Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.07 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ LÂM OANH

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ðỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ðỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN CANH

Huế, 2015


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Quảng Bình là tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí ñịa lý, ñiều kiện tự nhiên thuận
lợi ñể phát triển kinh tế - xã hội, ñặc biệt có nguồn tài nguyên khoáng sản ña dạng
và phong phú. Các khoáng sản tiêu biểu như vàng, ñá vôi, nước khoáng nóng nổi
tiếng và tài nguyên vật liệu xây dựng của Quảng Bình có chất lượng cao ñể phát


triển ngành công nghiệp xi măng và sản xuất dịch vụ khác. Tuy nhiên việc quản lý
và khai thác tài nguyên khoáng sản trên ñịa bàn tỉnh còn nhiều lúc diễn ra phức tạp,
công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản còn nhiều bất cập, chồng
chéo gây những tác ñộng tiêu cực ñến xã hội và môi trường. Các biện pháp, giải
pháp quản lý nhà nước trong khai thác và chế biến khoáng sản còn chậm triển khai
hoặc mang lại hiệu quả không cao.
Việc khai thác tiềm năng khoáng sản ñể phục vụ cho công nghiệp tạo nên hai
mặt ñối lập tiêu cực và tích cực. Mặt tích cực ñó là tạo ra sản phẩm cho xã hội tăng
thu nhập kinh tế quốc dân, tạo việc làm cho người lao ñộng. Mặt tiêu cực chính là
quá trình phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường (gây ô nhiễm khói
bụi, giảm thiểu chất lượng nước mặt, nước ngầm…), gây sạt lỡ sông, hồ, ñất ñai,
ñường giao thông mất cân bằng sinh thái...
Thực tế cho thấy nhiều cơ sở tham dò, khai thác, chế biến khoáng sản (gọi
chung là hoạt ñộng khoáng sản) ñặc biệt là các cơ sở nhỏ lẽ không có hệ thống xử
lý nước thải, khí thải hoặc có nhưng không tuân thủ quy trình xử lý... làm tăng nguy
cơ ô nhiễm môi trường ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng ñến môi trường tự nhiên,
sức khỏe cộng ñồng và an sinh xã hội. Từ thực trạng trên có thể nhận thấy việc quản
lý, kiểm soát chất thải trong hoạt ñộng khoáng sản ñang là một trong những vấn ñề
ñang ñược quan tâm hàng ñầu trong công tác BVMT trên ñịa bàn tỉnh Quảng Bình.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và mong muốn góp phần vào việc phát triển
kinh tế - xã hội và BVMT bền vững trên ñịa bàn tỉnh Quảng Bình ñã thúc ñẩy việc


2

chọn ñề tài:“ðánh giá hiện trạng, ñề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong hoạt ñộng khoáng sản trên ñịa bàn tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục ñích nghiên cứu
Làm rõ mức ñộ ô nhiễm từ các nguồn thải do hoạt ñộng khoáng sản dựa vào
các quy chuẩn môi trường quốc gia hiện hành và thực trạng quản lý nhà nước về

bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản; xác ñịnh nguyên nhân của những
hạn chế trong quá trình quản lý, từ ñó ñề xuất phương hướng, giải pháp quản lý và
kiểm soát môi trường nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
ở tỉnh Quảng Bình.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. ðối tượng nghiên cứu
Là các cơ sở ñang hoạt ñộng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản trên ñịa bàn tỉnh Quảng Bình.
b. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nên ñề tài chỉ tập trung nghiên cứu
giới hạn một số nội dung chính sau:
* Giới hạn về phạm vi lãnh thổ
Nghiên cứu, ñiều tra trên ñịa bàn 3 huyện của tỉnh Quảng Bình gồm huyện
Tuyên Hóa, thành phố ðồng Hới, huyện Lệ Thủy ñã xác ñịnh ñánh giá chất lượng
môi trường của 31nguồn thải.
* Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu hiện trạng môi trường trong khai
thác, chế biến khoáng sản tại tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian từ 2011 -2015.
* Giới hạn về nội dung
ðể nghiên cứu sâu về môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản ở tỉnh Quảng
Bình thì cần nghiên cứu nhiều lĩnh vực liên quan như: quá trình ñô thị hóa, công
nghệ sản xuất, công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải, áp lực dân số, ảnh
hưởng của chất thải ñến sức khỏe người dân, an sinh xã hội, chính sách nhà nước,
tổng tải lượng nước thải, khí thải, ñộ ồn môi trường tiếp nhận... tuy nhiên do hạn
chế về thời gian và nguồn lực, trong phạm vi khuôn khổ của ñề tài này chỉ tập trung


