Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo trinh tiết đối với nam giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.25 KB, 37 trang )

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA NAM SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ TRINH TIẾT CỦA
NỮ GIỚI HIỆN NAY
PHẦN I: DẪN NHẬP
1.

Đặt vấn đề

1.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu
Việt Nam với văn hóa truyền thống còn ăn sâu đến từng nếp nghĩ. Vì thế việc

đề cập tới tình dục như một điều cấm kỵ, khó nói và thường chỉ được nghiên cứu theo
hướng nghiên cứu về mại dâm, HIV/AIDS, nạo phá thai, giáo dục giới tính. Việc xem
tình dục như là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội chưa thực sự được đề cao.
“Nghiên cứu về tình dục ở Việt nam – Những điều biết và chưa biết” của TS
Khuất Thu Hồng thực hiện vào 9 – 12/1996. Bài nghiên cứu này dựa trên việc tham
khảo các nghiên cứu dân tộc học, các nghiên cứu về phong tục tập quán và lễ hội, các
tư liệu về lịch sử văn hóa để đưa ra quan điểm, thái độ và hành vi tình dục ở Việt Nam
qua các thời kỳ khác nhau. Các tầng lớp nhất định trong xã hội lại có quan niệm khác
biệt nhau, như những gia đình chính thống giàu có hoặc có chức sách sẽ bị ảnh hưởng
mạnh mẽ của Nho giáo với quan điểm vô cùng khắt khe về tình dục, quan hệ nam nữ.
Tuy nhiên, với các tầng lớp thấp hoặc những người có cơ hội tiếp thu văn hóa phương
tây thì lại có cái nhìn cởi mở hơn, coi tình dục như là nhu cầu cơ bản, tự nhiên lành
mạnh của con người. Bài nghiên cứu này còn đưa ra được những băn khoăn, trăn trở
khi xã hội đang phải đối mặt với cả quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại về
tình yêu, trinh tiết, tình dục…
Cuộc điều tra về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 (SAVY) do
Bộ Y Tế thế giới (WHO) và quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) với quy mô
quốc gia khi tiến hành với 7584 thanh thiếu niên trong độ tuổi 14 – 22 ở 42 tỉnh thành
Việt Nam cũng đề cập tới vấn đề liên quan tới tình dục. Theo nghiên cứu này, độ tuổi


trung bình khi quan hệ tình dục lần đầu tiên là 19.6 tuổi. Đa số người tham gia nghiên
cứu có thái độ không chấp nhận việc thanh thiếu niên hiện nay về tình dục trước hôn
nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng thừa nhận đây là số liệu không hoàn toàn chính
xác vì đối với văn hóa Việt việc nói về quan hệ tình dục còn rất nhiều trở ngại, chính
nhưng người được phỏng vấn còn e dè và trả lời không thật vì vấn đề nhạy cảm chưa
được xã hội chấp nhận và đưa ra bàn tán.
1


Cuộc điều tra về chủ đề tình dục do Viện nghiên cứu phát triển xã hội thực hiện
trong vòng 4 năm từ năm 2003 – 2007 được công bố năm 2009 về quan niệm, thái độ,
hành vi tình dục của 4 thế hệ khác nhau trong nửa thập kỷ qua ở 4 tỉnh thành của Việt
Nam là Hà Nội, TP. HCM, Hà Tây cũ và Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
quan niệm về trinh tiết nữ giới vẫn luôn luôn được xem trọng. Tuy nhiên, giới trẻ đã
có cái nhìn cởi mở hơn rất nhiều về vấn đề này. Người lớn tuổi dường như cũng trở
nên nhượng bộ hơn khi họ không thay đổi quan niệm của mình, nhưng chấp nhận việc
quan hệ tình dục trước hôn nhân và vấn đề trinh tiết không còn giữ được như lúc xưa.
Người trẻ thực tế khó mà có thể giữ gìn được trinh tiết của mình. Thế nên trong một số
trường hợp nhất định thì “Ăn cơm trước kẻng có thể chấp nhận được”. Tình dục trong
nửa thập thập kỷ qua được khắc họa lại bằng sự pha trộn của hàng loạt mâu thuẫn, văn
hóa phương Tây cởi mở, truyền thống văn hóa thì e dè. Người trẻ tìm kiếm thế nào
mới là giá trị đúng đắn về tình dục. Nhóm tác giả của nghiên cứu này cho rằng, đã đến
lúc người Việt có cần có cách nói nghiêm túc về tình dục để các hậu quả do việc thiếu
kiến thức, kỹ năng về tình dục như HIV/AIDS, nạo phá thai, ngoại tình, mại dâm, lạm
dụng tình dục… Không còn tràn lan và biến tướng như hiện nay.
Đề tài “Thái độ xã hội đối với trinh tiết của phụ nữ - Nhìn từ góc độ giới” của
Th.S Bùi Thị Hồng Thái, 2009, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này đã chỉ ra
các quan niệm về trinh tiết của phụ nữ trong các nền văn hóa và trong các thời kỳ ở
Việt Nam. Họ trông chờ một người vợ ngây thơ, trong trắng khi bước vào hôn nhân
nhưng chờ đợi một người chồng từng trải, kinh nghiệm khiến cho vấn đề trinh tiết của

phụ nữ trở thành một ám ảnh bất tận. Và giới trẻ ngày nay bị giằng xé trong xã hội với
hai thái độ cùng tồn tại, thái độ cũ (Không chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân,
coi trinh tiết là đỉnh cao của đức hạnh) và mới (Coi quan hệ trước hôn nhân là điều
bình thường, không công bằng khi nam giới luôn phê phán và mong muốn người phụ
nữ còn trong trắng nhưng bản thân mình thì không). Tuy nhiên, dù theo quan điểm nào
thì thẳm sâu nó dường như nam giới vẫn giữ vị thế ở trên. Trinh tiết của phụ nữ mới là
điều đáng được quan tâm, còn nam giới là sự mơ hồ, gần như không tồn tại. Phải
chăng là quyền lực nằm trong tay đàn ông, đàn ông mới có quyền lựa chọn, lên án,
phán xét hay tha thứ còn phụ nữ thì không bị xã hội phán xét khắc nghiệt nếu lỡ mắc
sai lầm.
2


1.2.

Lý do chọn đề tài
Thông qua việc tổng quan và nhìn nhận chung về vấn đề trinh tiết, nhóm tác giả

nhận định rằng cho dù văn hóa Phương Đông nói chung hay Việt Nam nói riêng thì
tính dục và sự thân mật là đề tài mà chẳng mấy khi được nhắc đến nhưng luôn luôn
nghĩ tới. Vì nơi nào đó trong sâu thẳm mỗi con người, tất cả chúng ta đều khao khát
hoặc tìm kiếm nó. Những phút yếu lòng, những khoảnh khắc về với thiên nhiên bạn có
khao khát được ôm ấp, vỗ về, ủi an? Tuy nhiên, từ khi còn thơ bé thì bố mẹ không đề
cập vì sợ “Vẽ đường cho hươu chạy”, lớn lên một tí nhìn những trang vẽ trong sách
sinh học thì thầy cô ngại ngùng bỏ qua, học trò cũng đỏ mặt chẳng hỏi gì thêm vì sợ
bạn bè cười. Lớn hơn thì tự tìm hiểu qua bạn bè, sách báo, internet, những thông tin
lượm lặt mà chẳng biết xác thực theo khoa học tới đâu. Thế nhưng, chúng ta đang sống
trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nơi mà cuộc sống sinh hoạt, công việc xoay
quanh công nghệ, sự hiện đại và tiện lợi. Văn hóa phương Tây du nhập mọi ngóc
ngách của cuộc sống từ cách người Sài Gòn uống cà phê mỗi sáng, từ trang phục quần

