Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo dục trẻ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.72 KB, 13 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Năm học 2011-2012 là năm học mà Giáo dục Mầm non và các bậc học khác tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi
Minh” theo chỉ thị số 06/CT – TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chinh Trị ban hành.
Mỗi giáo viên mầm non không chỉ học tập mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của
mình “ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh”. Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chi Minh góp phần giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kinh
trọng, yêu quý đối với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường
xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam. Dạy trẻ học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh là dạy trẻ biết yêu thương, đoàn kết, biết
giúp đỡ, biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết làm các công việc tự phục vụ, biết thực
hành tiết kiệm, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, biết giữ vệ sinh môi trường, chăm
ngoan học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn, biết lễ phép, kinh
trên nhường dưới…
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Giáo dục trẻ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ thông qua các hoạt
động hàng ngày ở các chủ đề:
* Chủ đề “trường mầm non của bé”
….. ( Làm theo lời dạy của Bác đã dặn các cháu thiếu nhi nhân lúc Bác ra
thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đờng – Thanh Hóa: “Thiếu nhi thì phải
ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người
tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như
anh chị em ruột thịt”)
Vì thế trong chủ đề “Trường mầm non” để dạy trẻ học tập và làm theo lời
Bác dạy trước tiên tôi dạy trẻ phải luôn biết kinh trọng, lễ phép với các cô giáo
trong trường, thương yêu nhường nhịn các bạn, các em trong trường, trong lớp,
luôn biết chia sẻ, có trách nhiệm với người khác, với công việc được giao, xưng
hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình, không xưng hô mày - tao …
1



Để giúp trẻ nhận thức được điều đó tôi đã sử dụng các biện pháp như: trò
chuyện nhắc nhở các cháu hàng ngày, trong các giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt đợng
chơi ở các góc, ở ngồi trời, các giờ hoạt động chiều: khi gặp các cô trong trường
nhắc cháu chào hỏi lễ phép, khi có khách đến lớp nhắc các cháu cũng biết chào hỏi
lễ phép và giữ trật tự khi cô trao đổi với khách…,. Từ cách nhắc nhở, giáo dục đó
tôi đã thấy có hiệu quả rõ rệt. Khi phụ huynh hay có khách đến các cháu đều tự giác
chào hỏi lễ phép…. Bên cạnh đó tôi cũng nhắc nhở giáo dục các cháu biết giúp đỡ
bạn trong học tập và trong vui chơi nên trẻ lớp tơi đã có tinh thần đồn kết, giúp đỡ
bạn. Vi dụ trong giờ hoạt động tạo hình “vẽ cô giáo” tôi thấy cháu Hiếu đã hướng
dẫn cho cháu Phúc ngồi bên cạnh cách vẽ các nét cơ bản về cô giáo. Hay trong giờ
chơi tự do tôi thấy cháu Diệu ngồi bày cho bạn trò chơi “nu na nu nớng”. Đờng thời
để giúp trẻ biết u thương đồn kết giúp đỡ bạn, chăm chỉ học hành tôi đã dạy và
giải thich đơn giản cho trẻ hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy vào trong hoạt động buổi
chiều:
“Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỉ luật tớt
Giữ gìn vệ sinh thật tớt
Khiêm tớn, thật thà, dũng cảm”
(Theo Thư Bác Hồ gửi các cháu và cán bộ các trường miền Nam, ngày 1-61955) Bác Hồ viết: “Trước hết các cháu phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn
kết chặt chẽ: Đoàn kết giữa các trẻ lớn và các trẻ bé. Các cháu phải yêu lao động,
giữ gìn kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, vì tự do phóng túng là không tốt và dạy trẻ
tuân thủ theo các quy định, nội quy của lớp học. Các cháu nên thi đua học tập, thi
đua trong mọi việc để trở thành những bé ngoan có tổ chức, có kỷ luật….”
Để giúp trẻ học tập và làm theo lời Bác như trong thư Bác đã viết, hàng ngày
tôi đã cho trẻ lớp tôi thực hành tinh kỷ luật, nội qui bằng cách xếp hàng để làm vệ
sinh trước khi ăn theo đúng thứ tự không chen lấn … Trong sinh hoạt hàng ngày,
tôi cho trẻ tự làm những công việc tự phục vụ bản thân (tự thay đồ, làm vệ sinh cá
2



