Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Đồ án tốt nghiệp địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 138 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

Mở đầu
Trong xu thế phát triển của đất nước, nhu cầu về nguồn năng lượng ngày
càng tăng cao, ngành công nghiệp than đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp
như: nhiệt điện, luyện kim… mà than còn dùng để xuất khẩu. Ngày nay, trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước ta đã đặc biệt chú
trọng đến ngành công nghiệp khai thác than, một trong những ngành mang lại
thu nhập và giá trị kinh tế cao.
Sau khi được nhà trường trang bị những kiến thức cơ bản nhất của một kỹ
sư địa chất, để củng cố lại kiến thức và áp dụng vào thực tế sản xuất, em đã được
bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò phân công về thực tập tốt nghiệp tại mỏ than Khe
Chàm TKV thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong
thời gian thực tập tốt nghiệp tại mỏ, em đã làm quen được với công việc của một
kĩ sư địa chất, đồng thời tham khảo và thu thập tài liệu cơ bản về địa chất vùng
Cẩm Phả, tài liệu địa chất khu mỏ Khe Chàm.
Trên cơ sở tài liệu thu thập được và tình hình thực tế tại đơn vị sản xuất,
bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò đã giao cho em viết đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò
bổ sung đến mức – 500m từ tuyến T.X đến tuyến T.XIIIB mỏ than Khe
Chàm”.
Mục đích của đề tài là xác định chính xác cấu trúc địa chất mỏ, chính xác
hóa chất lượng và trữ lượng than, điều kiện phân bố không gian của các vỉa, điều
kiện khai thác mỏ phục vụ kế hoạch khai thác ổn định, lâu dài của công ty than
Khe Chàm TKV.
Để thực hiện được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
1
Sinh viên: Phạm Quang Điệp


K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu mỏ và đặc điểm địa chất
của các vỉa than.
- Nghiên cứu thành phần vật chất than.
- Nghiên cứu tính chất cơ lý của than và đá vây quanh, đặc điểm phân bố
của khí metan và các chất khí độc hại, cháy nổ khác, cùng với điều kiện khai
thác mỏ ở các khu vực cụ thể.
- Nâng cấp trữ lượng để phục vụ quy hoạch khai thác lâu dài và ổn định.
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đã được nêu ở trên, chúng tôi dự kiến
tiến hành các công tác như sau:
- Công tác chỉnh lý bản đồ lộ vỉa tỷ lệ 1: 2000.
- Công tác trắc địa địa hình và trắc địa công trình
- Công tác thi công các công trình thăm dò.
- Công tác đo địa vật lý lỗ khoan (đo karota).
- Công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình và nghiên cứu điều kiện
khai thác mỏ.
- Công tác mẫu.
- Công tác tính trữ lượng.
- Các công tác phụ trợ khác.
Sau hơn 3 tháng làm việc khẩn trương, được sự hướng dẫn tận tình của

thầy giáo Th.S Nguyễn Trọng Toan cùng các thầy cô trong khoa Khoa học và Kỹ
thuật Địa chất và sự nỗ lực của bản thân, bản đồ án tốt nghiệp của em đã được
hoàn thành.
Nội dung của bản đồ án bao gồm các chương như sau:
- Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên
cứu địa chất vùng.
2
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

- Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản.
- Chương 3: Các phương pháp áp dụng kĩ thuật và khối lượng công tác
thăm dò.
- Chương 4: Dự kiến phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng khoáng sản.
- Chương 5: Tổ chức thi công và dự toán kinh phí.
Do thời gian làm báo cáo tương đối ngắn, sự hiểu biết và kinh nghiệm còn
hạn chế, khối lượng tài liệu cần tổng hợp khá lớn nên đồ án không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, để đồ án đựơc hoàn thiện hơn, em rất mong được sự chỉ
bảo, giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ra thực tế
sản xuất em có kiến thức vững vàng hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Qua đây em xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất,

ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập và nghiên
cứu, bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò,
đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Trọng Toan đã tận tình giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên trong phòng Địa chất - Trắc địa mỏ
than Khe Chàm đã thường xuyên theo dõi và tạo điều kiện cho em trong thời
gian thực tập tốt nghiệp tại mỏ.

3
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU
Vùng Cẩm Phả thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội hơn
200km về phía đông bắc và có diện tích khoảng 100km2. Vùng nghiên cứu được
giới hạn bởi toạ độ địa lý:
X = 2324.000 - 2334.000 và Y = 736.000 - 746.800
(Hệ toạ độ, độ cao VN 2000, KTT 105, múi chiếu 6°)
Ranh giới phía đông là huyện Vân Đồn, phía tây là huyện Hoành Bồ

và thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía bắc giáp huyện Ba
Chẽ.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình
Vùng Cẩm Phả nằm trên bờ vịnh Bái Tử Long nên có sắc thái của vùng
rừng núi ven biển. Địa hình trong vùng bao gồm các dạng sau:
a. Địa hình núi cao
Địa hình này gồm các núi đá vôi thuộc quần sơn Đèo Bụt và các đảo đá
vôi riêng biệt ở vịnh Bái Tử Long. Đặc điểm địa hình này là vách đá dốc đứng,
đỉnh nhọn dạng tai mèo. Trên địa hình này phát triển mạnh mẽ các hang động
karst.
b. Địa hình núi trung bình (độ cao từ 500 đến 1000m)
Dạng địa hình này chiếm diện tích không đáng kể ở phía tây bắc vùng
nghiên cứu. Đặc điểm của địa hình này là sườn tương đối dốc, đường phân thuỷ
hẹp, lớp phủ mỏng và thực vật kém phát triển.
4
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

c. Địa hình đồi núi thấp (độ cao dưới 500m)
Dạng địa hình này chiếm hầu hết diện tích vùng nghiên cứu. Trong kiểu