âu áo sơ mi, từ hình ảnh cô dâu lộng lẫy trong chiếc đầm sơ rê đủ kiểu đủ màu… Nó
biểu hiện rằng người trẻ ngày nay bị tác động mạnh mẽ bởi những xu hướng xã hội.
Trong một lần gặp mặt gần đây của nhóm tác giả với một cô bạn kể về mối tình
đầu của mình. Mọi người dường như chăm chú lắng nghe nhưng dần dần mất kiên
nhẫn rồi có người buột miệng hỏi “Hai người thân mật với nhau chưa?”. Nhưng câu
hỏi liền được đưa ra “thân mật ở đây có nghĩa là gì?” Nhiều ý kiến giải thích được đưa
ra và có người cho rằng: “Thân mật với nhau ở đây đồng nghĩ với tiếp xúc cơ quan
sinh dục, hay nói thẳng thắn hơn là làm tình về mặt thể lý” Mặc dù câu trả lời không
đầy đủ và có vẻ hơi phiến diện nhưng sự “thân mật” này được nhiều người Phương
Tây ủng hộ, có thể là để đạt niềm vui gần gũi về thể xác, bị cuốn hút về giới tính hay
để xoa dịu cô đơn… Qua xu hướng xã hội kiểu “yêu đương tự do” mà nhiều người lên
tiếng kêu gọi ủng họ nó, vì nó góp phần làm cho phụ nữ bình đẳng hơn, có tiếng nói và
được đáp ứng nhu cầu trong mối quan hệ nam nữ. Thế nhưng người Việt có hoàn toàn
ủng hộ hay chấp nhận xu hướng yêu đương tự do và không quan tâm gì về trinh tiết
của nữ giới? Hay chữ trinh đến ngày nay vẫn còn giá trị riêng của nó, dù chúng ta có
bãi bỏ các hủ tục như: cạo đầu bôi vôi người phụ nữ chửa hoang, ném đá cho đến chết

3


người phụ nữ ngoài tình… Đó là câu hỏi mà nhóm tác giả muốn đi tìm lời giải cho
“Quan điểm của nam sinh viên về vấn đề trinh tiết của nữ giới hiện nay”.
Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn của sinh viên
nam, vì đây thế hệ tri thức trẻ là những người có thể tiếp cận giữa những tư tưởng
truyền thống cũng như hiện đại. Họ sẽ nhìn nhận vấn đề này ra sao, nói lên quan điểm
của bản thân như thế nào khi vấn đề này chính là một phần quan trọng trong cuộc sống
hôn nhân của họ trong tương lai.
1.3.

Tầm quan trọng của đề tài


1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Qua bài nghiên cứu này nhóm tác giả mong muốn có thể đưa ra góc nhìn của
nam sinh viên hiện nay về vấn đề trinh tiết của nữ giới như thế nào. Trong hoàn cảnh
phức tạp của xã hội hiện nay. Khi văn hóa truyền thống đan xen với hiện đại, khi các
luồn tư tưởng Tây hóa tràn ngập trên phim ảnh, sách báo… Cách nghĩ của thế hệ trẻ tri
thức sẽ phản ánh rất nhiều thực tại xã hội vì vậy liệu tư tưởng của nam sinh viên hiện
nay đã cởi mở và hiện đại hơn hay vẫn định kiến với phụ nữ. Những yếu tố gia đình,
nhà trường, bạn bè…ảnh hướng ra sao đến quan điểm của họ. Từ đó cho chúng ta cái
nhìn tổng quát nhất về quan điểm của nam sinh viên đến vấn đề trinh tiết của nữ giới
và có thể đưa ra cách giáo dục, tuyên truyền cách thiết thực, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, kết qủa nghiên cứu có thể bổ sung tài liệu tham khảo dành cho
những ai quan tâm đến vấn đề trinh tiết hoặc có thể là tiền đề cho các nghiên cứu
chuyên sâu hơn.
1.3.2. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này của nhóm tác giả thuộc về lĩnh vực xã hội và nhân văn. Nhóm
tác giả vận dụng các lý thuyết xã hội học để giải thích cho quan điểm của nam sinh
viên về vấn đề trinh tiết của nữ giới hiện nay.

2.
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
4


Tìm hiểu quan điểm của nam sinh viên về vấn đề trinh tiết của nữ giới hiện nay.
2.2.



Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của nam sinh viên về vấn đề trinh tiết của nữ

giới


Tìm hiểu các yếu tố tác động đế quan điểm của nam sinh viên về vấn đề trinh

tiết: Gia đình, nhóm bạn, tôn giáo, truyền thông đại chúng…
3.

Quan điểm lý thuyết ứng dụng
Quá trình xã hội hoá: Quá trình xã hội hoá diễn ra trong suốt cuộc đời con

người, nhưng có thể chia thành ba giai đoạn chính. “Xã hội hoá lần thứ nhất diễn ra
trong nhà gia đình kể từ khi đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành một con người
trong xã hội. Xã hội hoá lần thứ hai khi đứa trẻ rời gia đình để đi học, chịu sự tác động
của học đường và nhóm bạn thân cùng tuổi (peer group). Và xã hội hoá khi thành niên,
là quá trình qua đó cá nhân học những chuẩn mực liên quan đến những vị trí xã hội
mới” (Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Đại học Mở TP.HCM, 2010, tr.91). Dựa
vào quá trình xã hội hoá nhóm tác giả muốn đưa ra những nhân tố có thể đưa đến quan
điểm của nam giới về vấn đề trinh tiết của nữ giới hiện nay: Gia đình là nhân tố quan
trọng cho hình nhân cách và lối sống của người trẻ. Qua cách ứng xử và hành động
của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành quan điểm về một vấn đề nào
đó của những người trẻ khi còn trong gia đoạn xã hội hoá lần thứ nhất. Bên cạnh đó,
nó cũng nói nên phần nào tính cấu kết xã hội của người trẻ với gia đình và người xung
quanh như thế nào. Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên,
dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần
trẻ kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không

chỉ đưa trẻ đến với thế giới hữu hình mà còn đặt chúng vào trong xã hội. Nhiều nhà xã
hội học cho rằng các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội...đều
được gia đình truyền thụ trực tiếp cho trẻ và trở thành một phần trong khái niệm cái
tôi của trẻ. Trước khi đứa trẻ đủ lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể
nắm bắt được vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập. Trong quá trình
trưởng thành, vị trí nắm bắt được này có thể được cá nhân tìm cách thay đổi nhưng dù
sao chăng nữa, cá nhân đó phải giải quyết nó. Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho
5


những thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về giống phái, giới tính, trên
lĩnh vực này. Phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là
sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa.
Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai
cần phải mạnh mẽ, dũng cảm..., con gái cần phải dịu dàng... Xã hội hóa giới tính luôn
là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình. Tuy vậy cần lưu ý rằng
không phải tất cả những gì gia đình truyền thụ cho trẻ đều là có chủ ý, trẻ còn bị ảnh
hưởng và học hỏi ở chính môi trường được tạo ra trong gia đình. Những gì đứa trẻ dần
nhận thức về bản thân mình như mạnh mẽ hay yếu ớt, thông minh hay tối dạ, được yêu
thương và tha thứ hay bị ghét bỏ... Cũng như về thế giới, như thế giới này đáng tin cậy
hay đầy rủi ro, nguy hiểm... có vai trò rất quan trọng của xã hội hóa trong gia đình.
Tiếp theo, nhà trường luôn là nhân tố có ảnh hưởng đến nhân cách của một người sau
gia đình. Cách dạy và hành động của thầy cô sẽ hình thành khuôn mẫu hành vi cho
người trẻ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường và khuôn mẫu hành vi đó được giới
trẻ lựa chọn cho phù hợp với môi trường sống mới. Mặt khác, việc tác động trực tiếp
đến thái độ
đức của người trẻ thì giáo
dụcgiáo:
cũng đồng thời hình
thành

nhómvàbạn,
Giađạo
đình:
Tôn
Nhà
trường
xã hội:
những người trẻ có quan điểm giống nhau thường chơi với nhau và trong mối quan hệ
Quan điểm của gia đình
Công Giáo
Thầy cô
nhóm bạn thân đó ảnh hưởng đến nhận thức của người trẻ và hiện tượng hành vi tập
Cách giáo dục con cái
Phật giáo
Bạn bè
thể xuất hiện (Tuân thủ theo chuẩn mực nhóm). Nếu đa phần mọi thành viên trong
Cách đồng
quan thuận
tâm con
Không
tôntrước
giáonhững hiện thực
Truyền
đại cảm
chúng
nhóm
về cái
một vấn đề nào
đó, thì
cần cóthông

sự đồng
thì thành viên còn lại cũng trở nên đồng thuận và có cùng quan điểm. Cuối cùng, môi
trường sống, trong đó phương tiện truyền thông đại chúng, ảnh hưởng nhiều đến tư
tưởng và cách ứng xử của bản thân người trẻ với cộng đồng xung quanh. Sự lựa chọn

