quốc
tết và quốc gia
Công tác đào tạo: 04 ThS; 03 CN
1.2.4. Các giải thưởng và phần thưởng KH&CN của tập thể và cá nhân:
02 Bằng khen của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
02 Bằng khen của BCH Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam

7


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1.

Nhiệm vụ được phân công:
- Nắm rõ các quy tắc của phòng thí nghiệm.
- Tìm hiểu và sử dụng các thiết bị, máy đo trong phòng thí nghiệm
- Chuẩn bị tài liệu tham khảo và phân tích xác định các chỉ tiêu của đất: photpho tổng
số, xác định mùn, pHKCl, K dễ tiêu
- Chuẩn bị mẫu cần phân tích.
- Chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất liên quan đến thí nghiệm.
- Phân tich mẫu và xử lý số liệu
2.2.
Nội quy, quy tắc an toàn phòng thí nghiệm:
2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình thủy tinh
- Bếp điện
- Cân điện tử
- Bình hút ẩm
- Máy đo quang
- Máy cất nước
- Cốc thủy tinh các loại
- Đũa thủy tinh
- Ống đong
- Cuvet
- Pipet các loại
- Giấy lọc, giấy đo pH
- Các thiết bị máy móc hiện đại…
2.2.2. Nội quy phòng thí nghiệm:
Điều 1: Đọc kỹ quy trình thực hiện, nghiên cứu tài liệu và nắm rõ quy trình
trước khi làm thí nghiệm.
Điều 2: Phải mặc áo khoác thí nghiệm (Blouse) khi làm việc trong phòng thí
nghiệm; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, v.v) khi làm việc với chất
độc, chất dễ cháy, chất dễ nổ, axít, kiềm đặc…

Điều 3: Làm việc nghiêm túc, cẩn thận, không đùa giỡn gây mất trật tự. Nếu
làm hư vỡ dụng cụ do cẩu thả, không đúng kỹ thuật thì phải bồi thường.
Điều 4: Tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành máy móc và thiết bị trong quá
trình làm việc tại phòng thí nghiệm. Ghi nhật ký sử dụng máy móc, thiết bị thí
nghiệm vào sổ nhật ký sau mỗi lần sử dụng.
Điều 5: Không được vứt giấy lọc, các chất rắn, axit, kiềm, các chất dễ cháy, dễ
bay hơi vào bồn nước rửa mà phải đổ đúng nới quy định của phòng thí nghiệm.
8


Điều 6: Không hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm.
Điều 7: Không tiếp khách phòng thí nghiệm.
Điều 8: Làm xong thí nghiệm, trước khi ra về phải rửa sạch dụng cụ, sắp xếp
lại hóa chất làm vệ sinh chỗ làm thí nghiệm, khóa điện nước xong, bàn giao cho tổ
trực trước khi ra về.
Điều 9: Thực hiện tiết kiệm điện, nước, vật tư, hóa chất; giữ gìn vệ sinh sạch
sẽ và ngăn nắp trong phòng.
2.2.3. Quy tắc an toàn phòng thí nghiệm:
Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các
khí độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió. Cần
tìm hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả
năng cháy, nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc.
• Làm việc với các chất độc.
Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et 2O, Me2CO,
ROH, dầu hoả, xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được
phép đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên
bếp điện kín.
Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,...
Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong

dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu.
• Làm việc với các chất dễ nổ:
KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro)... cũng
như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính thủy tinh (làm
bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương
mặt.
Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn
đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không
lưu ý vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và
luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun
nóng axit đặc hoặc kiềm đặc.
Lưu ý: Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất
rắn đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp
không lưu ý vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng
cặp và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi
đun nóng axit đặc hoặc kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng
9


2.3.
2.3.1.


