Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

13 bí quyết để làm việc tốt hơn khi bị áp lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.51 KB, 4 trang )

13 bí quyết để làm việc tốt hơn khi bị áp lực
Sự khác nhau giữa người bình thường và người cực kì thành công không phải là vì
nhóm người sau thành công khi bị áp lực mà là vì họ có thể giảm nhẹ những tác động
tiêu cực của áp lực tốt hơn.

Chúng ta có thể cảm thấy rằng mình sáng tạo hơn khi bị áp lực. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác
chứ không phải là thực tế. Thực tế là bạn có thể đạt được năng suất cao hơn nhưng các sản phẩm
bạn tạo ra thường... tệ hơn.
Trong quyển sách mới nhất của mình “Performing Under Pressure: The Science of Doing Your
Best When It Matters Most”, hai đồng tác giả Hendrie Weisinger và J.P. Pawliw-Fry cho thấy
một sự thật đáng buồn rằng: sự khác nhau giữa người bình thường và người cực kì thành công
không phải là vì nhóm người sau thành công khi bị áp lực mà là vì họ có thể giảm nhẹ những tác
động tiêu cực của áp lực tốt hơn.
Và đây là 13 bí quyết được họ chỉ ra để giúp chúng ta làm việc tốt hơn khi bị áp lực:
1. Hãy nghĩ về những khoảnh khắc áp lực như là một thử thách (thú vị) chứ không phải là
một sự đe dọa đến sự sống còn.


Hầu hết mọi người xem những tình huống áp lực là điều đáng sợ, vì thế họ thể hiện thậm chí còn
tệ hại hơn lúc bình thường. “Xem áp lực là mối đe dọa sẽ làm giảm sự tự tin của bạn, tăng nỗi sợ
thất bại, làm mất đi sự tập trung và phán đoán. Nó cũng làm hao mòn sức lực của bạn,” hai ông
viết.
Nói một cách ngắn gọn, xem áp lực như là mối đe dọa là điều rất tệ hại. Hãy thay đổi suy nghĩ
của bạn: thay vì xem nó là tình huống nguy hiểm thì hãy xem đó là một thử thách. “Khi bạn xem
nó là thử thách, bạn sẽ được kích thích có được sự tập trung và năng lượng cần để nỗ lực tốt
nhất. Để luyện tập, hãy tạo cho mình lối ‘suy nghĩ thử thách’ trong cuộc sống hàng ngày: đó
không phải là một dự án, đó là một cơ hội,” hai tác giả khuyên.
2. Hãy nhắc nhở bản thân bạn rằng đây chỉ là một trong nhiều cơ hội
Tình huống áp lực này có phải là một cơ hội tốt? Chắc chắn là thế. Nó có phải là cơ hội duy nhất
bạn sẽ có được trong quãng đời còn lại? Có lẽ là không. “Hãy nghĩ rằng các cơ hội khác sẽ đến.
Trước một cuộc phỏng vấn xin việc quan trọng, hãy tự nhủ rằng ‘mình sẽ có những cơ hội


khác’,” hai tác giả khuyên.
3. Hãy tập trung vào công việc, chứ đừng tập trung vào kết quả
Đây có lẽ là điều dễ thực hiện nhất trong tất cả các bí quyết. Theo hai tác giả, thay vì lo lắng về
kết quả thì bạn hãy lo lắng về công việc mình đang làm. Họ giải thích rằng điều đó chỉ làm tăng
thêm sự không thấy được hết tất cả những khía cạnh của vấn đề mình đang giải quyết. Khi bạn
tập trung vào công việc đang làm, tất cả những gì bạn có thể thấy được là những bước cụ thể cần
thiết để làm tốt hơn.
4. Hãy để bạn lên kế hoạch cho những điều tệ hại nhất
“Điều gì sẽ xảy ra nếu...?” có thể là một câu hỏi tốt dành cho bạn. Bằng cách lường trước những
hậu quả xấu nhất có thể xảy ra, bạn có thể sẵn sàng cho những tình huống đó.
Chìa khóa ở đây là bạn đang dự báo trước những điều không mong đợi. ‘Nó có thể bảo vệ bạn
không bị áp lực bằng cách cho phép bạn chuẩn bị, và vì vậy bạn sẽ không bị giật mình, cho
những điều không ngờ đến. Thay vì hoảng loạn, hãy bình tĩnh và tiếp tục công việc của mình
trong khả năng tốt nhất,’ hai tác giả viết.
5. Hãy kiểm soát
Trong khoảnh khắc bị áp lực, có những điều bạn kiểm soát được và không kiểm soát được.
Nhưng khi bạn tập trung vào những điều không kiểm soát được thì áp lực càng tăng, lo lắng cũng
tăng, và cuối cùng sẽ làm giảm đi sự tự tin của bạn. Những gì bạn cần làm là tập trung vào những
điều bạn có thể kiểm soát được. Chẳng hạn trong một cuộc phỏng vấn, đừng để đầu óc của bạn
suy nghĩ về những chuyện như: có ai khác nộp đơn cho vị trí này không, người phỏng vấn có
thiên vị không, họ có thích trang phục của bạn không. Điều duy nhất bạn cần làm là: hãy sẵn
sàng cho họ thấy là bạn là người phù hợp cho vị trí đó.


