Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NHỮNG vấn đề đặt RA TRONG đào tạo đội NGŨ GIẢNG VIÊN lý LUẬN CHÍNH TRỊ ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.49 KB, 9 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Thị Anh Khun*
Lê Văn Tùng**

Tổ chức đào tạo các mơn lý luận chính trị ở các trường đại
học, cao đẳng nước ta khơng chỉ nhắm tới mục đích hình thành thế
giới quan, phương pháp luận khoa học cho người học, mà còn là bồi
dưỡng năng lực tư duy lý luận, kỹ năng nhận thức, tham gia và giải
quyết các vấn đề xã hội, trau dồi những phẩm chất đạo đức thiết yếu
và có hệ thống cho lực lược lao động có trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp cao. Trong nhiều yếu tố chi phối hiệu quả dạy – học lý luận
chính trị ở nước ta hiện nay, chất lượng đội ngũ giảng viên giữ vai
trò quyết định. Theo chúng tơi, có ba vấn đề cơ bản cần quan tâm
trong đào tạo đội ngũ giảng viên này ở nước ta hiện nay, đó là
chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và năng lực nghiên
cứu khoa học.
Thứ nhất, chương trình đào tạo
Nội dung và chương trình đào tạo là một trong những khâu
trọng yếu quyết định chất lượng cơng tác đào tạo. Chương trình đào
tạo hợp lý, khoa học sẽ là nội dung vật chất bên trong quyết định
hiệu quả của hoạt động dạy và học trong các trường đại học, cao
đẳng.

*

Thạc sĩ, Trường ĐH Quảng Bình.
Thạc sĩ, Trường ĐH Đồng Tháp.

**



360

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Trong những năm gần đây, chương trình đào tạo đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị đã có nhiều bước chuyển tích cực, tuy
nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số
mặt hạn chế ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng đào tạo. Cụ thể:
nội dung chương trình nặng về lý thuyết, tồn tại nhiều trùng lặp
trong các học phần, thiếu tính liên thơng đối với các ngành khác,
thiếu tính thực tiễn, chưa bám sát nhu cầu của xã hội, chưa theo kịp
xu hướng phát triển của cuộc sống, chưa có khả năng hòa nhập với
khu vực. Nhiều mơn học được xây dựng còn xa rời thực tiễn, nặng
về lý thuyết, ít chú trọng đến cơng tác nghiên cứu và thực hành.
Trước thực trạng đó, thiết nghĩ cần đưa ra một số định hướng nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị.
Một là, nội dung chương trình cần bám sát chuẩn đầu ra của
nghề nghiệp và nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Sinh viên chun ngành lý luận chính trị sau khi ra trường
thường trở thành giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hoặc giáo
viên dạy mơn giáo dục cơng dân tại các trường phổ thơng. Nhu cầu
của nơi tuyển dụng đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị
hay giáo viên giáo dục cơng dân phải có kiến thức sâu và rộng trên
rất nhiều lĩnh vực như triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội
khoa học, pháp luật, lịch sử, đạo đức và phải có lập trường chính trị
vững vàng. Do đó, khung chương trình trong các trường đại học và

cao đẳng nên kết hợp hài hòa giữa đặc thù của ngành học và nhu
cầu của nơi tuyển dụng. Chương trình cần xây dựng theo hướng
chun sâu những cũng phải bao hàm nhiều lĩnh vực giúp sinh viên
có khả năng tiếp cận cơng tác sau khi tốt nghiệp.
Hai là, nội dung chương trình cần xây dựng theo hướng mở,
chú trọng phát triển hệ thống kỹ năng nghiên cứu và các kỹ năng
mềm.
Là những người thực hiện và tun truyền chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng và
Nhà nước, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái trên mặt
trận chính trị tư tưởng, sinh viên chun ngành lý luận chính trị sau
khi ra trường đỏi hỏi phải là những người có tri thức sâu và rộng, có
lập trường chính trị vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm
như kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tun truyền, thuyết phục, kỹ
năng giải quyết tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

361


tiếp, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt
động...Thiết nghĩ, nội dung chương trình cần xây dựng theo hướng
mở để giảng viên trong q trình biên soạn tài liệu bài giảng có thể
chủ động, linh hoạt lựa chọn, thay đổi hoặc bổ sung những nội dung
nhằm đáp ứng u cầu của xã hội. Đồng thời, nội dung chương trình
cần phân bố tỷ lệ hợp lý giữa hệ thống tri thức khoa học và hệ thống
kỹ năng nghiên cứu góp phần rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa
học, giúp sinh viên làm chủ tri thức trong tương lai, kết hợp phân bố
hợp lý hoạt động thực hành, thực tập, kiến tập, ngoại khóa... giúp
sinh viên xây dựng và phát triển hệ thống các kỹ năng mềm đáp ứng
u cầu ngày càng cao của xã hội.

