Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

chủ đề tich hop liên môn:HOA kì SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 22 trang )

CHỦ ĐỀ
HOA KÌ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
a. Cơ sở xây dựng chủ đề
- Nội dung về vị trí địa lí, khái quát lịch sử và sự phát triển của nền kinh tế
Hoa Kì trong chương trình SGK lịch sử lớp 12 ở trường THPT và các đơn vị kiến
thức của môn địa lí có liên quan
- Môn lịch sử, lớp 12 chương trình cơ bản: bài 6 Nước Mĩ; gồm sự phát triển
kinh tế Hoa Kì sau chiến tranh thế giới thứ 2, nguyên nhân của sự phát triển, đối
ngoại
- Môn địa lí lớp 11, bài 6 Hoa Kì; kiến thức môn địa lí liên quan đến vị trí địa
lí.
- Như vậy, có thể tích hợp xây dựng thành chủ đề liên môn Hoa Kì sau chiến
tranh thế giới thư hai trên cơ sở kiến thức của môn lịch sử và địa lí.
- Phương án dạy học chủ đề Hoa Kì sau chiến tranh thế giới thứ 2
- Thời lượng dạy học chủ đề này là 1 tiết được lấy từ quỹ thời gian của môn
lịch sử lớp 12: 1 tiết của bài 6, môn địa lí lớp 11 liên hệ của bài 6.
- Thời điểm thực hiện chủ đề vào học kì 1 lớp 12
- Nội dung còn lại của bài 6 lớp 11. Hoa Kì của môn địa lí lớp 11 giáo viên
vẫn tổ chức dạy học bình thường.
b. Nội dung chủ đề:
Chủ đề liên môn Hoa Kì sau chiến tranh TG 2 được xây dựng bao gồm
những nội dung sau:
Liên hệ được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì
Phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
Trình bày được sự phát triển về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó
của nước Mĩ
Trình bày được những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai : .


c. Ý nghĩa xây dựng chủ đề
Việc cấu trúc lại nội dung bài học Hoa Kì thành chủ đề " Hoa Kì sau chiến
tranh TG 2" bao gồm cả kiến thức về lịch sử và địa lí là cần thiết vì:
- Khắc phục được tình trạng trùng lặp nhau về nội dung, tránh việc cả hai
môn học đều tổ chức dạy học, giảm được thời gian học tập cho học sinh, qua đó
khắc phục được tình trạng thiếu sự liên hệ, tác động giữa kiến thức lịch sử và địa lí
của chủ đề. Học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức của môn lịch sử còn vận dụng
kiến thức của môn địa lí trong việc xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của
Hoa Kì, sự phát triển của các ngành kinh tế Hoa Kì.
- Tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức
tổ chức dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu, thông
qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực cho học sinh.
1


- Nội dung học tập của bài được sử dụng, xây dựng thành chủ đề với các hoạt
động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có
gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu truoc ở nhà, trên lớp; từ đó góp phần
giảm tải những đơn vị kiến thức trùng lập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
ở trường PT.
2. Mục tiêu của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề:
a. Về kiến thức.
- Khái quát được vị trí địa lí của Hoa Kì ở châu Mĩ
- Trình bày được sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kì từ sau chiến tranh thế
giới thứ 2 đến năm 2000 và nguyên nhân của nó.
- Nhận xét và đánh giá được những nguyên nhân của sự phát triển của kinh tế
Hoa Kì, từ đó HS có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ nền kinh tế Hoa Kì để phát
triển kinh tế đất nước.
- Nét chính trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì Liên hệ được chính sách

đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kì
b. Kỹ năng: Phân tích, so sánh, tổng hợp và kĩ năng khai thác và sử dụng
bản đồ, tranh ảnh.
c. Thái độ.
- Có một nhận thức khách quan và toàn diện hơn về nước Mĩ và con người
Mĩ( tính thực tế, ý chí vươn lên vì sự phát triển của mỗi người và cộng đồng xã
hội, tinh thần yêu chuộng tự do dân chủ)
- Thấy được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với công cuộc công nghiệp hóa - hiện
đại hoá đất nước.
- Tự hào về thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trước một đế quốc Mĩ hùng mạnh.
d. Các năng lực chính hướng tới
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, làm việc theo nhóm, năng lực tự học...
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, số liệu thống kê, ảnh, sử
dụng bản đồ
+ Năng lực thực hành:
• Sử dụng và khai thác lược đồ Hoa Kì về: địa lí, kinh tế và các tranh ảnh có
liên quan về sự phát triển của Hoa Kì.
• Phân tích, so sánh được mối liên hệ, tác động của nền kinh tế Hoa Kì với
Việt Nam.
• Nhận xét những ảnh hưởng của kinh tế Hoa Kì với kinh tế khu vực và thế
giới.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH
1. Bảng mô tả
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
vận dụng thấp Vận dung cao
1. Vị trí địa lí
Biết được vị

Hiểu
được Phân
tích
trí địa lí, phạm những thuận được những
vi lãnh thổ của lợi về địa lí thuận lợi về
Hoa Kì .
của Hoa Kì
địa lí của Hoa

2


2. Sự phát triển

Trình bày
của nền kinh tế được sự phát
Hoa Kì và
triển của nền
những nguyên
kinh tế Hoa Kì
nhân của nó
từ sau chiến
tranh TG 2
đến 2000 và
nguyên nhân
của nó
3. Chính sách Trình
bày
đối ngoại của được
chính

Hoa Kì
sách đối ngoại
của Hoa Kì từ
sau
chiến
tranh TG 2

Hiểu
được
những nguyên
nhân dẫn đến
sự phát triển
của nền kinh
tế Hoa Kì.

-Phân tích
được nguyên
nhân dẫn đến
sự phát triển
đó của nước
Mĩ, nguyên
nhân nào quan
trọng nhất.

Rút ra được
những bài học
kinh nghiệm
từ nền kinh tế
Hoa Kì để
phát triển kinh

tế nước ta.

-Hiểu được sự
thay đổi trong
chính sách đối
ngoại của Hoa
Kì.

- Phân tích
được những
nét
chính
trong
chính
sách đối ngoại
của Mĩ từ sau
Chiến
tranh
thế giới thứ
hai đến nay

-Nhận
xét
được
chính
sách đối ngoại
và chiến lược
toàn cầu của
Mĩ.
- Liên hệ tình

hình hiện nay

2. Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Em hãy cho biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì? Với
vị trí đó Hoa Kì có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 2: Trình bày những thành tựu kinh tế của Hoa Kì sau chiến tranh thế giới
thứ 2 đến 1973? Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển thần kì của nền kinh tế
Hoa Kì?
Câu 3: Theo em, trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan
trọng nhất? tại sao?
Câu 4: Việt Nam có thể học tập được gì từ Hoa Kì để phát triển kinh tế đất
nước?
Câu 5: Trình bày những thành tựu kinh tế của Hoa Kì từ 1973 đến 2000
Câu 6: Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kì từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2 đến 2000? Nêu nhận xét của em về chính sách đối ngoại và chiến lược toàn
cầu của Hoa Kì
Câu 7: Sự kiện nào mở ra mối quan hệ ngoại giao mới của Hoa Kì với phe
XHCN ?
Câu 8: Nêu suy nghĩ của em về tình hình an ninh của Hoa Kì dẫn đến sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kì hiện nay?
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Kế hoạch chung
Thời Tiến trình dạy
gian
học

