Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.81 KB, 23 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM đã không nhận được sự quan tâm
đúng mức của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan giám sát cho đến
khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 nổ ra. Cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu bắt nguồn và bùng nổ do sự gián đoạn và hỗn loạn trên tất
cả các thị trường tài chính một cách đồng thời và rộng khắp khi mà rất nhiều
các tổ chức, trung gian tài chính không thể quay vòng hoặc vay mượn các
khoản vốn ngắn hạn, đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới thanh khoản hệ
thống ngân hàng của một số quốc gia, kèm theo đó là những bất ổn về kinh tế
vĩ mô. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu việc nhận diện RRTK hệ thống
NHTM thông qua đo lường các chỉ số và đưa ra các cảnh báo về khả năng xảy
ra RRTK hệ thống NHTM. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã xây
dựng nên các bộ chỉ số thanh khoản hệ thống NHTM, các chỉ số này được coi
như là một trong những tiêu chuẩn cảnh báo giúp các nhà hoạch định chính
sách cũng như các nhà quản trị ngân hàng có những biện pháp ứng phó kịp
thời giúp ngăn chặn khủng hoảng thanh khoản xảy ra và lan rộng.
Khi phân tích những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: "Việt Nam có nhiều ngân hàng nhỏ, khả năng quản
trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế chỉ ở mức trung bình, trong khi đó 70%-80%
hoạt động của các NHTM Việt Nam đến từ tín dụng, cho vay, hệ quả là căng
thẳng thanh khoản tại các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra
theo định kỳ từ năm 2008 đến 2014". Điều này càng trở nên đặc biệt hơn khi
nền kinh tế gặp những bất ổn về mặt vĩ mô, dẫn đến huy động vốn tăng chậm
hơn so với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt khi rủi ro từ các khoản tín dụng bất
động sản tăng lên đáng kể, khiến tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM


2
Việt Nam suy giảm.


Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài
Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trên Thế giới
Đến nay, trên thế giới đã có một số công trình liên quan đến việc nhận
diện, phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng. Các nghiên cứu trên
nhìn chung đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận khá chuẩn mực trong việc nhận
diện, phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng nói chung và kinh
nghiệm của các quốc gia trong áp dụng các phương pháp nhận diện, phân tích
để phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng nói riêng. Đây là cơ sở
quan trọng, tạo điều kiện tiền đề để Việt Nam áp dụng vào việc phòng ngừa
rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại.
2.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách hệ
thống toàn bộ các nội dung liên quan đến rủi ro thanh khoản hệ thống ngân
hàng thương mại. Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu đã truyền
tải những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung rủi ro thanh
khoản hệ thống ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro thanh khoản hệ
thống ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu thực trạng rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân


3
hàng thương mại Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về mặt lý luận nội dung
rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, đề tài
cũng đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2015 thông qua nguồn số liệu
từ NHNN, từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức khác nhằm chỉ ra
những vấn đề liên quan đến việc phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị
nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống:
Tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích,bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các
phương pháp định lượng, các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính
trực quan và tính thuyết phục.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận, luận án đã tiếp cận, luận giải một cách hệ thống các vấn
đề liên quan đến rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại. Về mặt
nghiên cứu thực tiễn, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia
trong việc phân tích, nhận diện RRTK hệ thống ngân hàng thông qua diễn
biến trên thị trường tiền tệ, các chỉ số cảnh báo RRTK hệ thống ngân hàng, từ
đó rút ra được những bài học hữu ích cho Việt Nam trong việc nhận diện cũng
như áp dụng các chỉ số trong việc phân tích RRTK hệ thống NHTM nhằm


4
phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM. Đồng thời, luận án tiến hành phân tích
và phản ánh một cách sâu sắc thực trạng RRTK hệ thống NHTM Việt Nam,
rút ra được những thành công cũng như tồn tại, hạn chế trong việc phòng ngừa

RRTK hệ thống NHTM Việt Nam. Về mặt ứng dụng thực tiễn, luận án là
công trình đầu tiên xây dựng hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa
RRTK hệ thống NHTM Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Luận án bao gồm 206 trang, 23 bảng, 22 hình vẽ cùng 8 phụ lục.
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng với các phụ lục và tài liệu tham
khảo, đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Luận cứ khoa học về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân
hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam.


