Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

bài tập đọc hiểu văn 12 kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309 KB, 46 trang )

LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU
I. Kĩ năng đọc hiểu
1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến
thức, kĩ năng của môn học). Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câu
hỏi/ bài tập.
+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong bài
làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần hướng
đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập.
+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô tả mức độ
đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng
cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã
có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.
Các bậc nhận thức

Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt
liệu được học tập trước đó như các sự kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …
kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy
trình.
Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, - (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giải
nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm
nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư tắt.
liệu
Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các - (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, dự
tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng
để giải quyết các bài tập.
mính, giải quyết.


- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận,
tách biệt, chia nhỏ ra…
Vận dụng cao:

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế,
Khả năng đặt các thành phần với nhau để lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc
tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới, lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.
hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng - (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa
tạo.
thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải
Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của thích, đưa ra nhận định.
tư liệu theo một mục đích nhất định.
1


+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh
giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên
quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên. Chú ý các bài tập thực
hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài
học.
2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình
ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu
đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu
trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn,
từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác
thường, thú vị.
Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều
ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng

tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.
Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu
được sự lô gic bên trong của chúng.
Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện
được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác
giả trong văn bản văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thường được thể hiện ở
giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và
phương thức biểu hiện hình tượng.
Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần
vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện
tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng
thụ nghệ thuật.
3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản.
2. Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
3. Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
+ Chữ viết, ngữ âm.
+ Từ ngữ
+ Cú pháp
+ Các biện pháp tu từ.
+ Bố cục.
II. Nội dung kiến thức
2


1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...
1.1. Các lớp từ
a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.

- Từ đơn:
+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.
- Từ ghép:
+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau
về nghĩa.
+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng
thái của sự vật.
- Từ láy:
+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Vai trò: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi
hình gợi cảm.
b. Từ xét về nguồn gốc
- Từ mượn: gồm từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
)và từ mượn các nước khác ( ấn Âu ).
- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn dân
tương ứng ).
- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
c. Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị.
- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
* Các loại từ xét về nghĩa:
- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn )
hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác.
* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:

- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.
3


1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ
- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán thêm cho
từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.
+ Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu là từ Hán
Việt ) để làm tăng số lượng từ.
- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ:
+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới
hoàn toàn, ví dụ như: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước...
+ Mượn từ của tiếng nước ngoài:
1.3. Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong
giao tiếp để đạt hiệu quả cao.
1.4. Phân loại từ tiếng Việt
- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.
- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng làm vị ngữ
trong câu.
- Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có thể làm
chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một
ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật trong không
gian hoặc thời gian.
- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân
quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.

- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái
độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng để gọi,
đáp.
- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...
2.1. Câu và các thành phần câu
a. Các thành phần câu
- Thành phần chính:
+ Chủ ngữ:
Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso hành động đặmc
4


điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.
Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị
ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ hoặc 1
tính từ.
+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời
gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..
- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyên nhân, mục
đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của
câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:
Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu
Phần phụ cảm thán: được dùgn để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...).
Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn
hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau
dấu hai chấm.
Thành phần gọi đáp: được dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.
+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong
câu.
2.2. Phân loại câu
a. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt.
b. Câu phân loại theo mục đích nói
Các kiểu câu
Câu trần thuật

Câu nghi vấn

Khái niệm

Ví dụ

được dùng để miêu tả, kể, nhận - Sau cơn mưa rào, lúa vươn lên
xét sự vật. Cuối câu trần thuật bát ngát một màu xanh mỡ màng.
người viết đặt dấu chấm.
được dùng trước hết với mục đích
nêu lên điều chưa rõ (chưa biết
còn hoài nghi) và cần được giải
đáp. Cuối câu nghi vấn, người
viết dùng dấu chấm ?

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre

xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Câu cầu khiến

Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, - Hãy đóng cửa lại.
đề nghị, khuyên bảo...đối với
5


người tiếp nhận lời. Câu cầu - Không được hút thuốc lá ở
khiến thường được dùng như những nơi công cộng
những từ ngữ: hãy, đừng, chớ, - Các cháu hãy xứng đáng
thôi, nào....Cuối câu cầu khiến
người viết đặt dấu chấm hay dấu Cháu Bác Hồ Chí Minh
chấm than.
Câu cảm thán

Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm
xúc của người nói ...

