Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo thực tập: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.15 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua được sự giúp đỡ của các anh chị trong
phòng Tài nguyên môi trường thành phố Lạng Sơn và các ban có liên quan. Tôi
đã hiểu rõ, nắm bắt được nguồn gốc phát sinh, quy trình thu gom và phương
thức quản lý chất thải rắn và đã áp dụng vào bài báo cáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ,các anh chị ở phòng tài
nguyên và môi trường thành phố Lạng Sơn đặc biệt là anh Trần Tiến Công đã
giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Có được ngày hôm nay, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô
của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và tôi cũng xin trân thành
cảm ơn cô Tạ Thị Yến đã hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa thực tập, dẫn dắt tôi
hoàn thành bài báo cáo này.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước
đầu làm quen với thực tế công việc vì vậy bài thực tập của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi kính mong tiếp tục có những ý kiến đóng góp của các anh
chị trong phòng tài nguyên và môi trường thành phố Lạng Sơn của thầy, cô giáo
đã dạy dỗ tôi để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH



3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề:
Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đối
với cuộc sống con người. Cùng với phát triển kinh tế xã hội đặt ra cho chúng ta
vấn đề bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Với Lạng Sơn, hiện nay xu thế đô thị hoá ngày càng phát triển, thành phố
Lạng Sơn là thành phố trẻ trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ ngày 17 tháng
10 năm 2002, có tổng diện tích tự nhiên 7.769,0 ha (77,96 km 2). Thành phố
Lạng Sơn nằm ở trung tâm của tỉnh Lạng Sơn, có mạng lưới giao thông đường
sắt, đường bộ liên huyện - liên tỉnh rất thuận tiện trong việc lưu thông với các
tỉnh lân cận và mọi miền trên cả nước, đáp ứng cho phát triến kinh tế - xã hội
của tỉnh nói chung và của thành phố Lạng Sơn nói riêng. Trong những năm qua,
thực hiện chính sách kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế và chính sách bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có tác
động mạnh mẽ, trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành như: thương mại dịch vụ - du lịch, kim ngạch biên mậu ngày càng tăng.
Xu thế đô thị hóa phát triển khiến tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống
nhân dân được cải thiên vậy nhu cầu sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể
kết quả là chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng lên tạo sức ép cho công tác quản lý
thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh những kết quả đạt được công
tác quản lý, thu gom và xử lý trên địa bàn thành phố còn rất nhiều tồn tại và gặp
phải không ít khó khăn, bức xúc chưa được khắc phục; công tác quản lý, thu
gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng;
ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường còn thấp.
Vì vậy tôi xin chọn đề tài : “ Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại thành phố Lạng Sơn ” để cùng đánh giá lại hiện trạng và công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt của thành phố và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng công tác quản lý, thu gom và xử lý trước những tác động của quá
trình phát triển kinh tế. Kêu gọi sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các
tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư vào công tác vệ sinh môi trường.

4


2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề nghiên cứu hiện trạng và công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn.

-

Phạm vi nghiên cứu:



Về không gian: Thực hiện chuyên đề tại phòng Tài nguyên và môi trường thành
phố Lạng Sơn.



Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 04 tháng 02 năm 2014 đến ngày 14
tháng 4 năm 2015.

-

Phương pháp nghiên cứu:




Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Được sự giúp đỡ của anh Trần Tiến Công đã viết giấy giới thiệu tôi sang
các phòng ban như phòng quản lý đô thị, cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, trạm y tế
dự phòng của tỉnh Lạng Sơn, chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn để xin số
liệu liên quan đến vấn đề mà tôi nghiên cứu.
Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan được lưu trữ
tại các cơ quan, ban ngành.
Các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình...), kinh tế xã hội (tình hình phát triển sản xuất, mức sống người dân...), các tài liệu.
Các thông tin, tài liệu, số liệu đặc thù như khối lượng chất thải rắn, đô thị,
sinh hoạt, du lịch… là những cơ sở để điều tra xác định nguyên nhân của việc
phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Lạng Sơn từ đó đưa ra các biện
pháp cải thiện tình trạng trên.
Xây dựng mẫu phiếu điều tra:
Trước khi tiến hành lập phiếu điều tra, cần xem xét tất cả các yếu tố ảnh
hưởng và các vấn đề có liên quan đến chất lượng đất trên cơ sở các thông tin, tài
liệu... đã thu thập được để từ đó xác định các câu hỏi điều tra nhằm đạt được các
mục đích đã đề ra. Hình thức, cách dùng từ, thứ tự sắp xếp các câu hỏi phải hợp
lý và khoa học, thuận lợi cho việc điều tra. Tùy theo từng mục đích mà có thể sử
dụng các hình thức câu hỏi trong phiếu điều tra như sau:
+ Câu hỏi mở
5


