Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NGÀNH CÔNG NGHIỆP BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.07 KB, 3 trang )

NGÀNH CÔNG NGHIỆP BẢO HIỂM
Ở VIỆT NAM
Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trong đối với các quốc gia nói chung và với Việt
Nam nói riêng. Ngành bảo hiểm tại Việt Nam có thể được chia thành 3 phân đoạn : bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm
ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Với việc áp
dụng mô hình five force của M.Porter vào việc phân tích, hy vọng rằng sẽ mang lại một cái nhìn sâu
sắc hơn về ngành công nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam.

Nguy cơ từ các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài – CAO
Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 61 doanh nghiệp trong và ngoài nước, gồm 30 DNBH
phi nhân thọ, 17 DNBH nhân thọ, 12 DN môi giới BH, 2 DN tái BH. Khi TPP được tất cả các nước
thành viên phê chuẩn và áp dụng, thị trường BH sẽ phát triển nhanh chóng, các DNBH nước ngoài
sẽ xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam, cũng như DNBH Việt Nam có thể mở rộng hoạt động tới
11 nước thành viên khác.
Mặc dù chỉ mới được tự do hoá từ năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua sự
tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục là một thị trường đầy hứa hẹn
trong tương lai. Trong thập niên 1990, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã hoàn toàn bị chi phối bởi
các doanh nghiệp nhà nước. Trong thập niên 2000, đã có những doanh nghiệp nước ngoài đầu
tiên xuất hiện và nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) lớn.
Từ năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bảo hiểm bắt đầu được mở rộng hơn cho
DNBH nước ngoài.
Sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài cũng dẫn đến sự sụt giảm thị phần các công ty trong
nước. DNBH trong nước dù có lợi thế sân nhà và nguồn nhân lực dồi dào nhưng khả năng thẩm
định còn hạn chế, vốn nhỏ, trong khi những sản phẩm bảo hiểm đòi hỏi thẩm định ở trình độ cao,
giá trị lớn như, bảo hiểm hàng không, giàn khoan,.. lại là thế mạnh của DNBH nước ngoài. Các dự
án lớn mang lại doanh thu hàng triệu USD trước đây vẫn thuộc về doanh nghiệp Việt Nam thì khi
thị trường mở cửa sẽ nhanh chóng bị doanh nghiệp nước ngoài phỗng tay trên.
Hiện nay các DNBH nước ngoài từ các nước phát triển đang có xu hướng đầu tư vào ngành
bảo hiểm của các thị trường phát triển nhanh như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia. Việt Nam là
một trong những thị trường bảo hiểm hấp dẫn nhất trong danh sách với mức độ thâm nhập và


mật độ bao phủ thấp cùng với sự cam kết của Chính phủ để hỗ trợ thị trường bảo hiểm trong
tương lai. Ngoài ra, dân số ngày một gia tăng, ước đạt 90 triệu người, và quan trọng hơn, ngày
càng có nhiều người thoát ra khỏi nghèo đói cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Không chỉ
như vậy, mức độ thâm nhập của ngành bảo hiệm và mật độ sử dụng sản phẩm bảo hiểm vẫn còn
rất thấp tại Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển
của ngành bảo hiểm Việt Nam còn rất lớn


Nguy cơ bị thay thế - THẤP
Tại Việt Nam, đặc biệt là không có mối đe dọa thực sự của sản phẩm thay thế trực tiếp cho các
dịch vụ của ngành công nghiệp bảo hiểm. Nếu có, chế độ lương hưu, trợ cấp có thể đóng vai trò
thay thế mức thấp. Tuy nhiên, nguy cơ bị thay thế của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam bởi các
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài là rất cao. Điều này đã được phân tích ở trên nên ta không xét
đến nữa.

Quyền lực của khách hàng – VỪA ĐẾN CAO
Việc sống còn của ngành bảo hiểm chính là dựa trên sự tin tưởng, tham gia của khách hàng.
Nếu không thu hút được khách hàng thì bảo hiểm ắt sẽ bị đào thải. Mặc dù rằng nguy cơ thay thế
của bảo hiểm gần như bằng không, nhưng nhận thức của các đối tượng sử dụng sản phẩm bảo
hiểm vẫn còn thấp và chưa thực sự đầy đủ
Có 2 loại người mua bảo hiểm: Cá nhân và doanh nghiệp. Các cá nhân không đặt ra nhiều mối
đe dọa cho ngành bảo hiểm. Còn khách hàng doanh nghiệp lớn như các hàng hàng không hay các
công ty dược phẩm là những người trả hàng triệu USD cho một năm phí bảo hiểm nên họ có khả
năng thương lượng nhiều hơn với các công ty bảo hiểm so với khách hàng cá nhân.
Và chưa kể rằng, ngày càng nhiều các hàng bảo hiểm được mở ra và tương ứng với nó, khách
hàng có rất nhiều sự lựa chọn từ các nhà cung cấp. Nhìn chung, quyền lực của người mua là từ
trung bình đến cao

Quyền lực của các nhà cung cấp – TRUNG
Đối với ngành công nghiệp bảo hiểm, các nguồn kinh phí là phí bảo hiểm được trả bởi khách

hàng của mình, do đó có sự liên quan chặt chẽ giữa những khách hàng và nhà cung cấp ở đây. Các
nhà cung cấp có thể đưa ra các mức dịch vụ khác nhau để thu hút khách hàng về với mình. Tuy
nhiên, không thể giảm phí bảo hiểm dưới mức phí tối thiểu. Qua đó, quyền lực của nhà cung cấp
là trung bình.

Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành – CAO
Các công ty bảo hiểm có sự cạnh tranh gay gắt với nhau. Sự khác biệt giữa các công ty bảo
hiểm thường không lớn. Kết quả là, bảo hiểm đã trở nên giống như một mặt hàng - một lĩnh vực
mà các công ty bảo hiểm với cơ cấu chi phí thấp, hiệu quả cao hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn
sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh. Các công ty bảo hiểm cũng sử dụng lợi nhuận đầu tư cao hơn và
một loạt các sản phẩm đầu tư bảo hiểm để cố gắng thu hút khách hàng. Về lâu dài, có thể thấy hợp
nhất trong ngành bảo hiểm, các công ty lớn thích mua lại hoặc hợp nhất với các công ty khác hơn
là phải bỏ tiền ra giành thị trường và quảng bá đến người tiêu dùng.
Xét rằng với hơn 60 công ty tồn tại trong lĩnh vực này và có thể sẽ ngày càng tăng thì cường độ
cạnh tranh chắc chắn sẽ cao.


Triển vọng 2016:
Năm 2016, thị trường bảo hiểm được dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan nhờ triển
vọng kinh tế vĩ mô tiếp tục cải thiện, tác động tích cực của quá trình hội nhập quốc tế và nhất là
nhận thức của khách hàng về vai trò của bảo hiểm ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, thị trường bảo
hiểm năm 2016 cũng sẽ có không ít thách thức, các DNBH trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh
tranh ngày càng tăng cao do sự tham gia sâu hơn vào thị trường bảo hiểm Việt Nam của các nhà
đầu tư quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư từ thị trường ASEAN, đi kèm theo đó là sự chuyên
nghiệp hóa trong các kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, tình trạng trục lợi bảo hiểm (đặc biệt trong bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm
xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe), cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBH, hạn chế về nguồn
nhân lực chất lượng cao… vẫn là những vấn đề tồn đọng của thị trường. Dự báo năm 2016, doanh
thu phí gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng 15-18%; thị trường bảo hiểm nhân
thọ duy trì đà tăng trưởng cao với tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng

khoảng 25%.



×