3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó
nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để
gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.

- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc
tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây
cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây xúc động
mạnh.
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài
hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Điệp âm: lặp lại phụ âm đầu để tạo tính nhạc
- Điệp vần: lặp lại phần vần để tạo hiệu quả nghệ thuật
- Điệp thanh: lặp lại thanh Bằng hoặc trắc nhiều lần để tạo hiệu quả nghệ thuật
- Điệp cú pháp: lặp lại cấu trúc C-V để tạo sự nhịp nhàng, cân đối hài hoà cho câu văn
4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
4.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự
nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
6


4.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh
vực văn chương.
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.
4.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo

tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
4.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống,
chính trị - xã hội.
- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...
- Đặc điểm:
+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ
4.5. Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu
+ Văn bản khoa học giáo khoa
+ Văn bản khoa học phổ cập
- Đặc điểm:
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể.
4.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Phân loại:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
7



+ Văn bản hội nghị
+ Văn bản thủ tục hành chính
- Đặc điểm:
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính minh xác
+ Tính công vụ
5. Các kiểu văn bản
Kiểu văn
bản

Phương thức biểu đạt

Ví dụ

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan - Bản tin báo chí
Văn bản tự hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
- Bản tường thuật, tường trình
sự
- Múc đích: biểu hiện con người, quy luật - Tác phẩm văn học nghệ thuật
đời sống, bày tỏ thái độ.
(truyện, tiểu thuyết)
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, - Văn tả cảnh, tả người, vật...
Văn
bản hiện tượng, giúp con người cảm nhận và
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm
miêu tả
hiểu được chúng.
tự sự.
Văn

cảm

- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
biểu cảm xúc của con người trước những vấn
- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình,
đề tự nhiên, xã hội, sự vật...
tuỳ bút.

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên - Thuyết minh sản phẩm
nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự - Giới thiệu di tích, thắng cảnh,
Văn thuyết vật hiện tượng, để người đọc có tri thức
nhân vật
minh
và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Trình bày tri thức và phương
pháp trong khoa học.
- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan - Cáo, hịch, chiếu, biểu.
điểm của con người đối với tự nhiên, xã - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
Văn
bản hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập
- Sách lí luận.
luận thuyết phục.
nghị luận
- Tranh luận về một vấn đề trính
trị, xã hội, văn hoá.
- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách - Đơn từ
Văn
bản nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng - Báo cáo
điều hành
của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản

- Đề nghị.
lí.
8


BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Bài 1:
Hỡi đồng bào cả nước!
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý
nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa như thế
nào?
3. Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên.

Trả lời:
1/ Nội dung chính phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn Độc lập”: trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc
lập”của người Mỹ ( 1776), nói về quyền tự do, bình đẳng của “mọi người”. Suy rộng ra từ quyền tự do,
bình đẳng của “mọi người” thành quyền tự do, bình đẳng của “tất cả các dân tộc trên thế giới”. Trích dẫn
bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791) , nói về quyền tự do, bình đẳng
của con người. Khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
2/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa:

Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc.
Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
3/ Ý nghĩa: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn
minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
9


Bài 2: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền
lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên.
3. Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả nghệ thuật như
thế nào?

Trả lời:
1. Ý chính của văn bản: Hồ Chí Minh đưa ra hai “sự thật” lịch sử để khẳng định nước ta là thuộc
địa của Nhật từ năm 1940, đồng thời dân ta đã lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
2. Biện pháp tu từ trong văn bản là phép điệp cú pháp “Sự thật là…” hai lần. Ý nghĩa: Nhấn mạnh
2 sự thật lịch sử nhắm bác bỏ luận điệu xảo quyệt của bọn thực dân .Vào thời gian nước ta tuyên bố độc
lập, nhà cầm quyền Pháp đã tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị quân Nhật chiếm, nay Nhật
đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền "bảo hộ"của người Pháp.
3. Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả nghệ thuật : Ca
ngợi nhân dân ta anh hùng. Hàng loạt động từ mạnh, liên tiếp diễn tả sức mạnh như vũ bão của toàn thể
nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu để giành lại độc lập, tự do.
Bài 3.
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt

Độc lập bây giờ mới thấy đây!
( Trích Theo chân Bác-Tố Hữu)
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
3. Khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây”. Anh/chị hãy viết một đoạn
văn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó.