5
Chương 1
LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ RỦI RO THANH KHOẢN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro thanh khoản và nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản hệ
thống ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại
Các quan niệm về rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM vẫn còn tồn tại một
số sự khác biệt. Tuy nhiên, một cách chung nhất, rủi ro thanh khoản hệ thống
NHTM là là dạng rủi ro gây ra RRTK cho toàn hệ thống NHTM - ngược với rủi
ro chỉ liên quan tới một chủ thể hoặc một bộ phận riêng lẻ của hệ thống. Tóm lại,
RRTK hệ thống NHTM là: Rủi ro do các sự kiện hoặc điều kiện đặc thù gây
nên bất ổn thanh khoản của toàn hệ thống NHTM.
1.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản hệ thống
ngân hàng thương mại

Thứ nhất, sự mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn của hệ thống ngân
hàng; Thứ hai, biến động bất thường của nền kinh tế thực trong nước và trên quốc
tế; Thứ ba, biến động bất thường của thị trường tài chính trong nước và trên quốc
tế; Thứ tư, sự tăng trưởng tiền tệ, tín dụng quá nhanh, không bền vững và yếu kém
trong hệ thống chính sách, công cụ và năng lực; Thứ năm, tác động lan truyền.
1.2.Phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại
Việc nhận diện, phân tích RRTK hệ thống NHTM đã được một số nhà
nghiên cứu trên thế giới tiến hành, các nghiên cứu chủ yếu dựa vào đánh giá diễn
biến trên thị trường tiền tệ hoặc xây dựng chỉ số cảnh báo giúp các nhà quản lý,
các cơ quan thanh tra, giám sát… có thể sớm phát hiện những dấu hiệu căng
thẳng thanh khoản hệ thống, từ đó kịp thời đưa ra được những biện pháp cần
thiết cho mọi tình huống, việc phân tích RRTK hệ thống NHTM được xây dựng
dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
1.2.1. Phân tích diễn biến trên thị trường tiền tệ


6
(i)Các chỉ số về nợ nước ngoài gồm: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối quốc gia trên
tổng nợ nước ngoài ngắn hạn; Tỷ lệ tổng nợ nước ngoài trên GDP; Tỷ lệ tổng nợ
ngắn hạn trên GDP. (ii) Các chỉ số về tài chính tiền tệ gồm: Tỷ lệ M2 trên GDP;
Tỷ lệ tài sản có tính lỏng cao trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; Tỷ lệ dư nợ
trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi của hệ
thống ngân hàng; Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; Tỷ lệ dư nợ ngoại tệ trên dư nợ cả hệ
thống; Tỷ lệ tổng tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi cả hệ thống. Ngoài ra, các dấu
hiệu trên thị trường liên ngân hàng thông qua diễn biến khối lượng giao dịch và lãi
suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và khối lượng bơm ròng qua nghiệp vụ
thị trường mở (OMO) của NHTW cũng phản ánh RRTK hệ thống NHTM.
1.2.2. Phân tích mô hình kiểm định độ căng
Mô hình bao gồm liên kết các biến kinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn
như GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các biến khác. Mô hình kiểm tra căng thẳng

bao gồm một mô hình vệ tinh, nó liên kết các biến kinh tế vĩ mô với các biến tài
chính, cụ thể là chất lượng tài sản. Mô hình vệ tinh được xây dựng dựa trên dữ
liệu của từng ngân hàng đơn lẻ thuộc hệ thống trong một khoảng thời gian: sử
dụng kỹ thuật bảng dữ liệu, chất lượng tài sản của các ngân hàng đơn lẻ có thể
được giải thích như là một hàm của các biến ngân hàng đơn lẻ và các biến cấp hệ
thống. Cùng với mô hình kinh tế vĩ mô, mô hình vệ tinh được sử dụng để lập giả
định cho các cú sốc bên ngoài tác động vào chất lượng tài sản ngân hàng.
1.2.3. Phân tích dựa trên mô hình cảnh báo sớm
Mô hình được xây dựng dựa trên các chỉ số liên quan đến hoạt động của
hệ thống ngân hàng theo một chuỗi thời gian xác định, từ đó đưa ra các các ước
lượng về xác suất xẩy ra rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng.
1.2.4. Phân tích chỉ số thanh khoản hệ thống theo Basel
Chỉ số thanh khoản hệ thống theo Basel dựa trên việc phân tích FPIs gồm
bốn bước chính: (i) Lựa chọn các tổ chức và mức độ tổng hợp từ bảng cân đối