địa hình này các dãy núi kéo dài theo phương á vĩ tuyến. Đặc trưng của địa hình
ở đây là độ dốc sườn không lớn, đỉnh tương đối tròn, đường phân thủy rộng, lớp
phủ khá dày và thực vật tương đối phát triển.
d. Địa hình bãi bồi và thung lũng
Dạng địa hình này phát triển dọc theo thung lũng sông Mông Dương và
ven rìa các suối lớn. Các bãi bồi có bề mặt khá bằng phẳng và tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi.
1.2.2. Mạng lưới sông, suối
Hệ thống sông suối trong vùng phát triển mạnh mẽ với mật độ tương đối đều.
Vùng nghiên cứu có con sông lớn chảy qua, đó là sông Mông Dương. Ngoài ra
còn có hệ thống sông suối nhỏ tương đối phát triển, nhưng phân bố không đều
trong diện tích vùng nghiên cứu.
a. Hệ thống sông, suối lớn
Sông Mông Dương
Đoạn sông Mông Dương chảy qua vùng nghiên cứu có chiều dài khoảng
6,8km, chảy theo hướng đông rồi đổ ra vịnh Cửa Ông. Ở thượng nguồn, lòng sông
khá dốc và uốn lượn, phần hạ nguồn bằng phẳng và lòng rộng hơn. Nguồn nước
cung cấp cho sông chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước mưa, thuỷ triều và từ các
sông suối nhỏ trong vùng nghiên cứu. Vì vậy, lưu lượng nước sông thay đổi khá
rõ rệt theo mùa. Về mùa mưa, khi thủy triều lên, mực nước của sông có khi lên tới
7m, lưu lượng nước từ 3,8 - 4,2 m3/s. Về mùa khô, mực nước giảm xuống chỉ còn
0,5 - 1m, lưu lượng nước khoảng 1,5 m3/s.

5
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -



Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

b. Hệ thống sông, suối nhỏ
Trong vùng nghiên cứu, hệ thống sông suối nhỏ tương đối phát triển,
chúng thường bắt nguồn từ các dãy núi cao và chảy theo hướng nam rồi đổ ra
sông Mông Dương và sông Đá Bạc. Các sông suối nhỏ này thường ngắn, độ dốc
của lòng khá lớn và có lượng nước thay đổi theo mùa: mùa mưa lưu lượng lớn,
đôi khi tạo thành lũ, mùa khô lưu lượng giảm nhanh và nhiều khi khô cạn. Chính
vì vậy, việc khảo sát địa chất dọc theo các lòng sông suối này rất thuận lợi.
1.2.3. Khí hậu
Khí hậu trong vùng mang đặc điểm khí hậu miền nhiệt đới duyên hải,
được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
a. Mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
trung bình hàng tháng thấp (khoảng 70 - 100mm). Nhiệt độ trung bình từ 15 20°C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng và tháng hai, có năm nhiệt độ
xuống tới 3°C. Độ ẩm không khí 60 - 80%. Hướng gió chủ yếu là bắc và đông
bắc. Mùa này thường có sương mù dày đặc, nhất là vào buổi sáng và chiều tối,
gây ảnh hưởng đến công tác khảo sát và thi công các công trình thăm dò khai
thác và khai thác mỏ.
b. Mùa mưa
Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Hàng năm lượng
mưa trung bình hàng tháng khoảng 400mm và lượng mưa đạt tới 1700 2900mm. Nhiệt độ trung bình 20 - 27°C. Tháng nóng nhất vào tháng 7 và tháng
8, có ngày nhiệt độ lên đến 39°C. Độ ẩm không khí 70 - 80%. Hướng gió chủ
yếu là hướng đông nam và thường có gió bão.
1.2.4. Động thực vật
6

Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

a. Động vật
Cẩm Phả trước đây là vùng rừng rậm, nên các động vật phong phú và đa
dạng về chủng loại, như: hổ, gấu, khỉ, lợn rừng, hươu, nai, rắn, tê tê... Hiện nay
do công trường khai thác than lộ thiên và hầm lò mở ra nhiều nơi, diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp lại nên các loài thú rừng giảm dần, rất hiếm gặp, nếu có thì
cũng chỉ gặp ở những vùng rừng sâu.
Ngoài ra, các gia đình cũng chăn nuôi một số lượng không nhỏ trâu bò và
các gia súc. Đặc biệt, ở vịnh Bái Tử Long còn có đảo nuôi khỉ (Đảo Khỉ) của
Nhà nước.
b. Thực vật
Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ven biển nên trước đây thực vật phát
triển rất phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến các loại cây gỗ quí như:
lim, sến, táu... Hiện nay rừng tự nhiên bị thu hẹp đáng kể, nguyên nhân chính do
khai thác gỗ phục vụ công nghiệp khai thác than và đốt rừng làm rẫy. Để đảm
bảo cho cân bằng sinh thái trong tương lai cần có kế hoạch khai thác và trồng
rừng một cách hợp lý.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN
1.3.1. Dân cư

Vùng Cẩm Phả có rất nhiều dân tộc như: Kinh, Hoa, Dao, Sán Rìu, Sán
Chỉ... Trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn và chủ yếu sinh sống tập trung tại
thành phố Cẩm Phả, dọc theo đường quốc lộ 18A. Đa số người Kinh làm trong
các xí nghiệp khai thác than hoặc tiểu thương buôn bán. Các thị trấn như miền
núi Ba Chẽ, Cái Rồng, Tiên Yên là cộng đồng sinh sống của các dân tộc ít người,
nghề nghiệp của họ chủ yếu là trồng cây lương thực và cây công nghiệp.

