Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận môn an toàn lao động ngành may mặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.03 KB, 14 trang )

Trường ĐH Thủ Dầu Một
Khoa Tài Nguyên Môi Trường

Tiểu luận môn học
Môn: AN

TOÀN LAO ĐỘNG

Chủ đề:

AN TOÀN LAO ĐỘNG
NGÀNH MAY MẶC

<Bình Dương, , 10/11/2015 >


Chương 1: giới thiệu
Con người là tài sản quý giá nhất trên đời. Trong qua trình lao động tạo ra của cãi
vật chất cho xã hội, con người thường xuyên phải tiếp xúc với máy móc, thiết bị,
môi trường, và các điều kiện làm viêc nguy hiểm khác... Những điều kiện làm viêc
đó tiềm ẩn yếu tô nguy hại làm ảnh hướng một phần hay ảnh hương nghiêm trọng
tới sưc khỏe con người
Ngày nay an toàn lao động đang là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hôi quan
tâm về vì mức độ ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng con người rất lớn. Đặc biệt
trong các nghành công nghiệp về sản xuất, an toàn lao đông được đặt lên hàng đầu
Vì thế trang bị những kiến thức về bảo hộ lao động là bảo vệ sức khỏe cho mọi
người, giảm tổn thất cho gia đình và xã hội. Bảo hộ lao động mang tính chất nhân
đạo.


Chương 2: nội dung


I. Giới thiệu sơ lược về ngành công nghiệp may
II. Thực trạng an toàn vệ sinh lao động ngành may
III. An toàn lao động trong sản xuất ngành may
1. Nguyên tắc thiết kế nơi làm việc hiêu quả an toàn
2. Yêu cầu về công tác an toàn và vệ sinh lao động đối với các công ty, xí nghiệp
trong ngành may
a) An toàn lao động đối với người lao động
b) Vệ sinh lao động trong ngành sản xuất:
c) An toàn điện:
*Qui định về an toàn khi sữa điện trên cao trong ngành may
.
* An toàn trong quản lý hóa chất:
*Qui định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp may
3. Một số nội dung thực hiện cải thiện hoạt động ngành may:
a.Sắp xếp và vận chuyển nguyên vật liệu một cách có hiệu quả
b. Sử dụng và bảo dưỡng máy an toàn, kiểm soát môi trường hiệu quả
c. Thiết kế và sử dụng nhà xưởng phù hợp cho sản xuất
d. Một số qui tắc an toàn khi sử dụng thiết bị chuyên dụng


I. Giới thiệu sơ lược về ngành công nghiệp may
Ở Việt Nam quá trình phát triển trong ngành may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến
nay,ngành công nghiệp này phát triển qua 4 giai đoạn:
• 1954-1975:Đây là giai đoạn đầu tiên được coi như tiền đề của ngành may. Các
sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc: quần, áo,
cờ…đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu trong dân chưa nhiều.
• 1976-1990: Thời kì xây dựng hòa bình và hợp tác toàn diện với các nước xã hội
chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất.
Nhìn chung thời kì này là 1 bước đệm để ngành may xâm nhập sâu vào đời sống
• 1991-1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh doanh theo

cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may bắt đầu hội nhập
nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã bắt đầu
xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật… Các sản phẩm bắt đầu
khẳng định vị thế của mình trên các thị trường lớn
• 1999 đến nay: Qúa trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc tế,
Chúng ta tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt
tháng 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO. Thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng
với Việt Nam. Đồng thời nước ta cũng hợp tác mở để thu hút các doanh nghiệp
nước ngoài vào đầu tư. Từ đó có nhiều cơ hội phát triển.
Ngành may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là 1 trong những ngành chủ lực của
Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật đội ngũ có tay nghề chiếm tỉ lệ
ngày càng lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước , ngành dệt may đã thu được
nhiều kết quả đáng kích lệ,vừa tạo ra giá trị hàng hoá vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu


II. Thực trạng an toàn vệ sinh lao động ngành
may
Ngày nay an toàn lao động là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm vì mức độ ảnh
hưởng đến tài sản và sức khỏe con người rất lớn Đặc biệt trong ngành công nghiệp và sản
xuất, an toàn lao động được đặt lên hàng đầu.
• Các tai nạn thường gặp trong ngành may :
- Cắt phải các ngón tay khi thao tác trong phòng cắt
- Kim đâm vào tay khi may
- Bỏng trong khi ủi
Ngoài ra còn tiềm ẩn các nguy cơ khác như: các đai chuyền hay bàn đạp máy không có
bộ phận bảo vệ, bảng hoặc nút điều khiển máy móc không được sử dụng, các bộ phận
máy gây bỏng, hơi nước bị ô nhiễm,can đựng hóa chất không có nắp đậy,dây điện bị hở,




