Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian độ tuổi nhà trẻ 24 36 tháng năm học 2014 2015 ( đ c mai thị loan)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.87 KB, 16 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trò chơi dân gian là di sản văn hoá quý báu của dân tộc, nó được kết tinh từ
quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của cha ông ta. Trò chơi dân gian tích tụ
cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ xưa. Trò chơi dân gian được lưu truyền
từ đời này sang đời khác chứa đựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tham gia các trò chơi dân gian sẽ không những giúp con người thoả mãn
nhu cầu vui chơi, giải trí, mang lại một tinh thần sảng khoái sau những giờ lao
động, làm việc mệt mỏi mà thông qua các trò chơi dân gian chúng ta còn có cơ hội
được sống trong không gian sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời.
Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non, trò chơi dân gian mang lại cho trẻ nhiều
điều lí thú và bổ ích. Vừa đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ
niềm vui của các em với bạn bè, mọi người xung quanh, vừa góp phần phát triển
nhân cách trẻ một cách hài hòa, cân đối và toàn diện.
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, trẻ em không chỉ cần được chăm
sóc sức khỏe, được ăn uống đầy đủ, mà quan trọng nhất là trẻ cần phải được thỏa
mãn nhu cầu vui chơi. Thông qua trò chơi trẻ được phát triển toàn diện về: Đức Trí - Thể - Mỹ. Phát triển các yếu tố tâm lý như tư duy, ngôn ngữ, trí tuệ, tình
cảm… Nhờ đó nhân cách con người được hình thành và rèn luyện một cách vững
chắc.
Ở lứa tuổi nhà trẻ, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, hoạt động
trọng tâm của trẻ. Trong đó trò chơi dân gian là một trong những nội dung quan
trọng của hoạt động vui chơi. Nó đóng vai trò không thể thiếu trong việc giáo dục
nhằm hình thành phát triển tính tích cực chủ động sáng tạo, tính kiên trì, bền bỉ và
tính kỷ luật, tính tập thể, biết nhường nhịn bạn bè để từ đó rèn luyện và phát triển
cho trẻ một nhân cách mới hội tụ đầy đủ tính năng động, sáng tạo, linh hoạt. Đặc
biệt, các lời bài ca dao, đồng dao đi kèm các trò chơi dân gian vừa là dòng nước
mát lành nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ vừa là phương tiện hữu hiệu giúp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ.
Cho trẻ được chơi trò chơi dân gian, được đọc các ca từ của những trò chơi
đó chính là đưa trẻ quay về với cội nguồn và những giá trị văn hóa truyền thống.
Giúp trẻ hiểu hơn về đời sống tinh thần của các thế hệ đi trước, sự sáng tạo và


phong phú của kho tàng văn hóa dân tộc. Dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, vất
vả, không hề biết đến những đồ chơi hiện đại như ngày nay nhưng đời sống tinh
thần của họ chưa bao giờ thiếu thốn.
Năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua:
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó sưu tầm, sáng tác và
tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian là một trong những nội dung quan
trọng của phong trào này. Chính vì vậy, tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi
dân gian nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ
dễ dàng tham gia vào các trò chơi nhưng cũng nhanh chán, chóng bỏ cuộc. Vì vậy


khi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông
qua trò chơi dân gian”. Trước mắt tôi như hiện ra cả một khoảng thời niên thiếu
với các trò chơi dân dã thôn quê khi chờ bố mẹ đi làm đồng về muộn. Các trò chơi
gắn bó một thời khó khăn của cả một thế hệ người Việt Nam bây giờ đang dần bị
mai một trong thời đại đồ chơi, trò chơi công nghiệp máy móc đang dần chiếm thời
gian của các bạn trẻ, đặc biệt là với trẻ em mầm non. Vì vậy tôi mong muốn đề tài
này được thực hiện sẽ góp một phần bé nhỏ khơi cảm xúc nguồn cội, góp phần lưu
giữ nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc Việt trong thời đại sự giao thoa các
nền văn hóa khác nhau đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỗi một người dân Việt
Nam.
Vậy làm thế nào để tổ chức các Trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi
cuốn và hấp dẫn trẻ, phát triển được ngôn ngữ cho trẻ. Là một giáo viên mầm non
trực tiếp giảng dạy, thấu hiểu được vai trò, tầm quan trọng của Trò chơi dân gian
đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để tìm các biện
pháp tổ chức Trò chơi dân gian cho trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng một cách có hiệu quả
nhất, phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề
tài này.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp.

