Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG ĐỨC TÂM

TIẾP TỤC CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC
VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƢỚC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

62310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu
nào khác.

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2016
Tác giả


Dƣơng Đức Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về CPH DNNN .................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các DN sau CPH ........................................12
1.2. Các công trình nghiên cứu Ngoài nƣớc ......................................................17
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu .....................................................22
1.3.1. Những nội dung các công trình khoa học trước đó đã được nghiên cứu..........22
1.3.2. Những nội dung luận án của tác giả sẽ kế thừa từ những nghiên cứu trước. . .. 22
1.4. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu luận án của tác giả .........................23
1.4.1. Những khoảng trống mà luận án của tác giả cần tiếp tục nghiên cứu .......23
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................23
1.5. Cơ sở lý thuyết đặt ra cho quá trình nghiên cứu ........................................24
1.5.1. Lý thuyết dự kiến sử dụng để nghiên cứu ..................................................24
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................24
1.5.3. Dự kiến kết quả nghiên cứu .......................................................................25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 25
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .......................... 26
2.1. Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt nam. ...26

2.1.1. Cổ phần hóa, Tư nhân hóa và sự hình thành Công ty cổ phần. .................26
2.1.2. Nội dung cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. ........................................31


2.1.3. Nội dung giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở
Việt Nam. ...................................................................................................................35
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CPH và giải quyết các vấn
đề sau CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay .................................................................46
2.2. Cổ phần hóa DNNN của một số Quốc gia trên thế giới, bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................................51
2.2.1. Cổ phần hóa DNNN của một số quốc gia trên thế giới .............................51
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 63
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THUỘC BỘ CÔNG
THƢƠNG ........................................................................................................ 64
3.1. Doanh nghiệp Nhà nƣớc và kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nƣớc thuộc Bộ Công thƣơng ..................................................................................64
3.1.1. Giới thiệu về Bộ công thương: ...................................................................64
3.1.2. Các DNNN thuộc Bộ công thương hiện nay .............................................65
3.1.3. kề hoạch cổ phần hóa DNNN thuộc Bộ Công thương...............................66
3.2. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc của Bộ Công thƣơng.........70
3.2.1. Kết quả thiện hiện CPH DNNN theo các giai đoạn ...................................70
3.2.2. Thực trạng thực hiện CPH DNNN thuộc Bộ công thương ........................79
3.3 Thực trạng giải quyết các vấn đề sau Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nƣớc thuộc Bộ Công thƣơng. .................................................................................84
3.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa .....................84
3.3.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và quản trị DN ......................................84
3.3.3. Về đất đai và quyền sở hữu tài sản ............................................................90
3.3.4. Về khả năng tiếp cận tín dụng và các khoản nợ của DN ...........................93

3.3.5. Giải quyết chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư ..............................94
3.3.6. Về vấn đề công nghệ ..................................................................................95
3.3.7. Về công khai, minh bạch thông tin ............................................................97


3.4. Đánh giá tình hình thực hiện quá trình CPH và giải quyết các vấn đề sau
CPH DNNN thuộc Bộ Công thƣơng. .....................................................................98
3.4.1. Về công tác CPH DNNN thuộc BCT. ........................................................98
3.4.2. Về kết quả hoạt động của các DN sau CPH tại BCT .................................99
3.4.3. Nguyên nhân của những thành công .......................................................100
3.4.4. Những bất cập và nguyên nhân ................................................................102
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI
QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG ....................................................................... 111
4.1. Mục tiêu CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT từ
nay đến năm 2020 . ................................................................................................111
4.1.1. Kế hoạch CPH DNNN thuộc BCT, từ năm 2016- 2020:.........................111
4.1.2. Mục tiêu CPH DNNN thuộc BCT: ..........................................................112
4.1.3. Mục tiêu giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT:......................114
4.2. Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Bộ Công thƣơng. ........................115
4.2.1. Giải pháp đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN thuộc Bộ Công thương .....115
4.2.2. Giải pháp giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT: ...............127
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện ..................................................141
4.3.1. Về phía Nhà nước ....................................................................................142
4.3.2. Đối với Bộ Công Thương và các DN CPH ..........................................143
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................... 148
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

Bộ công thương

CP

Chính phủ

CPH

Cổ phần hóa

CPH DN

Cổ phần hóa doanh nghiệp

CPH DNNN

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

DNNN CPH

Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

DN

Doanh nghiệp


DN CPH

Doanh nghiệp cổ phần hóa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước



Nghị định

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HĐQT

Hội đồng quản trị

TCT

Tổng công ty

CP


Cổ phần

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

CTCP

Công ty cổ phần

CT

Công ty

TBXH

Thương binh xã hội

QTCL

Quản trị chiến lược


QTTC

Quản trị tài chính

QTNS

Quản trị Nhân sự

QTDN

Quản trị doanh nghiệp.


ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông.

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

VĐL

Vốn điều lệ

BMQL

Bộ máy quản lý

XNK


Xuất, nhập khẩu



Tập đoàn

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

CT TNHH MTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .

BKS

Ban kiểm soát

TN

Tư nhân

TNH

Tư nhân hóa

DNTN

Doanh nghiệp Tư nhân



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng: 2.1: So sánh CPH với TNH. .......................................................................... 29
Bảng 3.1: Số lượng các DNNN do BCT quản lý đến hết ngày 31/05/2016 ............. 65
Bảng 3.2: Số lượng các DN còn giữ 100% vốn Nhà nước do BCT quản lý ............ 71
Bảng 3.3. Kế hoạch và kết quả CPH DNNN, giai đoạn từ 2011-2015 ..................... 75
Bảng 3.4: Tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN đến ngày 31/12/ 2015 do BCT quản lý..... 81
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động của một số DN sau CPH .......................................... 100
Bảng 4.1: Kế hoạch sắp xếp, CPH DNNN thuộc BCT, giai đoạn 2016-2020........ 111


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN) là yêu cầu cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn
hiện nay. Kể từ khi có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (CPH
DNNN) theo Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ đến
nay, tổng số doanh nghiệp (DN) đã được cổ phần hóa (CPH) là 4.065 DN. Theo lộ
trình, giai đoạn 2011 - 2015, dự kiến cả nước phải sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) 527
DN. Tuy nhiên năm 2015 là năm cuối của kế hoạch CPH kết thúc. Theo số liệu của
Bộ tài chính tính đến hết tháng 11/2015, cả nước còn phải thực hiện CPH 130 DN.
Như vậy từ năm 2011 - 2015, cả nước mới CPH được 397 DN, đạt 75% kế hoạch
của cả giai đoạn. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch CPH giai đoạn 20112015, là do: Những DN được đưa vào diện CPH trong giai đoạn này chủ yếu là
những DN có quy mô lớn, đó là các Công ty (CT), Tổng công ty (TCT), Tập đoàn
kinh tế (TĐKT). Mặt khác do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh
hưởng đến tốc độ CPH DNNN ở Việt nam. Như vậy, công tác CPH DNNN ở Việt
Nam còn phải trải qua một chặng đường khá dài. Theo dự kiến ít nhất phải đến hết
năm 2020 Việt Nam mới có thể hoàn thành được chương trình CPH DNNN. [21].
Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN và giải quyết các vấn đề sau CPH

DNNN, thì cần phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế, phát triển thị trường tài chính,
thị trường chứng khoán nhằm phục vụ quá trình tái cơ cấu DNNN theo hướng CPH
để phân bố và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, từ đó mà nâng cao hiệu suất vốn xã
hội và năng suất tổng hợp của nền kinh tế. Cũng theo báo cáo của Thường trực Ban
chỉ đạo đổi mới và phát triển DN (thuộc Văn phòng Chính phủ) về tình hình thực
hiện tái cơ cấu DNNN 05 tháng đầu năm 2016, cả nước đã CPH được 36 DNNN và
02 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó có 06 TCT Nhà nước. Đồng thời, đã thành
lập Ban chỉ đạo CPH của 61 DN, đang xác định giá trị DN của 77 DN, đã công bố
giá trị DN của 30 DN. Với mục tiêu đặt ra là thực hiện tái cấu trúc DNNN còn lại,
giảm số lượng DNNN đến năm 2020 còn khoảng 200 DN ( giảm 50% số lượng
DNNN tại thời điểm năm 2015), đồng thời cơ bản hoàn thành việc xử lý các tồn tại
về tài chính, lao động dôi dư của khu vực DNNN [ 21].
1


Bộ Công thương ( BCT) là một trong những Bộ lớn và quan trọng, những DN
do Bộ quản lý, sản xuất ra hầu hết tư liệu sản xuất và một phần lớn tư liệu tiêu dùng
cung cấp cho xã hội. Những DNNN do BCT quản lý được Nhà nước đầu tư một khối
lượng vốn lớn cho hoạt động SXKD. Song hiệu quả đưa lại chưa thật tương xứng.
Trong những năm gần đây (từ năm 2011 đến nay ), tốc độ CPH DNNN tại BCT diễn
ra khá chậm chạp, nhất là trong năm 2015, BCT chỉ đạt 48% kế hoạch CPH của cả
năm 2015. Với tốc độ CPH DNNN tại BCT như hiện nay, thì tiến trình CPH DNNN
do Bộ quản lý sẽ không hoàn thành được kế hoạch CPH mà Thủ Tướng Chính phủ
giao cho BCT giai đoạn 2 (từ năm 2011 - 2015) và sau 2015. Đây chính là những khó
khăn, vướng mắc mà BCT phải giải quyết trong thời gian tới để thực hiện được đề án
tái cấu trúc các DNNN tại BCT theo Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP với các giải pháp
thúc đẩy CPH, sắp xếp DNNN thuộc BCT từ năm 2016 - 2020 [79]. Mặt khác, một
số DNNN thuộc BCT đã thực hiện xong CPH (Hậu Cổ phần hóa) nhưng do hiện
trạng của các tổ chức trong DN đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc, như: Công tác tổ
chức Bộ máy quản lý còn nhiều bất cập, năng lực quản lý và quản trị DN chưa đáp

ứng được yêu cầu của sự đổi mới. Hơn nữa, vấn đề đất đai và quyền sở hữu tài sản
chưa được giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, chính sách tín dụng đối với DN
sau CPH còn có sự phân biệt đối xử; về giải quyết chính sách, chế độ cho lao động
dôi dư trong DN CPH chưa được thỏa đáng. Một vấn đề nổi cộm hiện nay tại BCT,
đó là: Bộ chậm triển khai để bàn giao phần vốn Nhà nước trong các CTCP cho TCT
Đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và chậm triển khai việc niêm yết các DN
đã CPH xong lên sàn giao dịch của thị trường chứng khoán, từ đó dẫn đến tỷ lệ phần
vốn Nhà nước bán cho các Nhà đầu tư còn rất thấp, DN không có điều kiện về tài
chính để đổi mới công nghệ, dẫn đến tính cạnh tranh của đại bộ phận các CTCP tại
BCT còn thấp. Ngoài ra, một vấn đề nhạy cảm hiện nay của xã hội nói chung và tại
BCT nói riêng, đó là lợi ích nhóm của một số đối tượng có quyền lực trong các
DNNN thuộc BCT còn tồn tại. Đây chính là nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch
CPH DNNN do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho BCT. Như vậy, việc sắp xếp,
đổi mới, phát triển DN và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN tại BCT là cần thiết,
mang tính thời sự cấp bách, là nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình phát triển kinh tế
của Bộ theo hướng hội nhập.
2


