Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian hai năm học ở trường Đại Học Kỹ Thuật Cơng Nghệ, được
sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cơ, tơi đã trang bị cho mình nhiều kiến thức về
chun mơn để có thể áp dụng vào trong thực tiễn. Từ những kiến thức đã học
được, nay tơi đã hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Môi trường và Công nghệ Sinh
học, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong hai năm học vừa qua để
tơi có thể hồn thành khóa học. Tơi xin cảm ơn Cơ- Th.S Vũ Hải Yến đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm bài khóa luận tốt nghiệp này.
Một điều khơng thể thiếu, đó chính là gia đình, đặc biệt là người chồng thân
u của tơi đã động viên và giúp tơi có thêm nghị lực để vượt qua được khó khăn
về tinh thần, cũng như về kinh tế. Nhờ vậy, mà tơi có thể hồn thành khóa học và
hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Và một điều quan trọng khơng thể thiếu nữa, đó chính là tập thể các bạn
lớp HMT12 trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghệ. Chính nhờ các bạn, đã giúp
đỡ động viên rất nhiều trong q trình học tập của tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn!!!
Tp. HCM ngày 01 tháng 03 năm 2013
Nguyễn Thị Thu Ngân
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
i
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Thu Ngân.
Tôi xin cam đoan đề tài của tôi là do tôi thực hiện, không sao chép của các đề tài đồ
án, khóa luận tốt nghiệp đã thực hiện trước đó.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
ii
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
MỤC LỤC
Lời cảm ơn............................................................................................................................... i
Lời cam đoan
Mục lục ................................................................................................................................ .iii
Danh mục từ viết tắt .............................................................................................................. v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục hình vẽ................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
1.
Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
2.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
4.
Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
5.
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
6.
Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3
7.
Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KÊNH RẠCH TP. HCM ................... 5
1.1
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại Tp. HCM ............................................ 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 5
1.1.1.1 Vị trí, địa hình ................................................................................... 5
1.1.1.2 Địa chất, thủy văn ............................................................................ 6
1.1.1.4 Môi trường ........................................................................................ 8
1.1.2 Kinh tế xã hội ................................................................................................. 8
1.2
Hệ thống kênh rạch tại Tp. HCM ........................................................................ 9
Chương 2: TỔNG QUAN KHU VỰC HỆ THỐNG KÊNH TẺ ............................. 13
2.1
Vị trí địa lý............................................................................................................ 13
2.2
Địa hình và thổ nhưỡng....................................................................................... 14
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
iii
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
2.3
Đặc điểm khí hậu, khí tượng .............................................................................. 14
2.4
Chế độ thủy văn ................................................................................................... 15
2.5
Hoạt động kinh tế ven khu vực kênh Tẻ ........................................................... 15
2.6
Dân số - lao động ................................................................................................. 15
2.7
Mạng lưới giao thông thủy ................................................................................. 16
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH G IÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC MẶT ....................................................................................................................... 17
3.1. Độ đục .................................................................................................................... 17
3.2. Độ mặn ................................................................................................................... 17
3.3. Giá trị pH ...............................................................................................................18
3.4. Hàm lượng chất rắn trong nước ..........................................................................18
3.5. Oxy hòa tan (DO) ................................................................................................. 19
3.6 . Nhu cầu oxy hóa học (COD).............................................................................. 20
3.7.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5 ) ........................................................................... 20
3.8. Nitơ và các hợp chất chứa Nitơ .......................................................................... 21
3.9. Phosphate (P- PO 4 3-) ............................................................................................ 22
3.10. Các chất gây độc hại trong nước ....................................................................... 23