7
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

1.3.2. Kinh tế
Nền kinh tế quốc dân của vùng Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói
chung gồm công nghiệp, nông nghiệp, lâm ngư nghiệp và thương nghiệp, trong
đó kinh tế công nghiệp đóng vai trò quan trọng và quyết định nền kinh tế của cả
vùng.
a. Công nghiệp
Các xí nghiệp khai thác than lớn trong vùng gồm: Mỏ than Đèo Nai, Cọc
Sáu, Cao Sơn, Thống Nhất... Song song với công nghiệp khai thác than là sự
phát triển của những cơ sở phục vụ cho công nghiệp mỏ như nhà máy cơ khí
Trung Tâm, cơ khí Cẩm Phả, nhà máy đại tu ôtô Cẩm Phả, các xưởng chế tạo

sửa chữa, các bến bãi cầu cảng. Đồng thời với sự phát triển công nghiệp thì quá
trình đô thị hoá và dịch vụ cũng phát triển mạnh. Không kể những trung tâm
công nghiệp đã được xây dựng từ trước như Cẩm Phả, Cửa Ông, Mông Dương,
hiện nay ở thị trấn Cái Rồng, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cũng phát
triển với tốc độ cao.
b. Nông nghiệp
Vùng nghiên cứu là một trong những khu công nghiệp lớn của đất nước,
vì vậy nông nghiệp chưa được chú trọng, chủ yếu trồng trọt trong các thung
lũng và đồng bằng hẹp. Trong một vài năm gần đây nền nông nghiệp của vùng
được đẩy mạnh do ứng dụng khoa học kỹ thuật, song lương thực vẫn không
đủ để cung cấp cho cán bộ công nhân và nhân dân trong vùng.
c. Lâm ngư nghiệp
Với diện tích 70% là rừng nên việc khai thác gỗ phục vụ khai thác than
đóng vai trò quan trọng, về cơ bản đáp ứng đủ cho công nghiệp và dân dụng.
8
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

Hiện nay nhân dân đang phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để bảo vệ môi trường
và lấy gỗ phục vụ khai thác than.
Vùng nghiên cứu có 30km chiều dài bờ biển nên việc đánh bắt cá và các

hải sản khác rất thuận lợi và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay đã có nhiều tổ hợp
thuỷ sản đánh bắt cá gần và xa bờ được thành lập. Trong tỉnh có xí nghiệp đánh
bắt cá Hạ Long, đây là một xí nghiệp đánh bắt cá lớn ở Miền Bắc Việt Nam,
phục vụ sản xuất đồ hộp tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
d. Thương nghiệp
Trong vùng, ngoài cảng lớn Cửa Ông còn có các cảng nhỏ như cảng Cái
Rồng, cảng Vũng Đục, cảng Km6. Đây là những cảng buôn bán than xuất khẩu
trao đổi hàng hoá với nước ngoài và nội địa. Ngoài ra, các trung tâm dịch vụ và
hợp tác xã mua bán cũng phát triển mạnh rộng khắp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
thiết yếu của nhân dân.
1.3.3. Giao thông.
Cẩm Phả là một vùng trung tâm công nghiệp quan trọng của đất nước nên
có mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện, bao gồm: đường bộ và đường
thủy.
a. Đường bộ
Đường quốc lộ 18A bao bọc phần phía đông và phía nam vùng nghiên cứu.
Đây là con đường huyết mạch của tỉnh nối với các tỉnh bạn và nối đường
quốc lộ 4 ở biên giới Việt - Trung phía Bắc.
Đường quốc lộ 18B cũng gần song song với đường 18A nhưng lùi sâu về
phía bắc và phía đông. Con đường này bắt đầu từ thị trấn Trới qua Đá Trắng Vũ Oai - Dương Huy - Đồng Mỏ - Ba Chẽ nối với đường quốc lộ 18A ở ngã ba
Hải Lạng.
9
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -



Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

b. Đường thủy.
Vùng Cẩm Phả nằm sát vịnh Bái Tử Long nên có rất nhiều bến cảng thuận
tiện cho việc vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế. Bến cảng Cửa Ông là
nơi tàu biển loại lớn có thể ra vào an toàn.
Ngoài ra trong vùng còn có tuyến đường sắt nối các mỏ than với cảng Cửa Ông.

10
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

11
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -



Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

12
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

1.3.4. Đời sống văn hoá chính trị
Thành phố Cẩm Phả là một trong những trung tâm văn hoá, chính trị của
tỉnh Quảng Ninh. Các mỏ than lớn tập trung ở thành phố Cẩm Phả nên mạng
lưới giáo dục và y tế phát triển khá đều. Tại thành phố Cẩm Phả, các phường
Cọc Sáu, phường Cửa Ông, phường Quang Hanh đều có trường phổ thông trung
học. Các phường xã đều có trường tiểu học, trung học cơ sở và các trường mẫu
giáo. Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã mở phân hiệu ở đây để đào tạo các kỹ sư
phục vụ cho công việc khai thác than.
Mạng lưới y tế đều khắp rất thuận tiện cho khám và chữa bệnh, bao gồm:
bệnh viên Cọc 7, bệnh viện thành phố Cẩm Phả, đều là những bệnh viện cỡ trung
bình (cấp II). Trong các bệnh viện luôn có một đội ngũ bác sĩ, y sỹ giỏi tận tình

