Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Chức năng quản lý môi trường của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 174 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo

bộ t pháp

trờng đại học luật hà nội

bùi xuân phái

Chức năng quản lý môi trờng của nhà nớc
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
ở Việt Nam hiện nay

luận án tiến sĩ luật học

Hà nội - 2016


Bộ Giáo dục và Đào tạo

bộ t pháp

trờng đại học luật hà nội

bùi xuân phái

Chức năng quản lý môi trờng của nhà nớc
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
ở Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nớc và pháp luật
Mã số


: 62 38 01 01

luận án tiến sĩ luật học

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồi
PGS.TS Lê Văn Long

Hà nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận
án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Xuân Phái


Môc lôc
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ


7

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường, quản lý môi trường, phát

7

triển bền vững, chức năng nhà nước và hoạt động quản lý môi
trường của nhà nước
1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý môi trường đáp

16

ứng yêu cầu của phát triển bền vững ở Việt Nam
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho

23

luận án
Chương 2: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - MỘT CHỨC NĂNG CỦA NHÀ

26

NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái niệm môi trường và quản lý môi trường


26

2.2. Khái niệm phát triển bền vững và các yêu cầu của phát triển bền

29

vững ở Việt Nam
2.3. Khái niệm chức năng nhà nước

34

2.4

37

Khái niệm và đặc điểm của chức năng quản lý môi trường của Nhà
nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam

2.5. Sự cần thiết phải thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà

43

nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng quản lý môi

52

trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, BỘ MÁY THỰC HIỆN CHỨC


68

NĂNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

3.1. Nội dung chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững

68


3.2. Phương thức thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước

79

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
3.3. Bộ máy thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp

83

ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam
Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG

87

THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA
NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Thực trạng thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước


87

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam
4.2. Nguyên nhân của thực trạng thực hiện chức năng quản lý môi

121

trường của Nhà nước ở Việt Nam
Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

127

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI

5.1. Định hướng thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước

127

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới
5.2. Giải pháp thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước

133

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới
KẾT LUẬN

156


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

158

TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

159


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

ĐMC

: Đánh giá tác động môi trường chiến lược

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

QLMT

: Quản lý môi trường

PTBV


: Phát triển bền vững

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Nhiều nền văn minh rực rỡ mà loài người tạo ra hiện chỉ còn là đối tượng
nghiên cứu của lịch sử, của khảo cổ học và có lẽ chỉ còn được khai thác với tư cách
là những điểm tham quan, du lịch để hoài niệm về quá khứ. Phải chăng nhân loại
đang có nguy cơ đi vào vết xe đổ của lịch sử? Những thảm họa do thiên nhiên hay
do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra đang có xu hướng ngày càng phức tạp
mà nếu không có giải pháp xử lý thỏa đáng, có thể loài người sẽ phải gánh chịu những
thảm họa môi trường còn khủng khiếp hơn so với những gì đã và đang xảy ra.
Phát triển kinh tế - xã hội đã nâng cao mức sống của con người hiện tại nhưng
cũng kéo theo rất nhiều vấn đề nảy sinh, trong đó ô nhiễm và suy thoái môi trường nổi
lên như một vấn đề vừa phức tạp về tính chất, vừa rộng lớn về quy mô, ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống hiện tại và lâu dài tới các thế hệ tương lai, đến mục tiêu phát
triển bền vững (PTBV). Tốc độ tăng trưởng kinh tế liệu có thể tiếp tục được duy trì,
cuộc sống của con người liệu có được bảo đảm nếu như môi trường không được quản
lý, bảo vệ? Sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế trước mắt với lợi ích lâu dài,
với xã hội, với môi trường, giữa lợi ích của các thế hệ hiện tại với các thế hệ tương
lai không được giải quyết một cách thỏa đáng là một mầm họa, đe dọa một sự bất
ổn và rối loạn sẽ xảy ra. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam
không chỉ ghi nhận, bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền con người của hiện tại mà
còn có trách nhiệm với các thế hệ tương lai. Do đó, quản lý môi trường (QLMT) đã trở
thành một chức năng độc lập, tất yếu mà các nhà nước đương đại nói chung, Nhà nước

Việt Nam nói riêng phải thực hiện và là chức năng có tầm quan trọng, có ý nghĩa như
những chức năng về kinh tế, xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của PTBV. Hội nghị toàn
cầu về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tiếp tục là một sự khẳng định về điều đó.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu nhằm
xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện chức năng QLMT
của Nhà nước ta thời gian qua và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chức năng này trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu PTBV của đất nước.