+ Câu hỏi lựa chọn
+ Câu hỏi định lượng



Xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu tôi dùng các phương pháp sau để xử lý:
+ Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong
quá trình xử lý thông tin, số liệu thành phần chất thải răn sinh hoạt,phiếu điều
tra…
+ Phương pháp xây dựng bản đồ: sử dụng chủ yếu trong quá trình thành
lập tỷ lệ phần trăm các thành phần của chất thải rắn sinh hoạt hay sự so sánh của
2 nhóm đối tượng (2 xã) không chịu ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi rác thải
+ Phương pháp điều tra thực địa: được sử dụng xuống trạm chung chuyển
rác của cty Huy Hoàng …
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong phần, xử lý thông tin,
số liệu, kết luận kiến nghị, phần đánh giá hiện trạng môi trường….
3. Mục tiêu và nôi dung của chuyên đề
a,Mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành
phố Lạng Sơn- tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại thành phố Lạng Sơn- tỉnh Lạng Sơn.
b, Nội dung:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường chất thải sinh hoạt của thành phố
Lạng Sơn về nguồn gốc phát sinh, thành phần khối lượng của chất thải rắn sinh
hoạt từ đó đánh giá được các ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường và
sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá về hiện trạng công tác quản lý như công tác thu gom,vận
chuyển và công tác xử lý chất thải rắn.
- Đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả của công tác quản lý như biện
pháp luật pháp chính sách, phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền giáo dục và
biện pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.
6



7


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1.

Địa chỉ cơ quan thực tập
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lạng Sơn là một phòng ban
trực thuộc UBND thành phố Lạng Sơn có địa chỉ tại số 30 đường Lê Lợi,
phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Kinh phí hoạt động của phòng Tài
nguyên và Môi trường thành phố ,việc sử dụng con dấu Quốc huy của Ủy ban
Nhân dân thành phố thực hiện theo cơ chế “một cửa một dấu”.

2.

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Cơ cấu tổ chức của phòng gồm có 01 trường phòng, 02 phó phòng ,01 kế
toán, 5 chuyên viên về lĩnh vực đất đai và 3 chuyên viên về lĩnh vực môi trường
có nhiệm vụ như sau:



Trưởng phòng là cô Lại Thị Vân người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân thành phố về toàn bộ công tác của phòng. Đồng thời, chịu sự hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Nội vụ tỉnh quản lý.




Phó Trưởng phòng là anh Trần Đức Thọ và chị Trần Thị Mai Anh người giúp
việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công
việc cụ thể của phòng, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần
việc được phân công phụ trách và được Trưởng phòng ủy quyền thực hiện một
số công việc cụ thể khi đi vắng.



Tổ tài chính tổng hợp có chị Lâm Ngọc Oanh nhiệm vụ luân chuyển hồ sơ liên
quan đến công tác của tổ chuyên môn. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan.
Làm việc với kho bạc thanh quyết toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên
trong phòng.



Tổ đất đai gồm 05 chuyên viên là bác Nông Văn Hiên, chị Lê Thanh Thủy, anh
Nguyễn Trung Kiên, anh Nguyễn Hữu Nam, anh Nguyễn Anh Huy có nhiệm vụ
giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất đai (cho 5 phường, 3 xã) như cấp giấy
chứng nhân quyền sử dụng đất; giao đất; thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng
đất, đăng kí cập nhật biến động, chỉnh lý các tài liệu về đất đai bản đồ, đo đạc
đất thực địa, cung cấp hồ sơ giải quyết các vụ chanh chấp đất đai…

8




Tổ môi trường gồm bác Nguyễn Văn Trọng, anh Trần Tiến Công, anh Ngô Văn
Đoàn có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề nóng về môi trường như ô nhiễm do
họat động giết mổ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ.

Quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh đã ký cam kết bảo vệ môi trường và
ĐTM. Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và các qui định về
bảo vệ môi trường, quản lý vệ sinh đô thị (công tác vệ sinh đường phố, công tác
thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp).

3.

Các dự án môi trường đã đang và sẽ thực hiện.
Các dự án môi trường mà phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện
trong năm qua là điều tra,xác minh các thôn bản tiêu chí môi trường số 17 trong
bộ tiêu chí nông thôn mới trình lên UBND thành phố xem xét để công nhận xã
Mai Pha,xã Quảng Lạc là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

9


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
-

Rác của khu dân cư
Đây là nguồn thải chính rác thải rắn sinh hoạt. Đó là một phần tất yếu của
hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình. Rác thải được sinh ra từ nguồn này rất
lớn rất đa dạng và phức tạp. Rác thải ở đây chủ yếu là : thức ăn thừa, túi nilon,
bao bì…. Hiện nay,tỷ lệ túi nilon được sử dụng và thải ra ngày một lớn.
Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế xã hội du lịch,thương mại
làm cho nguồn rác thải có xu hướng càng gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống
của người dân trên địa bàn thành phố và đòi hỏi cần có biện pháp thu gom, xử lý

một cách có hiệu quả hơn nữa.

Hình 2.1 Hình ảnh thu gom rác của các hộ gia đình tại phường Vĩnh Trại
thành phố Lạng Sơn
(Nguồn: Tự chụp)
-

Rác thải nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Do các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh và thành phố đều tập trung ở địa
bàn thành phố Lạng Sơn nên hoạt động của các nhà hàng khách sạn và các cơ sở
sản xuất kinh doanh ở thành phố phát triển khá mạnh, điều này đã tạo ra nguồn
10
Trạm trung
chuyển
(lưu giữ, xử lý…)


thải như: thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp giấy vụn…. đa phần rác thải của các cơ
sở này được kí hợp đồng dài hạn với công ty TNHH Huy Hoàng.
-

Rác thải của cơ quan, trường học.
Địa bàn thành phố Lạng Sơn là khu vực tập chung nhiều cơ quan trường
học do đó lượng rác thải cũng khá lớn nhưng thành phần không phức tạp, không
gây nhiều tác động tới môi trường xung quanh và phần nào cũng được các đơn
vị quan tâm chú ý kí kết hợp đồng thu gom vận chuyển

-

Rác thải từ chợ

Thành phố Lạng Sơn có hệ thống chợ trung tâm nổi tiếng là điểm đến của
nhiều khách du lịch, ngoài ra còn một số chợ cóc và chợ tự phát. Rác thải ở đây
đa dạng thành phần nhiều chủng loại, do đó nó tạo nên những tác động xấu tới
môi trường xung quanh. Do thành phần ở đây rất phức tạp như: rau quả, rác thải
sinh hoạt,bao bì,túi nilon,hàng hóa thực phẩm ế thừa hư hỏng và là nơi tập
chung của các lò giết mổ gia súc gia cầm… cho nên đây là khu mầm bệnh đe
dọa an toàn vệ sinh môi trường. Mặt khác, do phức tạp về thành phần nên đã gây
nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý của của công ty TNHH Huy Hoàng.
Năm 2014 Lạng Sơn đón cơn bão số 2 và số 3 một nửa thành phố chìm
trong biển nước những điểm trũng như chợ Đông Kinh hay chợ Giếng Vuông bị
ngập nặng. Lũ rút đi để lại những hậu quả nghiêm trọng, khu vực chợ Giếng
Vuông và chợ Đông Kinh ngập trong rác, bùn đất bốc mùi tanh hôi thối gây ảnh
hưởng đến hoạt động của các tiểu thương trong chợ và mất vệ sinh môi trường.

