GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
- Do điều kiện tự nhiên của địa phương là nằm giữa hai con sông Tiền và sông
Hậu chảy qua, mang lại một nguồn cá rất dồi dào từ đó tạo điều kiện cho việc hình
thành cũng như phát triển mơ hình ni cá lóc trong bể này.
- Thị trường đầu ra của người nuôi cá và thị trường tiêu thụ tại chợ huyện có sự
khác biệt q lớn. Bên cạnh đó cịn có sự chênh lệch khá cao giữa hai mức giá là giá
bán cá ra của các hộ nuôi cá là khoảng 27.000 – 30.000 đ/kg trong khi đó giá cá trên thị
trường tiêu thụ là khoảng 45.000 – 50.000 đ/kg vào khoảng tháng 12 - 1 tết âm lịch (vào
tháng 01 - 02/2010)
- Một sự nghịch lý là lượng cá đầu ra từ người ni cá thì nhiều có thể cung cấp
đủ cho thị trường tiêu thụ nhưng trên thị trường vẫn thiếu hàng do thương lái tạo cơn sốt
thiếu hàng giả để nâng giá cá tiêu thụ lên cao hơn vào khoảng tháng 5/2009 và khoảng
tháng 01 – 02/2010
- Nếu thị trường tiêu thụ tốt, giá cá ổn định thì đây là mơ hình có triển vọng rất
cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi cá.
Vì thế tơi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về thị trường tiêu thụ cá lóc ni
trong bể tại ấp Mái Dầm, Phú Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long” Để nghiên cứu thị
trường tiêu thụ cá lóc đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm mục đích tiêu thụ cá lóc ni
tại địa phương.
1.2 Sự cần thiết giải quyết vấn đề và ý nghĩa:
Sự cần thiết giải quyết vấn đề:
- Nghiên cứu về sự chênh lệch quá cao giữa cá bán ra của những hộ nuôi cá và
giá cá tiêu thụ trên thị trường để có những giải pháp khả thi nâng giá cá bán ra của
người nuôi cá.
- Đề xuất các biện pháp nhằm tiêu thụ được nhiều cá với giá cao hơn hiện tại của
những người nuôi và để có thể đạt được giá cá sắp sỉ với giá cá trên thị trường do các
bạn hàng cá bán cho người tiêu dùng.
Ý nghĩa:
- Biết được thị trường tiêu thụ cá lóc trong bể của người ni cá và tình hình tiêu
thụ cá tại chợ huyện Trà Ôn. Để thực hiện một số đề xuất nhằm đưa giá cá lóc đầu ra
tăng lên mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người nuôi cá tại địa phương.
- Phát triển và mở rộng mơ hình ni cá lóc trong bể của người dân ở địa
phương.
- Tận dụng các nguồn cá tự nhiên sẵn có của hai con sông Tiền và sông Hậu
chảy qua địa phương (cồn Mái Dầm là cồn mộc lên nằm giữa hai con sơng này) để làm
thức ăn cho cá lóc và tận dụng thời gian rãnh của các nhà nơng vì ở đây trồng vườn là
chủ yếu nên người nơng dân có thời gian rãnh, đồng thời với mơ hình ni cá lóc trong
bể khơng cần chăm sóc cũng như thời gian đầu tư cho nó nhiều ( chỉ cho ăn ngày 2 lần,
tháo nước ra và chạy nước vào).
- Người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm với giá cả phải chăng khi mua với
giá gần với giá của người nuôi bán ra vì khơng bị thương lái bán giá cao.
- Đồng thời thúc đẩy được sự phát triển một số ngành nghề khác của địa phương
như cào, đáy . . . để làm nguồn ngun liệu cho ni cá lóc.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
1
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ cá lóc ni trong bể của những hộ ni cá ở Mái
Dầm và thị trường tiêu thụ cá của các bạn hàng bán ra cho người tiêu dùng tại chợ
huyện Trà Ôn năm 2009.
- Phân tích sự chênh lệch giữa giá bán cá ra của người nuôi cá với giá trên thị
trường tiêu thụ năm 2009.
- Tìm hiểu và đề ra các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ cá lóc ni
trong bể tại xã Phú Thành, Trà Ơn, Vĩnh Long.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là thị trường tiêu thụ cá lóc ni trong bể tại ấp Mái
Dầm, xã Phú thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong năm 2009.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
2
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Thị trường:
2.1.1 Định nghĩa:
Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau, hàng hoá và dịch vụ được
đưa ra để bán và sự chuyển giao quyền sở hữu diễn ra.
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH
An Giang, năm 2005)
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường:
Nhu cầu, hình thức kinh doanh và cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến thị trường
tiêu thụ. Trong đó nhu cầu của con người quyết định thị trường tiêu thụ ở vị trí, quy mơ
cũng như độ đa dạng của thị trường tiêu thụ. Cạnh tranh làm cho thị trường sôi nổi và
ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.
2.2 Giá cả:
2.2.1 Định nghĩa:
Theo quan điểm Marketing giá cả nên hiểu là số tiền mà người muốn bán và
người muốn mua thoả thuận với nhau để trao đổi hàng hố và dịch vụ trong điều kiện
giao dịch bình thường.
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
2.2.2 Vị trí của giá:
Bất kì người sản xuất nào thì điều quan tâm đầu tiên khơng chỉ là chất lượng mà
cịn cả về mặt giá cả. Vì khi sản xuất có lợi nhuận hay khơng thì giá trên thị trường là
quyết định.
+ Từ đó chứng tỏ giá cả và thị trường có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác
động lẫn nhau, thị trường không những chi phối đến sự cấu tạo và mức độ hình thành
giá cả mà ngay giá cả tuỳ lúc tuỳ nơi đã gây ra sự biến động gắt gao cả về mặt hình thức
lẫn cường độ đối với thị trường.
+ Giá cả có vị trí đặc biệt trong quá trình tái sản xuất: Trong quá trình tái sản
xuất, người sản xuất, người lưu thơng và người tiêu dùng cuối cùng hoàn toàn đối lập
với nhau trong việc thực hiện chức năng của mình. Trong thị trường quan hệ trao đổi
mua bán của họ vừa có quan hệ hợp tác vừa có quan hệ đấu tranh với nhau về mặt giá cả
và cuối cùng đi đến thoả thuận một mức giá nào đó gọi là giá cả thị trường.
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
2.2.3 Tính chất của giá cả:
- Nó hồn tồn hình thành một cách tự do thông qua tác động của hai lực tự do
cung và cầu.
- Nó được ổn định khi đã hình thành trừ khi lực cung hoặc lực cầu có sự thay
đổi.
- Giá thị trường là mức giá mà tại đó cung bằng cầu.
2.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả:
- Quan hệ cung cầu trên thị trường đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến giá cả. Nó tồn tại độc lập, khơng chịu tác động chủ quan của người sản xuất. Sự
thay đổi quan hệ cung - cầu trên thị trường sẽ dẫn đến sự biến động về giá cả.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
3
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
2.3 Lợi nhuận.
Trong bất cứ một loại hình sản xuất hay kinh doanh nào thì mục đích cuối cùng vẫn
là lợi nhuận.
Vì vậy lợi nhuận được hiểu như sau: là khoản tiền cuối cùng thu được sau khi
trừ tất cả các chi phí có liên quan. Được tính bằng cơng thức:
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí lao động sống và
lao động vật hố trong q trình sản xuất sản phẩm.
(Kế tốn tài chính–Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh)
- Vận dụng vào nghành ni cá lóc như sau: Đối với những hộ ni cá lóc thì
điều quan trọng nhất đối với họ là tới vụ họ sẽ bán giá bao nhiêu và cuối cùng khi trừ đi
phần chi phí đầu tư vào thì họ cịn lại là bao nhiêu đó là lợi nhuận.
2.4 Phân phối:
2.4.1 Định nghĩa kênh phân phối:
Kênh phân phối là một hệ thống các tổ chức hoặc cá nhân có quyền sở hữu sản
phẩm hoặc giúp đỡ trong việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm nào đó khi nó duy
chuyển từ người sản xuất đến người mua cuối cùng.
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
2.4.2 Định nghĩa chiến lược phân phối:
- Chiến lược phân phối là quá trình tổ chức các hoạt động liên quan đến việc
điều hành và vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, đến người tiêu dùng
nhằm tiêu thụ được nhanh nhiều với chi phí thấp.