3

vào công tác quản lý môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản của cơ quan quản lý
nhà nước và hiện trạng môi trường của 31CSKS lớn, không tính ñến các CSKS

khoáng sản nhỏ (quy mô hộ gia ñình).
4. Phương Pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu và tài liệu
Tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu về ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện kinh tế
- xã hội, chất lượng môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản từ các cơ quan quản lý
nhà nước, các trung tâm quan trắc, phân tích chất lượng môi trường.
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập ñược, ñề tài sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp
những thông tin liên quan ñến ñề tài, thống kê và xử lý theo mục ñích của ñề tài.
Phương pháp này giúp cho thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và ñồng bộ, tránh
bỏ sót hay thống kê thừa, trùng lặp số liệu.
4.2. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp ñược thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia ñể
ñánh giá nội dung của vấn ñề nghiên cứu. Phương pháp này thu thập các thông tin, ý
kiến ñánh giá của các chuyên gia về ñánh giá chung thực trạng quản lý môi trường.
4.3. Phương pháp ñánh giá chất lượng môi trường
Căn cứ vào thực tế hoạt ñộng sản xuất của các nguồn thải tại khu vực nghiên
cứu, ñề tài sử dụng các QCVN hiện hành ñể ñánh giá chất lượng môi trường trong
hoạt ñộng khoáng sản:
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về NTCN.
Trong quy chuẩn trên, áp dụng giá trị C, cột B ñể ñánh giá ñối với nước thải
(giá trị C, cột B - các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào
nguồn nước không dùng cho mục ñích cấp nước sinh hoạt).
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLNM;
ðối với quy chuẩn nầy áp dụng mức B2 ñể ñánh giá chất lượng nước mặt(mức
B2 nguồn nước sử dụng cho mục ñích giao thông thủy và các mục ñích khác với yêu
cầu nước chất lượng thấp).
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLNN;


4


- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CLKK xung quanh.
(sử dụng cột giá trị trung bình 1 giờ ñể ñánh giá chất lượng môi trường không khí).
- TCVN 3985 - 1999 - Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc, sản
xuất trực tiếp);
-

TCVN 3985 - 1999 - Âm học - Mức áp suất âm tại các phòng chức năng

hành chính, kế toán, thống kê;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ñộ ồn.
4.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Tính toán và xử lý các số liệu thu ñược bằng phần mềm Microsolf Excel 2007:
Tính toán giá trị trung bình số học, khoảng dao ñộng (min - max),...
5. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường trong hoạt
ñộng khoáng sản hiện nay.
Khái quát về ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
ðánh giá hiện trạng môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản dựa vào các QCVN
về môi trường tương ứng.
Tìm ra những hạn chế và thách thức trong công tác quản lý môi trường trong
hoạt ñộng khoáng sản trên ñịa bàn nghiên cứu.
ðề xuất giải pháp nhằm quản lý và kiểm soát môi trường trong hoạt ñộng
khoáng sản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
a. Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn
về quản lý công tác bảo vệ môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản tại Việt Nam,
ngoài nước, vận dụng vào ñiều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Bình.
b. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo
cho tỉnh Quảng Bình, ñồng thời có giá trị tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà

nước về tài nguyên khoáng sản.


MỤC LỤC
MỞ ðẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1 ................................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU................................................................. 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 6
1.1.1. Những vấn ñề cơ bản về khoáng sản và hoạt ñộng khai thác, chế biến
khoáng sản ................................................................................................................... 6
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong hoạt ñộng khoáng sản .................. 8
1.1.3. Quản lý môi trường ..................................................................................... 11
1.1.4. Ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trong hoạt ñộng khoáng sản .. 11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 16
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 16
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 19
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài luận văn ........ 25
Chương 2 ................................................................................................................................. 27
KHÁI QUÁT VỀ ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG HOẠT ðỘNG KHOÁNG SẢN CỦATỈNH QUẢNG BÌNH ..................... 27
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN . 27
2.1.1. Vị trí ñịa lý.................................................................................................. 27
2.1.2. ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................................. 27
2.2. ðẶC ðIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................. 34
2.2.1. ðặc ñiểm kinh tế .......................................................................................... 34
2.2.2. ðặc ñiểm văn hóa xã hội ............................................................................. 36
2.3. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH
QUẢNG BÌNH.......................................................................................................... 38
2.3.1. Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản. ......................................... 38
2.3.2. Thực trạng khai thác, chế biến khoáng sản tại ñịa bàn nghiên cứu............. 39



Chương 3 ................................................................................................................................. 40
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ðỘNG KHOÁNG
SẢN VÀ ðỀ XUẤTGIẢI PHÁP KIỂM SOÁT.............................................................. 40
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ðỘNG KHOÁNG SẢN
TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................. 40
3.1.1. Phân loại các nguồn ô nhiễm môi trường do hoạt ñộng khoáng sản........... 40
3.1.2. Chất lượng nước (nước mặt, nước thải, nước ngầm) .................................. 41
3.1.3. Môi trường không khí.................................................................................. 46
3.1.4. Chất thải rắn trong hoạt ñộng khoáng sản ................................................... 49
3.1.5. Tác ñộng do tiếng ồn, ñộ rung ..................................................................... 49
3.1.6. Sự cố môi trường trong hoạt ñộng khai thác khoáng sản ............................ 52
3.2. ðánh giá thực trạng quản lý nhà nước môi trường trong hoạt ñộng khoáng
sản.............................................................................................................................. 53
3.2.1. Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý môi trường trong hoạt ñộng
khoáng sản ................................................................................................................. 53
3.3. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ðỘNG KHOÁNG
SẢN ........................................................................................................................... 60
3.3.1. Những hạn chế về nguồn lực phục vụ quản lý môi trường ......................... 60
3.3.2. Những tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý môi trường hoạt ñộng
khoáng sản ................................................................................................................. 62
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ðỘNG KHOÁNG SẢN ............................................... 63
3.4.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và dự báo nhu cầu sử dụng tài
nguyên khoáng sản tại tỉnh Quảng Bình ñến năm 2020 ........................................... 63
3.4.2. Một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt ñộng khoảng sản .. 66
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................................... 73
1. Kết luận ............................................................................................................. 73

2. Kiến nghị ........................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 78



×