3.11. Chỉ tiêu vi sinh ..................................................................................................... 23
Chương 4: CÁC NGUỒN G ÂY Ô NHIỄM NƯỚC KÊNH TẺ .............................. 25
4.1 Hoạt động giao thông vận tải đường thủy ......................................................... 25
4.1.1 Vận chuyển hàng hóa ................................................................................. 25
4.1.2 Sửa chữa tàu ................................................................................................ 28
4.2 Sinh hoạt ................................................................................................................ 29
4.2.1 Hoạt động sinh hoạt trên tàu thuyền.......................................................... 29
4.2.2 Hoạt động sinh hoạt ven kênh Tẻ ............................................................... 30
4.3
Hoạt động buôn bán ven đường ......................................................................... 36
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
iv
Đồ Án Tốt Nghiệp
4.4
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Nước kênh bị ô nhiễm do các nguyên nhân khác ............................................ 37
Chương 5: HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC KÊNH TẺ ............................. 39
5.1
Vị trí lấy mẫu......................................................................................................... 39
5.2
Thời điểm lấu mẫu ................................................................................................ 39
5.3
Phương pháp phân tích......................................................................................... 39
5.4
Kết quả phân tích .................................................................................................. 40
Chương 6: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG
NƯỚC KÊNH TẺ .............................................................................................................. 44
6.1 Đánh giá chất lượng môi trường nước kênh Tẻ ............................................... 44
6.2 Đánh giá diễn biến môi trường nước kênh Tẻ ................................................. 63
Chương 7: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC KÊNH TẺ ................ 70
7.1 Giải pháp quy hoạch ............................................................................................ 70
7.2 Giải pháp quản lý ................................................................................................. 70
7.3 Giải pháp giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng........................... 72
Kết luận và kiến nghị .......................................................................................................... 74
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 76
Phụ lục ................................................................................................................................. 77
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
v
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
BTNMT :
Bộ tài nguyên môi trường
BOD
:
Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
COD
:
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
DO
:
Nồng độ oxy hòa tan (dissolved oxygen)
TSS
:
Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)
TP.HCM :
Thành phố Hồ Chí Minh
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
vi
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình thu gom rác hộ dân trên địa bàn Quận 7 ............................ 33
Bảng 5.1: Tọa độ địa lý các vị trí lấy mẫu ............................................................ 39
Bảng 5.2: Các phương pháp phân tích mẫu .......................................................... 40
Bảng 5.3: Chất lượng nước mặt tại điểm M1 ....................................................... 41
Bảng 5.4: Chất lượng nước mặt tại điểm M2 ....................................................... 42
Bảng 5.5: Chất lượng nước mặt tại điểm M3 ........................................................ 43
Bảng 6.1: Số liệu quan trắc pH .............................................................................. 44
Bảng 6.2: Số liệu quan trắc DO .............................................................................. 45
Bảng 6.3: Số liệu quan trắc TSS ............................................................................ 46
Bảng 6.4: Số liệu quan trắc BOD 5 .......................................................................... 48
Bảng 6.5: Số liệu quan trắc COD ........................................................................... 49
Bảng 6.6: Số liệu quan trắc tổng N......................................................................... 50
Bảng 6.7: Số liệu quan trắc tổng P ......................................................................... 51
Bảng 6.8: Số liệu quan trắc Nitrit ........................................................................... 52
Bảng 6.9: Số liệu quan trắc Nitrat .......................................................................... 54
Bảng 6.10: Số liệu quan trắc Độ mặn..................................................................... 55
Bảng 6.11: Số liệu quan trắc E.Coli ....................................................................... 56
Bảng 6.12: Số liệu quan trắc Coliform................................................................... 57
Bảng 6.13: Số liệu quan trắc Chì (Pb).................................................................... 59
Bảng 6.14: Số liệu quan trắc Crom III (Cr 3+)....................................................... 60
Bảng 6.15: Số liệu quan trắc Đồng (Cu) ................................................................ 61