Trọng tâm của đề tài là “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36
tháng thông qua trò chơi dân gian” lớp Họa My 1 tại một trường mầm non trong
huyện Lệ Thuỷ. Tỉnh Quảng Bình. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này vì tại đơn vị tôi
công tác chưa có ai thực hiện đề tài này và bản thân tôi thấy rằng đề tài rất thiết
thực đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay và hơn thế nữa là trong năm học
2014 -2015 thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Trong thời đại hiện nay, khi mà các trò chơi hiện đại với các đồ chơi công
nghiệp hiện đại đang ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động vui chơi của trẻ thì
việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian không chỉ nhằm mục đích phát
triển ngôn ngữ, phát triển vận động cho trẻ mà còn góp một phần nhỏ vào việc bảo
tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Để nó không bị hòa lẫn
với bất cứ một dân tộc nào nhất là trong thời đại giao thoa giữa các nền văn hóa.
Do điều kiện về thời gian có hạn nên đề tài của tôi hiện được áp dụng ở nhóm lớp
24-36 tháng tuổi tại một trường mầm non trong huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi
dân gian :
Mỗi chúng ta ai cũng từng là đứa trẻ và cũng từng chơi những trò chơi của
trẻ. Những vòng quay của những con quay hay những bước nhảy lò cò của trò chơi
Nhảy lò cò, những viên sỏi gần gũi thân quen của trò chơi Ô ăn quan hay đơn giản
hơn là một quả bưởi rụng với vài cọng tre nhỏ cha chặt khi lao động của trò chơi
chuyền…Tất cả hiện ra như một bức tranh sinh động vô cùng gần gũi và thương
yêu của một thời thơ ấu khó phai trong tâm trí mỗi con người. Những điệu nhảy
nhanh nhẹn và linh hoạt như điệu nhảy sạp, những cánh diều tre và giấy bay mỗi


chiều hè mát rượi trên cánh đồng làng như nâng tâm hồn con người tìm đến cái
Chân-Thiện-Mĩ của cuộc sống đời thực.
Kho tàng văn hóa phi vật thể truyền thống của Việt Nam có nhiều loại hình
khác nhau trong đó có thể nói Trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý

báu của dân tộc. Ở mỗi vùng miền Trò chơi dân gian có những nét đặc thù riêng
chứa đựng những nét đẹp văn hoá riêng, do đó tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
phải tính đến yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phù hợp với địa
phương, qua đó giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đặc biệt là trong năm học 2014-2015, khi lĩnh vực phát triển vận động nhằm phát
triển tố chất con người Việt Nam mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chú
trọng, đồng thời bám sát chỉ đạo từ đầu năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Lệ Thủy thì Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, phát
triển kỹ năng vận động, tăng cường thể lực cho trẻ; Vừa góp phần nâng cao nhận
thức, phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm và các giác quan; Vừa khắc phục tính rụt
rè, nhút nhát, thiếu mạnh dạn trước mọi người và bạn bè đồng thời biết thương yêu,
nhường nhịn, chia sẻ, cảm thông với bạn bè; Từ đó trẻ biết tự điều chỉnh hành vi,
thái độ và nhanh chóng hòa đồng với các bạn trong nhóm lớp.
Trò chơi dân gian rất cần thiết đối với sự phát triển nhân cách của trẻ lứa tuổi
mầm non. Do đó giáo viên mầm non cần lựa chọn, tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi.
PGS - TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “
Cuộc sống của trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không
đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt
Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn
trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo mà còn giúp trẻ hiểu về bạn bè, tình yêu gia
đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em đang sống trong điều kiện kinh tế
phát triển, chỉ làm quen với máy móc và không có một khoảng thời gian chơi cũng
là thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những bài ca
dao – đồng dao – trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước. Nó đang ngày càng
bị mai một và lãng quên, không chỉ ở thành phố mà còn ở các vùng quê. Vì thế,
giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần
thiết ".
Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, không cầu kỳ,
tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ chơi dễ kiếm, dễ làm,

chủ yếu lấy từ nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên, những sợi dây, hòn đá, hòn
bi, cành lá… trẻ có thể nhặt ở trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội
chơi và qua trò chơi trẻ biết thêm rất nhiều về tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ của trẻ
theo lời bài ca cũng sẽ được phát triển.
Với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng, việc tổ chức các Trò chơi dân gian cho trẻ
không những để trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động, vui chơi mà còn góp phần bước
đầu cho trẻ biết về bản sắc văn hóa dân tộc, tình bạn, tình yêu gia đình, yêu quê
hương, đất nước…Theo từng hành động chơi thì từng lời ca cũng theo đó đi sâu


vào tâm hồn trẻ nên có thể nói cho trẻ làm quen và chơi trò chơi dân gian cũng
đồng thời là hình thức rất tốt để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Muốn tổ chức các Trò chơi dân gian có hiệu quả, lôi cuốn trẻ thì giáo viên
phải cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nói chung và đặc điểm phát triển
trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng vận động và nhu cầu hứng thú của trẻ nói riêng.
Bên cạnh đó việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là một việc
làm cần thiết không thể thiếu, vì cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ.
Trước khi trẻ đến trường, ông bà, cha mẹ đã cung cấp các trò chơi dân gian cho trẻ
thông qua các hoạt động hàng ngày, những lời ru của bà, của mẹ đã thấm vào hơi
thở của trẻ từ khi trẻ mới chào đời.
Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động. Trong những năm qua, trường mầm non chúng tôi đã triển khai thực hiện sâu
rộng và có hiệu quả, đặc biệt là đưa trò chơi dân gian vào các nhóm lớp, chú trọng
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua các trò chơi dân gian.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi thấy nhận thấy có những thuận lợi và
khó khăn sau :
* Thuận lợi:
Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và sự quan tâm tạo
điều kiện về mọi mặt của ban giám hiệu nhà trường.