Hoạt động của học sinh

Hỗ trợ của
giáo viên


Kết quả - sản
phẩm dự kiến
(tên và yêu cầu
của sản phẩm;
tiêu chí đánh
giá)
3


Tiết
1

GV giao nhiệm Tiếp nhận nhiệm vụ của GV
vụ
-Em hãy cho biết về vị trí
địa lí của Hoa Kì? Với vị trí đó
Hoa Kì có những thuận lợi gì?
-Trình bày những thành
tựu kinh tế của Hoa Kì sau
chiến tranh thế giới thứ 2?
Những nhân tố nào thúc đẩy
sự phát triển thần kì của nền
kinh tế Hoa Kì?
-Theo em, trong những
nguyên nhân trên, nguyên
nhân nào là quan trọng nhất?
tại sao?
-Việt Nam có thể học tập
được gì từ Hoa Kì để phát triển

kinh tế đất nước?
-Khái quát chính sách đối
ngoại của Hoa Kì từ sau chiến
tranh thế giới thứ 2? Nêu
nhận xét của em về chính
sách đối ngoại và chiến lược
toàn cầu của Hoa Kì

GV chuyển
giao nhiệm vụ
cho HS bằng
các câu hỏi;
Cung cấp tư
liệu, hình ảnh,
lược đồ, biểu
đồ về vị trí địa
lý, kinh tế,
chính sách đối
ngoại của Hoa
Kì để định
hướng hỗ trợ
học sinh.

Phát phiếu học Thực hiện chủ đề về Hoa Kì Chuẩn bị kế
tập, phân công theo kế hoạch và những định hoạch thực hiện
nhiệm vụ
hướng của GV đã nêu ra
dự án, phiếu
đánh giá sản
phẩm và những

hỗ trợ khác cho
việc thực hiện
dự án của HS
Hỗ trợ học sinh
Báo cáo và
Báo cáo kết quả làm việc
Lắng nghe các
đánh giá nhiệm của nhóm; Lắng nghe và
nhóm trình bày;
vụ thực hiện đánh giá sản phẩm của nhóm Nêu câu hỏi;
khác; Thảo luận tổng kết vấn Tiến hành đánh
đề nghiên cứu
giá sản phẩm
nhóm;
Nhận xét và
tổng kết hoạt
động nhóm

HS nêu được
những hiểu biết
ban đầu có thể
chưa đầy đủ về:
Vị trí địa lý,
thành tựu kinh
tế, nguyên nhân
phát triển kinh tế
và chính sách
đối ngoại của
Hoa Kì, mối
quan hệ ngoại

giao giữa Việt
Nam với Hoa
Kỳ.

Kế hoạch thực
hiện dự án của
nhóm: Phân
công nhiệm vụ,
thống nhất địa
điểm và cách
thức tiến hành
Bản thuyết
trình báo cáo,
clip và kết quả
tìm hiểu.
Bảng đánh giá
hoạt độngcủa cá
nhân trong
nhóm;
Kết quả đánh
giá sản phẩm
của nhóm
4


2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu,
- Tranh ảnh, phim tư liệu; Bản đồ, lược đồ, biểu đồ.
- Các tư liệu có liên quan về Hoa Kì

- Bài giảng điện tử, bản kế hoạch phân công tổ chức nhiệm vụ cho học sinh
b. Học sinh:
- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu cuả giáo viên.
3. Các hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
(Địa 11 dạy)
I.Vị trí địa lí
*Hoạt động 1: Vấn đáp
-Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi
Qua kiến thức lớp 11 hãy nêu vị
trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Hoa
Kì? Với vị trí đó Hoa Kì có những
thuận lợi và khó khăn gì?
-Bước 2:
Học sinh dựa vào kiến thức đã
học lớp 11 kết hợp với xem hình để trả
lời
-Bước 3:
Học sinh nhận xét câu trả lời của a.Lãnh thổ
-Lãnh thổ Hoa Kì gồm phần rộng lớn ở trung
bạn
Giáo viên nhận xét, chốt ý và lưu tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo
Ha-oai.
bảng

-Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn
8 triệu km2 với chiều dài từ đông sang tây
khoảng 4500 km và chiều dài từ bắc xuống

nam 2500 km.
Đây là khu vực rộng lớn nên thiên nhiên
có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa,
từ phía nam lên phía bắc.
Hình dạng lãnh thổ cân đối, thuận lợi
cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
-Vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm
chính:
Nằm ở bán cầu Tây.
Giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương
và Thái Bình Dương.
Tiếp giáp Ca-na-da và gần với các nước
Mĩ La tinh.

b.Thuận lợi:
- Có thị trường tiêu thu rộng lớn.
- Trong hai cuộc chiến tranh thế giới
đất nước không bị tàn phá mà giàu lên
nhờ chiến tranh.
5


- Giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường,
phát triển kinh tế biển.
II. Nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973:

SỬ 11 dạy
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Bước 1:
Giáo viên chia lớp thành 4

nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm 1 câu hỏi
trong thời gian 4 phút
-Bước 2: Giáo viên giao câu hỏi cho
các nhóm
-Nhóm 1: Trình bày những thành tựu
kinh tế của Hoa Kì sau chiến tranh thế
giới thứ 2 đến 1973? Những nhân tố
nào thúc đẩy sự phát triển của Hoa Kì?
-Nhóm 2: Theo em, trong những
nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là
quan trọng nhất? tại sao?
-Nhóm 3: Việt Nam có thể học tập
được gì từ Hoa Kì để phát triển kinh tế
đất nước?
-Nhóm 4: Trình bày những thành
tựu kinh tế của Hoa Kì từ 1973 đến
2000?
-Bước 3:
Học sinh dựa vào nội dung sách
giáo khoa, hình ảnh do giáo viên cung
cấp để làm việc
-Bước 4:
Học sinh trả lời câu hỏi thảo luận
-Bước 5:
Học sinh nhận xét câu trả lởi của
các nhóm
Giáo viên nhận xét, chốt ý và lưu a. Kinh tế:
bảng
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế
-Nhóm 1: trả lời, giáo viên chốt ý

mĩ phát triển mạnh mẽ:
+ Nông nghiệp: Năm 1949, sản lượng bằng
hai lần của các nước Anh, Pháp, CHLB Đức,
Italia, Nhật cộng lại.
+Công nghiệp: khoảng nửa sau những năm
40, Mĩ chiếm hơn một nữa sản lượng công
nghiệp toàn thế giới, năm 1948 là hơn 56%
+Tài chính: Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại
trên mặt biển, ¾ trữ lượng vàng của thế giới,
kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm

6


kinh tế thế giới
-Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành
trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
*Nguyên nhân:
- Lãnh thổ rộng, TNTN phong phú, nguồn
nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng
động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lời từ
bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- Áp dụng những thành tựu cách mạng KHKT hiện đại để nâng cao năng xuất, hạ giá
thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản
xuất.
- Các công ty Mĩ có sức sản xuất, cạch tranh
lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
-Các chính sách và biện pháp điều tiết của
chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng thúc đẩy

sản xuất.
b. Khoa học-kĩ thuật:
Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa họckĩ thuật hiện đại với nhiều thành tựu: công cụ
sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới…

*Gợi ý: (Câu hỏi của nhóm 2 và nhóm
3 học sinh cần nắm được các ý sau)
-Nhóm 2: Theo em, trong những
nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là
quan trọng nhất? tại sao?
HS có thể chọn bất kì trong những
nguyên nhân trên, lí giải hợp lí về sự
lựa chọn đó.
-Nhóm 3: Việt Nam có thể học tập
được gì từ Hoa Kì để phát triển kinh tế
đất nước?
+ Tận dụng những điều kiện thuận
lợi của đất nước để phát triển kinh tế.
+ Đưa ra những chính sách phù hợp
phát huy thế mạnh của quốc gia.
+ ứng dụng khoa học - kĩ thuật để
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
-Nhóm 4: trả lời, giáo viên chốt ý

III. Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000:
1.Kinh tế Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991:
- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng
hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm
vào khủng hoảng và suy thoái: Năng suất lao

động 1974-1981 giảm còn 0,43%/năm,
Hệ thống tiền tệ-tài chính, tín dụng rối
loạn
1974 dự trữ vàng chì còn hơn 11 tỉ
USD

7


- Từ năm 1983, kinh tế bắt đầu phục hồi và
phát triển trở lại.
2. Kinh tế Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000:
-Trong thập kỉ 90, tuy có trãi qua những đợt
suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới:
Năm 2000, GDP của Mĩ đạt 9765 tỉ USD,
bình quân GDP đầu người là 34600 USD
Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn
thế giới
b. Khoa học-kĩ thuật:
-Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh
sáng chế của toàn thế giới.
IV.Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm
1945 đến năm 2000.

*Hoạt động 3: Vấn đáp
-Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi
Khái quát chính sách đối ngoại của
Hoa Kì từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2 đến 2000? Nêu nhận xét của em
về chính sách đối ngoại và chiến lược

toàn cầu của Hoa Kì?
-Bước 2:
Học sinh dựa vào sách giáo
khoa kết hợp với xem hình để trả lời
-Bước 3:
Học sinh nhận xét câu trả lời của
bạn
Giáo viên nhận xét, chốt ý và lưu
bảng

a. Chính sách đối ngoại:1945-1973
- Thực hiện chiến lược toàn cầu với 3 mục
tiêu lớn:
+ Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên
thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc,
công nhân và cộng sản quốc tế…
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
-Hòa hoãn với các nước lớn để chống lại
phong trào cách mạng thế giới: 1979, Mĩ và
Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao…
b. Chính sách đối ngoại:1973-1991
-Thực hiện “chiến lược toàn cầu” và theo
đuổi “chiến tranh lạnh”.
- Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô đã chính
thức tuyên bố chấm dứt “ chiến tranh lạnh”.
c. Chính trị và đối ngoại:1991-2000
Thực hiện chiến lược “ cam kết và mở rộng”
với 3 mục tiêu:
- Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân

sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng
động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu “ Thúc đẩy dân chủ” để
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

-Phần Nhận xét học sinh cân nắm
được:
8


+ Chính sách đối ngoại
 Thể hiện tham vọng bá chủ thế
giới của Hoa Kì.
 Chính sách của Mĩ chuyển từ
đối đầu sang đối thoại với các nước
XHCN
+ Chiến lược toàn cầu:
 Cơ bản thất bại ( sự phát triển
mạnh mẽ của Nhật, Đức, Pháp; nhà
nước XHCN còn tồn tại: Cuba, Việt
Nam, Trung Quốc, Triều Tiên...)
 Hoa Kì vẫn là cường quốc số 1
thế giới.
*Hoạt động 4: Phát vần
-Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi
Sự kiện nào mở ra mối quan hệ ngoại
giao mới của Hoa Kì với phe XHCN ?
-Bước 2:
Học sinh dựa vào kiến thức đã học lớp

11 kết hợp với xem hình để trả lời
-Bước 3:
Học sinh nhận xét câu trả lời của
bạn
Giáo viên nhận xét, chốt ý và lưu
bảng
Hoạt động 4 học sinh chỉ cần nắm được
các ý sau
+ Tháng 2-1972 Tổng thống Nixon sang
thăm Trung Quốc đến 1979 thiết lập quan hệ
ngoại giao.
+ Tháng 5-1972 Tổng thống Nixon sang
thăm Liên Xô
+ Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao

với Việt Nam, Cu Ba
*Hoạt động 5: Vấn đáp
-Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi
Nêu suy nghĩ của em về tình hình an
ninh của Hoa Kì dẫn đến sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa
Kì hiện nay?
-Bước 2:
Học sinh dựa vào kiến thức đã học lớp
11 kết hợp với xem hình để trả lời
-Bước 3:
Học sinh nhận xét câu trả lời của
9



bạn
Giáo viên nhận xét, chốt ý và lưu
bảng
Hoạt động 5 học sinh chỉ cần nắm được
các ý sau
- Nền an ninh của Mĩ chưa được
đảm bảo
- Tăng cường chống khủng bố trên phạm
vi thế giới.

