Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

an toàn phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.52 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
(Giáo trình dùng cho các trường đại học, cao đẳng, TCCN
thuộc khối ngành sư phạm)

Tác giả: PGS.TS. Đặng Thị Oanh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1


HÀ NỘI, 2012

2


Bài 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC
3 tiết (Lý thuyết: 2 tiết; Thảo luận: 1 tiết. Tự học 2 tiết)
1. Sự cần thiết của việc giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học
hoá học
1.1 .Sự cần thiết phải dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở
trường phổ thông
1.1.1. Tính chất hai mặt của hóa chất. Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử
dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước đây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu
tấn hóa chất thì ngày nay con số đó là trên 400 triệu tấn. Cứ mỗi năm lại có hơn 1000
hóa chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn 80.000 chất đang lưu hành trên thị
trường. Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong


đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa.
Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính
chất mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ
tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử
dụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm
nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,...
Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và phá hủy môi trường sinh thái. ..
Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ
môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự
quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Đã có nhiều văn bản về an toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất được
ban hành như Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 về An toàn trong sử
dụng hóa chất tại nơi làm việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng,
bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN - 5507 (năm 1991) ...
1.1.2 Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động là một trong những biện pháp hữu
hiệu nhất kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững. Thông qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến
thức về Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động, góp phần hình thành nhân cách và thái
độ của người lao động mới, coi trọng sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, có trách
nhiệm đến việc giữ gìn môi trường , có thái độ thân thiện với môi trường .
1.1.3. Đối tượng giáo dục an toàn và vệ sinh lao động
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu giáo viên,
cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các
kiến thức về Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho đối tượng này cũng có nghĩa là
cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về Giáo dục an toàn và vệ
3



sinh lao động. Nó không chỉ chuẩn bị cho tương lai khi họ lan tỏa đi khắp mọi miền
với các cương vị công tác sau này mà ngay bây giờ đã có thể góp phần cải thiện môi
trường cộng đồng, bởi học sinh TrH, nhất là số học sinh lớp cuối cấp THCS và trong
cấp THPT sinh sống ở vùng nông thôn đang là lực lượng không nhỏ tác động trực tiếp
tới MT, từ những tác động tích cực đến MT như tham gia vệ sinh làm sạch, cải tạo, bảo
vệ MT tới những tác động tiêu cực như tham gia khai thác, huỷ hoại rừng, thải các chất
thải vào MT,….
Các thầy/cô giáo nói chung và môn hoá học nói riêng cần nhận thức được tầm
quan trọng của công tác giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho học sinh, có trách nhiệm
triển khai công tác này phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
1. 2. Những nội dung về an toàn và vệ sinh lao động trong bộ luật lao động.
1.2.1. Những nội dung về an toàn và vệ sinh lao động được quy định trong
chương IX “ An toàn lao động và vệ sinh lao động” của Bộ Luật lao động và được quy
định chi tiết trong nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ.
Các nội dung của Nghị định bao gồm:
+ Đối tượng và phạm vi áp dụng chương chương IX Bộ Luật lao động và nghị
định 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ
+ An toàn lao động và vệ sinh lao động
+ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp….
1.2.2. Luật hoá chất của quốc hội khoá XII kì họp thứ 2 số 06/2007/QH 12 ngày
21-11-2007
Luật này quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền
và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về
hoạt động hóa chất.
Các vấn đề về phát triển công nghiệp hoá chất. Sản xuất và kinh doanh hoá chất .
An toàn hoá chất. Sử dụng hoá chất . Phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất. Bảo vệ môi
trường và an toàn cho cộng đồng...
2. Mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở
trường phồ thông
2.1. Mục tiêu chung:

2.1.1. Về kiến thức:
a) Bước đầu hiểu biết về một số thuật ngữ về ATVSLĐ có liên quan đến hoá chất
( từ các khái niệm hoá học trong chương trình và trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các
chất hoá học ) để biết :
Thế nào là hoá chất nguy hiểm, hoá chất độc hại , sự cố hoá chất, các đặc tính
nguy hiểm của hoá chất, chất nguy hại, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất có hoạt tính cao,
chất có độc tính gây ung thư...)
An toàn lao động là gì? An toàn hoá chất là gì? Vệ sinh lao động và những yêu
cầu về VSLĐ.
b) Biết ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường. Các biện pháp
phòng ngừa chống tác hại của chất độc ( Biện pháp kĩ thuật , biện pháp vệ sinh y tế)
.Vệ sinh lao động và an toàn vệ sinh trong phòng thí nghiệm

4


c) Biết khái niệm ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường và cơ sở
hoá học của một số biện pháp BV ATVSLĐ và MT
- Ô nhiễm môi trường nước, tác hại của nó.
- Ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của nó.
- Ô nhiễm môi trường đất, tác hại của nó.
- Vấn đề ATVS môi trường trong thực hành thí nghiệm hoá học ở trường phổ
thông...
d) Biết được cơ sở hoá học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống
- Thu gom và xử lí chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình tiếp xúc
và làm thí nghiệm ở trường phổ thông, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu,
phân bón hoá học...
- Hoá chất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
e) Hiểu biết về luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an
toàn và vệ sinh lao động

2.1.2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề về an toàn lao động và vấn đề vệ sinh và ứng xử
tích cực với các vấn đề nảy sinh
- Có hành động cụ thể để bảo vệ an toàn và vệ sinh sức khỏe của con người và
môi trường.
- Tuyên truyền, vận động an toàn và vệ sinh lao động trong gia đình, nhà
trường, xã hội.
- Biết tiến hành thí nghiệm an toàn và biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản
trong đời sống sản xuất và học tập hóa học.
- Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống.
- Biết thực hiện một số biện pháp cụ thể bảo vệ an toàn và vệ sinh cho bản thân
và cộng đồng trong học tập hoá học ở trường trung học phổ thông.
2.1.3. Thái độ - Tình cảm:
- Quan tâm thường xuyên đến MT sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
- Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động
- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động an toàn và vệ sinh lao động, phê phán
hành vi gây hại cho sức khoẻ của con người trong cộng đồng.
2.2 Mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở
trường phổ thông thông qua các chủ đề
Chủ đề