Với tất cả những thế mạnh cũng như những tồn tại của DNNN, những bất cập
trong cơ cấu tổ chức của các DN sau CPH như đã phân tích ở trên thì việc lựa chọn
đề tài " Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết những vấn đề sau cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công Thương " làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án
Tiến sỹ của tác giả là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có tính thời sự
cấp bách, có ý nghĩa khoa học cả về góc độ lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
a. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa, tổng hợp lý luận để hình thành khung nghiên cứu về
CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam. Từ khung nghiên cứu này,
luận án đi sâu phân tích thực trạng công tác CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH

DNNN thuộc BCT từ năm 1994 đến năm 2010 và đặc biệt là từ năm 2011 đến nay.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình CPH và giải quyết các vấn đề
sau CPH DNNN thuộc BCT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình
CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu, tổng hợp hình thành khung nghiên cứu về CPH và giải
quyết các vấn đề sau CPH DNNN theo các văn bản pháp lý mới nhất hiện nay.
Đồng thời, luận án nghiên cứu CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN của
một số Quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt nam.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH
DNNN thuộc BCT từ khi bắt đầu từ năm 1994 đến nay. Trong đó chú trọng từ năm
2011 đến nay.
Thứ ba: Đánh giá thực trạng công tác CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH
DNNN thuộc BCT để thấy được mặt mạnh, hạn chế, bất cập cũng như nguyên nhân
làm căn cứ cho những đề xuất của tác giả trong luận án.
Thứ tư: Nêu rõ mục tiêu, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến
trình CPH cũng như giải pháp giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT.
3


3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về CPH và giải quyết các vấn đề sau
CPH DNNN ở Việt nam theo các văn bản mới nhất hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH và giải quyết các vấn đề
sau CPH DNNN thuộc BCT.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về mặt nội dung: CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam

nói chung và tại BCT nói riêng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, như: phương pháp
thực hiện CPH; quy trình thực hiện CPH; nội dung CPH...Nhưng luận án chủ yếu
nghiên cứu trên góc độ nội dung của CPH theo 02 mặt của công tác này, đó là: Tiến
trình CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam nói chung và tại
BCT nói riêng một cách tốt nhất.
- Về không gian: Là các DNNN và các DNNN đã được CPH thuộc BCT (không
nghiên cứu các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ).
- Về thời gian: Tư liệu nghiên cứu được khảo sát là các DNNN và các DNNN đã
được CPH thuộc BCT qua các giai đoạn từ khi bắt đầu thực hiện công tác CPH
DNNN. Song luận án tập trung chủ yếu là giai đoạn từ năm 2011 đến nay.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài:
a. Cơ sở phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - lênin về duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử cùng với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trong từng thời kỳ phát triển kinh tế, để xem xét công tác CPH cũng như giải quyết
các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam nói chung và tại BCT nói riêng.
b. Phương pháp nghiên cứu cụ thể :
- Phương pháp diễn giải, quy nạp: Được sử dụng để nghiên cứu về mặt lý
luận cơ bản về CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam hiện nay.
Đây chính là cơ sở lý thuyết để tác giả tiếp cận thực trạng công tác CPH và giải
quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT.
4


- Phương pháp khảo sát, thống kê: Được sử dụng để xác định số lượng các
DNNN thuộc BCT; các DNNN đã được phê duyệt phương án CPH; các DNNN đã
CPH xong. Kết quả CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT theo
từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, để từ đó có những kết luận về tiến trình
CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc thuộc BCT. Đồng thời khảo
sát điển hình một số DNNN có quy mô lớn, quy mô nhỏ và vừa, trước và sau khi

thực hiện CPH tại BCT trên một số chỉ tiêu cơ bản, như Quy mô vốn; Tỷ suất lợi
nhuận; Các khoản nộp ngân sách; Chính sách đối với người lao động được thay đổi
như thế nào? từ đó tìm hiểu kỹ các vướng mắc, bất cập nẩy sinh trong quá trình thực
hiện CPH DNNN cũng như giải quyết các vấn đề còn vướng mắc của các DN sau
CPH tại Bộ. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những đánh giá, nhận xét phù hợp với
tình hình thực tiễn tại BCT trong từng thời kỳ. Đặc biệt là từ năm 2011 đến nay.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý, các tổ
chức đoàn thể, một số người lao động trong các DNNN, các DN đã CPH xong tại
BCT về công tác CPH cũng như vấn đề sắp xếp DN sau CPH tại Bộ, để thấy rõ
được những ưu điểm cũng như những bất cập khi thực hiện chuyển đổi sở hữu
DNNN. Sự đồng tình ủng hộ hoặc những trở ngại tác động đến tiến trình CPH đối
với các đối tượng quản lý DNNN và người lao động trong DNNN thuộc BCT.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để kiểm tra tình hình thực hiện kế
hoạch CPH DNNN, kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trước và sau khi thực hiện
CPH; hiệu quả hoạt động của DN CPH, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về
tiến trình thực hiện công tác CPH cũng như giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN
thuộc BCT.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích số liệu về
CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt nam nói chung và tại BCT
nói riêng. Trên cơ sở đó, tổng hợp kết quả nghiên cứu trên góc độ lý luận và kết quả
khảo sát thực tế để tìm ra những điểm còn hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ
chức, triển khai, thực hiện công tác CPH cũng như giải quyết các vấn đề sau CPH
DNNN thuộc BCT, từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến trình
CPH và giải pháp giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT.
5


5. Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu theo 4 chương:

Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài và một số vấn đề liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2: Những vấn đề chung về cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ
phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm Quốc tế
Chƣơng 3: Thực trạng cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa
các các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương.
Chƣơng 4: Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và giải quyết các
vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cổ phần hóa DNNN và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt Nam nói
chung và tại BCT nói riêng luôn là vấn đề thời sự, thu hút sự chú ý của nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố dưới dạng giáo trình; Tạp chí; Đề tài khoa học; Luận án Tiến sỹ; Nghị định,
Thông tư; Sách tham khảo, chuyên khảo về CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH
DNNN ở Việt Nam nói chung và một số Bộ, Ngành nói riêng, có thể nêu một số
công trình tiêu biểu, như:
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về CPH DNNN
* Bức xúc của CPH DNNN, Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 4/1998, do tác
giả Trần Ngọc Bút thực hiện.
Trong bài này, tác giả phân tích rõ thực trạng CPH DNNN ở Việt Nam giai
đoạn đầu thực hiện cải cách DNNN. Trên cơ sở nghiên cứu một số DN đã thực hiện
xong CPH, tác giả đưa ra một số ý kiến về những khó khăn, bức xúc khi thực hiện
CPH DNNN ở Việt Nam, như:
- CPH là một vấn đề khá mới mẻ đối với các DN Việt Nam. Đây là giai đoạn

đang thí điểm vừa làm vừ rút kinh nghiệm.
- Những văn bản pháp quy liên quan đến CPH DNNN còn ít và chưa thống
nhất, chi tiết nên rất khó trong việc tổ chức thực hiện.
- Lãnh đạo DN, người lao động trong các DN thuộc diện CPH hầu như chưa
nhận thức đúng về CPH, họ quan niệm rằng CPH chính là tư nhân hóa, họ sẽ mất
các quyền quản lý, kiểm soát, quyền định đoạt tài chính, quyền phân phối lợi nhuận,
quyền tuyển dụng, bố trí nhân sự, người lao động từ chỗ làm chủ trở thành người
làm thuê...
- Chưa có thị trường vốn, thị trường chứng khoán nên rất khó cho việc bán
cổ phần để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.
7


- Chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý tình hình tài chính trước khi CPH, các
khoản nợ đọng kéo dài chưa có kinh nghiệm trong xử lý dẫn đến khó khăn cho các
DN sau CPH phải kế thừa một khoản nợ khá lớn trong lúc DN mới chuyển đổi hình
thức sở hữu còn gặp muôn vàn khó khăn, thách thức.
- Các văn bản hướng dẫn về xác định giá trị DN CPH, về quyền sở hữu tài
sản, về đất đai, về tổ chức lại bộ máy quản lý theo luật DN, về chính sách đối với
DN và người lao động trong CTCP... chưa được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết....
Từ những bức xúc trên tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện, đó là:
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến CPH.
+ Tổ chức tuyên truyền cho các DN trong diện CPH về tính tất yếu khách
quan phải cải cách DNNN mà trong đó CPH DNNN là một giải pháp quan trọng
giúp các DN Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực. Đồng thời
giải thích rõ cho người lao động hiểu: CPH không phải là Tư nhân hóa, để tạo ra sự
ủng hộ của người lao động đối với tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam.
+ Tổ chức tập huấn việc xác định giá trị DN; hướng dẫn cụ thể cách xử lý tình
hình tài chính trước khi CPH và các vấn đề sau CPH cho DN.[46].

* Đề tài khoa học cấp nhà nước: "Cơ sở khoa học của việc chuyển một số
DNNN thành CTCP ở Việt Nam" do Bộ tài chính chủ trì - mã số MS KX 03.07.05.
Sau khi phân tích rõ cơ sở khoa học để chuyển một số DNNN thành CTCP, đề
tài đi vào nghiên cứu các vấn đề, như: Vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế
thị trường; Những yếu kém của DNNN trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó
đi đến khẳng định: Chuyển một số DNNN thành CTCP là một tất yếu khách quan
trong tiến trình phát triển của xã hội. Đồng thời đề tài nêu rõ điều kiện để thực hiện
chuyển đổi sở hữu, những khó khăn khi thực hiện chuyển đổi sở hữu cần phải được
giải quyết, như: Các văn bản hướng dẫn chuyển đổi sở hữu còn quá nhiều và đôi khi
chưa thống nhất; Một số văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng và chi tiết nên rất khó
trong việc xử lý tình hình tài chính trước khi chuyển đổi sở hữu. Đặc biệt là việc
xác định giá trị DN trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu; Việc bán cổ phần và
quản lý, sử dụng tiền thu từ việc bán cổ phần; Việc giải quyết chính sách đối với
DN và người lao động khi chuyển đổi sở hữu. Trên cơ sở phân tích những bất cập
khi chuyển một số DNNN thành CTCP, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
8


như: Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến chuyển đổi sở hữu; Hoàn thiện
phương pháp xác định giá trị DN; Hoàn thiện việc xử lý tình hình tài chính của các
DN cũng như chính sách đối với DN và người lao động khi chuyển sang
CTCP...Tuy nhiên tất cả các vấn đề được trình bầy trong đề tài hoàn toàn theo tinh
thần của Nghị định 187/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004.[48].
* Sách chuyên khảo "Cổ phần hóa DNNN, những vấn đề lý luận và thực tiễn",
NXB Chính trị Quốc gia Hà nội năm 2004, do PGS.TS Lê Hồng Hạnh làm chủ
biên. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về CPH DNNN theo nghị định 64/2002/NĐCP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành CTCP, như: Khái
niệm CTCP; Đối tượng CPH; Hình thức CPH; Đối tượng và điều kiện mua cổ phần;
Nội dung CPH. Trên cơ sở lý luận về CPH và CTCP, cuốn sách này đi sâu phân tích
thực trạng CPH DNNN hiện tại ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm
2004, số lượng các DNNN được CPH, những DN đang trong diện CPH.... Sau khi

