Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo thực tập công nghệ hóa tại Viện Hóa Học – Viện KHCN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.84 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

MỤC LUC
Phần I.........................................................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.......................................................................................2
1.Sự ra đời và phát triển của Viện Hóa Học – Viện KHCN Việt Nam ...................................2
1.1 Lịch sử phát triển ..................................................................................................2
1.2. Đội ngũ cán bộ:...........................................................................................................3
2. Thành tựu và các loại hình nghiên cứu khoa học............................................................3
2.1 Một số thành tựu nổi bật:............................................................................................3
2.2. Hợp tác quốc tế:.......................................................................................................4
3. Thông tin về phòng phân tích Ứng dụng..........................................................................4
3.1. Chức năng của phòng phân tích Ứng dụng:...............................................................4
3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.........................................................................................4
3.3. Trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.......................4
3.4. Kết quả các đề tài khoa học đó thực hiện...................................................................5
3.5. Kết quả ứng dụng, triển khai.......................................................................................5
3.6. Đào tạo........................................................................................................................5
.............................................................................................................6
Phần II........................................................................................................................................6
KỸ THUẬT LẤY MẪU NƯỚC VÀ CÁCH BẢO QUẢN.......................................................6
1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC.........................................................................6
1.1. Các loại nguồn nước dùng để cấp nước
..........................................................6
1.2. Tính chất và các chỉ tiêu về chất lượng nước............................................................7
1.3. Các chỉ tiêu hoá hoc....................................................................................................9
2. Những điểm cần chú ý khi phân tích nước......................................................................11
Phần III.....................................................................................................................................12
DỤNG CỤ THIẾT BỊ , CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ CÁCH TIẾN HÀNH........................................12


1.Dụng cụ và thiết bị.............................................................................................................12
1.1. Máy Đo Quang DR2800............................................................................................12
1.2. Dụng Cụ.....................................................................................................................13
1.3. Các dụng cụ cần dựng..............................................................................................14
PHẦN IV...................................................................................................................................15
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC.....................................................15
1.Quy trình xác định COD( nhu cầu oxy hóa học ) :.........................................................15
1.1. Một và khái niệm :......................................................................................................15
1.2.Phạm vi áp dụng :.......................................................................................................15
1.3.Nguyên tắc :................................................................................................................15
1.4.Dụng cụ , hóa chất :....................................................................................................15
1.5.Cách tiến hành :..........................................................................................................16
1.6.Các chú ý cần thiết khi xác định COD :......................................................................16
1.7. Cách tính kết quả :.....................................................................................................17
2. Quy trình xác định Sắt ( TCVN 6177 - 1996 ) :................................................................18
2.1.Phạm vi áp dụng :.......................................................................................................18
2.2.Nguyên tắc : ...............................................................................................................18
2.3.Dụng cụ , hóa chất:.....................................................................................................18
2.4.Xây dựng đường chuẩn :............................................................................................19
1

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

2.5.Phân tích mẫu :...........................................................................................................20
2.6.Tính kết quả :..............................................................................................................20

3.Quy trình xác định NO3-....................................................................................................21
3.1.Phạm vi áp dụng :.......................................................................................................21
3.2.Nguyên tắc :................................................................................................................21
3.3.Dụng cụ , hóa chất:.....................................................................................................21
3.4.Xây dựng đường chuẩn : ...........................................................................................22
3.5.Phân tích mẫu :...........................................................................................................23
4.Quy trình xác định Photpho ( TCVN 6202 - 1996 )...........................................................23
4.1.Khái niệm :..................................................................................................................23
4.2.Nguyên tắc :................................................................................................................23
4.3.Dụng cụ , hóa chất :....................................................................................................24
4.4.Xây dựng đường chuẩn :............................................................................................25
4.5.Quy trình phân tích mẫu :...........................................................................................25
Phần IV.....................................................................................................................................27
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.............................................................................................................27
1.Kết quả xác định COD.......................................................................................................27
2. Kết quả xác định sắt.........................................................................................................30
3.Kết quả xác định nitơrat....................................................................................................32
4. Kết quả xác định phốt pho................................................................................................35
PHẦN V: KẾT LUẬN................................................................................................................37

Phần I
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.Sự ra đời và phát triển của Viện Hóa Học – Viện KHCN Việt Nam
1.1 Lịch sử phát triển
Viện Hóa học thuộc viện khoa học và Công Nghệ Viêt Nam, được thành lập theo
quyết định số 230/CP ngày 16 tháng 9 năm 1978 của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ban đầu viện chỉ có 4 phòng nghiên cứu và một số tổ chức thuộc Viện, làm việc
trong các căn phòng cấp bốn với các trang thiết bị nghèo nàn và thô sơ. Tổng số cán bộ
công chức là 70 người, trong đó có 1GS.TSKH.5TS, 30 cử nhân, kĩ sư và thí nghiệm

viên.
Trong 30 năm, Viện Hóa học đó trải qua nhiều thời kì xây dựng và phát triển:
2

