Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nói chung và sinh vien ydược noi rieng về tu tuong hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.45 KB, 10 trang )

I:Tình trạng
Trong cuốn “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” với bút danh Quyết Thắng viết tháng 6/1949,
Hồ Chí Minh đã đi sâu hơn về con người với cái gốc là đạo đức cách mạng –Người từng
nói:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”
Vậy đạo đức là gì? Nó có vai trò như thế nào mà Người lại đề cao như vậy? Sinh
viên ngày nay có đã và đang tu dưỡng đạo đức theo lời Bác dạy không?
Để hiểu được hết lời răn dạy của Người , trước tiên ta cần hiểu đạo đức là gì. Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã
hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và
quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện với niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu
tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân , mỗi con người có vai trò
vô cùng quan trọng. Nó không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị của chính họ mà
còn tạo ra “sức mạnh nội sinh” giúp họ vượt qua qua khó khăn , thử thách của cuộc sống
để đem lại hạnh phúc cho bản thân.
Riêng với thế hệ trẻ việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn ,vì họ là “người chủ tương
lai của nước nhà”, là cầu nối giữa các thế hệ - “người tiếp sức cách mạng” cho thế hệ già ,
là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ
là những “mùa xuân của xã hội”. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho rèn
luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói
chuyện với sinh viên, Người khẳng định :”Thanh niên phải có đức , có tài. Có tài mà
không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì
chẳng những không làm được gì ích cho xã hội , mà còn có hại cho xã hội. Nếu có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”.
Hành trang vào đời, các bạn không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà để thành


danh các bạn phải là người có đạo đức tốt nếu không muốn nói là chuẩn mực để xứng đáng
với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”.


Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định cả tương lai và cuộc đời
mỗi bạn.
“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người
đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt
đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới
trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ
nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng
đó, trong từng giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích to lớn,
đóng góp vào tiến trình chung của lịch sử dân tộc.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng là sự bùng
phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến những tiêu cực
trong xã hội ngày càng phổ biến. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
chưa được khắc phục , sự chống phá các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm
mưu “ diễn biến hòa bình” đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân, ảnh
hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức. Hậu quả
là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng
‘‘Học thì chẳng muốn tiếp thu,
Đủ trò gian dối, mịt mù lương tri,
Học tập chủ yếu cốt vì,
Mẹ cha gò ép, khá thì do thân”.
Và :
“Động cơ học tập dập bầm,
Bạn khuyên chẳng thấm, lại hầm mày tao,
Chẳng phấn đấu để vươn cao,

Khó khăn chùn bước, gian lao nao lòng.”
Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ hoài
bảo vươn lên.
“Lý tưởng sống, lại rỗng không,
Mờ nhạt mục đích cầu trông, mông nhờ,
Thực dụng tệ hại trơ trơ.
Ngày thêm què quặt phai mờ nhân tâm.”


Tình trạng giới trẻ chạy theo lối sống buông thả sống buông thả, không coi trọng
những giá trị đạo đức.Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các
bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái),
thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng
gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng
băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một
đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị
một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh
chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ
đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng
và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản
ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh
viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị
học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng
cao. Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm Tp. HCM, việc các bạn trẻ
quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống
quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia
phong, nam nữ thọ thọ bất tương thân, nét đẹp của người con gái là thùy mị nết na….
Đồng thời, tình trạng nạo pha thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS Nguyễn Thị
Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM - cho biết: thực trạng nạo

phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai.
Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh nhưng
số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại BV Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45.000
người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người và tổng số 1,2-1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước
có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”
Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ
những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách
dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào
những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi
cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường
Hồ Chí Minh- thành phố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe
trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnh
sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đua xe ,tạm giữ
60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn không giải tán”.


Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm,
nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta.
Khi nhắc đến hai chữ “Sinh Viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của
xã hội và có nhiệm vụ chính là học tập .Thế nhưng số đông sinh viên Việt Nam hiện nay
chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó
GS-Tiến sĩ Phạm Công Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội:
“64% sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức
cá nhân.
36,1% sinh viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của
mình để đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù
trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi, chơi hết
mình.
50% sinh viên không thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của mình.
40% sinh viên cho rằng mình không có khả năng tự học.

