Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHƯƠNG I_ BÀI TẬP LUẬT NGÂN HÀNG ĐH LUẬT TP.HCM K38

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.72 KB, 5 trang )

Nhóm 4 – QT38A.2

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

CÂU NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền.

Sai. Hoạt động ngân hàng sơ khai xuất hiện khi hội đủ các yếu tố (các tiền đề) sau:
• Có sự phân công lao động trong xã hội và cải tiến phương thức sản xuất và công cụ lao
động, khi đó của cải trong xã hội làm ra có dư thừa và tích lũy, song tích lũy không dưới hình
thức hiện vật mà dưới dạng tiền tệ.
• Sự xuất hiện của tiền tệ. Khi đó tiền tệ đóng vai trò là công cụ trung gian trao đổi trong
nên kinh tế và là công cụ tích lũy của cải dư thừa để dành. Xuất hiện một nhóm người chuyên
nhận giữ hộ tiền dư thừa của dân chúng.
• Nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ vào mục đích tiêu dùng, đầu tư. Xuất hiện một nhóm người
cần tiền, phải đi vay, mượn để đầu tư, tiêu dùng.
Như vậy, tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là cả 4 yếu tố trên.
2. Hệ thống ngân hàng hai cấp là hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng vừa phát hành
tiền vừa thực hiện hoạt động kinh doanh.
Sai. Hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian,
trong đó:
Ngân hàng trung ương: theo khoản 8 Điều 4 Luật ngân hàng nhà nước Nhà nước Việt Nam
2010 thì ngân hàng duy nhất được quyền phát hành tiền.
Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: thực hiện các hoạt động ngân hàng
như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (khoản 1 Điều 6
Luật NHNN Việt Nam 2010).
Do đó, không phải trong hệ thống ngân hàng hai cấp, các ngân hàng vừa phát hành tiền vừa
thực hiện hoạt động kinh doanh mà chỉ có ngân hàng trung ương mới có quyền phát hành tiền.
3. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.


Đúng. Bởi xuất phát từ đồi tượng đặc thù của hoạt động kinh doanh chính là tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng; hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro về tỉ giá, tính thanh khoản của tài sản
bảo đảm; hoạt động quan trọng của nền kinh tế . Những điều kiện của hoạt động ngân hàng được
liệt kê tại điều 20 Luật Tổ chức tín dụng. Theo pháp luật Việt Nam, Nghị định 59/2006/NĐ-CP
quy định kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng thuộc nhóm lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh có điều kiện.
4. NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.

1


Nhóm 4 – QT38A.2

Sai. NHNNVN không được kinh doanh tiền tệ, đây là chức năng của các TCTD. Căn cứ tại
khoản 3, điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có thể thấy, NHNN làm 2 chức năng
chính: thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ; thứ hai, chức năng ngân hàng trung
ương. Kinh doanh tiền tệ là hoạt động ngân hàng. Theo điều 2 Luật các tổ chức tín dụng, trong
các chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng không có NHNNVN. Vì vậy, NHNNVN không được
phép kinh doanh tiền tệ.
5. Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.
Sai. Nguồn của luật ngân hàng bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận. Như vậy, không chỉ có một loại nguồn là do nhà nước ban hành mà còn có
thể được nhà nước thừa nhận nên nhận định là sai.
6. Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật

khác.
Đúng.
Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể chia làm các nhóm:
+ Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân
hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của pháp luật

ngân hàng;
+ Các quan hệ xã hội pahts sinh trong quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng: chịu sự
điều chỉnh của pháp luật ngân hàng;
+ Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản trị, điều hành của NHNNVN,
thủ tục, trình tự thành lập, hoạt động, giải thể, cơ cấu tổ chức, điều hành, quản trị của các tổ chức
tín dụng, chi nhánh, văn phòng đại diện của TCTD: các quan hệ này không chỉ chịu sự điều
chỉnh của pháp luật ngân hàng mà còn có cả những quy phạm của các ngành luật khác, đặc biệt
là luật kinh doanh, luật phá sản,..
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các
ngành luật khác.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Tình huống 1

Không phải hoạt động ngân hàng. CSPL: khoản 12, điều 4, Luật TCTD
Việc cho 2 cá nhân VN vay không thỏa mãn điều kiện: là hoạt động kinh doanh, cung ứng
thường xuyên; chủ thể không phải là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của hoạt động ngân hàng
nước ngoài

2


Nhóm 4 – QT38A.2

[Căn cứ theo khoản 12 điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng thì hoạt động ngân hàng là việc
kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền
gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Hoạt động của A là muốn
thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, A cho anh B và chị C vay, thay mặt mình quản lý
vốn và đứng tên trên GCNĐKDN, xét về mặt chủ thể, hoạt động ngân hàng phải có chủ
thể là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của hoạt động ngân hàng nước ngoài. Ta thấy rằng
A, B và C không phải là chủ thể của hoạt động ngân hàng. Xét về đối tượng kinh doanh,

doanh nghiệp mà A muốn thành lập không kinh doanh tiền tệ hay dịch vụ ngân hàng, hôn
nữa doanh nghiệp mà A muốn thành lập cũng không đăng kí kinh doanh lĩnh vực ngân
hàng.]