1


Ý thức được điều đó và nhằm góp phần vào việc khắc phục hạn chế đã được
đề cập trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX rằng:
"Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ
tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng
xã hội;…" [37, tr. 69], tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Chức năng quản lý môi
trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay"
làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu trực tiếp của đề tài là làm sáng tỏ thêm lý luận về
chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu của PTBV, đánh giá được thực
trạng thực hiện chức năng này của Nhà nước ta thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra
được giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng này của Nhà nước ta trong
thời gian tới nhằm đảm bảo yêu cầu PTBV đất nước.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu đề
tài bao gồm:
- Xây dựng và làm sáng tỏ lý luận về chức năng QLMT của Nhà nước đáp
ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể: làm sáng tỏ sự cần thiết phải thực

hiện chức năng, nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta.
- Xem xét thực trạng thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu
cầu PTBV ở nước ta thời gian qua, xác định được những thành tựu và hạn chế trong
việc thực hiện chức năng này và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó;
- Tìm hiểu việc thực hiện chức năng QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV của
một số nhà nước khác để tìm ra những kinh nghiệm có thể tham khảo cho Nhà nước
Việt Nam trong quá trình thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV;
- Đề xuất được những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp
phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước Việt Nam trong
thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước.

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở
Việt Nam;
- Thực trạng thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp
ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam và một số nước khác thời gian qua;
- Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
QLMT của Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước.
Phạm vi nghiên cứu về không gian là ở Việt Nam. Phạm vi thời gian được
nghiên cứu chủ yếu là từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành ở nước ta cho đến
nay. Phạm vi về nội dung nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về
chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV. Đó là các vấn đề: khái
niệm, tầm quan trọng, nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức năng, thực
tiễn thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước ta thời gian qua, kinh nghiệm thực

hiện chức năng này ở một số nước trên thế giới mà Việt Nam có thể tham khảo, đặc
biệt là ở những nước có nhiều nét tương đồng về điều kiện như Việt Nam, các giải
pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà
nước ta trong thời gian tới nhằm đảm bảo yêu cầu PTBV đất nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là những nguyên lý cơ bản
của triết học Mác - Lênin kết hợp với những hạt nhân hợp lý trong các quan điểm
triết học cận đại, trung đại và cổ đại đã được kế thừa và phát triển; trong đó vận dụng
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giúp cho việc xác định mối quan hệ qua lại giữa lý
luận với thực tiễn; giữa trong và ngoài nước; giữa các vấn đề chính trị với kinh tế, xã
hội; giữa tri thức của nhiều ngành khoa học với nhau cũng như nghiên cứu về mối liên
hệ chủ yếu và có tính chất đặc trưng giữa các vấn đề được xác định trong luận án;
nguyên lý về sự phát triển được vận dụng để nhận thức các vấn đề lịch sử và có tính
quy luật. Những nguyên lý này cũng là cơ sở giúp xác định toàn diện các yếu tố tác
động và tìm ra nguyên nhân của thực trạng hoạt động BVMT của nhà nước đáp ứng
yêu cầu PTBV nói chung và của Việt Nam nói riêng.