phân tích thực trạng và lý luận về CPH, tác giả nêu rõ những bất cập, vướng mắc
khi thực hiện CPH DNNN ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn
thiện quy trình CPH DNNN, như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý
cho việc chuyển đổi từ DNNN sang CTCP; Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan
đến việc xử lý tình hình tài chính, lao động dôi dư; chính sách tiền lương, tiền
thưởng cho người lao động trong CTCP; Hoàn thiện Nghị định 64/2002/NĐ-CP của
Chính phủ về việc chuyển DNNN thành CTCP [52].
* Luận án Tiến sỹ kinh tế với đề tài" Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy
quá trình CPH các DNNN ở Việt nam '' của tác giả Vũ Văn Sơn, bảo vệ năm 2006.
Tác giả luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CPH DNNN ở Việt
nam theo tinh thần Nghị định 64/2002/ NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về
việc chuyển DNNN thành CTCP, như: Đối tượng, điều kiện, hình thức và nội dung
CPH DNNN. Đặc biệt luận án nhấn mạnh cơ chế, chính sách liên quan đến CPH
DNNN. Từ phần lý luận cơ bản, luận án đi sâu phân tích thực trạng CPH DNNN ở
Việt nam, giai đoạn trước năm 2006 theo cơ chế, chính sách ban hành trước đó có
liên quan đến CPH DNNN. Trên cơ sở lý luận và thực trạng CPH DNNN ở Việt
nam, tác giả đưa ra những đánh giá, nhận xét về cơ chế, chính sách có ảnh hưởng
đến tiến trình CPH và đề xuất một số giải pháp, như: Xác định lại đối tượng CPH;
9


có cơ chế, chính sách đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại CTCP; Thực
hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của
CTCP; Giải quyết thỏa đáng chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện
chuyển đổi hình thức sở hữu; Xem xét lại cách xác định giá trị DN trước khi
CPH...Tuy nhiên, luận án này chỉ nghiên cứu chủ yếu về cơ chế, chính sách có liên
quan đến CPH DNNN mà không nghiên cứu nhiều đến các nội dung khác trong quy
trình CPH DNNN theo tinh thần Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002. Nghị
định này đã hết hiệu lực thi hành từ năm 2007 khi nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành CTCP thay

thế [ 49].
* Luận án Tiến sỹ Luật học của tác giả Dương Đức Chính với đề tài" Những
vấn đề pháp lý về CPH DNNN (trên thực tiễn của Ngành Công nghiệp thuộc BCT",
bảo vệ năm 2008. Tác giả luận án nêu rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CPH
DNNN theo góc độ luật học với nền tảng pháp lý là Nghị định 109/2007/NĐ-CP
ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành
CTCP, như: Nội dung pháp lý về CPH DNNN; Kinh nghiệm CPH ở một số quốc
gia trên thế giới. Đồng thời luận án đi sâu phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật
về CPH DNNN trong Ngành công nghiệp thuộc BCT, như: Thực trạng Pháp luật
hiện hành về CPH DNNN; Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với quá trình CPH
DNNN trên thực tiễn của Ngành công nghiệp thuộc BCT. Trên cơ sở lý luận và
thực trạng pháp luật về CPH DNNN của Ngành công nghiệp thuộc BCT, tác giả nêu
rõ phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho CPH DNNN trong
Ngành công nghiệp thuộc BCT. Mặc dù luận án của tác giả lấy điểm nghiên cứu là
Ngành công nghiệp thuộc BCT, song luận án chỉ nghiên cứu về góc độ pháp luật
với số liệu khảo sát của Ngành từ năm 1994 đến hết năm 2007 và theo tinh thần của
nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành,
Nghị định này được thay thế bởi Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị
định 189/2013/ NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày
11/11/2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định
59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành
10


CTCP. Mặt khác, tác giả của luận án chủ yếu tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật và thực thi pháp luật về CPH DNNN trong ngành công nghiệp thuộc
BCT [ 50].
* Luận án Tiến sỹ kinh tế chính trị với đề tài " Chuyển biến quan hệ sở hữu
trong CPH DNNN ở Việt nam" của tác giả Nguyễn Lê Quý Hiển , bảo vệ năm 2012.

