Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập QTKD: Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.25 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cơ sở ngành là một quá trình quan trọng mà nhà trường đã tạo
điều kiện cho sinh viên được đi thực tế. Quá trình này giúp cho sinh viên rèn
luyện tốt kỹ năng giao tiếp xã hội đồng thời xậy dựng các mối quan hệ với đơn
vị thực tập, thu thập các thông tin, dữ liệu để phục vụ cho việc hoàn thiện báo
cáo kiến tập. Trong thời gian kiến tập mỗi sinh viên sẽ tạo cho mình những mối
quan hệ tốt đẹp với đơn vị thực tập, đây là bước chuẩn bị quan trọng để tích lũy
những kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển
dụng sau khi tôt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, sinh viên có điều kiện cọ sát với thực tế, ứng
dụng những kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập vào các hoạt
động thực tiễn của đơn vị thực tập, qua đó củng cố kiến thức chuyên sâu của
ngành học. Như vậy thực tập cơ sở ngành không những giúp cho sinh viên tích
lũy được kinh nghiệm sống mà còn có cơ hội để củng cố, nâng cao kiến thức
chuyên ngành.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát,
em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo doanh nghiệp,
các anh chị trong trong phòng nhân sự, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình
của cô BÙI THỊ KIM CÚC đã giúp em có điều kiện thu thập các thông tin và
hoàn thành tốt báo cáo kiến tập.
Trong báo cáo thực tập cơ sở ngành của em gồm có các phần chính sau:
Phần 1: Tổng quan chung về công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát.
Phần 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa
qua.
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất về lựa chọn chuyên đề.
Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng tập thể


cán bộ công nhân viên doanh nghiệp, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân
song do thời gian, kiến thức và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên bản báo
cáo của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô và công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát để báo cáo kiến
tập của em được hoàn thiện và ý nghĩa hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

2


HÀ VĂN CƯỜNG-K6 QTKD2
PHẦN 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ TÍN PHÁT
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghệ cơ khí
Tín Phát

1.1

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát
Đại diện doanh nghiệp là: Ông Nguyễn Văn Thoại - Giám đốc công ty cổ phần
công nghệ cơ khí Tín Phát
Địa chỉ: . số nhà 3,ngõ 100,tổ 18,phố Sài Đồng,Quận Long Biên,HN
TÊN GIAO DỊCH: TINPHATMETECH.,JSC
Điện Thoại: 0979.020.227
Mã số thuế: 0105256182.
Ngày cấp 13-04-2011
Vốn điều lệ: 21.000.000.000đ

 Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Doanh nghiệp được thành lập vào ngày 07/04/2011. Sở kế hoạch và đầu
tư TP HN đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần công
nghệ cơ khí Tín Phát đăng ký là 0105256182. Từ đó doanh nghiệp đã chính
thức đi vào hoạt động kinh doanh và sản xuất .
Là một doanh nghiệp mới thành lập, xong dưới sự lãnh đạo của ban lãnh
đạo Doanh nghiệp cùng với đội ngũ lao động nhiệt tình, có kinh nghiệm cho tới
nay, Doanh nghiệp đã đi vào ổn định, đời sống của cán bộ công nhân viên được
nâng lên rõ rệt, tạo công ăn việc làm cho hơn 50 công nhân có thu nhập
ổn định.

