Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học các môn lý LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.03 KB, 9 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC CÁC MƠN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
(HỆ KHƠNG CHUN NGÀNH) HIỆN NAY:
TIẾP CẬN TỪ PHÍA CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIẢNG DẠY
Bùi Trung Hưng*

Tóm tắt: Giảng dạy lý luận chính trị là một dạng giáo dục
đặc thù. Bởi lẽ, nó nhằm trang bị một hệ thống tri thức lý luận chính
trị khoa học, hiện đại và có định hướng lý tưởng rõ ràng; đồng thời
nó còn cung cấp cho người học phương pháp luận và các phương
pháp nghiên cứu chun ngành, ứng dụng vào đới sống thực tiễn có
hiệu quả và tiến bộ. Khi có một chương trình khoa học, sát u cầu,
thì đội ngũ giảng viên có vai trò rất quan trọng ở hoạt động đặc thùgiảng dạy lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay. Các giảng viên
cần chuyển đổi từ vị trí chủ đạo truyền thụ sang vị trí hướng dẫn là
chính; cần tăng dung lượng liên hệ thực tiễn sống đồng và hướng
dẫn cách khai thác các tư liệu thực tiễn cho bài học; cần làm tốt vai
trò truyền lửa trong nghiên cứu lý luận chính trị cho người học.
(Từ khóa: Rèn luyện, mơn lý luận chính trị, chương trình mơn
LLCT, nghiên cứu khoa học, thực hành mơn học)
Đặt vấn đề: Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đại học là
một chủ trương lớn của Đảng ta trong việc lãnh đạo tồn Đảng, tồn
dân ta tiến lên xây dựng đất nước trong điều kiện phát triển mới ở
thế kỉ XXI. Trong đó, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng
*

Tiến sĩ, Trưởng khoa LLCT, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

305



dạy, học tập các mơn lý luận chính trị ở bậc giáo dục đại học được
quan tâm đặc biệt. Làm thế nào để cho mơn học này phát huy đúng
mức vai trò, vị trí của nó trong các trường đại học-cao đẳng và thực
sự là một mơn khoa học cần thiết trong chương trình đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho đất nước là một vấn đề rất đáng chú ý
trên nhiều khía cạnh. Xuất phát từ giới hạn của chủ đề bàn về nâng
cao chất lượng giảng dạy- học tập các mơn lý luận chính trị trong
điều kiện hiện nay, từ thực tế triển khai chương trình, chúng tơi xin
bàn sâu vào một vấn đề quan trọng, đó là: Nâng cao chất lượng
giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng
( khơng chun ngành) hiện nay: tiếp cận từ phía chương trình và
giảng dạy.
1. Mấy nhận thức về vai trò của các mơn Lý luận chính trị
và người giảng viên Lý luận chính trị trong các trường đại họccao đẳng nước ta hiện nay.
Giảng dạy, nghiên cứu lý luận chính trị trong các trường thuộc
bậc giáo dục đại học ở nước ta hiện nay có chức năng cơ bản đó là
trang bị một hệ thống tri thức lý luận chính trị khoa học, hiện đại và
có định hướng lý tưởng rõ ràng; đồng thời nó cung cấp cho người
học phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chun
ngành, ứng dụng vào thực tiễn một cách tích cực và hiệu quả. Các
mơn lý luận chính trị còn góp phần hình thành ở người học tư duy lý
luận. Tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to lớn trong nhận thức
và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý luận mà con người mới phát
hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực
khách quan, hướng sự vận động đó vào phục vụ lợi ích của con
người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững
trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận”.
Ngay từ khi mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng ta đã ln coi trọng lý luận mác-xít và cơng tác lý luận,

giáo dục lý luận chính trị của Đảng. Đặc biệt là sau khi có chính
quyền Đảng ta ln quan tâm tổ chức tốt việc giáo dục lý luận chính
trị trong các trường đại học, cao đẳng, bởi nó là nơi đào tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
đất nước. Chúng ta ln cần có những lớp người kế cận làm chủ đất
nước “ vừa hồng, vừa chun”.

