Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ỨNG DỤNG hệ THỐNG THÔNG TIN địa LÍ(GIS) vào QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT tại THÀNH PHỐ BIÊN hòa, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.91 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
&
BÁO CÁO: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ(GIS)
VÀO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
GVHD: Võ Thành Hưng
Nhóm thực hiện:
Trần Thị Hồng Phụng 11127170
Trần Thị Hương 11127110
Nguyễn Thị Dung 11127066
Phạm Thị Anh Thư 11127318
Lâm Thị Thu Thảo 11127032
05-2013
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU:
MỞ ĐẦU:
I. Đặt vấn đề.
Thu gom chất thải rắn(CTR) là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công
sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung
chuyển trạm xử lý hay những nơi chôn lấp CTR. Thu gom CTR trong khu đô thị
là vấn đề gặp khó khăn và phức tạp vì CTR phát sinh từ mọi nhà, mọi khu
thương mại, khu công nghệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay
cả ở các khu vực trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận
trung tâm đô thị đã làm phức tạp thêm cho công tác thu gom. CTR phát sinh
phân tán( không tập trung) và tổng khối lượng CTR gia tăng làm cho công tác
thu gom trở nên phức tạp hơn bởi chi phí nhiên liệu và nhân công cao. Do đó,
việc vạch tuyến thu gom đang là vấn đề cần giải quyết để đảm bảo cho công tác
thu gom, vận chuyển CTR đạt hiệu quả tối ưu.
II. Mục tiêu đề tài.


- Tìm hiểu , đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn
Tp Biên Hòa, Đồng Nai.
- Thể hiện trực quan trên bản đồ các thông tin về hệ thống thu gom, vận chuyển
CTR sinh hoạt của Tp Biên Hòa.
- Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom, vận chuyển CTR tại Tp Biên Hòa,
khắc phục những bất cập trong hệ thống thu gom chất thải hiện tại.
- Ứng dụng GIS dựa trên dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và xây dựng bản
đồ hệ thống thu gom chất thải rắn.
III. Nội dung nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu, tài liệu bản đồ.
- Thiết kế mô hình dữ liệu.
- Xây dựng lộ trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bà Tp Biên Hòa,
Đồng Nai.
- Một số kiến nghị về công tác thu gom, vận chuyển CTR tại Tp Biên Hòa.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
Trang 2
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp số hóa bản đồ.
Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Vai trò của hệ thống thông tin địa lí trong nghiên cứu môi trường.
Thế kỷ XX là thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực tin học, điện tử
và nghiên cứu vũ trụ. Những tiến bộ đó đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều
ngành khoa học khác nhau, trong đó có địa lý và bản đồ học. GIS đã trở thành
một khâu đột phá trong bài toán hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý
các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý CTR đô thị, dữ

liệu quản lý trên giấy dưới dạng báo cáo, sơ đồ trước đây từng bước được đưa
vào máy tính, với khả năng xử lý của công nghệ GIS, thông tin cung cấp cho
lãnh đạo sẽ nhanh chóng, trực quan và chính xác hơn rất nhiều so với cách
quản lý và xử lý thủ công trên giấy. Do đó sẽ tiết kiệm được kinh khí cho việc tìm
kiếm và xử lý thông tin.
II. Ứng dụng GIS quản lý CTR tại Việt Nam.
- Năm 2005, ứng dụng GIS trong việc quản lý rác ở các tỉnh thành.
- Năm 2006, thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để xác định bãi
chôn lấp rác tại thành phố Đà Nẵng. Phần mềm LANDFILL ra đời nhằm hỗ trợ
các nhà quy hoạch xác định vị trí bãi chôn lấp phù hợp nhất với địa phương khảo
sát.
- Ứng dụng công nghệ GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải cho cả khu vực
Nam sông Hương Tp Huế đã khắc phục được bất cập trong thu gom chất thải ở
khu vực có thùng rác quá tải, rác đổ ra vỉa hè, lề đường, bờ sông
 Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải giúp đánh giá được chi tiết
hiện trạng hệ thống thu gom và sắp xếp lại hệ thống thùng rác ở nhiều khu vực.
Kết hợp công nghệ GIS với các phương pháp khác để giả quyết đầy đủ mối
quan hệ giữa hệ thống thu gom và các yếu tố tác động, cho hiệu quả cao khi
thành lập bản đồ, đặc biệt khi yêu cầu nhanh chóng, chính xác. Giúp khắc phục
được nhược điểm của phương pháp lập bản đồ thu gom rác truyền thống.
Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- XÃ HỘI, HỆ THỐNG THU GOM VẬN
CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý.
Trang 3
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh
Đồng Nai, có tầm quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tổng
diện tích là 15,473.4 ha. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại 2 cách thành phố Hồ
Chí Minh 30km theo quốc lộ 1A, cách Bà Rịa – Vũng Tàu 90km theo quốc lộ 51,

là cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Phía
Nam, có các khu công nghiệp lớn, là đầu mối giao thông quan trọng của các
tuyến đường bộ và đường sắt quốc gia. Thành phố Biên Hòa có ảnh hưởng đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời giữ vị trí trọng yếu về an ninh quốc
phòng đối với cả khu vực miền Đông Nam Bộ.
2. Khí hậu.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ở Biên Hòa tăng từ 26
o
C đến 26.7
o
C, nhiệt
độ cao nhất giảm, nhiệt độ thấp nhất tăng, như vậy mùa khô ít nóng, mùa
đông ấm hơn.
- Chế độ mưa: Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa
hằng năm. Lượng mưa trung bình dao động trong khoảng 1600-1800
mm/năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm tại thành phố Biên Hòa tương đối cao, biến đổi theo mùa
và vùng.
II. Điều kiện kinh tế - xã hội.
1. Đặc điểm kinh tế. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển đổi phù hợp với sự
phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa. Năm 2005, cơ cấu kinh tế như sau: Quốc doanh: 28.31%, Ngoài quốc:
30.22%, Đầu tư nước ngoài: 41.4%
2. Đặc điểm xã hội.
- Dân số: Dân số hằng năm tăng khoảng 3.95%, trong đó dân số tăng tự nhiên là
1.5%, tăng dân số cơ học là 2.45%.
- Y tế: Đến nay, 100% phường, xã trên địa bàn đều có trạm y tế và nhân viên y tế.
Trên địa bàn thành phố hiện có:1 bệnh viên Trung Ương: Bệnh viện Tâm thần; 7
bệnh viện cấp Tỉnh, thành phố; 9 trung tâm y tế; 795 cơ sở khám chữa bệnh tư
nhân.

- Văn hóa: Một số công trình văn hóa truyền thống được đầu tư sửa chữa, nâng
cấp, một số được xây mới tạo nét văn minh cho thành phố đã đáp ứng được nhu
cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân thành phố. Tuy nhiên, hệ thống công viên
cây xanh công cộng tại nội thành còn bé, chật hẹp và chưa được hoàn thiện.
Chương 3 : HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI.
I. Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR SH tại Tp.Biên Hòa.
Trang 4
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt của thành phố Biên Hoà được
thực hiện bởi Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị theo cơ chế thuê bao. Còn đối
với chất thải rắn từ các cơ quan, công sở, trường học, nhà máy, xí nghiệp…
được thu gom bằng cơ chế dịch vụ. Cụ thể có thể được tóm tắt như sau:
Đối với rác sinh hoạt của hộ dân cư: có thể được thu gom bằng xe ba gát đẩy
tay và xe tải nhẹ. Tần suất thu gom 7 lần/ tuần. Người dân có thể để thùng rác
của gia đình trước cửa nhà hay đặt rác sinh hoạt khi có kẻng báo của công nhân
thu gom. Bằng cách này rác sinh hoạt của hộ gia đình sẽ được thu gom vận
chuyển đến bãi chôn lấp.
Đối với rác của các cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh: rác thải
được chứa vào thùng rác 240l hoặc 660l. Sau khi thùng đầy sẽ được chở về bãi
chôn lấp.
Đối với rác chợ hoặc rác đường phố: được công nhân vệ sinh quét dọn và
thu gom tại nơi phát sinh, được vận chuyển bằng xe đẩy tay(7 lần/ tuần).
Rác xây dựng: rác xây dựng phát sinh trên đường, vỉa hè do các công trình
thi công xây dựng, sửa chữa thải ra không đúng nơi quy định, công ty DVMTĐT
phải tiến hành thu gom, vận chuyển về BCL Trảng Dài.
Rác bệnh viện và rác công nghiệp không nguy hại: công ty chỉ thu gom rác
sinh hoạt, phần rác này được cho vào các thùng chứa và vận chuyển ra BCL.
- Phương tiện sử dụng cho công tác thu gom gồm 3 loại phương tiện sau:
Xe đẩy tay, xe tải nhẹ 500 kg, xe ép rác chuyên dụng.