III. An toàn lao động trong sản xuất ngành may
1. Nguyên tắc thiết kế nơi làm việc hiêu quả an toàn
 Chiều cao nhà xưởng xác định tùy tính chất công việc nhưng không nhỏ hơn 3,2 m
 Phải đảm bảo đủ không khí cho công nhân trong phân xưởng
 Để các dụng cụ thiết bị trong tầm với “những gì hay dùng thì phải được đặt ở chỗ
thuận tiện”



Thay dổi tư thế làm việc hiệu quả hơn để hạn chê tác hại nghề nghiệp




Sử dụng đồ gá và một số dụng cụ khác để tiết kiệm thời gian và công sức



Đảm bảo trọng lượng, kích thước, hình dáng của công cụ sản xuất phải phù hợp với
người lao động




Cải tiến các thiết bị chỉ dẫn và nút điều khiển để tránh gây nhầm lẫn

2. Yêu cầu về công tác an toàn và vệ sinh lao động đối với các công ty, xí nghiệp
trong ngành may
A) An toàn lao động đối với người lao động: toàn bộ cán bộ, công nhân viên đều đc

trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với từng nhiệm vụ. Trong khi
làm việc,cán bộ công nhân viên phải sử dụng đúng đầy đủ các phương tiện bảo hộ được
cấp phát để đảm bảo an toàn cho người lao động. Đặc biệt là khi sữa chữa thiết bị có
điện, nếu trong quá trình làm việc nếu có gì sai xót mà không sử dụng đầy đủ thiết bị bảo
hộ lao động thì hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó mọi người cần phải tuân thủ mọi quy
định mà công ty đưa ra. Trong quá trình lao động cán bộ công nhân viên phải:
 Không được vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luyện phương pháp vận hành
 Tuyệt đối tuân thủ các thao tác kĩ thuật, quá trình công nghệ cách thức vận hành
 Nghiêm cấm việc thay đổi thiết bị, thay đổi thao tác vận hành hoặc quá trình công
nghệ vì rất nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra
 Nghiêm cấm việc tự ý tháo gỡ các phương tiện che chắn của các loại máy
 Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng, tháo gỡ, đóng mở các thiết bị điện nếu không thuộc


phạm vi trách nhiệm của mình
 Trong khi máy đang hoạt động nếu thấy có điều gì bất thường cần phải báo ngay cho
người quản lý để đảm bảo an toàn
 Nếu trong quá trình làm việc mà bị bệnh thì xin phép người quản lý để đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị
 Mọi tủ điện, cầu dao điện...phải có kí hiệu chỉ dẩn. Cầu dao tổng phải có biển báo
nguy hiểm.
 Máy móc thiết bị phải bảo dưỡng định kì, hệ thống điện phãi thường xuyên theo dõi,
kiểm tra các đường dây dẫn mối nối cầu dao đề phòng tai nạn gây ra
 Khi lấy hàng hóa phãi sừ dụng máy nâng, không được leo trèo.
 Nghiêm cấm việc ném hàng hóa từ trên cao xuống
B) Vệ sinh lao động trong ngành sản xuất:
. Toàn bộ cán bộ công nhân viên phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao
động trong quá trình làm việc
. Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị làm việc,chỗ
lao động phải gọn gàng ngăn nắp.

. Nghiêm cấm làm rơi vãi dầu, hóa chất xuống mặt sàn
. Cán bộ công nhân viên phãi đeo khẩu trang khi làm việc
. Phãi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
C) An toàn điện:
. Thiết kế dây chuyền phãi đảm bảo không
. Công nhân đi giày dép cao su để đảm bảo cách điện
.Nối đất với các thiết bị có vỏ kim loại
. Bảo trì thường xuyên các thiết bị sử dụng điện
. Thay thế các thiết bị sử dụng điện hư hỏng
*Qui định về an toàn khi sữa điện trên cao trong ngành may
. Phãi đeo dây an toàn, kiểm tra cột điện
. Cắt điện đầu nguồn
. Đóng cột nối lưu trước khi nối vào dây dẫn
. Không đi chân không hoặc dép không quai hậu
. Phãi sử dụng thiết bị an toàn được cấp phát
* An toàn trong quản lý hóa chất:
. Tất cả các hóa chất khi sử dụng phải thể hiện rõ nguồn gốc, thành phần.
. Niêm yết thông tin an toàn tại xí nghiệp và bộ phận kho chứa hóa chất
. Tất cả các hóa chất đều phải đảm bảo chứa đựng trong các dụng cụ theo
đúng quy định,có nắp đậy, không nứt vỡ, dụng cụ giữ hóa chất luôn được giữ đúng nơi
quy định và được
. Khi sang chiết hóa chất người công nhân phải có đầy đủ các thiết bị bảo hộ
lao động và phãi thực hiện đúng những thao tác những qui định được hướng dẫn.
An toàn phòng chống cháy nổ
*Qui định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp may :để đảm bảo an toàn tính
mạng, tài sản của mọi người và trật tự an toàn trong cơ quan, quy định việc phòng cháy
chữa cháy như sau
. Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ công nhân viên kể cà
khách hàng đến lien hệ công tác