Ba là, nội dung chương trình nên bám sát những vấn đề thực
tiễn, mềm dẻo, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
Xu hướng tồn cầu hóa và quốc tế hóa diễn ra trên mọi lĩnh
vực đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với những người
làm cơng tác giáo dục. Giáo dục đại học nói chung và giáo dục
chun ngành giáo dục chính trị nói riêng cũng cần có sự thay đổi
để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Muốn thực hiện được u
cầu đó cần phải xây dựng chương trình đào tạo mang tính hiện đại,
đáp ứng u cầu của xã hội. Để đáp ứng được u cầu đó, trong q
trình xây dựng chương trình các bộ mơn cần cân nhắc xem cần đưa
vào những học phần nào, học phần đó có bao nhiêu tín chỉ về nên
bố trí giảng dạy ở học kỳ nào là hợp lý. Đối với tiêu chí này, các bộ
mơn nên đưa những học phần có xu hướng tiếp cận với những kiến
thức mới theo sự phát triển của thời đại, những học phần theo hướng
rèn luyện kỹ năng bên cạnh cung cấp kiến thức hàn lâm, tiếp cận
với các chương trình tiên tiến của khu vực và trên thế giới.
Ngồi ra, chương trình, nội dung đào tạo phải bám sát những
vấn đề thực tiễn, mang sắc thái của cuộc sống, khơng nên đưa vào
những vấn đề q rộng và khó mà phải căn cứ vào nhu cầu của
người học và nhu cầu của người tuyển dụng. Việc chú trọng vào nhu
cầu của người học, nhu cầu của thực tiễn, nhu cầu của thị trường lao
động sẽ là cơ sở giúp các Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo
có tính khả thi và thực tiễn cao.
Thứ hai, phương pháp giảng dạy

362

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



Đổi mới phương pháp giảng dạy bao gồm việc đổi mới nội
dung, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, đổi
mới phương tiện dạy học. Trên cơ sở khai thác triệt để các ưu điểm
của phương pháp giáo dục truyền thống và vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học mới, tiên tiến nhằm nâng cao tính chủ động,
sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu và các kỹ năng mềm khác
của người học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhà giáo
dục V.A. Xukhơmlinxki đã nói: “nếu chỉ giáo dục bằng một cách
thức nào đó thơi thì cũng giống như cố chơi bản giao hưởng “anh
hùng” của Bétthơven trên một phím đàn. Chỉ có sự hài hòa mới giáo
dục được”. Hoặc quan điểm của nhà giáo dục lỗi lạc Makarencơ thì:
“khơng có bất kỳ phương pháp nào được coi là tốt hoặc xấu nếu như
ta xem xét nó tách rời các phương pháp khác, khỏi hệ thống tồn
thể, tổ hợp tồn thể các ảnh hưởng”. Mỗi phương pháp giáo dục đều
có những ưu điểm đặc thù và thực tế cho có thấy khơng bất kỳ
phương pháp nào được coi là vạn năng và cũng khơng có phương
pháp giáo dục nào mà lại khơng đi kèm các điều kiện ràng buộc.
Vấn đề đặt ra cho những người tham gia cơng tác giảng dạy
đó là phải nhận thức một cách khách quan, khoa học những ưu điểm
và hạn chế các phương pháp giáo dục khác nhau, nhận thức được
vai trò của người học, nhu cầu thực tiễn của xã hội để lựa chọn
phương pháp, biện pháp dạy học, cách thức tác động đến đối tượng
người học nhằm phát huy tính chủ động, năng lực tự nghiên cứu, tự
học của người học. Một số u cầu của người giảng viên giảng dạy
chun ngành lý luận chính trị:
Một là, đóng vai trò hình mẫu, là một tấm gương sáng để
sinh viên noi theo. Với đặc thù của ngành đào tạo lý luận chính trị,
đào tạo ra đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ mơn giáo dục cơng dân