3


Luận án dựa trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam mà trực tiếp là các quan điểm về quản lý, BVMT cũng như PTBV qua các kỳ
Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ V cho đến nay.
Bên cạnh đó, luận án còn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của khoa học
pháp lý hiện đại về chức năng nhà nước, trách nhiệm của nhà nước trong toàn cầu hóa;
tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp tiếp cận hệ thống, liên
ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý mà chủ yếu là phương pháp tiếp
cận của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật hành chính, Luật môi trường…
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm có:
Thứ nhất, phương pháp phân tích được vận dụng để nhận thức các bình

diện, các góc độ chi tiết của từng vấn đề từ các khái niệm về phương diện lý luận
đến các hiện tượng đã diễn ra trên thực tế, đặc biệt là nhận thức các vấn đề được thu
thập từ đời sống để thấy được các góc cạnh của vấn đề môi trường trong lịch sử
cũng như hiện tại;
Thứ hai, phương pháp tổng hợp được vận dụng để xâu chuỗi các vấn đề,
tìm ra mối liên hệ của chúng, xác định tính hệ thống của vấn đề được nghiên cứu;
Thứ ba, phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các giai đoạn vận
động nhất định của tự nhiên, của xã hội, của nhận thức, từ đó tìm ra những bài học
kinh nghiệm của loài người cho quá trình tồn tại, thích nghi và phát triển, rút ra các
luận cứ khoa học từ vấn đề được nghiên cứu;
Thứ tư, phương pháp so sánh được vận dụng để tìm ra những sự tương đồng
cũng như dị biệt, lý giải được nguyên nhân và tìm ra ý nghĩa của việc nhận thức
chung các vấn đề nghiên cứu, qua đó tìm ra quy luật để lý giải được nguyên nhân và
có thể dự báo được khuynh hướng của sự phát triển;
Thứ năm, các phương pháp của xã hội học, đặc biệt là hai phương pháp
thống kê và điều tra xã hội học được sử dụng để nhận thức, đánh giá các vấn đề từ
các số liệu, thông tin được thu thập giúp cho việc xác định khuynh hướng vận động
của các hiện tượng được nghiên cứu và có thể tìm ra quy luật phát triển làm cơ sở
cho việc dự báo; sử dụng kết quả điều tra xã hội học của các công trình nghiên cứu
có liên quan để đánh giá được thực tiễn đã diễn ra.

4


Thứ sáu, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng cho việc
nhận thức vấn đề nghiên cứu khi tìm ra những thuộc tính chung, phổ biến và tất yếu
hay những kết luận khoa học nhằm xây dựng một số khái niệm, rút ra những nhận
xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu hoặc tìm ra những vấn đề mang tính quy luật
trong quá trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những điểm mới của luận án

Về mặt lý luận, luận án đã làm sáng tỏ nhận thức về tầm quan trọng cũng
như nội dung của các vấn đề: môi trường, chức năng nhà nước, PTBV; chứng minh
được QLMT là một chức năng tất yếu, không thể thiếu của nhà nước để đáp ứng yêu
cầu của PTBV; làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chức năng QLMT của nhà nước
đáp ứng yêu cầu PTBV như khái niệm, nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức
năng QLMT của nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của PTBV, qua đó góp phần bổ
sung, hoàn thiện khoa học Lý luận về nhà nước và pháp luật nói riêng và khoa học
pháp lý nói chung.
Về mặt thực tiễn, luận án làm sáng tỏ được những yếu tố tác động đến chức
năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam, đánh giá được thực
trạng thực hiện chức năng này của Nhà nước ta thời gian qua, chỉ ra được nguyên
nhân của thực trạng đó và đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động QLMT của Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
Về những điểm mới, luận án đã đưa ra và giải quyết một số vấn đề mới
hoặc có tính chất mới sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được một số quan niệm
về môi trường, PTBV và chức năng nhà nước;
Thứ hai, luận án xây dựng được khái niệm chức năng QLMT của nhà nước
đáp ứng yêu cầu PTBV, chứng minh được tính tất yếu của việc thực hiện chức năng
QLMT của nhà nước đương đại nói chung và Nhà nước Việt Nam nói riêng;
Thứ ba, luận án xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta và phân tích
được các tác động tích cực cũng như tiêu cực của các yếu tố đó;