- Công nhân viên phục vụ cho công tác thu gom CTR của thành phố được
phân chia thành các tổ: tổ rác phố, tổ quét đường, tổ xúc, tổ xe.
Các xe đẩy tay sau khi thu gom sẽ tập trung rác tại những điểm hẹn. Tại đây
rác được chuyển sang các xe ép rác được chở đến chôn lấp tại bãi rác Trảng
Dài.
 Quy trình thu gom – vận chuyển CTR SH tại thành phố Biên Hòa.
Hình 4: Quy trình thu gom CTRSH
II. Hiện trạng xử lý CTR SH tại Tp.Biên Hòa.
CTR SH sau khi được thu gom được chở về BCLTrảng Dài để được chôn lấp
hợp vệ sinh. Tại bãi, xe chuyên dụng được cân để xác định khối lượng rác và ghi
Trang 5
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
chép vào nhật ký chất thải rắn với các công việc như: ngày giờ, nguồn rác, khối
lượng.CTR được chấp nhận chôn lấp tại bãi có khả năng phân hủy tự nhiên theo
thời gian.
III. Đánh giá công tác thu gom – vận chuyển CTR SH tại Tp.Biên Hòa
• Chỉ tiêu hiệu quả thu gom CTR SH:
- Năng suất thu gom trung bình của từng công nhân trong tổ thu gom là khá cao
(1.01 tấn / người.ngày). Tuy nhiên qua số liệu này cũng không thực sự phản ánh
chính xác hiệu quả thu gom của từng công nhân trong tổ thu gom vì trên thực tế
số công nhân thu gom lớn hơn nhiều vì mỗi công nhân có thể có thêm người
nhà phụ giúp.
• Chỉ số hiệu quả sử dụng xe đẩy tay:
- Nếu qui khối lượng rác thu gom được về cho các xe đẩy tay thì nhìn chung hiệu
quả sử dụng xe đẩy tay của tổ nội thành ở mức tương đối cao. Tuy nhiên số
liệu này vẫn chưa phản ánh được cụ thể vì ngoài ra vẫn có một vài xe 1.25 tấn
thu gom trong các phường nội thành.
• Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:
CTR SH hiện chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn rồi vận
chuyển đến BCL. Tình trạng này làm cho thành phần nước rỉ rác của thành phố

càng phức tạp thêm và khó xử lý. Cần sớm thực hiện việc phân loại rác tại
nguồn để giảm lượng rác phát sinh, tái thu gom, sử dụng phế liệu và xử lý hiệu
quả rác thải sinh hoạt cũng như nước rỉ rác.
Đối với các phương tiện thu gom lỗi thời cần được đổi mới bằng những
phương tiện mới nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người
công nhân lao động và cho cả người dân, đồng thời góp phần xây dựng thành
phố văn minh, sạch đẹp
Đối với các điểm hẹn rác tự phát gây ô nhiễm môi trường sống của người
dân khu vực lân cận cần có biện pháp giải quyết hoặc phải xóa bỏ chọn nơi hợp
lý hơn.
Cần tính toán, sắp xếp lại số công nhân thu gom hoạt động trên từng phường
để có thể quản lý được công tác thu gom sâu xác hơn.
Các lộ trình thu gom – vận chuyển hiện nay vẫn chỉ được vạch dựa trên
kinh nghiệm và thực hiện trên bản đồ giấy, do đó khó xét đến các yếu tố như:
đường một chiều, giờ cao điểm, chiều rộng đường, tình trạng dân cư … Do vậy
cần thiết phải có việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc vạch tuyến để xem
xét tất cả các đặc tính của con đường cũng như việc chọn đường đi ngắn nhất
nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường mà vẫn đạt hiệu quả thu gom -
Trang 6
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
vận chuyển trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và từng
bước áp dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý này.
Chương 4 : ỨNG DỤNG GIS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI.
I. Xây dựng cơ sở dữ liệu.
Các lớp dữ liệu thiết kế gồm các kiểu sau:
 String: kiểu chuỗi
 Number: kiểu số
 Date: kiểu ngày tháng
 Boolean: kiểu lí luận