7
của họ; (ii) Đánh giá mức độ tổn thương của các ngân hàng thông qua sự tính
toán: "tình trạng thiếu tiền mặt"; (iii) Tập hợp của các biện pháp trước đó và lập
sơ đồ tổng hợp tình trạng thiếu thanh khoản trong vấn đề cho vay; (iv) Việc bình
thường hóa các biện pháp.
1.2.5. Phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống dựa vào thị trường
Phương pháp này được xác định dựa trên kĩ thuật thống kê chuẩn và các
dữ liệu thị trường để xem xét các cơ hội kinh doanh chênh lệch trên một số thị
trường tài chính chính. Trên cơ sở xác định các dấu hiệu các ngân hàng gặp vấn
đề khó khăn thanh khoản để phát hiện xu hướng RRTK hệ thống ngân hàng.
1.2.6. Phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống có điều chỉnh
Mô hình chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống điều chỉnh SRL được xây
dựng và đề xuất áp dụng đối với đánh giá cấu trúc và kiểm định độ căng của rủi
ro thanh khoản hệ thống. Mô hình chỉ số SRL đánh giá định lượng quy mô và sự

liên kết của các tổ chức tài chính (với các mức độ khác nhau về đòn bẩy và sự
chênh lệch trong cấu trúc kỳ hạn, xác định đặc điểm rủi ro của từng tổ chức tài
chính) có thể gây ra rủi ro thanh khoản ngắn hạn với mức độ toàn hệ thống trong
giai đoạn căng thẳng.
1.2.7. Điều kiện áp dụng các phương pháp trong phân tích rủi ro thanh
khoản hệ thống ngân hàng thương mại
Phải xây dựng được các kịch bản kinh tế tài chính với các dự báo có độ
chính xác cao nhất, các kịch bản càng chi tiết với các thông số đầu vào bao trùm
hết các khả năng có thể xảy ra thì sẽ đo lường chính xác các tác động đến RRTK
hệ thống NHTM dưới các kịch bản; Dữ liệu đầu vào phải sử dụng bảng tổng kết
tài sản hợp nhất và sắp xếp các hạng mục theo như đề xuất theo Basel III; thì hệ
thống cơ sở dữ liệu, đặc biệt là báo cáo tài chính của các NHTM được cập nhật,
bổ sung đầy đủ, chi tiết với tần suất lớn nhất có thể, đảm bảo chất lượng của các
cơ sở dữ liệu. Đi kèm với đó, đội ngũ nhân lực phải được đào tạo bài bản, có
kinh nghiệm trong ứng dụng các mô hình kinh tế lượng cũng như trong đánh giá


8
mô hình đo lường sức chịu đựng rủi ro tại các NHTM.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân
hàng thương mại và bài học rút ra cho Việt Nam
Trong phần này, luận án tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong
nhận diện, phân tích RRTK hệ thống ngân hàng thông qua việc áp dụng các chỉ
số đo lường RRTK hệ thống ngân hàng, trường hợp của một số quốc gia mới nổi
(Chile và Ấn Độ), nghiên cứu việc nhận diện cũng như các phương pháp đảm
bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng của quốc gia có nhiều nét tương
đồng với Việt Nam (trường hợp Malaysia). Từ đó, rút ra được những bài học
hữu ích cho việc phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam. Một số bài
học rút ra cho Việt Nam như sau: (i) đối với các quốc gia chưa có chỉ số đo
lường/ mô hình cảnh báo sớm RRTK hệ thống NHTM, có thể nghiên cứu áp

dụng các biện pháp của Malaysia; (ii) chỉ số đo lường RRTK hệ thống ngân
hàng CNL và INL có thể áp dụng tại Việt Nam do đơn giản trong cách thức tính
và nguồn số liệu tương đối sẵn có. (iii) chỉ số SRLI cung cấp tốt các cơ sở luận
cho việc xây dựng các phương pháp đo lường RRTK hệ thống NHTM trường
hợp cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. (iv) Thứ tư, nghiên cứu
áp dụng thêm các chỉ số đo lường RRTK hệ thống ngân hàng khác nhau để có
thêm những góc nhìn toàn diện hơn trong việc phòng ngừa RRTK hệ thống ngân
hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Trong chương 1, luận án đã trình bày các luận cứ khoa học liên quan đến
rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại. Bên cạnh việc xây dựng cơ
sở lí thuyết, luận án đã chỉ ra những RRTK cơ bản và nguyên nhân gây ra rủi ro
thanh khoản hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, luận án cũng đã chỉ ra được những
phương pháp chủ yếu phục vụ cho việc đo lường nhằm phòng ngừa rủi ro thanh
khoản hệ thống ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, chương 1 của luận án đã