. Mọi người phải nâng cao cảnh giác đề phòng khả năng gây ra cháy nổ. Tuyệt
đối chấp hành mọi quy định về phòng cháy như : cấm hút thuốc,...trong kho và những nơi
cấm lửa. Sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả
. Cấm câu, nối sử dụng thiết bị điện tùy tiện. Hết giờ làm phãi kiểm tra tắt
quạt, đèn,.. trước khi ra về.
. Trước và sau khi làm việc cần kiểm tra lại máy móc, nếu không an toàn phãi
báo ngay cho lãnh đạo hay người có chức trách được biết
. Xếp hàng hóa trong kho phải gọn gang, có khoảng ngăn, xa máy móc thiết
bị để tiện việc kiểm tra hàng hóa và cứu chữa khi cần thiết
. Khi xuất nhập hàng xe không được nổ máy trong kho,nơi sản xuất
. Không được để các chướng ngại vật trên cao nơi ra vào
. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phãi để nơi dễ thấy, dễ lấy, không ai được
lấy sử dụng vào việc khác. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải được trang bị và kiểm
tra chất lượng thường xuyên . Bảo quản tốt và luôn trong tư thế sẵn sàng chữa cháy
. Khi có sự cố xảy ra: người thấy đầu tiên phải hô to báo cho mọi người biết
va nhanh chóng sử dụng các phương tiện sẵn có để dập lửa
. Ai thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức
độ vi pham mà xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật.
3. Một số nội dung thực hiện cải thiện hoạt động ngành may:
a.Sắp xếp và vận chuyển nguyên vật liệu một cách có hiệu quả
-Tránh để nguyên vật liệu trên sàn nhà dẫn đến thiếu diện tích sản xuất gây
bẫn thiểu và bụi .

- Sắp xếp không gian hợp lý bằng việc sử dụng nhiều tầng


- Quy định chỗ để riêng cho các dụng cụ và vật liệu sản xuất
- Những vật dụng hay sử dụng để gần nơi làm việc
- Trang bị đồ chứa cho các sản phẩm đầu vào và đầu ra


- Sử dụng các thùng chứa di động


- Không nâng nhấc hàng cao hơn mức cần thiết
- Vận cuyển và thực hiện các thao tác đúng độ cao làm việc
b. Sử dụng và bảo dưỡng máy an toàn, kiểm soát môi trường hiệu quả
- Luôn kiểm tra máy cẩn thận. Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kì
tránh gây rủi ro trong sản xuất.
- Bảo dưỡng máy đúng cách
- Hướng dẫn công nhân sử dụng máy an toàn
- Trang bị các đồ dùng bảo vệ hoặc thiết bị các khung che chắn, các bộ phận
gây nguy hiểm để cách ly với chúng
- Hướng dẫn công nhân sữa chữa các máy móc thiết bị thông thường
- Lau chùi máy móc thiết bị thường xuyên đúng cách
- Lắp hệ thống thông gió tại chỗ một cách có hiệu quả
c. Thiết kế và sử dụng nhà xưởng phù hợp cho sản xuất
. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
. Tránh ánh sáng chói
. Chọn vị trí chiếu sáng và lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp
. Tránh sấp bóng
. Chiếu sang từng vị trí hoặc theo yêu cầu công việc
. Trồng cây xanh quanh khu vực nhà xưởng để cho nhà xưởng luôn xanh mát
và tạo bóng râm tự nhiên , tránh cho tường nhà bị bức xạ ánh sáng mặt trời và hấp thụ
nhiệt.
. Thiết kế nhà xưởng phải tận dụng tối đa tình trạng thông gió tự nhiên
. Tăng cường tính thích ứng và linh hoạt trong thiết kế nhà xưởng: phòng
chống hỏa hoạn, có lối thoát hiểm cho khu vực làm việc