nhân), làm các công việc trực nhật (lau dọn bàn ghế, kệ góc, sắp xếp đồ chơi trên
kệ góc ngăn nắp, gọn gàng..) đúng theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy
theo sức của mình”
Thơng qua câu chụn “ Ba chiếc ba lô” mà tôi kể cho các cháu nghe đã
giáo dục trẻ học tập ở Bác đức tinh biết biết quan tâm, chia sẻ, phân công công
việc cho nhau. Qua đó trong giờ vui chơi ở các góc, tôi tổ chức cho trẻ chơi các
trò chơi tôi thấy trẻ lớp tôi đã biết tự phân công công việc cho nhau, biết phối hợp,
chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau trong khi chơi, có trách nhiệm với công việc
được phân công.
(Làm theo lời dạy của Bác nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở
trại Kim Đồng - Thanh Hóa: “phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm,
những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái
gánh nặng của xã hội…”)
Để dạy trẻ tinh trung thực, biết tự nhận ra lỗi lầm của mình tôi đã kể cho các
cháu nghe câu chuyện “Chia kẹo” vào trong giờ hoạt động chiều, trước giờ nêu
gương, qua câu chuyện giúp cháu hiểu được bạn Tộ tuy chưa vâng lời cô nhưng
vẫn được Bác Hồ chia kẹo vì bạn đã biết nhận lỗi, đồng thời qua câu chuyện trẻ
hiểu được rằng Bác Hồ rất yêu qui các cháu. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học
hành của các cháu và Bác khuyên các cháu phải luôn luôn thật thà, dũng cảm, biết
tự nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa… Từ cách giáo dục trẻ dựa trên câu
chuyện “Chia kẹo” mà tôi đã kể cho trẻ nghe, tôi thấy trẻ lớp tôi đã thực sự biết tự
giác nhận ra những việc mình làm đúng và chưa đúng. Vi dụ có lần trong giờ nêu
gương cháu Đức Anh đã tự thừa nhận “Thưa cô hôm nay con chưa ngoan, con còn
xô bạn trong giờ chơi và trong giờ ăn con còn nói chuyện” hay cháu Phương Trinh
tự nhận xét là “hôm nay con rất ngoan vì con dỗ em Liên nin khóc” (bé Liên là em
bé học cùng lớp nhưng ở độ tuổi ghép, bé rất hay khóc)…
Như vậy qua chủ đề “trường mầm non” tuy mới là chủ đề đầu nhưng những
nội dung tôi lồng ghép và dạy trẻ đã đạt được kết quả, trẻ rất hứng thú khi được
nghe những câu chuyện kể về Bác. Trẻ đã có ý thức học tập và làm theo tấm gương

3


đạo đức của Bác. Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép hơn, biết yêu thương, nhường nhịn,
giúp đỡ các bạn hơn, trẻ có tinh kỉ luật cao hơn, biết chờ đến lượt, không chen lấn
khi tham gia vào các hoạt động…
* Chủ đề Bản thân
Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến rèn luyện thể dục thể thao, Bác thường
nói “Mỗi ngày tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí hút lưu thơng, tinh

thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước mới thịnh. Tơi mong
đờng bào ta từ già trẻ, gái trai ai cũng gắng tập thể dục - tự tôi ngày nào tôi
cũng tập thể dục”.
Để dạy trẻ noi gương và học tập theo tấm gương sáng về tinh thần rèn luyện
sức khỏe của Bác trước tiên tôi dạy trẻ phải biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận,
giác quan trên cơ thể của mình, biết ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục
theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển
khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Dạy trẻ thực hiện theo lời dạy của Bác hàng ngày tôi
tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng, thực hiện các hoạt động phát triển vận động, chơi
các trò chơi vận động. Đồng thời dạy trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết cách
ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, giản dị cũng chinh là học tập đức tinh của Bác.

Hiện nay trẻ lớp tôi rất hào hứng khi tham gia vào các hoạt động thể chất,
nếu ngày nào khi đã đến giờ thể dục sáng mà tôi chưa cho trẻ tập là các cháu
nhắc ngay, có một lần tôi mới nói đùa là “Hôm nay lớp mình không tập thể dục
sáng nhé, hôm nay cô bị mệt” nhưng các cháu đã nói “Cô ơi tập thể dục hết mệt
ngay mà”.
Như vậy là trẻ lớp tôi đã có ý thức về rèn luyện sức khỏe rất tốt theo tấm
gương của Bác.
* Chủ đề Gia đình