và trang thiết bị tương đối hiện đại nên có thể tự giải quyết được các căn bệnh
hiểm nghèo. Ngoài ra các xí nghiệp khai thác, các công ty và các phường xã đều
có cơ sở y tế.
Đời sống văn hoá được phát triển khá mạnh, đáp ứng nhu cầu của nhân
dân. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn đều có rạp hát, thư viện, phòng truyền
thống, sân vận động ngoài trời… Các xí nghiệp có đội văn nghệ và câu lạc bộ
phục vụ nhu cầu văn hoá của nhân dân. Dân trí ở đây có trình độ giác ngộ chính
trị cao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc
đã và đang phấn đấu thực hiện theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch : "Biến Quảng Ninh
thành một tỉnh giàu đẹp, ngành khai thác than trở thành ngành kinh tế kiểu mẫu".
Tóm lại, về đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn vùng Cẩm Phả là
vùng có điều kiện thuận lợi cho công tác khảo sát, tìm kiếm thăm dò và khai thác
khoáng sản. Song bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn như xa các trung tâm
khoa học, nghiên cứu.
13
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Cẩm Phả gắn liền với lịch sử nghiên cứu địa
chất miền bắc Việt Nam nói chung và vùng đông bắc nói riêng. Mặc dù còn một số

điểm chưa thống nhất nhưng những công trình nghiên cứu đã có ý nghĩa lớn đối với
công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản cho bể than Quảng Ninh. Công
tác nghiên cứu địa chất vùng có thể chia làm 2 giai đoạn.
1.4.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
Với mục đích vơ vét tài nguyên ở các nước thuộc địa, từ khi đặt chân lên
đất nước ta, năm 1877 đến năm 1955, thực dân Pháp đã tiến hành nghiên cứu địa
chất và tìm kiếm các khoáng sản có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung
và vùng than Quảng Ninh nói riêng. Trong thời kỳ này có nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp, trong đó đáng chú ý là các công trình sau:
- Năm 1881, E. Fuchs và E. Saladin đã khảo sát trầm tích chứa than Hồng
Gai.
- Năm 1882, E. Fuchs và E. Saladin đã công bố tài liệu "Hồi ký về sự phát
triển các tầng than ở Đông Dương" vạch ranh giới phía nam của trầm tích chứa
than từ Kế Bào đến Bắc Ninh dài 110km và nêu lên kết luận chủ yếu về địa chất
khoáng sản vùng này.
- Tháng 9 - 1884, Hội khai khoáng Bắc Kỳ ra đời và cũng trong năm đó xí
nghiệp khai thác than đầu tiên hoạt động.
- Năm 1885, kỹ sư mỏ Bavior lập Liên đoàn thăm dò Saran và năm 1888
ông cho xuất bản tài liệu "Nghiên cứu bể than Bắc Kỳ".
- Năm 1888, công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp thành lập, công cuộc khai
thác khẩn trương hơn.
- Năm 1890, Remanty công bố tài liệu "Bắc Kỳ và các nguồn than của nó".
14
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -



Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

- Năm 1903, Zeiller công bố tài liệu nghiên cứu hoá đá thực vật bể than
Bắc Kỳ và xếp trầm tích chứa than là Trias thống trên bậc Reti (T3 r).
- Năm 1925, Sở Địa chất Đông Dương tiến hành lập các bản đồ địa chất tỷ
lệ 1: 500.000 và 1:10.000 ở nhiều vùng khác nhau.
- Năm 1927, nhà địa chất Pháp Patte đã thành lập bản đồ địa chất vỉa than
Quảng Ninh, tỷ lệ 1: 200.000, xác định tuổi thành tạo than là Reti (T3 r).
- Năm 1937, J. Fromaget và tiếp theo là Saurin, sau khi so sánh thực vật
hoá thạch của Hòn Gai với thực vật hoá thạch ở Napeng (Mianmar), đồng thời
trên cơ sở nghiên cứu hoá thạch động vật ở mỏ Đầm Đùn, Điện Biên đã liệt tầng
chứa than Cẩm Phả vào tuổi Nori (T3 n).
1.4.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 năm 1945
Từ năm 1945 - 1954, công tác nghiên cứu địa chất tạm thời bị dừng lại do
chúng ta tập trung sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Từ sau ngày miền Bắc giải phóng (1954), công tác địa chất được tiến hành
với nội dung, mục đích, quy mô và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện và
phù hợp.
Năm 1955 đến năm 1958, công tác địa chất được tiến hành chủ yếu nhằm
đánh giá lại các mỏ cũ phục vụ cho công việc khai thác.
Tháng 8 - 1958, Đoàn Địa chất thăm dò 9 (nay là Công ty Địa chất và
Khai thác khoáng sản) được thành lập, có nhiệm vụ tiến hành công tác tìm kiếm,
thăm dò và khai thác than vùng Hòn Gai - Cẩm Phả.
Năm 1960, A.I. Pavlov và các nhà địa chất Liên đoàn Địa chất 9 đã hoàn
thành tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 25.000 phần đông nam bể than.
Năm 1965, các nhà địa chất Liên Xô cũ cùng các nhà địa chất Việt Nam

do A.E. Dovjicov làm chủ biên hoàn thành tờ bản đồ địa chất miền bắc Việt
15
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

