Bộ GIáO DụC ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP I
hoàng văn tuấn
xác định giá trị doanh nghiệp và xữ lý tài chính khi
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nớc thuộc tổng
công ty xây dựng thuỷ lợi 4 bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn
LUậN VĂN THạC Sĩ KINH Tế
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
M số
: 60.31.10
Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Vân Đình
Hà NộI - 2006
i
LờI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và cha hề đợc sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ đợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ đợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 21 tháng 11 năm 2006
Tác giả
Hoàng Văn Tuấn
ii
lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ của:
Các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Khoa
Sau đại học.
Sự hớng dẫn tận tình của GS.TS Phạm Vân Đình, Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Trờng Đại học Nông nghiệp I, ngời trực
tiếp hớng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Các đồng chí trong Ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ban Đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty xây
dựng Thủy lợi 4. Các đồng chí lnh đạo và nhân viên các công ty:
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Bình Triệu, Công ty cổ phần xây
dựng 42, Công ty cổ phần xây dựng 48 đ giúp tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè
và những ngời thân trong gia đình đ giúp đỡ, động viên tôi trong
quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày 21 tháng 11 năm 2006
Tác giả
Hoàng Văn Tuấn
iii
Mục lục
Lời cam đoan
ii
Lời cảm ơn
iii
Mục lục
iv
Danh mục các chữ viết tắt
vi
Danh mục các bảng
vii
Danh mục các sơ đồ
viii
1. Mở đầu
viii
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2
1.2.1 Mục tiêu chung
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
1.3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
1.3.1 Đối tợng nghiên cứu
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
3
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc
4
2.1 Cơ sở lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nớc
4
2.1.1 Khái niệm về giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi CPH DNNN
4
2.1.2 Mục đích, yêu cầu và yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp
9
2.1.3 Nguyên tắc và căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp khi CPH
13
2.1.4 Đối tợng xác định giá trị doanh nghiệp khi CPH
14
2.1.5 Hình thức xác định giá trị doanh nghiệp
14
2.1.6 Phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp
16
2.2 Cơ sở thực tiễn về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi cổ
phần hóa DNNN
35
2.2.1 Kinh nghiệm xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính về chuyển
đổi sở hữu DNNN ở một số nớc trên thế giới.
35
2.2.3 Khái quát tình hình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nớc ở Việt Nam
40
3. Đặc điểm địa bàn và phơng pháp nghiên cứu
50
3.1 Đặc điểm của Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 4
50
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
50
3.1.2 Đặc điểm về tổ chức quản lý
50
3.1.3 Đặc điểm về sản xuất kinh doanh
52
3.1.4 Đặc điểm về con ngời, thiết bị, công nghệ và năng lực
52
3.1.5 Đặc điểm về thị trờng
53
iv
3.1.6 Đặc điểm về sản phẩm
3.1.7 Những kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2 Phơng pháp nghiên cứu của đề tài
3.2.1 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.2.2 Phơng pháp thu thập số liệu
3.2.3 Phơng pháp xử lý số liệu
3.2.4 Phơng pháp phân tích và đánh giá
3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết qủa xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính khi CPH DNNN
4. Thực trạng và một số giải pháp xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính tại các dnnn thuộc tổng công ty xây dựng thủy lợi 4
4.1 Thực trạng xác định giá trị và xử lý tài chính khi CPH các DNNN thuộc
Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4
4.1.1Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính tại
Công ty cơ khí lắp ráp thiết bị Bình Triệu
4.1.2 Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính tại
Công ty xây dựng 42
4.1.3 Thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính tại
Công ty xây dựng 48
4.2 Đánh giá chung về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính
4.2.1 Về phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp
4.2.2 Về xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp
4.2.3 Về xác định giá trị quyền sử dụng đất
4.2.4 Về xác định giá trị lợi thế kinh doanh
4.2.5 Về xử lý tài chính
4.3 Những nhân tố ảnh hởng đến xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính khi CPH các DNNN thuộc Tổng công ty
4.3.1 Các nhân tố thúc đẩy quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính
4.3.2 Các nhân tố cản trở quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính
4.4 Những giải pháp trong xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi
CPH các DNNN thuộc Tổng công ty xây dựng TL4
4.4.1 Cơ sở của các giải pháp - Phân tích SWOT
4.4.2 Về cơ chế chính sách
4.2.3 Đối với các doanh nghiệp trong Tổng công ty
4.2.4 Đối với Tổ chức định giá
5. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
v
53
53
55
55
59
60
60
61
63
63
63
70
78
92
92
93
95
95
96
99
99
100
102
104
105
110
113
114
116
121
Danh mục các chữ viết tắt
Tiếng Việt
Ban ĐMQLDN.
Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp
CBCNV..
Cán bộ công nhân viên
CP..
Cổ phần
CPH...
Cổ phần hoá
CPƯĐ
Cổ phần u đÃi
CTCP.... ...
Công ty cổ phần
DN.....
Doanh nghiệp
DNNN....
Doanh nghiệp Nhà nớc
ĐMDN
Đổi mới doanh nghiệp
HTX.......
Hợp tác xÃ
KTTT..