9
tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa RRTK hệ thống
NHTM từ đó, rút ra được những bài học hữu ích cho Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay bao gồm 3 nhóm ngân hàng
chính: các NHTM nhà nước, các NHTMCP và các NHTM nước ngoài. Ngoài
ra, còn có các ngân hàng liên doanh và các chi nhánh đại diện của các TCTD
nước ngoài. Một số vấn đề nổi bật như sau: (i) Vốn huy động của các NHTM
trong hệ thống tăng qua các năm, chứng tỏ hệ thống NHTM Việt Nam đã thực
hiện tốt chức năng huy động vốn trong nền kinh tế; (ii) Tốc độ tăng trưởng tín

dụng của các NHTM trong hệ thống chậm lại so với những năm trước đó,
nguyên nhân là do: cầu trong nước và nước ngoài thấp, doanh nghiệp khó khăn,
tồn kho lớn đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn ngân hàng của doanh nghiệp; (iii)
Quy mô và tốc độ nợ xấu của các NHTM trong hệ thống có xu hướng giảm
trong thời gian gần đây; (iv) Lợi nhuận của các NHTM trong hệ thống có xu
hướng giảm.
2.2.Thực trạng rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam
2.2.1.Khung pháp lý quản lý rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến nay
Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông
tư 36). Thông tư 36 đã thay thế hàng loạt các văn bản của NHNN đã ban hành


10
trước đây, cụ thể gồm: (i)Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/2/2008 của
NHNN về cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh
chứng khoán; (ii)Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của NHNN ban
hành Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay
trung hạn, dài hạn; (iii)Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của
NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng; (iv)Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; (v)Thông tư
22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN; (vi)Điều 1 Thông tư 33/2011/TT-NHNN
ngày 08/10/2011 và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày
3/10/2012 của NHNN về bảo lãnh ngân hàng.
Ngoài ra, Thông tư 06/2016/TT-NHNN (TT06) có hiệu lực từ ngày

1/7/2016 được ban hành nhằm sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư
36/2014/TT-NHNN (TT36) quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Các nội
dung thay đổi quan trọng: Thứ nhất, thay đổi tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn; Thứ hai, quy định tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tại các
NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; Thứ ba, quy định liên
quan đến tỷ lệ tối đa đầu tư trái phiếu so với nguồn vốn ngắn hạn;
2.2.2. Thực trạng phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2015
Mỗi phương pháp dùng trong việc nhận diện, phân tích RRTK hệ thống
NHTM nhằm phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM đều có những điều kiện nhất
định nên do những hạn chế về việc thu thập số liệu, cũng như hạn chế trong năng
lực nghiên cứu, ở phần này luận án chỉ tiến hành áp dụng ba phương pháp trong
phân tích RRTK hệ thống NHTM Việt Nam, đó là các phương pháp phân tích:
dựa trên các dấu hiệu trên thị trường tiền tệ, kiểm định độ căng và mô hình cảnh


11
báo sớm. Cụ thể như sau:
2.2.2.1. Phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM Việt Nam dựa trên
các dấu hiệu trên thị trường tiền tệ
Hình 2.5: Diễn biến các mức lãi suất chính sách
và lãi suất LNH qua đêm từ tháng 1/2005-3/2015

Ngưỡng tương ứng từng giai đoạn:
Bảng 2.5: Ngưỡng của các mức lãi suất
Hình 2.6: Mối quan hệ giữa LS TCV,
Đơn vị: %/năm LS huy động vốn và cho vay
LS
LNH

VNĐ
qua
đêm
LS TCV
>10%/nă 15,2
m
LS TCV
<10%/nă 8,16
m

LSL
NH
VNĐ
kỳ
hạn 1
tuần
16,13
9

LS
HĐV
VNĐ
kỳ hạn
6 tháng

LS cho
vay
VNĐ
ngắn
hạn


15,72

19,21

9.91

13.09

Căn cứ vào số liệu tính toán căng thẳng thanh khoản hệ thống NHTM Việt
Nam xảy ra khi xuất 5 biểu hiện sau: (i) Biến động mạnh các mức lãi suất giao
dịch trên thị trường LNH; (ii)Biến động mạnh các mức lãi suất huy động vốn;


12
(iii) Biến động mạnh các mức lãi suất cho vay; (iv) Lãi suất LNH kỳ hạn 1 tuần
vượt cao hơn lãi suất giao dịch trên thị trường mở kỳ hạn 7 ngày (sau đây gọi tắt
là lãi suất OMO), lãi suất LNH kỳ hạn 6 tháng vượt cao hơn lãi suất tái cấp vốn,
trái với quy luật thông thường; (v) Sự sụt giảm mạnh vốn thanh khoản của hệ
thống ngân hàng và sự gia tăng hoặc sụt giảm đột biến số dư huy động vốn các
TCTD trên thị trường liên ngân hàng.
Kết quả rà soát các số liệu thu thập được cho thấy trong giai đoạn từ tháng
1/2005 đến tháng 3/2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng xuất hiện 3 đợt
căng thẳng thanh khoản VND nghiêm trọng thỏa mãn ít nhất 4/5 các dấu hiệu
trên và các đợt căng thẳng này đều bắt đầu xảy ra trong thời kỳ lãi suất tái cấp
vốn được quy định ở mức dưới 10%.
Hình 2.7: Diễn biến các mức lãi suất VNĐ trên thị trường Việt Nam
biểu hiện các đợt căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM

Đợt 1, tháng 2/2008 (lãi suất tái cấp vốn duy trì liên tục ở mức 6,5%/năm

trong vòng 2 năm): Xuất hiện 4 trong 5 biểu hiện nói trên; Đợt 2, tháng 12/2009
(lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm): xuất hiện 4 trong 5 các biểu hiện; Đợt 3,
bắt đầu từ tháng 10/2010 và lên đến đỉnh vào tháng 1/2011 (lãi suất tái cấp vốn
tăng dần từ mức ổn định duy trì liên tục trong 10 tháng đầu năm 2010- 8%/năm
lên mức 9%/năm vào tháng 1/2011), xuất hiện cả 5 biểu hiện.
2.2.2.2.Phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM Việt Nam theo
phương pháp kiểm định độ căng


13
Nghiên cứu thực hiện kiểm định độ căng dựa trên rủi ro thanh khoản đối
với nhóm D-SIBs bao gồm 10 NHTM có tầm quan trọng đối với hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam. Nhìn chung, một nửa số các NHTM quan trọng trong hệ
thống có thể chịu tổn thương đối với RRTK, sử dụng định nghĩa hẹp về tài sản
thanh khoản nhanh (dưới 3 tháng thay vì 1 năm). Bài kiểm tra sức chịu đựng về
khả năng thanh khoản cho thấy một nửa các D-SIB mất khả năng thanh khoản
sau 5 ngày căng thẳng kéo dài và lượng tiền ra ròng của 10 NHTM (10 D-SIBs)
sau 5 ngày căng thẳng kéo dài là khá lớn (khoảng 52 nghìn tỷ, tương đương
1,28% GDP 2015).
2.2.2.3. Phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM Việt Nam theo mô
hình cảnh báo sớm
a.Định nghĩa, cửa sổ và các kịch bản căng thẳng
Định nghĩa về căng thẳng: Căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM
Việt Nam xảy ra khi xuất hiện ít nhất 4 trong số 5 biểu hiện sau trên thị trường và
trong hệ thống ngân hàng: (i)Lãi suất giao dịch VNĐ trên thị trường LNH kỳ
hạn qua đêm và kỳ hạn 1 tuần; (ii)Lãi suất huy động vốn VNĐ; (iii)Lãi suất cho
vay VNĐ tăng mạnh vượt quá 1 lần độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của
chuỗi dữ liệu thuộc một trong 2 vùng dữ liệu, trong đó vùng dữ liệu 1 tương ứng
với các giai đoạn khi lãi suất tái cấp vốn; (iv)Lãi suất liên ngân hàng vượt cao
hơn lãi suất giao dịch trên thị trường mở kỳ hạn 7 ngày (sau đây gọi tắt là lãi suất

OMO), cao hơn lãi suất tái cấp vốn, trái với quy luật thông thường; (v)Sự sụt
giảm mạnh vốn thanh khoản của hệ thống ngân hàng và sự gia tăng đột biến
hoặc sụt giảm đột biến số dư huy động vốn các TCTD trên thị trường LNH.
Bảng 2.3: Ngưỡng các mức lãi suất theo từng vùng dữ liệu

LS TCV >10%/năm
LS TCV <10%/năm

LS LNH
VNĐ qua
đêm
15,29
8,16

LSLNH
LS HĐV VNĐ LS cho vay
VNĐ kỳ hạn kỳ hạn 6 tháng
VNĐ ngắn
1 tuần
hạn
16,13
15,72
19,21
9
9.91
13.09

Bảng 2.4: Xác định các kịch bản căng thẳng



14
thanh khoản trong hệ thống ngân hàng

Các kịch bản căng
thẳng thanh khoản

LS OMO
LS TCV
-LS LNH 01
LSLNH1W
tuần (nhỏ hơn
(nhỏ hơn 0
0 là biểu hiện
là biểu hiện
căng thẳng)
căng thẳng)

LS LNH
ON
vượt
ngưỡng

LS LNH
1W
vượt
ngưỡng

LS
HDV
vượt

ngưỡng

LS CV
vượt
ngưỡng

6,48

5,55

0,61

0,75

-0,05

-1,52

2,57

2,52

0,44

-1,34

-3,51

-2,98


3,87

4,27

3,40

2,57

-2,48

-4,43

Tháng 2/2008 (xuất
hiện 4/5 biểu hiện)
Tháng
12/2009
(xuất hiện 4/5 biểu
hiện)
Tháng 1/2011 (xuất
hiện 5/5 biểu hiện)