Nam, tỷ lệ 1: 500.000. Trong công trình này, bể than Quảng Ninh được xếp
vào đới tướng cấu trúc duyên hải, trong hệ uốn nếp đông bắc Việt Nam và các
phân vị địa tầng được phân chia chi tiết đặc biệt là trầm tích hệ tầng Hòn Gai.
Năm 1964, V.M. Treremnux trong báo cáo "Đồng danh các vỉa than Hòn
Gai - Cẩm Phả" đã phân chia tầng chứa than làm 2 phụ hệ tầng: phụ hệ tầng dưới
(chứa than), phụ hệ tầng trên (trên than). Theo ông trầm tích chứa than vùng Hòn
Gai - Cẩm Phả có thể phân chia ra làm 15 chu kỳ thành phần hạt, chứa 25 vỉa than.
Ông đã đề xuất tên gọi thống nhất các vỉa than trong vùng.
Năm 1968, Lê Đỗ Bình đã thành lập bản đồ địa chất công nghiệp vùng
than Hòn Gai - Cẩm Phả tỷ lệ 1:25.000 và cũng đồng ý cách phân chia của V.A.
Treremnux.
Năm 1969, trong báo cáo lập "Bản đồ địa chất bể than Quảng Ninh tỷ lệ
1: 200.000", Phạm Văn Quang cho rằng khoảng cách thành tạo tầng chứa
than rất dài từ Ladini đến Jura và cho rằng chu kỳ chứa than lớn tập trung vào
phần giữa cột địa tầng: từ Carni đến Reti, triển vọng trữ lượng than tăng lên theo
hướng từ tây bắc xuống đông nam.

Năm 1974, các nhà địa chất Liên đoàn Địa chất 9, chủ biên Nguyễn Đình
Long - Lê Kính Đức đã tổng hợp các tài liệu địa chất bể than Quảng Ninh trong
báo cáo "Đặc điểm địa chất bể than Quảng Ninh" đã xếp hệ tầng Hòn Gai vào
tuổi Nori - Reti và chia hệ tầng Hòn Gai làm 3 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng dưới: Lộ ra ở khu vực đông Quảng Lợi, Lộ Trí, Khe Sim có
chiều dày 300m và chứa các vỉa than không đạt chiều dày công nghiệp.
- Phụ hệ tầng giữa: Tính từ trụ vỉa dưới cũng có chiều dày lớn (vỉa dày
hoặc gọi vỉa dày 2 ở các khu đông Lộ Trí, Đèo Nai, Khe Sim, đến vách vỉa 14 ở
các khu Khe Tam, Khe Chàm, Ngã Hai chiều dày 1.000 - 1700m. Phụ điệp chứa
các vỉa than đạt giá trị công nghiệp.
- Phụ hệ tầng trên: Bắt đầu từ vỉa 15 trở lên, chứa nhiều sản phẩm hạt thô
16
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

có chiều dày 500 - 1800m.
Năm 1986, Vũ Văn Xoang cùng các chuyên gia Liên Xô (cũ) nghiên cứu
địa chất vùng than Cẩm Phả và đã chỉ ra khu vực có triển vọng than như Lộ Trí,
Đèo Nai, Cọc Sáu...
Năm 1991, Trần Văn Trị và nnk làm chủ biên thành lập tờ bản đồ địa chất
tỷ lệ 1: 50.000 cho toàn bể than Quảng Ninh và đã phân chia chính xác lại địa

tầng của bể than.
Năm 1996, Lê Hùng và nnk đã tiến hành tổng hợp lại các tài liệu trước đó của
toàn bể than và thành lập tờ bản đồ địa chất vùng Cẩm Phả tỷ lệ 1: 50.000. Trong
công trình này các tác giả đã thể hiện tương đối chi tiết cấu trúc địa chất vùng và đặc
biệt là cấu trúc chứa than. Đây là công trình có giá trị và được chúng tôi sử dụng để
hoàn thành phần địa chất vùng của đồ án tốt nghiệp này.

17
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CẨM PHẢ
2.1.1. Đặc điểm địa tầng
Theo bản đồ địa chất vùng Cẩm Phả tỷ lệ 1: 50.000 thì tham gia vào cấu
trúc địa chất vùng Cẩm Phả bao gồm các trầm tích có tuổi từ Paleozoi đến
Kainozoi. Dưới đây là những đặc điểm chính của các phân vị địa tầng có mặt
trong vùng nghiên cứu theo thứ tự từ cổ đến trẻ.
Giới Paleozoi
Hệ Ordovic, thống trên- hệ Silur

Hệ tầng Tấn Mài (O3-S tm)
Hệ tầng Tấn Mài mang tên làng Tấn Mài do A. E. Dovjicov xác lập khi
đo vẽ bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000, là nơi các trầm tích
của hệ tầng lộ ra liên tục hàng trăm km dọc theo rìa phía nam đứt gãy Tấn Mài
- Tiên Yên - Yên Tử. Hệ tầng Tấn Mài phân bố ở phía tây bắc vùng nghiên
cứu và đặc trưng bởi trầm tích lục nguyên biến chất yếu với phần d ưới hạt lớn
và phần trên hạt nhỏ. Thành phần thạch học bao gồm các đá phiến thạch anh sericit, cát kết dạng quarzit, đá phiến dạng dải. Dựa vào đặc điểm thành phần
thạch học và quan hệ phân bố trong không gian hệ tầng Tấn Mài được chia ra
làm hai phân hệ tầng. Tuy nhiên trong vùng nghiên cứu chỉ lộ ra các đá thuộc
phân hệ tầng trên.
Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu phân hệ tầng trên (O3-S tm2).
Trầm tích của phân hệ tầng phân bố ở phía tây bắc vùng và có dạng dải hẹp
tương đối liên tục theo phương đông bắc - tây nam. Các thành tạo của phân hệ