Vì mục tiêu của đề tài là thể hiện trực quan các thông tin của hệ thống thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt các phường nội thành thành phố Biên
Hòa lên bản đồ giấy nên các lớp thông tin của các bảng thuộc tính như sau:
• Lớp dữ liệu vùng hành chính nội thành thành phố Biên Hòa.
Lớp đồ họa: BienHoa.shp
Loại đối tượng: vùng
Tên bảng: attributes of of BienHoa.shp
Bảng 4.1 : Bảng các dữ liệu về hành chính ( BienHoa.shp)
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Polygone
Id Number
Tenphuong String 20 Tên phường
Dientich Number 10 Diện tích
Soho Number 8 Số hộ
Danso Number 8 Dân số
KlgRac_nga Number 8 Khối lượng rác/ngày
Mô tả mục tin và mã hiệu:
• Id: mã đơn vị hành chính của phường
• Tenphuong: tên của từng phường trong khu vực nội thành
• Dientich: diện tích của phường
• Soho: số hộ dân hiện có trong phường
• Danso: số dân tập trung ở phường
• klgRac_nga: số lượng rác sinh ra trong ngày của phường (kg/ngày)
Từ dữ diệu bên trên ta có bảng dữ liệu hành chính của các phường nội
thành:
Bảng 4.2 : Danh sách các phường nội thành
Trang 7
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
• Lớp dữ liệu dường giao thông nội thành thành phố Biên Hòa
Lớp đồ họa: dgtnhua.shp

Loại đối tượng: đường
Tên bảng: attributes of dgtnhua.shp
Bảng 4.3 : Bảng dữ liệu về giao thông
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Polyline
Id Number
Ten_dgt String 20 Tên đường giao thông
Length Number 10 Chiều dài
Width Number 3 Chiều rộng
Speed Number 5 Tốc độ
Rushhour Number 5 Giờ cao điểm
Drivetime Number 5 Thời gian lái xe
Oneway String 5 Đường một chiều
Mô tả mục tin và mã hiệu:
• Id: mã đường giao thông
• Ten_dgt: tên của đường giao thông
• Length: chiều dài của đoạn đường
• Width: chiều rộng của đoạn đường
• Speed: vận tốc di chuyển của xe chuyên dụng trên dụng trên một đoạn đường
(km/h)
• Rushhour: giờ cao điểm trên một đoạn đường ( tính từ 1-24h, nếu không có giờ
cao điểm thì giờ cao điểm dược gán bằng 0).
• Drivertime: thời gian người công nhân lái xe phải tiêu tốn trên một đoạn đường.
• Oneway: quy định thuộc tính chiều lưu thông của xe chuyên dụng ( nếu đoạn
đường 2 chiều được kí hiệu bằng B, đoạn đường cấm kí hiệu là NOT, nếu là
đường 1 chiều thì tùy thuộc vào chiều số hóa và chiều thực tế của đoạn dường
mà được kí hiệu bằng FT hoặc TF).
Bảng 4.4: Bảng dữ liệu đường giao thông nhựa
Trang 8
Hệ thống thông tin địa lý đại cương