Quan điểm của nam sinh viên về vấn đề
trinh tiết của nữ giới hiện nay

hợp lý cho việc ứng xử của người trẻ được hình thành thông qua các bài báo, các trang
mạng xã hội khi họ gặp hoặc đọc được những tin tức liên quan và đòi hỏi họ phải có
những đánh giá và nhận đình của mình trước các hiện tượng xảy ra.

4.

Khái niệm trinh tiết ở
Khung nghiên
nữ giới cứu

Đánh giá vấn đề trinh tiết
của nữ giới hiện nay

6

Theo quan điểm
truyền thống

Theo quan
điểm hiện đại



5.

Các khái niệm chính

5.1.

Màng trinh
Dưới góc độ y học, màng trinh là một lớp mỏng nằm ở âm đạo người phụ nữ.

Màng trinh sẽ thường bị rách trong lần giao hợp đầu tiên và cơ thể chảy một vài giọt
máu hoặc chất dịch hơi hồng. Tuy nhiên, màng trinh có thể bị rách do chơi thể thao, té
xoạc chân… Một số bạn gái khi sinh ra đã không có màng trinh hoặc đàn hồi tốt đến
mức tiếp tục tồn tại cho đến lần sinh con đầu tiên.
5.2.

Trinh tiết
Màng trinh theo sinh học chỉ là cái màng mỏng manh của người phụ nữ. Nhưng

trinh tiết của thì không chỉ đơn thuần đề cập tới màng trinh mà còn cả phẩm hạnh và
đạo đức của người phụ nữ. Theo Đại từ điển tiếng việt, tr.1709, Nguyễn Như Ý (Chủ
biên), NXB Văn hóa thông tin, 1999 Trinh tiết là người con gái còn tân, còn trong
7


trắng chưa chồng và người con gái đó phải giữ gìn được trọn lòng chung thủy với
chồng.
5.3.

Quan điểm
Theo Đại từ điển tiếng việt, tr.1360, Nguyễn Như Ý (Chủ biên), NXB Văn hóa


thông tin, 1999 Định nghĩa quan điểm là chỗ đứng để nhìn nhận, xem xét, nhìn nhận
vấn đề theo cách riêng.
6.

Các giả thuyết nghiên cứu



Nam sinh viên hiện nay hiểu đúng về khái niệm trinh tiết của nữ giới



Nam sinh viên khối ngành xã hội có quan điểm hiện đại hơn nam sinh viên khối

ngành kỹ thuật về vấn đề trinh tiết của nữ giới.


Nam sinh viên hiện nay vẫn đề cao trinh tiết của nữ giới



Gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quan điểm của nam sinh viên về

vấn đề trinh tiết của nữ giới hiện nay.
7.

Phương pháp nghiên cứu

7.1.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7.1.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan điểm của sinh viên nàm về vấn đề

trinh tiết của nữ giới hiện nay
7.1.2.

Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là sinh viên nam đang theo học tại các trường đại học

trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

7.1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Lãnh vực nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào việc sinh viên nam hiện

nay nhận định về vấn đề trinh tiết ở nữ giới như thế nào và những yếu tố nào có tác
động mạnh đến quan điểm đó như gia đình, nhà trường, nhóm bạn, tôn giáo và truyền
thông đại chúng…
8


Nhóm tác giả tập trung phỏng vấn sinh viên nam ở địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh thuộc các trường đai học.
7.2.


Loại hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định đính và phân tích dữ liệu thứ cấp

7.3.

Phương pháp chọn mẫu
Các đơn vị mẫu trong bài nghiên cứu được chọn đồng nhất dựa trên đặc điểm

về mặt giới tính: Sinh viên nam
7.4.

Công cụ thu thập thông tin bản hướng dẫn phỏng vấn
Với phương pháp nghiên cứu định đính: Phỏng vấn bán cơ cấu
Với phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp (thu thập thông tin từ sách, báo,

các bài nghiên cứu…).
Các phương pháp xử lí thông tin: Sử dụng phần mền Nvivo.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được nhóm tác giả tiến hành dựa trên phương pháp chọn mẫu định
ngạch (phân suất), chia thành các nhóm nhằm thuận lợi cho việc so sánh: nhóm khối
ngành (xã hội/ kỹ thuật), nhóm tôn giáo (Công giáo/ không tôn giáo).
9


1.

Phân theo khối ngành


Về khối ngành nam sinh viên theo học, tỉ lệ xã hội/ kỹ thuật là 44% xã hội và 56% kỹ
thuật. Nhìn chung mẫu nghiên cứu không có sự chênh lệch lớn giữa khối ngành xã hội
và kinh tế.

Biểu đồ: Cơ cấu mẫu phân theo khối ngành xã hội, kỹ thuật (đơn vị: %)
2.

Phân theo tôn giáo

Biểu đồ: Cơ cấu mẫu phân theo công giáo, không tôn giáo (đơn vị:%)
Về tôn giáo, tỉ lệ công giáo/ không tôn giáo là 55% công giáo và 44% không
tôn giáo. Nhìn chung mẫu nghiên cứu không có sự chênh lệch lớn giữa công giáo và
không tôn giáo.

CHƯƠNG II: SỰ NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NAM SINH VIÊN VỀ
VẤN ĐỀ TRINH TIẾT CỦA NỮ GIỚI HIỆN NAY
10


1.

Khái niệm trinh tiết dưới góc nhìn của nam sinh viên
Trong nghiên cứu, khái niệm trinh triết của nữ giới được tìm hiểu đồng thời

dưới cả hai góc độ sinh học và góc đội xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 55,5%
(5/9 case) số người trả lời câu hỏi “Bạn hiểu thế nào về trinh tiết?” thì cho rằng trinh
tiết gắn liền với màng trinh (sinh học) của người con gái:
“Trinh tiết là nói chung là cái tượng hình nằm ở chỗ tăm tối của người
phụ nữ đó, được bảo vệ đó” (L.X.Q)