Bảng 6.16: Số liệu quan trắc Cadimi (Cd)............................................................. 62
Bảng 6.17: Số liệu diễn biến môi trường nước qua các năm ............................. 64
Bảng P.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ........................... 78
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
vii
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý TP. HCM .................................................................. 5
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống kênh rạch TP. HCM .................................................... 10
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí kênh Tẻ ............................................................................... 13
Hình 4.1: Ghe chở cây cảnh đậu sát bờ dịng kênh Tẻ ........................................ 26
Hình 4.2: Tàu thuyền neo đậu lấn chiếm lịng kênh Tẻ ...................................... 27
Hình 4.3: Xà lan neo đậu để sửa chữa ................................................................... 28
Hình 4.4: Cảnh sinh hoạt và xả rác của các hộ dân sống trên ghe tàu .............. 29
Hình 4.5: Một số người dân sử dụng nước kênh Tẻ cho sinh hoạt ................... 30
Hình 4.6: Rác thải sinh hoạt được thải thẳng xuống kênh .................................. 31
Hình 4.7: Rác của những hộ dân sống ven kênh xả xuống ................................ 31
Hình 4.8: Rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước .......................................................... 32
Hình 4.9: Những căn nhà lụp xụp lấn chiếm lịng kênh ..................................... 33
Hình 4.10: Màu đen của nước thải sinh hoạt ........................................................ 35
Hình 4.11: Cảnh xả vỏ trái cây xuống kênh ......................................................... 36
Hình 6.1: Diễn biến pH của nước kênh Tẻ năm 2012 ......................................... 44
Hình 6.2: Diễn biến DO của nước kênh Tẻ năm 2012 ........................................ 45
Hình 6.3: Diễn biến TSS của nước kênh Tẻ năm 2012 ...................................... 47
Hình 6.4: Diễn biến BOD 5 của nước kênh Tẻ năm 2012 ................................... 48
Hình 6.5: Diễn biến COD của nước kênh Tẻ năm 2012 ..................................... 49
Hình 6.6: Diễn biến N tổng của nước kênh Tẻ năm 2012 .................................. 50
Hình 6.7: Diễn biến P tổng của nước kênh Tẻ năm 2012 ................................... 52
Hình 6.8: Diễn biến Nitrit của nước kênh Tẻ năm 2012 .................................... 53
Hình 6.9: Diễn biến Nitrat của nước kênh Tẻ năm 2012 .................................... 54
Hình 6.10: Diễn biến Độ mặn của nước kênh Tẻ năm 2012 .............................. 55
Hình 6.11: Diễn biến E.Coli của nước kênh Tẻ năm 2012 ............................... 56
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
viii
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Hình 6.12: Diễn biến Coliform của nước kênh Tẻ năm 2012 ............................ 58
Hình 6.13: Diễn biến Chì (Pb) của nước kênh Tẻ năm 2012 ............................. 59
Hình 6.14: Diễn biến Crom (Cr) của nước kênh Tẻ năm 2012 .......................... 60
Hình 6.15: Diễn biến Đồng (Cu) của nước kênh Tẻ năm 2012 ......................... 61
Hình 6.16: Diễn biến Cadimi (Cd) của nước kênh Tẻ năm 2012 ...................... 63
Hình 6.17: Diễn biến pH qua các năm .................................................................. 64
Hình 6.18: Diễn biến DO qua các năm ................................................................. 65
Hình 6.19: Diễn biến TSS qua các năm ................................................................ 66
Hình 6.20: Diễn biến COD qua các năm .............................................................. 67
Hình 6.21: Diễn biến BOD 5 qua các năm ............................................................ 68
Hình 6.22: Diễn biến Coliform qua các năm ...................................................... 69
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
ix
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là nhu cầu cần thiết của mọi sự sống trên trái đất trong đó có các hoạt
động kinh tế - xã hội của loài người. Sự phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì nhu
cầu sử dụng nước càng tăng và việc bảo vệ môi trường trở thành một thách thức
lớn.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp hóa đang ngày một
phát triển nhanh chóng đã dẫn đến sự hình thành nhiều khu công nghiệp, thu hút
nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngồi. Cùng với q trình cơng nghiệp hóa
và đơ thị hóa là sự ơ nhiễm, trong đó ơ nhiễm mơi trường nước là một trong những
vấn đề được chú ý nhiều nhất hiện nay vì nguồn tài nguyên nước mặt đang đứng
trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là hệ thống kênh rạch của Quận
7 đang ngày một xấu đi. Trong hệ thống kênh rạch này thì kênh Tẻ cũng là một
trong những con kênh nằm trong tình trạng ơ nhiễm nặng nề.
Kênh Tẻ là tuyến giao thông thủy vận tải huyết mạch để vận chuyển hàng hóa từ
Đồng bằng sơng Cửu Long lên các cảng: Sài Gòn, Bến Nghé, Khánh Hội, một loạt
các cảng đầu mối khác và ngược lại. Trong những năm gần đây hoạt động giao
thông thủy đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước kênh Tẻ do trong quá trình vận
chuyển, hàng hố rơi vãi từ các tàu thuyền, sinh hoạt của người dân sống trên ghe
tàu và hoạt động sửa chữa tàu. Ngoài ra, hành vi thiếu ý thức của người dân sống ở
hai bên bờ kênh đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm
trầm trọng cho môi trường nơi đây. Bên cạnh đó, cịn do hoạt động của các hộ kinh
doanh trái cây ven kênh; các xe đẩy của những người buôn bán nhỏ lẻ, người đi
đường, bến bãi hoạt động trên kênh,… đã xả thải trực tiếp rác xuống lịng kênh.