- Mĩ tăng cường hiện diện của mình
ở biển Đông
3. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà
a.Tổng kết bài:
- Tình hình kinh tế Mĩ từ năm 1945-1973? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh
tế Mĩ, nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Tình hình kinh tế Mĩ từ năm 1973-1991 diễn ra như thế nào?
- Tình hình kinh tế Mĩ từ năm 1991-2000 diễn ra như thế nào?
-Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến nay?
b Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1945 đến năm
1950?
- Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1950 đến năm
1973?
- Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1973 đến năm
1991?
- Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ năm 1991 đến năm
2000?
- Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu?
THÔNG TIN HỖ TRỢ

1.Thông tin về vị trí địa lí:

10


Nước Mỹ§ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một
quận liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái
Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico
ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp
với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng
có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái
Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ.
Với 9,83 triệu km2, Mỹ là quốc gia lớn hạng thứ ba về diện tích sau Nga và
Trung Quốc
Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả
các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii
và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải
California.

11


2.Thông tin về Kinh
tế:
Hoa Kỳ có một
nền kinh tế hỗn
hợp tư
bản
chủ
nghĩa§ được

kích
thích bởi tài nguyên
thiên nhiên§ phong
phú, một cơ sở hạ
tầng phát triển tốt, và
hiệu
suất
cao.
12


Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế§, tổng sản phẩm nội địa§ của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỷ đô
la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới§.[5] Đây là tổng sản phẩm nội địa
lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên
hiệp châu Âu§ ở sức mua tương đương năm 2006.[72] Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế
giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa
trên đầu người theo sức mua tương đương§.[5]Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa
lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada§, Trung
Quốc, México§, Nhật Bản§, và Đức§ là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.
[73] Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng
đầu về nhập cảng.[74] Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, đầu năm 2015 là
18 471 090 985 000 USD.Theo Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thì con số nợ này không tính
khoản nợ của tiểu bang và nợ địa phương và chưa bao gồm các khoản chi cho các
chương trình an sinh và Medicare. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ
của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.[75] Phía cạnh tư
nhân chiếm phần lớn nền kinh tế§. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4%
tổng sản phẩm nội địa.[76] Nền kinh tế là hậu công nghiệp§, với khía cạnh dịch vụ
đóng góp khoảng trên 75%tổng sản phẩm nội địa§. Ngành thương nghiệp dẫn đầu,
tính theo tổng doanh thu là buôn bán sỉ và lẻ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và
bảo hiểm.[77] Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường§ công nghiệp§ với các sản phẩm hóa

học§ dẫn đầu ngành sản xuất.[78] Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên
thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.[79] Đây là nước sản xuất năng lượng
điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa
lỏng, nhôm§, sulfur§, phosphat§, và muối. Nông nghiệp§ chỉ chiếm 1% GDP
nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.[80] Vụ mùa hái ra tiền dẫn
đầu của Hoa Kỳ là cần sa§ mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.
[81]
Phố Wall§ là nơi
có Sở Giao dịch Chứng
khoán
New
York§ (NYSE)
Ba phần tư các cơ sở
làm ăn tại Hoa Kỳ không
có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng
có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân
được trả lương; năm 2002§, chiếm 59,1 phần trăm giao dịch.[82] Hoa Kỳ xếp hạng
ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới§.[83] So
với châu Âu§, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông
thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn.[84] Sở Giao dịch
Chứng khoán New York§ lớn nhất thế giới theo giá trị đô la§.
Năm 2005§, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần
trăm làm việc toàn thời gian.[85] Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong
ngành cung cấp dịch vụ.[86] Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và
trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn người hàng đầu.[87] Khoảng 12 phần trăm
13