...do đó, giảng viên tham gia giảng dạy phải là một tấm gương về
đạo đức, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, say mê cơng tác nghiên
cứu khoa học, thường xun tự học, tự nghiên cứu.
Hai là, phải có kiến thức sâu rộng về những vấn đề đưa ra
cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, làm bài thuyết trình. Việc đổi
mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại có nghĩa là lấy
sinh viên làm trung tâm. Khắc phục lối giáo dục thụ động, phát huy
tính năng động, tự chủ, sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, việc đưa
sinh viên vào vị trí trung tâm của giáo dục, phát huy tính chủ động
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

363


của người học phải có định hướng và dựa trên sự hướng dẫn của
giảng viên. Nhiệm vụ lơi kéo, thu hút sinh viên say mê vào việc tìm
hiểu, giải quyết những vấn đề đặt ra trong q trình giảng dạy phụ
thuộc nhiều vào uy tín của giảng viên. Uy tín của giảng viên được
hình thành trên cơ sở: trình độ kiến thức sâu, rộng; kỹ năng hướng
dẫn hợp lý, khoa học; lý giải hợp lý những u cầu, thắc mắc của
người học...
Ba là, nội dung vấn đề đưa ra để sinh viên tự nghiên cứu
phải mang tính thực tiễn. Chú trọng đến tính thực tiễn của nội dung
bài học khơng có nghĩa là hạ thấp vai trò của việc nghiên cứu những
vấn đề mang tính lịch sử. Căn cứ vào đặc thù của ngành học thì
những học phần mang tính lịch sử chiếm tỷ trọng lớn trong chương
trình đào tạo như: lịch sử triết học, lịch sử triết học Mác - Lênin,
lịch sử triết học trước Mác, triết học cổ điển Đức, lịch sử tư tưởng
xã hội chủ nghĩa...Khơng thể phủ nhận vai trò của các mơn học này
bởi nó cung cấp những tri thức cơ sở, nền tảng của chun ngành.

Tuy nnhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhiều vấn đề đặt ra trong
thực tiễn là những vấn đề mà sinh viên có khả năng nắm bắt, những
vấn đề nảy sinh trong cùng một thời đại sẽ thu hút sự say mê, có khả
năng phát huy năng lực sáng tạo của người học.
Bốn là, chủ động hướng dẫn người học năng lực tự nghiên
cứu. Hoạt động dạy học là hoạt động đặc thù đòi hỏi có sự tham gia
của người dạy và người học. Người dạy là chủ thể của hoạt động
dạy còn người học là chủ thể của hoạt động học. Hiệu quả của q
trình giáo dục, đào tạo là sự hợp tác, phối hợp hoạt động của cả hai
đối tượng người dạy và người học. Do đó, đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của q trình giảng dạy phải
được thực hiện từ cả hai phía, người dạy và ngươi học. Thực tiễn
q trình tham gia cơng tác giảng dạy cho thấy, sinh viên ở nước ta
nói chung và sinh viên chun ngành lý luận chính trị nói riêng vẫn
mang nặng tác phong thụ động, chưa phát huy được năng lực tự
chủ, sáng tạo, chưa tự mình đề xuất những vấn đề trọng tâm, thậm
chí khơng dám đặt câu hỏi với giảng viên khi gặp phải những vấn đề
khúc mắc của bài học. Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ khi bắt
đầu tham gia khóa học (sinh viên năm thứ 1), giảng viên phải xây
dựng nếp tư duy sáng tạo và năng lực tự nghiên cứu của người học
và hướng dẫn cho sinh viên khả năng phát triển năng lực đó trong