Trong trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở
từng nhóm lớp. Cụ thể:
Năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 nhà trường tổ chức hội thi “Bé
với dân ca hò khoan Lệ Thủy”, lớp tôi tham gia và đạt giải cao.
Trẻ ở lớp tôi là trẻ mới 24-36 tháng tuổi mặc dù còn bỡ ngỡ rất nhiều trước
các hoạt động ở nhóm lớp nhưng trẻ rất có hứng thú với các trò chơi mà tôi tổ chức,
đặc biệt là đa số trẻ tỏ ra thích thú với lời ca đi kèm trò chơi mà tôi đọc cho trẻ
trong mỗi lần chơi. Mặt khác, trẻ ở vùng thôn quê nên có điều kiện về không gian,
về đối tượng (bạn bè) tham gia.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở thôn quê. Chính vì vậy, những trò chơi dân
gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt thời niên thiếu. Không những thế tôi
còn rất thích các Trò chơi dân gian Việt Nam và thường xuyên sưu tầm được rất
nhiều Trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ nhà trẻ để tổ chức cho trẻ
chơi phù hợp trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Được đào tạo Trung học sư phạm và được tham gia học lớp Đại học do
trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, đồng thời trải qua 9 năm công tác trong đó
4 năm trực tiếp tham gia giảng dạy lứa nhóm trẻ 24-36 tháng nên bản thân tôi đã
tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi
dân gian nói riêng, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất tốt.
Được sự quan tâm nhiều mặt của lãnh đạo địa phương, bậc học mầm non,
của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
đầy đủ.


Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm ở địa phương
để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi.
*. Khó khăn:
Sự hiểu biết và vốn kiến thức về Trò chơi dân gian của trẻ chưa phong phú.
Trong quá trình tổ chức Trò chơi dân gian cho trẻ đôi lúc sự linh hoạt sáng tạo
của giáo viên chưa cao, cách thức giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ chưa

hấp.
Mức độ khó hay dễ của trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi cách chơi
đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong
quá trình chơi.
Thời gian tổ chức chơi rất hạn hẹp, vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt
cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt
động trong ngày của trẻ.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, khả năng nhận thức và sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ trong nhóm lớp không đồng đều. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu trẻ không còn hứng thú.
Một số trẻ ở nhóm trẻ 24-36 ngôn ngữ phát triển còn chậm nên đòi hỏi cô
giáo phải kiên trì, cố gắng tập từng câu chữ cho trẻ. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè,
nhút nhát, thiếu tự tin và ít tham gia vào các hoạt động tập thể, các trò chơi dân
gian và ít đọc lời ca(cháu:Trang, Ngọc Đạt, Thảo Nguyên, ..)
Tài liệu phục vụ cho việc tổ chức trò chơi cho trẻ còn hạn chế.
Tập trò chơi dân gian kết hợp lời cho trẻ cần nhiều thời gian và sự phối kết
hợp tốt với phụ huynh nhưng đa số phụ huynh ít dành thời gian cho việc dạy con
trò chơi và lời ca kết hợp trò chơi.
* Điều tra thực tiễn:
Vào đầu năm học, khi bắt tay vào thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát
một số nội dung của việc phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian và kết
quả thu được như sau:
Mức độ
Đầu năm
Số lượng Tỷ lệ
12/30
40%
Khả năng đọc thuộc các bài thơ, đồng dao, ca dao.
Sự hứng thú, mạnh dạn, nhanh nhẹn tham gia trò chơi dân gian.


17/30

56,6%

Số trẻ biết chọn bạn, chọn đồ chơi để chơi với nhau.

15/30

50%

11/30
36,7%
Số trẻ biết chơi đúng yêu cầu của trò chơi.
Với kết quả khảo sát trên, bản thân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và đưa ra một số
biện pháp đưa trò chơi dân gian kết hợp lời ca vào các hoạt động của trẻ nhóm trẻ
24-36 tháng nhằm góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ và bước đầu giáo dục trẻ
biết yêu quí bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Đồng thời góp phần thực hiện tốt
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ
Giáo dục Đào tạo đã phát động tại trường mà tôi đang công tác.


2.2. Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân
gian:
Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây và qua quá trình tổ chức thực hiện ở
nhóm lớp mình, với bao tìm tòi và suy nghĩ tôi đã tìm ra một số biện pháp cụ thể
sau :
Biện pháp1 : Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của
trẻ:
Kho tàng Trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng
không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là ở nhóm trẻ 24-36

tháng. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ,
cân nhắc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ
nhớ và dễ hiểu nhất.
Với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, đây là giai đoạn trẻ mới bước đầu tiếp xúc với
các hoạt động ở trường lớp mầm non. Khả năng chú ý có chủ định và ghi nhớ của
trẻ còn rất hạn chế. Vì thế trẻ chỉ có thể chơi các trò chơi đơn giản nhất, đọc các ca
từ ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất, thời gian chơi cũng phải đảm bảo là ngắn nhất có
thể. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ tôi thực hiện theo các tiêu chí sau :
Trò chơi cần sự đơn giản mức độ phức tạp không cao. Trò chơi phải có ca từ
kết hợp để vừa phát triển trí nhớ, phát triển ngôn ngữ và phát triển các tố chất vận
động ban đầu cho trẻ.
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
Giúp trẻ củng cố ngôn ngữ, kỹ năng vận động cho trẻ.
Gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ như: “Tập tầm
vông”, “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Dung dăng dung dẻ”, “Lộn cầu
vồng”, “Bịt mắt bắt dê”, “Thả đĩa”, “Rồng rắn”,...
Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca, địa điểm tổ chức cho trẻ
tham gia vào các trò chơi dân gian:
* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong
phú, nó mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của
từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ chơi tương ứng mà
thiếu nó thì không thể tiến hành được. Tuy nhiên, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò
chơi dân gian cũng có thể dễ tìm kiếm, dễ thay thế.
Ví dụ:
Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cần có dải vải hoặc khăn bịt mắt, trò chơi Tập tầm
vong cần đến những hòn sỏi hay đơn giản là một cái nắp chai cho trẻ cầm vào tay...
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó,

giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về trò chơi, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò
chơi đó để có thể tìm kiếm đồ dùng đồ chơi thay thế giúp quá trình tổ chức được tốt
hơn, gây hứng thú được chơi ở trẻ nhiều hơn.