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

-Thời kì phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập chung (1978-1988) là giai đoạn
viện tập hợp, xây dựng lực lượng, cơ sở vật chất, định hình các phương hướng nghiên
cứu và triển khai của viện. Trong thời kì này Viện cũng xây dựng Phân viện Hóa Học
tại TP. Hồ Chớ Minh.
- Thời kì chuyển đổi phương thức quản lý của nhà nước (1988- 1995): là giai đoạn
“thử nghiệm mô hình tổ chức và cơ chế quản lý” của viện KHVN nói chung và Viện
Hóa Học nói riêng. Trong thời kì này, nhiều trung tâm nghiên cứu trực thuộc viện đó
được thành lập. Đến năm 1992, tất cả các trung tâm nghiên cứu đó được sát nhập trở lại
thành Viện Hóa Học và Viện bắt đầu được phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Nghiên cứu khoa học cơ bản có định hướng và có tầm quan trọng đối với Việt
Nam trong các lĩnh vực về Hóa.
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các thành tựu của hóa học vào công nghiệp,
nông nghiệp và đời sống.
- Đào tạo sau đại học.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ và hợp tác nghiên cứu khoa học, triển
khai và đào tạo với các viện nghiên cứu, các trường đại học có cơ sở sản xuất trong và
ngoài nước.

1.2. Đội ngũ cán bộ:

Hiện nay, tổng số cỏn bộ công chức trong biên chế của viện là 136 người, trong đó
có 6 GS, 15 PGS, 32 TS, 66 cử nhân và kĩ sư, 17 trung cấp và công nhân kĩ thuật.Ngoài
ra, Viện có 110 cán bộ hợp đồng lao động dài hạn.
2. Thành tựu và các loại hình nghiên cứu khoa học
2.1 Một số thành tựu nổi bật:
- Các công trình nghiên cứu điều tra sang lọc hoạt chất từ thực vật Việt Nam
- Đã xây dựng quy trình công nghệ có tính khả thi và hiệu quả kinh tế để chiết suất
artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng làm thuốc chống sốt rét; rutin từ hoa hòe làm
thuốc chống cao huyết áp; rotundin từ củ bình vôi làm thuốc an thần.

3

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

- Đã nghiên cứu và sản xuất lượng lớn tinh dầu, hương liệu có chất lượng tốt, giá
thành thấp so với hàng nhập khẩu để dựng cho các xí nghiệp chế biến thực phẩm, bánh
keo, nước giải khát, thuốc lá,.…
- Đã nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất chitin/chitosan dùng
trong y tế (màng băng, màng sinh học, thuốc kem…)
2.2. Hợp tác quốc tế:
Viện đó thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học với nhiều
nước, với các tổ chức quốc tế và các công ty trên thế giới như: Pháp, Đức, Bỉ, Hàn
Quốc , Nhật Bản, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Úc…
3. Thông tin về phòng phân tích Ứng dụng
3.1. Chức năng của phòng phân tích Ứng dụng:

- Là nghiên cứu xây dựng phát triển phương pháp và qui trình phân tích để giải
quyết vấn đề đòi hỏi bởi thực tế trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và sản xuất,
điều tra tài nguyên khoáng sản, đánh giá môi trường, nghiên cứu quy trình công nghệ
xử lý chất thải và chế tạo vật liệu. Áp dụng kết quả nghiên cứu, triển khai dịch vụ
nghiên cứu và phân tích.
- Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ, kỹ năng cho các cán bộ chuyên môn
trong lĩnh vực hóa phân tích. Đào tạo hướng dẫn sinh viên nghiên cứu hóa học phân
tích, môi trường cho các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở đào tạo trong cả nước.

3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1. KSC. Nguyễn Hưng Dũng

5.CN. Nguyễn Thu Uyên

2. ThS. Tạ Thủy Nguyên

6. KS. Mai Thị Huyền Thương

3. Ths. Đỗ Thị Nhài

7. CNCĐ. Đoàn Thị Bích Hòa

4. ThS. Đỗ Thị Hồng Nhung
3.3. Trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
1.
Máy phân tích đo quang
4. Máy phân tích điện hóa
2.

Máy đo nhanh đa chỉ tiêu của Mỹ


5. Máy đo khí độc MX 2100 – Pháp
4

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

3. Thiết bị chưng cất đạm Microkjendahl - Đức

6. Các dụng cụ thiết bị phân tích

thông thường
3.4. Kết quả các đề tài khoa học đó thực hiện
- Nghiên cứu kỹ thuật tách làm giàu kết hợp với phương pháp đo hiện đại để
xác định hàm lượng vết kim loại trong các đối tượng mẫu tự nhiên khác nhau.
- Nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp đo xác định các chất phục vụ công tác
“ an toàn vệ sinh thực phẩm”
- Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích xác định vàng trong đất đá, phục vụ
công tác thăm dò khai thác khoáng sản.
3.5. Kết quả ứng dụng, triển khai
- Thực hiện các hợp đồng dịch vụ phân tích , đào tạo cán bộ về phân tích, đặc biệt
làm phân tích trọng tài, kiểm tra ngoại bộ các mẫu quặng khoáng sản Al, Au, Cu, Fe,
Mn, Ni, Pb, Sb, Zn, Ti, Zr, đất hiếm…xác định thành phần với độ xác thực cao.
- Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường công nghiệp và giám sát môi trường hậu ĐTM
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Hưng Yên,Tuyên Quang, Hà Nội,… trong nhiều năm qua.
3.6. Đào tạo