306

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Bước vào thời kì đổi mới, mặc dù đã chọn đổi mới tư duy làm
khâu đột phá, song cơng tác lý luận vẫn còn những hạn chế đáng
quan tâm. Hội nghị Trung ương 5 khóa X của Đảng đã chỉ rõ: Cơng
tác lý luận vẫn “còn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được đòi
hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp;
chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra”(1).
Trong đó, việc đào tạo đội ngũ những người làm cơng tác giảng dạy
lý luận chính trị nói chung còn nhiều hạn chế, nó vừa là hiện trạng,
vừa là ngun nhân tạo nên những hạn chế, yếu kém của cơng tác
giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay. Bởi lẽ,
dù ở bậc đại học hướng tự học, tự nghiên cứu của ngưới học là quan
trọng, nhưng khơng thể thiếu vắng sự truyền thụ của người thầy.
Hơn nữa, những ngun lý lý luận mang tính khái qt, trừu tượng
rất cao, nếu chỉ đọc và xem tài liệu, mà thiếu sự “truyền lửa” của
những người có nhiều kinh nghiệm, vốn sống thì sẽ khó mà thấm
vào đầu óc những người trẻ, sẽ khó để chuyển thành niềm tin lý

tưởng được. Người giảng viên LLCT ở trường đại học, cao đẳng
phải vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà tư tưởng, việc “vừa dạy chữ,
vừa dạy người” thể hiện rõ nét nhất, hơn bất cứ mơn học nào trong
cả chương trình. Từ đó đặt ra u cầu bức thiết về đổi mới và nâng
cao chất lượng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong hệ thống
giáo dục đại học hiện nay, mà trong đó hoạt động giảng dạy của
giảng viên cần được quan tâm đổi mới trước nhất.
2. Khái qt về thực trạng chương trình và đội ngũ giảng
viên giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng
nước ta thời gian qua:
Về chương trình mơn học: Để giúp cho việc bàn sâu vào vấn đề
đặt ra, chúng tơi xin lược lại lịch sử các chương trình các mơn
chính trị chương trình khơng chun ngành nói chung đã có tại các
trường Đại học nước ta trong khoảng 50 năm qua. Có thể khái qt
việc phân bố chương trình các mơn học này theo các thời kì: Từ
năm 1981 trở về trước, gọi chung là mơn Chính trị, với 4 mơn học:
Triết học Mác-Lênin, Kinh tế-chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa
học và Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; Từ 1982- 1987,
vẫn là 4 mơn, nhưng thay mơn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam bằng mơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Từ 1988-1992,
vẫn 4 mơn nhưng thay mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học bằng mơn
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

307


Chủ nghĩa cộng sản khoa học; Từ 1993-2001, đổi tên thành các mơn
Khoa học Mác-Lênin, và tăng đáng kể thời lượng các mơn, đổi tên
mơn Chủ nghĩa Cộng sản khoa học thành mơn Chủ nghĩa xã hội
khoa học; Từ năm 2002-2008, thêm mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh,

tăng số mơn lên thành 5 mơn; Từ 2009 đến nay, đổi tên thành các
mơn Lý luận chính trị với 3 mơn học là: Những ngun lý cơ bản
của Chủ nghĩa Mác-Lênin (cắt giảm nội dung đi và ghép 3 mơn
Triết học Mác-Lênin, Kinh tế-chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa
học thành 1 mơn), Mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và mơn Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các chương trình trên từ
1981 về trước do 2 Bộ là Bộ Giáo dục và Bộ Đại học-THCN ban
hành và từ 1987 lại đây do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, giáo
trình cũng do Bộ chịu trách nhiệm biên soạn và thống nhất quản lý
trong tồn hệ thống.
Về đội ngũ giảng viên chun ngành các mơn lý luận chính trị:
Cho đến nay, tồn ngành Lý luận chính trị ở các trường đại học
…đã có gần 4000 giảng viên, đa số có học vị thạc sĩ, số Tiến sĩ
chun ngành khoảng 200 người.
* Về những mặt mạnh: Đa số giảng viên được đào tạo chính
quy, bài bản và đáp ứng chuẩn nghiệp vụ theo u cầu của Bộ GDĐT; Phần lớn các giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo
đức nghề nghiệp tốt, có tình cảm với nghề và n tâm với hoạt động
nghề nghiệp; một bộ phận khơng nhỏ có năng lực tốt, thường xun
nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và u cầu của nền kinh tếxã hội nói chung; Nhiều giảng viên còn là nòng cốt trong các cơng
tác Đảng, đồn thể của nhà trường, được đồng nghiệp và người học
tin u, mến phục.
* Về những hạn chế, yếu kém: Theo chúng tơi, hiện đội ngũ
giảng viên các mơn LLCT còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém rất
đáng quan tâm là:
- Về chương trình các mơn LLCT: Chương ban hành theo QĐ số
52-BGD 2008 lộ rõ nhiều hạn chế. Nội dung chương trình bị cắt
xén, lắp ghép một cách khiên cưỡng giữa các phần của 3 mơn
học(với mơn Những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin) và
mơn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Do vậy,
đã khơng làm rõ được đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên

cứu đặc thù của từng phân mơn và khơng thể nối kết với các phần

308

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


còn lại trong chương trình , cũng như với thực tiễn sống động. Về
cơ bản các chương trình nói trên còn dàn trải, chưa xác định rõ yếu
tố trung tâm trong hệ thống kiến thức lý luận cần trang bị là những
gì; mới chú ý cung cấp tri thức cơ bản mà chưa có những gợi mở và
rèn luyện thực hành tư duy lý luận; thiếu vắng những bài tập thực
hành tổng kết lý luận gắn từng ngun lý cụ thể cho người học làm
quen với hoạt động này, thời gian dành cho hoạt động này hầu như
còn thiếu. Đây là những hạn chế cơ bản nhất cần quan tâm khi thiết
kế lại chương trình. Cần gấp rút biên soạn lại chương trình và giáo
trình để trả lại tính tồn vẹn và độc lập tương đối của các mơn khoa
học trong chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Về đội ngũ giảng viên: Hiện nay có 2 xu hướng bộc lộ sự yếu
kém của các giảng viên LLCT: Một là, với lớp lớn tuổi, chậm đổi
mới phương pháp, “nặng về tầm chương, trích cú”, ít đầu tư khai
thác các tiến bộ của khoa học- kĩ thuật để phục vụ bài giảng, còn
nhiều tình trạng đọc-chép; hai là, với nhiều người trẻ, có xu hướng
lạm dụng cơng nghệ thơng tin, ít chú trọng tính tư tưởng, tính phê
phán trong bài giảng, đa số sa vào “ chiếu – chép”.
Đa số giảng viên đều dạy vượt giờ tiêu chuẩn, khá nhiều
người vượt tới trên 200%, với phần nhiều là giáo án cũ, thậm chí
chương trình còn bị co ngắn lại ở hệ tại chức. Khi mà việc giảng dạy

chiếm hết thời gian và sức lực như thế thì các nhiệm vụ khác mặc
nhiên khơng thể hồn thành. Hơn nữa, ở nhiều trường còn chủ
trương cho phép lấy giờ dạy để trừ bù vào giờ chuẩn của các nhiêm
vụ khác, kể cả tự bồi dưỡng và NCKH. Đây là những động lực thúc
đẩy sự “chun biệt” hố của nhiều giảng viên nhà trường xuống
chỉ đơn thuần còn là giảng dạy, hầu như khơng có NCKH.
Trong các hoạt động chun mơn, nhất là NCKH, sự thiếu hụt
đội ngũ đầu đàn ở các chun ngành hẹp, sự thiếu quan tâm bồi
dưỡng họ, thậm chí ln xem hoạt động NCKH của họ thấp hơn các
hoạt động phong trào, hoạt động đồn thể khi đánh giá thi đua, khen
thưởng là một thực tế ở khá nhiều trường. Trong giảng viên, một số
đề tài được triển khai chủ yếu nhờ sự say mê cá nhân của một số ít
người, một số khác thì làm đề tài nhằm vào các mục đích ngồi
khoa học nên chất lượng khơng cao, còn dễ dãi trong đánh giá,
nghiệm thu kết quả nghiên cứu; chưa thật sự phát huy hết và đúng

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

309


vai trò của Hội đồng khoa học chun ngành LLCT trong nhà
trường.
* Ngun nhân của những hạn chế: Những tồn tại, hạn chế trên
đây có một số ngun nhân chủ quan là:
- Thứ nhất, việc chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình
khung còn nặng chủ quan, thiếu nghiên cứu khoa học kĩ lưỡng, còn
có biểu hiện xem nhẹ, dù khơng mang tính bản chất.
- Thứ hai, trong triển khai chương trình ở nhiều trường đại học,
cao đẳng còn có biểu hiện xem nhẹ tính học thuật của tồn mơn