Mục tiêu

1. Các kiến thức cơ
Kiến thức : HS biết được một số khái niệm hoá học
sở hoá học chung.
cơ bản trong chương trình PT để từ đó bước đầu tìm hiểu
một số thuật ngữ về an toàn hoá chất, ATVSLĐ
( Biết thế nào là các chất gây nguy hại và hoá chất
độc hại, sự cố hoá chất, các đặc tính nguy hiểm của hoá

chất, chất nguy hại, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất có hoạt
tính cao, chất có độc tính gây ung thư...)
An toàn lao động là gì? An toàn hoá chất là gì? Vệ
5


sinh lao động và những yêu cầu về VSLĐ. …).
Kĩ năng : Nhận biết về tầm quan trọng của công tác
ATVSLĐ trong nhà trường phổ thông
2. Ảnh hưởng của
Kiến thức: Thông qua tìm hiểu tính chất của các chất
hoá chất đối với con hoá học biết được ảnh hưởng của các chất độc hại đến con
người và môi trường. Ô người và môi trường. Khái niệm về chất độc và sự xâm
nhiễm môi trường.
nhập của chất độc vào cơ thể con người qua đường hô
hấp, qua da, qua đường tiêu hoá.
Các biện pháp phòng ngừa ( Thay thế; Qui định
khoảng cách che chắn; Thông gió; trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân) Các biện pháp kiểm soát ( Nhận diện;
Nhãn dán; bảo quản hoá chất)
Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoá chất gây ra. ( Ô
nhiễm không khí, đất , nước)
Kĩ năng: Nhận biết ảnh hưởng của các hoá chất và
có kĩ năng và hành động để ngăn ngừa các ảnh hưởng đó.
3.Các biện pháp
Kiến thức : Biết các biện pháp phòng ngừa, các biện
phòng ngừa chống tác hại pháp an toàn trong phòng thí nghiệm. Bảo quản và sử
của hoá chất độc hại.An dụng hóá chất.
toàn và vệ sinh PTN và vệ
Quy tắc về kĩ thuật an toàn khi làm thí nghiệm . Các

sinh môi trường
biện pháp vệ sinh và biện pháp BVMT
Các phương pháp xử lí khi bị tai nạn trong PTN
Kĩ năng: Biết tiến hành thí nghiệm an toàn và biết
cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản
xuất và học tập hóa học.
2.3. Mối liên hệ giữa mục tiêu hoá học với mục tiêu giáo dục an toàn và vệ
sinh lao động
Môn Hoá học ở trường phổ thông cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ
thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá
học, môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận
thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực
hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo. Đồng thời
cũng thông qua môn hoá học HS có những hiểu biết về mối quan hệ có tính chất 2 mặt
của hoá học trong thực tiễn cuộc sống, trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và
sức khoẻ của con người.
Về mục tiêu chương trình môn hoá học giúp HS đạt được:
Về kiến thức: HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại
và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ sở hoá học chung; Hoá học
vô cơ; Hoá học hữu cơ. Thông qua các kiến thức này HS cũng có được những hiểu
biết về tính chất 2 mặt của các hoá chất các ứng dụng của chúng trong thực tiễn đồng
thời cũng hiểu được tính chất nguy hại của chúng để từ đó hiểu rõ được vấn đề an toàn

6


trong sử dụng hoá chất, vấn đề vệ sinh trong lao động có liên quan đến hoá chất, các
biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hoá chất.
Về kĩ năng: HS có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và thói
quen làm việc khoa học gồm : Kĩ năng học tập hoá học; Kĩ năng thực hành hoá học;

Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học. Đồng thời chính trong quá trình rèn luyện các kĩ
năng đó HS có kĩ năng phát hiện vấn đề về an toàn lao động và vấn đề vệ sinh và ứng
xử tích cực với các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Để từ đó có hành động cụ
thể để bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động cho chính bản thân và những người xung
quanh, môi trường xung quanh. Tuyên truyền, vận động an toàn và vệ sinh lao động
trong gia đình, nhà trường, xã hội.
Về thái độ:
HS có thái độ tích cực như: Hứng thú học tập bộ môn hoá học.Ý thức trách
nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách
khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. Có ý thức vận dụng những tri
thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. Từ đó HS
có thái độ thân thiện với môi trường sống và ý thức được hành động trước vấn đề môi
trường nảy sinh để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của con người và thế giới xung
quanh. Quan tâm thường xuyên đến MT sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Giữ
gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động. Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt
động an toàn và vệ sinh lao động, phê phán hành vi gây hại cho sức khoẻ của con
người trong cộng đồng.
Như vậy:
- Thực hiện các mục tiêu trong dạy học hoá học đồng thời cũng là thực hiện mục
tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động.
- Thông qua các kiến thức hoá học HS được GD về an toàn và vệ sinh lao động,
đồng thời ngược lại từ những kiến thưc về an toàn và vệ sinh lao động , HS hiểu biết
sâu hơn về những kiến thức cơ bản của hoá học, thấy được tính chất 2 mặt của hoá học
đối với cuộc sống của con người và môi trường.
3. Chương trình, nội dung môn hoá học với nội dung giáo dục: An toàn và vệ
sinh lao động (ATVSLĐ)
3.1. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn hoá chất có liên quan đến nội
dung môn hoá học ở trường phổ thông.[Theo điều 4. Luật hoá chất. Số
06/2007.QH12]
(1).Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc

tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
(2). Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến,
những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung
môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.
(3). Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra
phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.
(4). Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau
đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn
hóa chất:

7


a) Dễ nổ; b) Ôxy hóa mạnh; c) Ăn mòn mạnh; d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính; e) Độc mãn tính; g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản; l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; n) Độc hại đến môi trường.
(5). Hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy
hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều này.
(6). Hoá chất mới là hóa chất chưa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh
mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa
nhận.
(7). Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán,
xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm
hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.
(8). Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có
nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
(9). Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây
hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm

soát của cơ sở hóa chất.
(10). Đặc tính nguy hiểm mới là đặc tính nguy hiểm được phát hiện nhưng chưa
được ghi trong phiếu an toàn hóa chất.
(11) Chất nguy hại (hazardous material) là những chất có tính độc hại tức thời
đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh
học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát;
liều lượng tích lũy đến một mức nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra những tác động tiêu
cực.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất nguy
hại:
• Chất dễ cháy (Ignitability): chất có nhiệt độ bắt cháy < 60oC, chất có thể cháy
do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất dễ cháy thường gặp nhất là các loại
nhiên liệu (xăng, dầu, gas…), ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như
benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa clo…
Chất có tính ăn mòn (Corossivity): là những chất trong nước tạo môi trường pH
< 3 hay pH >12,5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có tính axit
hoặc bazơ
• Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): các chất dễ dàng chuyển hoá hoá
học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ
với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí
độc khi tiếp xúc với môi trường axit; dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia
nhiệt; dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm.
• Chất có tính độc hại (Toxicity): những chất mà bản thân nó có tính độc đặc thù
được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các
pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì
chất thải đó được xếp vào loại chất độc hại. Chất độc hại gồm: các kim loại nặng như
8


thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), asenic (As), chì (Pb) và các muối của chúng; dung môi

hữu cơ như toluen (C6H5CH3), benzen (C6H6), axeton (CH3COCH3), cloroform…; Các
chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất
hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất
định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).
• Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen: dioxin
(PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo…
• Chất thải là chất (ở dạng khí, lỏng hay rắn) được loại ra trong sinh hoạt, trong
quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Vậy, chất thải là phần dư ra không
còn được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm hay không còn cung cấp một giá
trị sản phẩm thương mại hay dịch vụ tại chỗ và đúng thời điểm xác định. Nghĩa là, chất
thải là những chất bị hỏng, hay không đạt chất lượng, xuất hiện không đúng lúc, không
đúng nơi. Chất thải chỉ là khái niệm tương đối, khi một chất thải được đưa đến đúng
nơi sử dụng, có mặt đúng lúc, đúng yêu cầu chất lượng thì chất thải đó trở thành hàng
hoá và được sử dụng. Tương tự như vậy, chất thải nguy hại cũng là một khái niệm
tương đối so với hàng hoá nguy hại.
3.2. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn và vệ sinh lao động có liên quan
đến nội dung hoá học trong chương trình hoá học phổ thông
a) An toàn lao động (ATLĐ)
Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều
kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ.
- Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất (TCVN).
b)Vệ sinh lao động (VSLĐ)
Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ sinh và kĩ thuật vệ sinh
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với
người lao động.
Trong sản xuất người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp. Ví dụ nghề
rèn, yếu tố tác hại là nhiệt độ cao; khai thác đá, sản xuất xi măng, yếu tố tác hại chính
là tiếng ồn và bụi.
Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động ở nhiều mức