• Lớp dữ liệu các chợ:
Lớp đồ họa: cho.shp
Loại đối tượng: điểm
Tên bảng: attributes of cho.shp
Bảng 4.5: Bảng dữ liệu các chợ trong khu vực nội thành (cho.shp)
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Point
Id Number
Tencho String 15 Tên chợ
Phuong String 15 Phường
Klr (kg) Number 8 Khối lượng rác(kg)
Mô tả mục tin và kí hiệu:
• Id: mã chợ
• Tencho: tên chợ
• Phuong: tên phường mà chợ đó trực thuộc
• Kgr(kg): khối lượng rác ước tính phát sinh từ chợ trong 1 ngày (kg/ngày)
Bảng 4.6 : Bảng dữ liệu các chợ
Trang 9
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
• Lớp dữ liệu các bệnh viện:
Lớp đồ họa: benhvien.shp
Loại đối tượng: điểm
Tên bảng: attributes of benhvien.shp
Bảng 4.7 : Bảng danh sách các bệnh viện khu vực nội thành (benhvien.shp)
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Point
Id Number
Tenbv String 30 Tên bệnh viện
Phuong String 15 Phường
Klr (kg) Number 5 Khối lượng rác(kg)

Mô tả mục tin và kí hiệu:
• Id: mã bệnh viện
• Tenbv: tên đầy đủ của bệnh viện
• Phuong: tên phường mà bệnh viện đó trực thuộc
• Klr(kg): khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ bệnh viện trong ngày (kg/ngày)
Bảng 4.8 : Bảng dữ liệu các bệnh viện
• Lớp dữ liệu công viên:
Lớp đồ họa: congvien.shp
Loại đối tượng: điểm
Tên bảng: attributes of congvien.shp
Trang 10
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
Bảng 4.9 : Bảng dữ liệu các công viên khu vực nội thành (congvien.shp)
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Point
Id Number
Tencv String 15 Tên công viên
Mô tả mục tin và kí hiệu:
• Id: mã công viên
• Tencv: tên công viên
Bảng 4.10 : Bảng dữ liệu các công viên (congvien.shp)
• Lớp dữ liệu bãi chôn lấp:
Lớp đồ họa: bcl.shp
Loại đối tượng: điểm
Tên bảng: attributes of bcl.shp
Bảng 4.11: Bảng dữ liệu các bãi chôn lấp của thành phố Biên Hòa
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Point
Id
Tenbcl String 16 Tên

Mô tả mục tin và kí hiệu:
• Id: mã bãi chôn lấp
• Tenbcl: tên của bãi chôn lấp
Bảng 4.12 : Bảng dữ liệu các bãi chôn lấp
• Lớp dữ liệu vị trí các điểm hẹn:
Lớp đồ họa: diemhen.shp
Loại đối tượng: điểm
Tên bảng: attributes of diemhen.shp
Bảng 4.13: Bảng dữ liệu các điểm hẹn ở thành phố Biên Hòa (diemhen.shp)
Trang 11
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Point
Id Number
Ten String 20 Tên
X Number 8 Tọa độ X
Y Number 8 Tọa độ Y
Klr(kg) number 8 Khối lượng rác(kg)
Mô tả mục tin và kí hiệu:
• Id: mã điểm hẹn
• Ten: tên điểm hẹn
• X: tọa độ của điểm hẹn theo trục X
• Y: tọa độ của điểm hẹn theo trục Y
• Klr(kg): khối lượng rác phát sinh từ các điểm hẹn (kg)
Bảng 4.14: Bảng dữ liệu các điểm hẹn nội thành thành phố Biên Hòa
• Lớp dữ liệu các thung rác công cộng composit
Loại đồ họa: composit.shp
Loại đối tượng: điểm
Tên bảng: attributes of composit.shp
Bảng 4.15 : Bảng dữ liệu các điểm đặt thùng rác composit của khu vực nội thành