- Hệ thống phân phối của doanh nghiệp:
+ Nhà sản xuất (hoặc nhập khẩu) Người tiêu dùng
+ Các trung gian (các bán buôn, bán lẻ, đại lý)
+ Hệ thống cơ sở vật chất như nhà kho, của hàng, phương tiện vận tải,
bốc xếp, đo lường….
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
- Vận dụng vào thực tiễn vào mơ hình ni cá lóc trong bể tại ấp Mái Dầm thì hệ
thống phân phối là
+ Người nuôi cá, người tiêu dùng
+ Các trung gian ( các bạn hàng cá, thương lái)
+ Hệ thống cơ sở vật chất như là phương tiện vận chuyển, đo lường…..
2.5 Chi phí marketing:
2.5.1 Định nghĩa Chi phí:
Chi phí là căn cứ để doanh nghiệp định giá sản phẩm. Giá phải trang trải hết các
chi phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm đồng thời tạo ra được lợi nhuận hợp lý cho
những nổ lực và rủi ro mà doanh nghiệp gánh chịu.
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
4
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
2.5.2 Định nghĩa Marketing:
Marketing là hoạt động của con người nhằm hướng dẫn việc thoả mãn các nhu
cầu, mong muốn thơng qua q trình trao đổi hàng hố
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
2.5.3 Các trung gian marketing:
Các trung gian marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp
trong việc câu dẫn, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu thụ.
Họ bao gồm: giới trung gian, các cơ sở phương tiện phân phối, các cơ sở dịch vụ
marketing và các trung gian tài chính
(Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản, khoa KT – QTKD Trường ĐH An
Giang, năm 2005)
- Trung gian có vai trị vơ cùng quan trọng trong marketing, với mọi nền kinh tế
có nền sản xuất phát triển, không phải bất kỳ trong trường hợp nào việc mua bán trực
tiếp giữa người sản xuất và khách hàng sau cùng điều có hiệu quả kinh tế cao. Trung
gian không chỉ đảm nhận việc tổ chức lưu thơng hàng hố thơng qua hoạt động mua bán
mà còn thực hiện giảm bớt đầu mối, các quan hệ trên thị trường
- Giới trung gian là thương hiệu giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng hoặc
liên kết bn bán. Giới này được phân thành hai loại dẫn mối và thương buôn
+ Giới dẫn mối là các nhà làm mơi giới và các nhà làm đại diện cho xí nghiệp
– tìm kiếm khách hàng hoặc đàm phán các hợp đồng nhưng khơng có sự sở hữu đối với
hàng hố
+ Gới thương buôn là các nhà bán sỉ và lẻ - mua có quyền sở hữu và bán lại
các hàng hoá ấy.
+ Người bán sỉ là người mua và bán lại hàng hoá cho người bán lẻ, các thương
nhân khác và cho người sử dụng công nghiệp, người sử dụng cơ quan, người sử dụng
thương mại, những người bán sỉ không bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
+ Người buôn lẻ là một thương nhân, hoặc đôi khi là một đại lý, công việc
kinh doanh chủ yếu của họ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
2.5.4 Chi phí Marketing:
- Chi phí marketing là chi phí hoạt động nhằm mục đích gia tăng doanh số và
sản lượng tiêu thụ. Hoặc còn cách định nghĩa khác: chi phí cho marketing là một chi phí
để tạo lập nên giá trị vơ hình cho một doanh nghiệp.
(Lấy từ: “www.webketoan.vn/.../showthread.php”)
2.6 Khái niệm cá lóc ni trong bể:
Cá lóc ni trong bể là loại hình ni cá lóc trong bể lót bạt nylon. Người dân
đào ao trên đất cứng, lót bạt nylon sau đó thả cá vào nuôi.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
5
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ TRÀ ÔN, VĨNH LONG VÀ
NGHỀ NI CÁ LĨC TRONG BỂ Ở ẤP MÁI DẦM
3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1 Khí hậu:
- Trà ôn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26-27°C,
có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, hoạt động theo chế độ bán nhật triều, có nguồn nước
ngọt quanh năm , chất lượng nước tốt, kết hợp với thời tiết mưa thuận gió hịa là các
điều kiện hết sức thuận lợi cho sự tăng trưởng của các loài động thực vật và là tiềm
năng to lớn cần đầu tư khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
(Lấy từ “ /> 3.1.2 Địa hình:
- Trà Ơn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình cao từ sơng Hậu và sơng
Trà Ơn - Mang Thít thấp dần về phía đơng bắc, Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt
cửa sơng. Là khu vực có hai con sơng lớn chảy qua (sơng Tiền và sơng Hậu) nên có hệ
thống sơng ngịi chằng chịt, có lượng nước dồi dào và chứa nhiều thuỷ hải sản. Đặc
chưng của vùng là nhiều cù lao nên lượng thuỷ hải sản rất phong phú và đa dạng.
(Lấy từ “ /> 3.1.3 Thuỷ sản:
- Trà ôn là khu vực có sơng ngịi chằng chịt nên thuận lợi cho việc ni trồng
thuỷ sản và có lượng cá tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Diện tích mặt nước rộng
thích hợp cho ni các loại thuỷ sản đặc biệt là ni cá lịng dưới sơng. Đặc biệt ở Trà
Ơn có 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành và Phú Thành rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
(Lấy từ “ />3.2 Đôi nết về ấp Mái Dầm:
- Là vùng đất được bồi đắp phù sa hình thành nên, nằm chia dịng chảy của sơng
Tiền và sơng Hậu nên có hệ thống kênh mương chằng chịt, giao thông đường thuỷ rất
thuận lợi và phát triển. Ở đây người dân sống chủ yếu là trồng vườn và đánh bắt cá. Đa
số là các vườn cây trái lâu năm thu hoạch theo mùa nên có một khoản thời gian nhàn
rổi. Người dân muốn tận dụng hết thời gian nhàn rổi đó bằng cách là chăn ni và đánh
bắt cá để tăng thu nhập cho gia đình. Từ hai dịng sơng mang lại cho khu vực này một
lượng cá rất đáng kể nhất là vào mùa nước, dòng cá đổ từ thượng nguồn xuống rất nhiều
và đây cũng là một khoản thu nhập đáng kể cho người dân ở cồn.
- Lượng cá tự nhiên đánh bắt được rất nhiều và phong phú, một số cá lớn đạt
chuẩn tiêu thụ ngồi thị trường thì tiêu thụ, phần cịn lại bán cho người dân ủ phân bón
cây ăn trái với giá rất rẻ hoặc bỏ. Từ đó để kiếm thêm một phần thu nhập người dân
đánh bắt tận dụng nó để ni cá lóc và ni một số lồi ăn cá khác.
3.3 Mơ hình ni cá lóc trong bể:
3.3.1 Sự xuất hiện nghề ni cá lóc bể:
- Chú Lâm Quốc Chuyển ở ấp 2, xã An Hoà, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng tháp
là người đầu tiên trong tỉnh ni cá lóc trong bạt nylon. Chú Chuyển kể: “Ý tưởng về
mơ hình ni cá lóc trong bể xuất phát khi tơi ni cá lóc thực tế ngồi ao hầm. Khởi
đầu, tơi ni cá lóc trong hầm do mật độ quá dầy nên tôi dùng nilon để làm bể giả thả
nuôi riêng. Khi nuôi thấy cá phát triển đồng đều, lớn nhanh, cuối vụ lại cho hiệu quả
cao hơn nuôi trong ao hầm. Từ đó tơi chuyển sang ni cá lóc trong những bể lộ thiên
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
6
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
bằng cách dùng nylon dầy căn dưới bóng cây trước sân, sau nhà chổ nào cũng được. Tơi
đã ni cá lóc theo cách này được 3 năm nay…”.
(Lấy từ “”)
- Hiện nay thì mơ hình này được mở rộng khắp cả vùng ĐBSCL này, kể cả các
vùng đất cát vùng cát thường khô hạn về mùa hè và ngập úng vào mùa mưa như Hà
Tĩnh, Thăng Bình, Qng Bình,…..cũng có thể ni được con cá lóc và đem lại cho
người dân có nguồn thu nhập khá cao và nền kinh tế của các địa phương được nâng lên.