độ khác nhau như gây ra mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng
bệnh thông thường, thậm chí còn có thể gây ra bệnh nghề nghiệp.
c) An toàn hóa chất (ATHC)
Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material
Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính
của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc
hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc
với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
3 3. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn và vệ sinh thực phẩm có liên
quan đến nội dung hoá học trong chương trình hoá học phổ thông
a) Vệ sinh thực phẩm

9


Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi
sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố.
Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả những nội dung khác như
tổ chức vệ sinh trong vận chuyển, chế biến và bảo quản thực phẩm.
b) An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là một khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệ
sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của
thực phẩm đối với con người.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mở
rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng gây ngộ độc không chỉ ở thực
phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước thu hoạch.
Theo nghĩa rộng, an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy đủ
và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm một khi quốc gia gặp thiên tai hoặc
một lý do nào đó. Vì thế, mục đích chính của sản xuất, vận chuyển, chế biến và bảo
quản thực phẩm là phải làm sao để thực phẩm không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh,

không chứa độc tố sinh học, độc tố hóa học và các yếu tố khác có hại cho sức khỏe
người tiêu dùng.
c) Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm dùng để chỉ tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong
thực phẩm.
Bệnh do thực phẩm gây ra có thể chia làm hai nhóm:
Bệnh gây ra do chất độc (poisonings)
Bệnh do nhiễm trùng (infections)
- Bệnh gây ra do chất độc, chất độc này có thể do vi sinh vật tạo ra, do nguyên
liệu (chất độc có nguồn gốc sinh học), do hóa chất từ quá trình chăn nuôi, trồng trọt,
bảo quản, chế biến.Các chất độc này có trong thực phẩm trước khi người tiêu dùng ăn
phải.
- Bệnh nhiễm trùng do thực phẩm là trong thực phẩm có vi khuẩn gây bệnh, vi
khuẩn này vào cơ thể bằng đường tiêu hóa và tác động tới cơ thể do sự hiện diện của
nó cùng các chất độc của chúng tạo ra.
d. Những độc hại hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm như:
• Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: các dioxin, các
chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asen, cadimi…)
• Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, động
vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và chất hun khói.
• Các chất phụ gia sử dụng không đúng qui định: các chất tạo màu, tạo mùi,
tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống ôxy hóa, chất tẩy
rửa… và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm.
• Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị
cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm, sự sản sinh
độc tố trong quá trình bảo quản, dự trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến
chất ôi hỏng.
10



Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, đậu
mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cóc…
• Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tôm… các độc hại nguồn
gốc vật lý như các mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng, lông, tóc và
các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc
xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng…


Câu hỏi , bài tập
1. Vì sao cần phải giáo dục ATVSLĐ trong dạy học hóa học ở phổ thông?
2. Nội dung Luật hóa chất của Quốc hội khóa XII ngày 21 -11-2007 đề cập đến
những vấn đề gì?
3. Mục tiêu chung về GDATVSLĐ thông qua dạy học hóa học ở phổ thông là
gì? ( Kiến thức- Kĩ năng-Thái độ)
4. Mục tiêu cụ thể của việc GDATVSLĐ thông qua các chủ đề trong môn hóa
học như :
Chủ đề “Các kiến thức cơ sở chung về GDATVSLĐ”
Chủ đề: Ảnh hưởng của hóa chất đối với con người và môi trường. Ô
nhiễm môi trường
Chủ đề: Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hóa chất độc hại.
An toàn vệ sinh PTN và vệ sinh môi trường.
5. Phân tích mối liên hệ giữa mục tiêu dạy học hóa học với mục tiêu
GDATVSMT.
6. Giải thích một số thuật ngữ quan trọng về an toàn hóa chất như : Hóa chất
nguy hiểm; Hóa chất độc ; Sự cố hóa chất; Chất nguy hại ; Các chất có đặc tính nguy
hại . Thuật ngữ về an toàn và vệ sinh lao động : An toàn lao động ; vệ sinh lao động;
An toàn hóa chất ; Vệ sinh thực phẩm; An toàn thực phẩm ; Ngộ độc thực phẩm;
7. Hãy tìm xem trong thực tế hiện nay những độc hại hóa học thường gây ra ô
nhiễm trong thực phẩm, trong cuộc sống bao gồm những loại nào?


11


Bài 2.
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ
AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT
7 tiết (Lý thuyết: 4 tiết, Thảo luận: 3 tiết)
1. Ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường
1.1. Khái niệm về chất độc và sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể:
Trong quá trình sản xuất nếu các nguyên liệu hay sản phẩm của nó có ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người thì được gọi là chất độc.
Khi chất độc có tính yếu, nồng độ thấp, thời gian tiếp xúc với chất độc
ngắn, sức khoẻ của người lao động tốt thì chất độc không gây ảnh hưởng rõ rệt. Ngược
lại độc tính mạnh, nồng độ cao thời gian tiếp xúc lâu và sức khoẻ của người lao động
yếu thì chất độc sẽ gây tác hại rất nguy hiểm có thể gây ra nhiễm độc nghề nghiệp,
nhiễm độc cấp tính thậm chí dẫn đến tử vong.
Trong sản xuất công nghiệp chúng ta thường gặp các loại chất độc như chì (Pb) ,
thuỷ ngân (Hg) , sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ…chúng tồn tại ở dạng đặc,
bột, bụi, lỏng , khí , hơi hay ngấm qua da.
1.2. Phân loại
Dựa vào tác hại người ta chia chất độc thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Các chất gây bỏng, kích thích da,gây niêm mạc như axít đặc hay lỏng
( axit HNO3…) , kiềm …
Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như khí clo, SO2. NH3, HCl…
Nhóm 3: Các chất gây ngạt làm mất khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu gây
rối loạn hô hấp như khí CO2, khí metan. Khi hít phải các chất khí này con người sẽ bị
nhiễm độc cấp tính gây đau đầu , chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi co giật rồi hôn
mê. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Nhóm 4: Các chất gây tác hại đến thần kinh trung ương làm mất ngủ, giảm trí nhớ

như các loại rượu, xăng, H2S.
Nhóm 5: Các chất gây hại cho đồng thời một số bộ phận của cơ thể như chì, thuỷ
ngân, măngan, phot pho…
1.3. Sự độc hại của hóa chất:
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hoá chất bao gồm độc tính , đặc tính
vật lý của hoá chất , trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm
của cá nhân và tác hại tổng hợp của yếu tố này.
1.3.1. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người
+ Qua đường hô hấp: Vào cơ thể qua đường hô hấp là các hóa chất ở dạng bụi,
hơi, khí. Bụi được hình thành do quá trình xay, nghiền, cắt, mài hoặc đập vỡ. Hơi nhìn
chung được tạo ra bởi sự đốt nóng các chất lỏng, các chất rắn. Mù được tạo ra từ các
hoạt động phun, mạ điện hoặc đun sôi. ..