3


Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
ST
T
1
2

3

CHỈ TIÊU
Doanh thu
hoạt động
Lợi nhuận
thuế

Đơn vị
các


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

VNĐ

17.232.451.34 18.976.602.78

19.418.892.33

VNĐ

201.932.65

367.288.72

Tổng vốn

VNĐ

30.768.938.41 31.663.971.12

32.615.983.58

-Vốn cố định

VNĐ


8.731.675.32

10.577.288.69

-Vốn lưu động

VNĐ

20.812.887.49 21.923.098.10

sau

287.884.18

9.740.873.02

22.038.694.86

Số công nhân viên
-Số lượng

Người 36

45

54

Người 02


05

09

+TCCN, nghề

Người 12

17

19

+Lao động phổ
thông

Người 22

23

26

-Trình độ
4

+Đại
đẳng

học,

Cao


Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát
đang tăng đều trong 3 năm gần đây. Trong đó doanh thu năm 2013 đạt
19.418.892.33 VNĐ so với 18.976.602.78 VNĐ năm 2012, lợi nhuận sau thuế
năm 2013 đạt 367.288.72 VNĐ và dự báo sẽ giữ vững hoặc tăng thêm vào năm
2014 giúp doanh nghiệp vượt qua được thời kì kinh tế khó khăn của thị trường.
Điều đó chỉ ra rằng doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, quy mô và phạm vi hoạt
động đang được mở rộng, tình hình tài chính khá ổn định…
Số lượng và chất lượng đời sống của công nhân viên cũng được tăng lên
đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và thị trường.
Việc giữ vững và phát huy được sự tăng trưởng sẽ là yếu tố quyết định
giúp doanh nghiệp phát triển một cách lớn mạnh và bền vững.

4


Nhiệm vụ chính và các nhiệm vụ khác của công ty cổ phần công nghệ cơ
khí Tín Phát
Cùng với chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa và tiến trình đổi mới chung
của đất nước, trong những năm qua, công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát
vừa tổ chức sản xuất kinh doanh vừa từng bước mở rộng quy mô sản xuất.
Tín Phát là một công ty cơ khí chuyên thiết kế,chế tạo máy móc cácn gành
nghề,khuôn mẫu và chi tiết cơ khí chính xác,các loại sản phẩm phụ kiện inox
trong nhà tắm,nhà vệ sinh…. Trong tương lai công ty vẫn khẳng định là không
ngừng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất và đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh. Ngoài ra nhà máy còn chú ý đến việc cải thiện môi trường nói
chung.
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần công nghệ cơ khí tín
phát
1.3.1 Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ

phận
1.2

hình 1.1 : Bộ máy quản lý của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận:

5


6


nguồn(phòng tổ chức-hành chính)
1.3.2

Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
*Chức năng của các phòng ban

+ Ban lãnh đạo công ty
Giám đốc: là người được tổng giám đốc tập đoàn uỷ quyền điều hành
và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản suất kinh doanh của công ty.
Giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lí toàn diện kế hoạch, chiến lược, phát triển
sản xuất kinh doanh; quản lý công tác tài chính kế toán, nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất kỹ thuật… và quan hệ hợp tác với các cơ quan hữu quan, đồng thời là
người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật.
Các Phó giám đốc trợ giúp giám đốc tạo thành một thể thống nhất chặt
chẽ, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng giám đốc tổ
chức thực hiện tốt các mục tiêu và biện pháp đề ra.
• Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất: là người được giám đốc uỷ
quyền trong công tác điều hành hoạt động sản xuất tại công ty; có chức năng

tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng các chương trình,
kế hoạch thiết kế, nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm; tổ chức
và thực hiện các hoạt động sản xuất tại công ty. Phó giám đốc kỹ thuật và sản
xuất cũng là người kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng và môi trường, có
chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc chỉ đạo việc xây dựng và duy
trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004.
• Phó giám đốc kinh doanh: là người được tổng giám đốc uỷ quyền
trong các công tác điều hành hoạt động kinh doanh, có chức năng tham mưu
giúp việc cho giám đốc trong xây dựng các chương trình, kế hoạch kinh
doanh; tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh tại công ty.
+ Phòng tổ chức - hành chính:
7


Phòng tổ chức hành chính tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện
hai chức năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị.
- Về công tác tổ chức nhân sự: tổ chức thực hiện hoạch định, kế hoạch
hoá nguồn nhân lực, tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản trị
tiền lương, các công tác quan hệ lao động, công tác về phúc lợi, khen thưởng,
an toàn và bảo hộ lao động…
- Về công tác quản trị hành chính:
. Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, các vấn đề về
thông tin liên lạc, an ninh trật tự, công tác vệ sinh công nghiệp, bếp ăn tập thể,
công tác đời sống, văn hoá xã hội theo quy chế hoạt động của công ty, pháp
luật hiện hành.
. Chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm, phân phối sử dụng và quản lý,
sửa chữa trang thiết bị, phương tiện dụng cụ để phục vụ cho công việc tại văn
phòng và nhà máy.
+ Phòng kế toán - tài chính.

- Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về các
công tác kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác
tài chính kế toán.
- Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh sự vận
động của tài sản, tiền vốn theo đúng quy định của nhà nước.
- Giúp ban giám đốc quản lý, giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh
tế tài chính của công ty theo các chế độ quy định của nhà nước và của công
ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo công tác quản lý và những biện pháp sử dụng
tiền vốn, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất
1.4

Tổ chức sản xuất kinh công ty cổ phần công nghệ cơ khí Tín Phát
1.4.1 sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

8


k
p
K
b
n
phân xưởng cơ khí
h
C

àSâ
o
n

p
tăh
h
ậx
n
ư
àn
n
cở
akn
h
g
h
o
p
m
h
ẩạ
m
k

m
,
n
h
ú
n
g
n
ó

n
g



(nguồn:phòng kỹ thuật)
Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 02 phân xưởng sản xuất.
-Phân xưởng Cơ khí: Sản phẩm chính là các xà giá, trụ đỡ, gia công cơ
khí, các loại cột điện phục vụ cho các đường dây từ 110Kv đến 500Kv, các
cột Ăngten viễn thông. Các công đoạn sản xuất bao gồm: Cắt phôi -> sản
phẩm sau khi kết thúc công đoạn cắt sẽ chuyển sang công đoạn Đột/Khoan ->
công đoạn tiếp theo là Chấn/Uốn, các sản phẩm phải trải qua công đoạn này,
các sản phẩm có phải uốn hay không cũng đều được đóng số ký hiệu mã sản
phẩm và chuyển giao công đoạn tiếp theo -> tại công đoạn gá Hàn, trong chế
tạo cột thép chỉ có khoảng (10-15)% số lượng chi tiết phải trải qua công đoạn
hàn, tuy nhiên những chi tiết phải hàn đều là những cụm chi tiết có kích thước
9


và khối lượng lớn.
-Phân xưởng Mạ kẽm nhúng nóng: thực hiện các công việc tẩy rửa, mạ
kẽm nhúng nóng các sản phẩm cột thép được gia công tại Công ty và các đơn
hàng mạ cho các khách hàng bên ngoài, các sản phẩm sau khi được mạ sẽ tiến
hành hoàn thiện và bao gói hàng theo bảng kê bao gói, tập kết chờ chuyển
giao cho khách hàng.
Bộ phận sản xuất phụ:
-Tổ cơ điện có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra trực sự cố, phục
vụ sản xuất kịp thời đảm bảo máy móc hoạt động tốt để thực hiện đúng tiến
độ sản xuất kinh doanh, kết hợp gia công cơ khí các thiết bị chuyên dùng
phục vụ sản xuất kinh doanh.

-Bộ phận kho: Tiếp nhận nguyên vật liệu nhập kho, lập sổ sách theo dõi,
cân đối mức xuất-nhập, tiến hành kiểm tra sắp xếp vật tư theo chủng loại
trước khi tiến hành cấp phát cho các bộ phận sản xuất. Tiếp nhận sản phẩm đã
hoàn thành, đóng gói đưa vào kho thành phẩm chờ ngàygiao hàng.
-Kho thành phẩm: Lưu trữ và bảo quản các sản phẩm hoàn thiện sau sản
xuất. Đồng thời thực hiện giao hàng nhanh chóng khi có yêu cầu từ trên
xuống.
Nhìn chung do tính chất công việc của từng bộ phận khác nhau nên nó
có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ khăng
khít với nhau nhằm đáp ứng mục đích cuối cùng của Công ty là đảm bảo cung
cấp cho khách hàng, giao hàng đúng tiến độ theo hợp đồng
1.4.2*Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm cơ khí:

10


xưởng
PHÒNG
GIÁM
mạ
phòng
vật
tưkhí
xPGĐ
ưởng

KINH
DOANH
xưởng
phòng

sản
kỹ
thuật
xuất
ĐỐC
KD

pòng
phòng
quản
tài
phòng
chính-kế

chất
tổ
chức
lượng
toán
-hành
chính
phòng
quản
lýTHUẬT
sản
xuất
PGĐ
KỸ

SẢN

XUẤT

11


(nguồn:phòng kỹ thuật)

12


PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Tình hình hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ
phần công nghệ Tín Phát
2.1.1
đây

Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tín Phát trong những năm gần

Bảng 2.1 Tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Doanh nghiệp trong 3 năm
đây

Loại sản phẩm

Giá trị

Năm 2011

Bếp dầu


Nghìn
đồng

8129711

8932604

8306470

Vành xe máy

Nghìn
đồng

5366888

7337243

9870183

ống xả xe máy

Ngìn
đồng

1846529

3657893


3635365

Bộ chi tiết

Nghìn
đồng

1100

1000

250

15344228

19928740

21812268

Tổng

Năm 2012

Năm 2013

Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng số liệu ta thấy các loại sản phẩm đóng góp vào doanh thu của công ty
đêù tăng qua các năm
2.1.2


Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Để chuẩn bị một chiến lược Marketing có hiệu quả doanh nghiệp phải
nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình cũng như những khách hàng hiện có
13


và tiềm ẩn của mình. Điều đó đặc biệt cần thiết khi các thị trường tăng trưởng
chậm, bởi vì chỉ có thể tăng được mức tiêu thụ bằng cách giành giật nó từ các
đối
thủ
cạnh
tranh.
Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của một doanh nghiệp là những đối thủ tìm
cách thỏa mãn cùng những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản
xuất ra những sản phẩm tương tự. Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những đối
thủ cạnh tranh ngấm ngầm, những người có thể đưa ra những cách mới hay khác
để thỏa mãn cùng những nhu cầu đó. Doanh nghiệp cần phát hiện các đối thủ
cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở
thị trường.
Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các
mặt mạnh yếu và các cách phản ứng của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp
cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối
thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết
được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể
hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ
cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh. Biết
được các cách phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp
lựa chọn và định thời gian thực hiện các biện pháp.
Các doanh nghiệp cần biết nắm vấn đề về các đối thủ cạnh tranh: Những

ai là đối thủ cạnh tranh của ta? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ
là gì? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Cách thức phản ứng của họ
ra sao? Chúng ta sẽ xem xét xem những thông tin này giúp ích doanh nghiệp
như thế nào trong việc hoạch định chiến lược Marketing của mình.
Hiện nay Tín Phát đang bị một số đối thủ cạnh tranh xâm chiếm thị trường
không những trong lĩnh vực sản xuất các lọa sản phẩm chính của công
ty mà còn cả các đại lý, các cơ sở kinh doanh vật liệu cơ khí trên địa bàn.
Các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp đáng quan tâm bao
gồm CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG NAM
DƯƠNG,CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH NAM,CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG VIỆT …Các công ty và
cơ sở sản xuất này tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng cũng đã
chiếm một số khách hàng và thị phần không nhỏ của doanh nghiệp.
Nắm bắt được tình hình Tín Phát luôn tìm tòi, cải tiến phương tiện kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và có các chính sách giá,
chính sách phân phối và xúc tiến hỗn hợp cùng với những bước đi phù
hợp với nền kinh tế để đứng vững trên thị trường và tránh mất thị phần
khách hàng. Tạo dựng thương hiệu và uy tín của công ty trong tâm trí
khách hàng.
Một số chính sách kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Tín Phát trong
những năm gần đây:

14


Chính sách sản phẩm – thị trường của công ty cổ phần cơ khí tín phát
Chiến lược sản xuất kinh doanh của Tín Phát là sản xuất các sản phẩm c.
Nâm cao chất lượng sản phẩm cấp là một trong những mục tiêu hàng đầu của
Doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế
doanh nghiệp đã đề ra phương châm “ Công nghệ quyết định chất lượng sản

phẩm”. Xuất phát từ phương châm trên Doanh nghiệp đã liên tiếp đầu tư dây
chuyền công nghệ mới của Italy, Tiệp. toàn bộ quy trình sản xuất và cung cấp
sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện trên hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001.
Chính sách giá