Chính vì điều này khiến tình trạng ơ nhiễm kênh Tẻ ngày càng nghiêm trọng, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sức khoẻ cùng cuộc
sống của những người dân xung quanh dòng kênh, gây ra áp lực lớn lên nguồn nước
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
1
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
kênh Tẻ.
Việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước tại kênh Tẻ trở nên rất cần thiết. Chính vì
vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước tại kênh Tẻ và đề xuất giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm” được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng nước kênh
Tẻ, đồng thời đề xuất những giải pháp quản lý thích hợp, góp phần bảo vệ môi
trường nước TpHCM, hướng đến phát triển bền vững.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá hiện trạng chất lượng nước
kênh Tẻ thuộc địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý nhằm cải thiện chất lượng nước kênh Tẻ giảm thiểu ô nhiễm nước của kênh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này chỉ áp dụng cho kênh Tẻ trên địa bàn quận 7-TP. Hồ Chí Minh.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, đề tài bao gồm các nội dung sau:
- Tổng quan TpHCM
- Tổng quan kênh Tẻ
- Các thông số đánh giá chất lượng nước
- Hiện trạng môi trường nước kênh Tẻ
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước kênh Tẻ
- Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước kênh Tẻ
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tổng hợp tài liệu, các số liệu liên
quan đến tình hình ô nhiễm môi trường nước kênh Tẻ. Tài liệu về các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu, hiện trạng quản lý của các cơ
quan chức năng đến chất lượng nước kênh Tẻ... số liệu quan trắc của phòng quan
trắc thuộc Chi cục bảo vệ mơi trường thành phố Hồ Chí Minh.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
2
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
5.2. Phương pháp thực địa: Tiến hành lấy mẫu. Chụp hình các hình ảnh ơ
nhiễm trên kênh, ghe thuyền lấn chiếm lịng kênh, hoạt động gây ô nhiễm của con
người đến kênh và ven kênh để minh họa.
5.3. Phương pháp phân tích mẫu: Tiến hành phân tích mẫu trong phịng thí
nghiệm khoa mơi trường.
5.4. Phương pháp so sánh : so sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn QCVN 08:
2008/ BTNMT
5.5. Phương pháp thống kê: Đánh giá phân tích xử lí số liệu bằng các phần
mềm như Mapinio, Excel, Word, Map info...
5.6. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
ngành về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, công tác cải tạo hệ thống kênh rạch nội thành, nhằm cải thiện
nguồn nước đang bị ô nhiễm và khơi thơng dịng chảy cho hệ thơng kênh rạch để
giải quyết vấn đề ngập nước ở thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một việc
hết sức cấp thiết, các nghiên cứu trước đây đã xác định các nguyên nhân gây ô
nhiễm và ngập lụt chi tiết lên từng điểm, nhưng đặc tính, tính chất các điểm ơ nhiễm
thì hầu như chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Rất nhiều các dự án đã được
triển khai với nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên, tất cả diễn ra điều khơng đồng
bộ, nhất qn và khơng ít trong số đó thiếu cơ sở khoa học dẫn đến khơng phát huy
được hiệu quả tối đa các nguồn vốn đầu tư. Do đó, việc triển khai trên cơ sở chia
đoạn cho từng hệ thống kênh rạch kết hợp với nghiên cứu, xác định đầy đủ đặc tính,
tính chất của các điểm ô nhiễm thông qua xử lý số liệu điều tra, qua đó đưa ra
những giải pháp kịp thời để giải quyết tình hình ơ nhiễm mơi trường cho khu vực.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
3
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
6.2 Ý nghĩa kinh tế và xã hội
Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước mặt tại hệ thống kênh
rạch nói riêng hiện nay đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống kinh tế xã
hội của người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm, thành phố phải chi một
khoản lớn kinh phí để nạo vét, xử lý, cải tạo tình hình ơ nhiễm các dịng kênh nhằm
cải thiện vấn đề ngập lụt vì nó làm tổn thất về kinh tế đến hàng tỷ đồng nhưng trên
thực tế, những thiệt hại về thời gian bị mất do kẹt xe vì ngập nước, tiềm năng du
lịch, tổn hại về vật chất nhà cửa, các cơng trình xây dựng, hạ tầng cơ sở, xe máy
thiết bị, nhiên liệu…đến ảnh hưởng về sức khỏe và tinh thần của con người, những
thiệt hại hữu hình và vơ hình nếu tính đầy đủ sẽ rất lớn.
