Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu về CMS, triển khai thử một open source CMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 24 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

==================

BÁO CÁO
MÔN: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Đề tài:
Tìm hiểu về CMS, triển khai thử một open source CMS
Sinh viên thực hiện: Hứa Viết Công
Đinh Văn Duy
Nguyễn Văn Dĩnh
Hoàng Hữu Cương
Lớp:

AT9A

Hà Nội, 08-2015

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..

2


MỤC LỤC
PHẦN 1: TÌM HIỂU HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG CMS…………………........4
I.

II.

Tổng quan về hệ quản trị nội dung CMS…………………………......4
1. Hệ quản trị nội dung CMS là gì?.....................................................4
2. Các tính năng cơ bản của một CMS…………………………........4
3. Phân loại hệ quản trị nội dung……………………………….....…4
4. Các Web CMS phổ biến ở Việt Nam…………………………......5
5. So sánh web tĩnh với web CMS......................................................6
Giới thiệu về Joomla CMS……………………………………….......7
1. Khái niệm………………………………………………………....7
2. Lịch sử phát triển của Joomla………………………………….....7
3. Kiến trúc Joomla……………………………………………….....7

4. Các khái niệm cơ bản của Joomla…………………………….......8

PHẦN 2: ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG JOOMLA VÀO XÂY
DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ……………………………......10
I.
II.

III.

Tổng quan về website thương mại điện tử……………………….....10
1. Yêu cầu về chức năng của website…………………………….....10
2. Kiến trúc tổng thể website………………………………………..10
Cài đặt Joomla, tích hợp các module cần thiết………………….......10
1. Chuẩn bị………………………………………………………….10
2. Tiến hành cài
đặt………………………………………………......................….11
Phân tích chức năng, hiện thực website…………………………….18
1. Chức năng website........................................................................18
2. Hiện thực website thương mại điện tử..........................................18

PHẦN 3: TỔNG KẾT.........................................................................................23

3


PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG CMS
I.

Tổng quan về hệ quản trị nội dung CMS
1. Hệ quản trị nội dung CMS là gì?

Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản trị nội dung
hay CMS (Content Management System) là phần mềm để tổ chức
và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một
hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất.
2. Các tính năng cơ bản của một CMS
- Nhập và tạo tài liệu bao gồm cả tài liệu đa phương tiện.
- Nhận dạng những người sử dụng chính và chức năng quản lý nội
dung của họ.
- Bổ nhiệm vai trò và trách nhiệm đối với những mục nội dung khác
nhau.
- Định nghĩa các nhiệm vụ cho dòng công việc về nội dung, thường
đi kèm với việc gửi tin nhắn đến cho người quản lý nội dung để
chúng ta được thông báo kịp thời về bất kỳ sự thay đổi nào trong
nội dung.
- Khả năng theo dõi và quản lý nhiều phiên bản của một nội dung.
- Khả năng xuất bản nội dung tới kho chứa thông tin để từ đó thông
tin có thể được truy cập.
- Một số hệ thống quản lý nội dung cho phép một vài tính chất
nguyên bản của nội dung được tách ra ở một mức độ nào đó so với
thiết kế sẵn. Ví dụ, CMS có thể tự động mặc định màu sắc, fonts
chữ, cách bố trí.
3. Phân loại hệ quản trị nội dung
Các hệ quản trị nội dung được phân loại theo chức năng chính của
nó. Sau đây là các hệ quản trị nội dung được sử dụng rộng rãi:
- W-CMS (Web CMS): Hỗ trợ quản lý nội dung website.
- E-CMS (Enterprise CMS): Hỗ trợ tất cả các khía cạnh của quá
trình xuất bản nội dung bao gồm website, in ấn và các đầu ra
thay thế.
- T-CMS (Transactional CMS): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch
thương mại điện tử.

- P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn
phẩm trực tuyến như sổ tay, sách, trợ giúp, tham khảo,..

4


4.

a.

b.

c.

d.