Tác giả luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đối tượng, điều
kiện và hình thức CPH DNNN, đồng thời luận án đề cập đến một số nội dung cơ
bản về CPH DNNN theo tinh thần Nghị định 109/2007/ NĐ-CP 26/6/2007 về việc
chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành CTCP. Đặc biệt luận án đi sâu phân tích
quan hệ sở hữu trong CTCP, như: Quan hệ về người đại diện phần vốn Nhà nước
trong CTCP với CTCP; Quan hệ giữa các thành viên trong HĐQT; Quan hệ giữa
HĐQT với Ban giám đốc; Quan hệ giữa Ban giám đốc với cán bộ công nhân viên
trong DN. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ mối quan hệ chỉ đạo, quan hệ tác nghiệp
giữa các bộ phận trong DN. Các mối quan hệ sở hữu đều dựa trên cơ sở tỷ lệ vốn
góp vào DN. Tuy nhiên luận án của tác giả cũng chỉ đề cập trong một phạm vi hẹp,
đó là sự thay đổi về quan hệ sở hữu trong CPH DNNN ở Việt nam mà không đề cập
đến các nội dung khác liên quan đến CPH DNNN ở Việt nam [ 57]..
* Luận án Tiến sỹ Hành chính công với đề tài" Quản lý Nhà nước về CPH
DNNN trên địa bàn Thành phố Hà nội" của tác giả Hoàng Tuân, bảo vệ năm 2016.
Tác giả của Luận án nêu rõ Khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNN và
CTCP; Tính tất yếu khách quan của việc CPH DNNN; Tác động của CPH DNNN
đến nền kinh tế, xã hội. Đặc biệt luận án đi sâu phân tích vấn đề quản lý Nhà nước
về CPH DNNN; Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với CPH. Trên cơ sở lý luận cơ
bản, tác giả nêu rõ thực trạng quản lý Nhà nước về CPH DNNN, như: Tại sao Việt
nam phải thực hiện CPH DNNN; Chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ;
Kết quả CPH DNNN ở Việt nam cũng như của Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng quản lý Nhà nước về CPH DNNN ở Việt nam nói chung và tại Thành
phố Hà nội nói riêng, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về
CPH DNNN ở Thành phố Hà nội, như: Nhóm giải pháp tạo lập tiền đề cần thiết cho
việc CPH DNNN; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính; Nhóm giải pháp
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước sau CPH DNNN. Mặc dù luận án đề cập khá
11


nhiều vấn đề liên quan đến CPH DNNN. Song phạm vi khảo sát chủ yếu tập trung

vào địa bàn Thành phố Hà nội làm điểm nghiên cứu chính của luận án. Mặt khác
các giải pháp hoàn thiện của luận án chủ yếu tập trung vào việc quản lý Nhà nước
về CPH DNNN trên địa bàn Thành phố Hà nội [ 55].
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các DN sau CPH:
* " Các vấn đề tồn tại và phát sinh của DNNN sau CPH đa dạng sở hữu", tài
liệu hội thảo về CPH năm 2001, do tác giả Trần Tiến Cường thực hiện và "Một số
vướng mắc về tài chính đối với DN sau CPH và đa dạng sở hữu", tài liệu hội thảo
về CPH năm 2001, do Lê Hoàng Hải thực hiện.
Trong bài hội thảo này, tác giả Trần Tiến Cường và Lê Hoàng Hải nêu rõ
các vấn đề phát sinh sau CPH, đó là:
- Các DN sau CPH vẫn do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ( trên 50%
vốn điều lệ) của DN nên CPH vẫn chỉ là hình thức "Bình mới, rượu cũ", nhân sự
của HĐQT, Ban giám đốc hầu hết vẫn là nhân sự của DNNN chuyển sang nên từ
tư duy quản lý đến phương pháp quản lý không thay đổi đáng kể so với DNNN
trước khi CPH.
- Việc giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động đang làm việc tại
CTCP, người lao động dôi dư và chính sách đối với DN CPH chưa được thỏa đáng,
chế độ tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp thất nghiệp, chế độ bảo hiểm...
vẫn theo chế độ cũ chưa phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với xu thế phát
triển của một số nước trong khu vực cũng thực hiện CPH tương tự như Việt Nam.
- Chính sách tuyển dụng, bố trí sắp xếp lại lao động trong các CTCP về cơ bản
vẫn giống như hồi còn ở DNNN, người được tuyển dụng vẫn là những người có
quan hệ với cán bộ quản lý trong DN, từ đó mà gây bức xúc đối với người lao động
trong DN.
- Một số vấn đề khác, như: đất đai, các khoản vay vốn, quyền sở hữu tài sản...
của DN CPH còn nhiều mâu thuẫn, còn có sự phân biệt đối xử... Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến các DN và người lao động không mặn mà với việc DN mình bị CPH.
- Các chính sách tài chính, như: Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản
vốn đã đầu tư vào DN khác, số dư bằng tiền của quỹ khen thương, quỹ phúc
lợi...chưa được giải quyết dứt điểm trước khi CPH.

12


Trên cơ sở những tồn tại đó, các tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, như:
+ CPH không nhất thiết Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối bằng cách
giảm tỷ lệ cổ phần của Nhà nước và tăng cổ phần cho người lao động để tăng quyền
tự chủ của họ trong DN.
+ Kiên quyết thực hiện cải tổ lại Bộ máy quản lý và thực hiện quản trị DN
trong các DN CPH theo đúng luật DN và theo điều lệ quản trị mẫu.
+ Giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động trong các DNCP và người
lao động dôi dư một cách thỏa đáng theo chế độ của Nhà nước cộng với chế độ
riêng có của DN CPH.
+ Phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán để giúp cho các DN có
điều kiện thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ cho mở rộng và phát
triển sản xuất của DN.
+ Giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả bằng cách cho phép
xóa những khoản nợ không có đủ hồ sơ minh chứng, đồng thời chuyển các khoản
nợ không có khả năng thu hồi sang cơ quan mua, bán nợ để xử lý theo quy định
của pháp luật[53].
* " Cổ phần hóa và quản lý DNNN sau CPH", NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2004, do tác giả Lê Văn Tâm làm chủ biên.
Trong cuốn sách này, tác giả Lê Văn Tâm đã nêu rõ thực trạng các DNNN ở
Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2003, những thành tựu đạt được cũng như những
vướng mắc cần phải được giải quyết trong quá trình thực hiện CPH DNNN, như:
Xử lý tình hình tài chính; Xác định giá trị DN; khả năng tiếp cận tín dụng; Chính
sách đối với DN và người lao động trong DN CPH. Đồng thời cuốn sách đưa ra một
số biện pháp để quản lý DN sau CPH, như: Tổ chức lại bộ máy quản lý của DN sau
CPH theo quy định của Luật DN; Quan tâm đến công tác quản trị DN; Phân định rõ
quyền sở hữu và quản lý tài sản trong CTCP giữa người đại diện phần vốn Nhà
nước tại DN với DN CPH; Biện pháp công khai, minh bạch thông tin. Tuy nhiên,

