Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BAI THU HOACH HOC TAP NGHI QUYET 12 CUA DANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.78 KB, 8 trang )

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG 9
CHI BỘ THCS NGUYỄN AN NINH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Vũng Tàu, ngày 6 tháng 9 năm 2016

BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYÊT
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG
Họ và tên :Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Đảng viên Chi bộ Trường THCS Nguyễn An Ninh – Đảng bộ Phường 9
Câu 1/ Các đồng chí cho biết chủ đề đại hội XII của Đảng đề cập mấy vần đề? So
với chủ đề Đại hội XI của Đảng có điều chỉnh , bổ sung gì? Lý do?
* Chủ đề Đại hội XII của Đảng là: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh tồn
diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hồ
bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
* So với chủ đề Đại hội XI của Đảng có điều chỉnh , bổ sung:
Về chủ đề Đại hội XII có những điểm mới là: Về thành tố "sự lãnh đạo của
Đảng", nội dung là: "tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh". Vì đây là
yêu cầu mới, lớn hơn và toàn diện hơn so với yêu cầu đặt ra tại Đại hội XI là: tiếp tục
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng".
Về thành tố "dân tộc, dân chủ", nội dung là: "phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
dân chủ XHCN". So với Đại hội XI, chủ đề đại hội XII thêm nội dung: phát huy "dân
chủ xã hội CN". Nội dung được thêm này nhằm nhấn mạnh hơn tính đồn kết, sức
mạnh dân tộc trong thời kì hiện nay.
Về thành tố "đổi mới", nội dung là: "đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới". Ở nội dung của thành tố này, yếu tố "đồng bộ" được bổ sung, nhấn mạnh để
khắc phục những hạn chế trong thực tiễn mấy năm qua là: đổi mới chưa đồng bộ và
toàn diện, đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; còn nhiều vấn đề lớn,


phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát
triển nhanh và bền vững;
Về thành tố "bảo vệ Tổ quốc", nội dung là: "bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững
mơi trường hịa bình, ổn định". Đây là điểm mới và là nội dung lần đầu tiên được đưa
vào chủ đề đại hội. Bởi vì, năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ cịn nhiều
diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.


Hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Tồn cầu
hố, hội nhập quốc tế,cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được
đẩy mạnh. Châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á đã trở thành
một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa lí- kinh tế chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh
chiến lược giữa một số nước lớn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu
vực và trên Biển Đơng cịn diễn ra gay gắt.
Về thành tố "mục tiêu xây dựng đất nước", nội dung là "phấn đấu sớm đưa đất
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Đây là sự điều
chỉnh mục tiêu so với đại hội XI, thể hiện cách nhìn thực tế hơn và quyết tâm cao nhất
đối với tiến trình CNH, HĐH đất nước ta. Có sự điều chỉnh này bởi vì: ở trong nước,
thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày
càng được nâng cao. Nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng
ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,hội nhập quốc tế
với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thời cơ, vận hội phát triển
mở ra rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Câu 2/ Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm được nghị quyết Đại hội XII đề cập, đồng chí
tâm đắc với nhiệm vụ nào nhất? Lý do?
* Tơi tâm đắc với nhiệm vụ 5:
Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng
cưòng quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm
an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm

chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
* Lý do:
Đại hội lần thứ XII của Đảng là Đại hội đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - đổi
mới, khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,
đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.Sự đồng lịng, nhất trí và tâm huyết, trí tuệ
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là nguồn sức mạnh vô tận để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất,
tồn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm
tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia
- dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để
tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật


thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hồ quan hệ lợi ích
giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân; khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mọi
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích
của nhân dân. Đồn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đối
thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và u
cầu chính đáng của nhân dân; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để
nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ.
Câu 3/ Trong điều kiện kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội và quốc phịng- an
ninh của đất nước hiện nay, đồng chí quan tâm đến vấn đề nào nhất? Theo đồng
chí cần có giải pháp nào để giải quyết hiệu quả vấn đề đó?
Trong điều kiện của đất nước hiện nay quan tâm đến vấn đề phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức,bảo vệ môi trường, cụ thể là:
1. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục được hiểu là đổi mới hệ thống giáo dục
(cả về hệ thống cơ cấu mục tiêu giáo dục, hệ thống mạng lưới trường lớp, quy mô của
hệ thống giáo dục, chất lượng của hệ thống giáo dục, các chủ trương của giáo dục
Việt Nam); đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương
pháp; đổi mới các cấp bậc học và các loại hình giáo dục ; đổi mới cơ sở vật chất - kỹ
thuật của hoạt động giáo dục, đào tạo; đổi mới quá trình giáo dục; đổi mới nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nước ta
theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng "coi
trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh” ở tất cả các cấp. Đối với bậc đại
học là tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát huy tư duy sáng tạo, rèn kỹ
năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Trong quá trình giáo
dục phải kiên trì nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Việc thay đổi phương pháp
dạy và học là một cơng việc to lớn, khó khăn, phức tạp, tác động đến tất cả các khâu
từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, trình độ đào tạo, thi cử, đến đánh giá, kiểm
định chất lượng. Đây là công việc liên quan tới tất cả các bộ phận cấu thành của giáo