- Tham gia giảng dạy và phối hợp đào tạo sinh viên, học viên cao học với các
trường Đại học như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Trường Đại học Phương Đông, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại Học Tài
nguyên môi trường,…
- Hợp tác với Viện Nghiên cứu Da-Giầy thực hiện nghiên cứu xây dựng phương
pháp phân tích thành phân hóa học trong nghành da giầy và lĩnh vực môi trường trong
nghành da – giầy.
- Phân tích định tính định lượng các thành phần của hỗn hợp các chất hữu cơ bằng các
thiết bị sắc kí gắn khối phổ, phục vụ công nghiệp hóa chất. công nghiệp hóa dược, quản
lí môi trường và an ninh xã hội. phân tích định lượng và vi định lượng các chất hữu cơ
trong thực phẩm, dược phẩm, các sản phẩm nông sản. hải sản, rau quả, …phục vụ công
tác kiểm định an toàn thực phẩm, dược phẩm.

5

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

- Thực hiện công tác nghiên cứu triển khai và đào tạo cho các đơn vị trong và
ngoài Viện Hóa Học.

Phần II
KỸ THUẬT LẤY MẪU NƯỚC VÀ CÁCH BẢO QUẢN
1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.1. Các loại nguồn nước dùng để cấp nước
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên (thường

gọi là nước thô) từ nước mặt, nước ngầm,nước biển.
a.Nước mặt:
Bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ các dũng chảy
trờn bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hoà tan, đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng ( riêng trường hơp nước trong các ao, đầm, hồ, chứa ít
chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo);
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
6

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

- Cỳ sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
b.Nước ngầm:
Được khai thác từ các tầng chứa dưới đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào cấu
trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các tầng địa tầng chứa cát hoặc
granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Ngoài ra, các đặc trưng chung của
nước ngầm là:
- Độ đục thấp;
- Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định;
- Khụng cú oxy, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2,...
- Chứa nhiều chất khoỏng hoà tan, chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie,flo
- Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
c.Nước biển: thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi

tuỳ theo vị trí địa lý: khu cửa sụng, gần hay xa bờ. Ngoài ra nước biển thường có nhiều
chất lơ lửng, chủ yếu là các phiêu sinh động - thực vật.
1.2. Tính chất và các chỉ tiêu về chất lượng nước
* Các chỉ tiêu lý học:
a.Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu.
Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ.
Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Ví dụ: ở miền Bắc
Việt Nam, nhiệt độ nước thường dao động từ 13 – 340 oC, trong khi đó nhiệt độ trong
các nguồn nước mặt ở miền Nam tương đối ổn định hơn (26 – 290oC).
b. Độ màu
Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan không
hoà tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn các loại
thuỷ sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay
công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen.

7

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

Đơn vị đo độ màu thường dùng là platin – coban. Nước thiên nhiên thường có độ
màu thấp hơn 200 PtCo. Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lửng trong
nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu
thực của nước ( do các chất hoà tan tạo nên) phải dùng các biện pháp hoá lý kết hợp.
c. Độ đục

Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt. Khi trong nước có các vật lạ như các
chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,...khả năng truyền ánh sáng bị giảm
đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo đục thường là mg
SiO2/l, NTU, FTU; trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước mặt
thường có độ đục 20 -100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 – 600 NTU. Nước cấp cho
ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước.
d. Mùi vị
Mùi vị trong nước thường do các hợp chất hoá học, chủ yếu là là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân huỷ vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có
thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi tiệt trùng với các hợp chất clo có thể bị
nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tuỳ theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hoà tan, nước có thể có các vị
mặn, ngọt, chát, đắng,...
e. Độ nhớt
Độ nhớt là đại lượng biểu thị sự ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa
các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy nó
đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các
muối hoà tan trong nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.
f. Độ dẫn điện
Nước có độ dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 200C có độ dẫn điện là 4,2ỡS/m
( tương ứng điện trở 23,8MÙ/cm). Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất
khoáng hoà tan trong nước và dao động theo nhiệt độ.
g. Tính phóng xạ
Tính phóng xạ của nước là do sự phân huỷ các chất phóng xạ trong nước tạo nên.
Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán
8