Tuy không phát triển rầm rộ như việc nuôi cá da trơn, nhưng nghề ni cá lóc đặc biệt
là ni cá lóc trong bể có thị trường ổn định, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại
nhà. Trong thời gian tới chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ hơn để nhân rộng
mơ hình này
3.3.2 Giới thiệu mơ hình ni cá lóc trong bể:
- Đây là mơ hình giữ nước trên đất liền để ni cá lóc bằng cách dùng tấm bạt
trải lên để giữ nước, dùng bao đất chất lên thành ao và thả cá lóc. Mơ hình này có thể
xây dựng ở trên tất cả các loại đất (vườn, rẫy hay ruộng), u cầu của mơ hình này quan
trọng nhất là cung cấp đầy đủ nước.
- Tính ưu điểm của mơ hình là tận dụng hết tất cả các diện tích trống trên đất
vườn để làm kinh tế và tăng thêm một phần thu nhập cho gia đình. Bể cá trơng đất vườn
vừa làm mát cây và cũng tận dụng được bóng mát của cây để che cho cá lóc. Quản lý
được bệnh trên cá và chăm sóc cá dễ dàng hơn, cá ít bị bệnh hơn các mơ hình ni khác.
Năng suất cao và thời gian nuôi ngắn hơn các mô hình khác nên mang lại kinh tế rất cao
cho người nuôi.
- Nhược điểm của nó là phải thay nước thường xuyên và cần có hệ thống bơm
nước lên bể.
3.3.3 Sự xuất hiện của mơ hình ni cá lóc trong bể ở ấp Mái Dầm:
- Mơ hình ni cá lóc trong bể xuất hiện đầu tiên ở ấp Mái Dầm là của hộ ơng
Út Sị với diện tích 8m2. Anh út sống bằng nghề chạy đáy trên sông Tiền để bắt cá bán,
muốn tìm thêm thu nhập và khơng bỏ phí lượng cá vụn nên anh đã tận dụng để ni cá.
Nhưng vì anh khơng có đất nhiều chỉ có khoảng 1.000m2 đất nhưng nhà ở đã chiếm hơn
¼ diện tích, phần cịn lại là cây ăn trái. Anh đã thử ni cá lóc dưới mương bên cạnh
nhà của mình nhưng do giáp ranh với đất trồng rẫy thường tưới phân thuốc nhiều nên cá
bị chết và không thể ni tiếp nữa. Từ đó anh tìm hiểu và đọc báo thấy mơ hình ni cá
lóc trong bể. Anh đã mạnh dạng làm thử, mới đầu anh làm bể ngay sau nhà với diện tích
8m2 và thả khoảng 1.500 con để nuôi thử, anh đã thành công và thu được lợi nhuận cao.
Anh đã tận dụng được một phần cá vụn để ni cá lóc và nó mang lại cho anh một
khoản thu nhập đáng kể. từ đó anh phát triển mơ hình này rộng trên hết mãnh đất của
mình. Khi thấy anh Út thành cơng với mơ hình này thì bà con trong ấp cũng tìm hiểu,
học hỏi và làm ao ni với diện tích càng mở rộng.
- Từ đó mà mơ hình ni cá lóc trong bể phát trển mạnh, vừa tận dụng được phế
phẩm của đánh bắt cá tự nhiên và thời gian nhàn rổi trong bà con, vừa tạo cho người
dân một khoản thu nhập đáng kể.
3.3.4 Tình hình phát triển mơ hình ni cá lóc trong bể ở ấp Mái Dầm:
- Từ đầu năm 2008 chỉ có một hộ ni nhưng đến giữa năm thì có tới 5 hộ ni
với tổng diện tích lên tới 400m2 và đến cuối năm 2009 diện tích nuôi bể đã lên tới
1987m2 của 35 hộ nuôi cá. Diện tích của các bể ni lớn nhỏ khác nhau tuỳ vào diện
tích đất trống trong vườn của từng hộ. Các bể được bố trí rải rác khắp cả cồn và tập
trung nhiều nhất là dọc theo hai bờ sông Tiền – Hậu. Mơ hình cịn đang được mở rộng
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
7
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
với những diện tích đất cịn trống trên những mãnh vườn mới chuyển đổi từ các loại
cây.
3.3.5 Giới thiệu về thị trường tiêu thụ:
- Đa số lượng cá lóc ni bể của ấp được tiêu thụ ở chợ huyện, khi cá tời lứa thu
hoạch thì người ni bán cho thương buôn. Khi kéo cá lên, thương buôn chở cá về chợ
bán lại cho bạn hàng bán lẻ tại chợ và các bạn hàng đi bán tại các xã.
- Cả chợ chỉ có hai thương bn, nên việc bán và giá bán của những người ni
cá rất khó khăn thường thì trả giá thấp hoặc hay lựa chọn nhưng người ni cá khơng có
đủ điều kiện để có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc qua một trung gian.
- Cả chợ có hơn 20 người bán cá tại chổ và hơn 10 người mang cá về bán tận
nhà người tiêu dùng, nên việc mua cá lóc của người dân rất dễ dàng và mua mọi nơi.
Loại cá này được người tiêu dùng chọn nhiều bởi nó ngon và có thể chế biến rất nhiều
món đặc sản. Con cá lóc nuôi bể ngày càng được các bà nội chợ lựa chọn để thay cho cá
lóc ni bè và một số thực phẩm khác bởi khi sử dụng nó khơng sợ các loại bệnh do các
chất hoá học từ thức ăn cơng nghiệp cịn tích tụ lại ở thịt gây hại cho người tiêu dùng,
thịt của nó ngon và dai như thịt cá đồng.
3.3.6 Tính khả thi của mơ hình ni cá lóc trong bể tại ấp Mái Dầm:
- Chi phí cho các bể mới bắt đầu ni tương đối cao, vì phải làm bể và hệ thống
cấp thốt nên vụ ni đầu chỉ hồ vốn. Nhưng các vụ sau do khơng có các phần chi phí
này nên người ni có lợi nhuận, vì thế mơ hình này mang tính chất lâu dài và liên tục.
Đây là mơ hình tận dụng các khoản đất trống trong vườn nên không ảnh hưởng đến các
khoản thu nhập khác trên diện tích đất, mà cịn mang lại cho người nơng dân thêm một
khoản thu nhập đáng kể.
- Chỉ với diện tích vài chục m2 thì người ni cá lóc trong bể ở ấp Mái Dầm có
thể lời hơn chục triệu đồng trong vịng 5 tháng ni, nếu quy trình ni tốt, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật và tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên thì có thể đạt được lợi nhuận
cao hơn. Phần lợi nhuận này còn tuỳ thuộc vào từng mùa vụ, từng thời điểm giá cá trên
thị trường, kỷ thuật và tính chủ động về thức ăn của mỗi hộ ni. Điển hình là mơ hình
ni của chú Nguyễn Minh Luân vụ tết rồi với diện tích 40m2 trừ hết các chi phí chú
cịn lời khoản 10.500.000đ trong vịng 4 tháng ni.
- Đây là một hình thức ni con cá lóc mới và đạt được kết quả cao cả về chất
lượng của cá mà cả về sản lượng, vì nuôi bằng thức ăn là cá vụn trong đánh bắt tự nhiên
nên thịt cá ngon như cá lóc đồng và cỡ cá của mỗi bể đồng điều từ 500g – 1kg, nên
người tiêu dùng rất thích chọn nó là thực phẩm chính trong các bửa ăn của gia đình
mình. Hiện tại thì mơ hình này đang được mở rộng khắp ĐBSCL và các vùng khác, cịn
tại ấp thì ngày càng có nhiều bể và quy mơ ni của các hộ cũng lớn lên. Cịn theo nhận
định của ơng Nguyễn Minh Luân là chi hội trưởng hội nông dân ấp mái Dầm thì cho
rằng: “mơ hình này mang lại một phần thu nhập cho các hộ nuôi, tận dụng được thời
gian rãnh rỗi và nguồn cá phế phẩm từ việc đánh bắt tự nhiên, nó đang được mở rộng và
ngày càng phát triển trên toàn ấp và lan rộng ra các ấp lân cận khác”.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
8
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phát thảo phương án nghiên cứu:
Thông tin/ dữ liệu cần thu Phương pháp thu thập thông
tin
1. Giá cá bán ra của những hộ nuôi cá tại thời điểm
nghiên cứu. Thảo luận 3 nhóm, mỗi nhóm có
2. Sản lượng cá bán ra của các hộ nuôi cá tại ấp khoảng 3- 4 hộ nuôi cá
Mái Dầm trong năm 2009.