dục nên cần có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung đến phương pháp để đạt được mục
đích đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên, người thày đóng vai
trị quyết định đối với thành bại của sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở mọi thời đại. Vì
vậy, cần nhanh chóng khắc phục các yếu kém trong bố trí, sắp xếp và sử dụng để sớm
xây dựng được đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và bảo đảm các
yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu đổi mới
giáo dục. Mặt khác, phải có chế độ chính sách, đặc biệt là chính sách về lương,
thưởng, thăng tiến, phát triển chuyên môn, đánh giá, đãi ngộ phù hợp để tạo động lực
và hiệu quả làm việc của đội ngũ giáo viên. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã cải tiến rất
nhiều chế độ chính sách cho giáo viên, nhưng các chính sách, chế độ hiện hành đối

với giáo viên vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến hệ quả là nhiều giáo viên không thể toàn
tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, sự nghiệp trồng người của đất nước
được.
Thứ ba, về đổi mới quản lý giáo dục cả về cán bộ quản lý và cơ chế quản lý.
Cần tổ chức lại hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; nâng cao
hiệu lực chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ trong việc thực hiện chiến lược,
chính sách phát triển giáo dục; tiếp tục hồn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục theo mơ hình giáo dục mở, mơ
hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các
bậc học và ngành học.
Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển sự
nghiệp giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Xã hội hoá giáo dục vừa là mục tiêu, vừa
là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục, đào tạo. Để làm được
việc này trước hết cần mở rộng cơ hội học tập cho mọi người thơng qua việc phát
triển hình thức giáo dục thường xuyên. Cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân
dân chủ yếu là đối với các gia đình có điều kiện và ở các khu vực thuận lợi, cần bổ
sung hồn chỉnh các chính sách hỗ trợ đối với học sinh nghèo và con em gia đình
chính sách, con em gia đình nghèo học giỏi. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư ngân sách
cho giáo dục, đào tạo, điều chỉnh cơ cấu phân bổ theo hướng không dàn trải và dành
ưu tiên cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng khó khăn.
Thứ năm, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp giáo dục giữa nhà
trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả cả về dạy chữ, dạy
nghề, dạy người. Ngăn chặn và chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, hiện
tượng tiêu cực vào nhà trường.


Thứ sáu, đẩy mạnh công tác nghiên cứu đổi mới giáo dục, đào tạo; giải quyết
tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình đổi mới giáo dục, đào tạo.
Làm sao để giáo dục tiến kịp với yêu cầu của thời đại và không lạc hậu so với tiến
trình đổi mới kinh tế, văn hố, xã hội.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự giám sát
của các đoàn thể nhân dân đối với tiến trình đổi mới giáo dục, đào tạo.
2. Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ; phát triển kinh tế tri thức
Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng
suất,chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền
vữngcủa đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng
trưởng. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công
nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.
Phát triển năng lực khoa học, cơng nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung
cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực. Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các
sản phẩmkhoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá,
huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa
học, côngnghệ.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, cơng nghệ, xem
đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học,
côngnghệ. Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm;phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường khoa học, công
nghệ. Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí
đánhgiá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ
thiếtthực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm
thướcđo chủ yếu đánh giá chất lượng cơng trình. Thực hiện đồng bộ chính sách đào
tạo, thuhút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học
tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khoa học xã hội làm tốt nhiệm vụ tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho
việcxây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Hướng
mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, cơng nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt,

mũi nhọn. ưu tiên phát triển công nghệ cao, đồng thời sử dụng hợp lý công nghệ sử


dụngnhiều lao động. Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng
mạnh,gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo cơng
nghệ mới.Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia; có chính
sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới
công nghệ. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận cơng
nghệnước ngồi.
Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học,
côngnghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công
nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng
dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển mạnh các ngành và
sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao,
dựa nhiều vào tri thức. Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con
ngườiViệt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai
lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.
3. Coi trọng bảo vệ môi trường, chủ động phịng, chống thiên tai và ứng phó với
biếnđổi khí hậu
Một là, “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài ngun, mơi trường” (3). Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với kinh tế tri thức ở nước ta, thực chất là cơng nghiệp hóa rút ngắn, bằng cách kết
hợp nguồn vốn tri thức tiên tiến của nhân loại với nguồn vốn tri thức của dân tộc.
Trên cơ sở đó, một mặt, sử dụng tri thức để đổi mới, nâng cao hiệu quả các ngành
truyền thống; mặt khác, tập trung phát triển mạnh các ngành nghề, tạo ra sản phẩm
kinh tế có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, tạo ra những bước đột phá mới,
những mức tăng trưởng cao. Như vậy, CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức là bước đi
đúng, phù hợp với thực tiễn nước ta và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới
trong giai đoạn hiện nay. CNH,HĐH sẽ không thể thực hiện được, nếu như không dựa
vào môi trường, vào tài nguyên thiên nhiên. Bất kể giai đoạn nào cũng vậy, dù trình