. Qui hoạch thiết kế mặt bằng phân xưởng tạo điều kiện cho lối vận chuyển hàng hóa
được thông thoáng
. Xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp cho công nhân
d. Một số qui tắc an toàn khi sử dụng thiết bị chuyên dụng
An toàn lao động đối với máy cắt vòng
Điều 1:Cấm tất cả cán bộ công nhân viên sử dụng máy khi không có nhiệm
vụ, chưa học các quy tắc an toàn của máy
Điều 2: Trước khi cho máy chạy, công nhân đứng máy phỉ kiểm tra :
. Hộp bảo hiểm dao cắt
. Sức căng của dao
. Vị trí bản gá đá mài dao
. Khoảng cách dao và mặt nguyệt
Điều 3: Công nhân đứng máy cắt vòng cần lưu ý những điểm sau:
. Không được cắt quá số lớp qui định
. Không được cắt những vật cứng
. Khi cắt keo phải thường xuyên ngưng máy để lau nhựa keo bám vào dao
. Khi mài dao phải cho máy chạy không tải ( không được vừa cắt nguyên liệu
vừa mài )
. Trong quá trình cắt không để tay quá sát , phải dùng ống nhựa che để gặt
nguyên liệu gần phần lưỡi dao.
. Khi có sự cố phải tắt máy, chờ cho máy và dao ngừng hẳn mới sửa chữa
An toàn lao động đối với máy dập nút
Điều 1:Cấm tất cả cán bộ công nhân viên sử dụng máy dập nút khi không
được phân công
Điều 2: Những cán bộ công nhân viên và hướng dẫn qui trình, qui phạm máy
dập nút khi được phân công sử dụng máy phải tuân thủ 1 số qui định sau:
. Phải kiểm tra máy, dây curoa, công tắc điện.
. Kiểm tra khóa an toàn, nắp bảo hiểm
Điều 3: Khi lắp khuôn cối vào máy phải đảm bảo bộ đồng tâm giữa khuôn
trên và dưới

Điều 4: trong khi sử dụng tuyệt đối không được mở khóa an toàn và mở nắp
đậy của máy, không được vận hành máy khi đang nói chuyện
Điều 5: Khi có sự cố, người sử dụng phải cắt cầu dao điện và phải báo ngay
thợ may để sửa chữa và xử lý kịp thời.
An toàn lao động đối với máy may – máy thừa khuy- đính nút – vắt sổ
Điều 1: Cấm tất cả cán bộ công nhân viên khi không có nhiệm vụ, chưa được
học các qui tắc an toàn của máy
Điều 2: Trước khi sản xuất công nhân phải cho mô tơ chạy không tải 1 phút
( khi bấm nút ON không để chân lên bàn đạp máy) và phát hiện hiện tượng không bình
thường của mô tơ như tiếng kêu lạ, mùi khét hoặc khói trong mô tơ. Vệ sinh bụi bám trên
máy. Nếu phát hiện có sự cố nhanh chóng cắt điện ( bấm nút OFF) và báo cho bộ phận cơ
điện biết để sữa chữa.
Điều 3 : Nghiêm cấm mọi điều chỉnh, sửa chữa máy ngoài nội dung qui định,


giữ nguyên hiện trường và báo cho lãnh đạo phân xưởng khi có sự cố xảy ra. Không được
đưa tay vào đường di chuyển máy.
Điều 4: Công nhân sử dụng máy phải cắt điện vào mô tơ ( bấm nút OFF) khi:
. Máy có sự cố ( tiếng kêu lạ, mô tơ có mùi khét,..)
. Nghĩ việc giữa ca
. Điện lưới bị mất đột xuất
Điều 5: Vệ sinh sạch sẽ máy trong và ngoài trước khi hạ ca

Chương 3: kết luận
Ngành công nghiệp sản xuất nói chung, hay nền công nghiệp may mặc nói riêng đang rất
phát triến và trở thành một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Kéo theo sự phát
triển đó, tai nạn lao động ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kĩ
thuật, điều kiện vệ sinh môi trường không đam bảo đòi hỏi phải tăng cường bảo hộ lao
động trong sản xuất, bảo hộ lao đông chính là bảo hộ sức khỏe, tính mạng người lao
động, đem đến cho mọi người niềm vui, sự hạnh phúc, thể hiện tính chất nhân đạo. Muốn

tình hình an toàn vệ sinh lao động phát triển theo hướng khả quan trước hết cần có sự vào
cuộc của các cơ quan ban ngành, các cấp quản lý, tăng cường hoạt động giáo dục, hướng
dẫn người lao động về các biện pháp, kĩ thuật giữ gìn sự an toàn. Công tác bảo hộ lao
động không chỉ riêng của cán bộ quản lý mà còn là trách nhiệm chung của người lao
động và toàn xã hội. trong đó người lao động đóng vai trò quan trọng nhất..



×