Giải quyết ô nhiễm đô thị và ngập nghẹt cũng là bài toán kinh tế xã hội rất
phức tạp. Tuy nhiên, khi vấn đề được giải quyết, những thành quả do nó mang lại là
rất lớn, ngồi giảm đi những tổn thất về kinh tế, nâng cao giá trị của quỹ đất xây
dựng, nó cịn giúp cho đời sống của người dân khu vực được nâng cao hơn, giảm
các bệnh tật do ô nhiễm nguồn nước và ngập nước gây ra như bệnh da liễu, đường
ruột, sốt xuất huyết, bệnh phụ khoa, bệnh về mắt…tạo được niềm tin trong nhân
dân về đường lối và sự phát triển của thành phố.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm Phần Mở Đầu và 7 chương có nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống kênh rạch TP.HCM
Chương 2: Tổng quan khu vực hệ thống kênh Tẻ
Chương 3: Tổng quan về các thông số đánh giá chất lượng nước mặt
Chương 4: Các nguồn gây ô nhiễm nước kênh Tẻ
Chương 5: Hiện trạng môi trường nước kênh Tẻ
Chương 6: Đánh giá chất lượng và diễn biến môi trường nước kênh Tẻ
Chương 7: Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước kênh Tẻ
Kết luận – Kiến nghị
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
4
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KÊNH RẠCH TP. HCM
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại Tp. HCM
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí, địa hình
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích là 2.098,7 km2 với tọa độ 10°10' – 10°38'
Bắc và 106°22' – 106°54' Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam
Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung
tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm
của khu vực Đơng Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông
quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong
vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
5
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sơng Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng
cao nằm ở phía Bắc - Đơng Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét.
Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9.
Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðơng Nam thành phố, có độ
cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một
phần các quận Thủ Đức, quận 2, tồn bộ huyện Hóc Mơn và quận 12 có độ cao
trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Cực Nam là xã Long Hịa, huyện Cần Giờ.
Cực Đơng là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
1.1.1.2 Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm
tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết
phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên
và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng
riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất
xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ
vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sơng biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất
khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất
phèn mặn với 45.500 ha. Ngồi ra cịn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là loại
đất cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mịn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gịn, Thành phố
Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
6
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
nguồn từ cao ngun Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sơng khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15
tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sơng
Sài Gịn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ
Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.
Sơng Sài Gịn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con
sông Đồng Nai và Sài Gịn nối thơng ở phần nội thành mở rộng. Một con sơng nữa
của Thành phố Hồ Chí Minh là sơng Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sơng
Đồng Nai và Sài Gịn, chảy ra biển Đơng bởi hai ngả chính Sồi Rạp và Gành Rái.
Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài
Gịn. Ngồi các con sơng chính, Thành phố Hồ Chí Minh cịn có một hệ thống kênh
rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lị Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðơi...Hệ
thống sơng, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do
chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã
gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
1.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong
năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11,
còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh
có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới
40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung
bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong
đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các
tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không
gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
7
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn
khu vực cịn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Ðơng Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðơng Bắc từ biển Đơng, tốc độ
trung bình 2,4 m/s, vào mùa khơ. Ngồi ra cịn có gió tín phong theo hướng Nam –
Đơng Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc vùng khơng có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm khơng
khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khơ (74,5%).
Bình qn độ ẩm khơng khí đạt 79,5%/năm.
1.1.1.4 Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng
cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ mơi
trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với
vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ
thẳng vào hệ thống sơng ngịi cịn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và
cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại
cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp
với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày.
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một
phần lượng rác thải rắn khơng được thu gom hết. Các phương tiện giao thông, hoạt
động xây dựng, sản xuất... cịn góp phần gây ơ nhiễm khơng khí. Khu vực ngoại
thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông
nghiệp gây nên.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra
cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập
nước nằm ở khu vực trung tâm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được
xây dựng trước đây đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
8
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thốt nước của thành phố này đã làm cho tình
hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn
trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.
1.1.2 Kinh tế, xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh với dân số 7.549.341 triệu người, là một trong
những thành phố lớn nhất của Việt Nam, và là trung tâm công nghiệp, dịch vụ,
khoa học – công nghệ của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trị đầu tàu
kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt
Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất cơng nghiệp và
34,9% dự án nước ngồi. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố ước
đạt 3.700 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1.538 USD/năm.