- L-CMS/LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ quản lý đào tạo dựa
trên nền Web.
- BCMS (Billing CMS): Hỗ trợ quản lý thu chi dựa trên nền
Web.
Trong số những CMS thì phổ biến nhất là Web CMS, có nhiều
loại Web CMS khác nhau phục vụ làm những website khác
nhau.
Đặc điểm chính của Web CMS:
- Đơn giản hóa việc xuất bản nội dung đến các trang web và các
thiết bị di động.
- Là công cụ hữu hiệu để xây dựng một website mạnh, tối ưu
nhiều phương tiện, hỗ trợ hình thức trình bày đẹp mắt(giao
diện).
- Dễ dàng xây dựng website mà không nhất thiết phải là một lập

trình viên, hay có trình độ chuyên sâu về HTML, CSS, thiết kế
đồ họa.
Các Web CMS phổ biến ở Việt Nam
Loại chuyên về quản trị nội dung, cổng thông tin (CMS Portals)
- Drupal
- Joomla
- CMS Made Simple
- Nuke Viet
- MODx
- Mambo
- PHP Nuke
Loại chuyên về diễn đàn (CMS Forum)
- MyBB
- phpBB
- SMF
- PunBB
Loại chuyên về Blog
- WordPress
- Textpattern
- Life Type
- FlatPress
Loại chuyên về thương mại điện tử (eCommerce)
- Magento
- Zen Cart
- Open Cart
- osCommerce
- PrestaShop
- Freeway
5



- Tomato Cart
e. Loại chuyên về đào tạo trực tuyến (Learning course Management
System)
- Moodle
- Atulor
- eFront
- Dokeos
- Docebo
- DrupalEd
Web tĩnh

Web CMS

Tạo các trang web mới mất nhiều thời
Dễ dàng xây dựng các website ban gian,người dùng phải thiết lập các cơ sở dữ
đầu
liệu, tạo các giao diện trước khi xây dựng
website.
Nội dung tĩnh, người dùng cần có
Nội dung linh động, có thể thay đổi nội dung
kiến thức chuyên môn để thay đổi
mà không cần tới kiến thức chuyên môn
nội dung.
Thêm các tính năng mới khó khăn

Hầu hết các CMS đều có những thành phần
mở rộng và được cài vào website dễ dàng.

- ILIAS

5. So sánh Web tĩnh với web CMS

6


II.

Giới thiệu về Joomla CMS
1. Khái niệm
Joomla CMS là một web CMS thường được gọi là hệ thống quản
trị nội dung mã nguồn mở Joomla, bởi Joomla là một phần mềm
mã nguồn mở có chức năng là một web CMS.
Joomla được lập trình bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ
liệu MySQL.
Hiện nay, Joomla là một trong những web CMS mạnh mẽ và phổ
biến nhất, được sử dụng rộng khắp trên thế giới.
2. Lịch sử phát triển Joomla
- Joomla xuất hiện lần đầu từ năm 2006, sau khi đổi tên từ
Mambo. Lúc này, Joomla có phiên bản 1.0
- Cuối năm 2007, Joomla ra đời phiên bản 1.5, với nhiều cải
tiến so với phiên bản 1.0, và đến này, Joomla phiên bản
1.5 vẫn được sử dụng phổ biến hơn cả.
- Cuối năm 2011 đến năm 2012, Joomla liên tiếp cho ra mắt các
phiên bản 1.6, 1.7 và mới nhất là Joomla 2.5. Cả 3 phiên bản
mới này đều hơn hẳn phiên bản 1.5 ở khả năng phân quyền
thành viên.
- Hiện nay Joomla đã ra phiên bản 3.4 với rất nhiều ưu điểm, bạn
có thể tải bản mới nhất của Joomla tại địa chỉ:
3. Kiến trúc Joomla
Joomla! 1.5 gồm có 3 tầng hệ thống.

- Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và
các plugin (còn được biết với tên gọi mambot).
- Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp JApplication.
Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation,
JAdministrator và JSite.
- Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng này có các thành
phần (component), mô đun (module) và giao diện
(template) được thực thi và thể hiện.

7


Kiến trúc của Joomla
4. Các khái niệm cơ bản trong Joomla

a. Front-end (Frontpage, Site)
Là các trang Web mà mọi người sẽ được thấy khi truy cập vào
Web Site của bạn. Phần này ngoài việc hiển thị nội dung của trang
Web còn là nơi mọi người có thể đăng ký thành viên và tham gia
quản lý, viết bài đăng trên trang Web.
b. Back-end (Administrator)
Là phần quản lý Web Site dành cho các Quản trị, chủ nhân của
Web Site. Phần này cho phép cấu hình các thông số về hoạt động,

8


nội dung, hình thức và quản lý các thành phần, bộ phận được tích
hợp thêm cho Joomla!
c. Module

Là thành phần mở rộng thêm chức năng cho trang web, các
Module này có các chức năng khác nhau, được hiển thị trên trang
web tại các vị trí qui định và có thể thay đổi được. Một trang web
có thể hiển thị nhiều Module giống và khác nhau. Module có thể
được cài đặt thêm vào trang web trong phần quản lý của Joomla!
Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Module: Main
Menu (menu chính), Top Menu (menu phụ, nằm ngang), Search
(hiển thị công cụ tìm kiếm), Poll (hiển thị bảng bình chọn, lấy ý
kiến), Newsflash (hiển thị các bản tin nổi bật), Hit Counter (hiển
thị số lượng truy cập Web Site), Banners (hiển thị các bảng quảng
cáo)...
d. Component
Là các chức năng chính của trang web, nó quyết định đến chức
năng, hình thức, nội dung chính của mỗi trang web. Component có
thể có thêm Module để hỗ trợ cho việc hiển thị các chức năng và
nội dung của nó. Component có thể được cài đặt thêm vào trang
web trong phần quản lý của Joomla!
Thông thường sau khi cài đặt Joomla! có sẵn các Component:
Banners (quản lý các bảng quảng cáo), Contacts (quản lý việc liên
hệ giữa người dùng với Ban quản trị Web Site), Search (quản lý
việc tìm kiếm), News Feeds (quản lý các tin tức), Polls (quản lý
việc bình chọn, ý kiến của người dùng), Web Links (quản lý các
liên kết ngoài Web Site) và các Component quản lý nội dung của
trang web
e. Plugin
Là các tính năng được bổ sung thêm cho Component, Module,...
các Plug-in này sẽ can thiệp, bổ sung vào nội dung của trang web
trước hoặc sau khi nó được hiển thị. Plug-in có thể được cài đặt
thêm vào trang web trong phần quản lý của Joomla!
f. Template

Là giao diện, khuông dạng, kiểu mẫu, hình thức được thiết kế
để trình bày nội dung của trang web và có các vị trí định sẵn để
tích hợp các Module của trang web. Joomla! cho phép cài đặt và
thay đổi Template cho toàn bộ trang web hay cho từng trang web
khác nhau một cách dễ dàng.
9


Tất cả các thành phần mở rộng đều được cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ
thông qua các Trình đơn Cài đặt/Gỡ bỏ (Install/Uninstall) trong
phần quản lý của Joomla!
PHẦN 2: ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG JOOMLA VÀO XÂY
DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I.

II.

Tổng quan về website thương mại điện tử
1. Yêu cầu về chức năng của website
Website đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, đặt mua các sản phẩm công
nghệ chất lượng. Website cần được xây dựng để đáp ứng các tiêu
chí sau:
- Website cập nhật thường xuyên các sản phẩm công nghệ mà
công ty cung cấp.
- Có chức năng tìm kiếm các sản phẩm, có đầy đủ thông tin về
các sản phẩm.
- Có chức năng gửi yêu cầu thanh toán khi chọn mua sản phẩm.
- Website cần được xây dựng với giao diện thân thiện, dễ sử
dụng, đảm bảo phục vụ số lượng lớn người truy cập.
2. Kiến trúc tổng thể website