“Người ta nói cái đó là một cái màng, nhưng mà nhiều sách báo cũng
không còn nói về cái đó nữa bây giờ hiện đại không còn liên quan đến
cái màng nữa mà nhiều cái khác. Nhưng cũng chưa định hình được cái
khác là cái gì” (N.V.K)
“Xét về y học thì trinh về thể xác là màng trinh ở người phụ nữ bị xé
rách khi giao hợp” (L.Q.L)
“Về mặt sinh lý thì là màng trinh, về mặt tâm lý thì họ có sự thay đổi cảm
xúc liên tục và sự e dè, ngôn ngữ cơ thể họ. Khi quan hệ người con gái
có thể bỏ qua cái gì gọi là nết na ngại ngùng, để đạt được cảm xúc của
mình” (P.N.T)
Ngược lại có hơn 77.7% (7/9 case) cho rằng trinh tiết không chỉ được thể hiện ở
màng trinh mà còn phải kể đến cả góc độ xã hội của người con gái đó, thông qua việc
đề cao phẩm hạnh của người con gái:
“Mình nghĩ nó đánh giá chưa có hết. Thường thì nghĩ trinh tiết là cái gì
đó mới, cái lần đầu, cái nguyện vẹn nhưng ít ra chữ trinh tiết đó trong
thời nay không như vậy nữa, hồi xưa mà gả chồng thì phải phụng sự
chồng cùng gia đình, không có tiếng nói dù người chồng có không tốt,
cuộc sống không thoải mái, người vợ chấp nhận cam chịu để giữ tiếng
nhưng mà giờ đã khác rồi phụ nữ có quyền được công bằng, có thể nghĩ
tới việc giải thoát và việc thủ tiết hay không không còn đánh giá cao
nữa” (P.N.T)
“Còn mình nói về phần thứ hai, cái thứ hai không phải là khoa học kĩ
thuật, con gái còn trinh tiết hay không, không được đánh giá qua tấm
màng mà là cái cảm xúc lần đầu tiên có quan hệ với người đàn ông, đó
11


mới là cái trinh tiết trong ý nghĩa chữ trinh tiết đối với người phụ nữ,
cảm xúc đầu tiên đối với người đàn ông” (T.T.H)
“Theo anh nghĩ “chữ trinh” ở đây là người phụ nữ lần đầu tiên, đó là

cũng là tâm hồn của người phụ nữ trao cho một người đàn ông nào đó.
Một người phụ nữ đã từng với một người đàn ông, đã từng có một đời
chồng, hay đã từng quen hay đã từng đến với vài người thì chắc chắn sẽ
không còn nữa, nhưng nó sẽ khác hẳn với một người phụ nữ hoàn toàn
lần đầu tiền tiếp cận với một người đàn ông nào đó nó sẽ khác nhau.
Trinh tiết ở đây nó được ẩn dụ qua ngây thơ trong trắng của người con
gái khi lần đầu tiên người con gái đến với người đàn ông nào đó”
(T.T.H)
“Nhưng mà chuyện trinh tiết đối với anh thì anh suy nghĩ như thế này,
nói trinh tiết hay không thì dựa trên cái phẩm giá và cái suy nghĩ của
người đó. Tức là người ta phải có phẩm giá riêng và lòng tự trọng của
mình” (L.D.T).
Chúng ta có thể thấy được rằng, đa phần người được phỏng vấn thường cố
gắng dung hòa cả hai yêu tố sinh học và xã hội. Khi nhắc đến trinh tiết, nó sẽ gắn liền
với cảm xúc lần quan hệ đầu tiên của người con gái với một người con trai. Họ cho
rằng cảm xúc đầu tiên chiếm phần quan trọng cho việc cô gái ấy cho còn trinh tiết hay
không, mặt khác qua thể hiện cảm xúc của người con gái cũng nói lên phẩm hạnh của
người con gái đó. Điều này cũng cho thấy đa phần sinh viên nam hiện nay có cái nhìn
rộng và thoáng hơn về khái niệm trinh tiết của nữ giới.

2.

Quan điểm của nam sinh viên về vấn đề trinh tiết của nữ giới.

2.1.

Theo quan điểm truyền thống
Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy có những quan điểm gần như không

thay đổi trong vòng nhiều năm qua, vấn đề trinh tiết của nữ giới luôn được xem trọng.

Có đến 67% nam sinh viên trong cuộc phỏng vấn (33.5% nam sinh viên khối ngành xã
hội và 33.5% nam sinh viên khối ngành kinh tế) cho rằng nam giới luôn đề cao trinh
tiết và tán thành phụ nữ nên giữ gìn trinh tiết trước khi kết hôn. Với nhiều nam giới,
12


lấy được người vợ còn trinh tiết là niềm tự hào của họ và nhiều người sẽ cảm thấy đau
khổ và có thể dẫn đến đổ vỡ gia đình khi biết người vợ của mình không còn trinh tiết.
Họ vẫn còn coi trọng “chữ trinh đáng giá ngàn vàng”:
“Nhưng là xét về thời hiện đại, con trai cũng vậy thôi, đa phần con trai
tới hơn 90% đi, hầu như tất nghĩ suy nghĩ là như thế này, vợ mình phải
còn trinh, còn ai thì mặc kệ, vợ mình là phải có.” (L.D.T)
“Chẳng hạn như nếu mình cưới một cô gái từng là người yêu của bạn
mình. Sau là người bạn trai đó quay lại và nói: “Lúc trước cô gái đã
ngủ với tao” thì lúc đó là sĩ diện của người đàn ông sẽ dâng trào nhất.
Có thể làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình luôn.” (V.C)
“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng thì đúng rồi. Giống như trong truyện
Kiều, Thúy Kiều bán thân cũng đáng giá ngàn vàng thì em nghĩ nó đúng
từ xưa đến nay và bây giờ vẫn đúng.” (V.C)
“Cái đó là cái ngàn vàng theo quan niệm của đời phải không? Mà nếu
đúng vậy thì thật tiếc, trinh tiết cũng quy ra bằng tiền thật, anh thấy đó
là cái quý giá nhất mà người con gái dành tặng cho người mình yêu
thương nhất” (N.Q.L)
“Thí dụ đi mình cưới về cô gái ấy vẫn còn trinh thì mình sẽ yêu thương
cô gái ấy nhiều hơn. Ngược lại cô ấy không còn trinh mà mình không
biết trước hoặc đến đêm tân hôn hoặc sau này mới biết thì cô ấy có thể
không đươc yêu thương nhiều. Giống như là như chị nói vậy đó sau này
người đàn ông sẽ lấy cái cớ đó để nói cô gái mà nếu như cô gái đó thừa
nhận trước thì cô gái có có thể nói ngược lại mình được. Cái đó còn tùy
thuộc vào người con gái chứ không phải riêng gì người đàn ông.” (V.C)

Trong số 56% sinh viên không chấp nhận hiện tượng có quan hệ trước hôn
nhân, nam sinh viên khối ngành kỹ thuật không chấp nhận hiện tượng có quan hệ
trước hôn nhân chiếm 44% nhiều hơn so với khối ngành xã hội chỉ với 14%. Bên cạnh
đó, việc nam giới không chấp nhận hiện tượng quan hệ trước hôn nhân tỉ lệ thuận với
việc mong muốn cưới một người vợ còn trinh trắng, khối nghành kỹ thuật chiếm 33%
và khối ngành xã hội chỉ với 11%. Đây cũng là điều dễ hiểu khi càng không chấp nhận
hiện tượng quan hệ trước hôn nhân thì càng mong muốn một người vợ còn trinh.
13


“Vì nếu cô gái trinh trắng thì gia đình sẽ có cuộc sống êm ấm, hòa
thuận, đẹp thì con trai muốn, còn đảm đang thì ai đẹp thì khó mà đảm
đang. Người vợ trinh trắng sẽ dạy cho con mình lối sống ngoan ngoãn,
đi theo lối sống của mẹ chứ không buông thả” (M.H.T)
“Cái chuyện tình một đêm đối với anh, anh không đồng ý với chuyện đó.
Tại vì cái đó là lối sống buông thả rồi, dù gì đó cũng là buông thả”
(L.D.T)
Tuy nhiên, một điều nghịch lý là trong khi nam giới có cái nhìn nghiêm khắc về
chữ trinh của nữ giới thì bản thân họ lại dễ dãi với chính mình. Rất nhiều người cho
rằng nếu một người đàn ông cũng giữ gìn trinh tiết đến tâm tân hôn thì sẽ là kẻ khờ
khạo.
“Tại sao từ trước đến nay họ không nói về khái niệm trinh tiết ở người
đàn ông, tại vì ở đàn ông họ sẽ không đặt nặng cái đánh giá về cái này.
Ngày xưa mọi người đánh giá về trọng nam khinh nữ thì người đàn ông
ngày xưa ba vợ bốn nàng hầu ‘Tam thê tứ thiếp’ cho nên họ không đặt
nặng trinh tiết ở người đàn ông. Tại vì chả ai muốn người đàn ông khờ
khạo ngây thơ cả với lại chả ai đánh giá đàn ông qua trinh tiết làm gì,
với đàn ông khái niệm trinh tiết ở người đàn ông là vô nghĩa, không có
bất cứ ảnh hưởng nào cả” (T.T.H)
“Anh khẳng định luôn là có, anh cũng đồng ý một chút như thế