(Nguồn: Tính toán của tác giả)
b. Hệ thống dữ liệu đầu vào, các chỉ tiêu cảnh báo dùng trong mô hình
Trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn
quốc tế và trong nước, Đề tài đã xây dựng một bộ các chỉ tiêu dữ liệu thô, bao
gồm các thông số đại diện cho diễn biến tại 6 khu vực khác nhau có ảnh hưởng
mật thiết đến sự ổn định thanh khoản VNĐ của hệ thống ngân hàng Việt Nam,
bao gồm: tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, khu vực tài chính – ngân hàng, khu
vực ngân sách, khu vực kinh tế thực và khu vực toàn cầu để làm cơ sở tính toán,
lựa chọn và xây dựng một bộ chỉ số cảnh báo tốt nhất cho mô hình về EWS căng

thẳng tiền tệ của Việt Nam, phù hợp với đặc thù của Việt Nam và sự sẵn có của
các số liệu.
c. Kết quả chạy mô hình cảnh báo về căng thẳng thanh khoản của hệ thống
NHTM Việt Nam
Dựa trên số liệu cập nhật đến cuối tháng 5/2016, xác suất xảy ra một đợt
căng thẳng thanh khoản VND của hệ thống ngân hàng trong vòng 6 tháng tới là
thấp,ở mức 9%, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức 0% của cùng kỳ 3 năm trước
và cần lưu ý đến khả năng rủi ro căng thẳng sẽ tăng lên trong các tháng tiếp theo


15
do tính mùa vụ như đã chứng kiến trong các năm gần đây (rủi ro căng thẳng
thanh khoản VNĐ thường có xu hướng xuống thấp nhất vào thời điểm giữa
năm, nhưng dễ tăng trở lại từ tháng 8. Do đó, cần hết sức chú ý đến những diễn
biến mới có thể ảnh hưởng bất lợi tới ổn định thanh khoản VNĐ của hệ thống
ngân hàng trong thời gian tới, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng
phương tiện thanh toán trong mối tương quan với tăng trưởng kinh tế đang có
dấu hiệu chậm lại; sự biến động về quy mô của dự trữ ngoại hối nhà nước, và
mối tương quan giữa lãi suất nội tệ, ngoại tệ trong nước và lãi suất ngoại tệ trong
và ngoài nước cũng như các chính sách tín dụng nội, ngoại tệ.
Hình 2.5: Xác suất căng thẳng thanh khoản giai đoạn 6/2016-12/2016

Rủi ro căng thẳng thanh khoản VNĐ sẽ gia tăng nếu như các chỉ tiêu quan
trọng sau vượt qua ngưỡng cảnh báo, phát tín hiệu mất an toàn:
Bảng 2.15. Ngưỡng cảnh báo rủi ro của các chỉ tiêu cảnh báo quan trọng
Các chỉ tiêu cảnh báo
Huy động vốn/M2, thay đổi theo năm (%)
Tổng tín dụng/GDP, thay đổi theo tháng (%)
Cán cân vãng lai/GDP, thay đổi theo tháng (%)
Tín dụng VNĐ/GDP, thay đổi theo tháng (%)

Tín dụng VNĐ/GDP (%)
Tín dụng VNĐ, % thay đổi theo tháng (%)
Lãi suất cho vay thực, thay đổi theo năm (%/năm)
Tín dụng VNĐ, % thay đổi theo năm (%)
Tín dụng VNĐ/GDP, thay đổi theo năm (%)
Tổng tín dụng/huy động vốn, thay đổi theo năm

Xác suất khủng

Ngưỡng

hoảng có điều kiện

cảnh báo

70,13
65
60
52
55
55,7
55,3
54
50
50

<-0,75
>2, 5
<-0,75
>2,03

>85
>4,5
>11
>43
>10,9
>0,8


16
(%)
Tổng tín dụng/GDP (%)
Tổng tín dụng/GDP, thay đổi theo năm (%)
Cán cân thương mại/GDP, thay đổi theo tháng (%)
TSN nước ngoài/M2, thay đổi theo tháng (%)

40
45
44
42

>105
>12
<-0,7
>0,27

(Nguồn: Tính toán của tác giả)
2.3. Đánh giá về khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam
2.3.1. Một số thành công đạt được
Thứ nhất, NHNN đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề RRTK hệ thống