Hoàng Văn Đông



ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

phân huỷ rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ
nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới hạn cho phép.
Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ nhỏ và vừa thường được dùng để xác định tính
phóng xạ của nước. Các hạt nhỏ bao gồm 2 proton và 2 nơtron có năng lượng xuyên
thấu nhỏ, nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, gây tác
hại cho cơ thể do tính ion hóa mạnh. Các hạt vừa có khả năng xuyên thấu mạnh hơn,
nhưng dễ bị ngăn lại bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể.
1.3. Các chỉ tiêu hoá hoc
1.3.1. Độ pH
Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Khi pH = 7 nước có tính trung tính;
pH < 7 nước có tính axit;
pH > 7 nước có tính kiềm.
Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan
trong nước. Ở độ pH < 5, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước có
thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hoà tan và một số loại khí như CO 2, H2S tồn tại ở
dạng tự do trong nước. Độ pH được ứng dụng để khử các hợp chất sunfua và cacbonat
có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân
oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra
khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc.
1.3.2. Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion hydrocacbonat , hyđroxyl và ion
muối của các axit.
Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO 2 tự do có

trong nước.
Độ kiềm là một chỉ tiêu quan trọng trong công nghệ xử lý nước. Để xác định độ kiềm
thường dùng phương pháp chuẩn độ mẫu nước thử bằng axit clohydric.
1.3.3. Độ cứng

9

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có trong
nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng:
Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước;
Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối cacbonat
và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước;
Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối axit mạnh
của canxi và magie.
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây kiềm hóa xà phòng do canxi và magiê
phản ứng với các axit bột giăt tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất, nước
cứng có thể tạo lớp cặn trong các nồi hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
1.3.4. Độ oxy hoá
Độ oxy hoá là một đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đó
là lượng oxy cần có để oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ trong nước. Chất oxy hóa
thường dùng để xác định chỉ tiêu này là pecmanganat kali (KMnO4).
Trong thực tế, nguồn nước có độ oxy hoá lớn hơn 10 mgO 2/l đó có thể bị nhiễm bẩn.

Nếu trong quá trình xử lý có dùng clo ở dạng clo tự do hay hợp chất
hypoclorit sẽ tạo thành các hợp chất clo hữu cơ [trihalomentan(THM)] có khả năng gây
ung thư. Tổ chức Y tế thế giới quy định mức tối đa của THM trong nước uống là
0,1mg/l.
Ngoài ra, để đánh giá khả năng ô nhiễm nguồn nước, cần cân nhắc thêm các yếu tố
sau đây:
Độ oxy hoá trong nước mặt, đặc biệt nước có màu có thể cao hơn nước ngầm.
Khi nguồn nước có hiện tượng nhuộm màu do rong tảo phát triển, hàm lượng oxy hoà
tan trong nước sẽ cao nên độ oxy hoá có thể thấp hơn thực tế.
Sự thay đổi oxy hoá theo dòng chảy: Nếu thay đổi chẩm, lượng chất hữu cơ có trong
nguồn nước chủ yếu là các axit humic. Nếu độ oxy hóa giảm nhanh, chứng tỏ nguồn ô
nhiễm là do các dòng nước thải từ bên ngoài đổ vào nguồn nước.
Cần kết hợp vói các chỉ tiêu khác như hàm lượng ion clorua, sunfat, photphat, oxy hoà
tan, các hợp chất nitơ, hàm lượng vi sinh vật gây bệnh để có thể đánh giá tổng quát về
mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
10

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

1.3.5.Các hợp chất sắt
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dưới dạng ion Fe 2+, kết hợp với các gốc
bicacbonat, sunfat, clorua; đôi khi tồn tại dưới keo của axit humic hoặc keo silic. Khi
tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hoá, ion Fe2+ bị oxy hóa thành ion Fe3+ và kết
tủa thành các bụng cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
Nước mặt thường chứa sắt (Fe 3+), tồn tại ở dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù.

Trong nước thiên nhiên, chủ yếu là nước ngầm, có thể chứa sắt với hàm lượng đến 40
mg/l hoặc cao hơn.
Với hàm lượng sắt cao hơn 0,5mg/l, nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo
khi giặt, làm hỏng sản phẩm của các ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp. Các cặn sắt kết
tủa có thể làm tắc hoặc giảm khả năng vận chuyển của các ống dẫn nước.
2. Những điểm cần chú ý khi phân tích nước
Khi phân tích nước thiên nhiên hay nước thải cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau:
- Phải lấy và bảo quản mẫu đúng quy cách và tuân theo một cách nghiêm ngặt các quy
tắc lấy mẫu.
- Phải chọn phương pháp phân tích thích hợp. Với một hợp phần, một chỉ tiêu có thể có
nhiều phương pháp xác định. Việc chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào điều kiện
phũng thí nghiệm, lượng mẫu và hàm lượng các nguyên tố cần xác định.
- Phải sử dụng đúng quy cách các dụng cụ và hóa chất. Điều này cần đặt biệt lưu ý khi
phân tích các hợp phần hay chỉ tiêu với hàm lượng vết.

