Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

đề cương SV : nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phân bón tới năng suất chất lượng chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.71 KB, 14 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI : “Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón
tới sinh trưởng,năng suất và chất lượng của giống chè tại Phú Thọ”.
Người Hướng Dẫn :
1. TS .
2. TS.
Người thực hiện

:

Lớp

:

Khóa

HÀ NỘI -2016
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cây chè (Camellia sinensis (L)Okuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn
gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu
nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi.
Nước ta là một trong những nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát
triển sản xuất chè, nhất là ở địa bàn miền núi và trung du. Cây chè được trồng ở
Việt Nam từ lâu đời (4000 năm), hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố
51



2

trong cả nước. Cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn
định và có giá trị kinh tế. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn
sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước. Cây
chè được coi là cây mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi .
Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng năm
cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Ngay cả trong điều kiện
mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trưởng nhưng vẫn yêu cầu một
lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho chè cần tiến
hành thường xuyên trong năm. Vùng chuyên canh cây chè, có trình độ thâm canh
cao, đòi hỏi năng suất lớn thì lượng phân bón cần thiết phải bón hàng năm là rất
nhiều.Với mong muốn tìm ra loại phân thích hợp nhất đáp ứng được nhu cầu dinh
dưỡng của cây chè nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè ,tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón tới sinh trưởng
phát triển của giống chè Kim Tuyên tại xã Phú Hộ- thị xã Phú Thọ -tỉnh Phú Thọ,
vụ hè thu năm 2016 ’’.

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xác định được loại phân bón thích hợp đối với cây chè Kim Tuyên nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng chè. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trồng chè, đồng
thời không gây ô nhiễm môi trường hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón tới sự sinh trưởng và phát triển cây
chè.
52


3


- Xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón tới năng suất và chất lượng chè
nguyên liệu.
- Xác định được loại phân bón thích hợp cho giống chè Kim Tuyên tại Phú Hộ-Phú
Thọ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu
khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công
việc để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời là cơ sở để củng
cố những kiến thức đã học trong nhà trường và hoạt động thực tiễn
- Đưa ra loại phân bón thích hợp cho chè Kim Tuyên tại Phú Thọ.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài là cơ sở cho những định hướng sử dụng phân bón thích hợp cho cây
chè vào thực tiễn sản xuất. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, cũng như
góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè.

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam chè được trồng với diện tích 131.500 ha và mang lại giá trị kinh
tế tương đối lớn. Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố để nâng cao năng suất chất
lượng chè . Một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng chè là sử dụng phân bón hợp lý.
Theo nghiên cứu 10 năm liên tiếp của trại chè Phú Hộ về việc bón phân N P
53


4

K thấy trên cơ sở bón 100kg N/ha , 50kg P2O5/ha trong từng năm không thấy
chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón

là rất rõ rệt , qua 10 năm 1kg P2O5 làm tăng được 3,5kg chè búp tươi.
Bón phân khoáng cân đối và bổ sung phân hữu cơ làm tăng sản lượng chè .
theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè ,Viện Khoa
Học KỸ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc , cho thấy việc bón phân vô cơ
kết hợp bón phân hữu cơ năng suất chè tăng 30-32% so với việc sử dụng riêng rẽ
phân vô cơ.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chỉ tiêu háo sinh chất lương búp chè
tác giả Trịnh Văn Loan đã nếu : Những loại phân khác nhau có ảnh hưởng ở các
mức độ khác nhau đến hoạt tính của men peroxydaza ở dạng liên kết hay hòa tan
trong lá chè . Hoạt tính của men peroxydaza cao trong những trường hợp bón phân
phốt phát và và kèm theo đó là hàm lượng tanin trong lá chè tăng lên đáng kể . bón
phân phốt phát có ảnh hưởng tới đặc tính hóa sinh , dẫn đến sự hình thành hợp chất
poliphenol trong lá chè cao.
Ở Việt Nam bước đầu đang nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón vi
lượng nhue Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc
dung dịch H3BO4 (0,02%) phun kết hợp với Urê 2% để trừ sâu và thúc sinh trưởng
cho chè càng cho kết quả tốt.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm có lịch sử phát triển lâu đời và được
trồng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. ngày nay, cây chè có giá trị kinh tế tương
đối lớn chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao năng suất chất lượng chè đang
rất được quan tâm nghiên cứu và việc bón phân cho chè là vấn đề đáng được quan
tâm và đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ rất sớm .
54