-



-

-


cụ cứu hoả, các bình chữa cháy và hộp thuôc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể
xử lí nhanh chóng và hiệu quả.
Quy trình và kết quả phân tích các chỉ tiêu:
Xác định tổng Photpho trong đất (TCVN 6499:1999)
Nguyên tắc:
Phản ứng giữa ion octophotphat và một dung dịch axit chứa molidat và ion
antimony tạo ra phức chất antimony photphomolipdat.
Khử phức chất bằng axit ascobic tạo thành phức chất molipden màu xanh đậm.
Đo độ hấp thụ của phức chất để xác định nồng độ octophotphat.
Phân hủy một số hợp chất photpho hữu cơ và polyphotphat bằng axit H 2SO4 và
HNO3 để chuyển sang dạng octophotphat phản ứng với molipdat.
Phá mẫu bằng hỗn hợp dung dịch axit H2SO4 đặc và HClO4:
Dùng cân phân tích cân 1g đất đã qua rây 1mm, cho đất vào bình tam giác chịu
nhiệt dung tích 50ml.
Thêm vào bình một ít nước cất cho mẫu đất hơi ẩm rồi cho vào 8ml H 2SO4 đặc, lắc
nhẹ, cho vào khoảng 10 giọt HClO 4 70%. Đậy bình bằng chiếc phễu nhỏ, đốt từ từ
cho nhiệt độ tăng dần.
Đun trên bếp cho đến khi dung dịch bắt đầu chuyển thành màu trắng thì tiếp tục đun
thêm 20 phút nữa. Toàn bộ thời gian phá hủy mẫu hết khoảng 30-40 phút.
Để nguội, dùng nước cất rửa và chuyển dung dịch vào bình định mức 50ml, định
mức đến 50ml.
Pha hóa chất:
+ Chuẩn bị dung dịch H2SO4 5N: 70ml H2SO4 đặc định mức 500ml bừng nước
cất.
+ Dung dịch Tetrat: Hòa tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O trong 500ml
nước cất.
+ Dung dịch Molipdat: Hòa tan 20g (NH 4)6Mo7O24 .4H2O vào nước định mức
500ml.
+ Dung dịch axit ascorbic: Hòa tan 1,76g axit ascorbic trong 100ml nước cất.

Dung dịch bền trong 1 tuần ở 4oC.
Hỗn hợp thuốc thử: 100ml hỗn hợp gồm: 50ml H2SO4 5N + 5ml dung dịch
K(SbO)C4H4O6.1/2H2O + 15ml dung dịch (NH4)6Mo7O24 .4H2O + 30ml axit
ascorbic, để ở nhiệt đồ phòng, lắc đều trong vài phút. Dung dịch để được trong 4
giờ.
Dung dịch chuẩn: Hòa tan trong nước 0,2195g KH 2PO4.2H2O định mức 1 lít được
nồng độ 50mgP/l. Hút 50ml dung dịch gốc (50mgP/l) định mức 1 lít, được dung
dịch chuẩn 2,5mgP/l.
10



-







Phân tích mẫu:
Hút 5ml dung dịch sau khi phá mẫu cho vào bình định mức 50ml. Thêm 2 giọt
phenolphthalein rồi dùng NaOH để trung hòa (Thêm vào từ từ cho đến khi dung
dịch xuất hiện màu hồng).
Thêm tiếp 8ml hỗn hợp thuốc thử, định mức đến vạch và tiến hành đo quang ở bước
sóng 880nm.
Xây dựng thang chuẩn:
Chuẩn bị 5 bình định mức dung tích 50ml, lần lượt cho vào các thể tích khác nhau
của dung dịch chuẩn 2,5mgP/l: 0 – 0,25 – 0,5 – 1 – 1,5ml.
Thêm vào mỗi bình 8ml thuốc thử, định mức đến vạch.

Tính kết quả:
Từ phương trình đường chuẩn y = ax + b, ta có:
Cđo = (mgP/l)
Cmẫu = Cđo . f
mmẫu = Cmẫu . Vmẫu.10-6. (gP2O5)
% P2O5 =
Thang đánh giá (Theo phương pháp Loren):

%P2O5
Đánh giá
< 0,01
Đất nghèo P
0,01 - 0,05
Trung bình
0,05 - 0,1
Đất khá
> 0,10
Giàu P
Bảng 2.1. Thang đánh giá hàm lượng Photpho tổng số
• Kết quả phân tích:
Mẫu
%P2O5
So sánh thang đánh giá
HK1
0,052
Đất khá
HK2
0,065
Đất khá
TC2