2. Tình huống 2

Không phải hoạt động ngân hàng.
• Về chủ thể:
Chủ thể trong quan hệ xã hội này là giữa công ty TNHH D và tổ chức, cá nhân khác. Trong
quan hệ xã hội này không có sự tham gia của các chủ thể của hoạt động ngân hàng (tổ chức tín
dụng, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài).
• Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Công ty TNHH D hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động nhận tiền và cho
vay kiếm lời là các hoạt động khác của công ty. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có
điều kiện. Vì vậy, tổ chức hoạt động ngân hàng phải đăng ký kinh doanh. Công ty TNHH D
không đăng ký kinh doanh lĩnh vực ngân hàng.
Từ các phân tích trên, hoạt động giữ tiền, cho vay kiếm lời của công ty TNHH D không
phải là hoạt động ngân hàng.
3. Tình huống 3

Là hoạt động ngân hàng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng là tổ chức tín dụng, tổ
chức tín dụng sẽ được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng nhằm hướng tới lợi
nhuận.
Ở đây, ngân hàng TMCP A thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho Công ty TNHH D, hoạt
động này được xem là một trong những hoạt động của ngân hàng. Vấn đè về lãi suất của ngân
hàng TMCP A đối với công ty TNHH D cũng được xem là một hành vi nhằm hướng tới lợi
nhuận.
Do đó, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng TMCP A là hoạt động ngân hàng.
4. Tình huống 4

3


Nhóm 4 – QT38A.2

Căn cứ vào mong muốn của Công ty A là cung cấp dịch vụ thanh toán tiêu dùng ưu việt
bằng cách mở tài khoản và cấp thẻ thanh toán cho nhân viên thì đây là hoạt động ngân hàng, mà
cụ thể là hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản theo điểm c khoản 12 Điều 4 Luật
TCTD 2010. Như vậy, theo mong muốn của Công ty A, công ty A phải thành lập một tổ chức tín
dụng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật TCTD 2010 thì “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực
hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi môn và quỹ tín dụng nhân dân”.
Vì công ty A không mong muốn thành lập ngân hàng ở Việt Nam và không có ý định tham
gia toàn bộ hoạt động như một ngân hàng tại Việt Nam, phương án cho công ty A là thành lập tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật TCTD 2010 thì tổ chức tín dụng phi ngân
hàng không áp dụng cho các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh
toán qua tài khoản của khách hàng.
Như vậy, điều kiện của công ty A không phù hợp với quy định của pháp luật về việc thành
lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Phương án cho công ty A trong trường hợp này là có thể chuyển từ hoạt động cung ứng
các dịch vụ thanh toán sang hoạt động cấp tín dụng theo khoản 14 Điều 4. Theo đó, công ty A sẽ
cho nhân viên vay tiền.
Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật TCTD 2010 thì bên cho vay giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Theo đó, công ty vừa đáp ứng điều kiện để thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, vừa
hưởng được lãi suất.
5. Tình huống 5

Nếu là luật sư tư vấn cho Công ty A, nhóm sẽ tư vấn cho công ty là không được xây dựng
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng để cung cấp thông tin liên quan của khách hàng về người
đại diện theo pháp luật, giám đốc, người bảo lãnh doanh nghiệp... vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, ngân hàng TNHH B là hiện diện thương mại tại Việt Nam (có 100% vốn nước
ngoài), trụ sở tại TP.HCM là một pháp nhân độc lập so với công ty A. Công ty B thành lập tại
Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, trong khi đó công ty A thành lập tại
Nhật Bản nên chịu sự điều chỉnh của pháp luật Nhật Bản. Do đó, công ty B hoàn toàn độc lập với
công ty A, không phụ thuộc vào công ty A.
4


Nhóm 4 – QT38A.2

Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì các
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên
quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp
thuận của khách hàng. Trong trường hợp của công ty thì không thuộc vào ngoại lệ tại
khoản 3, điều 14 nên việc xây dựng hệ thống CRM là không khả thi theo quy định của
pháp luật Việt Nam.

5



×