5

Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P 2O5 và 1,2 - 2,5%
K2O. Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng

khoáng của cây chè rất lớn
Theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải cung cấp
N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg.
Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca...
đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm
giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen).
Những công trình nghiên cứu của Liên Xô cho thấy liều lượng đạm 300kg/ha thì
hàm lượng tanin, cafein và vật chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm
chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Những kết quả
chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô cho thấy: ở cây chè thiếu đạm,
hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là 3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh
dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 - 3,4% và 4,7 - 5,0%.
Theo các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, bón lân có ảnh hưởng tăng năng
suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân
lân được nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K. Ngược lại hiệu quả
của phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N,
K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm. Trên đất
đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường cao hơn những năm bón trực tiếp.
Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với
liều lượng 120 - 960kg/ha trên nền N, K là tăng sản lượng búp 5 -30% so với đối
chứng bón N, K. Song hiệu quả tăng sản bình quân trong 21 năm về sau là 60 78%.
55


6

56


7


PHẦN III : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Một số loại chế phẩm phân bón
- Phân bón lá NPK Quế Lâm:
+Thành phần :Khoáng NPK; trung, vi lượng; chất điều hòa sinh trưởng; chất
kích thích quang hợp; chất thấm dính mặt lá.
+Sử dụng Hòa vào nước để phun đều trên mặt lá.
- Chế phẩm sinh học hữu cơ Tam Nông:
+ Sản phẩm của Cty TNHH Tam Nông.
+ Phục hồi bộ rễ, tái tạo rễ mới, giúp cây bắt phân nhanh.
+ Amino axit giúp tăng cường sức đề kháng của cây trồng với bệnh gây hại và
thời tiết khắc nghiệt.
+ Cung cấp đa lượng, trung lượng, vi lượng cân đối cho cây trồng
3.1.2 Giống chè Kim Tuyên


Nguồn gốc:

57


8

Giống chè Kim Tuyên : Tên chính là Kim Tuyên, khi nhập vào Việt Nam còn
có tên Kim Huyên, A17 hoặc dòng 27.
Tại Đài Loan giống Kim Tuyên có đặc điểm sinh trưởng búp sớm, sức sinh
trưởng mạnh. Năng suất bình quân chè 8 tuổi đạt 17 tấn búp/ha, Kim Tuyên chống
chịu sâu bệnh khá, chống hạn trung bình, thích hợp chế biến chè xanh, chè Ô long.
Vùng trồng thích hợp là Đông Bắc Đài Loan (Đài Bắc).

Nhập vào Việt Nam năm 1994 trồng ở các tỉnh Lâm Đồng, Hà Tây, Yên Bái,
Sơn La.


Đặc điểm:
Hình thái: Dạng thân bụi, cành phát triển hướng lên phía trên, mật độ cành
dày, lá hình bầu dục, màu xanh vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và đều; dài lá
7,2cm, rộng 3,1cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím, khối lượng búp bình quân
( tôm + 2 lá): 0,5- 0,52g.
Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày, trồng mới có tỷ lệ sống
cao. Tại Lâm Đồng chè 8 tuổi năng suất đạt 10,5 tấn búp/ha, Lạng Sơn chè 4 tuổi
năng suất đạt 4,5 tấn /ha, nhân giống vô tính có tỷ lệ xuất vườn cao.
Chất lượng : Chế biến chè xanh có chất lượng cao, hương thơm đặc trưng,
có khả năng chế biến chè Oolong chất lượng tốt. Thành phần một số chất: A.amin
tổng số 1,6%; Catechin tổng số (mg/gck) 135; Tanin 28,97%; Chất hoà tan 38,85%



Mức độ phổ biến:
Khả năng chống chịu một số loài sâu hại chính như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ
xít muỗi ở mức trung bình, riêng đối với rệp phảy bị hại nặng.
Giống Kim Tuyên được công nhận giống mới theo quyết định số 110/QĐTT-CCN ngày 03 tháng 6 năm 2008, hiện có diện tích trên 1.800 ha được trồng
chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ và Thái Nguyên
3.2 Địa điểm nghiên cứu
58