LLCT, mà chỉ làm để coi như đã hồn thành đầy đủ chương trình
khung. Thậm chí có nơi còn tìm mọi cách cắt xén thời gian, ghép
lớp rất đơng, xem như để giảm chi phí, khơng cần quan tâm đến các
u cầu về điều kiện tối thiểu của người dạy và nhận thức của người
học.
- Thứ ba, còn thiếu quan tâm đầu tư xây dựng đội ngũ giảng
viên, nhất là những chun gia đầu ngành, mặc dù đã có một số ưu
đãi về vật chất, nhưng về tư tưởng và tinh thần còn thiếu quản lý,
dẫn đến còn có biểu hiện lệch lạc, thậm chí xa rời lý tưởng chính trị
chủ đạo. Về khả năng nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, yếu
kém, thậm chí có nơi bị lãng qn trong hoạt động hàng năm. Bản
thân nhiều giảng viên chưa thật tâm huyết với nghề, chưa chủ động
vươn lên tự khẳng định mình và khẳng định uy tín, tính khoa học
của mơn học, một số còn có những hành vi làm cho người khác nghĩ
sai về đội ngũ và mơn học nói chung.
3. Mấy kiến nghị nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giảng
dạy-học tập các mơn lý luận chính trị-tiếp cận từ phía chương
trình và đội ngũ giảng viên:
Theo chúng tơi, trước hết chúng ta cần nhận thức, qn triệt
những đánh giá về hạn chế, yếu kém và các định hướng phát triển
của Đảng ta với cơng tác lý luận nói chung, giáo dục lý luận chính
trị nói riêng. Trong phương hướng chiến lược được đề ra tại Đại hội
đại biều tồn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta đã nhấn mạnh: “
Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,..., khơng ngừng
phát triển lý luận; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của cơng
tác nghiên cứu lý luận... Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức,
nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của

310


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


cơng tác tư tưởng, tun truyền, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, tun truyền, cổ vũ động viên các nhân tố
mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, giáo dục truyền
thống u nước, cách mạng. Đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác
giáo dục lý luận chính trị, giáo dục cơng dân trong hệ thống các
trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” (2).
Trên cơ sở các quan điểm chủ đạo của Đảng ta nêu trên, xuất
phát từ thực trạng giảng dạy lý luận chính trị, chúng tơi xin đề xuất
mấy giải pháp đổi mới như sau:
- Thứ nhất, về kết cấu nội dung của chương trình: Cần xác định
đúng hệ thống kiến thức chun ngành và hạt nhân cơ bản của hệ
thống tri thức đó. Tất nhiên lâu nay chúng ta đã lấy Chủ nghĩa MácLênin làm chủ đạo trong hệ thống kiến thức chun ngành. Song
cách bố trí mơn học và thời lượng còn chưa hợp lý, còn nặng về
trang bị lý luận, kinh điển thuần túy.
Chúng ta cần phải thiết kế chương trình dựa trên học
thuyết chính trị mác-xít và đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản
Việt Nam đề ra, lãnh đạo tồn dân thực hiện; đồng thời hướng
người học tiếp tục phát triển các ngun lý lý luận khoa học trong
điều kiện cách mạng mới, sao cho lý luận cách mạng thực sự là
“ngọn đuốc sáng soi đường” cho cách mạng tiến lên tới những thắng
lợi mới. Và, muốn triển khai có hiệu quả các chương trình đào tạo
này chúng ta nhất thiết phải qn triệt đầy đủ vấn đề cốt lõi là tư
duy lý luận, với hai mặt gắn chặt với nhau là nội dung tư duy và
phương pháp tư duy. Do vậy, chúng ta phải tổ chức giảng dạy Triết

học Mác-Lênin, Lịch sử triết học sao cho xứng tầm là hạt nhân cơ
bản của hệ thống lý luận chủ đạo. Theo chúng tơi cần thiết kế lại nội
dung của mơn triết học, tăng thời lượng đáng kể, nhất là thời lượng
thực hành mơn học. Cần bố trí mộ dung lượng đáng kể cho phần về
tư duy lý luận với thời lượng thích hợp.
- Thứ hai, cần tăng cường các u cầu thực hành mơn học cho
cả phần lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sau khi học xong các
mơn học, người học phải được đi thực tế ở các địa phương, đơn vị
có khả năng vận dụng các tri thức đã học và cung cấp những tư liệu
thực tiễn bổ ích cho việc phát triển các tri thức đã học. Phương pháp
có nhiều ưu điểm nhất trong giáo dục chính trị, pháp luật và đạo đức
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