0,022
Đất trung bình
TC3
0,043
Đất trung bình
CĐ5
0,039
Đất trung bình
CĐ11
0,067
Đất khá
Bảng 2.2. Kết quả phân tích hàm lượng photpho tổng số
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy các mẫu đất HK1, HK2,
CĐ11 đều có hàm lượng photpho nằm trong khoảng 0,05 – 0,1 % nên các mẫu này
thuộc loại đất có hàm lượng photpho khá. Các mẫu TC2, TC3, CĐ5 có hàm lượng
photpho nằm trong khoảng 0,01 – 0,05% nên các mẫu này thuộc loại đất có hàm
lượng photpho trung bình.
2.3.2. Xác định Kali dễ tiêu (TCVN 8662:2011)
• Nguyên tắc:
11











Dùng chất chiết rút thích hợp (Phòng thí nghiệm tổng hợp Địa lý dùng chất
chiết rút là CH3COONH4 1M) chiết Kali thành dạng hòa tan (K +) rồi định lượng
hàm lượng K+ theo phương pháp đo trên máy hấp thụ nguyên tử bằng quang kế
ngọn lửa.
Hóa chất:
CH3COONH4 1N : Cân 77 gam CH 3COONH4 pha trong nước cất đến 1000ml.
Dùng NH4OH hoặc CH3COOH để chỉnh cho pH =7.
Dung dịch KCl chuẩn : Hòa tan 1,584 gam KCl khan bằng 1000ml dung dịch
CH3COONH4 1N.
Phân tích mẫu:
Cân 5g đất đã qua rây 1mm
Thêm 50ml dung dịch CH3COONH4 1N rồi lắc trong 1 giờ, sau đó để lắng rồi lọc.
Hút 5ml dung dịch lọc vào bình định mức 100ml và định mức bằng dung dịch
CH3COONH4 1N.
Xác định kali bằng thiết bị quang kế ngọn lửa.
Dãy dung dịch chuẩn:
Lấy 5 bình định mức 100ml, lần lượt thêm vào từ 0 đến 10ml dung dịch KCl tiêu
chuẩn (0,005mg K2O/ml), thêm amoni axetat (CH3COONH4 1N) đến 100ml. Tiến
hành đo cường độ phát xạ quang của dung dịch chuẩn bằng thiết bị quang kế ngọn
lửa bằng ngọn lửa axetilen – không khí 2125 – 2397oC.
Tính kết quả:
Hàm lượng K2O trong 100g đất (mg/100g) =
Với Cđo là nồng độ trong dung dich đem đo cường độ phát xạ (mgK2O/ml)
V1 là thể tích dịch lọc lấy để phân tích (ml)
V2 là thể tích hiện màu (ml)
V là thể tích dung dịch chiết mẫu
W là lượng đất cân (g)
K là hệ số khô kiệt
Thang đánh giá (theo Matlova):
Kdt (mg/100g)


Đánh giá

<4

Rất nghèo

4 – 12
12 - 20
> 20

Nghèo
Trung bình
Giàu

Bảng 2.3. Thang đánh giá hàm lượng Kali dễ tiêu
• Kết quả phân tích:
12


2.3.3.










Mẫu
mgK2O/100g
So sánh thang đánh giá
HK1
17,90
Trung bình
HK2
16,17
Trung bình
TC2
13,90
Trung bình
TC3
28,40
Giàu
CĐ5
15,27
Trung bình
CĐ11
17,21
Trung bình
Bảng 2.4. Kết quả phân tích hàm lượng kali dễ tiêu
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy các mẫu đất HK1,
HK2,TC2,CĐ5, CĐ11 đều có hàm lượng kali dễ tiêu nằm trong khoảng 12 - 20
mgK2O/100g nên các mẫu này thuộc loại đất có hàm lượng đạm trung bình. Mẫu
TC3 có hàm lượng kali nằm trong khoảng > 20 mgK2O/100g nên mẫu này thuộc
loại đất giàu đạm.
Xác định pHKCl của đất (TCVN 5979:2007)
Nguyên lý:
Dùng dung dịch Kali clorua 1,0mol/l (pH từ 5,8 đến 6,0) tác động vào đất.