5


Thứ tư, luận án trình bày được một số nội dung cần thực hiện, phương thức
và bộ máy thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước
ta hiện nay;

Thứ năm, luận án đánh giá được thực trạng thực hiện chức năng QLMT của
Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam thời gian qua; chỉ ra được những
thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện chức năng này và nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế đó;
Thứ sáu, luận án đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam
trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài.
Chương 2. Quản lý môi trường - một chức năng của Nhà nước đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức năng quản lý
môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Chương 4. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực hiện chức năng
quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 5. Định hướng và giải pháp thực hiện chức năng quản lý môi
trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời
gian tới.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC VÀ HOẠT

ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Về môi trường, QLMT và PTBV, có rất nhiều công trình nghiên cứu đáng được
quan tâm có liên quan riêng hoặc đồng thời đến cả ba vấn đề trên. Có thể kể đến một số
công trình sau:
Cuốn Sự liên quan của áp bức: Các điều kiện sinh sống và sắc tộc tại
Rwanda 1860-1960 của tác giả Catharine Newbury, Nxb Đại học Columbia, năm
1988, mô tả về sự thay đổi, về vai trò của người Hutu và người Tutsi bị phân cực
như thế nào từ thời kỳ tiền thuộc địa cho tới khi độc lập, cảnh báo và có thể coi là
sự lý giải từ trước về nạn diệt chủng khủng khiếp xảy ra năm 1994 ở Rwanda, trong
đó có nói tới sự gia tăng dân số quá mức không được kiểm soát, kéo theo một hệ
quả ghê gớm về sự suy thoái đất đai, môi trường - hai yếu tố quan trọng của PTBV.
Các cuốn Sự sụp đổ của các xã hội tiên tiến của Joseph Tainter, Nxb Đại học
Cambridge, 1988; Sự sụp đổ của nhà nước và nền văn minh cổ xưa của Norman Yoffee
và George Cowgill, Nxb Đại học Arizona, 1988; Ngành khai thác mỏ ở Mỹ: Khai thác
và Môi trường của Duane Smith (Boulder: Nxb Đại học Colorado, 1993); Cuốn Thiên
nhiên biến mất, kinh tế suy tàn: Đi tìm giá trị thích hợp của Thomas Power (Washington,
D.C Nxb Island 1996); Cuốn Sổ tay khai thác mỏ: Những ảnh hưởng của khai thác
mỏ đối với môi trường và kiểm soát của môi trường Mỹ đối với ngành mỏ của
Jerrold Marcus (London, Nxb Đại học Hoàng gia, 1997); Cuốn Những kẻ nổi loạn vì
tài nguyên: Những thách thức mới từ cư dân bản địa với các tập đoàn khai thác mỏ và
dầu lửa của Al Gedicks (Cambridge. Mass, Nxb South End, 2001). Đây là những công
trình nói tới quan hệ giữa môi trường với PTBV, đều chỉ ra sự mất cân đối nghiêm
trọng giữa phát triển kinh tế với việc BVMT - những nguy cơ đe dọa đối với PTBV.