Sinh thời, Bác đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn: “Các
cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải biết thương yêu, nghe lời bố mẹ…”. Do đó, tôi
luôn nhắc nhở trẻ có thái độ lễ phép, kinh trọng, yêu thương ông bà cha mẹ, người
4


lớn tuổi, biết đi thưa về trình ngoan ngoãn, lễ phép, biết quan tâm đến mọi người
trong gia đình như: hỏi thăm khi thấy ông bà, bố mẹ mệt, lấy tăm, rót nước cho ông
bà, bố mẹ …..Tôi kể cho cháu nghe câu chuyện về tình thương yêu, kinh trọng mẹ
của Bác vào trong giờ hoạt động chiều, trong các buổi trò chuyện, giờ họp mặt, đó
là câu chuyện “Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ” qua câu chuyện
giúp trẻ hiểu được Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại đã yêu thương mẹ như thế nào, và tôi đã
dạy trẻ học tập tấm gương của Bác biết yêu thương quan tâm tới bớ mẹ của mình.
Ngồi ra để dạy trẻ noi gương Bác tôi dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ như:
“Công cha như núi thái sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kinh cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hay qua các bài thơ “Lấy tăm cho bà; Thăm nhà bà, Thương ông….”, câu
chuyện, “Ba cô gái; Hoa cúc trắng…” bài hát về tình cảm của ông bà cha mẹ “cả
nhà thương nhau, cháu yêu bà…” vảo trong các hoạt động có chủ đich để giáo dục
trẻ phải biết yêu thương, quan tâm kinh trọng ông bà, cha mẹ theo lời Bác Hồ dạy.
* Chủ đề “Nghề nghiệp”
Dạy trẻ có những hiểu biết, yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ
quý trọng người làm ở tất cả các nghề, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ich cho
chúng ta và đều đáng trân trọng. Trong giờ hoạt động khám phá tìm hiểu về các
nghề và trong các giờ hoạt động chiều…tôi đã cho trẻ tự nói lên những hiểu biết
của mình về các nghề trong xã hội, từ những suy nghĩ ngây thơ của trẻ tôi đã kể
cho trẻ nghe câu chụn “Nghề nào cũng q”
Thơng qua câu chuyện giáo dục trẻ biết được tất cả các nghề trong xã hội đều

đàng qui, đáng được trân trọng, và những người làm ở các nghề khác nhau trong xã
hội đều góp phần làm giàu cho quê hương đất nước và cuối cùng tôi cho trẻ học
thuộc câu dạy của Bác ở cuối câu chuyện như là một cách giáo dục trẻ tốt nhất
“Các cháu ạ, trong xã hội nghề nào cũng cao đẹp và đáng quý trọng cả, không có
nghề nào xấu, chỉ có những kẻ lười lao động, ỷ lại mới đáng xấu hổ”
5


Để giáo dục trẻ ý thức thực hành tiết kiệm, ý thức qui trọng sản phẩm lao động
của người nông dân, học tập từ tấm gương đạo đức của Bác “ khơng được hoang
phí dù chỉ là 1 việc nhỏ” và Bác luôn xem “gạo” chinh là “ hạt ngọc” của trời ban,
do đó trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt
gạo, không lãng phi dù chỉ một hạt cơm, không làm rơi vãi cơm trong khi ăn và
hàng ngày tôi cho cháu thực hành giúp đỡ cô chuẩn bị bàn ăn… thông qua đó tôi đã
hình thành cho trẻ thói quen ăn uống có văn hóa như:
- Trẻ có ý thức tự phục vụ, biết giúp đỡ cô làm những việc vừa sức ( dọn bàn
ăn, bưng cơm cho bạn …)
- Ăn uống gọn gàng, không làm rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn,
không nói chuyện khi ăn, ăn hết suất, hết phần.
- Luôn biết mời cô và các bạn trước khi ăn.
- Ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
* Chủ đề “tết –mùa xuân- thế giới thực vật”
Sinh thời Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, cây xung quanh vườn nhà Bác rất
nhiều tự tay Bác trồng và chăm sóc, cứ vào mỗi dịp tết đến, xuân về Bác phát động
phong trào “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” và
để hưởng ứng ngày Tết trồng cây theo gương Bác, trong các giờ hoạt đợng ngồi
trời, hoạt động tự do tôi cho trẻ cùng cô trồng cây, tưới nước, chăm sóc cây, qua đó
giáo dục ở trẻ tinh cần cù, kiên nhẫn trong lao động, hăng say với công việc lao
động, đồng thời qua việc chăm sóc cây trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây
xanh và biết được lợi ich của cây đối với lợi ich con người: cung cấp gỗ, làm cho