này..khẳng định luôn không có thằng con trai nào còn trinh cả. Khẳng
đinh 100% ngay cả ca sĩ Ngọc Sơn bảo mua bảo hiểm trinh tiết nhưng
mà thật sự không ai mà còn hết, tại vì ngay cái lần đầu thủ dâm là đã
mất tân rồi. Không có thằng con trai nào gọi là còn trinh cả, nên khẳng
đinh là có và con trai là người dễ mất nhất và mình là tự người làm mình
mất luôn, chứ không phải con gái nào làm cả.”(L.D.T)
Với những lập luận trên nam giới tự cho phép mình có nhiều trài nghiệm khác
nhau về tình dục, coi đó là sự tập dượt tốt để bước vào hôn nhân. Điều này cũng là một
phần nguyên nhân cho những quan điểm hiện đại về trinh tiết của người nữ giới hiện
nay.
2.2.

Theo quan điểm hiện đại
14


Ngược lại với những ý kiến cho rằng nam giới ngày nay còn đặt nặng trinh tiết
của nữ giới. Họ cũng có những nhận định và cái nhìn cởi mở hơn. Với những người
này, màng trinh nếu giữ được thì tốt, nhưng nếu không giữ được thì hoàn toàn cách
nào đó vẫn có thể chấp nhận được. Sự kiện một người phụ nữ có quan hệ trước hôn
nhân là điều bình thường, nó không nói lên được điều gì về nhân cách và phẩm hạnh
của người phụ nữ đó. Màng trinh không phải là thước đo duy nhất đế đánh giá nhân
cách của một người.
“Đối với anh thì suy nghĩ ngược lại, một thằng đàn ông mà không có
trinh mà không thể yêu cầu một người con gái còn được, đó là suy nghĩ
riêng của anh. Mình không có mà sao lại đòi người ta có được, nếu
muốn người ta còn trinh tiết thì đừng có làm. Nhưng mà chuyện trinh tiết
đối với anh thì anh suy nghĩ như thế này, nó trinh tiết hay không thì dựa
trên cái phẩm giá và cái suy nghĩ của người đó. Tức là người ta phải có
phẩm giá riêng và lòng tự trọng của mình” (L.D.T)

“Theo mình trinh tiết không có tác dụng gì. Thì hồi trước người ta đánh
giá con gái qua trinh tiết khá là cao, mà giờ thì không biết ai chứ theo
mình nghĩ thì bớt phần nào rồi, mà giờ phụ nữ bình đẳng, ít bị đánh giá
hơn Và ngày nay phụ nữ kết hôn rất là trễ nên việc giữ gìn trinh tiết
cũng hơi khó với lại bây giờ xã hội thoáng hơn hồi xưa, người hiện đại
bây giờ ít xem trọng vấn đề đó nhiều hơn” (L.X.Q)
“Tất nhiên rồi, cái nhân phẩm lúc nào cũng cao hơn cái trinh tiết” (V.C)
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nam sinh viên hiện nay quan điểm
trong tình yêu cần xét đến một tình yêu chân thành hơn là lấy màng trinh làm thước
đo, họ chỉ cần hiểu và tin tưởng nhau là đủ.
“Trường hợp thứ nhất quen vì cả hai thực sự yêu thương nhau, cái
chuyện còn trinh hay không ảnh hưởng gì cả, nói là nói không có tí
trọng lượng nào trong chuyện tình cảm giữa hai người” (T.T.H)
“Một mối quan hệ bắt đầu từ đâu thì khó nói lắm, nhưng mình chỉ biết
nếu xảy ra một mối quan hệ là bạn trai bạn gái mà gọi là yêu nhau thì
chắc chắn thì tình cảm chắc chắn sẽ có đủ sâu đậm để yêu nhau, quan
trọng nhất luôn là tình cảm nếu thật sự không có tình cảm không yêu
đương chắc chắn mình không thể nào quen được. Cũng như mình thích
15


một người nào đó, trong thời gian thích người đó mình cũng có thể quen
người khác, nếu mình có tình cảm với người khác, trong chuyện đó
không thành vấn đề” (T.T.H)
“Nếu mình yêu thật lòng, muốn cưới cô ấy thì mình nghĩ mình chấp nhận
người ta” (N.N.T)
“Chữ trinh tiết đó trong thời nay không như vậy nữa, hồi xưa mà gả
chồng thì phải phụng sự chồng cùng gia đình, không có tiếng nói dù
người chồng có không tốt, cuộc sống không thoải mái, người vợ chấp
nhận cam chịu để giữ tiếng nhưng mà giờ đã khác rồi phụ nữ có quyền

được công bằng, có thể nghĩ tới việc giải thoát và việc thủ tiết hay không
không còn đánh giá cao nữa
“Mình nghĩ chữ trinh quá ràng buộc người phụ nữ đi. Thiếu đi sự tự do
nhất định, tại sao người đàn ông có thể đi “ăn phở” với không phải bạn
gái mình hay là có quan hệ với nhiều người khác trước khi lấy vợ nhưng
vẫn muốn người vợ trinh trắng. Về quyền lợi không công bằng” (P.N.T)
“Đối với anh thì chả bì tổn thương bất cứ cái gì cả, tại vì anh cứ suy
nghĩ như vây người con gái của mình lúc trước cũng đã từng yêu một
người rất là say đắm và người ta cũng cho người đó như vậy. Bây giờ
cái cách mà mình yêu thương người ta mình phải bù đắp cho người ta
một cách nào đó, về chia sẻ này kia hay là mình có thể hỏi chuyện, bảo
ngưởi ta kể cái này cái kia để người ta giải tỏa cái lòng của mình. Cái sĩ
diện hay không là do suy nghĩ của mình thôi. Tóm lại cũng là do cái suy
nghĩ của mình, mình nghĩ nó xấu thì chắc chắn nó xấu, mình nghĩ nó sĩ
diện thì mình bị sĩ diện thôi, mà khi mình không nghĩ tới nới và hay nếu
mà mình cứ sĩ diện thì mình chưa yêu người con gái đó thật lòng, chắc
chắn là vậy” (L.D.T)
Bên cạnh đó, nam sinh viên cũng đồng ý với hiện tượng người con gái có quan
hệ trước hôn nhân. Họ cho rằng tình dục là một phần của tình yêu, chuyện người con
gái trao thân cho chàng trai của mình yêu mà truyện có thể được chấp nhận và là điều
bình thường.
“À! Thật sự thì nếu mà nói cái dụ quan hệ trước hôn nhân mà thằng con
trai nào mở miệng ra bảo không chịu là nói sạo, mặc có thể nói con trai
16


này kia nọ nhưng thật sự cái chyện quan hệ trước hôn nhân ngày nay
không còn là một vấn đề to lớn nữa. Có thương có yêu thì quan hệ trước
hôn nhân đó là một phần gia vị tình cảm chứ không phải là gì cả, đó là
theo tư tưởng của mình, không phản đối.”(T.T.H)