7


Con người, văn hóa, môi trường trong xã hội Greenland cổ đại của hai tác

giả Jeutte Arneborg và Hans Christian Gullóv. Đây là một chuyên khảo của Trung
tâm địa cực Đan Mạch được xuất bản năm 1998 ở Copenhagen viết về một số lý do
dẫn đến kết cục thảm hại của người Norse ở vùng Greenland trong đó có một
nguyên nhân quan trọng là không QLMT do sự khai thác các yếu tố của môi trường
một cách quá mức và không đúng cách.
Các cuốn: Hành trình của rừng: Vai trò của gỗ trong sự phát triển của nền văn
minh của John Perlin (New York: Norton, 1989); Đằng sau những khúc gỗ: Một đánh
giá về môi trường và xã hội về các loại chứng chỉ rừng của Saskia Ozinga (Moretonin-Marsh, Anh: Fern, 2001); Phá rừng trên trái đất: Từ thời tiền sử tới những cuộc
khủng hoảng toàn cầu của Micheal William (Chicago: Nxb Đại học Chicago, 2003)
nói về lịch sử phá rừng với hậu quả khủng khiếp đối với nhân loại và có liên quan
đến chứng chỉ rừng - một loại hình quản lý rừng đang được áp dụng khá phổ biến.
Cuốn sách của Conrad Totman: Quần đảo xanh: Trồng rừng ở Nhật Bản
thời kỳ tiền công nghiệp (Berkeley: Nxb Đại học California 1989); bài viết của tác
giả Madhav Gadgil và Prema Iyer: "Về sự đa dạng trong việc sử dụng các nguồn tài
sản chung của xã hội" trong cuốn Các nguồn tài nguyên chung: Sinh học và sự phát
triển bền vững dựa trên cộng đồng (London: Belhaven, 1989) đề cập đến vai trò to
lớn của các nguồn tài nguyên đối với sự sống của con người cũng như cách ứng xử
với chúng sao cho hiệu quả, vai trò điều tiết của con người và của nhà nước. Các cuốn
Nhật Bản hiện đại thời kỳ đầu (Berkeley: Nxb Đại học California, 1993) và cuốn:
Ngành công nghiệp gỗ tại Nhật Bản hiện đại thời kỳ đầu (Honolulu: Nxb Hawaii,
1995) đã đặc biệt ca ngợi chính sách khai thác có kiểm soát và kết hợp với trồng rừng
với những thành công trong PTBV của Nhật Bản vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay.
Cuốn Những người ăn tương lai: Lịch sử sinh thái học của con người và
đất đai của Tim Flanney (Chatsworth, New South Wales: Reed, 1994), nói về tác
động có hại của con người trong lịch sử và người châu Âu sau này đối với môi
trường Australia. Trong khi cuốn Thiên nhiên trong lành: Những người hoàn hảo,
những huyền thoại tàn phá và môi trường của David Horton (St. Leonards, New
South Wales: Alle & Unwin, 2000) có ý kiến ngược chiều với Tim Flanney.

8



Cuốn Chăm sóc đất đai: Các cộng đồng quyết định đất đai và tương lai của
Andrew Campbell (St.Leonards, New South Wales: Alle & Unwin, 1994) nói về
hoạt động quản lý đất đai tại nông thôn Australia, cho biết kinh nghiệm về việc xã
hội hóa trong QLMT. Cuốn Hãy lắng nghe… Đất đai của chúng ta đang khóc của
Mary E.White (Đông Roseeville, New South Wales: Nxb Kangaroo, 1997) và cuốn
Thất thoát nước ở một vùng đất đang thay đổi (Đông Roseeville, New South Wales:
Nxb Kangaroo, 2000) cung cấp thông tin một cách tổng quát về các vấn đề môi
trường của Australia.
Cuốn Lượng giá Trái đất, của Frances Cairncross (Nxb Havard, 2000) lại
xem xét những gì có thể đạt được với sự dũng cảm về chính trị hướng tới việc
QLMT gắn với việc cân nhắc những lợi ích lâu dài của môi trường với các chính
sách của các nhà nước và các quyết định của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu tổng thể về các vấn đề môi trường hiện đại có cuốn Thế giới dưới
cái nhìn của Pimm: Một nhà khoa học kiểm tra trái đất của Stuart Pimm (New York:
McGraw, 2001); cuốn Kinh tế sinh thái: Xây dựng một nền kinh tế vì trái đất (New
York: Norton, 2001), Tình trạng của thế giới (New York: Norton, xuất bản hàng năm)
của Lester Brown, cuốn Những thách thức môi trường toàn cầu của thế kỷ XXI: Tài
nguyên, tiêu thụ và những giải pháp bền vững (Wilmington, Del, Nghiên cứu tài nguyên,
2003) của Davit Lorey; cuốn Bầu trời đỏ lúc bình minh: Nước Mỹ và cuộc khủng
hoảng môi trường toàn cầu (New Haven: Nxb Đại học Yale, 2004) của James Speth.
Những công trình nghiên cứu mang tích đặc thù về một lĩnh vực liên quan
đến môi trường và BVMT như: Cuốn Tột đỉnh của Hubbert: Nguy cơ thiếu dầu lửa
của thế giới của tác giả Kenneth Deffeyes (Princeton, N.J: Nxb Đại học Princeton,
2001) và Cuốn Sự chấm dứt của dầu lửa của Paul Robert (Boston, Houghton
Mifflin, 2004) nói tới sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nhân loại đã quá phụ
thuộc vào dầu lửa với lòng tham không giới hạn của con người, cảnh báo nguy cơ
trong tương lai của ngành này và đối với cả những hiểm họa mà chính nó đang đe
dọa gây ra cho nhân loại.