364

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


những năm học tiếp theo. Cụ thể, trong q trình giảng dạy, giảng

viên ra câu hỏi trước và bắt sinh viên phải đọc và tìm hiểu trước khi
lên lớp. Ngồi những vấn đề lý thuyết cơ bản thì giảng viên có thể
hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu những vấn đề liên quan. Ban
đầu, giảng viên có thể giao đề tài, nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể, rõ
ràng cho sinh viên. Đồng thời tiến hành kiểm tra, đơn đốc thường
xun việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên giúp họ giải quyết
những khúc mắc trong q trình nghiên cứu. Sau khi sinh viên đã
quen với phương pháp tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm thì giảng
viên có thể u cầu sinh viên tự đặt ra những nội dung, đề tài liên
quan đến nội dung bài học mà cá nhân hoặc nhóm quan tâm và tìm
phương pháp giải quyết dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Cần chú ý, các nước có nền giáo dục đại học phát triển đã từ
bỏ quan điểm dạy học là hồn tất chương trình học từ lâu, và đã áp
dụng khá phổ biến quan điểm dạy học kiến tạo, tuy nhiên giảng dạy
các mơn lý luận chính trị ở nước ta hiện nay dường như chưa nắm
bắt và theo kịp xu hướng này. Theo đó, tri thức và cả năng lực sử
dụng chúng được hình thành bằng con đường kiến tạo (cả về nhận
thức và lòng tin vận dụng), q trình này chịu sự tác động của nhiều
tác nhân như phong cách học, đặc điểm cá nhân người học, mơi
trường văn hóa giáo dục, bối cảnh xã hội,v.v.. do vậy, người học là
làm chủ q trình học tập, còn giảng viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn,
gợi ý đầu mối, là tác nhân của sự thay đổi. Để giảng dạy được theo
phương pháp này thì giảng viên phải là người có năng lực giảng dạy
siêu nhận thức, tức phải có năng lực tự học một cách có hệ thống và
nhìn nhận việc học là sự thống nhất biện chứng giữa học và dạy
học.
Thứ ba, năng lực nghiên cứu khoa học
Giảng dạy và nghiên cứu là hai nhiệm vụ then chốt của người
giảng viên đại học. Nghiên cứu khoa học là cách thức nâng cao
năng lực chun mơn nghiệp vụ và nâng cao uy tín của giảng viên

một cách hiệu quả. Trong thời gian gần đây, nhiều trường đại học ở
nước ta đã bắt đầu quan tâm đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Xem đó là một trong những tiêu chí bắt buộc của giảng viên, đồng
thời cũng đã có những tiêu chí cụ thể về năng lực nghiên cứu khoa
học đòi hỏi người giảng viên phải đảm nhiệm. Tuy nhiên, mặc dù
nghiên cứu khoa học đã và đang được quan tâm đối với đội ngũ
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

365


giảng viên nhưng lại chưa được chú trọng trong đào tạo sinh viên.
Với nhu cầu ngày càng cao của đất nước, người lao động mới phải
là người có năng lực tự chủ, có khả năng vận dụng và sáng tạo
những tri thức mới. Do đó, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
đối với sinh viên nói chung và sinh viên chun ngành lý luận chính
trị nói riêng cũng là một trong những việc làm cần thiết trong cơng
tác đào tạo hướng đến nhu cầu của xã hội. Để làm tốt cơng tác này
cần quan tâm những vấn đề sau:
Một là, trong q trình giảng dạy, bên cạnh việc truyền đạt
kiến thức giảng viên cần lồng ghép tinh thần say mê nghiên cứu vào
người học. Giảng viên khơng chỉ là người có tri thức mà con phải là
người có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học. Thơng qua những
bài học trên lớp, với tinh thần say mê nghiên cứu của mình giảng
viên ít nhiều sẽ thổi vào tâm hồn của sinh viên tình u đối với khoa
học, sự say mê và nhu cầu tìm hiểu và khám phá những tri thức mới.
Đồng thời với việc đưa người học vào trung tâm của q trình giảng
dạy, giảng viên cần áp dụng các phương pháp giáo dục mới nhằm
phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của sinh viên, phát huy kỹ năng
làm việc theo nhóm, tư duy phản biện của người học. Đối với các

mơn lý luận chính trị, để kích thích nhu cầu nghiên cứu của sinh
viên, giảng viên cần hướng sinh viên tiếp cận những những vấn đề
mang tính thời sự, những vấn đề thực tiễn trên mặt trận chính trị, tư
tưởng nhằm củng cố, nâng cao năng lực học tập và lập trường chính
trị của người học.
Hai là, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học hợp lý trong
tồn khóa học. Đây là một trong những giải pháp mang tính thiết
thực trong việc nâng cao hiệu quả cơng tác nghiên cứu khoa học cho
sinh viên. Nếu khơng xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học một
cách hợp lý và có định hướng trong tồn khóa học thì sẽ có rất ít
sinh viên tham gia hoạt động này. Kế hoạch nghiên cứu khoa học có
thể được sắp xếp theo hướng từ đơn giản đến phức tạp tùy theo từng
giai đoạn của khóa học. Có thể từ các bài nghiên cứu của sinh viên
trong q trình thảo luận, bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận tốt
nghiệp. Mức độ phức tạp và đòi hỏi năng lực tự nghiên cứu của sinh
viên phải được xây dựng theo hướng tăng dần góp phần đưa sinh
viên chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động làm chủ tri thức và
làm chủ lập trường chính trị.