Tuy nhiên, đa phần nam sinh viên lại có thái độ không mấy hài lòng trong việc
nếu mình lấy phải một người con gái không còn trinh tiết làm vợ. Họ chỉ chấp nhận
khi tình yêu giữ hai người là bền chặt.
“Có chứ! Cái tự trọng của người đàn ông lớn lắm chị…không ai mà bỏ
qua mà không suy nghĩ gì hết. Tuy nhiên, nếu tình cảm đó quá lớn rồi,
mình không thể bỏ được.” (V.C)
“Hãy để cho anh 1 thời gian tìm hiểu, đủ tự tin tìm hiểu về tâm hồn và
nhân cách, khi anh chấp nhận được và nhận thấy đước sự trinh trắng
trong tâm hồn rồi thì trinh về thể xác không còn quan trọng nữa”
(N.Q.L)
“Thì tùy hoàn cảnh môi trường, và quá khứ như thế nào. Tất nhiên là
không xét đoán quá khứ cô ấy nhưng mà phải biết người mình chọn
trước đây như thế nào” (P.N.T)
Tóm lại, nam sinh viên ngày nay đã có cái nhìn cởi mở và hiểu biết nhiều hơn
về trinh tiết của nữ giới. Họ chấp nhận những quan điểm mới, những trào lưu tư tưởng
mới trong truyện hôn nhân và gia đình.Tuy nhiên có thể thấy rõ một điều rằng họ vẫn
không thể tách được tư tưởng của bản thân ra khỏi những định kiến của xã hội về trinh
tiết của nữ giới từ xưa đến nay.
Tiểu kết: Trinh tiết ngày nay không còn được gói gọn, bao bọc bởi cái màng trinh và
giọt máu hồng trong đêm tân hôn của người con gái mà nó còn thể hiện ở phẩm hạnh
của người con gái, lối sống và đức tính đẹp. Câu chuyện trinh tiết chưa bao giờ là mới
cũng chẳng thể nói là cũ với một nước Á Đông như Việt Nam. “Cái ngàn vàng” bị mất
đi dù không phải nam giới nào cũng đều chấp nhận, thế nhưng nam giới hiện nay đa
phần có cái nhìn hiện đại hơn về vấn đề trinh tiết nữ giới. Phụ nữ không còn bị bó
buộc quá nhiều bởi hai chữ màng trinh vì nam giới ngày càng chấp nhận việc người
phụ nữ không còn trinh và đề cao phẩm hạnh người con gái hơn. Mất màng trinh chứ
không phải mất đi nhân phẩm của mình. Phụ nữ không còn trinh không còn đáng bị
17



lên án, kinh thường nhưng vẫn phải giữ phẩm hạnh của mình, lối sống đoan trang, tiết
hạnh của một phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó có phản ánh sự bình đẳng nam nữ
trong thời đại ngày nay hay vẫn tiềm ẩn trong đó sự bất công với phụ nữ khi nam giới
vẫn còn đề cao và mong chờ một phụ nữ tiết hạnh nhưng lại không hề có khái niệm
nam giới phải giữ tiết hạnh cho mình cũng như người phụ nữ sau này của họ.

CHƯƠNG III: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA NAM
SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ TRINH TIẾT CỦA NỮ GIỚI.
1.

Ảnh hưởng của gia đình trong quan niệm của sinh viên nam về vấn đề

trinh tiết của nữ giới
Từ xưa đến nay trinh tiết là một vấn để luôn được đề cập đến trong các gia đình
Việt Nam. Trong việc giáo dục và dạy dỗ con cái, người con gái luôn phải biết quý
trọng và giữ gìn tiết hạnh của mình. Bên cạnh đó những quan điểm và tư tưởng được
dạy cho người con trai phải biết đề cao chữ trinh của người phụ nữ trong quan hệ vợ
chồng. Người con trai phải lấy được một vợ còn trình tiết thì mới chứng tỏ lòng chung
thủy của người đó dành cho mình. Chính vì thế những quan niệm và cách giáo dục của
gia đình đã sự ảnh hưởng đến việc nam giới nhìn nhận về vấn đề trinh tiết của nữ giới
như thế nào.
18


Dưới góc độ xã hội học gia đình, gia đình được xem là một đơn vị xã hội nhỏ,
chịu sự chi phối của xã hội, song có tính ổn định, độc lập tương đối. Nó có qui luật
phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên trong gia
đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm, đạo
đức một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. (Hà Văn Tác, “Xã hội học
Gia đình”, TP.HCM, 2011, tr.2). Dưới góc độ Xã hội hóa thì gia đình luôn là nhân tố

đầu tiên. Qua cách ứng xử của cha mẹ và hành động của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn
trong việc hình thành nhân cách của những người trẻ, khi còn trong giai đoạn xã hội
hoá lần thứ nhất và bên cạnh đó, nó cũng nói nên phần nào tính cấu kết xã hội của
người trẻ với gia đình và người xung quanh như thế nào. Từ đó, việc cha mẹ hoặc
người thân quan tâm đến con cái là một điều thật sự cần thiết.
Trong phần này, nhóm tác giả nhận thấy một vấn đề cần được lý giải, tại sao
khi gia đình đã có sự quan tâm nhưng cá nhân lại phải tự tìm hiểu tự giải quyết mọi
vấn đề trong độ tuổi vị thành niên của mình? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến quan
điểm của sinh viên được phỏng vấn trong vấn đề trinh tiết của nữ giới.
Kết quả cho thấy, phần lớn các bạn được hỏi “Trong gia đình ai là người quan
tâm bạn nhất?” thì tất cả trả lời với thái độ rất chắc chắn về người thân, người quan
tâm mình. Tuy nhiên, sự quan tâm đó chỉ dừng lại ở mức độ về chuyện hỏi han về sức
khỏe và học hành, chứ không có quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi tâm sinh lý của
họ trong quá trình tuổi dậy.
“Nếu mà nói chịu ảnh hưởng về sự quan tâm thì ba anh là người chịu
ảnh hương nhiều nhất, nếu mà xét về mặt tình thương thì ba anh là
người thương anh nhất. Cho dù trong gia đình có xảy ra nhiều truyện
khác nhau, chuyện gia đình thì không nên nói ra nhiều. Nhưng mà dù
sao cái người mà luôn lo lắng, từ chuyện tiền bạc nhỏ nhỏ, từ hồi mà
anh còn đi học phổ thông cho tới năm nhất đại học thôi, thì ba vẫn là
người quan tâm nhất, lo cho từng cái từng cái nhỏ nhỏ từ sức khỏe cho
tới cái đi lại, mặc dù biết là không cần thiết lắm, nhưng mà ba mẹ mà
lúc nào cũng lo lắng cho mình cả” (L.D.T)
“Tại vì mọi người ai cũng biết là người mẹ sẽ lo cho con cái nhiều hơn
còn người chị có không gian riêng cũng như mình thôi, cũng như mình
19


thôi trong hai người chắc chắn là mình sẽ thương mẹ nhiều hơn”
(T.T.H)