Hình 2.2 Chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn sau cơn bão số 3
11


(Nguồn: Báo điện tử Lạng Sơn)

12


-

Rác thải từ hoạt động du lịch
Giai đoạn năm 2010-2020 ngành du lịch thành phố đã có bước phát triển
mạnh đạt nhiều kết quả như tăng về lượng khách du lịch, doanh thu, cơ sở vật
chất kỹ thuật..góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, tạo việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

Bình quân phát thải từ chất thải rắn từ hoạt động du lịch dao động khoảng
0,4 – 1kg/người/ngày (báo cáo chất thải rắn sinh hoạt đô thị Việt Nam 2010).
Trên cơ sở các loại hình hoạt động du lịch và số lượt khách du lịch đến thành
phố Lạng Sơn năm 2014, ước tính chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch là
0,55kg/người/ngày.
Hiện nay, chất thải rắn phát sinh từ nguồn du lịch được thu gom và xử lý
cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư,cơ quan,công sở,
trường học…
2.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Theo số liệu thống kê của công ty TNHH Huy Hoàng gửi cho phòng Tài
nguyên môi trường thành phố Lạng Sơn khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh
trong một ngày trên địa bàn thành phố là 80 tấn/ngày nhưng tổng lượng chất thải
được thu gom là 77 tấn/ngày đạt 96,25% tỷ lệ chất thải được thu gom. Số liệu
niêm giám thống kê năm 2014 thành phố Lạng Sơn, tổng dân số của thành phố là
92.097 người với 25.394 hộ sinh sống, Mật độ dân số đạt 1.179 người/km 2. Mật
độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất ở các phường trung tâm
như: Phường Hoàng Văn Thụ, phường Vĩnh Trại, phường Đông Kinh như vậy
bình quân chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố tính theo đầu người là
0,869 kg/người/ngày.đêm. Vào những dịp lễ hội du khách thập phương đổ về đây
du lịch và tham gia lễ hội thì lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tăng lên nhiều lần.
Đây mới chỉ là số liệu của công ty quản lý và thu gom được nhưng trên thực tế
vẫn còn tồn tại nhiều lượng rác thải ngoài tầm kiểm soát của công ty.
Do dân số ngày càng tăng, kinh tế phát triển, các hoạt động dịch vụ thương mại, xây dựng ngày càng phát triển, đặc biệt là ý thức của người dân
ngày càng nâng cao tỉ lệ thu gom ngày càng tăng chứng tỏ khối lượng rác cũng
tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường
đã có những ảnh hưởng tốt đến ý thức người dân.
13


14



Bảng 2.1 Khối lượng rác thải qua các năm từ 2010 đến 2014
Năm
Lượng rác (tấn/ngày)

2010
72,5

2011
74,7

2012
76,4

2013
78,6

2014
80

(Nguồn: phòng TNMT thành phố Lạng Sơn)
Thực tế cho thấy lượng rác thải sinh hoạt tăng qua các năm không chỉ có
các yếu tố như điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội chi phối mà yếu tố
quan trọng nhất là sự gia tăng dân số. Trong những năm qua có sự mở cửa hoạt
động hợp tác giao thương buôn bán giữa 2 nước Việt - Trung , do dân cư ở các
tỉnh khác lên tìm kiếm cơ hội việc làm dẫn đến sự gia tăng dân số của thành phố
Lạng Sơn kéo theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng qua các năm.
2.1.3 Thành phần và tỷ lệ % rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn trên địa bàn thành phố chủ yếu là rác thải sinh hoạt, không

được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn rồi sau đó chuyển đến bãi chôn
lấp.Mạng lưới thu gom đang dần được cải thiện, phủ hầu khắp trên địa bàn thành
phố Lạng Sơn, tuy nhiên ý thức giữ gìn vệ sinh của nhân dân còn chưa cao, việc
người dân đổ rác bừa bãi không đúng giờ, không đúng quy định còn diễn ra khá
phổ biến nhất là ở các khu vực chợ lớn như chợ Giếng Vuông, chợ Đông
Kinh….gây ra ô nhiễm môi trường.
Bảng 2.2 Thành phần,khối lượng và tỷ lệ % các loại chất thải rắn sinh hoạt
tên địa bàn thành phố Lạng Sơn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thành phần chất thải rắn
Chất hữu cơ
Nilon, nhựa
Cao su,giẻ vụn, da
Giấy, bìa các tông
Kim loại
Thủy tinh
Gạch, đá
Tổng

Khối lượng
(kg/ngày)