thành phố Biên Hòa ( coposit.shp )
Trang 12
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
Tên field Loại Chiều dài Mục tin
Shape Point
Id
phuong String 15 Phường
Mô tả mục tin và kí hiệu:
• Id: mã thùng composit
• Phuong: tên phường dặt thùng coposit
Bảng 4.16: Bảng dữ liệu các điểm đặt thùng rác composit của khu vực nội thành
thành phố Biên Hòa ( coposit.shp )
Trang 13
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
II. Xây dựng bản đồ các điểm hẹn, điểm dọc tuyến, thùng rác công
cộng, hệ thống thu gom CTR sinh hoạt trên các phường nội thành TP
Biên Hòa.
Trang 14
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
• Các đường dọc tuyến chủ yếu nằm trên con đường Cách Mạng Tháng 8
còn các con đường khác hầu như chưa có điểm dọc tuyến nào
• Các thùng composit được triển khai đặt trên các tuyến đường chính của
thành phố trong khu vực nội thành như: Quốc lộ 1, Cách Mạng Tháng 8,
30/4, Hưng Đạo Vương, Phan ĐÌnh Phùng, Võ Thị Sáu, Quốc lộ 15, Phan
Chu Trinh, Tỉnh lộ 24 với mục đích chứa rác thải các khách vãng lai. Các
thùng được đặt cách nhau 10m và được thu gom bởi các xe đẩy tay khi xe
có tuyến thu gom đi qua các đoạn đường này.
III. Vạch lộ trình vận chuyển CTR sinh hoạt cho địa bàn thành phố.
• Các bước lập tuyến thu gom
 Bước 1: Bố trí thuyến thu gom. Vẽ các dữ liệu cho mỗi điểm thu gom chất thải

lên bản đồ khu vực ( vị rí, tần suất thu gom, số container)
 Bước 2: Ước tính tổng khối lượng chất thaitr thu gom từ những vị trí lấy rác mỗi
ngày. Xác định số hộ trung bình mà chất thải được thu gom trong suốt mỗi
chuyến thu gom
 Bước 3: Bố trí vạch tuyến thu gom bắt đầu từ trạm điều vận và qua tất cả các
điểm lấy rác . Phải bố trí sao cho vị trí thu gom cuối cùng ở gần bãi đổ nhất
 Bước 4: Khi đã vạch tuyến thu gom, số lượng container và khoảng cách vận
chuyển của mỗi chuyến phải được xác định. Kiểm tra nhu cầu công nhân so với
thời gian công tác có thể sử dụng trong một ngày. Nếu cần thiết phải điều chỉnh
lại tuyến thu gom để cân bằng khối lượng công việc. Sau đó vẽ chúng lên bản
đồ.
• Phương tiện và phương pháp vận chuyển
Các loại xe sử dụng để vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu sau:
 CTR phải được vận chuyển với chi phí thấp nhất
 CTR được phủ kín trong suốt quá trình vận chuyển
 Loại xe phải phù hợp với giao thông trên xa lộ
 Dung tích xe không vượt quá giới hạn trọng tải cho phép
 Phương pháp dỡ tải phải đơn giản, đáng tin cậy
• Chọn lựa các con đường thích hợp
 Số liệu đàu vào: Chiều rộng các con đường, thời gian quy định làm việc, giờ cao
điểm của 1 số con đường gây hiện tượng kẹt xe, số lượng, loại, dung tích chứa
rác của phương tiện thu gom
 Đầu ra: Các con đường thích hợp để vạch tuyến thu gom
 Dữ liệu nền: Bản đồ hành chính TP Biên Hòa, bản đồ số hóa đường giao thông
Từ các dữ liệu trên tiến hành truy vấn để chọn ra con đường thích hợp cho
công tác thu gom và thu được bản đồ
IV. Bố trí số lượng xe thu gom trên từng phường.
• Dữ liệu đầu vào:
Trang 15
Hệ thống thông tin địa lý đại cương

 Số xe đẩy tay hiện đang hoạt động trên các phường nội thành.
 Số lượng về số lượng rác phát sinh trong ngày trên từng phường.
 Số lần quay vòng của xe đẩy tay trong ca làm việc.
 Tổng lượng rác thu gom được trên các phường nội thành.
 Lượng rác một xe đẩy tay thu được trong một vòng.
 Diện tích của từng phường.
• Dữ liệu đầu ra: Số xe đẩy tay hoạt động, bảng dữ liệu thuộc tính của nó.
• Dữ liệu nền: Bản đồ số hóa hành chính, bảng thuộc tính về thông tin các
phường nội thành.
 Giải quyết:
Bảng 4.17: Bảng bố trí số xe thu gom trên các phường.
Phường
Số lượng xe đẩy tay cần để thu gon hết
lượng rác của phường
Số lượng xe thu gom
Tân Phong 39 5 xe ĐT + 1 xe 3,5 tấn
Thống Nhất 26 3 xe ĐT + 1 xe 1,75 tấn
Bửu Long 23 2 xe ĐT + 1 xe 1,75 tấn
Trung Dũng 27 7 xe ĐT
Quang Vinh 20 5 xe ĐT
Quyết Thắng 22 6 xe ĐT
Thanh Bình 9 2 xe ĐT
Hòa Bình 11 3 xe ĐT
Tân Tiến 22 5 xe ĐT
V. Bố trí số lượng thùng composit trên từng phường.
• Dữ liệu đầu vào:
 Số lượng thùng hiện có trên các phường nội thành.
 Điều kiện về khoảng cách đăt thùng: Các thùng cách nhau 100-150m,
đặt xen kẽ hai bên đường.
• Dữ liệu đầu ra: Bản đồ đặt thùng Composit hợp lý.