9

Thí nghiệm được bố trí ở gò cọc rào trung tâm nghiên cứu và phát triển chè

– Viện khoa học ký thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc, xã Phú Hộ ,thị xã
Phú thọ , tỉnh Phú Thọ.
3.3. Thời gian nghiên cứu:
Các nghiên cứu được tiến hành từ 1/7/2016 đến 1/1/2017
3.4 Nội dung nghiên cứu:
3.4.1 Đánh giá các đặc điểm hình thái : các chỉ tiêu : lá, búp , thân, cành…
3.4.2 Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng ,năng suất và chất lượng.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng : cao cây, rộng tán, đường kính thân , số cành cấp 1, 2
- Các chỉ tiêu cấu thành năng suất : mật độ búp, trọng lượng búp, khối lượng
búp, khối lượng búp trên cây…
- Đánh giá về chất lượng : phân tích thành phần sinh hóa của chè ở các công thức.
3.4.3 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
- Các loại sâu hại chính : Bọ xit muỗi, bọ cánh tơ ,nhện đỏ , rầy xanh …
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 lần nhắc lại. Chọn cây đại diện theo
phương pháp ngẫu nhiên. Mỗi công thức chọn 5 cây, với 3 lần nhắc là 15 cây theo
dõi. Đo đếm , đánh giá được các chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, phát triển . kết quả
cần tìm ở mỗi ô là giá trị trung bình của các số liệu thu thập được trên 5 cây lấy
mẫu đó.
* Sơ đồ thí nghiệm:
DẢI BẢO VỆ
DẢI
BẢO
VỆ

CT1

CT2

CT3


CT2

CT3

CT1
59

DẢI
BẢO
VỆ


10

CT3

CT1

CT2

DẢI BẢO VỆ

* Các thí nghiệm nghiên cứu:
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phân bón lá NPK Quế Lâm đến sinh trưởng, chất
lượng giống chè Kim Tuyên
CT1: Đối chứng theo quy trình
CT2: Phân bón lá NPK Quế lâm 30%N-10% P2O5- 10% K20- vi lượng (Mg, Zn,
Bo, Fe, Cu, Mn, Mo, S,Naa, Ga3)
CT3: Phân bón lá NPK Quế lâm 10%N-5% P2O5- 5% K20- vi lượng (Mg, Zn, Fe,

Cu, Mn, S,Naa, Ga3)
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học hữu cơ Tam Nông
đến sinh trưởng, chất lượng giống chè Kim Tuyên
CT1: Đối chứng theo quy trình
CT2: Dùng phối hợp giữa Vi Nấm Tam Nông Bemetent (25 g/16 lít) + Amino đậm
đặc (30 ml/16 lít)
CT3: Dùng phối hợp giữa Vi Nấm Tam Nông Bemetent (25 g/16 lít) + Amino Dầu
sáp (30 ml/16 lít)



* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Đ/K thân(cm) : đo bằng thước panme cách mặt đất 5cm
Chiều cao cây(cm) :đo từ bề mặt đất sát cổ rễ đến bề mặt khung vuông đặt ngang



trên mặt tán và song song với bề mặt tán.
Rộng tán(cm) : dùng thước dựng đứng song song 2 bên mép tán đo độ rộng giữa 2



thước ta được độ rộng tán chè .
Động thái sinh trưởng của búp

5 10


11
-


Thời điểm theo dõi: Vào các đợt búp, từ khi cây bắt đầu bật mầm đến khi hái, định
kỳ 5 ngày theo dõi một lần.Cách theo dõi: Cố định búp theo dõi, đo từ gốc búp tới

-

đỉnh sinh trưởng của búp.
Khối lượng búp (g/búp): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi
điểmhái100g. Chỉ hái những búp theo yêu cầu của các thí ghiệm. Toàn bộ lượng
búp ở các điểm trộnđều với nhau, cân 100g, đếm tổng số búp có trong 100g đó.

-

Khối lượng búp được tính bằng tỷ số 100/tổng số búp có trong 100g bú
Thời gian búp đủ tiêu chuẩn hái (ngày) : tính từ khi bật mầm tới lúc có 4 lá thật
Đợt sinh trưởng tự nhiên : cố định cành chè trên cây chè sinh trưởng tự nhiên
( không hái búp) , theo dõi các đợt lộc ra trong 1 năm kể từ khi cây bật mầm cho



tới khi kết thúc sinh trưởng.
Chiều dài búp(cm): Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh
sinh trưởng búp. Mỗi công thức thí nghiệm lấy 150 g mẫu. Đo chiều dài 15 búp
được lấy ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần nhắc. Chiều dài búp là bình quân chiều dài




một búp của 03 lần nhắc lại.
Chỉ tiêu năng suất và chất lượng

Khối lượng (g/búp) : trên mỗi ô thí nghiệm hái ngẫu nhiên 100 búp ngẫu nhiên bảo
quản riêng trong các túi nilon mang về cân , từ đó tính ra khối lượng trung bình của