Hóa chất:
Dung dịch KCl 1M: Cân 149g muối KCl vào cốc, hòa tan với nước cất rồi định mức
trong bình định mức 2 lít.
Chuẩn bị mẫu đo:
Cân 20g đất đã qua rây 2mm.
Thêm 100ml dung dịch KCl 1M rồi khuấy đều dung dịch.
Đo mẫu:
Bước 1: Mở nắp đầu điện cực, rửa sạch bằng nước cất và lau khô bằng giấy
mềm.
Bước 2: Nhấm phím ON để mở máy.
Bước 3: Nhúng đầu điện cực vào dung dịch mẫu cần đo khoảng 2-3cm, lắc
nhẹ dung dịch.
Bước 4: Chờ chỉ số trên màn hình ổn định rồi đọc giá trị.
Bước 5: Rửa sạch điện cực bằng nước cất, lau khô và đo mẫu tiếp theo.
Bước 6: Sau khi kết thúc đo, ấn OFF để tắt máy.
Vệ sinh máy đo:
Sau khi đo xong rút điện cực ra khỏi dung dịch, rửa sạch bằng nước cất và lau
khô bằng giấy mềm, cho đầu điện cực vào lại dung dịch KCl 3mol/l để bảo vệ điện
cực.
Thang đánh giá (theo phương pháp Daicuhara):
pHKCl
<4
4.1 – 4.5

Đánh giá
Rất chua
Chua
13



4.6 – 5.0
Chua vừa
5.1 – 5.5
Chua ít
5.6 – 6.5
Gần trung tính
6.6 – 7.0
Trung tính
7.1 – 7.5
Kiềm yếu
7.6 – 8.0
Kiềm
Bảng 2.5. Thang đánh giá độ chua trao đổi của đất pHKCl
• Kết quả phân tích:
Mẫu

2.3.4.



-



pHKCl

So sánh thang
đánh giá
HK1
3,74

Rất chua
HK2
4,05
Chua
TC2
3,98
Rất chua
TC3
3,72
Rất chua
CĐ5
6,02
Gần trung tính
CĐ11
5,17
Chua ít
Bảng 2.6.Kết quả phân tích độ chua trao đổi trong đất pHKCl
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy các mẫu đất HK1, TC2,
TC3 đều có pH < 4 nên các mẫu này thuộc loại đất rất chua. Mẫu HK2 có pH nằm
trong khoảng 4.1 – 4.5 nên mẫu này thuộc loại đất chua. Mẫu CĐ5 có pH trong
khoảng 5.6 – 6.5 nên nó thuộc loại đất gần trung tính. Mẫu CĐ11 có pH trong
khoảng 5.1 – 5.5 nên mẫu này thuộc loại đất chua ít.
Xác định hàm lượng mùn trong đất (TCVN 4050 – 85)
Nguyên lý phương pháp:
Chất hữu cơ của đất, dưới tác dụng của nhiệt độ, bị dung dịch K 2Cr2O7 +
H2SO4 (1:1) oxi hóa. Lượng K2Cr2O7 còn dư được dùng dung dịch muối có tính khử
là FeSO4 hay muối Morh 0,2N để chuẩn. Chất chỉ thị cho quá trình này là axit
phenyanthranilic, màu chuyển từ đỏ mận sang xanh lá cây (hoặc chỉ thị là
diphenylamine)
Hóa chất:

K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (1:1): cân 40g K2Cr2O7 tinh khiết, nghiền bằng chày
trong cối sử, hòa tan trong 500ml nước. (có thể đốt nóng nhẹ để hòa tan nếu cần),
lọc rồi đinh mức trong bình định mức 1 lít, đổ dung dịch vào bình định mức 2 lít rồi
rót từ từ H2SO4 đặc vào, vừa rót vừa lắc nhẹ, nếu quá nóng phải để nguội rồi lắc
tiếp, cho đến thể tích 2 lít.
Dung dịch muối Morh 0,2N: Cân 80g (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O hòa tan trong nước,
thêm 20ml H2SO4 rồi định mức 1 lít.
Chỉ thị axit phenylanthranilic: 0,2g hòa tan trong 100ml Na 2CO3 0,2% (Sự hóa màu
đen dần về sau này không ảnh hưởng gì đến việc sử dụng chỉ thị).
Quá trình phân tích:
14