Kinh tế thị trờng
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SXKD.
Sản xuất kinh doanh
TW..
Trung ơng
XĐGTDN ..
Xác định giá trị doanh nghiệp
XHCN...
XÃ hội chủ nghĩa
Tiếng Anh
CF…………………………….
Cash Flow
CV…………………………….
Continue Value
DCF……………………………
Discounted Cash Flow
DDM…………………………..
Divident Discount Model
FCFF…………………………..
Free Cash Flow to the Firm
PV……………………………..
Present Velue
WACE……..............................
Weighted Average Cost of Capital
vi
danh mục các bảng
Stt
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1:
Kết quả sản xuất kinh doanh qua 5 năm (2000-2004).........................54
Bảng 4.1.a
Kt qu xác định giá trị doanh nghiệp để CPH Công ty lắp ráp
thiết bị Bình Triệu....................................................................................64
Bảng 4.1.b: Nguyên giá và giá trị còn lại của nhà của, vật kiến trúc........................65
Bảng 4.1.c:
Nguyên giá và giá trị còn lại của MMTB và phơng tiện vận tải............65
Bảng 4.1.d: Nguyên giá và giá trị còn lại của thiết bị, dụng cụ quản lý...................65
Bảng 4.1.e: Giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty cơ khí lắp ráp thiết bị
Bình Triệu.......................................................................................................68
Bảng 4.1.f: Kt qu XĐGTDN tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần ..........69
Bảng 4.2.a: Kt qu XĐGTDN để CPH Công ty xây dựng 42 .................................71
Bảng 4.2.b: Nguyên giá và giá trị còn lại của nhà của, vật kiến trúc........................72
Bảng 4.2.c: Nguyên giá và giá trị còn lại của máy móc, thiết bị...............................72
Bảng 4.2.d: Nguyên giá và giá trị còn lại của thiết bị, dụng cụ quản lý...................73
Bảng 4.2.e: Kt qu xác định giá trị doanh nghiệp Công ty xây dựng 42...............76
Bảng 4.3.a: Kt qu xác định giá trị DN để CPH Công ty xây dựng 48..................79
Bảng 4.3.b: Nguyên giá và giá trị còn lại của nhà của, vật kiến trúc........................80
Bảng 4.3.c: Nguyên giá và giá trị còn lại của máy móc, thiết bị...............................82
Bảng 4.3.d: Nguyên giá và giá trị còn lại của phơng tiện vận tải............................82
Bảng 4.3.e: Nguyên giá và giá trị còn lại của thiết bị, dụng cụ quản lý...................83
Bảng 4.3.f: Kt qu xác định giá trị doanh nghiệp Công ty xây dựng 48..............89
vii
danh mục các sơ đồ
Stt
Sơ đồ 3.1
Tên sơ đồ
Sơ đồ tổ chức Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4
viii
Trang
51
1. mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp Nhà nớc ở Việt Nam ra đời ngay sau Cách mạng
Tháng 8 năm 1945. Sau khi đất nớc thống nhất, các doanh nghiệp Nhà nớc
hoạt động ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế xà hội với nhiều
quy mô khác nhau ở nhiều cấp chủ quản khác nhau. Với cách quản lý, điều
hành cứng nhắc cộng với nhiều nguyên nhân yếu kém khác làm cho nền kinh
tế Việt Nam trong những năm 80 rơi vào tình trạng khủng hoảng, sản xuất
đình trệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc là chủ trơng đúng đắn của Đảng
và Nhà nớc ta. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông
đảo ngời lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho
doanh nghiệp; huy động vốn của toàn xà hội để đầu t đổi mới công nghệ và
phát triển doanh nghiệp; phát huy vai trò làm chủ thực sự của ngời lao động
và các cổ đông; tăng cờng sự giám sát của nhà đầu t đối với doanh nghiệp
và bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nớc, doanh nghiệp, nhà đầu t và ngời
lao động, cổ phần hoá đà thực sự mang lại hình ảnh mới cho các doanh nghiệp
Nhà nớc Việt Nam. Các doanh nghiệp đà đợc cổ phần hoá đa phần đều hoạt
động có hiệu quả, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nớc.
Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nớc ở Việt
Nam trong thời gian qua còn tơng đối chậm. Tính đến 31/12/2005, cả nớc
mới cổ phần hóa đợc 2.935 doanh nghiệp Nhà nớc, số doanh nghiệp cổ
phần hóa tăng nhiều nhng số vốn mới chiếm 12% trong tổng số vốn trong
các doanh nghiệp Nhà nớc [33]. Có nhiều nguyên nhân mà một trong những
nguyên nhân cơ bản là quá trình xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính cổ phần hoá còn nhiều vớng mắc. Việc xác định giá trị doanh nghiệp
và xử lý tài chính thế nào để bảo đảm tính hợp lý, cơ bản hạn chế đợc sự thất
1
thoát vốn và tài sản Nhà nớc tại doanh nghiệp, thu hút đợc các nhà đầu t
thì không phải là vấn đề đơn giản.