18
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

tầng trên lộ ra thành hai dải ôm lấy các thành tạo của phân hệ tầng dưới. Chúng
đóng vai trò là hai cánh của phức nếp lồi Thác Cát - Đồng Mỏ.
Thành phần thạch học của phân hệ tầng trên gồm: đá phiến thạch anh sericit, bột kết, cát kết phân dải, đá phiến filit phân lớp mỏng xen đều với cát kết

và cát kết tufogen phân lớp vừa, chứa hoá đá Graptolit.
Tổng chiều dày của phân hệ tầng là 950 m.
Theo Phạm Đình Long (1965), đặc điểm mặt cắt, thành phần thạch học
của hệ tầng Tấn Mài tương tự với phần trên của hệ tầng Long Đại chứa nhiều
hoá đá Graptolit định tuổi Ordovic muộn - Silur sớm. Những hoá đá do Nguyễn
Văn Phúc và nhóm tác giả Nguyễn Công Lượng đã phát hiện ở Hòn Gai thuộc
phần cao của địa tầng định tuổi Silur muộn, nhưng phần thấp của hệ tầng chưa
thu thập được hoá đá nên ngoại trừ khả năng có yếu tố cổ hơn Silur nên thống
nhất xếp tuổi cho hệ tầng vào Ordovic muộn - Silur.
Hệ Carbon- Hệ Permi
Hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs)
Hệ tầng do Nguyễn Văn Liêm xác lập năm 1988. Trong vùng nghiên cứu
hệ tầng lộ ra ở Quang Hanh, khu vực xã Vũ Oai và Vịnh Hạ Long. Thành phần
thạch học gồm: đá vôi tái kết tinh hạt mịn màu xam xanh, đá vôi hữu cơ xen ít đá
vôi trứng cá màu xám sáng, đá vôi dolomit màu trắng phớt hồng phân lớp mỏng
đến dày. Chứa các hóa đá Foraminifera, hóa đá trùng lỗ đặc trưng cho Carbon
giữa.
Hệ tầng Bắc Sơn phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Tấn Mài và bị phủ
không chỉnh hợp bởi các thành tạo trầm tích chứa than của hệ tầng Hòn Gai.
Chiều dày của hệ tầng 500 - 1000m.
Giới Mezozoi
Hệ Trias, thống trên, bậc Nori - bậc Reti
Hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg)
19
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -



Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

Trong vùng nghiên cứu hệ tầng Hòn Gai tương ứng với điệp Hòn Gai do A.I
Pavlov xác lập năm 1966. Hệ tầng phân bố thành một dải từ Hoành Bồ qua Hòn
Gai - Cẩm Phả tới Cái Bầu. Hệ tầng Hòn Gai phân bố rộng khắp trong vùng nghiên
cứu từ trung tâm về phía nam. A. I. Pavlov chia điệp Hòn Gai làm hai phụ điệp dưới
than và chứa than với tổng chiều dày khoảng 800 - 1300m.
A.E. Dovjicov và nnk (1965) trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất miền
Bắc Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000 đã chia điệp Hòn Gai làm hai phụ điệp phụ điệp
dưới (chứa than), phụ điệp trên (không than). Tiếp sau đó là các công trình
nghiên cứu của Nguyễn Đình Long (1965), Lê Kính Đức (1981), Vũ Văn Xoang
(1986), Trần Văn Trị (1991). Trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất nhóm tờ
Cẩm Phả tỷ lệ 1: 50.000, Lê Hùng thống nhất quan điểm đặt tên hệ tầng Hòn Gai
và chia làm 3 phân hệ tầng:
- Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1): Các đá của phân hệ tầng này lộ
ra thành dải dọc theo ranh giới phía nam từ Khe Sim đến Quảng Lợi và một dải
hẹp từ Dương Huy tới bắc Mông Dương. Thành phần thạch học gồm: Cuội kết,
sạn kết, cát kết, bột kết xen các thấu kính sét than, sét silic.
Tổng chiều dày của phân hệ tầng dưới là 300 - 600m.
- Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2 ): Phân hệ tầng Hòn Gai giữa có
diện phân bố rộng nhất. Các thành tạo chứa than phân bố thành dải rộng kéo dài
từ núi Đông La qua Khe Sim - Khe Tam - Khe Chàm - nam Mông Dương đến
Cửa Ông. Ranh giới của phân hệ tầng này được các nhà địa chất thống nhất lấy
theo vỉa than dưới cùng đạt giá trị công nghiệp. Ranh giới này được nghiên cứu
tại các lỗ khoan ở phía nam và tây nam vùng nghiên cứu.
Như vậy, phân hệ tầng giữa có chiều dày khá lớn (1400 - 1950m) chứa 22

- 26 vỉa than, trong đó có 15 - 20 vỉa đạt giá trị công nghiệp.
20
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

- Phân hệ tầng Hòn Gai trên (T 3n-r hg3): Phân hệ tầng này có diện phân
bố hẹp, lộ ra ở khu vực núi Đông La và Khe Tam. Thành phần thạch học gồm
cuội kết, sạn kết thạch anh xen kẽ cát kết hạt thô và các lớp mỏng sét bột kết. Đá
thường phân lớp thô, nhiều khi phân lớp không rõ ràng. ở phần thấp của phân hệ
tầng có một số vỉa than mỏng hoặc sét than không có giá trị công nghiệp. Các di
tích hoá thạch nghèo và bảo tồn xấu. Chiều dày của phân hệ tầng 300 - 700m.
Các thành tạo chứa than của hệ tầng Hòn Gai phủ bất chỉnh hợp lên các
trầm tích carbonat của hệ tầng Bắc Sơn và bị phủ không chỉnh hợp bởi các đá
của hệ tầng Hà Cối.
Hệ Jura, thống dưới - thống giữa
Hệ tầng Hà Cối (J1-2 hc)
Hệ tầng Hà Cối do A. Jamoida phân chia lần đầu tiên (1962) khi nghiên
cứu các trầm tích lục địa màu đỏ ở vịnh Hà Cối. Hệ tầng Hà Cối phân bố ở phía
đông vùng nghiên cứu, cấu thành một nếp lõm dạng elip với tâm là khu vực đảo
Hà Loan - Đồng Rui. Phía tây được giới hạn theo tuyến Hải Lạng - Nam Kinh Bến Ván - Khe Thấp. Phía đông dọc theo rìa tây và tây nam đảo Cái Bầu. Phía
bắc dọc theo bán đảo Tiên Yên và còn phân bố ra ngoài phạm vi vùng nghiên

