Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THUYẾT TRÌNH một HÌNH THỨC HIỆU QUẢ TRONG dạy và học môn học ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.12 KB, 5 trang )

THUYẾT TRÌNH - MỘT HÌNH THỨC HIỆU QUẢ TRONG
DẠY VÀ HỌC MƠN HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Phan Thị Lệ Hương*

Một thực tế hiện nay trong dạy và học trong các trường, nhất
là trong các trường đại học là giảng viên sử dụng hình thức thuyết
trình để nâng cao hiệu quả của bài học, của mơn học mà mình phụ
trách, đồng thời qua đó phát huy tính tích cực, chủ động trong học
tập của sinh viên. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một bài
thuyết trình hiệu quả. Đối với giảng viên thì đó phải là một bài
thuyết trình đạt được u cầu mình đặt ra. Đối với sinh viên – người
thuyết trình phải đưa ra được thơng điệp rõ ràng, có ý nghĩa đến với
người nghe và đạt được u cầu của giảng viên. Đối với sinh viên –
người nghe họ có nhiều điều mong đợi vào người đang trình bày
một vấn đề nào đó cho họ, như nội dung, tính cập nhật, giọng nói,
cử chỉ, điệu bộ, sự nhiệt tình. Từ thực tiễn thực hiện thuyết trình
trong giảng dạy mơn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tơi có một số suy nghĩ chia sẻ:
1. Thuyết trình hiểu một cách đơn giản nhất là diễn đạt để
cho người khác hiểu rõ ràng, cặn kẽ nội dung mình muồn truyền
đạt. Một bài thuyết trình thành cơng phải có chủ đề hấp dẫn. Lựa
*

Thạc sĩ, ĐH Kinh tế TP.HCM

334

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO




chọn chủ đề thuyết trình một cách có trách nhiệm là u cầu đầu
tiên, phải biết cách lựa chọn chủ đề. Chọn một chủ đề thuyết trình
thường có hai cách, một là giảng viên chủ động đưa ra đề tài; hai là
cho sinh viên đưa ra đề tài rồi giảng viên xem xét và lựa chọn. Ở
cách thứ nhất, sinh viên khơng có quyền ưu tiên được lựa chọn vấn
đề nhưng quyền giải quyết vấn đề đó như thế nào là hồn tồn do
sinh viên quyết định. Sinh viên có thể lựa chọn cách thức tiếp cận
vấn đề; lựa chọn các nội dung để xây dựng thành một hệ thống hồn
chỉnh; lựa chọn các chứng cứ minh họa sao cho thuyết phục nhất;
lựa chọn cách thức trình bày, tương tác với người nghe. Đó là sự lựa
chọn vấn đề dựa trên ý tưởng được đặt hàng trước, nó có thể là vấn
đề sinh viên khơng am hiểu, lúc đó chắc chắn việc tìm kiếm thơng
tin là điều bắt buộc và vơ cùng hữu ích với sinh viên. Việc tìm kiếm
thơng tin từ sách vở, từ tư liệu lưu trữ, từ internet, từ các bảo tàng
… có thể từ những nhân chứng lịch sử, sẽ trở thành nguồn hứng thú
cho sinh viên khi đối diện với vấn đề thuyết trình. Ở cách thứ hai,
đề tài thuyết trình do sinh viên chủ động lựa chọn và giảng viên
thơng qua, thì có hai trường hợp xẩy ra, một là sinh viên có một
lượng kiến thức tường tận về vấn đề đó và lúc đó sinh viên rất hứng
thú chia sẻ thơng tin. Hai là kiến thức về chủ đề đó của sinh viên
hạn hữu, nhưng đó là vấn đề mà sinh viên rất đam mê, lúc đó ta sẽ
thấy sinh viên dùng tâm huyết của mình để tìm kiếm thơng tin, tài
liệu, các chứng cứ khoa học, ví dụ minh họa hoặc các ý kiến của các
chun gia, các nhà lãnh đạo… để phần thuyết trình của mình đạt
đến sự thuyết phục ở mức cao nhất và truyền lửa sự đam mê đó đến
người nghe. Như vậy, có hai cách chọn đề tài thuyết trình, trên thực
tế giảng viên thường sử dụng cách thứ nhất, đẩy sinh viên vào thế
thụ động, để có hiệu quả tích cực hơn chúng ta nên mạnh dạn sử

dụng cách thứ hai.
2. Một bài thuyết trình thành cơng phải có nội dung hấp dẫn,
nhưng để có nội dung hấp dẫn thì vấn đề cốt lõi là thu thập thơng
tin, tài liệu liên quan. Thực tế cho thấy sinh viên chưa biết cách thu
thập và xử lý thơng tin, thậm chí sinh viên vơ tình sử dụng những
thơng tin sai, những thơng tin chưa được kiểm chứng… vì thế
hướng dẫn sinh viên thu thập và xử lý thơng tin là một cơng việc hết
sức quan trọng. Hiện nay, việc thu thập thơng tin trở nên dễ dàng
nhờ ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Tuy nhiên, khi chuẩn bị thuyết
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