Do đó, nâng cao hiệu quả xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính là một vấn đề quan trọng và cấp thiết đặt ra đối với tiến trình cổ phần
hoá hiện nay, nó là điểm mấu chốt để tiến hành cổ phần hóa thành công. Cùng
với tình hình chung của các doanh nghiệp Nhà nớc ở Việt Nam hiện nay thì ở
các doanh nghiệp Nhà nớc thuộc lĩnh vực xây dựng cũng thể hiện rõ rệt sự
bức thiết đó, đặc biệt là tại Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 4 - nơi có 15
doanh nghiệp trực thuộc nhng đến 31/12/2005 mới cổ phần hoá thành công 3
doanh nghiệp, còn 12 doanh nghiệp tiếp tục đổi mới sắp xếp nhng đang gặp
phải rất nhiều khó khăn, vớng mắc cần tháo gỡ. Chính vì vậy tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi
cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nớc thuộc Tổng công ty xây
dựng Thuỷ lợi 4 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng xác định doanh nghiệp và xử lý tài chính ở 3
doanh nghiệp đà cổ phần hóa thành công. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy và hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp
và xử lý tài chính đối với những doanh nghiệp đà cổ phần hoá đồng thời cũng
là những giải pháp rút ra cho các doanh nghiệp đang và tiếp tục cổ phần hoá
trong Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 4 nói riêng và cả nớc nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn khái
quát về giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính
trong quá trình cổ phần hóa các DNNN.
- Đánh giá thực trạng đồng thời phân tích kết quả và những nguyên
nhân tồn tại trong công tác xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính tại
2
3 doanh nghiệp đà cổ phần hóa thành công thuộc Tổng công ty xây dựng Thuỷ
lợi 4 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện công tác xác
định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính đối với những doanh nghiệp đà cổ
phần hoá đồng thời cũng là những giải pháp rút ra cho những doanh nghiệp
tiếp tục cổ phần hóa thuộc Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 4 nói riêng và
DNNN nói chung.
1.3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tợng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế liên quan đến công tác xác định giá trị
doanh nghiệp và xử lý tài chính trong quá trình cổ phần hóa các DNNN với
chủ thể là các DNNN thuộc Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 4 - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài
chính khi cổ phần hóa các DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng thuỷ lợi.
- Về không gian
Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 4 - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Về thời gian
+ Tài liệu thứ cấp thu thập cho khoảng thời gian từ năm 1998 - 2005.
+ Tµi liƯu dù kiÕn cho thêi kú: 2006 - 2010
3
2. CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN Về XáC ĐịNH
GIá TRị DOANH NGHIệP Và Xử Lý TàI CHíNH KHI
Cổ PHầN HóA Doanh nghiệp nhà nớc
2.1 Cơ sở lý luận về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nớc
2.1.1 Khái niệm về giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nớc
2.1.1.1 Giá trị, giá cả, giá trị doanh nghiệp
Theo C.Mác, bất kỳ một hàng hoá nào cũng có hai thuộc tính là giá trị
và giá trị sử dụng. Giá trị là một phạm trù trừu tợng mà ta không thể nhận
thấy đợc. Do đó, để hiểu đợc bản chất của nó phải có một phạm trù trung
gian đó là giá trị trao đổi - chính là quan hệ trao đổi về lợng giữa giá trị sử
dụng này với giá trị sử dụng khác. Các giá trị sử dụng này có yếu tố chung, vì
đó đều là sản phẩm của lao động. Với những lý luận đó, C.Mác đà đa ra khái
niệm về giá trị nh sau:
Giá trị của một hàng hoá là lao động xà hội của ngời sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hoá đó [31].
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nó là một số tiền thực tế
đợc thực hiện trong một giao dịch. Nói cách khác, giá cả là sự ớc lợng giá
trị bằng tiền của một tài sản dựa trên đánh giá về những lợi ích kinh tế tơng
lai của tài sản đó.
Nếu nh giá trị mang tính chủ quan, đợc ớc tính dựa trên thông tin
có sẵn thì giá cả mang tính khách quan. Giá cả không nhất thiết trùng với giá
trị. Tuỳ từng trờng hợp giá cả có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn giá trị. Mức
giá là sự ghi chép một sự kiện trong quá khứ mà ở đó cả hai bên đều nhất trí
về một giá trị.
4
Cùng với sự hình thành, phát triển của doanh nghiệp cịng nh− sù ph¸t
triĨn cđa nỊn kinh tÕ xt hiƯn các nhu cầu mua bán, chuyển đổi sở hữu đối với
doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cũng đợc coi nh một hàng hoá tức là nó
cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Nhng doanh nghiệp không phải là hàng hoá
thông thờng mà là một hàng hóa đặc biệt vì doanh nghiệp là tập hợp của nhiều
yếu tố cấu thành và sự liên kết giữa các yếu tố đó (các tài sản hữu hình nh nhà
cửa, máy móc, thiết bị; các tài sản vô hình nh thơng hiệu, bản quyền, các
yếu tố con ngời). Trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp cũng có
những yếu tố là hàng hoá và có giá trị của riêng nó. Vậy giá trị doanh nghiệp
nên đợc hiểu nh thế nào?