70% sinh viên cho rằng mình không có khả năng nghiên cứu.
55% sinh viên không thực sự hứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online).
Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai đang ngày càng
xuống dốc. Không những vậy, có những sinh viên còn tỏ thái độ vô lễ với giảng viên, làm
ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến
thoải mãi:
“Thiếu lễ phép lại trời ơi,
Thầy cô, cha mẹ nhẹ lời chẳng nghe,
Nhiều khi vô lễ, máu me,
Ta đây đã lớn thân nè đã to.
Thích gây gỗ, quá tự do,
Trị an quấy rối là do lỗi này,
Cướp giật, chiếm giết gớm tay,
Bởi vì một lẻ mê say bạc đề…”
Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện
thoại di động, truyền hình cáp, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu. Các
bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào các trò vô bổ trong thế
giới ảo (như Võ lâm truyền kì, Đột kích, Audition...). Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi
trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đau lòng hơn nữa số đông trong những


bạn đó gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các
bạn ở quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được
nhìn thấy con thành đạt. Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện thoại, xe
máy, máy tính xách tay để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ
sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc sau vài đòn thất thủ trong các trò cá độ hoặc lô đề.
Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc. Từ
cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể hiện sao cho giống
thần tượng của mình. Nghiêm trọng hơn nữa, các bạn còn chạy theo một kiểu tình cảm
phương tây chớp nhoáng không giới hạn. Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc

với các bạn sinh viên hiện nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm
thấy không hợp thì chia tay một cách nhẹ nhàng Tình yêu hôn nhân là một vấn đề nghiêm
túc, tại sao các bạn lại có những quan niệm sai lầm và dễ dãi như vậy? Có bao giờ các bạn
nghĩ cha mẹ sẽ đau lòng như thế nào khi biết con mình đang sống theo kiểu vợ chồng với
một người con trai? Sau này, nếu đến với một người con trai khác liệu họ có chấp nhận và
tha thứ khi biết rằng người mình yêu đã không còn trinh tiết và đã từng sống thử? Bạn gái
ơi đừng khờ dại như vậy, khi tình yêu xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì người phụ nữ
luôn phải chịu cái nhìn khắt khe hơn từ gia đình và xã hội. Khi tình yêu tan vỡ thì người
ôm nỗi đau và mất mát nhiều hơn là người con gái mà thôi.
Một con thuyền sẽ mãi trôi lênh đênh trên biển nếu không biết đâu là bến bờ cần đến.
Cũng như các bạn đang có lối sống sa đoạ, sống không biết ngày mai nếu không kịp thời
thay đổi thì chuyện không được ra trường hoặc bị đuổi học là điều tất nhiên. Có nhiều sinh
viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi - già hối hận”. nhưng không phải họ đang
tận dụng tuổi trẻ mà đang liều lĩnh phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất
cả đã quá muộn các bạn phải đau đớn khi rơi vào hoàn cảnh:
“ Ngước nhìn tương lai mồ hôi toát,
Quay đầu quá khứ nước mắt rơi”.
“Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay” .Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một
tầng lớp đông sinh viên có đạo đức tốt ,nỗ lực hết mình cho việc học tập, rèn luyện và làm
theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát huy được những giá trị truyền thống
của dân tộc , như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm,
chính,chí, công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc
và thời đại. Nhờ đó, phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống tình
nghĩa , trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, luôn cần cù và sang tạo trong học tập, sống có
bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động , nhạy bén, dám đối mặt với những khó
khăn , thử thách, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười, luôn gắn bó với nhân dân,


đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu , nước mạnh , dân chủ, công
bằng, văn minh.Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về

cho Tổ Quốc , đưa Việt Nam đến gần với bạn bè năm châu:
- Lê Ngọc Tường Vân - 4 lần được Tổng thống Mỹ trao bằng khen
-Cô bạn Ngọc Minh( 18 tuổi) xinh xắn học giỏi môn Toán và có nhiều nghiên cứu
giá trị được đánh giá cao. Là sinh viên trường Mount Holyoke College, nằm trong top 38
trường Nghệ thuật tự do tốt nhất Mỹ.
-Dương Thị Bích Thủy, sinh viên Đại học Sư phạm Quốc gia Tula, là một gương mặt
nổi bật trong cộng đồng du học sinh Việt tại Nga và cả sinh viên nước sở tại. Cô gái 22
tuổi này được rất nhiều trang báo của Nga ca ngợi bởi kết quả học tập và các hoạt động
ngoại khóa.Năm 2012, Thủy giành giải nhất tuyệt đối Olympic Toán do Đại học tổng hợp
Quốc gia Tula tổ chức. Tháng 6 vừa rồi, Thủy tiếp tục làm rạng danh Đại học Sư phạm
Quốc gia Tula khi xuất sắc vượt qua đại diện của 406 đại học và cao đẳng tại Nga để rinh
Huy chương bạc cuộc thi Toán quốc tế mở rộng trên Internet.
Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo
khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri thức. Ngoài việc học tập,
các bạn đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ. Các bạn mãi là những
bông hoa đẹp trong vườn hoa của dân tộc Việt Nam - Một tương lai tươi sáng đang chờ
các bạn ở phía trước. Các bạn cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn luôn tâm niệm rằng :
“đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm
nay”. Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay không sống - đó là vấn đề”. Là một người
sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ, chúng ta hãy sống sao
cho có mục đích, có lí tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những gì đã qua ta không phải
xót xa ân hận những tháng năm đã sống hoài sống phí. Giống như trong lời bài hát của
Trịnh Công Sơn:
“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương……
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.”