*Dạy trẻ đọc thuộc lời ca.
Một đặc điểm, đặc trưng cho trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao
giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà thường chúng vừa chơi vừa kết hợp
hát hoặc đọc lời ca, đồng dao, ca dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không
khí chơi vui vẻ, hành động, thao tác chơi cũng nhịp nhàng hơn..
Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song với trẻ 24-36
tháng thì bài đồng dao nào cũng ngắn gọn, súc tích, câu chữ dễ đọc phù hợp với tư
duy hồn nhiên của trẻ.
Ví dụ như : Trò chơi
“Chi chi chành chành” trẻ hát :
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế.. ”
Câu thơ dường như cũng chẳng có mạch ý rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi
không thể tiến hành.
Trò chơi :
“ Tập tầm vong ” Trẻ đọc :
“ Tập tầm vong
Tay nào không
Tay nào có.
Tập tầm vó
Tay nào có
Tay nào không ? ”
Câu thơ sau khi được đọc xong người bạn chơi mới có thể đoán đồ vật có

trong tay nào của bạn.
Trò chơi :
“ Kéo cưa lừa xẻ” Trẻ đọc :
“ Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ...”
Hai trẻ tham gia trò chơi cùng nhau trẻ nào cũng chỉ muốn được ăn cơm vua
chứ không trẻ nào muốn về bú tí mẹ, thế là trò chơi lại tiếp tục, vừa vui vẻ, vừa
phát triển được ngôn ngữ và vận động cho trẻ.
Trò chơi chỉ có thể tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi
thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi
hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều, hoạt
động ngoài trời, giờ đón, trả trẻ... Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ
chơi các trò chơi tương tự với lời đồng dao đó. Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích
cực tham gia chơi.
*Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:


Mỗi Trò chơi dân gian có một cách chơi, luật chơi khác nhau. Có những trò
chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi
đông và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi: Dung dăng dung
dẻ. Bịt mát bắt dê...
Nhưng lại có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ, như các
trò chơi Kéo cưa lừa xẻ, Tập tầm vông, Lộn cầu vồng, Chi chi chành chành...
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng
trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ
chơi.
Đối với trò chơi cần lượng không gian rộng, số trẻ tham gia đông, tôi thường

cho trẻ ra sân và hướng dẫn chung cho cả lớp, tổ chức cho cả lớp chơi; sau khi trẻ
biết rõ luật chơi, cách chơi cho trẻ tự chọn lấy một số bạn trong lớp kết thành nhóm
để tự tổ chức chơi với nhau.
Nếu trò chơi cần lượng không gian hẹp, số lượng trẻ tham gia ít hơn tôi
thường hướng dẫn cho trẻ chơi trong lớp sau đó ra sân trẻ tự cặp bạn để chơi với
nhau.
Ngoài ra, khi lựa chọn Trò chơi dân gian điều cần đặc biệt lưu ý là phải lựa chọn
trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề đang thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu kiến
thức, kỹ năng, thái độ và tâm sinh lý lứa tuổi, kết hợp sử dụng phương tiện trực
quan đơn giản, gần gũi bằng nhiều nguyên vật liệu ở địa phương. Chẳng hạn như:
Chủ đề: “Những con vật bé yêu” : Có thể tổ chức các trò chơi “Bịt mắt bắt
dê”, “Mèo đuổi chuột”, ...
Chủ đề: “Ngày tết vui vẻ” : Là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ trò
chơi truyền thống của dân tộc trong dịp tết lễ như : Ném còn, Dung dăng dung dẻ,
Chi chi chành chành....
Với những trò chơi có độ khó cao thì tôi lựa chọn đưa vào thời điểm cuối
năm học để tổ chức cho trẻ chơi.
Ngoài ra, trong các hội thi, các buổi giao lưu chơi trò chơi dân gian giữa các
lớp trong trường, nếu trò chơi nào phù hợp độ tuổi thì tôi cho trẻ trong lớp tham gia
(Dung dăng dung dẻ, Kéo cưa lừa xẻ, Chi chi chành chành...). Trò chơi nào phức
tạp không phù hợp độ tuổi thì tôi cho trẻ trong lớp tham gia cổ vũ, quan sát để trẻ
nghe thấy và nhìn được.(Rồng rắn lên mây, Ô ăn quan, Chơi chuyền, Trồng nụ
trồng hoa...)
Biện pháp 3 : Cô giáo phải thực sự là cán cân công bằng, là “người me
hiền” trong tất cả các hoạt động chơi và đọc của trẻ.
Trẻ ở độ tuổi này chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người mẹ, của
người thân trong gia đình. Vì thế các cháu mang theo đến trường tâm trạng bỡ ngỡ,
lạ lẫm và nhất là những thói quen tự do ở “ Vị trí số 1” trong gia đình. Thậm chí có
cháu còn sợ hãi, khóc lóc. Ở tuổi này, trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất
cần sự nhẹ nhàng thương yêu của cô. Nhất là những ngày đầu trẻ mới đến lớp, cô

phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, được an toàn và được thương
yêu, được quan tâm chăm sóc trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Tình cảm cô


đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết như quan hệ mẹ con, đồng cảm với trẻ tạo không
khí thân mật ấm áp trong mái ấm cộng đồng của trẻ.
Luôn nhẹ nhàng động viên trẻ tự tập đọc theo cô từng lời ca trong mỗi bài
đồng dao, ca dao, biết chơi đoàn kết cùng cô và bạn, biết cùng kết hợp nhau trong
hoạt động chơi và đọc chứ không ỷ lại vào sự thuộc của bạn khác khi chơi. Đồng
thời phải nghiêm khắc để trẻ biết không thể thích gì là làm nấy.
Trẻ như cây non cần phải được uốn nắn từ từ, sự nóng vội muốn đốt cháy giai
đoạn, muốn ép trẻ nhanh thuộc, nhanh biết cách chơi sẽ khiến trẻ sợ hãi, không
muốn tham gia chơi trò chơi. Hiểu được điều đó, tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi trẻ,
yêu thương tôn trọng và đồng cảm với trẻ. Tôi luôn vỗ về, tạo không khí cởi mở
cho trẻ. Khi trÎ cã c¶m t×nh, cã høng thó tôi mới có thủ thuật lôi cuốn trẻ vào các
trò chơi. Cô phải để cho trẻ cảm nhận được trẻ là chủ thể chủ động dưới sự quan
tâm tận tình của cô. Được động viên khuyến khích và yêu thương sẽ làm cho trẻ
cảm nhận được bầu không khí nhẹ nhàng, thương yêu ở lớp học, giúp trẻ nhanh
chóng hòa mình vào các hoạt động chung với tinh thần tự giác.
Làm người giáo viên thì quan trọng hơn cả là lòng yêu trẻ, đặc biệt với bậc
học mầm non, chúng ta đang tiếp xúc với những tâm hồn còn rất non nớt và cần
được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Vì vậy hãy tạo cho trẻ một cảm giác an tâm khi
được vỗ về trong vòng tay của cô giáo, để trẻ cảm nhận được rằng tất cả những gì
cô giáo đang dành cho trẻ chẳng khác nào tình cảm của người mẹ dành cho đứa
con. Tôi đã rất cố gắng để rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt về “Mẹ và Cô”
trong suy nghĩ của trẻ bằng tất cả tấm lòng, sự yêu thương, quan tâm.
Tôi hiểu, mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định.
Trong cách thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, có một số
trò chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động; một số trò chơi nhằm rèn luyện tình
kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp tay - mắt linh hoạt. Vì thế, khi tổ chức trò

chơi giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với
yêu cầu phát triển cho từng trẻ.
Ví dụ: Đối với trò chơi nhằm mục đích phát triển vận động, rèn luyện sức
khoẻ, thân thể khỏe mạnh, hoạt bát, đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh
mắt, nhanh miệng.
Đáp ứng yêu cầu này tôi chọn trò chơi:“Chi chi chành chành”, lộn cầu vồng,
Dung dăng dung dẻ...
Một số trò chơi nhằm rèn luyện tính kiên trì, khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp
tay-mắt linh hoạt tôi chọn các trò chơi như : “Bịt mắt bắt dê.”
Đặc biệt là với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì các trò chơi được cô chơi
cùng, cô tổ chức thành nhóm chơi, thành cặp chơi cho trẻ đọc lời ca kết hợp như đã
nêu trên đều có tác dụng phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất tốt. Bởi vì khi được chơi,
trẻ không chỉ đọc lời bài ca dao, đồng dao mà còn được cô gợi hỏi về cách chơi,
luật chơi. Qua việc trả lời các câu hỏi đơn giản của cô thì ngôn ngữ và thái độ lễ
phép trong giao tiếp của trẻ cũng dần được hình thành và phát triển tốt.
Biện pháp 4 : Tạo điều kiện cho tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.


Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi tốt nhất là tạo điều kiện cho
tất cả trẻ cùng hoạt động. Được cùng chơi trẻ sẽ mạnh dạn hơn và trẻ có khả năng
phát triển ngôn ngữ tốt sẽ giúp được trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ yếu hơn.
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp những ai
muốn chơi, không giới hạn số lượng trẻ tham gia. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích,
động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Trò chơi “Bịt mắt bắt
dê ”, mỗi khi có người vào thêm thì vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không
thay đổi. Trò chơi “Dung dăng dung dẻ ” thêm một người thì vòng tròn nắm tay chỉ
rộng ra một chút chứ mọi người đều được chơi, được hoạt động như nhau, không ai
được phép buông tay nhau ra. Như vậy thì ngôn ngữ của trẻ không những được
phát triển mà còn được củng cố, trẻ hiểu thêm nhiều từ mới mà trong sinh hoạt
hàng ngày không có.