Trên thực tế, có nhiều khái niệm về giá trị doanh nghiệp đợc sử dụng:
- Giá trị sổ sách là giá phản ánh chi phí lịch sử của việc hình thành nên
giá trị tài sản doanh nghiệp. Giá trị sổ sách cũng là một căn cứ trong việc xác
định giá trị doanh nghiệp.
- Giá trị thị trờng là giá đợc xác định trên cơ sở cung cầu trên thị
trờng hay đó là sự ngà giá hoặc thoả thuận giữa ngời mua và ngời bán tại
một thời điểm nhất định.
- Giá trị kinh tế là giá trị hiện tại của các luồng thu nhập dự tính thu
đợc của doanh nghiệp trong tơng lai đợc chiết khấu về hiện tại với tỷ lệ lợi
tức yêu cầu của các nhà đầu t. Do đó, giá trị kinh tế phản ánh lợi nhuận kỳ
vọng của doanh nghiệp trong tơng lai tơng ứng với mức độ rủi ro của doanh
nghiệp. Giá trị kinh tế đợc xem nh giá trị thực của doanh nghiệp và là cơ sở
để xác định giá trị thị trờng.
Tuy nhiên giá trị doanh nghiệp khi đợc xác định cũng chỉ mang tính
chất tham chiếu còn việc doanh nghiệp đợc trao đổi theo mức giá nào còn
phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa ngời mua và ngời bán. Đó chính là giá cả
của doanh nghiệp, là sự cân bằng giữa cung cầu trên thị trờng. Do đó, cũng
nh khái niệm giá trị và giá cả đợc nói đến ở trên, giá cả của doanh nghiệp
cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị doanh nghiệp. Điều này phù hợp với
5
quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trờng hiện nay.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể đa ra một số kết luận sau:
- Giá trị doanh nghiệp là giá trị cá biệt vì nó đợc xây dựng trên cơ sở mức
hao phí lao động cá biệt do đặc thù của từng doanh nghiệp khác nhau quy định.
- Giá trị doanh nghiệp đợc xác định không chỉ dựa trên tổng giá trị
các tài sản của doanh nghiệp mà còn dựa trên mức lợi nhuận kỳ vọng trong
tơng lai của doanh nghiệp.
- Giá trị doanh nghiệp tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau vì hoạt
động của doanh nghiệp là một quá trình liên tục và biến động không ngừng.
Từ những kết luận trên, theo tác giả thì giá trị doanh nghiệp đợc hiểu
nh sau: Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện tổng thể của giá trị các tài sản
doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế kinh doanh khác của
doanh nghiệp.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà ngời mua và ngời bán cổ phần đều
chấp nhận đợc [22].
Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành [22].
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp là phần giá trị còn
lại sau khi lấy tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) đi các khoản nợ
thực tế phải trả, số d quỹ phúc lợi, khen thởng và số d nguồn kinh phí sự
nghiệp (nếu có) [22].
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp là giá trị tăng thêm do các
yếu tố lợi thế tạo ra (nh vị trí địa lý, kinh nghiệm, uy tín hàng hóa, giá trị
thơng hiệu, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp) [22].
Tài sản là một trong những u tè cÊu thµnh doanh nghiƯp. Khi xem
xÐt nh− mét tập hợp các tài sản thì giá trị thanh lý của doanh nghiệp sẽ đợc
6
ớc lợng bằng số tiền thu đợc từ việc bán tài sản trừ đi các khoản nợ. Đối
với một doanh nghiệp đang hoạt động, giá trị thanh lý thờng nhỏ hơn giá trị
thực của doanh nghiệp, bởi vì giá trị doanh nghiƯp cßn phơ thc u tè tỉ
chøc cđa doanh nghiệp.
2.1.1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp (định giá doanh nghiệp)
ở nớc ta, trớc đây việc xác định giá trị doanh nghiệp cha đợc
quan tâm đúng với vai trò của nó, vấn đề này chỉ mới đợc thực sự đề cập đến
từ khi Nhà nớc có chủ trơng cổ phần hóa DNNN.
Tại các nớc có nền kinh tế thị trờng phát triển, giá trị doanh nghiệp
là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu t.
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, mọi chiến lợc, mọi
quyết định khi đa ra đều hết sức chú ý đến giá trị doanh nghiệp và vấn đề
tăng giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy xác định giá trị doanh nghiệp trở thành
vấn đề thờng nhật của nền kinh tế. Giá trị xác định đợc là cơ sở để đánh giá
chất lợng quản lý, để thơng lợng trong mua, bán, sát nhập doanh nghiệp...
Thực chất của xác định giá trị doanh nghiệp chính là các hoạt động đi
tìm giá trị kinh tế hay giá trị thực của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp của
bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là tổng hợp của 3 yếu tố (tài sản, tổ chức và
lợi nhuận), trong đó tài sản và lợi nhuận có thể lợng hóa thông qua các phơng
pháp kỹ thuật, dự báo trong khi yếu tè tỉ chøc lµ u tè rÊt khã cã thĨ lợng
hóa chính xác. Ngay cả khi lợng hóa đợc thì cũng không thể xác định giá trị
doanh nghiệp bằng cách cộng đại số đối với 3 đại lợng này. Vì vậy, có thể
thấy định giá là một công việc rất khó khăn vì phải tính đến nhiều yếu tố tác
động lên doanh nghiệp, đồng thời phải đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì: Xác định giá trị doanh nghiệp là việc xác
định tổng giá trị thực tế tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì: Xác định giá trị doanh nghiệp là đánh
giá lợi ích thực sự của doanh nghiệp trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về nó trong
7
một môi trờng xác định.