335


trình giảng viên cần giúp sinh viên phân biệt được đâu là những
nguồn khoa học tin cậy nhằm mục đích trích dẫn, minh họa, đâu là
những thơng tin có tính chất chia sẻ, đặt vấn đề với người nghe. Giai
đoạn tìm kiếm thơng tin, sinh viên cần làm những việc sau: tìm hiểu
giáo trình; các tạp trí liên quan; những ấn phẩm; những phim tư
liệu; những văn kiện của Đảng… dựa trên đề cương cho nội dung
thuyết trình lựa chọn những thơng tin tốt nhất, thích hợp nhất cho
những nội dung cơ bản; những thơng tin mang tính thời sự, cấp
thiết, phản ánh những vấn đề của cuộc sống để minh họa; những
thơng tin, những sự kiện gây xúc động, tạo ra hiệu ứng lan truyền
cảm xúc cho người nghe. Khi thu thập và lựa chọn thơng tin cần
chú ý: tính minh bạch - nguồn gốc của thơng tin; tính đặc sắc –
những thơng tin đáng giá nhất.
3. Một bài thuyết trình thành cơng phải có sự chuẩn bị tốt
nhất. Sau bước chọn đề tài, thu thập thơng tin, tài liệu liên quan là
xây dựng đề cương thuyết trình. Đề cương thuyết trình hay dàn bài

thuyết trình được ví như khung xương của một cơ thể sống. Nội
dung của bài thuyết trình, với chứng cớ, hình ảnh, câu chuyện minh
họa dựa vào đó để phát triển cho hay cho hấp dẫn và thuyết phục
hơn. Có rất nhiều cách thức xây dựng đề cương, tùy theo mục đích
của bài hay tùy theo ý tưởng trình bày của người thuyết trình mà
xây dựng một đề cương riêng cho dễ hiểu và ấn tượng. Điểm chung
cần lưu ý khi u cầu sinh viên cần tránh trong xây dựng đề cương
là: các ý trùng lập do sắp đặt; bố cục thiếu cân đối giữu các nội
dung; các ý tưởng khơng liền mạch, thiếu sự liên kết lẫn nhau làm
mất đi tính logic, chặt chẽ của bài thuyết trình.
4. Soạn nội dung chi tiết cho bài thuyết trình. Một bài thuyết
trình phải có đủ ba phần: thứ nhất là phần mở đầu, gồm: chào người
nghe, giới thiệu chủ thể thuyết trình, giới thiệu chủ đề thuyết trình;
nêu cách thức làm việc. Ở giây phút đầu tiên này phải tạo được ấn
tượng mạnh, phải có cách thức khiến người nghe phải tập trung phải
chú ý vào đề tài thuyết trình nhất là trong những giảng đường có lúc
lên đến 200 thậm chí 500 sinh viên. Trong thực tế sinh viên thuyết
trình đã có các cách: sử dụng những hình ảnh, âm thanh, mẩu
chuyện … để dẫn dắt người nghe đến với chủ đề, tăng dần sự chú ý,
sự tập trung, sự quan tâm của họ, tạo cho họ cảm giác thoải mái, sẵn

336

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


sàng tiếp thu và chủ động tham gia vào bài thuyết trình. Thời gian
cho phần này dưới 10 phút. Thứ hai là phần nội dung – đây là phần

quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian trình bày, là phần đòi hỏi
người thuyết trình phải đầu tư nghiêm túc. Bằng những kiến thức,
những tài liệu, những thơng tin đã thu thập sinh viên có nhiệm vụ
“làm đầy” “khung xương” của bài thuyết trình. Các nội dung thuyết
trình phải cụ thể, đáng tin cậy, có tính thời sự và có sự liên kết, xâu
chuỗi các vấn đề; các nội dung phải được phân tích, lập luận một
cách sâu sắc, chặt chẽ nhưng rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi, tuyệt đối
khơng trình bày một cách chung chung; phải có minh họa cụ thể.
Trong thuyết trình phải gây sự chú ý của người nghe bằng các tương
tác: đặt vấn đề trao đổi, u cầu họ tham gia vào các các mục biểu
diễn, trò chơi nhỏ…trong thuyết trình những u cầu đó được sinh
viên tn thủ khá tốt. Thứ ba là phần kết luận, phải nhắc lại mục
đích của bài thuyết trình, tóm tắc nội dung chính, nhấn mạnh điểm
cốt lõi, đặt ra các câu hỏi thảo luận, u cầu những câu hỏi phản
biện, thảo luận và trả lời các câu hỏi một cách tích cực. Thảo luận
và trả lời các câu hỏi là phần được sinh viên hưởng ứng với một tinh
thần hào hứng, những vấn đề đặt ra rất thực tế, có những vấn đề là
tâm tư của sinh viên, có cả những nhận thức lệch lạc và khi được
giải đáp một cách thỏa đáng, khi được định hướng một cách đúng
đắn và sinh viên nhận thức được vấn đề thì đó là thành cơng của
một buổi thuyết trình, ở đây vai trò của giảng viên có tính chất
quyết định.
5. Kịch bản trình bày: sinh viên có rất nhiều cách thể hiện
sinh động bài thuyết trình như: dưới hình thức là một Đại hội Đảng,
một hội thảo khoa học, một chương trình truyền hình … điều đó cho
thấy sự sáng tạo, sự nghiêm túc trong học tập của sinh viên.
Các vấn đề trên chỉ là một số ý kiến rút ra trong q trình
thực hiện bài thuyết trình. Một bài thuyết trình hiệu quả cần nhiều
vấn đề khác nữa kết hợp như: kỹ năng thuyết trình, hướng dẫn thiết
kế trang trình chiếu (slide), khơng gian thuyết trình, phương tiện hỗ

trợ thuyết trình, đánh giá bài thuyết trình…

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

337


THƠNG TIN TÁC GIẢ
Ths. Phan Thị Lệ Hương
Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, ĐH Kinh tế TP.HCM
ĐTDĐ:0908164052
Email:

338

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×