3. Khảo sát khả năng cung ứng cá ra thị trường của Phỏng vấn trực tiếp bạn hàng cá
những hộ nuôi cá.
4. Doanh thu đạt được. Phỏng vấn trực tiếp người tiêu
5. Sản lượng tiêu thụ cá lóc tại chợ trong năm dùng
2009.
6. Khả năng thúc đẩy lượng cá tiêu thụ trên thị Phỏng vấn trực tiếp chi hội
trường. trưởng hội nông dân ấp mái dầm
7. Lợi nhuận đạt được.
8. Giá cá cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu.
9. Cầu về các loại cá của người dân.
10. Xu hướng phát triển của mơ hình.
11. Nguồn lợi của mơ hình mang lại cho xã hội.
4.2 Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn:
- Để tìm hiểu về thị trường tiêu thụ cá lóc ni trong bể tại ấp Mái Dầm, tơi tiến
hành thu thập số liệu theo những phương pháp sau:
+ Do điều kiện ở ấp khá khó khăn cho việc tiếp cận trực tiếp tất cả các hộ nuôi
cá để lấy thơng tin một cách chính xác, do vậy tôi quyết định lấy thông tin từ các hộ
nuôi cá bằng cách thảo luận nhóm để lấy thơng tin định tính. Tơi chọn 3 nhóm và mỗi
nhóm có khoảng 3 hoặc 4 hộ nuôi cá ở ấp Mái Dầm thảo luận để làm rõ các thông tin
cần cho đề tài nghiên cứu là: chi phí của một vụ, sản lượng đạt được, giá bán, bán cho
ai, lợi nhuận cao hay thấp, có dự định mở rộng mơ hình khơng, nhận thấy như thế nào
về sự chênh lệch với giá bán trên thị trường tại chợ, có biện pháp gì để rút ngắn khoản
chênh lệch này không, đề ra các giải pháp cho thị trường tiêu thụ cá lóc trong tương lai
sẽ dễ dàng hơn và giá bán cao hơn hiện tại.
+ Tại chợ huyện chỉ có hai người bán sỉ, chun đi mua cá lóc từ các hộ ni
cá về bán sỉ lại những người bán lẻ bán tại chợ. Vì thế tơi chọn phương pháp phỏng vấn
trực tiếp hai người để lấy những thông tin về sản lượng tiêu thụ tiêu thụ, giá cá mua và
bán lại, chi phí bỏ ra và lợi nhuận đạt được tại thời điểm nghiên cứu của đề tài
+ Để có những thông tin về khả năng tiêu thụ cá, giá cá trên thị trường và xu
hướng người tiêu dùng lựa chọn con cá lóc thì tơi lựa chọn 3 người bán cá lẻ tại chợ cá
của chợ Trà Ơn có số lượng bán nhiều nhất trong một ngày để tiến hành phỏng vấn thu
thập thông tin.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
9
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
+ Nhu cầu của đề tài cần có những thơng tin từ những người tiêu dùng, vì thời
gian khơng cho phép nên tôi lựa chọn phương pháp lấy thông tin bằng cách phỏng vấn 5
người tiêu dùng mang tính đại diện. Từ cuộc phỏng vấn này tôi lấy thông tin định tính
mang tính chất tham khảo nhu cầu tiêu dùng cho người tiêu dùng ở cồn mái Dầm
+ Bên cạnh đó, để thơng tin rõ và chính xác hơn. Đề tài tiến hành phỏng vấn
ông Nguyễn Minh Luân là chi hội trưởng chi hội nông dân của ấp mái Dầm để tìm hiểu
kỷ hơn về giá cả, tình hình tiêu thụ cá lóc, quy mơ cũng như sự phát triển của mơ hình
ni cá lóc trong bể tại ấp. Từ đó cũng tìm hiểu rõ xu hướng và những giải pháp trong
tương lai cho mơ hình này.
4.3 Phương pháp xử lý số liệu:
- Từ những thông tin thu thập được tiến hành phân tích những số liệu đó để đạt
được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Để phân tích số liệu này tôi dùng phương pháp so
sánh.
+ So sánh giá bán cá giữa giá bán của người nuôi cá và giá bán của bạn hàng
bán cho người tiêu dùng, để làm rõ sự chênh lệch của hai mức giá mà người chịu thiệt là
người nuôi cá.
+ So sánh sự chênh lệch giữa cung và cầu để thấy được cung - cầu quyết định
đến thị trường nhưng bên cạnh đó khơng chỉ có cung – cầu mà thị trường còn chịu sự
chi phối của giới trung gian.
+ Nhu cầu cá lóc trên thị trường khơng cố định mà thay đổi theo thời gian và
mùa vụ, vì thế so sánh giá và số lượng cá tiêu thụ từng thời kỳ khác nhau.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
10
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Quy trình sản xuất cá lóc trong bể ở ấp Mái Dầm:
5.1.1 Con giống:
- Theo phần lớn các hộ ni thì con giống được họ lấy từ các cơ sở cá giống ở
Châu Phú, An Giang về ni. Vì cá giống ở đây sạch bệnh, cá khoẻ, sức đề khán cao, tỷ
lệ hao hụt thấp và cá con tương đối lớn hơn các nơi khác. Đặc biệt là nếu mua cá từ đây
về nuôi các hộ có thể rút ngắn khoảng thời gian ni khoảng 10 – 15 ngày so với các
nơi khác như ở Đồng tháp vì cá con lớn và được giao con giống đến tận nhà. Tuy nhiên
giá thì cao hơn các nơi khác, mỗi con cá con ở đây có giá từ 240đ/1con – 260đ/1con.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số hộ nuôi lại cho là mua giống ở Đồng tháp,
giá rẻ hơn sẽ làm chi phí con giống thấp và lợi nhuận sẽ cao hơn. Giá cá giống ở đây
khoảng 200đ/1con – 240đ/1con, nhưng cá còn rất nhỏ nên hao hụt nhiều.
5.1.2 Thức ăn:
- Thức ăn cho cá lóc được lấy từ nguồn cá vụn trong đánh bắt tự nhiên, các hộ
nuôi đặt trước các ghe cào, đáy, đăng, …. cả về số lượng và cở cá mình cần. Tuỳ vào
mùa cá tự nhiên mà lượng cá vụn khơng ổn định vì thế mà giá cũng bất thường, tuỳ vào
cở cá vụn mà giá khoảng 1.500đ/1kg – 5.000đ/1kg. Giá cá vụn còn chịu sự ảnh hưởng
bởi sự cạnh tranh của các hộ nuôi làm cho thị trường thức ăn cho cá lóc có cầu lớn hơn
cung, do các hộ mua riêng lẻ, tranh nhau mua làm cho giá cá vụn cao hơn thực tế từ
500đ/1kg - 1.000đ/1kg.
- Cá vụn cịn tuỳ vào mùa và con nước đơi lúc khơng có cá, các hộ ni phải nhờ
bà Út đi mua cá biển từ Cần Thơ về cho ăn. Giá cá biển cao hơn cá vụn và còn chi phí
vận chuyển nên làm cho chi phí thức ăn tăng cao.
- Có một số hộ tận dụng được lượng cá vụn do tự đánh bắt thì chi phí thức ăn
cho cá lóc thấp hơn, vì khơng chịu chi phí vận chuyển, mua cá biển giá cao, cả chi phí
do các hộ tranh nhau và thức ăn linh động đầy đủ hơn nên cá lóc phát triển tốt, lớn
nhanh và đồng đều hơn.
5.1.3 Thời gian nuôi và sản lượng:
- Bình qn bể cá lóc ni 6 tháng có thể đạt được từ 700g/1con – 1kg/1con, còn
tuỳ thuộc vào mật độ thả cá và cho ăn mỗi ngày của từng hộ mà cỡ cá và độ đồng đều
của cá khác nhau. Nếu có mật độ ni thích hợp, cho ăn đầy đủ, áp dụng tốt các biện
pháp kỹ thuật thì khoảng 5 tháng cá có thể bán. Bình qn ao có diện tích 40m2 sản
lượng đạt hơn 1,5 tấn.