366

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Ba là, tạo điều kiện và mơi trường giải phóng khả năng sáng
tạo và hiện thực hóa năng lực NCKH của sinh viên. Với sức mạnh
của tuổi trẻ, sinh viên là những người có khả năng giải phóng năng
lực thực tiễn của bản thân trong hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên,

nếu như khơng có mơi trường và động lực kích thích nhu cầu
NCKH thì sức mạnh và nhiệt huyết của tuổi trẻ rất khó được giải
phóng. Do đó, trong cơng tác đào tạo, nhà trường cần xây dựng một
mơi trường giáo dục say mê với NCKH, tạo nhiều cơ hội để người
học có thể trải nghiệm. Cụ thể, chú trọng năng lực nghiên cứu của
sinh viên trong đào tạo, khuyến khích sinh viên tham gia NCKH
cùng giảng viên, xây dựng các câu lạc bộ học tập, nghiên của sinh
viên, tạo điều kiện để sinh viên có thể cùng tham dự các hội thảo
NCKH nhằm rèn luyện năng lực nghiên cứu của người học,
Thiết nghĩ, nâng cao năng lực NCKH cho sinh viên chun
ngành lý luận chính trị là một trong những vấn đề quan trọng nhằm
nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận
chính trị. Xây dựng và phát huy năng lực NCKH phải được thực
hiện trên rất nhiều phương diện như tạo điều kiện, mơi trường hiện
thực hóa năng lực nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy theo
hướng chú trọng hệ thống năng lực nghiên cứu của người học, xây
dựng kế hoạch NCKH phù hợp đối với từng cá nhân trong tồn
khóa học và quan trọng hơn hết là vai trò định hướng của nhà
trường và giảng viên trong giáo dục giúp sinh viên lựa chọn phương
pháp và cách thức nâng cao năng lực tự làm chủ và sáng tạo tri thức
mới.
Năng lực nghiên cứu khoa học, ở đây là khoa học lý luận, chỉ
có thể được hình thành trong mơi trường coi trọng việc tự do tìm
tòi, phát hiện, thử nghiệm và phản biện trên tinh thần xây dựng kiến
thức một cách có hệ thống, dựa trên một hiểu biết chắc chắn về kiến
thức lý luận mà lồi người đã tích lũy được, do vậy đào tạo năng lực
nghiên cứu về thực chất là việc tạo mơi trường sinh hoạt khoa học
sơi động. Nếu như trong dạy học chúng ta lấy người học làm trung
tâm, thì trong đào tạo năng lực nghiên cứu cần lấy tự học, tự nghiên
cứu làm trọng.

Tóm lại, nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý luận
chính trị đã và đang là một vấn đề cần quan tâm trong cơng tác giáo
dục ở các bậc đại học và cao đẳng. Đào tạo giảng viên lý luận chính
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

367


trị, những người thực hiên nhiệm vụ tun truyền chủ nghĩa Mác, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước
cần được coi trọng trên nhiều phương diện cả về nội dung chương
trình, phương pháp giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học.
Những nội dung mà chúng tơi trình bày như trên mang tính định
hướng với mong muốn cả xã hội cũng như tồn hệ thống giáo dục
đào tạo cùng chung tay xây dựng nền giáo dục hiện đại, thiết thực,
hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy, học tập các
mơn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007
2. Đặng Vũ Hoạt, Lý luận dạy học đại học, Nxb. ĐHSP, HN, 2006
3. Võ Văn Thắng, Vai trò của giáo dục đại học trong sự phát triển kinh
tế, xã hội, Nxb. Nơng nghiệp, TP HCM, 2014
4. Lê Đức Quảng, Phương pháp và tư liệu giảng dạy mơn giáo dục cơng
dân, Nxb. Giáo dục, 1998
5. Phạm Minh Phượng, “Về việc giảng dạy mơn Những ngun lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lê nin ở các trường đại học khối khơng chun
ngành Mác – Lênin”, Tạp chí Tun Giáo, 4/11/2011.

368


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×