Vì vậy, toàn Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
thế thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu, bởi nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước.
-

Trong di chúc Bác Hồ kính yêu đã từng dặn dò lại chúng ta:

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
II: thực trạng đạo đức của sinh viên y dược nói chung và trường lạc hồng nói riêng
Trong xã hội loài người, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức mà người ta
thường gọi là "đạo đức nghề nghiệp". Ngành y là một ngành có liên quan trực tiếp đến sức
khoẻ và tính mạng của con người. Mà sức khoẻ, tính mạng của con người là vốn quý nhất,
nên đòi hỏi người làm việc trong ngành y cũng phải có những phẩm chất đặc biệt. Không
phải ai cũng đủ tiêu chuẩn làm việc trong ngành y. Vì vậy mỗi sinh viên ngành y không
chỉ là một nhà trí thức tương lai, mà còn là một y, bác sĩ tương lai. Do đó, đối với sinh viên
ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Song, y đức sáng
không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y, bác sĩ tương lai. Cũng không phải chỉ đến
khi trở thành một y, bác sĩ thực thụ thì sinh viên ngành y mới biết thế nào là y đức. Trái
lại, y đức là kết quả của một quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện từ khi người sinh viên
ngành y còn ngồi trên ghế giảng đường.
Trong lịch sử y học Việt Nam, các bậc danh y đều cho rằng, y đức quan trọng không
kém gì y thuật. Trong số đó, chúng ta phải kể đến Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Các ông không chỉ là các bậc danh y, mà còn là
những nhà tư tưởng lớn về y đức. Các ông rất chú trọng xây dựng và truyền đạt y đức. Như
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong suốt cuộc đời rèn luyện và phục vụ y học, ông

luôn tự nhắc nhở mình phải “tiến đức, tu nghiệp”. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho
toàn thiện, toàn mỹ đạo đức của người hành nghề y. Tu nghiệp là hàng ngày phải chăm chỉ
học tập cho y thuật ngày càng giỏi. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, đạo làm thuốc không
chỉ bó hẹp trong phạm vi chuyên môn nghề nghiệp, mà còn bao hàm cả đạo đức nghề


nghiệp. Y thuật phải gắn liền với y đức. Thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo trong nghề y, Hải
Thượng Lãn Ông cho rằng, một người thầy thuốc chân chính không những phải có kiến
thức vững vàng về chuyên môn, mà còn phải tự xác định cho mình những quy chuẩn đạo
đức đúng đắn, đó là ý nghĩa đích thực của đạo làm thuốc và cũng là bí quyết để xây dựng
và phát triển nghề y. Ông viết: “Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo vệ
sinh mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, họa phúc một tay mình giữ. Thế
thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn,
hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng”(1). Theo
đó, có thể thấy rằng, Hải Thượng Lãn Ông quan niệm bổn phận của người thầy thuốc
không dừng lại ở một đạo đức thông thường. Mà hơn thế, bổn phận của người thầy thuốc
còn thể hiện ra trong toàn bộ các quan hệ đối với nghề nghiệp; từ khả năng nhận thức
chuyên môn tới quan niệm về mục đích nghề nghiệp và thái độ đối với người bệnh, với
đồng nghiệp, đặc biệt là bổn phận của người thầy thuốc trước sự cơ cực của người bệnh
nghèo, những người thiếu may mắn trong xã hội đương thời. Ông gọi đó là y đạo. Bởi theo
ông, đó là tư chất đích thực của người thầy thuốc. Coi tư chất đó là Nhân, Minh, Trí, Đức,
Thành, Lượng, Khiêm, Cần, ông cho rằng, y học không chỉ là một khoa học, mà còn là
một nghề rất thanh cao. Cho nên, người thầy thuốc phải biết giữ gìn phẩm chất của mình,
không được vụ lợi. Trong Y huấn cách ngôn, ông viết: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật,
chuyên bảo vệ sinh mạng con người. Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người. Chỉ
lấy việc cứu mạng sống cho người bệnh làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể
công”(2).
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần
gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế, bày tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