không khi trong lành và cũng đồng thời giúp trẻ nhận biết được rằng cần phải làm
những việc giúp đỡ người lớn phù hợp với sức lực của mình đúng như lời Bác Hồ
đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”…bên cạnh đó để dạy trẻ có
ý thức giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ tôi thường xuyên cho trẻ nhặt rác, lá cây
trong sân trường và giáo dục nhắc nhở trẻ thường xuyên không xả rác, khạc nhổ
bừa bãi và đặt ra các câu hỏi tình huống cho trẻ giải quyết như “nếu trên sân trường
có rác thì con như thế nào? Hay bạn Lan ăn kẹo xong vứt rác ra sân trường thì con
6


sẽ xử lý ra sao?”…việc đặt ra các câu hỏi, tình huống đã giúp trẻ khắc ghi hơn về ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường…
* Chủ đề “thế giới động vật”
Sinh thời Bác Hồ cũng yêu qui thiên nhiên cây cỏ, chim muông và các con
vật. Để dạy trẻ học tập Bác biết yêu quý tất cả muông thú bởi mỗi con vật cũng
giống như những con người chúng ta đều cần có sự sống. Do đó chúng ta phải biết
bảo vệ, chăm sóc nên trong giờ hoạt động vào buổi chiều tôi kể cho trẻ nghe câu
chuyện “Dành cho các cháu”. Qua câu chuyện không những trẻ cảm nhận được tình
u thương lồi vật của Bác Hờ mà qua đó tôi giáo dục trẻ học tập đức tinh nhân
hậu biết yêu thương, chăm sóc các loài vật của Bác Hồ.
Để dạy trẻ yêu thương chăm sóc các con vật trong giờ “tìm hiểu về các con
vật nuôi” “tìm hiểu về con cá” tôi đã chuẩn bị các con vật nuôi mà tôi mượn ở nhà
dân gần đấy mang đến trường cho cháu quan sát (gà, vịt, mèo, chó), và chuẩn bị
một bể cá nhỏ, tôi cho trẻ quan sát, tìm hiểu đặc điểm của chúng và tôi cho trẻ thực
hành chăm sóc các con vật, quan sát cách trẻ trò chuyện cùng nhau, cách trẻ cho
các con vật ăn cùng nhau tôi thấy các trẻ rất hứng thú, trẻ cho các con vật ăn rất cẩn
thận chu đáo…và trong quá trình đàm thoại cùng trẻ tôi hỏi trẻ về cách chăm sóc
các con vật khi trẻ ở nhà thì tất cả trẻ đều nói được cách mình chăm sóc các con vật
như thế nào, khi tôi đặt câu hỏi “Đối với các con vật mình phải như thế nào? Vì
sao?” thì cháu Thanh An nói với bạn ngồi bên cạnh “Mình phải yêu qui, chăm sóc

các con vật giống như Bác Hồ chứ” khiến tôi rất bất ngờ, tôi đã mời cháu đứng lên
và hỏi “Tại sao con lại nói như vậy?” thì cháu trả lời “Vì con thấy Bác Hồ rất yêu
các con vật nên con cũng muốn giống như Bác Hồ” một suy nghĩ rất trẻ con, mộc
mạc và thơ ngây nhưng thật sự khiến tôi xúc động vì cách giáo dục của mình đã có
hiệu quả thực sự với trẻ, tư tưởng của Bác Hồ đã phần nào thấm vào suy nghĩ non
nớt của trẻ và tôi nghĩ đó chinh là một thành công trong cuộc đời sự nghiệp giáo
dục của mình.
* Chủ đề “nước và các hiện tượng thiên nhiên”
7