2.1.1.3 Xử lý tài chính đối với cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nớc
Để kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đợc sự thoả mÃn của ngời
bán (Nhà nớc) cũng nh tạo đợc lòng tin đối với ngời mua (nhà đầu t) thì
đòi hỏi việc xử lý tài chính phải cụ thể, chặt chẽ và triệt để. Xử lý tài chính
vừa song song vừa là một công đoạn trong quá trình xác định giá trị doanh
nghiƯp. Nã cã quan hƯ mËt thiÕt vµ mang tÝnh quyết định tới kết quả xác định
giá trị doanh nghiệp. Néi dung cđa xư lý tµi chÝnh bao gåm:
- Xư lý tài sản: xử lý tài sản thừa, thiếu; tài sản thuê, mợn, nhận góp
vốn liên doanh, liên kết; tài sản không cần dùng; tài sản đợc đầu t bằng qũy
khen thởng, phúc lợi.
- Xử lý công nợ
+ Nợ phải thu của doanh nghiệp là những khoản nợ mà đối tợng nợ
nợ doanh nghiệp và đối tợng nợ phải có trách nhiệm trả lại cho doanh nghiệp
đó. Phân tích rõ nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả
năng thu hồi.
+ Nợ phải trả của một doanh nghiệp là những khoản nợ mà doanh
nghiệp đang nợ những chủ nợ và phải có trách nhiệm thanh toán cho những
chủ nợ này. Phân tích rõ các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ gốc, nợ lÃi,
nợ phải trả nhng không phải thanh toán.
Đối với việc xử lý công nợ phải tiến hành với từng đối tợng nợ và chủ
nợ, trên cơ sở đó xác định lại những khoản nợ phải thu hồi hoặc phải thanh
toán, đồng thời cũng xác định rõ những khoản nợ không có khả năng thu hồi
hoặc thanh toán để loại trừ ra khỏi bảng cân đối tài sản từ đó xác định chính
xác giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
- Xử lý các khoản dự phòng, lỗ và lÃi: bao gồm các khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá
chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài
8
chính, và các khoản lỗ, lÃi.
- Vốn đầu t dài hạn vào các doanh nghiệp khác: nh góp vốn liên
doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty và các hình thức
đầu t dài hạn khác
- Q khen th−ëng phóc lỵi: tr−êng hỵp Q khen th−ëng phúc lợi còn
d thì đợc chia cho ngời lao động có tên trong danh sách thờng xuyên của
doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hóa; trờng hợp doanh nghiệp
đà chi quá nguồn Qũy khen thởng phúc lợi đợc giảm trừ vào giá trị thực tế
của tài sản đang sử dụng cho sản xuất kinh doanh đợc đầu t bằng nguồn
Qũy khen thởng phúc lợi.
2.1.2 Mục đích, yêu cầu và yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp
2.1.2.1 Mục đích xác định giá trị doanh nghiệp
Nếu căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp thì xác định giá trị doanh
nghiệp nhằm các mục đích sau:
- Khi doanh nghiệp mới thành lập: xác định giá trị doanh nghiệp giúp
xác định giá trị của cổ phiếu bán ra (đối với các doanh nghiệp đợc phép phát
hành cổ phiếu), giúp xác định phần vốn của nhà đầu t làm cơ sở cho việc
đánh giá hoạt động đầu t sau này.
- Khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc: nhu cầu định giá là của chủ
sở hữu Nhà nớc, của lÃnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
cũng nh của ngời đầu t. Định giá trong trờng hợp này giúp cho việc định
giá cổ phiếu bán ra lần đầu, xác định giá trị phần vốn Nhà nớc tại doanh
nghiệp. Đây cũng là nội dung chính đợc nghiên cứu trong luận văn này.
- Khi doanh nghiệp niêm yết trên trên thị trờng chứng khoán: nhu cầu
định giá là của các công ty chứng khoán, của các nhà đầu t, đầu cơ, môi giới.
Định giá doanh nghiệp trong trờng hợp này giúp cho các chủ thể nói trên ra
quyết định đầu t đúng đắn và định giá cổ phiếu niêm yết lần đầu.
- Quản trị giá trị doanh nghiệp: với mục đích này thì định giá doanh
9
nghiệp để xác định mức sinh lời thực trên vốn đầu t; xác định giá trị tài sản
tại từng thời điểm của doanh nghiệp; xác lập, thực thi chiến lợc quản trị giá
trị doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị trên thị trờng chứng khoán và giá trị
kinh tế của doanh nghiệp; cung cấp công cụ quản lý, dự đoán, phản ứng đối
với doanh nghiệp.