Cuốn Sự sụp đổ của Maya cổ của tác giả David Webster xuất bản năm 2002
ở New York. Tác giả đã đưa ra một cách nhìn tổng quát về lịch sử, xã hội và giải

9


thích sự sụp đổ của nền văn minh Maya… gắn với môi trường, lý giải về nguyên
nhân sụp đổ đó có liên quan đến QLMT mà cụ thể là do sự mất cân đối giữa dân số
và việc khai thác các nguồn tài nguyên.
Các cuốn: Sự chuyển dịch từ phá rừng sang trồng rừng ở châu Âu của
Alexander Mather và Các công nghệ nông nghiệp và phá rừng nhiệt đới của
A.Angelsen và DKaimowitz (New York: Nxb Cabi, 2001) nói tới việc nhận thức lại
về thái độ ứng xử với môi trường và đặc biệt là đối với rừng của con người trong xã
hội hiện đại bảo đảm cho PTBV. Cuốn Ranh giới vô tận: Lịch sử môi trường thế
giới hiện đại thời kỳ đầu (Berkeley: Nxb Đại học California, 2003) của John Richards,
đề cập tới các cuốn sách của Conrad Totman nói trên cùng một số tài liệu khác thảo
luận về ngành lâm nghiệp của Nhật Bản so sánh với những trường hợp nghiên cứu
môi trường hiện đại khác để rút ra bài học cho sự PTBV của các xã hội hiện đại.
Trong số các tài liệu đề cập đến sự tàn phá dẫn đến suy thoái môi trường có
thể kể đến cuốn Năng lượng tại ngã ba đường: Những quan điểm và những điều
không chắc chắn trên toàn cầu của Vaclav Smil (Cambridge, Mass, Nxb MIT,
2003), cuốn Chất lượng đất, sản lượng nông nghiệp và an ninh lương thực: Những
quy trình lý sinh và những chọn lựa kinh tế ở các cấp địa phương, vùng và toàn cầu
của Keith Wiebe (Chelteham, UK: Edward Elgar, 2003); cuốn Khảo cổ học về sự
thay đổi toàn cầu: Tác động của con người tới môi trường của các tác giả Charles
Redman, Steven James, Paul Fish và J. Daniel Rogers, Washington, D.C: Smithsonia
Books, 2004; cuốn Mùa hè dài: Khí hậu làm nền văn minh thay đổi như thế nào?
của tác giả Brian Fagan, New York: Basic Book, 2004.
Một số không ít các nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả về Trung Quốcmột quốc gia phát triển rất nhanh về kinh tế nhưng lại nảy sinh vô cùng nhiều các
vấn đề về môi trường cần được giải quyết để PTBV. Có thể dẫn ra một số kết quả

nghiên cứu điển hình sau: cuốn Dân số và môi trường Trung Quốc của Qu Geping và
Li Jinchang (Boulder,Colo: Lynne Rienner, 1994); cuốn Ai sẽ nuôi sống Trung Quốc?
của L.R. Brown (New York: Norton, 1995). Trung Quốc, không khí, đất và nước
(Washington D.C: Ngân hàng thế giới, 2001); cuốn Trung Quốc mạnh mẽ: Sự hòa
hợp giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng dân số của M.B.McElroy, C.P. Nielson