Qua chủ đề “nước và các hiện tượng thiên nhiên” để giúp trẻ học tập tấm
gương tiết kiệm của Bác tôi đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tinh “tiết
kiệm” của Bác, qua đó tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ khi rửa tay mở nước vừa phải
không để nước chảy tràn lan và ngoài ra để dạy trẻ thực hành tiết kiệm tôi còn dùng
phương pháp trò chuyện để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, đồng thời kich
thich trẻ suy nghĩ. Vi dụ trong giờ hoạt động khám phá “Tìm hiểu về các nguồn
nước” tôi đã sưu tầm những thông tin, hình ảnh, clip về hậu quả của việc khan hiếm
nước như “Những cánh đồng nứt nẻ, động vật chết, mọi người phải đi địu nước,
những dòng sông đen vì bị ô nhiễm, cháy rừng…cho trẻ xem khi trẻ được xem
những hình ảnh đó thì trẻ đã có thái độ rất quan tâm và chia sẻ, từ đó tôi giáo dục
trẻ có những hành vi đúng đắn hơn trong cách sử tiết kiệm nước, đồng thời tôi cũng
đưa ra một số tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề như “Khi thấy vòi nước chảy
tràn ra ngoài thì các con phải như thế nào?”, “Để bảo vệ nguồn nước thì chúng ta
phải ra sao” ….cách giải quyết các tình huống như thế sẽ giúp trẻ hiểu hơn về giá
trị của nước sạch và tôi dạy trẻ học tḥc câu khẩu hiệu ” Giọt nước q hơn vàng”
và đến nay trẻ lớp tôi đã không còn hiện tượng nghịch phá nước mà biết vặn vòi
nước vừa đủ để sử dụng, sau khi sử dụng xong biết khóa vòi nước lại, và biết sử
dụng nước khi cần thiết.
* Chủ đề “giao thông”

Sinh thời như chúng ta đã biết Bác Hồ tuy là một chủ tịch nước nhưng Bác
luôn gương mẫu, từ những việc nhỏ nhất. Câu chuyện mà tôi kể cho các cháu
nghe về tinh thần tự giác, ý thức chấp hành đúng luật giao thông của Bác đã nói
lên được Bác Hồ của chúng ta thật là vĩ đại, luôn tự giác gương mẫu trong những
việc bình thường nhất, từ đó tôi đã giáo dục cháu noi gương Bác gương mẫu
chấp hành đúng luật giao thông bằng cách tự đặt ra một số câu hỏi tình huống
cho trẻ tự giải quyết như: chấp hành đúng luật an tồn giao thơng ta phải như thế
nào? Khi ngời trên xe máy để đảm bảo an toàn chúng ta phải ra sao? Chúng ta có
được chơi đá bóng, chơi ném đá, cây gậy ra đường không?... và kể cho cháu
8


nghe các câu chuyện “Qua đường; Vì sao thỏ cụt đuôi”, trong cac giờ hoạt động
có chủ đich, hay tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi về an toàn giao thông như
“Đua xe đạp về thăm lăng Bác; Tin hiệu đèn giao thơng….”, vào trong những
giờ chơi ngồi trời, giờ hoạt động buổi chiều, thông qua những hoạt động đó
giúp trẻ có ý thức hơn về văn hóa giao thông.
* Chủ đề “Quê hương –Đất nước- Bác Hồ”
Để chuẩn bị cho chủ đề “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ” sắp tới, tôi đã
chuẩn bị rất nhiều các hoạt động và các hoạt động đó đã được rèn luyện giáo dục
cho trẻ ngay từ đầu năm qua các chủ đề. Như chúng ta đã biết Bác Hồ vĩ đại của
chúng ta có một tình yêu quê hương đất nước bao la, để nước nhà được độc lập,
thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân Bác đã ra đi tìm đường cứu nước chịu bao
gian khổ, khó khăn nhưng Bác không nản. Dạy trẻ học tập đức tinh yêu quê hương
đất nước của Bác tôi đã kể cho trẻ nghe nhiều các câu chuyện về tình yêu quê
hương đất nước của Bác Hồ, qua đó ở tất cả các chủ đề tôi đều giáo dục trẻ chăm
ngoan học giỏi, lễ phép, thương yêu đoàn kết với bạn là thể hiện tình yêu quê
hương đất nước của mình và để trẻ hiểu rõ hơn về Bác Hồ một vị lãnh tự vĩ đại và
vô cùng kinh yêu, trong suốt các chủ đề trong năm học tôi đã sử dụng nhiều biện
pháp như: kể chuyện về Bác cho trẻ nghe, kể về cuộc đời và sự nghiệp của Bác

trong các hoạt động hàng ngày như các giờ đón trả trẻ, giờ sinh hoạt lớp, cho trẻ
xem video về các tư liệu về Bác, dạy trẻ những bài thơ, câu chuyện về Bác như
“Chia kẹo; Khen các chaú, qua các bài thơ “Ảnh Bác; Hoa quanh lăng Bác…., cho
trẻ xem phim về cuộc sống và hoạt động của Bác một vị lãnh tụ giản dị. Dạy trẻ hát
các bài hát “ Bé tập nói” của nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân, qua bài hát trẻ thấy
được hình ảnh ngộ nghĩnh của cháu bé đang tập nói thể hiện tình cảm của mình với
Bác Hồ kinh yêu. Dạy trẻ bài hát “ Nhớ ơn Bác” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu qua
bài hát trẻ hiểu được tình cảm yêu thương của Bác dành cho các cháu nhi đồng và
lòng kinh yêu, nhớ ơn của các cháu đối với Bác mãi mãi như ngàn đóa hoa tươi
thắm và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi “Đua xe đạp về thăm lăng Bác; xếp hình
9