- Khi doanh nghiệp đang hoạt động mà xuất hiện các hoạt động làm
thay đổi sở hữu doanh nghiệp nh chuyển nhợng, mua bán, sát nhập thôn
tính doanh nghiệp thì cần xác định giá trị doanh nghiệp để làm cơ sở cho sự
thoả thuận mua - bán giữa các bên tham gia.
- Khi kết thúc vòng đời của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đợc thanh
lý thì xác định giá trị doanh nghiệp giúp đa ra mức giá rao bán, giá khởi điểm
để đấu thầu; nếu doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản xác định giá trị doanh
nghiệp để giải quyết quyền lợi về tài sản cho các chủ sở hữu (cổ đông).
Nếu lấy mục đích của doanh nghiệp làm vị trí trung tâm để xem xét thì
việc xác định giá trị doanh nghiệp nhằm một trong các mục đích sau:
- Mục đích chuyển nhợng quyền sở hữu là:
+ Nhằm hỗ trợ ngời mua đặt giá chào hàng.
+ Hỗ trợ ngời bán quyết định giá bán chấp nhận đợc.
+ Thiết lập cơ sở cho sự trao đổi hàng hóa thực sự.
+ Thiết lập cơ sở cho sự công nhận hoặc hợp nhất quyền sở hữu của
nhiều doanh nghiệp.
+ Xác định giá bán dự tính.
- Mục đích tài chính và tín dụng là:
+ Nhu cầu định giá còn đợc đặt ra đối với các tổ chức tín dụng khi
các tổ chức này cấp tín dụng cho doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp đợc
coi nh giá trị tài sản thế chấp, bảo đảm.
+ Cung cấp cho nhà đầu t cơ sở pháp lý quyết định mua thế chấp DN.
10
+ Đặt ra các điều khoản cho thuê.
+ Phục vụ nhu cầu mua bảo hiểm cho doanh nghiệp: khi kí các hợp
đồng bảo hiểm thì phải xác định đợc giá trị doanh nghiệp vì đó chính là số
tiền bảo hiểm - cơ sở để xác định đợc mức phí bảo hiểm.
- Các mục đích của quản lý Nhà nớc là:
+ Giúp đánh giá chất lợng thực hiện các quy định của Nhà nớc về
tài chính kế toán.
+ Để ớc tính các giá trị định mức thuế.
+ Giúp đa ra các kế hoạch, chính sách, chiến lợc mới.
Xác định giá trị doanh nghiệp cho dù nhằm mục đích gì chăng nữa
cũng phải bảo đảm yêu cầu: giá trị doanh nghiệp xác định phải bảo đảm chính
xác với giá trị thực tế của doanh nghiệp (trong đó có xem xét tới các yếu tố thị
trờng và các mối quan hệ khác của doanh nghiệp). Từ đó, bảo đảm sự chấp
nhận của cả ngời bán và ngời mua.
2.1.2.2 Các yêu cầu khi xác định giá trị doanh nghiệp
- Tính chính xác: các tổ chức hay các chủ thể khi tiến hành định giá
doanh nghiệp phải bảo đảm tính chính xác cao nhất có thể. Điều đó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố mà một trong số đó là việc lựa chọn phơng pháp định giá
phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
- Việc định giá không quá phức tạp và không mất quá nhiều thời gian:
quy trình định giá phức tạp dễ gây nhầm lẫn, sai sót trong tính toán dẫn đến
kết quả định giá không chính xác. Mặt khác, thời gian định giá quá lâu cũng
làm cho giá trị xác định đợc không còn phù hợp với giá trị thị trờng vì các
mức giá trên thị trờng thờng thay đổi theo thời gian.
- Chi phí định giá thấp: chi phí định giá cao làm ảnh hởng đến giá trị
doanh nghiệp nên việc hạ thấp chi phí định giá là cần thiết.
2.1.2.3 Các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp là một tổng hợp của các yếu tố cấu thành nªn nã.
11
Các yếu tố này gồm rất nhiều thành phần nhng có thể phân loại nh sau:
1. Giá trị tài sản hiện có bao gồm: tài sản cố định và tài sản lu động
- Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là các t liệu lao động có giá
trị lớn, đợc sử dụng lâu dài tại doanh nghiệp, tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh. Tài sản cố định gồm có tài sản cố định hữu hình và tài sản cố
định vô hình.
+ Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật
chất nh văn phòng, nhà kho, phơng tiện vận tải...
+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái
vật chất, thể hiện một lợng giá trị đà đợc đầu t có liên quan trùc tiÕp ®Õn
nhiỊu chu kú kinh doanh cđa doanh nghiƯp nh: quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu công nghiệp, thơng hiệu hàng hóa...
Tuy nhiên, tham gia cấu thành nên giá trị doanh nghiệp để cổ phần
hóa chỉ gồm các loại tài sản cố định mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng và
đợc định giá trên cơ sở giá trị ban đầu trừ khấu hao và điều chỉnh theo giá
hiện hành.
- Tài sản lu động bao gồm vốn bằng tiền, vật t hàng hóa, các khoản
phải thu, giá trị tài sản lu động khác (các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cợc
ngắn hạn).