- Mỗi năm các hộ nuôi chỉ cung cấp ra thị trường 2 đợt vào tháng 5-6 và tháng
1-2, vì lúc này giá cá tương đối cao do lượng cá tự nhiên ít và nhu cầu của người tiêu
dùng cao, thời gian nuôi này cá phát triển nhanh, ít nhiễm bệnh và cho sản lượng cao
nhất.
- Theo các hộ ni thì bể tốt nhất là có diện tích khoảng 60m2 và thả 1.000 con
và chăm sóc tốt thì khoảng 5 tháng thu hoạch, cá từ 600g/con – 900g/con và đạt sản
lượng trên 3 tấn. Đây là mơ hình chuẩn, diện tích và mật độ thả phù hợp, nên cá phát
triển đồng điều và nhanh, ít bị bệnh và sản lượng đạt cao nhất. Nhưng có vài ý kiến cho
rằng: “ao ni 60m2 nên thả từ 1.200 con – 1.500 con, 6 tháng đạt từ 500g – 800g, là tốt
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
11
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
nhất vì cá nhỏ dễ bán và sản lượng cũng thế”. Như thế thì lợi nhuận của các bể đó
khơng cao vì chi phí con giống tăng và chăm sóc khó khăn, rất dễ nhiễm bệnh.
(Nguồn từ: ý kiến thảo luận của các thành viên thuộc nhóm 2)
5.2 Thị trường tiêu thụ cá lóc nuôi trong bể ở ấp Mái Dầm:
5.2.1 Kênh phân phối:
Người nuôi cá Người bán sỉ Người bán lẻ Người tiêu dùng
Biểu đồ 5.1: Sơ đồ kênh phân phối
- Đây là kênh phân phối cấp 3, dài nhất vì hàng hố phải qua hai trung gian nên
chi phí cho kênh khá cao.
- Con cá lóc từ người ni tới người tiêu dùng nó phải qua hai trung gian là
người bán sỉ và người bán lẻ. Nó được người bán sỉ mua từ các hộ ni, về bán lại cho
các bạn hàng bán lẻ, từ người bán lẻ mới tới người tiêu dùng. Để đến được với người
tiêu dùng thì giá trị con cá lóc đã được nâng lên hơn gấp 2 lần giá trị ban đầu vì nó chứa
ln phần chi phí marketing.
5.2.2 Phân tích các tác nhân trong kênh phân phối:
Người nuôi cá:
- Thị trường tiêu thụ con cá lóc ni bể tại ấp Mái Dầm tương đối hẹp, chỉ có
hai thương lái đến mua cá của các hộ nuôi về chợ bán lại cho bạn hàng bán lẻ. Cả ấp có
hơn 30 hộ ni với diện tích gần 2.000m2 và gần như là cho thu hoạch một lượt làm cho
cung lớn hơn cầu vì vậy việc bán cá ra gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề mà các hộ
nuôi quan tâm nhất, quá ít người mua làm giảm giá trị hàng hoá và xảy ra hiện tượng bị
ép giá mà chúng ta khơng thể làm gì được.
- Khi cá khoảng từ 600g/con – 900g/con, thì người ni cho thương lái đến xem
và đưa ra giá, theo các hộ nuôi: “hầu như giá cá là do họ đưa ra được thì bán khơng thì
thơi”, vì gần như tất cả các bể thu hoạch cùng lúc nên các bạn hàng khơng q khó để
mua được cá với giá tương đối thấp hơn giá cá cân các nơi khác. Do cả khu vực nuôi
rộng lớn chỉ có 2 nhà tiêu thụ thì họ là các nhà tiêu thụ độc quyền nên giá do họ định là
tất yếu. Một mặc là cả chợ chỉ có 2 thương lái, một mặc các hộ ni khơng có điều kiện
để tìm thêm thương lái vì đây là khu vực vùng sâu vùng xa, cách xa các chợ huyện
khác, ít ai biết tới, đặc biệt là nuôi nhỏ lẻ với số lượng ít và cam chịu bị ép giá mà
khơng tự tìm thương lái mới từ các chợ khác. “Giá tuy có thấp nhưng cũng tạm được
rồi, thương lái biết đâu mà tìm, làm sau tìm”.
(Nguồn ý kiền từ các cuộc thảo luận nhóm các hộ nuôi)
- Khi bán các hộ gặp nhiều khó khăn vì bị các thương lái chèn ép: “ni cá chỉ
sợ nhất là lúc bán thơi”. Các thương lái tìm mọi cách như: bể cá không đều, cá quá lớn
hoặc quá nhỏ, trên thị trường hiện tại cá nhiều lắm với mục tiêu duy nhất là làm giảm
giá trị của con cá xuống thấp nhất và có thể mua được với giá thấp do họ đưa ra. “Đúng
là họ nói cho có để mua cá với giá thấp hơn”. Biết là bị ép giá đi nữa cũng phải bán,
“khơng bán thì để làm gì, khơng bán lúc đó vài ngày sau kêu là họ không mua”.
(Nguồn ý kiền từ các cuộc thảo luận nhóm các hộ nuôi)
- Gần như bất cứ ai cũng biết sự nghịch lý giữa giá cá tại bể nuôi và tại chợ,
người nuôi cá chỉ bán với giá cao nhất là 35.000đ/1kg cá lóc, nhưng khi cầm số tiền đó
ra chợ thì không bao giờ mua lại được một kg cá.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
12
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
- Phần lớn cá nuôi ở đây tiêu thụ thông qua trung gian là bà Út Một, vì bà mua
cũng tương đối dễ dàng hơn, ít lựa chọn và nhu cầu cá ở mọi kích cở, tuy giá không cao
hơn bà Trang, đôi khi thấp hơn, “bà làm ăn có uy tín và lâu dài”. Thương lái khác khi
mua rồi mà bể cá đó bị bệnh, chết nhiều là họ bỏ ngay khơng mua nữa, cịn bà Út thì
vẫn đến mua và bán sớm cho hộ ni đỡ hao hụt.
- Giá cá bán trong năm thường thì khơng ổn định, giá cao nhất vào khoảng tháng
5–6 là từ 28.000đ/1kg đến 32.000đ/1kg và vào dịp tết nguyên đán có giá từ 25.000đ/1kg
đến 30.000đ/1kg. Các hộ bán với nhiều mức giá khác nhau trong cùng một thời điểm
tuỳ vào cỡ cá và độ đồng điều của cá.
Bảng 5.1: Giá cá bình quân các hộ bán ra tại các thời điểm
Tháng 5-6/2009 Tháng 1-2/2010
Nhóm 1 32,000 27,000
Nhóm 2
Nhóm 3 30,000 28,000
Trung bình
31,000 30,000
31,000 28,300
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi cá
- Phần lợi nhuận thu được từ vụ bán vào dịp tết nguyên đáng thì đạt khoảng từ
150.000đ/1m2 - 250.000đ/1m2, cịn phụ thuộc vào chi phí con giống, thức ăn, chi phí
chạy nước và các chi phí khác của mỗi hộ khác nhau. Điển hình như bể của Chú Hai với
diện tích là 40m2 có tổng chi phí là 36.000.000đ, bán với giá là 30.000đ/1kg thì thu
được 46.500.000đ trừ hết chi phí có lợi nhuận là 10.500.000đ trong vịng 5 tháng ni.
Đây cũng là một trong những bể đạt lợi nhuận cao trong ấp vì có phần chi phí thấp nhất,
nhưng theo lời các hộ ni: “mình phải biết tận dụng các nguồn thức ăn, áp dụng đúng
kỹ thuật và chăm sóc cá tốt khơng để nhiễm bệnh thì chắc chắn là có lời”.
(Nguồn từ: Ý kiến của các hộ nuôi trong cuộc thảo luận)
- Do tâm lý của một số hộ nuôi chỉ biết cái lợi trước mắt mà không cần nghĩ đến
những thiệt hại về sau, giá cao là họ chấp nhận bán cho dù họ phải chịu thiệt ở khâu cân
cá như về trừ bao bì nhiều, lựa cá nhỏ bỏ ra vv…. Nếu tính kỷ lại thì giá cao không bù
đắp đủ cho các khoản thiệt hại đó.