công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn§, so với 30 phần trăm tại Tây Âu§.
[88] Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế

giới§.[83] Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công
nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn.
Giữa năm 1973§ và 2003§, công việc một năm cho một người Mỹ trung bình tăng
199 giờ.[89] Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất
trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên
mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950§ và thập niên 1990§; công nhân
tại Na Uy§, Pháp§, Bỉ§, vàLuxembourg§ hiện nay là các nước có hiệu xuất sản
xuất trên giờ lao động cao hơn.[90]
3.Thông tin về Khoa học và Kỹ thuật
Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ
cuối thế kỷ 19. Mỹ còn dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và
yếu tố tác động. Mỹ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến
đổi gen, trên phân nữa những vùng đất của thế giới dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật
sinh học là ở Mỹ.
Dù có ngành khoa học không gian vũ trụ phát triển nhưng Hoa Kỳ lại khá lệ
thuộc vào Nga trong vấn đề động cơ tên lửa. Nga đang là nhà cung cấp động cơ tên
lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. Dù đang cố phát triển động cơ riêng nhưng tập đoàn tên lửa
vũ trụ Energomash hồi cuối tháng cũng đã tuyên bố, từ khâu thử nghiệm cho đến
khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD
và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế vẫn sẽ
nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm vì bất cứ lý do gì[113] và mẫu nâng
cấp của tên lửa Antares sẽ được trang bị các động cơ mới mua

14


15


4.Thông tin về Quan hệ đối ngoại và quân sự

Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà
khiến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp
thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D.C.§, và nhiều
lãnh sự quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ
bộ ngoại giao tại Mỹ. Tuy nhiên, Cuba§, Iran§, CHDCND Triều Tiên§, Bhutan§,
và Sudan§không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ.[63]
Người theo chủ nghĩa cô lập§ Mỹ thường hay bất hòa với những người theo
chủ nghĩa quốc tế cũng giống như những người theo chủ nghĩa chống đế quốc bất
hòa với những người đề xướng cổ võ cho thuyết Vận mệnh hiển nhiên§ (Manifest
16


Destiny) và Đế quốc Mỹ§. Chủ nghĩa đế quốc của Mỹ tại Philippines§ đã bị Mark
Twain§, triết học gia William James§, và nhiều người khác chỉ trích nặng nề. Sau
này, Tổng thống Woodrow Wilson§ đã đóng vai trò chính trong việc thành lập Hội
Quốc Liên§ nhưng Thượng viện Hoa Kỳ§ cấm không cho Hoa Kỳ trở thành thành
viên của tổ chức này. Chủ nghĩa cô lập§ đã trở thành một chuyện trong quá khứ
khi Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc§, trở thành
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc§ và là nơi đóng tổng
hành dinh Liên Hiệp Quốc§. Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt với Anh Quốc§ và
liên hệ chặt chẽ với Australia§, New Zealand§, Nhật Bản§,Israel§, và các thành
viên đồng sự NATO§. Hoa Kỳ cũng làm việc bên cạnh các quốc gia láng giềng
qua Tổ chức các quốc gia châu Mỹ§ và những thỏa thuận tự do mậu
dịch§ như Thỏa thuận Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ§ ba bên với Canada§ và México§.
Năm 2005, Hoa Kỳ đã chi tiêu 27,3 tỷ đô la trong chương trình trợ giứp phát triển
chính thức, đứng nhất trên thế giới. Tuy nhiên nếu tính theo tỉ lệ tổng lợi tức quốc
gia§ (GNI), sự đóng góp của Hoa Kỳ chỉ là 0,22 phần trăm, đứng thứ hai mươi
trong 22 quốc gia viện trợ tài chánh. Mặt khác, các tổ chức phi chính phủ như các
quỹ, công ty, và các tổ chức tôn giáo và giáo dục tư nhân đã cho tặng 95,5 tỷ đô la.
Tổng số 122,8 tỷ đô la lần nữa đứng hạng nhất trên thế giới và hạng bảy tính theo