Tài sản lu động tham gia cấu thành nên giá trị doanh nghiệp cũng chỉ
gồm các tài sản mà doanh nghiệp đang dùng mà không tính đến các loại tài
sản lu động mà doanh nghiệp không cần dùng.
2. Giá trị quyền sử dụng đất
* Nếu doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất: thì đợc tính vào giá
trị doanh nghiệp những giá trị sau:
- Nếu là đất đang thuê thì không đợc tính giá trị quyền sử dụng đất
vào giá trị doanh nghiệp.
- Nếu đất đà đợc giao cho doanh nghiệp hoặc mua của đối tợng
12
khác nay chuyển sang thuê thì chỉ đợc tính phần giá trị làm tăng giá trị sử
dụng đất và tài sản trên đất nh: đền bù giải tỏa, san lấp mặt bàng; Là giá trị
lợi thế của quyền sử dụng đất nếu doanh nghiệp quyết định thuê đất; là giá trị
đền bù giải toả, san lấp mặt bằng.
* Nếu doanh nghiệp thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất
thì việc xác định quyền sử dụng đất để tính giá trị doanh nghiệp đợc tính nh sau:
- Đối với diện tích doanh nghiệp đang thuê: giá trị quyền sử dụng đất
tính vào giá trị doanh nghiệp theo giá do ủy ban nhân dân tỉnh quy định
nhng không tính tăng vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp mà mà hạch toán là
khoản phải nộp ngân sách Nhà nớc. Công ty cổ phần phải nộp số tiền này
cho ngân sách Nhà nớc để đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với diện tích đất doanh nghiệp đà đợc giao, đà nộp tiền sử dụng
đất cho ngân sách Nhà nớc phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo
giá do ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử
dụng đất xác định lại với giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán đợc tính vào
giá trị thực tế phần vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp.
3. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Phần giá trị này là giá trị tăng thêm do các yếu tố lợi thế tạo ra nh: vị trí
địa lý, kinh nghiệm, uy tín mặt hàng, giá trị thơng hiệu, tiềm năng phát triển.
2.1.3 Nguyên tắc và căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
Để giá trị doanh nghiệp xác định bảo đảm đợc các yêu cầu cũng nh
mục đích thực hiện thì khi xác định giá trị doanh nghiệp, chủ thể xác định
phải thực hiện theo các nguyên tắc và căn cứ nhất định. Nghị định
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 quy định các nguyên tắc và căn cứ xác
định giá trị doanh nghiệp nh sau:
2.1.3.1 Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá toàn bộ tài sản hiện có của
doanh nghiệp cổ phần hóa mà ngời mua, ngời bán cổ phần đều chấp nhận
13
đợc. Quy định này đợc hiểu là, giá trị doanh nghiệp xác định phải chính
xác, vừa không làm giảm phần vốn Nhà nớc tại doanh nghiệp vừa bảo đảm
giá bán doanh nghiệp hấp dẫn ngời mua là các cổ đông tơng lai.
2.1.3.2 Các căn cứ xác định giá trị thực tÕ doanh nghiƯp
- Sè liƯu trong sỉ s¸ch kÕ to¸n của doanh nghiệp tại thời điểm CPH.
- Giá trị thực tế tài sản tại DN theo kết quả kiểm kê, phân loại thực tế.
- Hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của
ngời mua tài sản và giá thị trờng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Giá trị quyền sử dụng đất.
- Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để bảo đảm tính trung thực và chính xác trong việc xác định
giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhất thiết phải thuê kiểm toán độc lập.
2.1.4 Đối tợng xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá
Đối tợng xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý tài chính khi cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nớc là các doanh nghiệp Nhà nớc không thuộc diện
Nhà nớc nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa bao gồm: các tổng
công ty Nhà nớc (kể cả ngân hàng thơng mại Nhà nớc và các tổ chức tài
chính Nhà nớc); công ty Nhà nớc độc lập; công ty thành viên hạch toán độc
lập của tổng công ty do Nhà nớc quyết định đầu t và thành lập; đơn vị hạch
toán phụ thuộc của công ty Nhà nớc [22].
2.1.5 Hình thức xác định giá trị doanh nghiệp
2.1.5.1 Tự tổ chức định định giá
Đối với doanh nghiệp có giá trị tài sản theo sổ kế toán dới 30 tỷ
đồng, thì doanh nghiệp tự tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thuê Tổ
chức t vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp.
14
2.1.5.2 Thuê Tổ chức định giá
- Đối với doanh nghiệp có giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ
đồng trở lên, thì phải thuê Tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp.
- Tổ chức định giá gồm các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán,
tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu t có chức năng và năng lực định giá
- Tổ chức định giá phải bảo đảm các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
+ Có chức năng định giá trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy phép đầu t.
+ Tùy theo ngành nghề kinh doanh, phải bảo đảm các điều kiện, tiêu
chuẩn của pháp luật hiện hành.
+ Không cùng sở hữu, không có quan hệ kinh tế với doanh nghhiệp
đợc định giá nh hùn vốn, góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.
+ Không trực tiếp thực hiện kiểm toán cho các DN đợc định giá.