46.000
5.760
5.120
5.040
1.120
960
16.000
80.000

Tỷ lệ (%)
57,5
7,2
6,4
6,3
1,4
1,2
20
100

(Nguồn :Tổng hợp của phòng quản lý đô thị thành phố Lạng Sơn 2014)
Về thành phần chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của thành phố Lạng
Sơn thì phần lớn là chất thải rắn hữu cơ. Chất thải nguy hại chiếm rất ít, các chất
15


thải có thể tái chế lại cũng không nhiều, do người dân đã thu lại để tái sử dụng
hoặc để bán cho các cơ sở phế liệu. Kết quả phân tích thành phần cơ bản của
chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Lạng Sơn được trình bày trong hình dưới
đây:


Hình 2.3: Tỷ lệ các loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Lạng Sơn
( Nguồn: Phòng quản lý đô thị thành phố Lạng Sơn)
2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường cảnh quan và
sức khỏe cộng đồng
2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan
Trong 5 năm qua, lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố ngày càng
gia tăng. Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vì thế
cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến chất
thải rắn. Hàng năm thành phố Lạng Sơn chi 8,1 tỷ đồng từ ngân sách thành phố
và 1,9 tỷ đồng do đóng góp của người dân vào công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Không những thế, chất thải rắn sinh hoạt và hoạt
động thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn nếu không được kiểm soát tốt, ô
nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt có thể diễn ra nghiêm trọng.
Bảng 2.3 Bảng trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải
rắn sinh hoạt đối với các loại hình môi trường khác nhau.
Yếu tố môi
trường

Không khí

Nước

16

Các chất/ vấn đề ô nhiễm
Khí sinh học biogas hình thành từ bãi
chôn lấp do quá trình phân hủy các
thành phần sinh học trong chất thải có
chứa rất nhiều loại khí độc hại như

NH3, CO2, CH4, H2S, các hợp chất hữu
cơ bay hơi
Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông
thường, còn có PCBs, PAHs, các hợp
chất dioxins và furans
Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu
vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi ở
các ao hồ, sông ngòi và kênh rạch
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do

Nguồn phát sinh
Bãi chôn lấp

Thiêu đốt
Thiếu ý thức, hiểu biết của
người dân
Nước rỉ rác từ các bãi chôn


Đất

Tiếng ồn
Mùi
Vi khuẩn và
sinh vật mang
mầm bệnh

nước rỉ rác chưa được xử lý từ các bãi
chôn lấp không hợp vệ sinh thải ra
môi trường bên ngoài đặc biệt là ô

nhiễm kim loại nặng
Suy thoái đất và ô nhiễm kim loại
nặng, hóa chất do thẩm thấu từ các bãi
chôn lấp.
Mất quỹ đất do sử dụng đất để xây
dựng các bãi chôn lấp.
Tro thải có chứa các loại hóa chất độc
hại
Tiếng ồn thường ở mức cao

lấp

Các bãi chôn lấp

Thiêu đốt

Các phương tiện vận tải,
xử lý chất thải ở các khu
vực xử lý
Khó chịu
Từ khâu phát sinh, thu gom
và xử lý chất thải
Có rất nhiều loại vi khuẩn và sinh vật Các khu trung chuyển, bãi
mang mầm bệnh sinh sống ở các khu chôn lấp, bãi tập kết chất
vực có nhiều chất thải
thải

( Nguồn: Tự tổng hợp)
Hiện nay bãi rác Tân Lang không chỉ là điểm tập kết rác của riêng thành
phố Lạng Sơn mà còn là địa điểm tập kết rác của các huyện Tràng Định, Văn

Quan, Bình Gia với cách tiêu hủy thủ công như đốt, chôn lấp nhưng do lượng
rác lớn nên toàn bộ gần như để lộ thiên .Bãi rác này không được xây dựng đúng
tiêu chuẩn kĩ thuật của bãi chôn lấp hợp vệ sinh, không có tường bao quanh,
chưa có các biện pháp xử lý nước rỉ rác. Đặc biệt tại rất nhiều các thôn của các
xã không có bãi rác đổ rác tập chung, rác thải được đổ bừa bãi ra ven sông suối,
kênh thủy lợi và ven đường và tại các điểm đổ tự phát. Điều này đã gây ảnh
hưởng đến cảnh quan sinh thái nói chung và chất lượng môi trường nói riêng.
Mặc dù bãi rác đã lập chốt kiểm dịch nhưng người dân quanh khu vực bãi rác
Tân Lang vẫn còn chăn thả gia súc trên bãi rác tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh
như lở mồm long móng ở gia súc dẫn đến ảnh hưởng đến kinh tế của người dân
trong khu vực huyện Văn Lãng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