Đất được phơi khô, nhặt sạch rễ thực vật, gia công qua rây 2mm và được nghiền
mịn đến dạng bụi.
- Cân 0,3 g đất cho vào bình tam giác chịu nhiệt 250ml rồi cho 1 ít nước cất vào để
làm ẩm đất.
- Dùng buret cho từ từ đúng 10ml K 2Cr2O7 0,4N vào bình, lắc nhẹ bình tránh để bám
đất lên thành bình.
- Đậy bình bằng 1 chiếc phễu rồi đun trên bếp cách cát cho dung dịch sôi ở 180 oC
đúng 5 phút.
- Lấy ra để nguội, dùng bình tia rửa xung quanh thành bình để rửa dicromat bám trên
thành bình.
- Cho vài giọt axit phenylanthranilic 0,2% và chuẩn độ bằng dung dịch muối Morh
0,2N đến khi dung dịch chuyển từ đỏ mận sang màu xanh lá cây.
- Làm song song với mẫu trắng với các bước như trên.
• Tính kết quả:
Chất hữu cơ (%) =
Với: Vmt là thể tích muối Morh dùng để chuẩn độ mẫu trắng(ml)
Vm là thể tích muối Morh dùng để chuẩn độ mẫu môi trường (ml)

CN là nồng độ đương lượng của muối Morh
W là khối lượng đất cân ban đầu (g)
-

15


Thang đánh giá (Theo phương pháp Chiurin):

%OM
Đánh giá
<1
Rất nghèo
1–2
Nghèo
2–4
Trung bình
4-8
Giàu
>8
Rất giàu
Bảng 2.7. Thang đánh giá hàm lượng mùn trong đất
• Kết quả phân tích:
Mẫu
%OM
So sánh thang đáng giá
HK1
1,27
Nghèo
HK2

1,51
Nghèo
TC2
0,78
Rất nghèo
TC3
1,29
Nghèo
CĐ5
0,32
Rất nghèo
CĐ11
0,66
Rất nghèo
Bảng 2.8. Kết quả phân tích hàm lượng mùn trong đất
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy các mẫu đất HK1,
HK2,TC3 có hàm lượng mùn nằm trong khoảng 1 – 2 % nên các mẫu này thuộc
loại nghèo mùn. Mẫu TC2, CĐ5, CĐ11 có hàm lượng mùn nằm trong khoảng <1
% nên các mẫu này thuộc loại đất rất nghèo mùn..

16


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau 2 tháng thực tập, dưới nền tảng là những kiến thức được tập thể
giảng viên khoa Môi trường truyền đạt tại trường Đại họcTài nguyên và Môi
trường Hà Nội và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô Lê Thị
Trinh cùng TS. Lưu Thế Anh, TS. Dương Thị Lịm và cùng tập thể nghiên cứu
viên phòng Phân tích thí nghiệm tổng hợp Địa Lý – Viện Địa Lý đã giúp em

hoàn thành bản báo báo thực tập này.
Trong 2 tháng này, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức mới, được
tiếp xúc với nhiều loại máy móc, thiết bị mới, được thực hành các quy trình,
các cách làm mới, giúp em nâng cao tay nghề phân tích. Bên cạnh những kiến
thức về chuyên ngành còn là kiến thức thực tế, là thái độ nghiêm túc, trách
nhiệm với công việc được giao và phong cách làm việc độc lập, khoa học, rèn
luyện cho em thêm tính tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo.
Đặc biệt em càng ý thức hơn tầm quan trọng của một kỹ thuật viên môi
trường cũng như các vấn đề môi trường cần chú trọng. Thiết nghĩ em càng
thêm yêu môi trường, thêm yêu nghề là động lực để em theo đuổi ước mơ là
một kỹ thuật viên môi trường lành nghề.
Kiến nghị
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức của một sinh viên còn có
nhiều hạn chế,chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong các
thầy cô giáo cùng cán bộ hướng dẫn nhận xét, đánh giá bổ sung để bản báo
cáo này của em được hoàn thiện hơn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Khoa, 2011. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB
2.

3.
4.

5.
6.
7.


Giáo Dục, 304 trang.
ThS. Trịnh Thị Thắm và ThS. Đàm Thị Minh Tâm, 2012. Giáo trình quan trắc và
phân tích môi trường đất, chất thải rắn và mẫu sinh học, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, 122 trang.
TS. Dương Thị Lịm, 2014. Quy trình phân tích các chỉ tiêu trong đất, Phòng phân
tích thí nghiệm tổng hợp Địa lý – Viện Địa Lý, 60 trang.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6499:1999. Chất lượng đất – Xác đinh photpho –
Phương pháp quang phổ xác định photpho hòa tan trong dung dịch natri
hidrocacbonat, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 10 trang.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8662:2011. Chất lượng đất – Phương pháp xác định
Kali dễ tiêu, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, 8 trang.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5979:2007. Chất lượng đất – Xác định pH, Bộ Khoa
học và Công nghệ, 12 trang.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4050 – 85. Đất trồng trọt – Phương pháp xác định
tổng số chất hữu cơ, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 8 trang.