+ Trong quá trình hoạt động không vi phạm pháp luật về nghề nghiệp.
- Hàng năm, trớc ngày 31 tháng 12, Bộ Tài chính công bố công khai
danh sách các Tổ chức định giá đủ điều kiện, tiêu chuẩn định giá doanh
nghiệp của năm sau.
- Căn cứ danh sách các Tổ chức định giá đợc công bố hàng năm, Ban
Chỉ đạo cổ phần hóa quyết định lựa chọn Tổ chức định giá và chịu trách
nhiệm về việc lựa chọn của mình.
- Căn cứ quyết định lựa chọn của ban chỉ đạo, giám đốc doanh nghiệp
ký hợp thuê Tổ chức định giá, trong đó phải cam kết cụ thể các nội dung sau:
+ Phơng pháp định giá.
+ Thời gian hoàn thành, tối đa không quá 60 ngày đối với cổ phần hóa
toàn bộ tổng công ty và không quá 30 ngày với các trờng hợp còn lại.
+ Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các công việc có
liên quan đến việc định giá nh: kiểm kê, phân loại tài sản, xử lý tài chính, lËp
15
phơng án sản xuất kinh doanh, cung cấp tài liệu có liên quan và chịu trách
nhiệm về số liệu và tài liệu cung cấp.
+ Trách nhiệm của Tổ chức định giá trong việc thực hiện đúng các quy
định về định giá, hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồng đà ký và kết quả
định giá theo quy định của pháp luật.
+ Việc thanh toán chi phí định giá đợc thực hiện sau khi có quyết
định công bố giá trị doanh nghiệp.
- Trong quá trình thực hiện phơng án cổ phần hóa, Tổ chức định giá
có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp để giải trình các nội dung có liên
quan đến việc định giá.
2.1.5.3 Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp
- Tổ chức định giá doanh nghiệp cùng với doanh nghiệp lập hồ sơ xác
định giá trị doanh nghiệp, bao gồm:
+ Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp tại
thời điểm định giá.
+ Báo cáo kết quả kiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
+ Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Bản sao chi tiết những vấn đề vớng mắc đề nghị đợc xử lý khi xác
định giá trị doanh nghiệp.
+ Các tài liệu cần thiết khác.
- Ban chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm thẩm tra kết quả định giá,
báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính.
2.1.6 Phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phơng pháp định giá đợc áp
dụng. Dựa trên những cơ sở khác nhau mà ngời ta đa ra những phơng pháp
khác nhau. Căn cứ vào đó, các phơng pháp định giá có thể đợc chia thành 2
nhóm: nhóm phơng pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở lợi nhuận và
16
nhóm phơng pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở thị trờng.
2.1.6.1 Nhóm phơng pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở lợi nhuận
Nhóm phơng pháp định giá này dựa trên quan điểm cho rằng giá trị
doanh nghiệp không đơn thuần là tổng số học giá trị các tài sản hiện có của
doanh nghiệp mà nó là tổng hợp các giá trị kinh tế đợc đo bằng khả năng sinh
lời của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng đối với doanh
nghiệp cũng nh với các nhà đầu t. Do đó, điều mà các nhà đầu t mong đợi là
khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tơng lai. Nhóm phơng pháp này
gồm 3 phơng pháp: Phơng pháp dòng tiền chiết khấu (DCF); Phơng pháp
chiết khấu luồng cổ tức; Phơng pháp hệ số giá trên lợi nhuận.
Phơng pháp chiết khấu luồng tiền (Discounted Cash Flow - DCF)
ã Nội dung: DCF là phơng pháp mà giá trị doanh nghiệp đợc xác định
bằng cách hiện tại hoá các luồng tiền doanh nghiệp dự kiến thu đợc trong tơng
lai theo mét tû lƯ chiÕt khÊu t−¬ng øng víi møc độ rủi ro của doanh nghiệp.
ã Quy trình thực hiện:
Bớc 1: Phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ
Trong bớc này, chúng ta phải tính đợc luồng tiền tự do của doanh
nghiệp của các năm trong quá khứ để từ đó dự đoán luồng tiền tự do trong
tơng lai với những điều kiện nhất định của doanh nghiƯp. Lng tiỊn tù do
(Free Cash Flow - FCF) khác với luồng tiền (Cash Flow - CF) vì CF chỉ phản
ánh luồng tiền vào, ra của doanh nghiệp còn FCF phản ánh khả năng doanh
nghiệp sẵn có để trả cho các nhà đầu t và chủ nợ sau khi các nhu cầu kinh
doanh đà đợc thoả mÃn. Luồng tiền tù do cđa doanh nghiƯp (Free Cash Flow
to the Firm - FCFF) là luồng tiền hoạt động thực tế của doanh nghiệp. FCFF là
tổng các luồng tiền sau thuế doanh nghiệp tạo ra sẵn sàng cho tất cả những nhà
đầu t vào doanh nghiệp bao gồm cả các chủ nợ, các cổ đông, cổ đông u đÃi.
Cách tính FCFF :
FCFF = FCFE + LÃi vay(1-T) + Thanh toán nợ - Phát hành nợ mới + Cổ tức u đÃi
17