- Website được xây dựng dựa trên mã nguồn mở Joomla phiên
bản 3.4 và thành phần mở rộng VirtueMart
- Website chia làm 2 phần chính là : Back-end và Front-end.
Back-end: Là phần quản trị của website, chỉ cho phép những
người có quyền hạn như quản trị viên, nhân viên của công
ty,... mới được truy nhập.
Phần Back-end này cho phép thêm mới, xóa, sửa nội dung các
sản phẩm các bài viết có liên quan. Ngoài ra còn là nơi cho
phép các nhân viên công ty kiểm tra các đơn đặt hàng.
Front-end: Là nơi cho phép tất cả mọi người đều có thể truy
nhập, xem các thông tin, tìm kiếm các sản phẩm,...
Cài đặt Joomla, tích hợp các module cần thiết.
1. Chuẩn bị: sử dụng XAMPP để giả lập môi trường server
Vào trang để tải
gói cài đặt Joomla.
Sau khi tải về, file cài đặt Joomla sẽ có dạng *.zip, ta giải
nén tệp này vào thư mục htdocs của XAMPP.

10


2. Tiến hành cài đặt
Tiến hành truy cấp địa chỉ: "localhost/joomla" trên thanh địa chỉ của
trình duyệt Web để bắt đầu cài đặt Joomla, bạn sẽ được tự động chuyển
hướng tới trang "localhost/joomla/installation/index.php" như trong hình:

Điền các thông tin để cấu hình cho Joomla:
1. Select Language: Bạn lựa chọn ngôn ngữ sử dụng cho Website.
2. Site Name: Nhập tên Website
3. Description: Nhập đoạn mô tả về Website Joomla

4. Admin Email: Nhập địa chỉ Email quản trị của bạn.

11


o

o

5. Admin Username: Nhập tên đăng nhập bạn muốn sử dụng để đăng nhập trang
quản trị Joomla. Trong ví dụ, mình sẽ sử dụng tên đăng nhập tài khoản quản trị
là "admin"
6. Admin Password: Nhập mật khẩu đăng nhập ( đặt là "admin")
7. Confirm Admin Password: Nhập lại mật khẩu (nhập lại là "admin")
8. Site Offline:
Chọn "No" (mặc định) : Ngay khi bạn cài đặt xong Joomla, bạn có
thể vào xem trang chủ Website Joomla ( trang FrontEnd) luôn được.
Chọn "Yes": Nếu bạn chọn trạng thái này, khi bạn hoàn tất cài đặt
Joomla, bạn chỉ có thể vào được trang quản trị Joomla ( trang BackEnd), mà
không vào được trang chủ Joomla (trang FrontEnd). Bạn muốn chuyển từ "Yes"
sang "No", bạn cần thay đổi trong mục Global Configuration của trang quản trị.
9. Nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo
Cấu hình database
1. Database Type: Chọn kiểu CSDL ( mặc định là "MySQL")
2. Host Name: Điền tên host (nhập là "localhost")
12


3. Username: Điền tên đăng nhập tài khoản quản trị CSDL MySQL ( nhập
là "root")

4. Password: Điền mật khẩu tài khoản quản trị CSDL MySQL ( để trống)

13


5. Database Name: Điền tên CSDL bạn đã tạo mới. Trong bài viết này, mình đã
tạo mới CSDL MySQL tên là "dbjoomla" nên trong mục Database Name,
mình sẽ nhập "dbjoomla"
14