Bên cạnh đó, đa phần các bạn trả lời không thể tâm sự với gia đình về những
thay đổi của cơ thể khi ở tuổi dậy thì, khi được hỏi “bạn có tâm sự với bố mẹ hoặc
người thân trong gia đình về vấn đề giới tính không?”.
“Cái này hoàn toàn là không, chắc chắn rồi đối với một gia đình phong
kiến thì cái chuyện mà tâm lý tuổi mới lớn không thể nào chia sẻ với
người trong nhà được”. (L.T.D)
“Giống như em nói với chị lúc nãy, em học khối B nên rất khá môn sinh,
nên lúc lớp 8 lớp 9 đã tiếp cận với mô hình cơ thể người rồi cho nên là
hầu như là không hề hỏi, không nói chuyện với bố mẹ về vấn đề đó, chủ
yếu là tự tìm hiểu thôi” (V.C)
“Không, những chuyện đó ba mẹ quan tâm đâu, lo làm ăn quá nên
chẳng quan tâm đến anh đâu những lúc anh buồn cũng chẳng chú ý nên
anh cũng ko muốn chia sẻ gì hết” (N.Q.L)
Từ đó có thể thấy rằng cách quan tâm của cha mẹ và người thân trong gia đình
cũng ảnh hưởng đến việc họ có thể bộ bạch tâm sự của mình hay không. Mặt khác yếu
tố quan niệm cổ hủ của gia đình truyền thống, cũng như quan điểm áp đặt ý kiến của
cha mẹ, làm cho con cái trở nên những người xa lạ trong chính ngôi nhà của mình. Nó
ảnh hưởng đến tư tưởng và cách sống. Sự thay đổi mới của cơ thể là một điều không
dễ để nói ra, họ luôn phải dấu những chuyện bản thân gặp phải trong khoảng thời gian
đó. Rào cản lớn trong quan điểm truyền thống và hiện đại về vấn đề trinh tiết. Tất cả
những điều đó tác động đến suy nghĩ và cách nhìn nhận của người trẻ. Họ không quá
phụ thuộc nhiều vào gia đình, tự tìm hiểu thông tin, tự giải quyết mọi vấn đề mình gặp
phải và cũng không còn quá xem trọng “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” như người xưa.
“Thì hồi trước người ta đánh giá con gái qua trinh tiết khá là cao…mà
giờ thì không biết ai chứ theo mình nghĩ thì bớt phần nào rồi…mà giờ
phụ nữ bình đẳng, ít bị đánh giá hơn…Và ngày nay phụ nữ kết hôn rất là
trễ nên việc giữ gìn trinh tiết cũng hơi khó… Với lại bây giờ xã hội
thoáng hơn hồi xưa… người hiện đai bây giờ ít xem trọng vấn đề đó
nhiều hơn” (L.X.Q)
20



“Mình nghĩ không được đâu, nó không ngàn vàng nhưng chắc được một
phần của ngàn vàng, nó không còn quá quan trọng, đề cao nữa” (N.N.T)
Trong việc đưa ra tiêu chí chọn bạn đời cũng có sự thay đổi. Trước đây, chúng
ta không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng lớn của gia đình lên mỗi cá nhân. Người
con gái khi được lấy làm vợ phải hội đủ các yếu tố “Tam tòng tứ đức, công dung ngôn
hạnh”. Nhưng ngày nay, người vợ phải đẹp và hợp cái nhìn, sau đó mới đến đảm đang
và trinh trắng.
“Chỉ cần người con gái dễ nhìn là đủ vả lại người con gái dù muốn dù
không cái nào cũng có cái để đẹp và trong mắt của người đàn ông của
họ thì họ luôn là người đẹp nhất”(T.T.H)
“Chọn cái đẹp đầu tiên, nhìn cô ấy đẹp thì thích, thì mình mới tìn hiểu
nếu như đảm đang thì quen còn ăn chơi thì không quen nữa. Nếu ở mức
độ thứ hai rồi khi mà đã quen nhau đủ tin cậy với nhau thì mình có thể
ngồi xuống nói chuyện với nhau, nói về vấn đề đó. Nếu như mà đã yêu
nhau rồi, cảm thông cho nhau. Giống như em vừa nói đó đàn ông mà có
sĩ diên của đàn ông, quen nhau mà phải biết rõ ràng.” (V.C)
“Đẹp trước rồi đến đảm đang” (L.X.Q)
Tuy nhiên cũng không thể che lấp được sự ảnh hưởng từ gia đình lên tư tưởng
của những người nam giới. Tuy họ có cái nhìn thoáng hơn trong vấn đề tình yêu và
hôn nhân, trong việc có thể chấp nhận những người con gái không còn trinh tiết làm
vợ khi có một tình yêu chân thành thì vẫn có những người giữ suy nghĩ của mình trong
việc đề cao trinh tiết, những yếu tố đảm đang và người con gái cần có “Công, dung,
ngôn, hạnh” vẫn luôn được đề cao. Sự mong muốn và yêu cầu người con gái phải ăn
mặc kín đáo theo văn hóa Á Đông vẫn còn diễn ra.
“Nếu xếp 1 đến 3 thì chắc chắn cái chữ trinh trắng anh vứt sau trót, mặc
dù mình cũng muốn vứt chữ đẹp ở sau trót lắm, mình chỉ muốn lấy chữ
đảm đang thôi còn hai vấn đề kia mình chả quan trọng. Nhưng mà con
gái thì chả ai muốn mình xấu cả. Chỉ cần người con gái dễ nhìn là đủ vả

lại người con gái dù muốn dù không cái nào cũng có cái để đẹp và trong
mắt của người đàn ông của họ thì họ luôn là người đẹp nhất. Còn cái
đảm đang có thì rất tốt, nếu không có thì cần cố gắng, muốn học, muốn
21


đảm đang thế là đủ, mình không cần một người vợ hoàn hảo, nhưng phải
là một người vợ biết phấn đấu” (T.T.H)
“Mặc dù anh có suy nghĩ tây hóa nhưng mà vẫn giữ nguyên cúa bản sắc
của người Đông Á. Con gái phải có độ kín đáo nhất định, chẳng hạn như
anh đối với bạn gái của anh ra đường mặc quần đùi áo dây là anh không
chấp nhận, mặc dù thời trang anh cũng không chấp nhận, váy quá ngắn
anh cũng không chấp nhận. Mặc làm sao để người ta nhìn vào nó không
bị phản cảm, tại vì cái đó là suy nghĩ ăn sâu vào người Á Đông rồi mà,
mặc ngắn là phản cảm ngay, nên mặc cái nào người ta nhìn vào là
đẹp”(L.D.T)
“Các bạn là người con gái Việt Nam, người con gái phương đông, mà
giờ ra đường ngày như đêm cũng quần cụt tới háng, áo thì hở trên hởi
dưới, mục đích là gì? Người thì bảo thời trang, người thì bảo cho mát,
người thì bảo khoe cho tụi nó thèm. Ừ, vậy thì bị bắt hiếp thì ráng mà
chịu chứ” (T.T.H)
“Một chuyện đơn giản là thanh niên không mặc quần jean, áo phông ra
ngoài thì đã thấy khác người rồi huống chi là mặc đồ mát mẻ, hở hang.
Trong một môi trường nào đó thì mình phải có lối cư xử nhất định, nó
hòa đồng được” (P.N.T)
Tóm lại, đối với hầu hết các cá nhân, gia đình vẫn là tập thể cơ bản đầu tiên,
dạy cho cá nhân những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần
trẻ kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không
chỉ đưa cá nhân đến với thế giới hữu hình mà còn đặt họ vào trong xã hội. Nhiều nhà
xã hội học cho rằng các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội,

quan điểm sống. Tuy gia đình không còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan niệm của
thế hệ trẻ ngày nay, nhưng nó vẫn đóng một vai trò tất yếu trong việc định hướng và
hình thành những quan điểm của người trẻ về vấn đề trinh tiết của nữ giới. Nó có thể
là chấp nhận một người con gái hiện đại không câu lệ trinh trắng hay vẫn giữ nguyên
tư tưởng truyền thống Á Đông.
2.

Ảnh hưởng của tôn giáo trong quan niệm của sinh viên nam về vấn đề

trinh tiết của nữ giới.
22


Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong sợ dây liên kết giữa các thành viên
trong một gia đình, giữa cá nhân với xã hội. Tôn giáo được xem như là chất keo kết
dính những cá thể trong xã hội lại với nhau dựa trên một nền đạo đức và niềm tin
chung. Tôn giáo trở thành thước đó, là một hệ thống chuẩn mực cho lối sống mà các
bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn các thành viên trong gia đình hướng tới. Nó gắn
liền và xuyên suốt trong quá trình xã hội hóa của con người. Mọi tôn giáo luôn hướng
con người tới Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống, mở rộng nhãn quan, duy trì phẩm
chất đạo đức thiện lương, xa lánh điều ác. Trong đó không ít các tôn giáo đề cập đến
quan hệ nam – nữ hay các hành vi liên quan tới tính dục. Các tôn giáo đa phần coi
quan hệ nam nữ trước hôn nhân là đi ngược với chánh đạo. Nho giáo đòi hỏi “Nam
nữa thụ thụ bât thân”, Phật giáo khuyên con người kiềm chế dục vọng "Thân với Tâm
là “nhất như”. Yêu nhau là kính trọng nhau, giữ gìn trinh tiết trong sạch cho nhau tới
ngày kết hôn. Khi sự rẻ rúng xem thường, ham muốn chiếm đoạt thể xác xảy ra thì
tình yêu đích thực không còn. Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ
nào cũng phải biểu lộ sự tôn trọng. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình
yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn, giữ gìn trinh tiết cho họ. Người con gái biết giữ gìn trinh
tiết, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau.