-

Giá là một yếu tố hết sức quan trọng trong hệ thống Marketing-Mix , giá
là một phần chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm cũng như thu nhập của
doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó trong chính sách giá cả của mình doanh
nghiệp luôn coi trọng việc giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng công trình .
Để giảm được và ổn định giá thành sản phẩm doanh nghiệp đã có những
chính sách thiết thực đầu tư vào khâu nghiên cứu thị trường ,quản lý và kinh
doanh như :
Cải tiến phương pháp kinh doanh ,quản lý ,đông viên khuyến khích cán bộ nhân
viên doanh nghiệp.
Doanh nghiệp còn có chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ
năng, đặc biệt là những người quản lý .
Đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại nâng cao năng suất, tránh sự lạc hậu.
Chính sách phân phối
Hiện nay doanh nghiệp đã xây dựng mạng lưới bán hàng trên địa bàn toàn
quận Long Biên và một số quận,huyện lân cận, cung cấp cho thị trường những
sản phẩm chất lượng phục vụ cho xây dựng.
Doanh nghiệp đã chú ý phát triển hệ thống kênh phân phối và coi đó là
một nhiệm vụ quan trọng của mình. Duy trì tốt mối quan hệ giữa xí nghiệp với
các nhà phân phối và bán sản phẩm là công việc vô cùng quan trọng trong việc
duy trì và phát triển thị trường.

15



Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần công nghệ
cơ khí Tín Phát
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Cơ Khí Tín Phát

Đại lý phân phối cấp 1

Người tiêu dùng

Do đặc điểm kinh doanh vật liệu cơ khí nói chung và các sản phẩm máy
móc công nghiệp nói riêng nên tỉ lệ tiêu thụ trực tiếp không qua trung gian (kênh
phân phối không cấp) chiếm phần lớn doanh thu của Doanh nghiệp, khoảng
58% - 60%. Mô hình kênh phân phối này của công ty cổ phần công nghệ cơ khí
Tín Phát đang đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao, nó tiết kiệm cũng như huy
động mọi nguồn lực của Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phân phối để đạt
hiệu quả cao nhất.
Chính sách xúc tiến bán
Xúc tiến bán hàng cũng là một khâu rất quan trọng trong công tác
Marketing của một doanh nghiệp, chính vì vậy Tín Phát đã và đang sử dụng linh
hoạt nhiều phương pháp để thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đến
được với đông đảo người tiêu dùng. Một số phương pháp xúc tiến bán mà doanh
nghiệp đang sử dụng như:
-Khuyến mãi: chiết khấu cho các hợp đồng lớn, sử dụng dịch vụ hỗ trợ
vận chuyển cho khách hàng theo yêu cầu. Việc làm này sẽ làm giảm lợi
nhuận trước mắt của Doanh nghiệp song về lâu dài nó tạo nên lòng trung
thành của khách hàng với Doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng: Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến tâm lý
khách hàng, thường xuyên điều tra xem khách hàng của mình muốn gì và
họ cần gì thêm..…

Marketing trực tiếp: Gửi các bản chào giá, chào hàng, gửi thư trực
tiếp đến các khách hàng mục tiêu đang có nhu cầu về xây dựng….
16


2.2 Tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định là tất cả những tài sản hữu hình, vô hình mà doanh nghiệp đã
đầu tư như: nhà cửa, trụ sở công ty, các máy móc, trang thiết bị phục vụ văn
phòng, cũng như các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, các thiết bị động lực,
điện dẫn, truyền tải, thiết bị vận tải, và ngay cả khu giải trí, thư giãn của doanh
nghiệp, …
2.2.1
Giá trị tài sản cố định
Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng sử dụng tài sản cố định
Sau đây là bảng cân đối tài sản cố định trong công ty Tín Phát:
Bảng 2.3: Bảng cân đối tài sản cố định công ty Tín Phát năm 2013
Đơn vị tính là: tỷ đồng
S Loại TSCĐ
Có đầu Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Có cuối
tt
năm
năm
Tổng Loại Loại Tổng Loại Loại
số
DN hiện số
khôn cũ bị
đã
đại

g cần hủy
có
hơn
dùng bỏ
Tổng số
3,382
0,383
0,383 0,492
0,492 3,273
Trong đó:
Dùng
sản 3,003
3,003
xuất cơ bản:
-Nhà cửa
1,125
1,235
A -Vật
kiến 0,022
0,003
0,003
0,025
trúc
0,054
0,054
-Thiết
bị
động lực
0,1
0,1