- Đa số các hộ ni đã hài lịng với các khoản lợi nhuận mà họ đạt được từ các
bể cá, bên cạnh đó có những hộ dân lại muốn các khoản thu được cao hơn nữa, theo họ
“là lấy công làm lời chứ thật sự tính cơng mình làm vào thì khơng cịn gì, nhưng khơng
ni cá thì cũng khơng làm gì lúc rãnh vậy ta cũng khơng có thu nhập thêm”. Họ rất
muốn mình sẽ có thu nhập cao hơn từ việc bán giá cao và không bị các thương lái ép từ
khâu giá cho đến các khâu cân cá và trừ bao bì.
(Nguồn từ: Ý kiến của chú hai Hải trong cuộc thảo luận nhóm 2)
- Bên cạnh đó theo ý kiến của chú hai luân là chi hội trưởng chi hội nơng ấp thì
cho rằng: “đây là mơ hình làm tăng thu nhập kinh tế cho các hộ dân, cần phải mở rộng
và phát triển. Hiện tại và tương lai thì mơ hình này khá phát triển trên khu vực của ấp và
đang lan rộng ra các ấp lân cận. Nhưng thị trường tiêu thụ cá lóc thì chưa rộng lớn và
chưa linh động lắm nên vẫn còn hiện tượng người nuôi cá bị ép giá là thường xuyên xảy
ra”.
Tóm tắt:
- Kết quả phân tích trên cho thấy, người dân làm ra con cá nhưng khơng có
quyền quyết định giá khi bán.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
13
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
- Người nuôi chịu phần rủi ro lớn nhất nhưng đạt được lợi nhuận thấp nhất.
- Đầu ra ít thương lái, một mặc vì chợ chỉ có 2 người, một mặc các hộ ni
khơng có điều kiện tìm thêm thương lái.
Người bán sỉ:
- Chỉ có hai người bán sỉ mà sở hữu cả một thị trường rộng lớn của một huyện,
như là độc quyền trong khu vực nên có thể chi phối về giá và số lượng của con cá lóc
trên thị trường tiêu thụ.
- Thị trường tiêu thụ cá ở chợ thì sôi nổi và nhộn nhịp hơn nhiều, “ bây giờ bán
cá được lắm, đa số các bà nội trợ lựa chọn thực phẩm chính cho gia đình của mình là cá
bởi nó có nhiều đạm, khơng gây béo phì và có thể chế biến nhiều món ngon làm cho
bửa ăn phong phú hơn”. Nên kinh doanh trong mặt hàng này có thể thu được lợi nhuận
khá cao.
(Nguồn từ: Ý kiến của những bạn hàng bán lẻ tại chợ)
- Trên thị trường hiện tại rất đa dạng về các loại cá, trong đó con cá lóc là một
trong những con cá giàu dinh dưỡng và dễ chế biến được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn hiện nay. Số lượng cá lóc bán mỗi ngày bình quân là 700kg - 800kg, vào dịp tết thì
khoảng 3 - 4 tấn, còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm cụ thể mà lượng cá cần cho thị
trường khác nhau. Thường thì cá lóc bể được các bạn hàng bán lẻ thích hơn mặc dù giá
có thể cao hơn cá lóc ni với các loại mơ hình khác vì cá có độ đồng điều khoảng từ
600g/1con – 1kg/1con dễ bán, thịt cá dai và không tanh, “người tiêu dùng ln có nhu
cầu là cá bể khơng có là khơng mua” . Nhu cầu người tiêu dùng nên các bạn hàng bán lẻ
có nhu cầu cá ni trong bể từ 5 - 6 tháng. Giá bán ra thì cịn tuỳ thuộc vào từng thời
điểm và giá cá mua vào như:
(Nguồn từ: Ý kiến của những bạn hàng bán lẻ tại chợ)
Bảng 5.2: Giá bán sỉ ở một số thời điểm
Người bán sỉ Tháng 5-6/2009 Tháng 1-2/2010
Cô Út 43,000 45,000
Cô Trang
42,000 44,000
Phỏng vấn trực tiếp người bán sỉ
- Mỗi buổi chiều bạn hàng bán sỉ đi cân cá về chợ, và hoạt động bán diễn ra sôi
nổi từ 24h – 4h sáng, các bạn hàng bán lẻ lại chổ cô Út hoặc cô Trang để cân cá về bán
tại chợ hoặc về các xã , mỗi người cân vài chục kg. Số lượng cân mỗi ngày gần như là
cố định chỉ thay đổi nhỏ nếu họ nhận thêm các đơn đặt hàng và chỉ tăng mạnh vào dịp
tết nhưng có báo trước.
- Giá do người bán sỉ đựa ra dựa trên giá thị trường hiện tại, giá cá mua vào và
chi phí khi đi mua cá từ các hộ nuôi. Hầu hết các bạn hàng bán lẻ chỉ đến cân cá về bán
với giá đã định trước của người bán sỉ, mà khơng có quyền trả giá. Khi hỏi các chị có
biết giá cá bán ra của người ni cá khơng, thì các chị bảo: “biết chứ nhưng chúng tơi
khơng có điều kiện để đến tận các bể ni để mua vì khơng có phương tiện, khơng đủ
vốn và không thể cân với số lượng lớn nên các hộ ni đâu có bán”.
(Nguồn từ: Ý kiến của những bạn hàng bán lẻ tại chợ)
- Tuỳ vào số lượng bán mỗi ngày mà phần lợi nhuận của họ đạt được khác nhau,
bình quân các bạn hàng bán sỉ đạt từ 3- 5 triệu/ngày. Điển hình như cơ Út, một ngày
bình qn cơ lời khoảng 2 – 3 triệu đồng, khi tết con số đó có thể gấp đơi hoặc gấp 3
lần, như dịp tết rồi cơ lời bình qn 7triệu đồng/1 ngày. Một ngày chỉ hoạt lao động
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
14
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
khoản 10giờ mà có một khoản lợi nhuận khổng lồ và cơng việc thì gần như q nhẹ
nhàn, tất cả đã mướn nhân công làm.
- Vào dịp tết lượng cung từ người nuôi cá quá nhiều nên bị thương lái ép giá, vì
chỉ có 2 người mua mà gần như tất cả các bể điều kêu bán. Nhưng ở thị trường đầu ra
họ lại tạo thị trường ảo là thiếu hàng trong khi thị trường những ngày tết có nhu cầu rất
cao để tạo hiện tượng cầu lớn hơn cung nhằm đẩy giá lên cao. Theo cô Út: “lấy công
làm lời thôi chứ được bao nhiêu, đơi lúc ế chợ cá cịn lại mà bị chết thì bị lỗ rồi”.
Trường hợp lỗ thì rất hiếm xảy ra vì cá vận chuyển về bằng ghe đụt, mơi trường sống
giống như bên ngồi nên rất khó có khả năng cá chết, và hầu như họ có khả năng phán
đốn thị trường nên rất ít khi cá cịn thừa trong ngày.
Tóm tắt:
- Trong q trình phân tích, đây là tác nhân có sức mạnh lớn nhất vì là người
quyết định giá cá trên thị trường tiêu thụ.
- Nắm quyền chi phối lượng cá tiêu thụ trong ngày trên thị trường.
- Đạt được lợi nhuận cao nhất mà chịu phần rủi ro thấp nhất.
Người bán lẻ:
- Thị trường các bạn hàng bán lẻ rất đa dạng, mỗi người bán ở một nơi, bán với
số lượng khác nhau và các loại cá thì đa dạng và phong phú, nhưng điểm chung nhất ta
có thể bắt gặp ở tất cả các bạn hàng bán lẻ là ai cũng có bán cá lóc nhưng phải là cá lóc
đồng hoặc là cá lóc ni bể, vì một lý do rất đơn giản là người tiêu dùng cần. Khi người
tiêu dùng lựa chọn con cá lóc điều quan tâm của họ khơng phải là giá mà là cá lóc ni
với loại hình nào, họ chỉ chọn con cá lóc ni bể vì cá từ 500g/1con – 1kg/1con có thịt
dai, ngon, khơng xương và đặc biệt là thịt khơng tanh khi chế biến các món ăn.