về phẩm chất của người thầy thuốc. Người đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu:
“Thầy thuốc như mẹ hiền”. Danh hiệu đó vừa là sự đánh giá cao của Người đối với những
đóng góp của ngành y, vừa là một yêu cầu của Người đối với mỗi cán bộ y tế về y đức. Sở
dĩ như vậy vì, nghề y là một nghề rất đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sinh
mạng của con người. Đó cũng là lý do sinh viên ngành y được đào tạo rất lâu, rất kỹ, giai
đoạn đầu ít nhất là 6 năm ở trường đại học, sau đó phải học thêm 3 - 4 năm mới có thể trở
thành một người thầy thuốc có đủ năng lực.
Đạo đức của người thầy thuốc được coi như là tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách cũng
như tài năng của một người thầy thuốc, bác sĩ . Thế nhưng trong những năm gần đây, đã
có những tin không tốt về đạo đức của nghành y- dược. Liên tiếp trong thời gian qua, xã


hội đón nhận nhiều tin không vui về đạo đức ngành y, có thể kể ra ngay những vụ việc liên
quan đến y đức của người bác sĩ gây chấn động dư luận như vụ: "nhân bản phiếu xét
nghiệm" ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức, vụ "tráo thủy tinh thể" và mới đây nhất là vụ án
mạng kinh hoàng xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường với tính chất phạm tội hết sức dã man
và tàn độc, ném xác phi tang của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (chủ thẩm mỹ viện).
Dư luận đặt câu hỏi không biết những lớp cán bộ y tế này được đào tạo ra sao khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Xung quanh câu chuyện y đức trong ngành y và công tác giảng
dạy cho sinh viên trường ĐH Y Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Hữu Tú hiệu phó trường ĐH Y
Hà Nội cho biết: "chính môi trường sống và học tập có những cám dỗ đối với các sinh
viên, không đơn giản như ngày xưa, trong đó các em chưa hoàn toàn phân biệt được cái
tốt, cái chưa tốt, cái nào là phù hợp và không phù hợp và dễ bị sa ngã”. Một bộ phận sinh
viên thì ko lo học , trau rồi kiến thức cũng như những kĩ năng cần thiết cho một người bác
sĩ, có nhiều bạn bị cuốn vào vòng xoáy của công nghệ , những cuộc chơi xuyên đem cùng
bạn bè tai những quán bar , quán nhậu.Để rồi không lo học hành,bỏ học , thi lại, học lại
nhiều môn học, tạo nên những lổ hổng kiến thức trầm trọng, thoái hóa đạo đức mà người
thầy thuốc cần có. Các bạn vẫn chưa thực sự xác định được mục tiêu học tập của mình.
Nhiều bạn học nghành y- dược không phải vì niềm đam mê hay sở thích của bản thân mà
vì cha mẹ bắt học hoặc nghĩ rằng học nghành này sau khi ra trường sẽ kiếm được nhiều

tiền. Vậy nên các bạn học hành như một cái “máy copy”, thầy cô dạy gì thì học đấy, không
biết tự tìm tòi khám phá những cái mới trong khi chúng ta đang sống trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hoá, những kiến thức đang học có thể trở nên lạc hậu hoặc có thể sai
bất cứ khi nào, gây nên những hậu quả vô cùng lớn.
Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn một bộ phận sinh viên vẫn ý
thức được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình. Các bạn tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện
đaọ đức song song với kiến thức theo những nguyên tắc, chuẩn mực về y đức. Số sinh viên
đạt kết quả cao trong học tập ngày càng nhiều hơn, sinh viên ngày càng tự giác thực hiện
các nội qui, qui chế của nhà trường, tự giác học hỏi, khám phá nâng cao tay nghề, trau rồi
đạo đức lối sống.. Sinh viên đã có những hiểu biết và tham gia tích cực vào các phong trào
chính trị - xã hội , đoàn đội: mùa hè xanh, đền ơn đáp nghĩa… góp một nguồn nhân lực
“đủ đức, đủ tài” cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Ngành y-dược ngày càng nhiều nguồn nhân lực, nguy cơ thất nghiệp sau khi ra
trường ngày càng nhiều, đặc biệt là những bác sĩ trường tư như chúng ta ( đại học lạc
hồng). Thiết nghĩ, về kiến thức , kĩ năng chúng ta đã thua các bạn trường công, vì vậy
chúng ta càng phải cố gắng rèn luyện cả về tri thức và đạo đức hơn rất nhiều “có công mài
sắt có ngày nên kim” , chúng tôi tin rằng nếu bạn là một người bác sĩ có y đức, tận tình với


bệnh nhân, chịu khó tim tòi nâng cao kiến thức kĩ năng, có lòng yêu nghề dù bạn học
trường tư, hiện tại bạn chưa thực sự giỏi nhưng một ngày nào đó mọi người sẽ biết đến
bạn, và mọi người sẽ công nhận bạn là một “bác sĩ” theo đúng danh”thầy thuốc như mẹ
hiền”
Tựu trung lại, giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên nói chung, cho thanh niên,
sinh viên ngành y nói riêng là một vấn đề thiết thực, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi
mới đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đạo đức cũng cần phải được đầu tư tương xứng
về người và vật chất.




×