-Thiết
bị
truyền dẫn
3,052
1,12
1,12 0,492
0,492 3,68
-Thiết bị sản
xuất
1.65
0,028
0,028 1,678
-Thiết bị vận
tải
B Dùng trong 0,154
0,154
sản xuất khác
C Không dùng 0,225
0,225
trong
sản
xuất
Nguồn : Phòng kỹ thuật
17


Tình hình tài sản cố định ổn định gắn liền với tính ổn định trong sản xuất.
Do đó, doanh nghiệp luôn đảm bảo đủ máy móc thiết bị phục vụ trong sản xuất.
Hơn nữa, luôn chú ý nâng cấp cải thiện hệ thống máy móc, cập nhật những thiết
bị khoa học để đầu tư cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất

lượng sản phẩm. Các sản phẩm của doanh nghiệp luôn đảm bảo tính hiện đại cả
về công nghệ sản xuất và hình thức mẫu mã cũng như công dụng vượt trội…
Trong năm 2013, một số thiết bị máy móc nằm trong danh mục cần sửa
chữa lớn và vừa vì thế doanh nghiệp đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị
mới và hiện đại để phục vụ sản xuất kịp thời.
2.2.2

Thống kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất

Bảng 2.4: Cấu thành số lượng máy móc – thiết bị hiện có của doanh nghiệp
Số máy móc thiết bị hiện có
Số máy móc thiết bị (MMTB) đã lắp
Số MM-TB thực tế làm Số MMviệc
TB sửa
chữa
theo kế
hoạch
160
02

Số
MMTB
chưa lắp
Số MM- Số MM- Số MMTB dự TB bảo TB
phòng
dưỡng
ngừng
việc
07


03

0

0

Nguồn: Phòng kỹ thuật
*nhận xét:qua bảng trên ta thấy số lượng máy móc thiết bị hoạt động bình
thường của doanh nghiệp gần như là toàn bộ,chỉ có số lượng rất nhỏ số máy
đang sửa chữa,bảo dưỡng=)mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra liên tục
2.3 Lao động, tiền lương
2.3.1 Cơ cấu lao động của công ty cổ phần công nghệ cơ kí Tín Phát
Số công nhân viên
Đơn vị Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
-Số lượng

Người

36

45

54

+Đại học, Cao đẳnNgười
g

02


05

09

+TCCN, nghề
+Lao động phổ
thông

Người

12

17

19

Người

22

23

26

-Trình độ

18



(Trích bảng 1.1)
Đến năm 2013 doanh nghiệp đã có 54 lao động, trong đó:
+ Độ tuổi bình quân: 28 tuổi
+ Nam: 37 = 68%
+ Nữ: 17 = 32%
+ Trình độ: - Đại Học: 03 = 5,5 %
- Cao Đẳng:06 = 11,1 %
- Trung cấp: 19 = 35 %
- Còn lại 26 người là lao động phổ thông đã qua đào tạo
nghề.
Lao động của doanh nghiệp chủ yếu là người trong quận Long Biên và
các huyện lân cận.Doanh nghiệp tổ chức lao động theo thời gian và theo sản
phẩm: Nếu làm theo thời gian thì ngày làm 8h, hiện tại doanh nghiệp áp dụng
giờ làm việc mùa hè, sáng từ 6h30’→10h30’ và chiều từ 13h30’→ 5h30’.Nếu
làm theo sản phẩm thì ngày chia 2 ca: Ca 1 từ 6h → 14h, ca 2: Từ 15h → 23h.
*nhận xét: Lao động có trình độ cao của công ty ngày càng tăng đồng
thời độ tuổi trung bình rất trẻ (28t) sự tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt,phục vụ cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo liên tục và ngày cáng phát
triển. lao động trẻ nên họ có khao khát cống hiến và thể hiện bản thân đó là sự
đảm bảo cho công ty phát triển và duy trì sự ổn định lâu dài
2.3.2 Tổng quỹ lương của doanh nghiệp
- Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền dùng để trả cho CBCNV trong doanh nghiệp,
gồm các khoản:
Tiền lương tính theo thời gian cấp bậc.
Tiền lương sản phẩm
Tiền thưởng.
Các khoản phụ cấp…
Căn cứ vào mức độ hoàn thành sản xuất kinh doanh để xác định quỹ lương
được chi hàng tháng, quý và cả năm. Tổng quỹ lương được chi gồm:
Vtql = Vdg + V dpnt