cuốn sách này cũng chỉ đề cập đến một số vấn đề sau CPH và những kiến nghị được
dựa trên các Nghị định và luật DN cũ đã hết hiệu lực thi hành [ 59].
* Luận án Tiến sỹ kinh tế, với đề tài" Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động
quản trị tài chính của các DNNN sau CPH" của tác giả Vũ Thị Quý, bảo vệ năm
13


2003. Tác giả luận án nêu rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị doanh
nghiệp nói chung và quản trị tài chính trong các DN CPH nói riêng, như: Tham gia
đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh; xác định nhu cầu vốn, tổ
chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động SXKD; Tổ chức sử dụng tốt
số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoàn thu, chi đảm bảo khả năng thanh toán;
Thực hiện việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của DN; Đảm bảo
kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của DN và thực hiện việc phân
tích tài chính của DN sau CPH; tổ chức thực hiện kế hoach tài chính trong DN. trên
cơ sở lý luận về công tác quản trị tài chính trong các DN sau CPH ở Việt nam, tác giả
khảo sát thực trạng công tác quản trị tài chính của một số DN NN sau CPH để thấy
được hiện trạng công tác quản trị tài chính thực như thế nào. Trên cơ sở lý luận và
thực trạng quản trị tài chính của các DNNN sau CPH, tác giả đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính cho DN sau CPH, như:
- Phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tài chính một cách cụ thể và chi
tiết dựa trên cơ sở các bộ phận kế hoạch khác, như: kế hoạch sản xuất; kế hoạch vật
tư; kế hoạch tiền lương...
- Xác định nhu cầu vốn cho DN để có biện pháp khai thác nguồn thu nhằm
đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu tại đơn vị.
- Giao trách nhiệm cho các bộ phận có liên quan trong việc huy động và sử
dụng nguồn vốn một cách hợp lý và thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên tình hình chi tiêu trong DN và tổ chức phân
tích tình hình tài chính theo định kỳ để biết được những bất cập trong quá trình sử
dụng vốn mà đề ra biện pháp kịp thời cho DN. Tuy nhiên luận án của tác giả chỉ

nghiên cứu ở một góc độ hẹp, đó là: Hoạt động quản trị tài chính với điểm nghiên
cứu là các DN sau CPH ở Việt nam nói chung [ 54].
* Luận án Tiến sỹ kinh tế với đề tài" Quản lý vốn Nhà nước tại các DN sau
CPH DNNN" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, bảo vệ năm 2009. Tác giả của
luận án đã nêu rõ cơ sở lý luận về quản lý vốn nhà nước tại các DN sau CPH, như:
Tổng quan về DN sau CPH; Vốn nhà nước tại các DN sau CPH những vấn đề cơ
bản về quản lý vốn nhà nước tại các DN sau CPH, vai trò, ý nghĩa của vốn nhà nước
trong các DN nói chung và DN sau CPH nói riêng, như:
14


- Vồn nhà nước góp phần hình thành nên DN CPH.
- Vốn được đại diện bằng một lượng giá trị tài sản của DN.
- Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
- Vốn có chức năng vận động và sinh lời.
- Vốn phải gắn với chủ sở hữu .
- Vốn nhà nước là vốn công thuộc sở hữu toàn dân.
- Tỷ lệ vốn Nhà nước chiếm trong tổng số vốn của DN có liên quan đến quyền
của Nhà nước đối với DN.
Trên cơ sở lý luận cơ bản, luận án đi sâu phân tích thực trạng quản lý vốn nhà
nước tại các DN sau CPH ở Việt nam, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xết về tình
hình phân bố vốn, tình hình quản lý và sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn nhà
nước, những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý, huy động và sử dụng vốn nhà
nước của các DN sau CPH hiện nay ở Việt nam. Trên cơ sở lý luận và thực trạng
quản lý vốn của các DN sau CPH ở Việt nam, tác giả đưa ra một số quan điểm và
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại các DN sau CPH, như: Gắn
trách nhiệm của người đứng đầu DN với việc quản lý, huy động và sử dụng vốn của
DN nói chung và vốn của nhà nước trong DN nói riêng; Biện pháp bảo toàn giá trị
đồng vốn nhà nước trong DN CPH; Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà
nước trong DN CPH; Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn nhà nước

trong DN CPH. Tuy nhiên luận án của tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, đó
là công tác quản lý vốn nhà nước trong các DN sau CPH mà không đề cập đến các
nội khác của các DN sau CPH ở Việt nam [ 62].
* Luận án Tiến sỹ kinh tế với đề tài" Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của
Nhà nước trong DN sau CPH" của tác giả Trần Xuân Long, bảo vệ năm 2012. Tác
giả của luận án đã nêu rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CPH DNNN và chính
sách quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH, như: CPH DNNN ở Việt nam và
chính sách quản lý vốn nhà nước trong DN; Nội dung chính sách quản lý vốn nhà
nước trong DN sau CPH ở Việt nam; Một số kinh nghiệm Quốc tế về quản lý vốn
nhà nước tại DN. Trên cơ sở lý luận cơ bản, luận án làm rõ tình hình thực hiện
chính sách quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH từ năm 1992 đến nay ở Việt
nam theo các nội dung, như: Quá trình CPH DNNN ở Việt nam; Tình hình thực