6. Hãy nhớ lại những thành công trong quá khứ của bạn
‘Nhớ lại những thành công trong quá khứ làm phát sinh sự tự tin. Trước đây bạn đã làm được
điều đó thì bây giờ bạn cũng sẽ làm được. Khi bạn cảm thấy tốt về bản thân mình thì bạn sẽ có
thể loại bỏ được lo âu vả lo cho công việc của mình tốt hơn,’ hai tác giả viết.
7. Hãy tích cực trước và trong những khoảnh khắc bị áp lực lớn
Nuôi dưỡng một thái độ tích cực sẽ mang lại cho bạn những điều tốt đẹp. Theo hai tác giả ‘Tin

tưởng vào một kết quả thành công có thể giúp bạn không bị lo lắng, vốn làm cho bạn cạn kiệt
suy nghĩ và bị xao nhãng. Khi bạn có thái độ tích cực, lo lắng và sợ hãi sẽ bị mất đi, giúp bạn
hành động tự tin.’
8. Hãy “giữ liên lạc” với các giác quan của bạn
Khi gặp áp lực, bạn có nguy cơ mắc phải những lỗi bất cẩn hay những sai sót mà có thể bạn
không bao giờ bị khi bình tĩnh. Để giảm bớt tình hình này, hai tác giả khuyên rằng bạn nên ‘lắng
nghe’ các giác quan của mình. Bạn thấy gì? Bạn nghe gì? Bạn đang thở như thế nào?
9. Hãy nghe nhạc hoặc tạo ra chút âm nhạc gì đó
Bẳng cách nghe nhạc, bạn có thể làm cho mình tạm quên đi những lo âu. Và thật may là điều này
rất dễ thực hiện. Lần tới, trước khi bạn đối mặt áp lực, chẳng hạn như sắp có bài thuyết trình
quan trọng, hãy dành vài phút để nghe một bài hát yêu thích.
10. Hãy tạo ra một thói quen trước khi thực hiện công việc
Ý tưởng ở đây là bạn nên tạo cho mình một thói quen trước khi trình bày hoặc thực hiện một
điều gì đó. Thói quen này sẽ giúp cho bạn giữ được tập trung, không bị xao nhãng và đưa bạn về
‘vùng quen thuộc’ bằng cách phát ra tín hiệu cho cơ thể bạn biết rằng ‘đã đến lúc thực hiện công
việc.’
11. Hãy chậm lại
Khi bị áp lực, bạn thường có khuynh hướng đẩy nhanh suy nghĩ của mình. Đừng làm thế vì điều
đó sẽ khiến cho bạn hành động trước khi thật sự đã sẵn sàng và có thể khiến bạn đi đến những
kết luận vội vàng. Vậy giải pháp là gì? Hãy chậm lại. Hãy dành cho mình một giây để hít thở và
hình dung ra kế hoạch. Điều đó sẽ giúp bạn suy nghĩ linh động hơn, sáng tạo hơn và tập trung
hơn, và dĩ nhiên công việc của bạn sẽ tốt hơn.
12. Hãy kiếm một quả bóng và bóp chặt nó
Đúng là nghe có vẻ... buồn cười, nhưng ‘những quả bóng giúp giảm stress’ thật sự có tác dụng.
Một trong những lý do khiến bạn từ chối nói chuyện khi bị áp lực là vì có một suy nghĩ liên tục,
không ích lợi gì cứ chạy đi chạy lại trong đầu của bạn. Khi bạn bóp chặt quả bóng bằng tay trái,
bạn có thể kích hoạt những bộ phận trong não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát các trả lời vô thức,
trong khi đồng thời kìm nén lại những phần kiểm soát suy nghĩ tự ý thức.



13. Hãy chia sẻ áp lực
Khoa học đã chứng minh rằng nói cho ai đó biết về áp lực giúp bạn giảm được lo âu và stress.
Ngoài ra nó còn mang lại cho bạn một lợi ích khác: việc chia sẻ các cảm giác cho phép bạn
‘kiểm tra chúng, thử thách tính thực tế của chúng và nhìn tình huống mang tính áp lực theo một
cách thực tế.’ Cũng có thể người được bạn chia sẻ sẽ cho bạn một vài phản hồi, điều mà bạn
không bao giờ có được nếu chỉ ‘đơn thân độc mã’mà chịu đựng.
Hãy nhớ điều này: có thể bạn không phải là người duy nhất đang bị áp lực. Nếu bạn đang bị áp
lực về một dự án nào đó thì rất có thể rằng nói ra điều đó sẽ giúp cho mọi người ít cảm thấy bị
đơn độc hơn.



×