Đặc biệt hơn với Công Giáo, trong việc buộc người tín hữu phải luôn phải ghi nhớ đến
mười điều răn trong đó có đến hai điều răn đề cập tới vấn để hôn nhân và gia đinh là
điều răn thứ sáu và chín: chớ làm sự dâm dục và chớ muốn vợ chồng người. Công giáo
khá nghiêm ngặt với giáo lý và đời sống của các tín hữu. Hơn nữa, hình ảnh mẹ Maria
đồng trinh trong Công Giáo được tôn thờ cách trọng thể cho thấy rằng, trinh tiết trong
đạo giáo này được đề cao và coi trọng hơn rất nhiều. Trong phần này nhóm tác giả
mong muốn có thể đưa ra những câu trả lời về việc những người theo tôn giáo sẽ có
cái nhìn mới hay cũ về trinh tiết nữ giới hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa
phần các bạn trẻ ngày nay nhất là các bạn theo Công Giáo thừa nhận rằng tôn giáo có
ảnh hưởng tới họ.
“Có, thì mình sống lành mạnh hơn, nghe lời Chúa hằng ngày, quan hệ 1
vợ 1 chồng, ăn sâu vô tư tưởng rồi. Nó giữ cho mình tốt hơn, thánh
thiện, lành mạnh hơn. Ràng buộc chỉ làm cho mình tốt hơn thôi” N.G.T
“Giáo lý anh học và anh luôn giữ, vì thế anh cần người yêu của anh
phải luôn giữ đến ngày cưới, muốn làm vui lòng Chúa thôi” L.Q.L
23


“Nó chỉ ảnh hưởng nhiều đến phần này này, tức là về phần cuộc sống
của mình, mình sống phải có tình có nghĩa, mình phải sống như vậy…
đúng luật” (L.Đ.T)
Có thể thấy tư tưởng của tôn giáo ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của các
nam sinh viên, sự ảnh hưởng này theo hướng tích cực, nghĩa là làm cho họ cảm thấy
lối sống như vậy lành mạnh hơn cho dù có những ràng buộc nhất định.
Tuy nhiên, với bộ phận không nhỏ các bạn trẻ học tập và làm việc tại thành phố
Hồ Chí Minh, việc xa gia đình cũng đồng nghĩa không còn gắn chặt với định chế tôn
giáo khi như còn ở nhà, nhà thờ mất dần đi vị thế của mình. Hơn nữa, 18 tuổi việc kết
thúc các lớp học giáo lý để vào đời, các bạn trẻ không còn phải cố gắng để thực hiện
các giáo luật vì cuộc sống thành thị người ta chẳng mấy để tâm đến cuộc sống riêng
của nhau cùng với việc tiếp thu những luồng tư tưởng tân tiến hơn trong môi trường

mới khiến cho các sinh viên nam có cái nhìn cởi mở hơn, không còn bó hẹp phải tuân
thủ một cách nghiêm ngặt giáo luật của mình.
“Trước giờ anh vẫn suy nghĩ đương nhiên lấy nhau thì một vợ một
chồng thôi, ông bài ta có câu là cái gì hư thì sửa chứ không có bỏ, thì
bây giờ anh vẫn nhớ cái câu đó. Cái chuyện một vợ một chồng nó cũng
tương đối thôi, cũng khó mà giữ được lắm đặc biệt là đối với bây giờ. Và
chuyện quan hệ trước hôn nhân nó cũng tương đối thôi, con người mà
đâu có phải là thần thánh nói một cái là không làm được. Ngay cả nhiều
người trước khi làm Thánh thì họ cũng đã từng phạm tội mà, nên mình
cũng là con người bình thường nên có lúc này lúc kia cũng là bình
thường” L.Đ.T
“Đôi lúc anh suy nghĩ lại thì dù là mình không có tôn giáo đi nữa thì
mình làm vậy cũng không được. So với tính cách của mình là vậy, tính
cách của anh thì nếu mà anh không theo tôn giáo thì anh cũng không
làm như vậy được, nếu mà anh làm thì nó sẽ ảnh hưởng đến đanh dự của
anh và tổn hại đến người khác là sẽ hệ lụy rất là nhiều. Dù có tôn giáo
hay không thì cái suy nghĩ của anh về cuộc sống cũng không thay đổi”
(L.Đ.T)
Dù thế nào đi chăng nữa thì tôn giáo với vai trò của mình giúp cho mỗi thành
viên có những chuẩn mực nhất định để noi theo, sự tôn vinh và đề cao trinh tiết trong
24


tôn giáo nhất là với Công Giáo sẽ giúp mỗi cá nhân định hình được lối sống của mình
theo một khuôn mẫu nhất định. Tuy bị đả kích khá nhiều vì tính cổ hủ, lỗi thời thế
nhưng không thể phủ nhận sức mạnh của nó, nhất là trong thời đại ngày nay, con
người dường như xem nhẹ mọi chuẩn mực, coi nhẹ trinh tiết cũng đồng thời dẫn đến
các hệ lụy không lường được như phá thai, bệnh lây qua đường tình dục và các vấn đề
khác...
3.


Ảnh hưởng của nhà trường trong quan niệm của sinh viên về vấn đề trinh

tiết của nữ giới
3.1.

Phương cách giáo dục của thầy cô
Theo quá trình xã hội hóa, nhà trường luôn gắn liền với quãng thời gian mỗi

người lớn lên, ngay cả giai đoạn biến đổi tâm sinh lý thì nhà trường là tác nhân quan
trọng giúp cho chúng ta định hướng được lối sống của bản thân sau này. Thế nhưng,
giáo dục tại nhà trường ở Việt Nam với sự xuất hiện hiếm hoi của các buổi học về giới
tính, hay nói đúng hơn là gần như không có, may chăng là một vài bài đề cập đến vấn
đề nhạy cảm, khó nói này trong môn sinh học khiến cho không ít các bạn trẻ hoang
mang, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, những biến đổi của tuổi vị thành niên.
“Thầy cô giáo cũng ít khi mà chia sẻ những vấn đề đó lắm, ngay cái thời
điểm đó người ta vẫn còn rất là ngại nói về vấn đề đó, ngay cả tivi cũng
rất ít khi nói, chỉ sau này kho tệ nạn nó quá nhiều thì tivi mới bắt đầu
mới nói. Còn như hồi đó tệ nạn cũng ít lắm nên mình muốn tìm hiểu thì
tự phải tìm hiểu lấy hoặc là mình hỏi nhỏ với ai đó, hỏi nhỏ với những
người lớn hơn, chả hạn như thầy cô mình thân thiết, thì mình có thể hỏi
là cô ơi cái chuyện này em thấy nó thay đổi như thế này thế này, thì cô
có thể giải đáp cho em được không, mình không phải ngại thì người ta sẽ
giải đáp cho mình” (L.D.T)
“Hồi cấp ba thì chắc không, vì sống xa nhà. Còn hồi cấp 2 thì có học
sinh học lớp 6 lớp 9 gì đó. Lúc đó cũng hỏi nhưng thầy cô cũng né tránh
cũng không chịu trả lời” (N.V.K)
“Hoàn toàn không vì internet không có, sách báo cũng hạn chế. Trong
sách giáo khoa cũng nhắc tới chút ít nhưng mà thầy cô đỏ mặt bỏ qua”
(P.N.T)

25


×