15


hiện chính sách quản lý vốn nhà nước trong DN sau CPH ( Tình hình thực hiện vấn
đề đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong DN CPH; Tình hình thực hiện vấn đề
người đại diện vốn nhà nước trong DN sau CPH; Tình hình thực hiện quản lý, đầu
tư vốn nhà nước trong DN CPH; Tình hình thực hiện chính sách phân phối cổ tức
và sử dụng cổ tức phần vốn nhà nước trong DN CPH). Trên cơ sở lý luận và thực
trạng về chính sách quản lý vốn nhà nước trong các DN sau CPH, tác giả luận án có
những đánh giá, nhận xét về tình hình thực hiện chính sách quản lý vốn nhà nước
trong các DN sau CPH, những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện chính sách quản
lý vốn nhà nước trong DN CPH, tù đó nêu rõ phương hướng và giải pháp hoàn thiện
chính sách quản lý vốn nhà nước trong DN CPH. Tuy nhiên luận án của tác giả
cũng chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp, đó là: Chính sách quản lý vốn nhà nước
trong DN sau CPH mà không nghiên cứu các vấn đề khác liên quan đến CPH và
giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN trong các DN ở Việt nam hiện nay [ 64].
* Luận án Tiến sỹ kinh tế với đề tài" Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của DNNN sau CPH ở Việt nam" cuả tác giả Đoàn Ngọc Phúc, bảo vệ năm 2015.
Tác giả luận án đã nêu rõ cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNN sau CPH theo các nội dung, như: Khái niệm về hiệu quả kinh doanh; Hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh; Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các DNNN sau CPH ở
Trung quốc, bài học kinh nghiệm cho Việt nam. Trên cơ sở lý luận cơ bản, luận án
đi sâu phân tích thực trạng Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH ở
Việt nam, như: Thực trạng hoạt động kinh doanh của DNNN CPH; Đánh giá những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH; Những
vấn đề đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH ở Việt nam. Trên
cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN sau CPH ở Việt nam,
tác giả đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNN sau CPH ở Việt nam, như: Những quan điểm cơ bản về nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của DNNN sau CPH; Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của DNNN sau CPH, đồng thời nêu rõ các điều kiện để đảm bảo
cho các giải pháp được thực thi. Tuy nhiên, luận án của tác giả cũng chỉ đề cập
trong một phạm vi rất hẹp có liên quan đến hậu CPH, đó là: Hiệu quả hoạt động
SXKD của các DNNN ở Việt nam.[ 56].
16


1.2. Các công trình nghiên cứu Ngoài nƣớc:
* Cuốn sách:" Cải cách DNNN ở trung Quốc so sánh với Việt Nam", do Tiến
sỹ Võ Đại Lược và GS.TS Cốc Nguyên Dương làm chủ biên, Nhà xuất bản khoa
học xã hội, Hà nội năm 1997.
Cuốn sách này được trình bầy theo 02 phần:
Phần 1: Cải cách và phát triển DNNN ở Trung quốc:
Trong phần này, cuốn sách nêu rõ sự phát triển của cải cách DNNN và tiến
trình để cải cách DNNN ở Trung Quốc từ đầu năm 1990, từ đó cuốn sách nêu rõ các
bước để thực hiện cải cách DNNN, những ý tưởng cơ bản cũng như quá trình thực

hiện cải cách DNNN ở Trung Quốc bằng cách mở rộng quyền nhượng lợi của các
DNNN, thực hiện chuyển lợi nhuận thành thuế, thực hiện chế độ trách nhiệm khoán
kinh doanh ở các DNNN. Mặt khác cuốn sách cũng nêu rõ tình hình cải cách
DNNN ở Trung Quốc từ đầu những năm 90 đến nay, những thành tựu, khó khăn và
biện pháp chủ yếu nhằm đi sâu cải cách DNNN, đề ra các bước của quá trình xây
dựng và hiện trạng phát triển của chế độ DN hiện đại ở Trung Quốc.
Phần 2: Những so sánh và tìm tòi về cải cách DNNN ở Việt Nam và Trung Quốc:
Trong phần này, cuốn sách mô tả bối cảnh xã hội và tình hình kinh tế của hai
nước Việt nam và Trung Quốc, từ đó đề ra con đường cải cách kinh tế của hai nước,
hình thành mô hình mục tiêu cải cách kinh tế, nội dung và đặc điểm của mô hình mục
tiêu trong cải cách kinh tế của hai nước. Trên cơ sở mục tiêu cải cách kinh tế, cuốn
sách nêu rõ tiến trình xây dựng cơ chế thị trường và những thành quả cơ bản của cải
cách kinh tế ở hai nước, nêu rõ nội dung cơ bản về vai trò chủ đạo của DNNN ở hai
nước Việt - Trung, phương thức thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước ở hai
nước. Đồng thời cuốn sách phân tích rõ vấn đề CPH, Công ty hóa và quyền tài sản
của các DNNN ở hai nước. Để thực hiện CPH DNNN ở Việt nam và Trung Quốc thì
việc xây dựng thị trường tài chính tiền tệ trong cải cách DNNN ở Việt Nam và Trung
Quốc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc cải cách DNNN ở
cả hai nước, từ đó cuốn sách đề cập đến sự thay đổi chức năng của nhà nước trong
công cuộc cải cách DNNN cũng như vấn đề xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội cho
công nhân viên chức các DNNN ở Việt Nam và Trung Quốc.
17


×