11

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

Phần III
DỤNG CỤ THIẾT BỊ , CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
1.Dụng cụ và thiết bị
1.1. Máy Đo Quang DR2800
- Máy so màu ở bước sóng từ 400-900nm. Có cài đặt lưu trữ hơn 200 chương


trình

phân tích các chỉ tiêu nước, nước thải. Thao tác đơn giản , nhanh gọn.
- Cách sử dụng máy:
• Kết nối với nguồn điện 220V.
• Bật công tắc nguồn ở phía sau của máy. Đợi trong 1 phút để máy tự động khởi động các
chương trình đó có sẵn trong hệ thống máy.
• Gọi chương trình muốn sử dụng ra màn hình.
• Mở lắp cho cuvet chứa mẫu trắng vào máy
• Nhẹ nhàng đặt tay vào chữ Zero trên màn hình. Lúc này máy hiện dòng chữ 0.00mg/l
(…). ở đây “(…)” có nghĩa là tên chỉ tiêu . Ví dụ như: 0.00mg/l Cl-.
• Tiếp tục nhấp vào Read để đưa máy về trạng thái làm việc ổn định với phương pháp cà
chỉ tiêu đó chọn, màn hình hiện :0.00mg/l(…)
• Sau đó mở lắp nhấc cuvet chứa mẫu trắng ra rồi cho cuvet chứa mẫu thật vào đậy lại và
nhấp nút Read màn hình sẽ hiện kết quả cần đo. Ta có thể thực hiện lại thao tác vài lần
để kết quả được ổn định. Ghi kết quả và đưa ra kết luận.
• Khi không sử dụng thì lấy mẫu ra đậy lắp lại và tắt công tắc ở phía sau của máy.
• Vệ sinh máy sạch sẽ.
- Lưu ý khi sử dụng mỏy:
• Vỏ máy có màn hình là màn hình cảm ứng nên sử dụng phải thật cẩn thận, tránh rớt
hoá chất , nước, chất bẩn lên máy. Đặt máy ở nơi cao ráo, thoáng mát.
12

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ


• Thao tác nhẹ nhàng cẩn thận.
• Cuvet phải rửa thật sạch tránh gây sai số trong quá trình đo.
• Khi đo hình quả trám trên cuvet quay về phía người đo, mực chất lỏng trong cuvet thấp
nhất bằng vạch ngang trên cuvet(2/3 chiều cao cuvet).
• Nên sử dụng một cuvet cho 1 chỉ tiêu.
• Khi đo nhiều mẫu cùng 1 lúc thỡ nờn đo mẫu có nồng độ thấp trước rồi đến mẫu có
nồng độ cao bằng cách quan sát màu của mẫu.
1.2. Dụng Cụ
1.Cách sử dụng
- Để kết quả phân tích đượng chính xác đầu tiên dụng cụ phải sạch.
• Với dụng cụ thuỷ tinh là những dụng cụ chịu nhiệt, hoá chất , cơ học. Được rửa bằng
hỗn hợp rửa Bicromat:
+ ngừm dụng cụ trong hỗn hợp rửa Bicomat
+ rửa lại dụng cụ bằng nước thường thật sạch
+ tráng lại bằng nước cất . Sau đó để khô hoặc cho vào máy sấy , sấy khô dụng
cụ rồi đem ra dùng.
• dụng cụ làm bằng nhựa thỡ rửa bằng hỗn hợp axit HCl 1:1. Cỏc bước tiếp theo làm như
với dụng cụ thuỷ tinh.
- Các bước rửa dụng cụ:
• Tuỳ theo loại dụng cụ là thuỷ tinh hay nhựa mà ta ngâm trong dung dịch rửa tương ứng.
Ngâm qua 1 đêm rồi đem rửa.
• Dùng chổi cọ rửa sạch dụng cụ với nước thường. Tuỳ từng loại dụng cụ mà cách thao
tác khác nhau sao cho phu hợp và khoa học tránh hiện tượng dùng tay vẩy, lắc mạnh
dụng cụ.
• Tráng với nước cất. Tráng đi tráng lại nhiều lần cho sạch đảm bảo trên thành của dụng
cụ chỉ chứa nước cất sạch.
• Xếp dụng cụ vào tủ sấy, sấy khô dụng cụ rồi đem ra sử dụng. Có thể dùng cách phơi
dụng cụ ngoài không khi cho tự khô.
- Ta lên sử dụng 1 dụng cụ cho 1 loại hoá chất. Như vậy càng đảm bảo hoá chất được
nguyên chất.

13

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

1.3. Các dụng cụ cần dựng
- Pipet thuỷ tinh loại: 1ml, 2ml,5ml,10ml,25ml
- Pipet nhựa loại 5ml, 10ml.
- Cốc thuỷ tinh mỏ chịu nhiệt loại: 80ml, 100ml,250ml.
- Bình tam giác loại 100ml,250ml.
- Bình định mức loại 25ml, 50ml, 100ml,1000ml.
- Qủa bóp cao su, quả chuẩn.
- Bếp đun có lưới amiăng tản nhiệt.
- Ống đong loại 25ml,50ml.