Trả lời:
1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm
10


2. Nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
3. Đoạn văn ngắn thể hiện những ý sau:
-

TNĐL ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của HCM. Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đối
thoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của người viết
Tuyên ngôn.

-

Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ,
đồng bào trong cả nước. Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc. Mỗi dòng chữ là một
niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được độc lập, tự do. Mỗi dòng chữ cũng là những đau
đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta.

-


Vì vậy, sức thuyết phục của TNĐL không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tình cảm
chan chứa, sâu sắc của tác giả.

BÀI 2:“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC ”
PHẠM VĂN ĐỒNG
Bài 1.
Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông
Phạm Văn Đồng có viết : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt thường
của chúng ta phải nhìn chăm chú thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn
Đình Chiểu cũng vậy.”
1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên.
3. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, nhìn chăm chú, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả
nghệ thuật như thế nào?
4. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà
giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra qua vẻ đẹp từ
cuôc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:
1/ Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình
Chiểu
11


2/ o Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường: Nguyễn Đình Chiểu là một hiện
tượng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
o Phải chăm chú nhìn thì mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kĩ, phải kiên trì nghiên cứu
thì mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của nó.
o Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy được cái hay của
nó và càng khám phá ra được những vẻ đẹp mới

3/ Đoạn văn cần trình bảy các ý sau:
-Trong cuộc sống có nhiều người có số phận bất hạnh biết vươn lên để học tập và cống hiến cho xã
hội.
- Những người có số phận bất hạnh là những người kém may mắn trong cuộc sống nhưng lại biết
vươn lên để sống có ích, có ý nghĩa.
- Biểu hiện:
+ Những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn: mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo khó hoặc bố mẹ
bị bệnh tật, bản thân phải lăn lóc, mưu sinh kiếm sống ngay từ bé…nhưng họ đã biết khắc phục hoàn
cảnh bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học, vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt
đẹp.
+ Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc
cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích (thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên
Para Games).
-Ý nghĩa, tác dụng: Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa. Là tấm
gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
-Phê phán: Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, sống buông thả, không
nghĩ đến tương lai. Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, xem khó khăn thử thách là môi trường để rèn luyện. Là học
sinh, cần phải biết kiên trì nhẫn nại, vuợt qua khó khăn trong học tập.

Bài 2:
“Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài
văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca
ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh
giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".
12



( Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng; Ngữ
văn 12, tập một, NXBGD, trang 48)
1. Xác định xuất xứ và phưong thức biểu đạt của đoạn trích?
2. Nội dung của đoạn trích là gì?
3. Anh/ chị hãy giải thích ý nghĩa lời nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng
một dân tộc"? Nhận xét ấy được làm rõ như thế nào trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế"?
Đáp án
1. Xác định xuất xứ và phương thức biểu đạt của đoạn trích?
- Đoạn văn trích trong bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" của tác
giả Phạm Văn Đồng.
- Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt là nghị luận.
2. Nội dung của đoạn trích là gì?
Đoạn văn khẳng định vẻ đẹp của cảm hứng yêu nước trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu khi so sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
3. Anh/ chị hãy giải thích ý nghĩa lời nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng
một dân tộc."? Nhận xét ấy được làm rõ như thế nào trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế"?
- Nhận xét:"Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc" nhắc đến hoàn cảnh ra
đời và cảm hứng chung của hai tác phẩm - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết sau chiến thắng
oanh liệt của cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV, giải phóng hoàn toàn đất nước; Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
đã hi sinh sau trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc năm 1861; đây là giai đoạn đau thương bi tráng nhất của
lịch sử dân tộc, khi giặc Pháp đã chiếm Gia Định và mở rộng tấn công ra các vùng khác ở Nam Kì. Tuy
hai tác phẩm ra đời ở hai thời đại khác nhau, nhưng điểm chung của cả hai tác phẩm chính là cảm hứng
yêu nước sâu đậm, "hai thời buổi, nhưng một dân tộc", hai tác phẩm đều ca ngợi những người dân anh
hùng của một dân tộc anh hùng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước vẫn phát huy cao độ lòng yêu
nước, căm thù giặc, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm.
- Nhận xét đó được thể hiện xúc động hơn trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế" của
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những " dân ấp dân lân" nghèo khó mà cao cả, kiên cường, chấp nhận bước
vào cuộc chiến không cân sức, chỉ bằng gậy tầm vông, dao phay, rơm con cúi... chống lại kẻ thù với đầy
đủ " đạn nhỏ đạn to...tàu thiếc tàu đồng súng nổ...", sẵn sàng "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh". Dù thất

thế, hi sinh nhưng họ không thất bại, họ là những anh hùng đã vượt lên thân phận con dân nhỏ bé, vượt lên
sự hèn nhát của triều đình và sức mạnh tàn bạo của kẻ thù xâm lược.
Bài 3:
13


Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong
bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú
nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có
người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Văn Tiên, và hiểu Lục Văn Tiên khá thiên lệch về
nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của
phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc
chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân
lên đất nước chúng ta.
Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống
giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn can tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân
dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu
nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn
quý ở chỗ nó soi sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ
đại!
( Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng; Ngữ
văn 12, tập một, NXBGD, trang 48)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu những ý chính của văn bản?
2. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản ?.
3. Ông Phạm Văn Đồng viết : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những
trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi
đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta . Nhận xét này khiến ta nhớ tới tác phẩm nào đã được học

của Nguyễn Đình Chiểu ở chương trình Ngữ văn 11? Nêu ngắn gọn ý nghĩa tác phẩm đó?

Trả lời:
1. Những ý chính của của văn bản:
- Ca ngợi văn chương Đồ Chiểu có ánh sáng khác thường.
- Ca ngợi văn chương Đồ Chiểu là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân
dân ta chống bọn xâm lược phương Tây.

14


- Ngoài những giá trị văn nghệ, những sáng tác của Đồ Chiểu còn qúi giá ở chỗ nó soi sáng tâm
hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời đại khổ nhục nhưng vĩ đại!
2. Các phương thức biểu đạt của văn bản là biểu cảm và thuyết minh
3. Ông Phạm Văn Đồng viết : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những
trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi
đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta . Nhận xét này khiến ta nhớ tới tác phẩm Văn tề nghĩa sĩ
cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã được học ở chương trình Ngữ văn 11.
Ý nghĩa: ca ngợi tấm lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì nghĩa của những người nghĩa sĩ. Nhà thơ
thể hiện lòng xót xa và thương tiếc đối với sự hy sinh anh dũng của nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS
Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần
phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liên
hợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống
HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục cũ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động
của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ
vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống

AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng
chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại
nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang
hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó
với bệnh dịch này.
Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế
giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10
người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút
nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một
nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những
khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ đây núi U-ran
đến Thái Bình Dương.
( Trích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003- Cophi An Nan)
15


Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu các ý chính của văn bản? Văn bản thuộc loại văn bản gì?
2. Câu văn nào khẳng định tốc độ lây lan khung khiếp của căn bệnh HIV/AIDS?
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc phòng chống HIV/AIDS ?.
Trả lời:
1. Ý chính của văn bản:
- Nhắc lại Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS cách đây đã hai năm ( tức năm 2001);
- Định hướng lý do cấp bách của bản thông điệp.;
- Trình bày thực trạng về sự lây lan dữ dội của căn bệnh AIDS.
Văn bản thuộc loại văn bản nhật dụng
2. Câu văn khẳng định tốc độ lây lan khung khiếp của căn bệnh HIV/AIDS là Trong năm qua, mỗi
phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV
3. Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung:
- HIV/AIDS là gì?

- Nêu tác hại, nguyên nhân và cách phòng chống
- Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ phải tiên phong trong cuộc đấu tranh phòng chống
AIDS như: tuyên truyền, phòng chống ma tuý ( vì ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV), không kì
thị, phân biệt đối xử với người bị bệnh HIV…
BÀI : TÂY TIẾN – QUANG DŨNG
Đề 1:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ.
16


3. Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của việc phối thanh đó.
4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như thế nào?
Trả lời:

1/ Đọc thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. Đó là những
cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
2/ Từ láy “ chơi vơi” gợi nỗi nhớ mênh mông, không định hình, không theo trình tự thời gian và
không gian, cứ dâng trào theo cảm xúc của nhà thơ.
3/ Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối toàn thanh bằng. Hiệu quả nghệ thuật :
tạo cảm giác được những mệt mỏi, căng thẳng đã được trút hết và những con người đã chiếm lĩnh được
đỉnh cao, đã phóng tầm mắt ra bốn phương nhẹ nhõm, sảng khoái ngắm nhìn trong không gian bao la, mịt
mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà của người dân tộc như đang bồng bềnh trôi
giữa màn mưa rừng.
4/ Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến : Từ “bỏ” khẳng định
người coi cái chết nhẹ nhàng trong dãi dầu mưa nắng, lúc vượt qua núi đèo. Nhà thơ đã sử dụng cách nói
giảm nhưng vẫn gieo vào lòng người đọc sự xót xa thương cảm về những gian nan, vất vả mà người lính
Tây Tiến đã phải trải qua.
Đề 2:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh
vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến?
3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dân

trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ
đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến :
a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc
trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn,
dáng điệu lạ: e ấp.
b/ Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anh
vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ.
3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật đối lập. Hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút
pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng.
17


Đề 3:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “ đoàn quân”
mà dùng từ “đoàn binh?”,
2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính
lính Tây Tiến?
3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”, “mơ”trong
đoạn thơ?

4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ .
5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ
ngày nay.

-

Trả lời
1/ Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây
Tiến.nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến. Tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà
dùng từ “đoàn binh” vì từ “đoàn binh” gợi số lượng đông và hùng mạnh của Tây Tiến.
2/ “không mọc tóc” và” xanh màu lá” thể hiện chân dung người lính lính Tây Tiến vừa thực, vừa
lãng mạn. Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da “xanh màu lá” không phải
vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núi rừng . Người lính không hề ở trong tư thế bị động mà
trái lại chủ động hiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm”. Họ ốm mà không yếu, ngoại hình tiều tuỵ yếu
đuối nhưng nội tâm mạnh mẽ .
3/Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện qua từ “mộng”, “mơ” : Đó là giấc mộng
trở thành người anh hùng ; giấc mơ về quê hương và người thân yêu. Người lính Tây Tiến có vẻ đẹp tâm
hồn lãng mạn, yêu đời, mang nét riêng của người lính trí thức tiểu tư sản.
4/ Ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ : “về đất” là cách nói giảm, diễn tả sự hi sinh của
người lính. Tác giả sử dụng cách nói về đất thay cho từ chết là cách nói giảm nhẹ làm vơi đi sự mất mát
đau thương nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn lao. Về đất là về với tổ tiên khi người ta làm tròn trách
nhiệm với quê hương, đất nước; về đất còn là sự hoà nhập, là sự hoá thân vào hồn thiêng sông núi để trở
thành cái vĩnh viễn bất tử.
5/ Đoạn văn đảm bảo các nội dung :
Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
Tuổi trẻ nhận thức và hành động cụ thể như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay?
ĐỀ 4 :
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
18


Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Từ mùa xuân trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
3. Bốn câu thơ có âm hưởng, giọng điệu như thế nào để diễn tả vẻ đẹp bất tử của người lính Tây
Tiến.
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ về lời thề danh dự của người lính Tây Tiến- lời
thề một đi không trở về.
2. Từ mùa xuân trong đoạn thơ có ý nghĩa: gợi nhớ mùa xuân năm 1947 là năm thành lập đoàn
quân Tây Tiến; nhớ đến vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây trên chặng đường hành quân; nhớ đến tuổi xuân
của người lính Tây Tiến và cũng là mùa xuân đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
gian khổ mà hào hùng.
3. Bốn câu thơ có âm hưởng, giọng điệu thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn
là giọng hào hùng, đầy khí phách để diễn tả vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến.
BÀI : VIỆT BẮC
Đề 1:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào ?

Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?,
2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ?
4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật
của cách ngắt nhịp đó.
Trả lời:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình và ta. Mười
lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn
bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến.
2. Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại. Các từ láy tha thiết ,
bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt
Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi
hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách.
3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán
bộ kháng chiến.
19