17


Hình2.4 Hình ảnh bãi rác Tân Lang huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.
(Nguồn: báo điện tử Lạng Sơn)
2.2.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Tình trạng xả rác bừa bãi , hiệu suất thu gom rác thấp, cộng thêm sự thiếu
đầu tư cho các bãi tập kết,các khu xử lý chất thải rắn và sự vận hành bãi chôn
lấp không đúng quy trình kĩ thuật chính là nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối
với cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Theo điều tra của trung
tâm y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh
có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn
những nơi khác. Một nghiên cứu tại 2 xã Hoàng Đồng (nhóm chịu ảnh hưởng
bởi bãi rác) và xã Mai Pha (nhóm không chịu ảnh hưởng bởi bãi rác) của thành
phố cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại
khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh
hưởng.


Hình 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh của xã Hoàng Đồng (nhóm chịu ảnh hưởng
bởi rác) và xã Mai Pha (nhóm không chịu ảnh hưởng bởi rác) trên địa bàn
thành phố
(Nguồn: Báo cáo “Đánh giá ảnh hưởng của bãi rác tập trung đến sức
khỏe khu dân cư xung quanh, xây dựng hướng dẫn tiêu chuẩn vệ sinh bãi rác”,
trung tâm y tế dự phòng tỉnh năm 2013)
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước
và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với
con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch
18


gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong
máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3....

19


2.3. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Lạng Sơn.
2.3.1 Hiện trạng công tác xử lý
a, Hiện trạng công tác thu gom, lưu trữ và vận chuyển
-

Tổ thu gom vận chuyển hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định. Các nhân
viên thuộc tổ đội thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường xá, chợ,
các điểm cơ quan trường học, khu công cộng… Rác thải được thu gom được vận
chuyển đến trạm trung chuyển thôn Kéo Tấu, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng

Sơn và sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng về xử lý tại bãi rác thôn Nà
Trà, xã Tân Lang huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.
Hộ gia đình
(lưu giữ, xử lý…)

Đầu ngõ, phố
(tổ đội thu gom rác)

Trạm chung chuyển
(lưu giữ, xử lý…)

Hình 2.6 Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại thành phố Lạng Sơn
(Nguồn : Phòng quản lý đô thị thành phố Lạng Sơn)
-

Cách thức thu gom là sử dụng hệ thống xe thùng cố định, tức là hệ thống mà khi xe
chuyên trở đến sẽ nhấc phương tiện chứa rác hay thùng rác đổ lên xe rồi trả về chỗ
cũ hoặc rác từ phương tiện chứa rác được xúc thủ công lên xe.

Hình 2.7 Công nhân công ty Huy Hoàng thu gom rác tại các phường xã trên
địa bàn thành phố Lạng Sơn
(Nguồn: tự chụp)
20


-

Thành phố đã quy hoạch thu gom vận chuyển theo 3 hướng tuyến chính:




Tuyến T-TP01: Thu gom rác thải sinh hoạt của các phường xã sau: Xã Quảng
Lạc, phường Đông Kinh, phường Chi Lăng, phường Vĩnh Trại.



Tuyến T-TP02 : Thu gom rác thải sinh hoạt của các phường xã sau: Phường
Tam Thanh, Phường Hoàng Văn Thụ, xã Hoàng Đồng.



Tuyến T-TP03 : Thu gom rác thải sinh hoạt của xã Mai Pha
Quy hoạch các vị trí trung chuyển phục vụ công tác thu gom vận chuyển:
các vị trí trung chuyển chất thải rắn phải được bố trí tại các khu đất trống, không
phá hoại cảnh quan, thuận tiện giao thông, không gây cản trở giao thông, không
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.
Bảng 2.4 Bảng các vị trí trung chuyển được quy hoạch theo các tuyến thu
gom trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
STT