Những trò chơi Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ thì tôi
thường cho một trẻ khá chơi cùng một trẻ bình thường để trẻ giúp nhau tiến bộ.
Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau, nếu trẻ nào ích kỷ, chơi
không đúng luật chơi, chen lấn, xô đẩy các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán hoặc có
thể loại trừ bằng cách không cho chơi chung, qua đó tinh thần tập thể của trẻ được
nâng lên rất nhiều.
Mặt khác, tất cả trẻ trong lớp có mối quan hệ tình bạn chan hoà, thân thiết,
nếu có một vài trẻ nào đó rụt rè, nhút nhát không tham gia chơi thì các cháu trong
lớp đều động viên mời gọi bạn vào chơi, cô hướng dẫn, giúp cho cháu đó tham gia
trò chơi một cách tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
Là người giáo viên tôi thường quan sát, tiếp xúc và tham gia chơi với trẻ để
hiểu được đặc điểm của từng trẻ từ đó thường xuyên khuyến khích, động viên tạo
cơ hội sao cho tất cả các trẻ cùng tham gia, cùng đọc lên lời ca dao, đồng dao trong
mỗi lần chơi để phát hiện ra những trẻ có ngôn ngữ phát triển tốt mà kịp thời động
viên trẻ. Đồng thời phát hiện ra trẻ có ngôn ngữ phát triển chưa tốt để có biện pháp
giúp đỡ trẻ.
Ngoài ra, khi chơi theo nhóm tôi thường giúp trẻ kết những cháu có tính cách
nhanh nhẹn, hoạt bát, hiếu động với những cháu có tính cách rụt rè, nhút nhát hơn
giúp các cháu tự điều chỉnh hành vi lẫn nhau.
Trong khi chơi, tôi thường yêu cầu tất cả trẻ tham gia trò chơi thi đua nhau
xem ai đọc to, rõ và thuộc nhất các ca từ đi kèm trò chơi để khuyến khích trẻ đọc,
nói nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua đó, trẻ sẽ nói được câu nói dài 4-5
tiếng, đọc được câu thơ 3 – 4 tiếng thông qua trò chơi.
Biện pháp 5 : Nêu gương tốt để trẻ tự học hỏi lẫn nhau:
Trẻ 24-36 tháng tuổi rất thích được cô khen và rất buồn khi không được cô
khen như khen bạn. Nắm được đặc điểm tâm lí này của trẻ là một lợi thế của giáo
viên trong việc giúp trẻ phát triển các mặt nói chung và phát triển ngôn ngữ thông
qua trò chơi dân gian nói riêng. Vì vậy tôi rất hạn chế việc chê bai trẻ, chủ yếu tôi
khuyến khích, động viên trẻ và kịp thời nêu gương, khen những trẻ tốt, có cố gắng.
Ví dụ: Khi đọc thuộc ca từ tôi khen trẻ đúng lúc để cho các trẻ khác học theo.

Hoặc khi trẻ chơi đoàn kết với bạn, cùng đọc lời ca kết hợp trò chơi cho bạn
nghe khi bạn chưa đọc được cô kịp thời khen trẻ ngoan. Cứ từ những việc đơn giản


như vậy, sự cố gắng làm những việc tốt để được cô khen sẽ ngày càng tăng dần lên
trong trẻ . Được cô tạo điều kiện giúp đỡ, được noi gương bạn tốt trẻ sẽ cố gắng
hơn, nên trẻ sẽ thực sự hòa nhập vào tập thể lớp một cách nhẹ nhàng, thỏa mái và
tự tin. Ngôn ngữ của tất cả trẻ trong lớp cũng theo đó mà phát triển mạnh hơn.
Biện pháp 6: Tích cực làm công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Sự kết hợp này là một trong những tiêu chí quan trọng để tất cả sự nỗ lực phát
triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian cũng như tất cả các mặt hoạt
động khác của giáo viên đảm bảo đạt hiệu quả. Các bậc phụ huynh giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc cùng cô hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông
qua trò chơi dân gian. Phụ huynh chính là nơi cung cấp những thông tin chính xác,
để từ đó giáo viên nắm được đặc điểm tổng thể về tâm sinh lí của trẻ. Ý thức được
tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã tranh thủ trao đổi trực tiếp với phụ huynh,
mạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ cũng như những khó khăn của mình trong việc
phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian cho trẻ. Để từ đó phụ huynh có
nhận thức đúng đắn và cùng giáo viên tìm ra những biện pháp giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian khi đến lớp cũng như khi ở nhà. Qua đó, phụ
huynh cùng cô thống nhất việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biêt là việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian.
Ví dụ: Tuyên truyền đến phụ huynh tầm quan trọng của việc phát triển ngôn
ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian.
Qua một khoảng thời gian ứng dụng biện pháp này, tôi đã nhận ra rằng chính
sự phối hợp giữa cô và phụ huynh đã phần nào cải thiện được tình hình khó khăn
của mình trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian. Tôi
trao đổi với phụ huynh thông qua các hình thức sau:
Qua giờ đón, trả trẻ: Tôi trao đổi với phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở
trường, những việc trẻ làm được và chưa làm được đồng thời nhận thông tin phản