NHTM, điều này được minh chứng khi NHNN đã liên tục cập nhật và hoàn
thiện khung pháp lý về thanh khoản và quản trị RRTK tại các NHTM trong hệ
thống theo hướng ngày càng chi tiết, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế. Thứ hai,
thông qua việc bám sát các diễn biến trên thị trường tiền tệ, NHNN đã linh hoạt
trong sử dụng công cụ thị trường mở nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các
NHTM trong hệ thống, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây RRTK toàn hệ thống
NHTM Việt Nam. Thứ ba, NHNN Việt Nam đã có cơ quan chuyên trách trong
việc dự báo căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng Việt Nam với nguồn số
liệu phong phú, cập nhật và đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong công tác dự báo,
thống kê tiền tệ.
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, việc phân tích RRTK hệ thống NHTM Việt Nam mới chỉ dừng
lại ở việc đánh giá các diễn biến trên thị trường tiền tệ và quản lý RRTK tại các
NHTM (ở cấp vi mô), chưa áp dụng mô hình cảnh báo sớm/ chỉ số đo lường
RRTK hệ thống NHTM. Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu áp dụng các chỉ
tiêu định lượng trong việc đánh giá RRTK hệ thống NHTM Việt Nam cho thấy
tại thời điểm hiện tại một số chỉ số dùng trong việc đo lường RRTK hệ thống
ngân hàng theo kinh nghiệm quốc tế không dễ dàng áp dụng cho Việt Nam. Thứ


17
ba, thiếu quy định cụ thể về hệ thống quản lý RRTK làm cơ sở cho các ngân
hàng xây dựng hệ thống quản lý RRTK.
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Cơ quan quản lý Nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai
đo lường RRTK hệ thống theo phương pháp hiện đại (SRLI, SRL,...) và chưa
tiệm cận được với những yêu cầu về quản lý thanh khoản ngân hàng theo Basel.
Chất lượng dự báo các kịch bản kinh tế xảy ra chưa cao; Chất lượng của các số
liệu trong báo cáo tài chính của các ngân hàng vẫn còn một số vấn đề phải bản;
Đội ngũ cán bộ có khả năng ứng dụng các phương pháp kiểm định vẫn còn thiếu

kinh nghiệm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Trong chương 2, luận án đã đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ nhất, đánh giá toàn diện thực trạng
rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua việc:
Đánh giá tình hình hoạt động hệ thống NHTM Việt Nam; Đánh giá thực trạng
khung pháp lý quản lý rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam; Đánh giá các diễn biến trên thị trường tiền tệ liên quan đến tính thanh
khoản hệ thống NHTM Việt Nam; Thông qua kiểm định độ căng với rủi ro
thanh khoản của nhóm 10 ngân hàng thương mại có tầm quan trọng trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam để xem xét mức độ tổn thương đối với rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng này trong hệ thống; Áp dụng mô hình cảnh báo sớm
RRTK hệ thống vào đánh giá RRTK hệ thống NHTM Việt Nam. Thứ hai, luận
án đã chỉ ra những thành công cùng với các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
trong việc phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam. Những đánh giá ở
chương 2 sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phòng


18
ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam ở chương 3 của luận án.


19
Chương 3:
GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH KHOẢN HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc phòng ngừa
RRTK hệ thống ngân hàng và đánh giá thực trạng phòng ngừa RRTK hệ thống
NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2015, tác giả nhận định một lộ trình phù hợp
trong việc phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2025

gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (trước khi áp dụng các bộ chỉ số đo lường RRTK hệ thống
ngân hàng): Thứ nhất, NHNN Việt Nam yêu cầu các NHTM tuân thủ chặt chẽ
Những nguyên tắc cho việc giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản hoàn chỉnh
theo khuyến nghị của Basel, đi kèm với đó là xây dựng và nâng cao chất lượng
hệ thống cơ sở dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ dự báo,
thống kê; Thứ hai, có thể áp dụng ngay phương pháp cảnh báo sớm và phương
pháp kiểm định độ căng vào việc phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống NHTM
Việt Nam.
Giai đoạn 2 (sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực): Nghiên cứu áp dụng chỉ số thanh khoản hệ thống dựa trên
Basel thông qua việc tính toán hai chỉ số đo lường “Coverage of new lending”
(CNL) và “Impaired new lending" (INL). Đây cũng là các phương pháp đang áp
dụng chủ yếu tại các quốc gia có xây dựng và ứng dụng bộ chỉ số rủi ro thanh
khoản hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng các phương pháp này
trong xây dựng và ứng dụng bộ chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng
Việt Nam, cần phải hoàn thiện các điều kiện về hệ thống thông tin, hệ thống dữ
liệu, con người và đặc biệt là khung pháp lý do NHNN ban hành về rủi ro thanh


20
khoản hệ thống;
Giai đoạn 3 (sau khi nguồn cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực được đào tạo
đến trình độ tiệm cận quốc tế): Nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách
tương đối và phương pháp tiêu chuẩn hóa các chỉ số trên cơ sở SRLI, bởi hai
phương pháp này đòi hỏi chất lượng bộ số liệu khắt khevà kĩ thuật tính toán
tương đối phức tạp.
Bảng 3.1: Lộ trình nhằm phòng ngừa
rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
201 201 201 201 202 202 202 202 202