12


+ Qua da: Sự hấp thụ qua da thường là các hóa chất lỏng, sau khi các hóa chất
này lan tràn hoặc thấm vào quần áo. Việc này có thể xảy ra khi nhúng các bộ phận, các
chi tiết máy vào bình đựng hóa chất, hoặc chuyển rót, pha chế hóa chất lỏng...
+ Qua đường tiêu hoá
Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm mũi rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn,
uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị
nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hoá chất xâm nhập qua đường tiêu
hoá.
1.3.2. Loại hóa chất tiếp xúc.
1.3.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc
1.3.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất
1.3.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc
1.3.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc
1.4. Tác hại của hoá chất đối với cơ thể con người

a. Kích thích ( kích thích đối với da, mắt,đối với đường hô hấp)
` b. Dị ứng ( Dị ứng da, dị ứng đường hô hấp)
c. Gây ngạt ( Ngạt thở đơn thuần, ngạt thở hoá học)
d. Gây mê và gây tê
e. Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể
f. Ung thư, hư thai, ảnh hưởng đến các thế hệ
2. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của chất độc
2.1. Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa
2.1.1. Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát
2.1.1.1- Thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc
thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Khi
tiến hành các thí nghiệm trong quá trình dạy học cố gắng lựa chọn các chất ít độc hại ,
ít gây nguy hiểm ví dụ thí nghiệm brom tác dụng với nhôm có thể thay thế bằng thí
nghiệm ít độc hơn như iot tác dụng với nhôm . Hoặc loại bỏ các chất gây nguy hiểm thí
dụ thí nghiệm với thuỷ ngân hoặc asen
2.1.1.2. Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động và hóa chất
nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. Trong dạy
học các thí nghiệm độc hại hoặc dễ nổ gây nguy hiểm phải được tiến hành trong tủ hốt
hoặc có tấm kính mica che phía HS, khoảng cách tiến hành các thí nghiệm không quá
gần với HS…
2.1.1.3. Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm
giảm nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù. Phòng thí
nghiệm, phòng kho hoá chất…cần phải thoáng , có hệ thông hút gió , có nhiều cửa ra
vào.
2.1.1.4. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động ( HS) nhằm ngăn
ngừa việc hoá chất dây vào người như : áo blu, kính bảo vệ mắt, găng tay, khẩu trang,
ủng …
2.1.2. Kiểm soát hệ thống
13



2.1.2.1. Nhận diện hoá chất nguy hiểm: để biết những hoá chất gì đang sử dụng
hoặc sản xuất, chúng xâm nhập cơ thể bằng cách nào, gây tổn thương và bện tật gì cho
con người, chúng gây hại như thế nào đối với môi trường.Thông tin này có thể thu thập
qua nhãn và các tài liệu về sản phẩm.
2.1.2.2. Nhãn dán : mục đích của nhãn dán là để truyền đạt các thông tin về các
nguy cơ của hoá chất những chỉ dẫn an toàn và các biện pháp khẩn cấp.
* Những thận trọng cần thiết phải thực hiện trong khi sản xuất hoặc sử dụng
hóa chất:
- Đọc và hiểu những chỉ dẫn trên nhãn, trên bản dữ liệu an toàn hóa chất và các
tài liệu được cấp kèm theo hóa chất, các thiết bị liên quan và phương tiện bảo vệ cá
nhân;
Ví dụ: Hiểu được các kí hiệu ghi trên nhãn mác của các lọ hóa chất.

Hình 1
Hình 3
Hình 2

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hình 1 : Khu vực cấm
Hình 2: Hóa chất độc chết người.
Hình 3: Hóa chất dễ tự bốc cháy.
Hình 4: Hóa chất nguy hiểm, phải dùng găng tay, khu vực nguy hiểm
Hình 5: Hóa chất nguy hiểm cấm dùng tay.
Hình 6: Hóa chất dễ bốc cháy

- Người sử dụng hóa chất đã được huấn luyện đúng đắn cách sử dụng hóa chất và
những biện pháp phải tuân theo;
- Những biện pháp ngăn ngừa như thông gió cưỡng bức, thông gió tự nhiên, che
chắn, cách ly đã được thực hiện và hoạt động tốt;
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những mối nguy hiểm có thể dẫn đến rủi
ro;

14


- Kiểm tra lại quần áo bảo vệ và các thiết bị an toàn khác bao gồm cả mặt nạ, bảo đảm
đầy đủ, phù hợp, đồng bộ và đúng chất lượng;
- Có đủ các thiết bị cấp cứu cần thiết và hoạt động tốt;
2.1.2.3. Tùy theo việc sử dụng từng hóa chất mà có các quy định cụ thể hơn.
a) Hóa chất dễ cháy nổ
- Trong PTN với hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu
vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy. Khi
cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an
toàn.
- Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Việc
dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh có ống dẫn khí hoặc
hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất .
+ Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện vào nhánh
đó.
+ Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi
có hóa chất dễ cháy nổ.
+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất kỳ nhánh
dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương.

- Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không
được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang bị bằng kim loại đều phải
tiếp đất., các bộ phận hay thiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn.
- Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy nổ, hoặc
trước và sau khi sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống
cháy nổ.
- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu
được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.
- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy.
Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng
trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.
- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ
sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các
loại hóa chất dễ cháy nổ...
b) Hóa chất ăn mòn
- Các thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng vật liệu
thích hợp, phải đảm bảo kín.
- Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung dịch natri
bicacbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%, dung dịch axit axetic nồng độ 0,3% hoặc các chất
khác có tác dụng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nạn.
- Tất cả các chất thải đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi
đưa ra ngoài v.v..
c) Hóa chất độc
15


- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo những quy
định
sau:
+ Phải chứa chất khử độc tương xứng.

+ Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không vượt quá 2%
và nồng độ ôxy không dưới 15%.
+ Đối với cacbua oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải dùng loại
mặt nạ lọc khí đặc biệt.
- Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vải bông dày có khẩu trang
chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi, bụi chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay, chân,
ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa tan thì phải mang quần áo bảo vệ không
thấm và mặt nạ cách ly.
- Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm trực tiếp
hóa
chất
độc.
- Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín và nếu không do quy trình sản
xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận khác không có hóa chất độc
v.v..
3. Ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường
3.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường hóa học
3.1.1. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp
các thành phần và đặc tính vật lí, hoá học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào
của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.
Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây
tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn, hay sự phát triển của
người và sinh vật trong môi trường đó.
3.1.2. Ô nhiễm môi trường hóa học : Tác nhân gây ô nhiễm là những chất,
những hỗn hợp chất hoặc những nguyên tố hoá học đã tác dụng vào môi trường làm
cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi
khái quát là "chất ô nhiễm". Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn...),
chất lỏng (các dung dịch hoá chất, chất thải của dệt nhuộm, chế biến thực phẩm...),
chất khí (SO 2 từ núi lửa, CO 2, NO2 trong khói xe hơi, CO trong khói bếp, lò gạch...),
các kim loại nặng như: chì, đồng, thuỷ ngân... (Pb, Cu, Hg...). Có thể, có lúc, có nơi

có ít chất ô nhiễm, nhưng có lúc, có nơi nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ, môi trường đất
phèn có thể do các cation Al 3+, Fe2+ và cả anion SO 42-, Cl- cùng với các chất khí
H2S. Các chất này đồng thời tác động vào cây trồng, vào cá, tôm làm cho chúng
chết. Không khí đô thị thường vừa bị bụi đất, bụi xi măng, khí SO 2, NO2 trong khói
xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên, cộng với tiếng ồn, từ trường quá mức cho phép,
gây tổn hại sức khoẻ con người, thậm chí gây chết người.
3.2. Ô nhiễm môi trường
3.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí
3.2.1.1. Định nghĩa
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến đổi quan
trọng thành phần không khí, làm cho không khí không sạch như: có mùi khó chịu,
giảm tầm nhìn xa (do bụi).

16


3.2.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia thành các nguồn cơ
bản sau: nguồn ô nhiễm thiên nhiên, nguồn ô nhiễm nhân tạo.
(1) Nguồn ô nhiễm thiên nhiên
Nguồn ô nhiễm thiên nhiên là nguồn do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như
đất sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và gió thổi thành bụi. Các núi lửa phun ra
bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không
khí đáng kể, cháy rừng cũng gây ra những đám khói lớn và bụi rộng. Nước biển bốc
hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí.
Các quá trình thối rữa của xác động vật ở tự nhiên cũng đưa vào không khí các chất
khí ô nhiễm.
(2) Nguồn ô nhiễm nhân tạo
Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng ô nhiễm không khí do hoạt đông công
nghiêp; do hoạt động giao thông vận tải; do đun nấu của nhân dân; ô nhiễm do bụi;

do ô nhiễm tiếng ồn; do các hoá chất gây ra những chất gây nguy hiểm đối với con
người và khí quyển là khí CO2; SO2; CO; N2O; CFC...
3.2.2. Ô nhiễm môi trường nước
3.2.2.1 Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô
nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người Sự ô nhiễm nước
có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt...
Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo
theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh
vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm diện.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước, thải từ các vùng dân cư, khu công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong
nông nghiệp... vào môi trường nước.
Theo thời gian các dạng gây ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức
thời do sự cố rủi ro.
3.2.2.2. Ô nhiễm môi trường nước mặt
Môi trường nước mặt bao gồm nước ở ao hồ, đồng ruộng, nước ở sông, suối,
kênh rạch. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, khu
công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao.
Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn,
các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, thuỷ sản, sản xuất nhiệt điện, luyện kim,
giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là
các chất hữu cơ, vô cơ, các chất phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng, hoá chất độc
hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác, thường gặp ở các lưu vực
nước gần khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, các thành phố lớn. Ô nhiễm
kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác có tác động rất trầm trọng tới các hoạt động
17



sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân
huỷ sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn của con và động vật, gây nên những bệnh nguy
hiểm... Để hạn chế ô nhiễm kim loại nặng và tác hại của nó cần quản lý chặt chẽ
nguồn thải, quản lý tốt nguồn thải, sản phẩm nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm
như cá rau xanh...
3.2.2.3. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích,
trong các khe nứt, hang cactơ dưới bề mặt Trái đất và có thể khai thác phục vụ cho
hoạt động của con người.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ổ nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng cuộc sống con người.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm có thể là:
- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng cao của Fe,
Mn, As và một số kim loại khác.
- Các tác nhân nhân tạo như các anion, các kim loại nặng và các vi sinh vật...
- Suy thoái nguồn nước như mất khả năng khai thác, hạ thấp mức nước...
3.2.2.4. Ô nhiễm biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chát thải từ lục địa theo các dòng chảy
sông, suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng
sản, giao thông vận tải biển. Trong thời gian dài biển sâu còn là nơi đổ các chất độc
hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
3.2.3. Suy thoái ô nhiễm đất
Bình thường hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên
khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của
đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị suy thoái, ô nhiễm.
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia ra:
- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thuỷ triều,

đất bị vùi lấp do cát bay.
- Nguồn gốc nhân sinh: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,
giao thông và hoạt động nông nghiệp,...
Nét đặc thù của sự ô nhiễm đất là sự tồn tại các chất thải rắn trong các chất
thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó chất thải công nghiệp đóng vai
trò quan trọng nhất.Các chất thải công nghiệp có thể có các nguồn gốc khác nhau.
Trước hết đó là các chất thải của ngành khai thác mỏ. Các quặng mỏ thường nằm
sâu trong lòng đất, do đó để khai thác chúng, trước hết phải bóc đất đá. Đôi khi
lượng đất đá còn lớn hơn lượng quặng cần khai thác. Tiếp theo, quá trình làm giầu
quặng sẽ thải ra đất đá và các khoáng vật phụ, đồng hành với khoáng vật chính
trong quá trình hình thành địa chất. Ví dụ, khi khai thác các quặng kim loại mầu
thông thường người ta chỉ lấy được 1- 2% khoáng vật chính cần khai thác, tất cả
phần còn lại được xem là chất thải.
3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường
3.3.1. Khái niệm bảo vệ môi trường:
18


Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu
phát triển mạnh, việc khai thác các nguồn tài nguyên tăng lên nhanh chóng làm cho
nhiều khu rừng, nhiều phong cảnh đẹp bị triệt phá. Cũng từ đó người ta mới nảy
sinh ra ý niệm bảo vệ thiên nhiên. ý niệm đó lúc đầu chỉ nhằm bảo vệ các phong
cảnh, khu rừng đẹp. Từ đó người ta bắt đầu xây dựng các khu rừng cấm. Sự thành
lập các khu rừng cấm là nhằm bảo vệ toàn vẹn các điều kiện tự nhiên một khu vực
nhất định.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế, việc khai thác các nguồn tài nguyên
ngày càng tăng nên việc bảo vệ thiên nhiên bằng cách ‘gìn giữ’ như vậy không thể
phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đó là chưa kể việc bảo vệ như vậy
vẫn không thể tránh khỏi sự ô nhiễm môi trường. Ngày nay với số dân tăng lên rất
nhanh, nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên vẫn đang tiến hành một cách bình

thường. Do đó, khái niệm bảo vệ môi trường không chỉ có ý nghĩa gìn giữ nữa,
mà mang một nội dung hoàn toàn khác.
3.3.2. Bảo vệ môi trường là gì?
3.3.2.1. Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái
Sử dụng hợp lý có nghĩa là sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, không lãng
phí và có hiệu quả cao. Do đó việc khai thác phải có kế hoạch, đảm bảo được nhu
cầu trước mắt và cả tương lai. Việc khai thác phải được giới hạn ở một mức độ nào
đó, bằng những biện pháp nào đó để đảm bảo sao cho các tài nguyên không bị cạn
kiệt, sự cân bằng sinh thái không bị phá huỷ và nguồn tài nguyên vẫn giữ được khả
năng phục hồi bình thường.
Sử dụng hợp lý còn là sử dụng theo một phương án tối ưu, dựa trên cơ sở các
quy luật phát triển của môi trường để có thể khai thác sử dụng các tài nguyên có lợi
nhất và môi trường cũng tốt hơn lên.
3.3.2.2. Cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt
Đối với các lãnh thổ đã khai thác đến mức cạn kiệt, nếu không phục hồi sẽ bị
phá huỷ hoàn toàn. Muốn phục hồi phải có biện pháp cải tạo. Mục đích của cải tạo
là để phục hồi và nâng cao chất lượng của môi trường. Ngày nay, nhiệm vụ cải tạo
để phục hồi các cảnh quan trở thành nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vì phần lớn các
cảnh quan tự nhiên đã bị con người khai thác từ lâu. Việc trồng rừng phủ xanh đồi
núi trọc ở nước ta thực chất là một việc cải tạo để phục hồi rừng đã bị cạn kiệt.
3.3.2.3. Chống ô nhiễm và suy thoái môi trường
Sự ô nhiễm môi trường (bao gồm không khí, nước và đất) do các chất thải
công nghiệp và sinh hoạt gây ra đang ngày càng trầm trọng. Sự ô nhiễm nặng sẽ làm
cho môi trường bị suy thoái, bị phá huỷ đồng thời gây tác hại nghiêm trọng cho sức
khoẻ của con người và sự phát triển của mọi sinh vật. Việc chống ô nhiễm môi
trường đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất để ngăn chặn việc
thải các chất bẩn hoặc xử lý các chất thải trước khi đổ vào môi trường.
3.3.2.4. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các vốn gien di truyền qúy hiếm
Sinh thái học trên trái đất rất phong phú và đa dạng, nhất là ở các vùng nhiệt
đới và xích đạo ẩm ướt. Các loài động vật và thực vật hoang dại chính là nguồn

cung cấp giống cây trồng và vật nuôi cho loài người. Vốn gien di truyền của chúng
đã góp phần cho sản xuất nông nghiệp một nguồn giống quý giá để sản xuất ra
19


lương thực, thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và nhiều mặt lợi ích khác. Các sinh
vật còn là thành phần quan trọng của môi trường. Sự tồn tại của chúng sẽ làm cho
sự cân bằng sinh thái của môi trường được ổn định. Việc bảo vệ sự đa dạng của sinh
vật đòi hỏi phải bảo vệ các điều kiện, các nơi sinh sống và phát triển của mọi loài
khác nhau.
3.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường
Để bảo vệ môi trường có kết quả, đòi hỏi phải có một hệ thống các hoạt động
phối hợp liên hoàn với nhau theo các ngành, các lãnh thổ ở các cấp khác nhau thuộc
công tác quản lý của nhà nước, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và công tác giáo dục nhằm mục tiêu BVMT. Tuy nhiên, có thể nêu một số biện
pháp chủ yếu sau đây:
3.3.3.1. Xây dựng quy hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên đối với mỗi quốc gia cũng như mỗi địa
phương trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì, muốn sản xuất phát triển
phải tăng cường khai thác các tài nguyên. Nhưng nếu khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên không theo một quy hoạch rõ ràng, không theo một biện pháp bảo
vệ và cải tạo thì nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị suy thoái và sản
xuất không thể phát triển lâu bền được. Do vậy, muốn sự phát triển ổn định và lâu
dài phải có quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý. Muốn quy hoạch có cơ sở chắc
chắn phải tiến hành điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên, xác định các mục tiêu của
quy hoạch rồi mới đi đến lập quy hoạch cho từng ngành.
Ở nước ta, từ ngày bắt đầu xây dựng và phát triển kinh tế, Chính phủ đã rất
chú ý đến vấn đề này. Việc xây dựng “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và
môi trường” năm 1985 và “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền”

năm 1990, chính là nhằm mục đích thực hiện các biện pháp nói trên.
3.3.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành
sản xuất để chống hiện tượng gây ô nhiễm môi trường.
Những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật ngày nay có khả năng ngăn chặn các
hiện tượng gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước và được thực hiện theo nhiều
con đường khác nhau, như:
- Nghiên cứu và lắp đặt các máy móc khí và lọc nước trong các xí nghiệp sản
xuất để lọc bụi, các chất hoà tan, khử các chất độc không cho chúng thải vào môi
trường.
- Nghiên cứu các công nghệ sản xuất không chất thải, công nghệ sử dụng nước
theo chu trình kín, công nghệ sử dụng ít nước và tiến tới chu trình sản xuất “khô”
không cần có nước…
- Nghiên cứu thay thế các động cơ đốt trong bằng các động cơ điện, Nghiên
cứu sử dụng các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng mặt trời,
năng lượng nước, gió, địa nhiệt… Đặc biệt, đối với các phương tiện giao thông như
ô tô, máy bay tầu hoả rất cần các động cơ không gây ô nhiễm.
3.3.3.3. Luật pháp
Đối với từng quốc gia mọi biện pháp về BVMT cuối cùng phải được thể chế
hoá bằng các quy định, các chính sách luật lệ do Nhà nước ban hành. ở nước ta từ
20


trước đến nay đã có nhiều quy định, nhiều chính sách về môi trường, và hiện nay
Luật bảo vệ môi trường đã được soạn thảo đang chờ trình Quốc hội phê chuẩn. Luật
bảo vệ môi trường sẽ định rõ những điều không được phép, những điều phải thực
hiện đối với mọi công dân cũng như tổ chức xã hội trong việc khai thác sử dụng các
nguồn tài nguyên, trong hoạt động sản xuất và đời sống nhằm giữ cho môi trường
không bị cạn kiệt và ô nhiễm, bảo đảm cho sự phát triển của đất nước lâu bền.
Đối với quốc tế, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã mang tính toàn cầu, đòi hỏi
các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ chung. Để giải quyết nhiệm vụ đó, cần có sự