6. Table Prefix: Đây là các ký tự được sinh ra ngẫu nhiên và được thêm vào
trước tên mỗi bảng trong CSDL của bạn. Bạn sẽ có các bảng u9gm6_users,
u9gm6_content, u9gm6_banners,... Bạn có thể thay đổi "u9gm6" này bằng từ
dễ nhớ hơn, ví dụ "mydb_". Khi đó, bạn sẽ có các bảng mydb_users,
mydb_content, mydb_banners,...
7. Old Database Process: Xử lý các dữ liệu cũ có trong
CSDL "dbjoomla". Nếu CSDL "dbjoomla" đã có chứa dữ liệu từ trước, bạn
có thể chọn:
Backup: Để Joomla lưu lại các bảng cũ đã được tạo từ trước
trong CSDL "dbjoomla". Ví dụ các bảng cũ của bạn có tên
là "u9gm6_users", thì sau khi chọn backup, tên bảng sẽ bị thay đổi
là"bak_u9gm6_users" và các bảng mới tạo ra sẽ có tên là "u9gm6_users".
Remove: Gỡ bỏ hết các bảng cũ trong CSDL "dbjoomla".
8. Nhấn Next để tiếp tục cài đặt
Kiểm tra lại các thông tin cài đặt và lựa chọn:






1. Install Sample Data: Chọn loại dữ liệu mẫu. Nếu bạn không muốn
chọn Website đã nhập dữ liệu mẫu, bạn chọn "None"
2. Email Configuration: Nếu bạn chọn Yes, các thông tin cấu hình
Website sẽ được gửi đến Email bạn đã đăng ký ở Bước 1. Configuration.
3. Nhấn Install để bắt đầu quá trình cài đặt.
15


Chờ một vài phút để Joomla tiến hành cài đặt.

Chú ý: Nếu bạn cài bao nhiêu lâu vẫn cứ dừng ở Bước Creating Database
Tables, bạn cần dừng cài đặt và tham khảo ở bài viết Hướng dẫn cách Khắc
phục lỗi cài đặt ở bước "Creating Database Tables" trong quá trình cài đặt
Joomla 3.
Sau khi cài đặt thành công, bạn sẽ thấy:

16


1. Bạn cần nhấp chuột vào Remove installation folder để gỡ bỏ thư mục
Installation trong thư mục cài đặt Joomla để hoàn tất quá trình cài đặt. Bạn sẽ
cần thực hiện thao tác này mới có thể truy cập tới trang chủ và trang quản trị
Joomla được.
2. Nhấp chuột vào Site để tới trang chủ Website Joomla bạn vừa cài đặt. Hoặc,
bạn cũng có thể gõ trên thanh địa chỉ của trình duyệt
Web: "localhost/joomla" để đi tới trang chủ Website.
3. Nhấp chuột vào Administrator để tới trang quản trị Joomla. Hoặc bạn cũng có
thể nhập trên thanh địa chỉ của trình duyệt
Web: "localhost/joomla/administrator" để truy cập tới trang quản trị Joomla.


17


III.

Phân tích chức năng, hiện thực website
1. Chức năng website
a. Chức năng cho người quản trị
- Quản lý danh sách sản phẩm theo từng hãng sản xuất,
từng mức giá, từng loại sản phẩm.
- Quản lý các đơn đặt hàng, xác nhận các đơn hàng.
- In hóa đơn bán hàng
b. Chức năng cho khách hàng
- Xem thông tin sản phẩm
- Tìm kiểm sản phẩm, mua sản phẩm
2. Hiện thực website thương mại điện tử
a. Menu quản lý các danh mục sản phẩm

18


b.

Menu quản lý sản phẩm

c. Menu quản lý đơn hàng

19



d. Menu quản lý ngôn ngữ

20


e. Menu quản lý các modules

f. Menu quản lý giao diên (template)

g. Một số giao diện website
Trang chủ

21


Sản phẩm laptop Macbook

22


Giỏ hàng

Hóa đơn sau khi đặt hàng.
PHẦN 3: TỔNG KẾT
Do kiến thức còn có hạn, chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng nên sản phẩm còn
sơ sài, một số chức năng còn hoạt động chưa tốt, sản phẩm chưa được đầy
đủ chức năng. Nhóm rất mong thầy bổ xung, cho ý kiến để hoàn thiện sản

23



phẩm.

24



×