cứu. Phía nam đến khu vực bắc Cửa Ông. Thành phần thạch học của hệ tầng
gồm cát kết, cuội kết, bột kết… Dựa vào thành phần thạch học chia hệ tầng Hà
Cối thành 2 phân hệ tầng từ dưới lên trên như sau:
- Phân hệ tầng dưới (J1-2 hc1): Phân hệ tầng dưới phân bố thành hai dải,
dải thứ nhất kéo dài từ núi Bằng Giai qua núi Cánh Diều đến Khe Cốc, dải thứ
hai kéo dài từ Khe Thấp qua Bẫy Bằng - Khe Chuối - Bàng Nâu đến Đồng Mỏ Lạng Cù. Thành phần thạch học gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết màu nâu
đỏ, nâu tím. Trong sét, bột kết tìm thấy những mảnh nhỏ của thân mềm.
Chiều dày phân hệ tầng dưới thay đổi từ 175 đến 230m.
21
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

- Phân hệ tầng trên (J1-2 hc2): Phân hệ tầng trên phân bố ở phía bắc và phía
đông bắc vùng nghiên cứu kéo dài dạng dải theo phương bắc - nam từ núi Cẩm Y
qua Khe Chuối - Khe Giáng đến Khe Cả. Thành phần thạch học gồm: cát kết, bột
kết màu xám trắng, xám nâu, xám nhạt xen kẽ các lớp sét kết màu phớt hồng đến
tím nâu. Chiều dày phân hệ tầng trên từ 200 đến 300m.
Hệ tầng Hà Cối có ranh giới quan dưới sát rõ ràng ở Hà Cối. Ở đây lớp
cuội kết cơ sở của hệ tầng không chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng Tấn Mài. Về
tuổi, những tài liệu cổ sinh thu thập được ở phần thấp cho tuổi Jura sớm, còn
phần trên không chứa hoá đá nên giả thiết tuổi Jura giữa. Do đó tuổi chung của

hệ tầng được coi là Jura sớm - giữa.
Giới Kainozoi
Hệ Đệ Tứ (Q)
Trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu, dọc theo bờ biển Cửa
Ông đến Tiên Yên và rải rác trong các thung lũng ven sông. Thành phần thạch học
gồm: cát, cuội, sỏi, sạn, bột, sét có mức độ mài tròn và độ chọn lọc phụ thuộc vào điều
kiện thành tạo. Trầm tích hạt mịn thường phân bố dọc theo bờ biển phía nam của vùng
nghiên cứu. Chiều dày trầm tích từ 0,5 đến 50m.
2.1.2. Kiến tạo
a. Đặc điểm uốn nếp
- Nếp lồi Kế Bào (U2): Nếp lồi Kế Bào nằm ở phía nam vùng nghiên cứu và
kéo dài theo phương đông bắc - tây nam khoảng 2500m. Tham gia cấu thành nên nếp
lồi là các đá của phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3 n-r hg2) gồm: cát kết, bột kết, sét kết,
sét than và các vỉa than. Hai cánh của nếp lồi có thế nằm thay đổi: cánh tây bắc góc
dốc thay đổi từ 20 - 25°, cánh đông nam dốc hơn từ 40 - 45°.
- Nếp lõm Khe Tam (U4): Nếp lõm Khe Tam lộ ra ở phía tây nam vùng
nghiên cứu, có kích thước lớn với chiều dài gần 6000m theo phương đông bắc tây nam rộng 2km. Cánh phía bắc cắm thoải 30 - 45° trải rộng, cánh phía nam
22
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò


cắm dốc hơn. Tham gia cấu thành nên nếp lõm này là các đá của phân hệ tầng
Hòn Gai giữa (T3n-r hg2). Nếp lõm Khe Tam bị hệ thống đứt gãy có phương tây
bắc - đông nam phá huỷ mạnh.
- Nếp uốn Mông Dương: Nếp uốn Mông Dương nằm ở phía tây bắc của
vùng gồm nhiều nếp uốn phụ, kích thước nhỏ có phương á kinh tuyến. Hệ thống
các nếp uốn nằm xen kẽ, uốn lượn có xu hướng kéo ra ở phía bắc có liên quan
đến hoạt động của đứt gãy. Nhóm nếp uốn này được cấu thành bởi các đá của
phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2).
b. Đặc điểm đứt gãy
Cùng với hoạt động uốn nếp, hoạt động đứt gãy trong vùng cũng xảy ra
mạnh mẽ và phức tạp. Căn cứ vào phương phát triển của đứt gãy có thể chia các
đứt gãy trong vùng thành các hệ thống sau :
- Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến
Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến phân bố chủ yếu ở phía nam vùng
nghiên cứu bao gồm các đứt gãy Quang Hanh - Cọc Sáu (F 1) đứt gãy đường 18B
(F2).
+ Đứt gãy Quang Hanh - Cọc Sáu (F 1): Đứt gãy nằm ở phía nam vùng
nghiên cứu, đóng vai trò là một đứt gãy phân khối bậc hai và xác định ranh giới
phía nam của địa hào Hòn Gai. Đứt gãy có chiều dài khoảng 70km bắt đầu từ Hòn
Gai đi qua Cẩm Phả và kéo sang đông nam đảo Kế Bào. Đây là một đứt gãy thuận,
có mặt trượt cắm về phía bắc với góc dốc 70 - 80°, biên độ dịch chyển hàng trăm
đến hàng nghìn mét. Dọc theo đới dập vỡ kiến tạo xuất lộ các điểm nước khoáng
nóng Quang Hanh, Tam Hợp có giá trị kinh tế.
+ Đứt gãy Đường 18B (F2): Đứt gãy (F2) còn gọi là đứt gãy Trung Lương
(Trần Văn Trị, 1990) giữ vai trò là một đứt gãy phân khối bậc hai và xác định
ranh giới phía bắc của địa hào Hòn Gai. Đứt gãy phát triển theo phương á vĩ
23
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56