- Tuỳ vào thị trường tiêu thụ của từng bạn hàng bán lẻ mà số lượng bán mỗi
ngày và kích cỡ cá khác nhau. Nếu bán tại thị trường chợ huyện thì mỗi người bình
qn có thể bán cả ngày khoảng 50kg/1ngày và cỡ cá mà họ chọn mua để bán là 700g –
1kg/1con. Như chị Thắm là người bán cá lóc nhiều nhất ở chợ có khi có thể bán được
100kg/1 ngày. Số lượng bán ra mỗi ngày phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường
hơm đó, tức là người tiêu dùng đi chợ nhiều hay ít, tình hình kinh tế làm cho người tiêu
dùng có thu nhập ổn định....
- Giá cá mua vào là giá do các bạn hàng bá sỉ quy định, giá cá bán ra là do họ
đưa ra, mới đầu giá bán sẻ cao hơn giá mua vào khoảng 10.000đ/1kg cho người tiêu
dùng lựa cá, sau đó dựa vào tình hình thị trường tiêu thụ của ngày hơm đó mà người bán
cá cho giá từ từ giảm xuống mà vẫn đãm bảo là có lời.
- Tuỳ vào mối quan hệ khác nhau mà các bạn hàng bán lẻ mua từ hai người bán
sỉ. Nhưng phần lớn là các bạn hàng cân cá của cơ Út, vì cá có kích cỡ mà người tiêu
dùng yêu cầu, cá khoẻ bán cả ngày không bị chết và đặc biệt là rất có uy tính, “ chị Út
hứa là có hàng, ngày nào cũng có cá để giao đủ số lượng cho dù không mua được cá vẫn
chạy lên Cần Thơ về bán lại”.
(Nguồn từ: Ý kiến của những bạn hàng bán lẻ tại chợ)
- Bình quân mỗi ngày mỗi bạn hàng bán lẻ có lợi nhuận khác nhau tuỳ vào quy
mô và khả năng tiêu thụ hết hàng của họ mà có thể đạt được vài trăm ngàn. Như chị
Thắm mỗi ngày thu nhập của chị từ con cá lóc có thể đạt từ 600.000đ/1ngày –
800.000đ/ngày. Vào dịp tết thì có hơn vì lúc đó nhu cầu cao có thể bán được nhiều hơn.
“giờ người dân ăn cá khơng hà, vừa ngon mà lại khơng có hại nữa, thịt giờ độc lắm, ăn
bị béo phì lại có chất hố học gây ra nhiều bệnh rất nguy hiểm”.
(Nguồn từ: Ý kiến của những bạn hàng bán lẻ tại chợ)
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
15
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
- Xu hướng ngày nay người tiêu dùng chuyển sang sử dụng cá trong hầu hết các
bữa ăn, để đảm bảo sức khoẻ và chế biến được nhiều món ăn ngon mà cịn hấp dẫn. Giờ
thì nguồn cá tự nhiên rất hiếm, đặc biệt là cá lóc, vì thế người tiêu dùng lựa chọn cá lóc
ni trong bể thay thế bởi nó ngon như cá lóc đồng.
Tóm tắt:
- Là đối tượng cung cấp cá trực tiếp cho người tiêu dùng nhưng khơng có quyền
quyết định về giá.
- Lợi nhuận đạt được không lớn nhưng vẫn chụi một phần rủi ro không nhỏ.
Người tiêu dùng:
- Ngày nay các bà nội trợ quan tâm và chăm sóc sức khoẻ cho gia đình mình rất
kỹ, khơng cịn là “ăn no mặc ấm” mà phải là “ăn no mặc đẹp” , vì thế họ ln ln lựa
các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà đặc biệt là khơng chứa độc tố. Tình hình ngày nay
các mặt hàng cá thịt nhiễm hoá chất từ dư lượng trong thức ăn rất nhiều, nên đa phần là
họ chọn thực phẩm tự nhiên, nhưng tự nhiên thì có giới hạn, mà hiện tại con người đã
khai thác gần như cạn kiệt, vì thế mà họ quyết định chọn thực phẩm do con người làm
ra nhưng dựa trên tự nhiên.
- Trong các bữa ăn đa số các bà nội trợ chọn cá là thực phẩm tốt nhất vì “cá là
nguồn thực phẩm giàu protein, và trong cá có chứa những chất béo rất có lợi cho sức
khỏe như omega 3 axit, DHA và EPA (những loại chất béo này cơ thể không thể tự tổng
hợp được và cũng có rất ít trong các nguồn thực phẩm từ động hay thực vật). Đây là
những chất béo sở dĩ rất quan trọng là bởi nó là thành phần quan trọng tham gia sự phát
triển của não bộ, trí thơng minh và mắt của trẻ.Thêm vào đó, trong cá chứa rất ít thành
phần chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động
vật khác. Theo các chuyên gia, cả trẻ em và người lớn nên bổ sung món cá vào thực đơn
của mình mỗi tuần hai lần”.
(Nguồn từ: /> - Trong đó loại cá được các bà nội chợ ưa chuộng nhất là cá lóc vì: “Theo đơng
y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, khơng độc; vào tỳ, vị và thận. Tác dụng kiện tỳ, lợi thuỷ,
khứ ứ sinh tân, tiêu viêm, khu phong thanh nhiệt”. Nhưng điều mà các bà nội trợ quan
tâm vẫn là thực phẩm tự nhiên nên họ quyết định chọn cá lóc đồng, khi nào khơng có thì
họ chọn tới con cá nuôi mà phải nuôi bằng thức ăn tự nhiên. Trong tất cả các mơ hình
ni thì được chọn nhiều nhất là các lóc ni bể vì người nuôi cho ăn bằng thức ăn là
cá. Con cá lóc chiếm tỷ trọng lớn trong hầu hết bữa ăn, nó được làm thành các món ăn
đa dạng và phong phú.
(Nguồn: Theo TS. Đức Quang từ />an-bai-thuoc-tu-ca-qua.html)
- Giá cá lóc trong năm giao động khoảng từ 40.000đ/1kg - 55.000đ/1kg, tuỳ vào
từng thời điểm mà có mức giá khác nhau, giá cao nhất là vào dịp tết rồi là 55.000đ/1kg.
Theo đa số người tiêu dùng điều biết giá cá thực tế mà các hộ nuôi bán ra: “giá cá tại
các bể rẻ lắm, khoảng 1/2 giá ở chợ thôi”. Biết là thế nhưng người tiêu dùng khơng có
điều kiện mua cá trực tiếp từ các hộ ni vì họ mua số lượng ít và khơng biết bể nào
đang bán.
- Trong thực tế người ta thấy những dân tộc ăn nhiều cá thường sống
khỏe mạnh, ít bệnh tật và có tuổi thọ cao hơn những dân tộc ăn nhiều thịt.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên tăng cường ăn cá, nên ăn
2-3 bữa cá mỗi tuần, thỉnh thoảng ăn cá nhỏ kho nhừ cả xương.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
16
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
(Nguồn từ: Theo Sức Khỏe & Đời Sống của Việt Báo (Theo_DanTri)
/>
- Các bà nội trợ chọn con cá cho các bữa ăn là một lựa chọn sáng suốt, nhất là cá
lóc, vì hàm lượng đạm cao và đặc biệt là từ con cá lóc có thể chế biến rất nhiều món ăn,
tuy giá của nó tương đối là cao nhưng sức khoẻ và khẩu vị là quan trọng nhất. Từ nhu
cầu của người tiêu dùng hiện tại và tương lai thì con cá lóc sẻ là thực phẩm chính trong
tất cả các bữa ăn, nên nhu cầu về cá lóc tăng lên.
Tóm tắt:
- Ngày nay con người quan tâm nhiều nhất cho sức khoẻ của mình, các bà nội
trợ chăm sóc gia đình mình bằng biện pháp lựa chọn cá là thực phẩm chính cho bữa ăn.
- Giá cá lóc trên thị trường khá cao nhưng đây là loại thực phẩm tốt nhất cho cả
gia đình.
- Biết sự chênh lệch giá cá giữa hộ ni và mình mua q cao nhưng khơng có
biện pháp nào ngồi biện pháp là chấp nhận nó.