Trong đó:

- Vtql : Tổng quỹ tiền lương.
- Vdg : Quỹ tiền lương tính theo đơn giá.
- V dpnt: Quỹ lương dự phòng năm trước chuyển sang.
19


Quỹ tiền lương phân phối hàng tháng được xác định trên cơ sở doanh thu thực tế
và đơn giá tiền lương bao gồm hai phần:
Quỹ tiền lương cơ bản tính trên mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định, hệ số lương kể cả phụ cấp và ngày công thực tế làm việc.
Tiền lương trả cho CBCNV nghỉ do ngừng chờ việc, lễ, phép thực hiện
theo bộ luật lao động; và tiền lương chi trả cho cho những ngày ngừng việc
không áp dụng đối với những bộ phận thực hiện lương khoán gọn.
Bảng 2.6: Quỹ lương của doanh nghiệp trong hai năm gần đây.
Đơn vị: triệu đồng
Các khoản mục

Năm 2012

Năm 2013

Tổng quỹ lương

515

710

Lương CNTTSX


235

344

Lương nhân viên phân xưởng

107

150

Lương bộ phận khác

70

84

Các khoản phải trích theo lương

94

135
( Nguồn: phòng kế toán)

Có thể nhận thấy tổng quỹ lương của công ty cổ phần công nghệ cơ khí
Tín Phát tăng lên trong 2 năm gần đây, điều này có thể được lý giải là do tăng về
số lượng lao động và mức lương trung bình của công nhân viên.
2.4 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 115.596.759 VNĐ tương ứng tăng
0,53%

-

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng 836.415.676 VNĐ, tương ứng với
mức tăng 8,59%
Nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 952.012.465 VNĐ tương ứng tăng 3,01%
Trong đó: nợ phải trả giảm 34.610.949 VNĐ. Vốn chủ sở hữu tăng
986.622.384 VNĐ tương ứng tăng. mức tăng vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải
trả trong những năm gần đây cho thấy chủ doanh nghiệp đang cố gắng giảm
tỉ lệ vốn vay, để giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, đồng thời tăng khả năng đảm bảo tính an toàn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
.
20


BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2012 - 2013
Đơn vị tính: nghìn đồng
Mã số Năm 2012
Năm 2013

Chỉ tiêu
1.Doanh thu thuần

tôn, thép

cắt,đột10 chấm hàn
18.976.602.781
19.418.892.331
gia công hoàn thiện
kiểm tra và xuất xưởng


2.Giá vốn hang bán

11

18.171.384.700

19.355.240.112

3.Lợi nhuận gộp

20

804.215.081

1.063.652.219

4.Chi phí bán hàng

21

101.169.859

119.172.252

5. Chi phí tài chính (CF lãi vay)

22

179.497.289


202.852.445

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

24

150.741.134

251.444.594

7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

30

372.806.799

490.182.928

8.Thu nhập khác

31

24.667.953

28.353.970

9. Chi phí khác

32


14.632.178

16.818.596

10. Lợi nhuận khác (40 = 31-32)

40

10.035.775

11.535.374

11. Tổng lợi nhuận trước thuế

50

383.845.574

501.718.302

12. Thuế thu nhập doanh nghiệp

51

95.961.394

125.429.576

13. Lợi nhuận sau thuế


60

287.884.181

367.288.726
(nguồn:phòng kế toán)

21


BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2012 - 2013
Bảng cân đối kế toán năm 2013
Đơn vị tính:nghìn đồng