ánh về tình trạng của trẻ khi ở nhà từ phụ huynh.
Trong các hội nghị cha mẹ học sinh: Hội nghị cha mẹ học sinh chính là diễn
đàn để cô giáo và tất cả các bậc phụ huynh trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc
trong việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. Là cơ hội để các phụ huynh trao đổi với
nhau những biện pháp hữu ích giúp chăm sóc, nuôi dạy con tốt. Qua đó giúp cô
giáo học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quí báu nhằm nâng cao hiệu quả chăm
sóc giáo dục trẻ tốt nhất, mang lại niềm tin và sự thông hiểu lẫn nhau giữa giáo
viên và phụ huynh.
Các thông tin trên bảng tuyên truyền: Xây dựng một bảng tuyên truyền phong
phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức, phù hợp với thực trạng của lớp học là một
việc làm rất quan trọng và cần thiết. Thông qua bảng tuyên truyền, phụ huynh nắm
bắt được các nội dung cần thực hiện trong tuần, trong tháng, thuận tiện cho việc
cùng cô phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian cho trẻ ở nhà. Các
nội dung như: Tên trò chơi, cách chơi trò chơi, lời bài ca đi kèm trò chơi…luôn
được tôi quan tâm chú trọng.
Ví dụ: Vận động phụ huynh dành một khoảng thời gian ở nhà trong khi sinh
hoạt gia đình hoặc trong những ngày nghỉ để dạy trẻ đọc thuộc lời các bài đồng
dao, ca dao gắn liền với trò chơi cần dạy trẻ.


Các thời điểm đón - trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh giúp cho phụ
huynh biết tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển nhân cách của
trẻ.
Thông báo kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian giúp phụ huynh nắm thêm
và có điều kiện hướng dẫn thêm cho trẻ lúc ở nhà.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm, sáng tác một số trò chơi dân gian phù hợp
với địa phương để làm giàu kho tàng trò chơi dân gian cho trẻ trong lớp.( Giáo viên
in các bài ca dao, đồng dao gắn với các trò chơi dân gian gửi phụ huynh bồi dưỡng
thêm cho trẻ ở nhà)
d. Kết quả đạt được :

Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tiễn chăm
sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ
thông qua trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng đã đạt được những kết quả khả
quan, cụ thể:
Về phía cháu:
Trẻ thích đến lớp thích chơi các trò chơi dân gian, có hứng thú tham gia chơi
cùng cô và bạn, thích đọc lời ca dao, đồng dao đi kèm mỗi khi cô tổ chức trò chơi
và biết lễ phép trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô về cách chơi, luật chơi, biết
tích cực tham gia các hoạt động chung ở lớp, biết cách giao tiếp với cô và bạn.
Trẻ về nhà biết nói cho người thân nghe những việc trẻ làm được, thích cùng người
thân chơi trò chơi và cùng đọc thơ, đọc đồng dao ca dao cùng người thân.
Được tham gia vào Trò chơi dân gian làm cho tất cả các trẻ có tinh thần sảng
khoái, tích cực, hứng thú say mê tham gia vào hoạt động.
Qua việc thường xuyên được tham gia vào các Trò chơi dân gian thì không chỉ
có ngôn ngữ mà trí tuệ, nhận thức, tình cảm của trẻ phát triển nhanh, thể lực của trẻ
được nâng lên rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao
tiếp với mọi người.
Trò chơi dân gian còn giúp trẻ trong lớp tôi gắn bó với nhau, nâng cao tinh
thần đoàn kết và ý thức tập thể, biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau.
Cụ thể:
Mức độ
Tháng 3/2015
Số lượng
Tỷ lệ
Khả năng đọc thuộc các bài thơ, đồng dao, ca dao.

27/30

90%


Sự hứng thú, mạnh dạn, nhanh nhẹn tham gia trò
chơi dân gian.

30/30

100%

Số trẻ biết chọn bạn, chọn đồ chơi để chơi với nhau.

30/30

100%

28/30
93,3%
Số trẻ biết chơi đúng yêu cầu của trò chơi.
Về phía giáo viên:
Bản thân tôi thấy thỏai mái, tự tin khi đón những trẻ mới ngày đầu tiên đến lớp
còn nhiều rụt rè, bỡ ngỡ.


Nghệ thuật dỗ dành trẻ, đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong các hoạt động đặc
biệt là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian được nâng lên
rõ rệt.
Tham khảo được nhiều kinh nghiệm hay từ bạn bè đồng nghiệp và tài liệu
nghiên cứu.
Tích lũy được nhiều kinh nghiệm và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua trò chơi dân gian.
Về phía phụ huynh:
Đa số phụ huynh có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn

ngữ thông qua trò chơi dân gian cho trẻ. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa cô với phụ
huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhịp nhàng hơn và hiệu quả đạt được
cao hơn.
Phụ huynh đã quan tâm đến việc chơi của con trẻ, giới thiệu những trò chơi
địa phương và ủng hộ nguyên vật liệu giúp tôi làm đồ chơi để tổ chức cho trẻ.
Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng đây là động lực động viên khích lệ tôi
cố gắng hơn nữa trong thời gian tới.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1: Ý nghĩa:
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò
trách nhiệm là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình say mê
với công việc. Tôi hiểu việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian
ngay từ ban đầu góp phần rất lớn vào việc xây dựng con người Việt Nam mới, đáp
ứng yêu cầu của thời đại, là nguồn sữa mát lành nuôi dưỡng cuộc sống hiện tại và
tương lai của trẻ sau này.
Bằng tấm lòng yêu thương trẻ chân thành, tôi đã tích cực tìm ra những phương
pháp tốt, linh hoạt, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, góp một phần nhỏ bé tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời góp một phần nhỏ vào
việc bảo tồn nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc hiện đại
hóa đất nước ngày nay.
Bản thân tôi luôn cố gắng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân
gian. Luôn nghiên cứu, tham khảo tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để
nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân người giáo viên mầm non phải có tâm hồn
đẹp, trái tim nhân hậu, yêu mến trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của
trẻ, luôn tìm tòi những phương pháp, hình thức phù hợp để dạy trẻ đạt kết quả cao.
Rèn luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trẻ chậm, trẻ cá biệt, không phân
biệt, đối xử công bằng giữa các trẻ. Không những thế, giáo viên luôn tạo cơ hội cho
trẻ tự làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ và chú ý tới việc giáo dục
những hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ 24-36 việc phát

triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết.
Qua các năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” với việc đưa Trò chơi dân gian vào trong trường học, bằng sự
ủng hộ giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng nghiệp và sự nỗ


lực phấn đấu không ngừng của bản thân, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm
sau:
1. Cần phải thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các Trò chơi dân gian để phát
triển ở trẻ tình cảm, nhận thức, khả năng vận động, tinh thần tập thể, biết nhường
nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình trước những bạn khác, đặc
biệt là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Khi tổ chức Trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi,
luật chơi, tìm hiểu kĩ lời ca đi kèm trò chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết
để tiến hành trò chơi.
3. Lựa chọn trò chơi phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, phù hợp với
đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách
cho trẻ. Ngôn ngữ các trò chơi lựa chọn cho trẻ 24-36 tháng cần ngắn gọn, dễ
thuộc.
4. Khơi dậy sự hứng thú, tích cực, tự nguyện tham gia trò chơi, khuyến khích
trẻ cùng chơi với nhau một cách thân thiện, trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, cùng
chơi, cùng đọc với nhau.
5. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên trong lớp, giáo viên trong
nhóm và với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trò chơi dân gian không thể thiếu được đối với trẻ em nói chung và trẻ mầm
non nói riêng. Trò chơi dân gian vừa đáp ứng nhu cầu được vui chơi vừa góp phần
nâng cao nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển các giác quan, tăng cường thể
lực giúp trẻ trở thành những người lao động giỏi có tâm hồn đẹp trong tương lai.
Đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động phù hợp là cách tốt nhất để phát triển ở trẻ
tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ của trẻ.

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân cần có kế hoạch phù hợp và sát đúng
với tình hình thực tế của lớp mình, biết tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để thực
hiện nhiệm vụ năm học có hiệu quả nhất.
Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các Trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ thỏa
mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được di sản văn hóa quí báu của dân tộc,
góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Trong năm học 2014-2015 tin tưởng rằng giáo viên ở trường mầm non chúng
tôi nói chung và bản thân tôi nói riêng sẽ có nhiều biện pháp tích cực trong việc
đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động học tập, vui chơi đặc biệt là ở hai
nhóm trẻ 24-36 tháng trong trường có thêm nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ
thông qua trò chơi dân gian; để trò chơi dân gian luôn đồng hành với đời sống của
trẻ thơ với niềm say mê mới. Góp phần nâng cao hiệu quả vào việc thực hiện phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã phát động.
3.2 : Kiến nghị :
Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong đời sống tâm hồn
trẻ thơ. Bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:


Đối với Phòng giáo dục: Trang cấp tài liệu, tập huấn các hình thức tổ chức các
trò chơi dân gian cho đội ngủ giáo viên, Phòng nên lập trang wep về trò chơi dân
gian nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của trò chơi dân gian
trong đời sống trẻ thơ.
Đối với lãnh đạo địa phương: Tạo điều kiện quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm
non. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng thêm phòng học. Nhất là khu vực lẽ, để trẻ có
một không gian rộng rãi, thoáng mát, một môi trường xanh – sạch – đẹp thuận tiện
cho việc học tập và vui chơi của trẻ. Mặt khác vào các ngày lễ, ngày hội những trò
chơi dân gian truyền thống nên được đưa vào như một nội dung của ngày lễ , để

khôi phục lại những trò chơi dân gian truyền thống đang dần bị đánh mất ở địa
phương như trò chơi đánh cù, đánh quay..
Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi, sưu tầm thêm các trò
chơi mới và hình thức tổ chức các trò chơi dân gian ở các trường bạn qua các buổi
sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý. Vào các ngày hội, ngày lễ như 8/3, 20/10,
20/11... tăng cường đưa các trò chơi dân gian vào dưới hình thức tổ chức các hội thi
như: Hội thi “ Bé với ca dao-dân ca - hò khoan Lệ Thuỷ” hay hội thi “Bé với ca dao
- đồng dao” ...
Đối với phụ huynh: Cần dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình, giải
thích cho trẻ hiểu được ý nghĩa của các trò chơi dân gian. Sưu tầm và truyền dạy
cho trẻ thuộc những lời đồng dao liên quan đến các trò chơi dân gian.
Kết quả thực hiện biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân
gian” cho trẻ 24-36 tháng mà tôi áp dụng bước đầu khá thành công. Do đề tài chỉ áp
dụng trong phạm vi hẹp, chắc rằng kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi thiết
sót. Qua đây tôi rất mong được các cấp lãnh đạo, bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng,
bổ sung, giúp tôi có thêm kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian cho thời gian tiếp theo và hy vọng sẽ
nhân rộng sang các trường bạn lân cận để cùng chung sức thực hiện tốt phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chúng ta đã và đang thực
hiện.
Xin chân thành cảm ơn!




×