10


và P.Lydon (New York: Norton, 1998); Cuốn Cuộc chiến chống thiên nhiên của Mao
của J.Shapiro (Cambridge, Nxb Đại học Cambridge, 2001); cuốn Quốc tế hóa
Trung Quốc: Những lợi ích trong nước và những liên hệ toàn cầu của D.Zweig
(Inthaca, N.Y., Nxb Cornell, 2002; cuốn Sự suy thoái của đàn voi: Lịch sử môi trường
Trung Quốc của Mark Elvin (New Haven, Nxb Đại học Yale, 2004); Cuốn Môi
trường Trung Quốc trong một thế giới toàn cầu của Jared Diamond và Jianguo mới
được xuất bản năm 2008. Nói chung, các nghiên cứu về Trung Quốc gần đây cho
thấy sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc chưa gắn với việc QLMT một
cách thích đáng, làm cho sự phát triển của đất nước này không bền vững, đặt ra quá
nhiều thách thức trong tương lai về giải quyết các hậu quả từ sự suy thoái môi trường
một cách nghiêm trọng.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường trên khắp thế
giới về các lĩnh vực như nước, sử dụng năng lượng, về sản xuất và sử dụng hóa chất
độc hại, sự thay đổi của khí hậu, dân số…; việc quản lý các lĩnh vực này với một thái
độ nghiêm túc và trách nhiệm rất cao đối với nhân loại và ý thức về vấn đề QLMT.
Tất cả các công trình trên đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xác
định QLMT là một chức năng đáp ứng yêu cầu PTBV.
Về chức năng nhà nước có một số công trình nghiên cứu điển hình như: Từ
điển chính trị Alexandrot, Nxb Chính trị, Maxcơva, 1940; Từ điển tóm tắt ngôn ngữ
nước ngoài - Chủ biên I.V A Lếchkhin, Ph. N Pêtơrốp, Maxcơva, 1947; Sự phân
hóa và tổng hợp, N.S. Peiskun, Nxb Sách báo lý thuyết kỹ thuật quốc gia, Maxcơva

1958; Từ điển triết học, Chủ biên M.Rozental, P.Phiuzin, Nxb Chính trị Maxcơva,
1963; Mối tương quan giữa cơ cấu và chức năng trong giới tự nhiên, M.V. Vedenlov
và V.I Krêmianxki, Nxb Tri thức Maxcơva, 1966; Sự phản ánh hệ thống, điều khiển
học, V.S. Chiu khin, Nxb Khoa học, Maxcơva, 1972; Về những hình thức pháp lý
của việc thực hiện các chức năng của nhà nước Xô viết- của N.S.Samosenko, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật Xô viết (3), 1956; Lý luận chung Mác - Lênin về nhà
nước và pháp luật, Phần nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nxb Sách báo pháp lý,
Maxcơva, 1972; bài viết Về hệ thống các chức năng của nhà nước trong sách
"Những vấn đề về nhà nước và pháp luật", của B.P.Curasvili, Nxb Maxcova, 1974;

11


Bản chất và Hình thức của nhà nước của Giáo sư A.I Denisov, Nxb Maxcơva,
1960; Về Lý luận các chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của một số nhà
khoa học của Đức như E.Pope, P.Siusep và G.Siuseler, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật Xô viết (4), 1968; Lý luận về chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của
N.V Chernogolovkin, Nxb sách báo pháp lý Maxcơva 1970.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về môi trường, quản lý môi trường và phát
triển bền vững hoặc có liên quan đến các vấn đề này khá phong phú như:
Bách khoa toàn thư về môi trường (năm 1994); các Luật BVMT của Việt
Nam năm 1993, 2005, 2014 đều đề cập đến khái niệm môi trường.
Định nghĩa về môi trường có trong chuyên đề: Một số vấn đề lý luận cơ bản
trong nghiên cứu đề tài "Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020", của Tô Duy Hợp, năm 2001; trong cuốn
Văn hóa sinh thái nhân văn do Trần Lê Nguyên Bảo (Chủ biên), năm 2001.
Cuốn Môi trường và phát triển, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2007, của Nguyễn
Thế Thôn và Hà Văn Hành có định nghĩa về môi trường đã chỉ ra được một cách cơ
bản, bao quát nhưng rất cụ thể về môi trường.