độ phát triển của con người có cao đến mức nào, khoa học cơng nghệ có phát triển
vượt bậc đến đâu, con người cũng khơng thể tồn tại được nếu khơng có mối quan hệ
ràng buộc với điều kiện tự nhiên, với môi trường, mà thậm chí, con người càng cần
phải thắt chặt hơn sự liên hệ của mình với mơi trường. Tùy theo mức độ, trình độ, ý
thức của con người, những tác động của CNH,HĐH đến môi trường sẽ khác nhau.
Trong những năm tới tiến hành đẩy mạnh CNH,HĐH phải gắn với phát triển kinh tế
tri thức, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, “gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với… bảo vệ môi trường”. Trước
tình hình đó, chúng ta cần tỉnh táo khi ra những quyết sách cho phát triển kinh tế cũng


như cho việc BVMT.Để thực hiện tốt nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với
BVMT trong những năm tới, Đại hội XI của Đảng yêu cầu, cần: “Phát triển năng
lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch”; đẩy mạnh hơn nữa công tác BVMT
thông qua đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, triển
khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ BVMT ở lưu vực sông, các khu kinh tế, khu công
nghiệp, làng nghề.
Ba là, “Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với
q trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên”. Nhà nước ta cần đẩy nhanh thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, theo hướng giảm ơ nhiễm mơi
trường và thích ứng để sống chung với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống, an sinh của con người. Trước mắt cần tập trung triển khai thực
hiện tốt “Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn” và “Đề án hiện đại hóa
ngành khí tượng thủy văn”, phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu.
Bốn là, xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đẩy
mạnh cải tạo môi trường. ua rất thấp. Trong những năm tiếp theo, để bảo vệ và cải
thiện mơi trường sống của người dân thì “Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường”(8) là việc làm cần thiết và quan trọng của công tác quản
lý nhà nước về BVMT. Nếu khơng làm tốt cơng việc này thì tình trạng vi phạm pháp

luật BVMT sẽ vẫn diễn ra và đó là ngun nhân dẫn đến mơi trường sống bị hủy hoại.
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT, đặc biệt là “Quản lý,
khai thác và sử dụng có hiệu quả tài ngun đất, nước, khống sản và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác”. Trước mắt, cần tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách về
đất đai, trọng tâm là tổ chức tổng kết quá trình thực hiện Luật Đất đai 2003 và xây
dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); tăng cường khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước; đưa Luật Khoáng sản (sửa đổi) đi vào
cuộc sống, tăng cường đổi mới công tác quản lý khai thác, sử dụng tài ngun, khống
sản.
Sáu là, bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã
hội và của mọi cơng dân. Ở nước ta, nhận thức về BVMT của cộng đồng, doanh
nghiệp, thậm chí cả của đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý cịn chưa đầy đủ. Bảo vệ
mơi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tồn xã hội và của mọi công dân.
Điều này cần sớm được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật BVMT của nước ta.


Bảy là, trong công tác tuyên truyền, cần đa dạng, chú trọng tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng; đưa nội dung ứng phó với BĐKH, QLTN và
BVMT vào chương trình giáo dục ở các cấp học và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý
các ngành, địa phương. Trong đó, cần tích cực đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo
dục theo hướng: dễ nghe, dễ đọc, dễ hiểu; xác định các đối tượng ưu tiên; tạo dư luận
xã hội lên án các hành vi sử dụng lãng phí tài ngun, đốt phá rừng, gây ơ nhiễm mơi
trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã... Nội dung tun truyền cần tập trung làm
rõ vị trí, vai trị, ý nghĩa và những tác động tiêu cực của BĐKH, cạn kiệt tài nguyên, ô
nhiễm môi trường và phải đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả ở vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Là giáo viên chúng ta có thể làm những gì để góp phần làm cho nền giáo dục
của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung phát triển một cách mạnh mẽ cả về chất
lẫn về lượng trong thời gian 5 năm tới? Riêng tơi để góp phần làm cho nền giáo dục
của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung phát triển một cách mạnh mẽ phải:

Việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
XII được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người Đảng viên chúng ta.
Luôn chú trọng công tác xây dựng tổ chức Đảng trong chi bộ. Quan tâm xây
dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài, suốt đời phấn đấu hy sinh
cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng.
+ Bản thân không ngừng học tập để nâng cao năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ.
+ Ln tìm tịi, học hỏi những phương pháp dạy học mới, hình thức dạy học đa
dạng để nâng cao hiệu quả dạy học.



×