ảnh của Bác Hồ về các năm hoạt động, qua tranh ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu
nhi, tổ chức cho các cháu thi kể chuyện về Bác Hồ.…từ đó hình thành ở trẻ lòng
kinh yêu Bác, cố gắng chăm ngoan học giỏi để được là cháu ngoan Bác Hồ.
Bên cạnh đó tôi cũng sưu tầm một số câu nói hay của Bác Hồ dạy cho trẻ
học vào các giờ rảnh rỗi, để từng bước cho trẻ tiếp thu những phẩm chất đạo đức
cao quý và đáng kinh trọng ở Bác và để cho trẻ hiểu được tình cảm của Bác Hờ
dành cho các cháu:
“Khơng có việc gì khó,
Chỉ sợ lịng khơng bền.
Đào núi và lấp biển”
Qút chí ắt làm nên”.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trờng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trờng người”
“Ai u các nhi đờng,
Bằng Bác Hờ chí Minh ?
…………………..
Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hờ Chí Minh”
“Đớ ai đếm được lá rừng
Đớ ai đếm được mấy tầng trời cao
Đớ ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ”
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”. “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”
10


“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
sánh vai với cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần công
học tập của các cháu”...
* Dạy trẻ học tập tấm gương của Bác qua hoạt động thi kể chuyện, hát múa,
đọc thơ về Bác:
Để giúp trẻ hiểu hơn về Bác, kinh yêu Bác, học tập và làm theo tấm gương
của Bác tôi còn tổ chức cho trẻ thi kể chuyện, đọc thơ, hát múa về Bác, những câu
chuyện, bài thơ, bài hát thiếu nhi về Bác được tôi sưu tầm và in ra cho trẻ mang về
cho bố mẹ dạy trẻ học, sau đó cứ vào cuối mỗi tháng lớp tôi đều tổ chức hội thi “kể
chuyện, đọc thơ, hát múa về Bác Hồ”. Ở trẻ, phần thưởng cho trẻ chỉ là những viên
kẹo nhỏ, nhưng phần thưởng lớn nhất cho tôi là càng ngày trẻ càng hứng thú với
hoạt động này và qua hoạt động này trẻ đã có những hiểu biết nhất định về Bác, về
tình cảm của Bác dành cho trẻ và từ đó hình thành ở trẻ lòng kinh trọng, yêu qui và
học tập theo tấm gương đạo đức của Bác.
2. Phối hợp cùng với phụ huynh để giúp trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh tốt hơn:

Như ta đã biết gia đình chinh là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy cô giáo
đầu tiên của trẻ. Do đó việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục
trẻ là rất quan trọng và để giúp trẻ có được những thói quen tốt tôi đã trao đổi, đề
nghị các bậc phụ hiuynh phối hợp cùng cô giáo trong việc rèn nề nếp và thói quen
sinh hoạt cho các cháu như : khi trẻ đi học về nếu trẻ quên chào hỏi thì cha mẹ nên
nhắc nhở để trẻ tạo thói quen, hay khi ăn cơm cha mẹ cũng nên để trẻ phụ giúp dọn
cơm như dọn đũa, chén hoặc ăn cơm nhắc nhở trẻ mời và ăn xong nhắc trẻ lấy
nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ, để trẻ tự làm những việc tự phục vụ bản thân như
(đánh răng, thay quần áo)…hay những việc như thực hành tiết kiệm điện, nước khi
ở nhà…. Đồng thời tôi cũng thường xuyên sưu tầm các câu chuyện, bài thơ, bài hát
thiếu nhi nói về Bác in cho phụ huynh xem và nhờ phụ huynh dạy trẻ học thuộc để
cuối mỗi tháng trong lớp sẽ tổ chức hội thi “kể chuyện, đọc thơ, hát múa về Bác
Hồ”
11


PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH SƠN
TRƯỜNG MẪU GIÁO NHƠN SÔN

12


Năm học: 2011-2012
TÊN ĐỀ TÀI:

GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
Họ và tên tác giả: Phan Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên

Lĩnh vực công tác: Giảng dạy
Lĩnh vực sáng kiến:Giáo dục ngoại khóa

13



×