STT Nội dung

Số cuối kỳ

Số đầu kỳ

I

Tài sản ngắn hạn

22.038.694.860

21.923.098.101

1


Tiền và các khoản tương đương
3.718.663.740
tiền

3.677.782.700

3

Các khoản phải thu ngắn hạn

7.600.159.878

7.526.364.330

4

Hàng tồn kho

10.570.888.570

10.610.250.975

5

Tài sản ngắn hạn khác

148.982.672

108.700.096


II

Tài sản dài hạn

10.577.288.698

9.740.873.022

1

Các khoản phải thu dài hạn

-

-

2

Tài sản cố định

10.150.950.900

9.382.243.050

- Tài sản cố định hữu hình

9.892.350.645

9.197.963.960


- Tài sản cố định vô hình

-

-

- Tài sản cố định thuê tài chính

-

-

- Chi phí XDCB dở dang

258.600.255

184.279.090

3

Bất động sản đầu tư

-

-

5

Tài sản dài hạn khác


426.337.798

358.629.972

III

Tổng tài sản

32.615.983.558

31.663.971.123

IV

Nợ phải trả

19.378.774.370

19.413.385.319

1

Nợ ngắn hạn

15.938.508.730

15.705.520.957

2


Nợ dài hạn

3.440.265.640

4.007.864.362

V

Nguồn vốn chủ sở hữu

13.237.209.188

12.250.586.804

22


1

2

VI

Vốn chủ sở hữu

13.201.563.688

12.215.086.304


- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

12.886.292.708

11.949.155.104

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

-

-

- Lợi nhuận chưa phân phối

315.270.980

265.931.200

Nguồn kinh phí & quỹ khác

35.645.500

35.500.500

- Quỹ khen thưởng phúc lợi

35.645.500

35.500.500


- Nguồn kinh phí

-

-

- Nguồn kinh phí hình thành
TSCĐ

-

Tổng nguồn vốn

31.663.971.123

32.615.983.588

Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp
Các tỷ số về khả năng thanh toán
22.038.694 .860
= 1,38
15.938.508 .730
- Tỷ số KNTT chung = =
-Tỷ số KNTT nhanh =



=



22.038.694 .860 - 10.570.888 .570
= 0,72
15.938.508 .730

Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Tỷ số cơ cấu TSLĐ = =

Tỷ số cơ cấu TSCĐ = =

22.038.694 .860
= 0,68
32.615.983 .558

10.577.288 .698
= 0,32
32.615.983 .558

23


Tỷ số tự tài trợ =
=

13.237.209 .188 + 3.440.265.640
= 0,51
32.615.983 .558

• Các


tỷ số về khả năng hoạt động
Tỷ số vòng quay TSLĐ =
19.418.892 .331
= 0,88
21.980 .896 .481
=
19.418.892 .331
= 0.61
32.139.977.341
Tỷ số vòng quay tổng TS = =
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
19.418.892 .331
= 1,83
10.590.569.773

=
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động càng lớn, thể hiện khả năng luân chuyển tài
sản hay khả năng hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Tỷ số vòng quay tài sản
lưu động bằng 0,88 và tỷ số vòng quay tổng tài sản bằng 0,61 chứng tỏ khả năng
luân chuyển tài sản của doanh nghiệp chưa được tốt.


Các tỷ số về khả năng sinh lời

Lợi nhuận sau thuế

367.288.726


Doanh lợi tiêu thụ - ROS =
=
= 0,02
Doanh thu thuần
19.418.892.331
Lợi nhuận sau thuế
367.288.726
Doanh lợi vốn chủ - ROE =
=
= 0,03
NVCSH bình quân
12.743.879.996
Lợi nhuận sau thuế 367.288.726
Doanh lợi tổng tài sản – ROA =
=
= 0,01
Tổng TS bình quân
32.139.977.341
Tình hình tài chính của doanh nghiệp khá ổn định, doanh nghiệp đang cố gắng
tăng các khoản tiền và tương đương tiền tuy rằng chưa đáng kể năm 2013 so với
2012, doanh nghiệp cần cố gắng tăng mạnh hơn trong năm 2014, đồng thời
doanh nghiệp đã cố gắng giảm các khoản phải thu và hàng tồn kho để tăng
lượng tiền lưu động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó doanh
24


nghiệp cũng cố gắng để tăng các khoản tài sản ngắn và dài hạn tương tối cao qua
đó để tăng quy mô sản xuất, đồng thời tăng nguồn vốn chủ sở hữu tương đương
với mức tăng nợ phải trả , qua đó giảm tỉ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu trên nợ
phải trả, như vậy có thể giảm được giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh

và tăng tính an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Về
các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp cũng tương đảm bảo sự ổn định.
Nhìn chung doanh nghiệp đang có hướng đi đúng hướng về tài chính để đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

25


×