1 búp.nhắc lại 3 lần lấy giá trị trung bình.
Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đếm số búp đủ



tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm).
Năng suất tươi trong mỗi lứa hái (kg/lứa): Cân toàn bộ búp chè hái được, tính
trung bình năng suất 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi









công thức.
Năng suất (tấn/ha) : là khối lượng búp thu hái được của 1 ô trong 1 vụ.
Chỉ tiêu về phẩm cấp nguyên liệu búp
Thành phần cơ giới của búp 1 tôm 2 lá và 1 búp 1 tôm 3 lá.
Xác định tỷ lệ bánh tẻ….
Tỷ lệ búp mù xòe…..
Các chỉ tiêu về chất lượng nguyên liệu
Tanin (%): theo phương pháp Lewelthal với K=0,00582.

5 11


12




Chất hoà tan (%) : theo phương pháp Voronxop.V.E (1964).
Axit amin (%): theo phương pháp V.R.Papova (1966).
Định lượng chất thơm theo Kharepbava (1960), tính bằng ml KMnO4 0,01N/100g



chè.
Hàm lượng catechin tổng số theo phương pháp sắc ký lớp mỏng của Djinjolia





(1971)
Đường khử (%): theo phương pháp Betrand.
Đạm tổng số (%): theo phương pháp Kjeldal với K=1,42.
Thử nếm mẫu chè xanh bằng phương pháp cảm quan theo 4 chỉ tiêu ( ngoại

hình,màu nước pha , mùi hương , vị) theo TCVN 3218: 2012
 Tình hình sâu hại theo quy chuẩn của VN 2013
Đánh giá tỉ lệ gây hại của một số loài sâu chính
• Rầy xanh :(con/khay): Định kỳ theo dõi 10 ngày một lần (vào các ngày 9, 19, 29).

Dùng khay có kích thước 35x25x5cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hỏa. Đặt
nghiêng khay dưới tán chè, dùng tay đập mạnh 5 cái trên tán chè theo phương vuông
góc


với

khay

từ

trên

xuống,

đếm

số

rầy

xanh

rơi

vàokhay.

Bọ cánh tơ : con/búp . điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần vào buổi sáng . Hái búp tại 5
điểm chéo góc, mỗi góc 20 búp cho vào túi nilon đếm số búp bị cánh tơ gây hại rồi
tính mật độ.

Mật độ bọ cánh tơ(con/búp)= Tổng số búp bị cánh tơ gây hại /Tổng số



búp điều

tra.
Bọ xít muỗi : % búp bị hại.
Hái 5 điểm theo đường chéo góc , mỗi điểm hái 40 búp ,cho vào túi nilon mang về
phòng sau đó đếm số búp có vết do bọ xit muỗi gây hại, tính 5 búp bị hại theo công
thức .



Nhện đỏ : con/lá
Hái 5 điểm theo đường chéo góc , mỗi điểm hái 20 lá bánh tẻ, lá già cho vào túi
nilon mang về phòng tính số nhện rồi tính ra mật độ .

5 12


13

3.4.3: Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
IRRISTAT và EXCEL
PHẦN 4: KẾ HOẠCH VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
STT
1
2

3
4

Nội dung
Nhận đề tài, viết đề cương
Bố trí thí nghiệm,
Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm
Tổng hợp số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo

Thời gian
5/2016
7/2016
Tháng 7-12/2016
Tháng 11-1/2016

Kết quả thu được :
-

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây chè khi khi bón các loại phân

-

để tìm ra loại phân và mức bón thích hợp nhất.
Đánh giá được ảnh hưởng của phân bó tới chất lượng sản phẩm.
Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón tới khả năng chống chịu chủa cây chè.

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Bình,Vũ Đình Chính , Nguyễn Thế Côn, Đoàn Thị Thanh


2.

Nhàn (1996) , Giáo trình cây công nghiệp ,NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
/>5 13


14
3.

:85/tc_khktnn/Upload%5C1292013-

4.

tc_so_4.2013_492-500.pdf
/>
5.

phan-bon-den-nang-suat-chat-luong-che-o-thai-nguyen.htm
/>
6.
7.
8.

phu-tho
/> />Lê Văn Đức (1997). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, đất đai đến
hoạt động của bộ lá và năng suất chè Trung Du Phú Thọ. Tuyển tập các
công trình nghiên cứu về chè (1988 – 1997), NxB Nông Nghiệp.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016


Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi đầy đủ họ tên)

(Ký và ghi đầy đủ họ tên)

5 14



×