Tổng GDP cả năm 2012 ước đạt 595.000 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 28.6
tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 9,2%. Thành phố đặt mục tiêu thu nhập bình quân
đầu người năm 2013 là 4.000 USD, tổng GDP cả năm 2013 ước đạt 690.000 tỷ
đồng.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác
mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính...
Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngồi quốc doanh
chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Về các ngành kinh
tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần cịn lại, cơng nghiệp và xây dựng
chiếm 47,7%, nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa
xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần
đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
9
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn
nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Tồn thành phố chỉ có 10% cơ sở cơng nghiệp có trình độ cơng nghệ hiện
đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ
sở chế tạo máy... có trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng
của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức
tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang
hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
1.2 Hệ thống kênh rạch nội thành Tp. HCM
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống kênh rạch TP. HCM
Tp.HCM có hệ thống kênh rạch dài khoảng 76km
2
thuộc các lưu vực:
Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lị Gốm, Kênh Đơi - Kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến
Nghé, Tham Lương - Vàm Thuật. Hệ thống kênh rạch này cùng với sơng Sài Gịn
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
10
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thốt nước từ nội thành. Tuy vậy, những
dòng kênh ấy đang ngày ngày phải hứng chịu hàng trăm tấn rác xả ra từ các hộ dân,
các tàu ghe neo đậu, các điểm mua bán trái cây, các cửa xả thoát nước thải… tạo
thành một khối hỗn hợp lềnh bềnh trên dòng nước. Nhiều năm qua thành phố đã
giải tỏa trên 15.000 hộ dân sống trên các kênh rạch nội thành và gần 2000 cơ sở sản
xuất gây ơ nhiễm mơi trường (trong đó nhiều cơ sở xả chất thải chưa qua xử lý
xuống kênh rạch)
Hiện nay, Tp.HCM vẫn phải tiếp nhận khoảng 1 triệu m 3 nước thải sinh họat,
gần 400.000 m 3 nước thải công nghiệp, 4000-5000 tấn rác thải sinh hoạt,...
thải trực tiếp xuống kênh rạch. Do vậy phần lớn các kênh rạch của thành phố đều bị
bùn lắng rất nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôi thối,
gây ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.
Tp.HCM gồm có 05 hệ thống kênh chính:
a. Hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Hệ thống này có lưu vực khoảng 3000 ha, chiều dài lịng chính của kênh là
9.470 m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8.716 m. Khi chưa nạo vét, ở đầu
nguồn, kênh chỉ rộng từ 3 – 5m, nhưng đến gần cửa sông, chiều dài mở rộng ra đến
60 – 80 m và độ sâu 4 – 5m. Do là tuyến kênh chính nằm ngay khu vực
trung tâm, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và tiếp nhận chất thải của
hoạt động dân sinh trực tiếp xuống lòng kênh đã làm tăng mức độ ơ nhiễm, thu hẹp
dịng chảy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ các chất ơ nhiễm và bồi lắng lòng
kênh rạch.
b. Hệ thống kênh Tân Hố - Lị Gốm
Hệ thống kênh Tân Hố - Lị Gốm nằm trong khu cận trung tâm của nội
Tp.HCM, tuyến kênh chính có chiều dài khoảng 7,6 km chạy từ hướng Đông Bắc
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
11
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
xuống Tây Nam Thành Phố. Lưu vực kênh có diện tích khoảng 1.484 ha. Đáy kênh
nhỏ, hẹp và bị lấn chiếm bởi các căn hộ xây cất bất hợp pháp. Kênh còn bị ảnh
hưởng bởi thủy triều cũng như mực nước tăng lên ở sông Cần Giuộc. Ảnh hưởng
triều chỉ biểu hiện rõ ở phần kênh phía hạ lưu từ cầu Hậu Giang trở ra, phần còn lại
của kênh đã bị tắc nghẽn cùng với nước thải gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng.