5.2.3 Những khó khăn và hạn chế:
- Khó khăn lớn nhất của các hộ nuôi là chưa chủ động được nguồn thức ăn, phụ
thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Mà lượng cá trong tự nhiên ngày càng giảm và gần như là
sắp cạn kiệt.
- Thời gian nuôi kéo dài, nên vịng quay vốn chậm sẽ gây khó khăn trong việc
chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình ni.
- Chỉ có hai thương lái mua mà người ni rất đơng nên việc tiêu thụ gặp rất
nhiều khó khăn, phụ thuộc hoàn toàn vào hai thương lái này nên bị ép giá rất nhiều làm
cho giá cá thấp và không ổn định.
- Kinh nghiệm và kỹ thuật của họ chưa cao, mà chính quyền địa phương chưa có
chính sách hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi, chưa mở các lớp đào tạo huấn luyện
kinh nghiệm cho người dân địa phương.
5.2.4 Tiềm năng phát triển của mơ hình:
- Đây là vùng trồng toàn cây ăn trái đủ các loại mà mơ hình được xây dựng trên
các khoản đất trống tận dụng được từ các vườn trái cây và sử dụng thời gian nhàn rỗi
của các nhà vườn khi hết mùa trái. Cho nên tiềm năng cho sự phát triển mơ hình này rất
cao ở tại ấp và lan ra các ấp lân cận.
- Vừa tận dụng được lượng phế phẩm trong đành bắt tự nhiên và thời gian nhàn
rỗi của người dân, vừa tạo được một khoản thu nhập đáng kể cho người nuôi mà không
làm ảnh hưởng gì đến các khoản thu nhập khác trên diện tích đất vườn. Cho nên các hộ
dân đang tận dụng đất của mình làm bể ni cá lóc ngày càng nhiều.
- Bên cạnh đó thì các hộ khơng cịn diện tích đất trống để làm bể thì tính đến
biện phát là tăng vụ nuôi trong năm. Bằng cách là làm bể giả nuôi cá con khoảng 2
tháng trước khi thu hoạch cá trong bể lớn, như vậy thì thời gian ni rút ngắn cịn tối đa
là 4 tháng trong ao chính. Như thế mỗi năm ni được 3 vụ và mơ hình này đang được
các hộ nuôi triển khai thử trong vụ nuôi này.
- Kinh nghiệm của các hộ nuôi ngày càng nâng cao từ thực tế và sách, báo,
đài…, nên hạn chế được hao hụt và các bệnh trên cá lóc.
5.3 Phân tích sự chênh lệch về giá qua các tác nhân của thị trường:
- Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, kinh doanh thì phải mang lại lợi nhuận.
Hàng hố thơng qua các trung gian thì có các mức giá khác nhau, tuỳ vào loại, nhu cầu
thị trường và khả năng khống chế thị trường của các trung gian mà giá của nó tăng lên
cao hay thấp. Trong thị trường con cá lóc hiện tại thì chi phí trung gian cao, khoản lợi
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
17
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
nhuận mà các bạn hàng, mà đặc biệt là người bán sỉ thu được là khá cao. Cuối cùng thì
người chịu thiệt nhiều nhất vẫn là người nuôi cá và người tiêu dùng.
- Từ giá mà người nuôi bán ra và người tiêu dùng phải chịu chênh lệch hơn 50%
giá trị ban đầu, như vào dịp tết bắt đầu từ mức giá bán ra của các hộ ni là
27.000đ/1kg qua 2 trung gian thì giá này được nâng lên từ 45.000đ/1kg – 55.000đ/1kg,
khoản chênh lệch này là 28.000đ/1kg. Từ các khoản chênh lệch khá cao này thì nó
mang lại cho giới trung gian có một phần thu nhập cao hơn phần lợi nhuận của người
nuôi cá.
Biểu đồ 5.2: BIỂU ĐỒ GIÁ CÁ LÓC Ở CÁC THỜI ĐIỂM
Giá cá lóc tại các thời điểm
60,000 50,000 55,000 Người nuôi
50,000 42,000 45,000 Bán sỉ
40,000 32,000 Bán lẻ
30,000 27,000
20,000
10,000
-
Tháng 5-6/2009 Tháng 1-2/2010
- Qua biểu đồ ta thấy vào dịp tết người nuôi cá bán ra với giá thấp nhất nhưng
người tiêu dùng phải mua với mức giá cao nhất, bởi do quy luật cung – cầu của thị
trường. Cung vượt cầu ở chổ là tất cả các hộ nuôi điều thu hoạch vào dịp tết và người
tiêu dùng thì cầu vượt cung vì nhu cầu thực phẩm vào những ngày tết rất cao, mà chỉ có
2 người bán sỉ nên tạo được thế độc quyền và chi phối trên cả hai thị trường này.
- Về khoản chi phí trung gian đó thì theo chi hội trưởng chi hội nông dân của ấp
Mái Dầm: “đây là một vấn đề nan giải, khó có thể giải quyết một ngày một bửa được.
chúng tơi cũng đang tìm các biện pháp để có thể rút ngắn lại khoản chênh lệch này”.
Theo ơng thì mơ hình rất khả thi và đang được thúc đẩy cho sự phát triển mở rộng hơn
và tăng sản lượng nhưng thị trường tiêu thụ vẫn bất cập chưa được giải quyết, vẫn là
tình trạng người ni bị ép giá mà khơng cịn biện pháp gì là chấp nhận.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
18
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận:
- Mơ hình của ấp thì rộng lớn và đang được mở rộng, sản lượng cá thu hoạch thì
nhiều nhưng thị trường tiêu thụ chỉ qua hai thương lái và gói gọn phạm vi tiêu thụ là
chợ huyện dẫn tới cung vượt cầu làm cho giá giảm, thật chất thì thị trường của người
tiêu dùng có cầu vượt cung nên giá bị đẩy lên cao.
- Vấn đề cốt yếu vẫn là thương lái chèn ép giá các hộ nuôi và tung ra thị trường
với giá mà phần lợi nhuận thu được là cao nhất.
6.2 kiến nghị:
- Các hộ nuôi cần nâng cao chất lượng con cá, kích cỡ phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng và cần tìm mọi cách rút ngắn thời gian nuôi mà sản lượng không thay
đổi.
- Thành lập hợp tác xã ni cá lóc trong bể ở ấp Mái Dầm tạo thành khối thống
nhất và lớn mạnh để cải thiện các vấn đề về:
+ Làm giảm chi phí đầu vào từ con giống tới nguồn thức ăn, vì mua số lượng
lớn giá thấp và tránh được tình trạng cạnh tranh khi mua cá vụn.
+ Tăng giá cá bán ra, do có sự chi phối của hợp tác xã cho các thành viên nuôi
từng đợt để các bể thu hoạch thay phiên nhau, tránh tình trạng bán một lượt làm cung
lớn hơn cầu.
+ Có sự thống nhất về giá bán, tránh bị ép giá mà hộ này khơng bán cịn hộ
khác
- Tìm và thu hút thêm các thương lái mới từ các thị trường lân cận, có thể là
thương lái của chợ Cần Thơ.
- Xây dựng ấp thành vùng ni cá có quy mơ và chất lượng để xây dựng thương
hiệu cá lóc ni bể.
- Với điều kiện tự nhiên có thiên nhiên ưu đãi, các lãnh đạo ban ngành cần tạo
điều kiện cho người dân phát triển và mở rộng mơ hình này bằng cách mở lớp tập huấn
kỹ thuật ni cá lóc, tổ chức các cuộc thăm quan học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ
những nơi khác.
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
19
GVHD: Th.S. Nguyễn Minh Châu Chuyên đề năm 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
1. Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản: chương 4: khoa KT – QTKD Trường
ĐH An Giang
2. Cao Minh Toàn, Tài liệu Marketing căn bản: chương 2: khoa KT – QTKD Trường
ĐH An Giang
3. Kế tốn tài chính – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ chí Minh
Trang web
Lấy từ “ /> /> Lấy từ “www.webketoan.vn/.../showthread.php”
Lấy từ “ /> Lấy từ “ /> Lấy từ “ />
Nguyễn Thị Mộng Thanh
MSSV: DKT073152
20