311


nói chung là phương pháp giảng dạy nêu vấn đề, giảng dạy theo tình
huống. Nên soạn thảo, hệ thống hố các tình huống liên quan đến
kiến thức thực tế của các mơn học nói trên để sinh viên, các nhà
giáo dục chính trị tương lai được thực hành và làm chủ các tình
huống, sự kiện mà mình sẽ giảng dạy cho người học. Thực hành
nhiều sẽ thành kỹ năng, thành thói quen. Khi gặp những tình huống,
hồn cảnh phức tạp người giáo viên chắc chắn sẽ thực hành thuần
thục, giữ gìn được danh dự, uy tín của bản thân, của nghề nghiệp.
- Thứ ba, chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT. Các
Khoa/Trường đại học có đào tạo mơn học. Chú trọng nâng cao
những yếu tố tạo cơ sở, tiền đề cho phát triển năng lực tư duy lý
luận của đội ngũ giảng viên giáo dục chính trị và giáo dục cơng dân
phát triển như: tư chất, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức
tổ chức kỷ luật và pháp luật, tri thức khoa học, ngoại ngữ.v.v.

Thường xun bồi dưỡng những u tố nội tại cấu thành năng lực tư
duy lý luận của đội ngũ giảng viên Giáo dục chính trị và giáo dục
cơng dân như: năng lực nhận thức ở trình độ lý luận, năng lực vận
dụng tri thức lý luận vào hoạt động giảng dạy, năng lực vận dụng tri
thức lý luận vào hoạt động NCKH, năng lực vận dụng tri thức lý
luận vào hoạt động đấu tranh trên mặt trật tư tưởng - lý luận. Bởi lẽ,
nếu có một chương trình thật chuẩn, thật tiên tiến mà khơng có một
đội ngũ giáo viên xứng tầm và có khả năng phát triển cao hơn, thì
coi như chúng ta chưa thay đổi và sẽ khơng mong đợi những thay
đổi theo hướng tiến bộ.
Tóm lại: Đổi mới căn bản, tồn diện các mơn lý luận chính trị
ở các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay trước hết cần phải
xây dựng được một chương trình khung khoa học, sát u cầu đối
tượng. Đồng thời cần chú trong xây dựng đội ngũ giảng viên, bồi
dưỡng với số trung và lớn tuổi hiện có và đào tạo lại, đào tạo mới số
còn trẻ tuổi theo u cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học-kĩ thuật
hiện đại. Trong đó cần hết sức chú ý tính đặc thù của ngành học,
đào tạo một giảng viên LLCT khơng chỉ là giảng viên thơng thường
như những chun ngành khoa học khác, mà còn là đào tạo một nhà
lãnh đạo chính trị, một nhà tổ chức các hoạt động xã hội trong nhà
trường và xã hội. Do vậy, việc thiết kế và triển khai chương trình
đào tạo cần phải đáp ứng u cầu nhiều mặt của xã hội nói chung.
Với góc độ cá nhân, chúng tơi mới chỉ nhìn nhận và đề xuất vài giải

312

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



pháp có tính định hướng. Mong rằng sẽ góp phần nào đó vào sự
nghiệp đổi mới của giáo dục đại học nói chung, các mơn lý luận
chính trị nói riêng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. C.Mác- Ph. Ăngghen, Tồn tập, tập 20. Nxb CTQG, Hà Nội năm 1995.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
X, ( NQ hội nghị 5, 2007, Khố X) và (2) Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ XI, NXB CTQG Hà Nội 201, tr. 255-256;
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Ban bí thư, Kết luận số 94-KL/TW ngày
28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận
chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân;
4. Bộ GD-ĐT, QĐ số 52/ QĐ 2008, Ban hành Chương trình khung các
mơn LLCT trong các trường Đại học, Cao đẳng.
5. TS. Ngơ Đình Xây, Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư
duy lý luận, Tạp chí Triết học, ngày 14 tháng 12 năm 2006;
6. PGS, TS. Trần Sỹ Phán, Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá trong
sự nghiệp đổi mới của Đảng ta,. Ngày 28/12/2011. Báo điện tử Đảng
CSVN, Cập nhật lúc 10h 25';
7. TS. Bùi Trung Hưng, Tăng cường rèn luyện tư duy lý luận trong triển
khai chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị theo hướng đổi mới
căn bản tồn diện GDĐH hiện nay. Tạp chí Đại học Sài Gòn, số tháng 10
năm 2014;

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

313




×