14

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

PHẦN IV
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC


1.Quy trình xác định COD( nhu cầu oxy hóa học ) :
( phương pháp Kali pemanganat )
1.1. Một và khái niệm :
 COD là chỉ tiêu đánh giá nhu cầu oxy cần cho oxy hóa bằng con đường
hóa học các chất hưu cơ trong nước ( loại trừ nhu cầu cho các con đường
oxy hóa khác như BOD…)
 Thông số này có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
thải , của các sông ngòi và độ sạch của nước được xử lý .
1.2.Phạm vi áp dụng :
Đối với nước ngầm hay nước sạch có hàm lượng Cl- < 300 mg/l
1.3.Nguyên tắc :
Dựa trên việc oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch Kali
pemanganat KMnO4 0,1 N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi . Lượng dư
KMnO4 được chuẩn độ bằng axit oxalic H2C2O4 0,1 N
Hàm lượng COD tính theo mg O2 /l
1.4.Dụng cụ , hóa chất :
a) Dụng cụ :






Pipet các loại
Cốc 250ml
Bình định mức 50ml
Cân phân tích
Mặt kính đồng hồ
15


Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

b) Hóa chất :





Ông chuẩn KMnO4 0,1 N
Dung dịch KMnO4 0,01 N : pha loãng từ dung dịch KMnO4 0,1 N
H2SO4 đặc
Axit oxalic H2C2O4 0,1 N : pha từ ống chuẩn axit oxalic hoặc từ tinh khiết (
cân 6,303 g định mức 1l )

1.5.Cách tiến hành :
 Lấy Vml mẫu sao cho nồng độ chất hữu cơ có trong mẫu không quá
100mg
 Định mức 100ml
 Thêm 3 ml H2SO4 đặc và 10 ml KMnO4 0,1 N
 Đun đến sôi , sau đó đun tiếp 10 phút
 Để nguội bớt , sau đó thêm chính xác 10 ml H2C2O4 0,1 N
 Lắc đều , chuẩn độ ngược lượng dư bằng dung dịch KMnO 4 0,01 N đến
khi màu của dung dịch chớm có màu hồng tím
→ Ghi VKMnO4 tiêu tốn = V1 (ml)

 Làm song song với 1 mẫu trắng như đã làm với mẫu thực
→ Ghi VKMnO4 tiêu tốn = V2 (ml)
1.6.Các chú ý cần thiết khi xác định COD :
 Việc xác định COD phải tiến hành ngay sau khi lấy mẫu , nếu không có
điều kiện phân tích ngay phải cố định mẫu bằng 1 ml (1:3) cho 1 lít nước.
 Khi đun mẫu phải đậy nắp kính đồng hồ.
 Khi đun sôi nếu dung dịch bị mất màu ( hoặc màu nhạt tiêu tốn quá 60 % )
thì lặp lại việc xác định , khi đó phải pha loãng mẫu trước khi phân tích .
 Nếu mẫu nhiều sắt : phải kiềm hóa bằng NaOH 10N để tạo kết tủa Fe →
Sau đó lọc → Nếu mẫu sau lọc vẫn nhiều Fe ( màu vàng ) thì phải kiềm
hóa tạo kết tủa 1 lần nữa → Lọc → Dịch lọc trong → Xác định COD như
bình thường .
 Nếu mẫu nhiều Clo phải đưa về môi trường kiềm
o Lấy Vml mẫu → Định mức lên 100ml bằng nước cất .
o Thêm 3 ml NaOH 10N + 10 ml KMnO4 0,1 N
o Đậy nắp kính đồng hồ → Đun 10 phút kể từ khi sôi . Sau đó thêm 5 ml
H2SO4 (1:1) + 10 ml H2C2O4 0,1 N → Lắc đều , chuẩn độ ngược lượng
dư bằng dung dịch KMnO4 0,01 N đến khi màu của dung dịch chớm có
màu hồng tím.
16

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

1.7. Cách tính kết quả :
Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong 1000ml nước

(COD) được tính theo công thức:
( V1 - V2 ) × N × 8 × 1000
COD==

(mg/l)
Vmẫu

Trong đó :
N : là nồng độ đương lượng của dung dịch KMnO4 ( N=0,01)
V1 : là thể tích dung dịch KMnO4 dùng để chuẩn độ mẫu thực (ml)
V2 : là thể tích dung dịch KMnO4 dùng để chuẩn độ mẫu trắng (ml)
Vmẫu : là thể tích mẫu lấy để phân tích (ml)

17

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

2. Quy trình xác định Sắt ( TCVN 6177 - 1996 ) :
(Xác định Sắt bằng phương pháp trắc quang dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin
0,1 %)
2.1.Phạm vi áp dụng :
 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp trắc quang xác định sắt trong nước
và nước thải bằng thuốc thử 1,10 - phenantrolin.
 Phương pháp này có thể áp dụng để xác định nồng độ sắt trong khoảng
0,01 → 5 mg/l . Có thể xác định nồng độ sắt cao hơn bằng cách pha loãng

mẫu .
2.2.Nguyên tắc :
 Chuyển toàn bộ các dạng sắt về sắt tan ( Fe3+, Fe2+ )
 Khử toàn bộ Fe3+ → Fe2+ bằng Hyđrôxylamin 10%
 Trong môi trường axit ( PH = 2-3 ) Fe 2+ tác dụng với thuốc thử 1,10 phenantrolin tạo phức màu đỏ - da cam , cường độ màu tỷ lệ thuận với hàm
lượng Fe2+ có trong mẫu . Đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 510 nm.
Fe3+ + NH2OH → Fe2+ + NH4Cl + H2O
Fe2+ + 1,10 - phenantrolin → Fe (1,10 - phenantrolin)+23
2.3.Dụng cụ , hóa chất:
a)Dụng cụ:





Pipet các loại
Cốc 100ml
Bình định mức 25ml
Máy trắc quang

b)Hóa chất :
 HCl đặc 37%
 Hyđrôxylamin 10% : Hòa tan 10g NH2OH.HCl pha trong 100ml ( Bảo
quản trong bình tối màu ) .
18

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

 Dung dịch thuốc thử 1,10 - phenantrolin 0,1 % : Cân 0,1g 1,10 phenantrolin C12H8N2.H2O hòa tan trong 100 ml . Nếu khó tan thì đun nóng
, chú ý không đun sôi . Nếu không đun nóng thì cho 2 giọt HCl đặc vào
trong nước cất .
 Dung dịch Fe2+ chuẩn gốc 1mg/ml : pha từ Fe(NH4)2(SO4).6H2O = M1
( C ×V)Fe2+
m= n × M1 = nFe2+ × M1 =

1mg/ml × 100ml
× M1 =

MFe2+

×392
56

= 700 mg = 0,7 g
 Dung dịch Fe2+ chuẩn làm việc 0,01mg/ml : pha loãng từ dung dịch chuẩn
gốc 100 lần .
2.4.Xây dựng đường chuẩn :
Ta có bảng sau:
Cmg/l
0
0,1
0,2
0,4
0,6
0,8

1,0

Vml
0
0,25
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5

Abs
0
0,023
0,046
0,090
0,129
0,174
0,222

Vẽ đồ thị:

19

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ


ĐƯỜNG CHUẨN Fe
2.5.Phân tích mẫu :
a) Xác định sắt (II) :
 Lấy V ml mẫu ( tùy theo hàm lượng sắt có trong mẫu ) .
 Sau đó thêm vào 5 ml CH3COONa 5M + 1 ml thuốc thử 1,10 phenantrolin 0,1 %
 Định mức lên 25 ml
 Đo Abs ở λ =510 nm sau 10 phút
b) Xác định sắt tổng :
 Lấy V ml mẫu ( tùy theo hàm lượng sắt có trong mẫu ) , cho nước cất đến
20 ml
 Hút vào thêm 1ml HCl đặc và 0,5 ml Hyđrôxylamin 10%
 Lắc đều , đun sôi cạn 1 nửa
 Để nguội
 Sau đó thêm vào 5 ml CH3COONa 5M + 1 ml thuốc thử 1,10 phenantrolin 0,1 %
 Định mức lên 25 ml
 Đo Abs ở λ =510 nm sau 10 phút

Chú ý :
3+

Fe = Fe tổng - Fe2+
2.6.Tính kết quả :
20

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

A-b
Từ phương trình đường chuẩn : y = a x + b → Cx =
(A) (C)

(mg/l)
a

Ta có : Mẫu → Chút , Vhút → Cx , Vx
Ap dụng quy tắc đương lượng ta có : Cx × Vx = Chút × Vhút = Cmẫu × Vhút
C x × Vx
→ Cmẫu =
(mg/l)
Vhút
Trong đó :
Cx là nồng độ sắt trong thể tích dung dịch mẫu lấy đem đo quang (mg/l)
Vx : là thể tích dung dịch mẫu đem đo quang (ml)
Chút = Cmẫu : là nồng độ sắt trong thể tích dung dịch mẫu lấy phân tích
(mg/l)
Vhút : là thể tích dung dịch mẫu lấy phân tích (ml)

3.Quy trình xác định NO33.1.Phạm vi áp dụng :
Xác định ion NO3- trong nước đối với nước thô và nước sinh hoạt
3.2.Nguyên tắc :
Trong môi trường axit H2SO4 , NO3- phản ứng với axit salisilic tạo thành
nitrosalisilic trong điều kiện tách nước . sau đó hợp chất này sẽ phản ứng với
NaOH tạo thành phức màu vàng chanh của muối natri salisilic . Cường độ
màu của dung dịch tỉ lệ với hàm lượng của ion Nitrat có trong mẫu và được đo
ở λ =410 nm.