Tuyến thu
gom

Số lượng vị trí
trung chuyển

Các vị trí trung chuyển tại các xã
phường

1


Tuyến T-TP01

4

- Phường Đông Kinh, Phường Chi
Lăng, phường Vĩnh Trại, xã Quảng
Lạc

2

Tuyến T-TP02

3

- Phường Tam Thanh, phường Hoàng
Văn Thụ, xã Hoàng Đồng

3

Tuyến T-TP03

1

- Xã Mai Pha

(Nguồn :Phòng Quản lý đô thị thành phố Lạng Sơn)
-

Tính toán số lượng phương tiện, lịch trình thu gom vận chuyển như sau:

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố trong
giai đoạn này là 80 tấn/ngày. Như vậy với hiệu suất thu gom đạt 96,25% đề xuất
phương án sử dụng 2 xe dung tích mỗi xe là 25m 3 hoạt động 7 chuyến/ngày để
vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

-

Thời gian vận chuyển trung bình của 1 chuyến là 1h30 phút (kể cả thời gian gom
rác lên xe).

-

Lịch trình thu gom như sau:



Buổi sáng mỗi xe vận chuyển 2 chuyến từ 9h đến 12h.



Buổi tối 2 xe chạy 3 chuyến từ 19h đến 22h.
21


-

Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn còn nhiều hạn chế như: Mất vệ
sinh cục bộ bởi phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua
các xe đẩy tay từ các khu vực dân cư, tập kết các điểm trung chuyển ở các
phường xã rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng … Việc rác thải chưa được phân

loại tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý.
b, Công tác xử lý
Phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay của bãi rác Tân Lang,
huyện Văn Lãng nơi tiến nhận nguồn thải của thành phố vẫn là chôn lấp theo ô
sử dụng hóa chất EM thứ cấp và Bokashi, hóa chất diệt ruồi. Ngoài ra mặc dù
bãi rác Tân Lang được thiết kế, xây dựng theo mô hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh,
tuy nhiên hiện nay vẫn còn thiếu nhiều hạng mục công trình, đặc biệt là hệ thống
thu gom nước mưa chảy tràn, cũng như hệ thống xử lý nước rỉ rác họat động
không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường nước khu vực xung quanh. Do vậy,
trong thời gian tới để bãi chôn lấp được tiếp tục họat động ,cần phải có biện
pháp nâng cấp và cải tạo phù hợp.
Còn các chất thải có thể tái chế được người dân giữ lại và bán cho các cơ
sở tư nhân tự tổ chức thu gom, tái chế theo hình thức thủ công ghiệp, hoàn toàn
tự phát không có tổ chức. Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí
tập trung rác thải, các phế thải được tái sử dụng như:

-

Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế
kim loại thành các thành phẩm hoặc nguyên liệu bán thành phẩm.

-

Các chai thuỷ tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương
nghiệp làm vật liệu chứa các chất lỏng. Thuỷ tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biến
thuỷ tinh.

-

Cao su phế thải được bán cho các lò gạch làm nguyên liệu đốt lò.


-

Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ.

-

Bìa cát ton và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hộp.

-

Vải vụn giặt sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe.

-

Nhựa cứng dùng để tái chế.
Trong điều kiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều khó khăn như hiện
nay của thành phố Lạng Sơn, hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm
22


khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những
người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội
nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa và nhôm,
đồng v.v..
2.3.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
a, Văn bản pháp luật
-

Luật Bảo vệ môi trường 2014


-

Nghị định 18/2014/NĐ – CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường..

-

Nghị định 179/2013/ NĐ – CP ngày 14/11/2013 của chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

-

Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ
môi trường 2014.

-

Quyết định số 1586/QĐ – UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
phê duyệt đơn giá thanh toán vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn thành phố
Lạng Sơn.

-

Quyết định số 70/QĐ – UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về
việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.

-


Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 28/9/2010 của UBND thành phố về việc thực
hiện đề án: “Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường,thu gom, xử lý
rác thải trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015”
b, Công ty TNHH Huy Hoàng thành phố Lạng Sơn
Trong những năm qua UBND thành phố Lạng Sơn chỉ đạo cho UBND
các phường xã kí kết hợp đồng với công ty THNHH Huy Hoàng để thực hiện
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Công ty TNHH Huy
Hoàng địa chỉ ở số 50 đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn.
Công ty đã thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
cho 05 phường và 1 phần của 03 xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Rác thải
được thu gom rồi đưa đến trạm trung chuyển của công ty TNHH Huy Hoàng ở
23


thôn Kéo Tấu, xã Hoàng Đồng thành phố Lạng Sơn rồi sau đó được vận chuyển
bằng xe chuyên dụng về xử lý tại khu xử lý rác thôn Nà Trà xã Tân Lang, huyện
Văn Lãng.