2025
6
7
8
9
0
1
2
3
4
Giai đoạn 1
1. Hoàn thiện khung pháp lý về
quản lý rủi ro thanh khoản ngân
hàng
2. Nâng cao chất lượng hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu
3. Đào tạo và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong lĩnh vực dự
báo
4. Áp dụng phương pháp cảnh
báo sớm và phương pháp kiểm
định độ căng
Giai đoạn 2
Áp dụng chỉ số thanh khoản hệ
thống ngân hàng theo Basel
Giai đoạn 3
Áp dụng chỉ số đo lường RRTK
hệ thống dựa vào thị trường và
chỉ số dựa vào thị trường có điều
chỉnh (SRLI và SRL)



21
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:
Luận án đã xây dựng các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên đánh giá thực trạng RRTK hệ
thống NHTM Việt Nam ở chương 2 và các bài học kinh nghiệm quốc tế về
phòng ngừa RRTK hệ thống ngân hàng ở chương 1. Xây dựng hệ thống giải
pháp cho NHNN Việt Nam và các NHTM gồm: Xây dựng khung pháp lý dựa
trên khuyến nghị của Basel về thanh khoản ngân hàng; Giải pháp xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu; Giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực;Giải pháp triển khai đo lường rủi ro thanh khoản hệ thống dựa trên các chỉ số
SLRI, SRL, ST, EWS… Ngoài ra, để tạo hành lang thuận lợi cho việc thực hiện
các giải pháp, luận án đã kiến nghị với các Bộ, ngành trong việc triển khai các
vấn đề nhằm đồng bộ hóa với các giải pháp nêu ở trên.
Tóm lại, với các giải pháp và kiến nghị trên, luận án đã giải quyết một
phần các tồn tại và hạn chế trong việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cũng như đưa ra những gợi
ý cụ thể cho việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong tương lai.


22
KẾT LUẬN
Luận án “Rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và
thực tiễn về RRTK hệ thống NHTM Việt Nam. Qua đó, đánh giá một cách toàn
diện mức độ RRTK hệ thống NHTM Việt Nam. Các kết quả đạt được của luận
án này được thể hiện dưới các khía cạnh chính sau đây:
Thứ nhất, đã tập trung phân tích, làm rõ các quan niệm về RRTK hệ thống

NHTM, qua đó, phân tích và làm rõ các nội dung về RRTK hệ thống NHTM
như: chỉ ra những RRTK hệ thống NHTM cũng như nguyên nhân gây ra rủi ro
thanh khoản hệ thống, các phương pháp phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống.
Đồng thời, luận án cũng đã làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong việc phòng ngừa
rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng để làm bài học cho Việt Nam trong việc
sử dụng các chỉ số đo lường trong việc phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống
NHTM nhằm phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam một cách tốt nhất.
Thứ hai, luận án đã tập trung phân tích một cách toàn diện, có hệ thống
thực trạng RRTK hệ thống NHTM Việt Nam, chủ yếu trong giai đoạn 20052015. Việc phân tích tập trung vào đánh giá toàn diện thực trạng RRTK hệ thống
NHTM Việt Nam, từ những phân tích này, luận án đã chỉ ra nguyên nhân của
các tồn tại, hạn chế trong việc phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam.
Những phân tích về nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế trên sẽ là cơ sở thực
tiễn cho việc xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phòng ngừa RRTK hệ thống
NHTM Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng RRTK hệ thống NHTM Việt Nam
và các bài học kinh nghiệm quốc tế, luận án đã xây dựng các giải pháp nhằm
phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng
RRTK hệ thống NHTM Việt Nam ở chương 2 và các bài học kinh nghiệm quốc


23
tế nhằm phòng ngừa RRTK hệ thống ngân hàng ở chương 1. Các giải pháp và
kiến nghị trên, luận án đã giải quyết một phần các tồn tại và hạn chế trong việc
phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua cũng như
đưa ra những gợi ý cụ thể cho việc phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt
Nam trong tương lai.
Nói tóm lại, luận án với 3 chương nội dung đã giải quyết khá triệt để các
câu hỏi nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Hoàn thiện luận án này, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức
của mình vào nghiên cứu để đưa giải pháp nhằm phòng ngừa RRTK hệ thống

NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu và năng lực nghiên
cứu, chắc chắn luận án không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả mong
được sự đánh giá của các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn và tác
giả có thể có được kiến thức sâu rộng hơn về lĩnh vực nghiên cứu.



×