• Dữ liệu nền: Bản đồ số hóa phường nội thành và các đoạn đường giao
thông.
• Dữ liệu chuyên đề: Bản đồ số hóa và bản đồ thuộc tính vị trí đặt thùng
Composit.
 Giải quyết: Dựa vào tính tập trung khách vãng lai, tính quan trọng của
khu vực mà quyết định bố trí thùng hoặc không.
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
- Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại Tp
Biên Hòa, chúng tôi đã đánh giá được hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh
Trang 16
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
hoạt của thành phố. Đồng thời qua đó thấy được những ưu, khuyết điểm của
công tác quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt, từ đó đưa ra những giải
pháp hoàn thiện hơn.
- Đề tài đã ứng dụng công cụ hỗ trợ truy vấn dữ liệu không gian nhằm tìm ra
những đoạn đường phù hợp cho xe chuyên dụng vận chuyển sau thu gom. Bên
cạnh đó là việc ứng dụng chức năng phân tích mạng nhằm tìm ra lộ trình vận
chuyển tốt nhất cho các tuyến thu gom CTR Tp Biên Hòa. Trên cơ sở này sẽ hỗ
trợ rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc vạch tuyến thu gom CTR sinh hoạt
cho thành phố. Ngoài ra, việc ứng dụng công cụ Ruler của Arcview hỗ trợ trong
việc đo khoảng cách bố trí vị trí của các thùng rác công cộng hợp lý.
- Việc ứng dụng GIS vào công tác quản lí thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại
Tp Biên Hòa góp phần giảm tiêu thụ năng lượng thông qua việc chọn lựa đường
đi ngắn nhất cho các tuyến thu gom, giảm chi phí vận chuyển.
- Các phương tiện thu gom, vận chuyển bảo đảm cho công tác thu gom, giảm tối
đa những rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người.
• Những khó khăn khi thực hiện đề tài:
 Vì hạn chế về thời gian nên không cập nhật được dữ liệu đầy đủ cho toàn thành
phố mà chỉ thí điểm cho các phường nội thành. Hơn nữa, khi áp dụng vào thực

tế cần phải cập nhật vào số liệu mới cho đầy đủ hơn.
 Nhiều số liệu thông tin( tên đường, chiều rộng đường ) chưa thu thập đủ và thật
chính xác.
 Trong điều kiện hiện nay của nước ta, GIS chưa thực sự được phổ biến rộng rãi.
 Kiến thức về Arcview còn hạn chế.
 Nhóm thực hiện còn chưa có đủ trình độ và kinh nghiệm nên việc thực hiện đề
tài còn gặp nhiều khó khăn nên đề tài chưa được hoàn chỉnh và chi tiết.
II. Kiến nghị.
- Cần phổ biến và hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ GIS trong quản lý và quy
hoạch những vấn đề có liên quan đến tài nguyên và môi trường nói chung và
công tác quản lý rác nói riêng.
- Đẩy mạnh những hoạt động, chính sách về các khía cạnh xã hội của vấn đề quy
hoạch tuyến thu gom, vaanjc huyển CTR, đồng thời kết hợp hoạt động này với
biện pháp vạch tuyến bằng máy tính để cho ra kết quả có khả năng áp dụng vào
thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nguyễn Kim Lợi, Hệ thống thông tin địa lý nâng cao, NXB Nông nghiệp.
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên – ĐH Nông Lâm.
Trang 17
Hệ thống thông tin địa lý đại cương
Trang 18

×