thống nhất và hợp tác giữa các nước trên cơ sở các luật, các công ước quốc tế. Ví dụ
công ước về sự thay đổi khí hậu được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về
môi trường tại Rioo đơ Gianêrô tháng 6/1992. Các nước kí vào công ước cam kết sẽ
giảm bớt và ngăn ngừa việc thải các khí nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Công ước
Viên về việc bảo vệ tầng ozon năm 1985, và Công ước bảo vệ tính đa dạng sinh học
tại Rioo – 92 và nhiều công ước khác đều là những văn bản mang tính luật pháp quốc
tế.
3.3.3.4. Xây dựng các vùng cấm, các khu bảo tồn tự nhiên
Các rừng cấm, các khu bảo tồn tự nhiên là những lãnh thổ đặc trưng cho các hệ
sinh thái, các cảnh quan khác nhau nhằm bảo tồn các mẫu chuẩn thiên nhiên cho đời
sau; giữ gìn phần cơ bản vốn gien di truyền, gìn giữ sinh cảnh của các động vật quí
hiếm, coi như biện pháp đầu tiên bảo vệ là nơi để nghiên cứu, tìm hiểu các quy luật
phát triển và biến đổi của tự nhiên. Những kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp các nhà
khoa học xây dựng quy hoạch cải tạo, bảo vệ cũng như dự đoán các biến đổi của tự
nhiên đối với các cảnh quan tương tự.
3.3.3.5. Giáo dục bảo vệ môi trường
Là biện pháp có vai trò hết sức to lớn, vì nó giúp cho mọi người nói chung và
đặc biệt cho thế hệ trẻ ở các trường học, hiểu biết tình trạng môi trường và các biện
pháp BVMT. Sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân về môi trường là nền tảng cơ
bản để thực hiện nhiệm vụ BVMT có kết quả.
Câu hỏi , bài tập
1. Phân tích anh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường sống.
2. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hoá chất và bảo vệ môi
trường .
3. Phân tích các nguyên nhân gây nên các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Ô
nhiễm môi trường không khí , ô nhiễm môi trường nước, suy thoái ô nhiễm môi
trường đất.
4. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và công tác Giáo dục bảo
vệ môi trường, an toàn lao động trong nhà trường phổ thông.
5. Liên hệ với thực tế địa phương nơi đang sinh sống về vấn đề môi trường và

công tác bảo vệ môi trường sống, an toàn vệ sinh lao động như thế nào? 6. Cá nhân
bạn có suy nghĩ và hành động cụ thể gì về việc tham gia công tác bảo vệ an toàn vệ
sinh lao động ở tại địa phương.
21


Bài 3.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN
TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
6 tiết (Lý thuyết: 4 tiết, thảo luận: 2tiết. Tự học : 4 tiết)
1. Biện pháp kĩ thuật an toàn hóa chất và vệ sinh lao động trong nhà trường
phổ thông:
1.1. An toàn trong phòng thí nghiệm
Những hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có nhiều tai nạn
lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,... hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái.
Các tai nạn có thể tránh được, nếu như chúng ta có phòng thí nghiệm an toàn, có hiểu
biết về việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. Biết cách phòng chống cháy nổ và sơ cứu.
Biết các nguyên tắc bảo quản hóa chất an toàn và tuân thủ các quy tắc an toàn trong
phòng thí nghiệm.
1.1.1. Phòng thí nghiệm an toàn :
- Có 2 lối thoát hiểm, không khóa, không để các vật cản như túi xách, ghế… trên
lối thoát hiểm.
- Hóa chất chỉ lấy đủ dùng, có kho hóa chất. Bàn thí nghiệm lát gạch chịu axit,
kiềm, bố trí theo hàng dọc để GV dễ kiểm soát.
- Hệ thống điện an toàn, các thiết bị điện có tiếp đất. Định kì kiểm tra an toàn
điện.
- Có tủ thuốc sơ cứu, tủ hút. Có bình cứu hỏa.
- Bình quân một HS có diện tích PTN là 6m2.

1.1.2. Các quy tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm:
- Không ăn, uống, hút thuốc trong PTN.
- Không chạy trong PTN.
- Không để túi xách, ghế, vv… trên lối đi trong PTN.
- Mặc quần dài và áo bảo hộ khi làm TN.
- Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với axit, kiềm…
1.1.3. Cách phòng chống cháy nổ:
Sự nguy hiểm cháy, nổ thường gặp trong PTN là do:
- Hệ thống điện, thiết bị điện trong PTN
- Nguy cơ nồng độ cao các dung môi dễ cháy nổ.
- Sử dụng gas hóa lỏng không an toàn.
- Do sắp xếp bảo quản hóa chất không đúng quy định.
- Đa số các PTN không đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố.
Để có cách phòng chống cháy nổ cần phải biết sự phân loại các nhóm chất cháy:
- Nhóm A: cháy các chất hữu cơ rắn như gỗ, giấy, vv…

22


- Nhóm B: cháy các chất lỏng như cồn, dầu mỏ, paraffin, vv…
- Nhóm C: cháy các chất khí: H2, CH4, C2H2, vv…
- Nhóm D: cháy kim loại: Na, Mg, Al, vv…
Một số quy định về phòng chống cháy nổ :
- Hệ thống điện phải được lắp đặt đảm bảo đúng yêu cầu có hộp cầu dao, dây dẫn
điện đảm bảo thông số phù hợp với PTN, đờng dây dẫn điện lắp gọn gàng hợp lý.
- Sắp xếp bảo quản hoá chất đúng quy định: Tuyệt đối không được để các hoá
chất dễ cháy gần những khu vực dễ phát ra nguồn điện, nguồn lửa.
- Trong PTN luôn phải có sẵn bình cứu hoả, cát.
- Trong khu vực PTN và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế
độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi

dễ nhận thấy. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có biện
pháp làm việc an toàn.
- Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phũng chống cháy nổ.
Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh của ống dẫn khí hoặc
hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất .
+ Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện vào nhánh
đó.
+ Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi
có hóa chất dễ cháy nổ.
+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất kỳ nhánh
dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương.
- Tất cả các chi tiết máy hoạt động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu
không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang bị bằng kim loại
đều phải tiếp đất., các bộ phận hay thiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn.
- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu
được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.
- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy.
Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng
trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.
- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ
sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các
loại hóa chất dễ cháy nổ...
1.2. Qui tắc về kĩ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm
1.2.1. Bảo quản và sử dụng hóa chất
Các hóa chất cần thiết cho phòng thí nghiệm hóa học thường được ghi rõ trong
bảng" Hóa chất và dụng cụ cần thiết..." cho các phòng thí nghiệm ở phổ thông.
1.2.1.1. Bảo quản hóa chất
(1). Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp

Hình dạng, kích thước, màu sắc của lọ chứa hóa chất cần căn cứ vào tính chất và số
lượng của từng loại hóa chất. Các lọ hóa chất phải có nhãn ghi rõ công thức hóa học, tên
23


gọi, nồng độ (nếu là dung dịch) và ghi rõ các đặc điểm như chất độc, chất dễ bay hơi, dễ
cháy.
(2). Các lọ hóa chất cần được xếp đặt một cách khoa học trong các tủ chứa
Muốn bảo quản tốt, phòng thí nghiệm phảỉ có tử đựng hóa chất.
Không để lẫn lộn các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa
chất. Hóa chất cần sắp xếp theo loại, phân nhóm theo cation, anion.
Các axit ở thể lỏng đặt ở ngăn cuối cùng của tủ để khi lấy ra được dễ dàng, tránh
đổ vỡ nguy hiểm. Không nên để nhiều và tập trung ở trong phòng thí nghiệm các hóa
chất dễ bắt lửa như xăng, benzen, ete cồn đốt, axeton,…
Chỉ nên để mỗi loại chất dễ cháy này từ 0,5 đến 1,0 lit và khi làm thí nghiệm phải
để các chất này xa lửa. Phải chuẩn bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Cần
đựng những hóa chất có tác dụng với cao su như Brom và axit nitric trong lọ có nút
thủy tinh.
* Đối với những hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonnic và hơi
nước, cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng một lớp
parafin. Ví dụ : bột magie và bột sắt dễ bị oxi hóa, canxi oxit và canxi cacbua dễ bị rã
hỏng trong không khí ẩm, anhidrric photphoric, canxi clorua, magie clorua, natri nitrat
dễ hút nước và chảy rữa. Kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với khí cacbonic
trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút nhám vì kiềm và các chất tạo thành sẽ làm
nút nhám gắn chặt vào cổ lọ rất khó mở.
* Những hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như kalipemanganat, bạc nitrat, kali
iotdua, nước oxi già… cần được đựng vào lọ màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy
màu đen phía ngoài lọ.
* Những hóa chất độc như muối thủy ngân (clorua, nitrat, axetat), muối xianua…
cần phải để trong tủ có khóa riêng và phải giữ gìn hết sức cẩn thận.

* Các kim loại natri và kali phải được đựng trong lọ dầu hỏa hay xăng, khi làm thí
nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ không được vứt bừa bãi vì sẽ gây ra hỏa hoạn do
đó cần thu lại hoặc hủy đi. Phot pho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng
phải cắt trong nước. Đục hộp chứa photpho trắng phải được tiến hành trong thùng
nước.
* Muối kali clorua, kali nitrat phải được đựng vào lọ sạch, không được để lẫn với
các chất cháy.
* Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hóa chất ở phía ngoài các lọ đựng
hóa chất. Các lọ hóa chất để ở bàn cho học sinh làm thực hành nên có hai nhãn đối diện
nhau ở 2 phía của bình, lọ. Các lọ hóa chất trong cùng một nhóm nên để lọ nhỏ ở hàng
trước, lọ lớn ở hàng phía sau, nhãn quay ra ngoài để dễ thấy, dễ sử dụng.
(3). Thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi
Phải thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi vì hơi hóa chất bay lên có
thể làm bật nút các lọ chứa. Các chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để ở nơi
mát, đựng trong các lọ nút kín.
1.2.1.2. Sử dụng hóa chất
Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a). Tiết kiệm
24


Nên dùng hóa chất với liều lượng vừa đủ để học sinh thấy rõ hiện tượng cần
chứng minh và giảm bớt khí bay ra ngoài. Thông thường đối với hóa chất lỏng chỉ
dùng khoảng 1/5 ống nghiệm.
- Không chuẩn bị dư thừa dung dịch. Chỉ pha chế một lượng dung dịch đủ dùng
cho các TN, vì để lâu ngày dung dịch sẽ biến chất, mặt khác làm chật thêm phòng TN.
- Cần tận dụng các hóa chất còn dư hoặc sản phẩm của các thí nghiệm. Chẳng
hạn tận dụng kẽm còn dư sau TN điều chế hiđro, thu hồi đồng (II) oxit khi phân
tích malakit, thu hồi mangan đioxit khi dùng để nhiệt phân kali clorat...
b). Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất

- Trước khi lấy hóa chất từ một lọ nguyên ra, cần gạt sạch các chất rắn ở nút lọ
(parafin, xi, nhựa...) để tránh hiện tượng các chất này rơi vào hóa chất khi mở lọ.
- Trước khi dùng lọ để chứa hóa chất, phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa.
Nếu không thì phải rửa sạch và làm khô để đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất.
- Khi mở nút các lọ hóa chất phải đặt ngửa nút trên bàn. Với loại lọ có nút kèm
ống nhỏ giọt, khi mở nút và nghiêng lọ để rót hóa chất cần kẹp nút giữa hai ngón tay.
Không đặt ống nhỏ giọt trên mặt bàn.
- Khi lấy hóa chất TN phải đọc kỹ nhãn và xem hóa chất đó có đúng với yêu cầu
của TN không.
- Khi rót hóa chất ra khỏi bình, chú ý hướng nhãn lọ lên phía trên để tránh hóa
chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn.
- Cần kiểm tra xem ống hút nhỏ giọt đã sạch chưa và quả bóp cao su có bị thủng
không khi cho vào lọ lấy hóa chất.
- Khi lấy hóa chất rắn, cần dùng thìa sứ, thìa thủy tinh hoặc thìa nhựa đã được lau
sạch và dùng riêng cho từng hóa chất. Khi dùng xong, cần đặt thìa ngay cạnh lọ chứa
để tránh sử dụng lẫn hóa chất.
- Khi lấy những hóa chất dễ chảy rữa như xút ăn da hoặc hóa chất dễ bay hơi như
dung dịch amoniac, axit clohiđric đặc v.v... phải nhanh tay và đậy nút ngay sau khi lấy.
Khi đục hộp đựng photpho trắng phải đục ở dưới nước để tránh photpho có thể bốc
cháy. Với natri kim loại, sau khi đã cắt dùng, phần còn lại phải ngâm ngay vào dầu
hỏa.
- Không đổ trở lại những hóa chất dùng thừa vào các lọ chứa để đảm bảo độ tinh
khiết của chúng. Cần tính toán cụ thể số lượng hóa chất cần thiết trước khi lấy ra dùng.
- Khi cân hóa chất không được đổ trực tiếp hóa chất lên đĩa cân vì như vậy có thể
làm bẩn hóa chất và hỏng đĩa cân. Phải để hóa chất trên giấy lót, mặt kính đồng hồ
hoặc cốc thủy tinh.
c). Đảm bảo an toàn
Muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất, cần tuân theo những quy tắc sau:
1.2.2.Quy tắc về kĩ thuật an toàn khi làm thí nghiệm
1.2.2.1. Thí nghiệm với chất độc

Trong phòng thí nghiệm hoá học có nhiều chất độc như thuỷ ngân (gây rối loạn
thần kinh, làm rụng răng,…), hợp chất của asen, photpho trắng (làm mục xương hàm,
làm bỏng,…), hợp chất xianua, khí cacbon oxit (thở không khí chứa 1% về thể tích khí
cacbon oxit có thể làm người ta bị chết), khí hiđro sunfua (người ngửi phải không khí
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×