phần trăm tổng lợi tức quốc gia§.[64]
Ngày nay, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với
rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của
Hoa Kỳ ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị, kinh tế của từng khu vực.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu lý giải về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với lý
thuyết về toàn cầu hóa. Khi mà Hoa Kỳ càng có quan hệ tốt với nhiều nước, lượng
hàng hóa lưu thông sẽ càng nhiều. Nói cách khác, chính sách của Hoa Kỳ trong
thời đại mới là làm giàu và thúc đẩy nâng cao dân trí cho các nước khác trên thế
giới, với mục đích thúc đẩy thương mại trong một thế giới không còn tồn tại "cực".
Hàng không mẫu
hạm§ USS Ronald Reagan§
Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ
nhiệm các lãnh đạo của quân đội, bộ trưởng quốc phòng§ và Bộ tổng tham mưu
Liên quân Hoa Kỳ§ (Joint Chiefs of Staff). Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ§ giám sát các
lực lượng vũ trang, bao gồm Lục quân§, Hải quân§, Thủy quân lục chiến§,
và Không quân§. Tuần duyên Hoa Kỳ§ nằm dưới quyền quản trị của Bộ Nội
An§ trong thời bình và thuộc Bộ Hải quân§ trong thời chiến. Năm 2005, quân đội
có 1,38 triệu quân hiện dịch,[65]cùng với hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như
Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia§. Tổng cộng tất cả 2,3 triệu người. Bộ
Quốc phòng cũng mướn khoảng 700.000 nhân viên dân sự, không kể những nhân
công hợp đồng. Phục vụ quân sự là tình nguyện mặc dù tổng động viên có thể xảy
ra trong thời chiến qua hệ thống tuyển chọn nhập ngũ. Việc khai triển nhanh các
lực lượng Mỹ được cung ứng bởi một đội ngũ lớn phi cơ vận tải của Không quân
và các phi cơ tiếp liệu trên không, hạm đội của Hải quân với 11 hàng không mẫu
17


hạm§ hiện dịch, và các đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh trên biển thuộc
các Hạm đội Đại Tây Dương§ và Hạm đội Thái Bình Dương§ của Hải quân. Bên
ngoài biên giới Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ khai triển 770 căn cứ và cơ sở tiện ích

trên tất cả các lục địa§, trừ Nam Cực.[66] Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên
toàn cầu, các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một "đế quốc của các căn
cứ."[67]
Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ năm 2016 là 598 tỉ Mỹ kim§, chiếm 46 phần
trăm chi tiêu quân sự trên toàn thế giới và lớn hơn chi tiêu quân sự của 14 nước
xếp kế tiếp cộng lại. Chi tiêu quân sự tính theo đầu người là 1.756 đô la, khoảng 10
lần trung bình của thế giới.[68] Khoảng 4,06 phần trăm tổng sản phẩm nội địa, chi
tiêu quân sự của Hoa Kỳ đứng hạng một trong số 172 quốc gia.[69] Ngân sách
chính thức của Bộ Quốc phòng năm 2016 là 577 tỉ USD. Tổn phí tổng cộng được
ước tính cho cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq§ đến năm 2016 là 2.267 tỷ đô la.
[70] Đến ngày 4 tháng 9§ năm 2008§, Hoa Kỳ đã mất 4.152 binh sĩ trong suốt
cuộc chiến và 30.324 bị thương.[71]

18


19


20


Mĩ tăng cường hiện diện ở biển Đông

21


Hạm đội tàu sân bay tác chiến Mỹ luôn sẵn sàng ứng phó
với những tình huống bất ngờ tại châu Á-Thái Bình Dương


22



×