Hình 2.8 Hình ảnh trạm trung chuyển rác Công ty TNHH Huy Hoàng.
(Nguồn: Tự chụp)
Hiện nay các loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố vẫn chưa
được phân loại tại nguồn. Phương tiện thu gom vận chuyển cũng tương đối đầy
đủ tuy nhiên đối với 1 số thôn trong các xã phương tiện thu gom còn rất thô sơ,
cơ sở vật chất, các trang thiết bị lao động và bảo hộ còn hạn chế.
Để thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố công ty
đã trang bị số phương tiện là 4 xe ô tô (40 m 3/xe), 4 xe ép rác (25m3/xe), 87 xe
điện (0,6 – 1m3/xe) ,với 170 công nhân lao động và tần xuất hàng ngày công ty
đã thu gom 77 tấn rác thải sinh hoạt hàng ngày đạt 96,5% tỷ lệ thu gom.
Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải trong giai đoạn

2010 -2015 của thành phố đề nghị tăng cường thêm 01 xe ép rác chuyên dụng 7
tấn và 2 xe thu gom có động cơ cho mỗi xã/phường phục vụ hoạt động thu gom
vận chuyển chất thải rắn về bãi rác Tân Lang.
c, Thu phí vệ sinh môi trường:
- Các hộ trong thành phố phải đóng mức phí vệ sinh hàng tháng là 20.000
đồng/hộ, đóng theo năm do các khối trưởng của các phường, xã đứng ra thu là
240.000 đồng/hộ. Tuy nhiên có vài hộ lại không đóng phí vệ sinh vì họ cho rằng
hộ gia đình nhà họ không thải ra nhiều rác thải và họ có thể xử lý được không

24


cần thu gom. Các hợp tác xã dịch vụ và các cơ quan nhà nước, trường học dao
động từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
2.3.3 Một số những thuân lợi và khó khăn của công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
a, Thuận lợi
-

Công ty đã đặt các thùng rác trên đường phố giúp người dân có thể đổ rác vào
bất cứ thời điểm nào trong ngày nên tránh được tình trạng đổ rác bừa bãi ra
đường phố và nơi công cộng. Tất cả điều này giúp cho công nhân vệ sinh khỏi
lãng phí công vì phải đi thu gom rác đổ bừa bãi và có thời gian để chăm sóc con
đường mình được phân công nên chất lượng vệ sinh đường phố ngày càng được
cải thiện.

-

Thu gom rác qua thùng đã xoá đi hình ảnh người công nhân môi trường nhọc
nhằn kéo xe thô sơ đi thu gom rác và thay vào đó là hình ảnh người công nhân

vận hành các xe chuyên dụng, thể hiện được trình độ phát triển của đô thị. Chất
lượng phục vụ vệ sinh môi trường được nâng cao và tỷ lệ rác thải được thu gom
ngày càng tăng lên.

-

Việc ra đời các trạm trung chuyển ở đã góp phần làm giảm chi phí vận chuyển
rác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cục bộ do các xe vận chuyển rác gây ra. Đặc
biệt là hoạt động của các trạm trung chuyển rác thải đã được xử lý mùi hôi rất
hiệu quả, không bị nhân dân xung quanh phàn nàn gì.
b, Khó khăn
- Ý thức của một bộ phận dân cư trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi
trường còn hạn chế. Rác thải ở các khu dân cư, các chợ ven đường đã được thu
gom nhưng hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng vất rác ra đường, xả rác bừa
bãi ở các chợ tự phát, đổ rác xuống hồ, đầm, hoặc đổ rác ngay bên cạnh các
thùng rác.

-

Dùng xe gom xe chuyên dùng thu rác gây ách tắc giao thông, mất mỹ quan đô
thị.
- Các loại rác thải đưa về bãi rác thôn Nà Trà,xã Tân Lang, huyện Văn
Lãng đều được chôn lấp chung làm cho công việc xử lý nước rỉ rác không đạt
hiệu quả cao. Một số công trình xử lý rác chưa hoàn thiện dẫn đến ô nhiễm môi
trường xung quanh.
25


×