111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

tuyến, dài khoảng 60km, có tính chất là một đứt gãy thuận. Mặt trượt đứt gãy
cắm về phía nam với góc dốc 60 - 80°, đứt gãy có đới phá huỷ có biểu hiện
khoáng hoá nhiệt dịch: sulfur - thuỷ ngân, antimon và vàng.
+ Đứt gãy A- A (F3): Đứt gãy này phân bố ở phía tây vùng nghiên cứu và
kéo dài theo phương á vĩ tuyến từ bắc Quảng Lợi đến Hòn Gai. Đứt gãy là ranh
giới phân chia khối sụt lún bậc hai ở địa hào Hòn Gai. Trong lỗ khoan thăm dò
của Liên đoàn Địa chất 9 đã gặp đới phá huỷ của đứt gãy và tài liệu địa vật lý
cũng xác định được đứt gãy này. Theo các tài liệu hiện có thì đây là một đứt gãy
thuận, mặt trượt cắm về phía bắc với góc dốc 80 - 85°, biên độ dịch chuyển của
các cánh theo mặt trượt từ 600 - 1000 m.
- Hệ thống đứt gãy theo phương đông bắc - tây nam
Hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam phát triển mạnh mẽ ở phía tây
bắc vùng nghiên cứu gồm từ đứt gãy F4 đến F7. Các đứt gãy này được phát hiện trên
cơ sở đới dăm kết kiến tạo và đới milonit hoá. Mặt trượt của đứt gãy thường song
song với nhau và cắm dốc. Các đứt gãy trong hệ thống này bao gồm chủ yếu là đứt
gãy ngang nghịch và có biên độ dịch chuyển hàng trăm m.
- Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến
Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến bao gồm đứt gãy Cửa Ông - Tiên
Yên (F8), đứt gãy Hà Ráng (F9)... Hệ thống đứt gãy này cũng phát triển mạnh
trong vùng nghiên cứu và sinh thành sau Jura, nó làm dịch chuyển các đứt gãy
phương á vĩ tuyến và còn hoạt động trong Kainozoi.

- Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam
Hệ thống đứt gãy bao gồm từ đứt gãy F 10 đến F14 phát triển mạnh trong
vùng, trong đó đứt gãy Cọc Sáu - Na Làng (F13) có quy mô lớn nhất. Theo Trần
Văn Trị và nnk (1991), đây là hệ thống đứt gãy có cơ chế chủ yếu là ngang
nghịch, một số là ngang thuận. Hệ thống đứt gãy này phát triển sau cùng làm
24
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò

dịch chuyển tất cả các hệ thống đứt gãy nói trên và cùng với các hệ thống đó chia
cắt vùng nghiên cứu thành các kiến trúc dạng khối.
2.1.3. Địa mạo
Việc nghiên cứu địa mạo vùng được tiến hành trên cơ sở phân tích ảnh kết
hợp với các lộ trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản. Dựa vào các
tài liệu tổng hợp được có thể phân chia địa mạo vùng nghiên cứu thành các kiểu
địa hình sau:
a. Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn
Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu và phát triển
chủ yếu trên các đá trầm tích lục nguyên. Kiểu địa hình này có mức độ phân cắt
mạnh, trên bề mặt sườn núi phát triển các rãnh và mương xói. Hình thành nên
kiểu địa hình này chủ yếu do quá trình phong hoá vật lý dưới tác dụng vận

chuyển của nước mặt. Dựa vào đặc điểm nguồn gốc và hình thái có thể chia kiểu
địa hình này ra thành các phụ kiểu địa hình sau:
- Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn phát triển trên địa hình núi trung bình
Đây là phụ kiểu địa hình phổ biến nhất trong vùng nghiên cứu, phân bố
chủ yếu ở phía tây bắc và phía nam. Phía tây bắc bao gồm các dãy núi Na Làng,
Khe Đa, Khe Cốc, Cánh Diều… Các dãy núi ở đây chạy theo nhiều phương khác
nhau và có độ cao thay đổi từ 200m đến 950m. Sườn núi có độ dốc thay đổi từ
30 - 45° và phân cắt khá mạnh tạo ra các khe rãnh nhỏ. Các đá cấu thành nên
kiểu địa hình này chủ yếu thuộc hệ tầng Tấn Mài (O 3-S tm). Thành phần thạch
học là đá phiến thạch anh sericit, bột kết, sét kết, cát kết dạng quarzit. Phủ lên
trên mặt kiểu địa hình này là thảm thực vật chủ yếu là cây thân gỗ nhỏ, dây leo,
lau sậy…
- Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn phát triển trên địa hình núi thấp
25
Sinh viên: Phạm Quang Điệp
K56

111

Lớp: Địa chất B -


×