Hệ thống kênh Tân Hố - Lị Gốm chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên
sông Sài Gòn và do lưu lượng nước thải rất nhỏ so với khả năng thốt nước của
kênh, vào mùa khơ, phần lớn nước thải từ cầu Tân Hóa trở lên thượng nguồn bị lưu
giữ nhiều ngày trên kênh, phần còn lại được tháo rửa hàng ngày bởi nước sông Cần
Giuộc đưa vào pha lỗng.
c. Hệ thống Kênh Đơi – Kênh Tẻ
Hệ thống Kênh Đơi – Kênh Tẻ có tổng độ dài 19,5 km. Kênh bị giới hạn bởi
rạch Cần Giuộc và sơng Sài Gịn ở hai đầu, nhận nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp. Hơn nữa, việc xả trực tiếp rác từ các cư dân, ghe xuồng và các căn
hộ lụp sụp xây cất bất hợp pháp đã làm xấu đi tình trạng mơi trường của kênh. Kênh
cịn bị ảnh hưởng của thủy triều từ sơng Sài Gịn và sông Cần Giuộc nên chế độ
thủy văn của kênh rất phức tạp, hình thành những vùng giáp nước, ơ nhiễm
tích tụ lại và khó tháo rửa. Hiện tại mặt cắt kênh vẫn cịn khá rộng nhưng cạn
vì bồi lắng. Tuyến kênh này ngồi nhiệm vụ thốt nước cịn giữ chức năng rất
quan trọng là giao thông thủy. Nhưng lưu lượng tàu thuyền đi lại trên tuyến đã bị
giảm sút rõ rệt vì rạch đã bị cạn, khơng đảm bảo độ sâu chạy tàu, thời gian chờ tàu
khá lâu và thường bị kẹt rác.
d. Hệ Thống Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé bắt đầu từ cửa sơng Sài Gịn đến cầu chữ Y dài 3,15
km, cao độ đáy chênh lệnh là 0,16m, độ dốc đáy rạch 0,019%, tại cửa rạch Bến
Nghé là sơng Sài Gịn bờ trái có bãi đất bồi, cao độ lên đến 1 – 1,2 m so với đáy
kênh hiện hữu. Mặt cắt lớn nhất của kênh là 88 – 92m, nhỏ nhất là 60 – 58 m. Cao
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
12
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
độ đáy rạch từ 1,87 -2,2 m. Ỏ giữa kênh phần mặt cắt bị thu hẹp có cao độ 1,75m.
Dọc theo chiều dài của rạch có 21 cửa xả chính của hệ thống thoát nước đổ ra rạch.
Các cửa xả này hiện bị xả rác bừa bãi, chỉ hoạt động được từ 60 – 80% so với thiết
kế ban đầu.
e. Hệ thống Kênh Tham Lương - Vàm Thuật
Kênh Tham Lương - Vàm Thuật là một tuyến rạch quan trọng ở phía Bắc thành
phố, nằm ngay ranh giới nội thành (cũ) của Tp.HCM. Tuyến kênh dài 12 km, trong
đó đoạn Vàm Thuật hiện cịn rất rộng, lưu thơng thủy và thốt nước khá tốt. Riêng
đoạn kênh Tham Lương, từ cầu Chợ Cầu đến thượng nguồn đã bị bồi lấp, thu hẹp
dịng chảy và ơ nhiễm đến mức báo động. Tại đây, có khá nhiều xí nghiệp cơng
nghiệp xả nước thải ra kênh, thủy triều khơng đủ để tháo rửa nên đã tích tụ ơ nhiễm
khá trầm trọng. Hiện nay thành phố đang có dự án xây dựng tuyến kênh vành đai
trong gồm Vàm Thuật – Tham Lương nối với kênh 19/5 (kênh đào cũ) – rạch Sông
Chùa – rạch Nước lên. Tuyến này một đầu tiếp giáp với sơng Sài Gịn (Vàm Thuật),
một đầu tiếp giáp với sông Cần Giuộc, tạo thành một vành đai đường thủy bao bọc
nội thành phố, tuyến vừa có tác dụng thốt nước, giao thơng thủy, vừa có chức năng
du lịch.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
13
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC HỆ THỐNG KÊNH TẺ
2.1 Vị trí địa lý
Kênh Tẻ được nối với sơng Sài Gịn dài khoảng 4,5 km , là con kênh quan trọng
của tuyến vận tải thủy nội địa, tạo ra con đường vận chuyển hàng hóa từ Đồng bằng
sơng Cửu Long lên các cảng: Sài Gòn, Bến Nghé, Khánh Hội, một loạt cảng đầu
mối khác và ngược lại.