3.3.Dụng cụ , hóa chất:
a)Dụng cụ:





Pipet các loại
Cốc 100ml
Bình định mức 25ml
Máy trắc quang
21

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

 Cân phân tích
b)Hóa chất :






Axit H2SO4 đ
NaOH 10N

NaOH 1N
Axit salisilic 6% pha trong cồn C2H5OH
Dung dịch gốc NO3- 1mg/ml : pha từ KNO3 = M1
( C ×V) NO3-

1mg/ml × 100ml
× M1 =
62

mKNO3 = nNO3- × M1 =
M

NO3

× 101

= 162,9 mg = 0,1629 g
 Dung dịch NO3- chuẩn làm việc 0,01mg/ml : pha loãng từ dung dịch chuẩn
gốc 100 lần .
3.4.Xây dựng đường chuẩn :

0
1
Dung dịch làm việc ( 0,01 0
0.5
mg/ml) (ml)
NaOH 1N
3
3
giọt giọt

Cô cạn trên bếp cách thủy , để nguội
Axit salisilic 6% (ml)
0.5 0.5
Lắc đều , cô cạn , để nguội
Axit H2SO4 đ
1
1
(ml)
Lắc cho tan kết tủa ( 10 phút)
Nước cất
5
5
Để nguội
NaOH 10N (ml)
5
5
Định mức (ml)
25 25
C(mg/l)
0
0.2
Abs(λ =410 nm)
0
0.031

2
1

4
2


5
2.5

6
5

3 giọt 3
giọt

3
giọt

3
giọt

3
giọt

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

1


1

1

1

1

5

5

5

5

5

5
25
0.4
0.061

5
25
0.6
0.09
6


5
25
0.8
0.12
8

5
25
1
0.15
7

5
25
2
0.31

22

3
1.5

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

Đường chuẩn được xây dựng theo sự phụ thuộc D = F( CNO3- )


3.5.Phân tích mẫu :
a)Phân tích mẫu nước :
 Lấy Vml mẫu đã lọc qua giấy lọc ( nếu mẫu bị đục ) cho vào cốc đốt.
 Tiến hành như đường chuẩn .
→ Đo Abs ở λ =410 nm sau 10 phút

4.Quy trình xác định Photpho ( TCVN 6202 - 1996 )
4.1.Khái niệm :
Trong nước có rất nhiều dạng hợp chất của Photpho tan như : H 3PO4 , H2PO4- ,
HPO42- , PO43- được gọi là photpho dễ tiêu . Trong môi trường nước , các dạng
của poli - photphat như Na2(PO4)6 , Na5P3O16 , Na4P2O7 đều chuyển về dạng o
- photphat (PO43- trong điều kiện nhiệt độ và môi trường axit.
4.2.Nguyên tắc :
Trong môi trường axit PO43- tạo với amonium molipdat 1 phức dị đa amonium
photpho molipdate có màu vàng . Khử phức chất bằng axit ascobic tạo thành
23

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

phức chất molip đen màu xanh đậm . Đo độ hấp thụ ở có λ =880 nm thể xác
định được nồng độ photphat.
4.3.Dụng cụ , hóa chất :
a) Dụng cụ :






Pipet các loại , bình định mức 25 ml , 100ml , 50 ml
Cốc 100ml
Cân phân tích
Máy đo quang

b) Hóa chất :
 H2SO4 5N ( dung dịch A )
 Dung dịch Kali antimon tatrat : Hòa tan 1,3715g K(SbO)C 4H4O6. 0,5H2O
trong 500ml nước cất , giữ trong chai nút thủy tinh ( dung dịch B )
 Dung dịch Amoni molipdat : Hòa tan 20g (NH 4)Mo7O24.4H2O trong 500ml
nước cất , giữ trong chai nút thủy tinh ( dung dịch C )
 Dung dịch axit ascobic : Hòa tan 1,76g axit ascobic trong 100 ml nước
cất . Dung dịch này ko bền nên phải pha trước khi dùng ( dung dịch D ).
 Hỗn hợp thuốc thử : 50 ml dung dịch A thêm từ từ vào 5 ml dung dịch B +
15 ml dung dịch C + 30 ml dung dịch D.
 Dung dịch PO43- gốc 1mg/ml : pha từ Na2HPO4 .2H2O
( C ×V) PO43-

mNa2HPO4 = nPO43 × M1 =
119,97

1mg/ml × 100ml
× M1 =

MPO43-


×

30,97
= 387,4 mg = 0,387 g

Ta có

119,97 g trong Na2HPO4
→ 387,4 mg
155,97 g trong Na2HPO4 .2H2O → 503,6 mg = 0,503 g

Cân 0,503 g Na2HPO4 .2H2O → Định mức 100ml
 Dung dịch PO43- làm việc 0,01mg/ml : pha loãng từ dung dịch chuẩn gốc
100 lần .
24

Hoàng Văn Đông


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ

4.4.Xây dựng đường chuẩn :

0
Dung dịch làm 0
việc ( 0,01
mg/ml) (ml)
Hỗn hợp thuốc 4

thử
Định mức
25
Đo Abs sau 10 phút
C(mg/l)
0
Abs(λ
=880 0
nm)

1
0.5

2
1

3
1.5

4
2

5
2.5

6
5

4


4

4

4

4

4

25

25

25

25

25

25

0.2
0.140

0.4
0.281

0.6
0.42


0.8
0.55
3

1
2
0.679 1.324

Đường chuẩn được xây dựng theo sự phụ thuộc D = F( CPO43-)

4.5.Quy trình phân tích mẫu :
4.5.1.Mẫu xác định PO43- :
25

Hoàng Văn Đông


×