18


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Nhật ký thực tập:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh
MSV: DC00100085
Khoa: Môi trường
Ngành: Kỹ thuật môi trường
GVHD: TS. Lê Thị Trinh
Chuyên đề thực tập: Phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường đất.

Cơ quan thực tập: Viện địa lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam
Từ ngày: 19/01/2015 đến ngày 06/04/2015
Lịch làm việc cụ thể tại cơ quan:
Sáng: Từ 7h30 đến 11h30
Chiều: Từ 13h30 đến 17h30
Các ngày từ thứ 2 đến thứ 6
STT
1
2

3

4

5

6

Thời gian
Công việc
Tuần 1
-Làm quen với mọi người nơi thực tập.
(19/01 – 23/01) -Tham quan nơi làm việc.
-Nắm rõ nội quy phòng thí nghiệm.
Tuần 2
-Đọc tài liệu
(26/01 – 30/01) -Tìm hiểu cách sử dụng một số loại máy móc
trong phòng thí nghiệm.
-Đọc tài liệu

Tuần 3
-Chuẩn bị các mẫu đất:phơi đất, rây đất, và bảo
(02/02 – 06/02)
quản mẫu.
-Đọc tài liệu về phân tích chỉ tiêu Photpho tổng số
trong đất.
-Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cần thiết và tiến hành
Tuần 4
phân tích xác định hàm lượng tổng photpho trong
(09/02 – 13/02) đất.
-Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị, lau chùi phòng thí
nghiệm sau khi làm xong.
-Cất hóa chất và dụng cụ đúng nơi quy định.
-Đọc tài liệu về phân tích chỉ tiêu Kali dễ tiêu
trong đất.
-Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cần thiết và tiến hành
Tuần 5
phân tích xác định hàm lượng Kali dễ tiêu trong
(02/03 – 06/03) đất.
- Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị, lau chùi phòng thí
nghiệm sau khi làm xong.
-Cất hóa chất và dụng cụ đúng nơi quy định
Tuần 6
-Đọc tài liệu xác định pHKCl.
(09/03 – 13/03) -Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cần thiết và tiến hành
phân tích xác định pHKCl
19


7


8
9
10

- Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị, lau chùi phòng thí
nghiệm sau khi làm xong.
-Cất hóa chất và dụng cụ đúng nơi quy định
-Đọc tài liệu xác định hàm lượng mùn trong đất.
-Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất cần thiết và tiến hành
Tuần 7
phân tích xác định hàm lượng mùn trong đất
(16/03 – 20/03) - Rửa sạch các dụng cụ, thiết bị, lau chùi phòng thí
nghiệm sau khi làm xong.
-Cất hóa chất và dụng cụ đúng nơi quy định
Tuần 8
-Tổng hợp và tính toán kết quả của từng chỉ tiêu.
(23/03 – 27/03)
Tuần 9
-Chuẩn bị tài liệu liên quan và viết báo cáo.
(30/03 – 03/04)
Tuần 10
-Viết và hoàn chỉnh báo cáo.
(06/04 – 10/04)

20





Phụ lục 2: Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện chuyên đề:

Hình 2.1. Cân kỹ thuật thí nghiệm Hình 2.2. Cân điện tử electronic
4 số lẻ
scale capacity 500g
EP42(C )/144 (C )/214 (C ) OHAUS

Hình 2.3. Máy đo pH – HANNA
HI2211

21

Hình 2.4. Máy so màu UV/VIS
V-530


Hình 2.5. Máy hấp thụ nguyên tử
Perkin Elmer

Hình 2.6. Các mẫu sau khi phân
tích và thang chuẩn P
được chuẩn bị để đo Abs

Hình 2.7. Tiến hành chuẩn độ và
xây dựng thang chuẩn P

Hình 2.8. Giúp nghiên cứu viên
đưa mẫu vào cuvet để tiến hành
đo Abs


22



×