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí kênh Tẻ
Kênh Tẻ là một kênh nằm giữa Quận 7 và Quận 4. Dọc hai bên kênh là đường
Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn. Kênh Tẻ được nối liền với kênh Đôi trong hệ
thống lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ và với sông Sài Gòn.
Tọa độ địa lý : -10°44’
-106°44’
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
10°46’ vĩ tuyến Bắc.
106°44’kinh tuyến Đông.
14
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Kênh Tẻ có vị trí địa lý khá quan trọng trong khai thác giao thông thủy là cầu
nối mở hướng phát triển của thành phố với sơng Sài Gịn đi ra biển Đơng và thế
giới.
2.2 Địa hình và thồ nhưỡng
Nằm trong vùng hạ lưu của sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn, địa hình khu
vực tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn. Điều này ảnh hưởng
tới tốc độ của triều trong cả khu vực. Đất của khu vực nghiên cứu thuộc loại đất
phèn nhiễm mặn.Vì vậy kênh Tẻ cũng bị nhiễm mặn do nằm trong khu vực này.
2.3 Đặc điểm khí hậu khí tượng
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính
chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, trong năm có 02 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định khơng phân hóa theo mùa
rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55 °c. Biên độ nhiệt trung bình giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất cũng chỉ tới 3-4°C. Dao động nhiệt độ giữa ngày và
đêm bình quân 5°c -10°c. Tháng nóng nhất trong năm thường từ tháng 4-5, tháng
lạnh nhất là tháng chạp. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển
các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy
nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải sinh hoạt, góp phần
làm giảm ơ nhiễm mơi trường ở kênh Tẻ.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1783,6 mm nhưng phân bố không đều giữa
các mùa, mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7,8,9,10 với số ngày mưa bình
quân hàng năm là 159 ngày. Lượng mưa sẽ làm pha lỗng đi nồng độ ơ nhiễm nên
nồng độ ô nhiễm của kênh Tẻ sẽ giảm rõ rệt nhất từ tháng 7.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
15
Đồ Án Tốt Nghiệp
GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Lượng bốc hơi cao đều quanh năm trung bình 3,3 mm/ngày, tổng lượng bốc hơi
cả năm là 1.183 mm. Trong tháng mưa, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi khoảng
2-3 lần, trong vùng khơng có bão, tháng nắng lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi từ
30-60 lần. Lượng bốc hơi cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng ơ nhiễm của dịng
kênh. Khi lượng bốc hơi cao thì ơ nhiễm nhiều hơn. Do đó có thể vào những tháng
mưa thì nồng độ ơ nhiễm sẽ giảm nhiều đi đáng kể.
2.4 Chế độ thủy văn
Hệ thống sông rạch nơi đây nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của biển nên có
chế độ bán nhật triều. Kênh Tẻ cũng có chế độ bán nhật triều tức là trong một ngày
có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Do địa hình nơi đây tương đối bằng
phẳng nên tốc độ dòng chảy cũng tương đối chậm và hài hịa nên nước kênh khơng
bị xáo trộn nhiều. Đồng thời khu vực cũng chịu ảnh hưởng của các cơng trình thủy
điện đầu nguồn (thủy điện Trị An), nên độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong
mùa mưa.
2.5 Hoạt động kinh tế ven khu vực kênh Tẻ
Trong khu vực nghiên cứu, ven hai đường Trần Xuân Soạn và Tơn Thất Thuyết
có nhiều cơ sở sản xuất, tiệm tạp hóa và các cửa hàng gia cơng cơ khí nhỏ lẻ. Ven
hai đường Trần Xuân Soạn và và Tôn Thất Thuyết có 4 chợ, trong đó kênh Tẻ chịu
ảnh hưởng nhiều của chợ Long Kiểng, chợ Tân Thuận Đông và chợ tự phát gần bến
đò Hãng Dệt (ở đường Tôn Thất Thuyết). Các chợ này nằm sát bờ kênh nên nước
thải từ các nguồn thực phẩm hầu như là đổ trực tiếp ra kênh Tẻ. Trong khu vực có
một số cơ sở sản xuất với các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao từ nước thải
mà các cơ sở sản xuất này thải ra như: sản xuất nước mắm, sản xuất nước ép trái
cây, chế biến nông hải sản,...
Như vậy, trên toàn khu vực nghiên cứu tập trung các ngành kinh doanh và sản
xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường như sản xuất nước mắm, chế biến nông
SVTH: Nguyễn Thị Thu Ngân
16