4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường
2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn,
xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến.
Đề 2:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên là lời của ai ? Thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
2. Nêu ý nghĩa phép điệp cấu trúc ( Hai từ đầu câu lục) trong đoạn thơ?
3. Nêu ý nghĩa từ “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ” ?
Trả lời:
1. Đoạn thơ trên là lời của người ở lại, gợi nhắc về những kỉ niệm, những ân tình – mỗi câu hỏi
gợi một cái gì thật tiêu biểu, thật ấn tượng về Việt Bắc. Thiên nhiên Việt Bắc được thể hiện qua những
từ ngữ Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù; Trám bùi để rụng măng mai để già; Hắt hiu lau xám; núi
non; mái đình cây đa.
2. Ý nghĩa phép điệp cấu trúc ( Hai từ đầu câu lục) trong đoạn thơ : Mình đi-Mình về-Mình vềMình đi-Mình về-Mình đi: gợi cảm giác êm ái, du dương, nhẹ nhàng như nhịp võng đưa qua đưa lại trong
hát ru để gợi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
3/Ý nghĩa từ “mình ” trong câu thơ “Mình đi, mình có nhớ mình ?” : từ “mình ” thứ nhất và thứ
hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc. Câu hỏi đầy ẩn ý: Anh về anh có
nhớ chính bản thân anh không? Nhớ chính bản thân chính là thuỷ chung son sắt, trước sau như một.
Đề 3:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
20


Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ? Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc
hiện ra như thế nào?
3. Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
Trả lời:
1. Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với đất và người Việt
Bắc. Hình ảnh chiến khu càng sống động bao nhiêu càng cho thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở
tươi mới bấy nhiêu.
2. Ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ : Người Việt Bắc luôn chia sẻ
khó khăn, thiếu thốn cùng người cách mạng: một củ sắn chia nhau bên bếp lửa đêm đông, một bát cơm sẻ
nửa và một chiếc chăn sui đắp chung. Đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia. Tất cả những khoảnh
khắc ấy cứ sáng mãi trong lòng người ra đi, sống trong tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn một thời không thể
xoá nhoà. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.
Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra qua hình ảnh hoán dụ nắng cháy lưng, các động từ địu, bẻ. gợi
người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã
đùm bọc, cưu mang cán bộ cách mạng. Đó còn là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống
kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.
3/ Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh nỗi nhớ đạt dào trong tâm trí
người cán bộ kháng chiến . Đó là nỗi nhớ về ảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng
chiến lần lượt hiện hình rất chân thực.
Đề 4:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tại sao gọi đoạn thơ trên là “bức tranh tứ bình ” ?
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chuốt ” “hái” trong đoạn thơ? Hình người lao động Việt Bắc
hiện ra như thế nào?
3. Nêu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong đoạn thơ ?
Trả lời:
1. Gọi đoạn thơ trên là “bức tranh tứ bình ” vì cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ
được tái hiện ở cả bốn mùa với màu sắc và vẻ đẹp khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng,
tinh khôi và đầy sức sống; mùa hè rực rỡ, sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh bình
2. Ý nghĩa nghệ thuật các từ “chuốt ”, “hái” trong đoạn thơ :
21


a/ Chữ “chuốt” là trau chuốt, làm bóng lên, đẹp lên gợi đức tính cần mẫn, tỉ mĩ và chịu khó. Có
khéo tay mới chuốt từng sợi giang mỏng và bóng để đan thành những chiếc nón xinh xắn, vật phẩm đặc
trưng của người Việt Bắc
b/Từ “hái” gợi nét dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái Việt Bắc. Người Việt Bắc là cô gái
trẻ trung xinh tươi, lạc quan yêu đời, đi hái măng giữa rừng vầu, rừng tre nứa trong khúc nhạc rừng, tuy
chỉ có “một mình”nhưng chẳng hề cô đơn.
3. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong đoạn thơ: Câu lục gợi vẻ đẹp của thiên nhiên
Việt Bắc có đủ bốn mùa: Đông-Xuân-Hè-Thu. Câu bát gợi vẻ đẹp của người lao động. Thiên nhiên và con
người gắn bó với nhau, trong đó con người làm chủ thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên càng thêm

thơ mộng.
Đề 5:
Nhớ khi giặc đánh giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà...
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu những ý chính của đoạn thơ.
2. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu
từ đó.
3. Cụm từ Đất trời ta cả nói lên điều gì?
Trả lời:
1. Những ý chính của đoạn thơ :
- Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến: Nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc; nhớ về
những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chống
Pháp.
– Niềm tự hào của tác giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường.
2. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ : nhân hoá ( Núi giăng, rừng che, rừng
vây...) ; điệp từ Rừng, núi, nhớ. Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó : Ca ngợi Việt bắc đánh giặc, trở
thàng căn cứ địa cách mang vững chắc, là mồ chôn quân thù. Đồng thời, người cán bộ không bao giờ quên
nhhu74ng chiến thắng vang dội đi và lịch sử.
3. Cụm từ Đất trời ta cả khẳng định quyền làm chủ vùng giải phóng của ta.
Đề 6:
“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan .
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
22


Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay .
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên .
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng .”
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu những ý chính của đoạn thơ.
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ láy“Đêm đêm rầm rập ”, “điệp điệp trùng trùng” trong đoạn thơ?
Hình ảnh quân ta trong chiến dịch Điện Biên hiện ra như thế nào?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật khoa trương trong đoạn thơ ?
Trả lời:
1. Những ý chính của đoạn thơ. :
- Nhớ cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu Việt
Bắc. Cảnh tượng đó được nhà thơ đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong những đêm
kháng chiến, nổi bật là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến .
- Nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước
2. Ý nghĩa nghệ thuật các từ láy“Đêm đêm rầm rập ”, “điệp điệp trùng trùng”, trong đoạn thơ gợi
hình ảnh hào hùng, khí thế mạnh mẽ của đội quân nhân dân trong cuộc chiến đấu.
Hình ảnh quân ta trong chiến dịch Điện Biên hiện ra là đội quân chính nghĩa, có sức mạnh tổng
hợp nhờ sự gắn bó giữa các lực lượng quân đội, dân công. Đó là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Hiệu quả nghệ thuật khoa trương trong đoạn thơ : diễn tả rất thành công khí thế hào hùng, mạnh
mẽ, không thế lực nào ngăn cản được của cuộc kháng chiến .
BÀI : ĐẤT NƯỚC ( NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
Đề 1:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”.
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tại sao từ “Đất Nước ” được viết hoa?
2. Những từ ngữ nào mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ? Nêu hiệu
quả nghệ thuật sự vận dụng đó.
3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước ?
Trả lời:
1. Từ “Đất Nước ” được viết hoa : thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm
nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
23


2. Những từ ngữ mang âm hưởng văn hoá dân gian được vận dụng trong đoạn thơ là : "ngày xửa
ngày xưa..." , miếng trầu , trồng tre , Tóc mẹ thì bới sau đầu, gừng cay muối mặn, Cái kèo, cái cột , Hạt
gạo. Hiệu quả nghệ thuật sự vận dụng đó : Đất Nước được nhìn từ trong chiều sâu văn hoá và văn học dân
gian, trở nên gần gũi, quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
3. Đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm của anh/chị về Đất Nước : đảm bảo các nội dung:
- Đất Nước là gì ?

- Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước?
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đề 2:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
2. Nêu ý nghĩa nghệ thuật chiết tự ( tách Đất Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ đem lại hiệu quả nghệ
thuật như thế nào?
3. Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ?
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ : Tác giả cảm nhận về đất nước nhìn từ góc độ địa lý, không gian, thời
gian và lịch sử dân tộc.
2. Ý nghĩa nghệ thuật chiết tự ( tách Đất Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ : nhà thơ giúp ta hình dung ra
được một cách cụ thể : Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước…gắn bó thân thuộc với
đời sống học tập, sinh hoạt của con người.
3. Chất liệu dân gian được thể hiện trong đoạn thơ: gợi nhớ bài ca dao tình yêu: “Khăn thương nhớ
ai...”, cao dao Bình-Trị-Thiên, truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đề 3:

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
24


Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn thơ ?
2. Mối quan hệ giữa anh và em với Đất Nước thể hiện như thế nào? Tại sao nói Đất Nước là máu
xương của mình.
3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của anh/chị với Đất Nước ?
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ : Cảm nhận của tác giả về đất nước nhìn từ góc độ hiện tại và tương
lai.
2. a/ Mối quan hệ giữa anh và em với Đất Nước thể hiện : Đất Nước có trong mỗi cá nhân, Đất
Nước kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”, trong mỗi chúng ta. Đất Nước không ở đâu
xa lạ, không tồn tại khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá
nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng
những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân.
b/Nói Đất Nước là máu xương của mình: đất nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho mỗi

con người. đất nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho mỗi con người. Đồng thời, đất nước là máu
xương của tổ tiên, của bao thế hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù xâm lược.
4.

Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của anh/chị với Đất Nước: đảm bảo các nội dung:
- Đất Nước là gì:
- Bản thân có tình cảm như thế nào với Đất Nước
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đề 4:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
2. Sự hoá thân của Nhân Dân vào dáng hình Đất Nước thể hiện qua những từ ngữ nào? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của những từ ngữ đó.
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vai trò của Nhân Dân trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
25



×