Cuốn Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) của Lưu Đức
Hải và cộng sự đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động QLMT cho
PTBV, xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường,
bền vững văn hóa, tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình ba vòng tròn kinh
tế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa
lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của
WCED, mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen, mô hình ba
nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của World Bank.
Cuốn Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại của PGS.TS Nguyễn
Đắc Hy, 2003 (sách lưu hành nội bộ của Viện nghiên cứu sinh thái và môi trường)
nghiên cứu tương đối hệ thống về các vấn đề về môi trường, về PTBV, về quan hệ
giữa môi trường và PTBV, về chiến lược môi trường Việt Nam trong thập kỷ đầu
của thế kỷ XXI, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối và chỉ đạo

12


PTBV, về QLMT… phân tích khá kỹ về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
dưới ánh sáng của khoa học; về phát triển và tác động môi trường; về QLMT trong
mối quan hệ giữa kinh tế và sinh thái, xác định môi trường là yếu tố của sản xuất
đồng thời nói về PTBV. Công trình cung cấp những gợi ý tốt để xác định các yếu tố
tác động đến chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV. Đây là công
trình tương đối quy mô, nghiêm túc trong việc tiếp cận các vấn đề có tính chất hệ
thống về môi trường và phát triển từ nhận thức đến hành động. Nhận thức về vai
trò, chức năng của môi trường; mối quan hệ giữa môi trường và các yếu tố của
PTBV đã được trình bày một cách khá đầy đủ trong công trình này, thể hiện sự am
tường của tác giả về các vấn đề chuyên môn cũng như quản lý thuộc lĩnh vực môi
trường và PTBV cả trong nước và quốc tế.
Cuốn Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững của PGS.TS Nguyễn
Đình Hòe và TS Nguyễn Ngọc Sinh, thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường

Việt Nam, do Nxb Khoa học và kỹ thuật phát hành năm 2010. Trong công trình này,
khái niệm "an ninh môi trường" đã được trình bày một cách khá chi tiết, trong đó đề
cập các vấn đề có liên quan chặt chẽ với môi trường và PTBV trên cơ sở khẳng định
an ninh môi trường là một yếu tố không thể tách rời và nằm trong quá trình PTBV,
trích dẫn nhận định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1992, công trình này còn
đề cập đến báo cáo của Viện Tầm nhìn thế giới về toàn cầu hóa, khẳng định vai trò
của an ninh môi trường đối với PTBV, coi đảm bảo an ninh môi trường là một chiến
lược hành động khẩn cấp và nhiều vấn đề khác có liên quan đến môi trường và PTBV.
Các công trình nghiên cứu về quản lý môi trường chủ yếu có:
Đề tài nghiên cứu cấp bộ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi
trường ở Việt Nam hiện nay của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, do Nguyễn Thị Thơm làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2010, nghiên cứu khá công
phu về hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay, đề cập đến
vấn đề quản lý nhà nước về môi trường, xác định và phân loại các công cụ QLMT,
đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường
ở Việt Nam hiện nay, phân tích về ảnh hưởng tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực
của các yếu tố đó và có thể tham khảo cho việc nhận thức nội dung các yếu tố tác động

13


đến chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề hiệu lực và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước về môi trường chứ không nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc xác định QLMT
là một chức năng của nhà nước song cũng cung cấp một số nội dung khoa học của
đề tài cũng có thể tham khảo được cho việc nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu sinh.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Xây
dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, do
PGS.TS Nguyễn Văn Động làm chủ nhiệm, (năm 2010) đã đề cập đến cơ sở lý luận
về xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm PTBV ở Việt Nam hiện nay,

trong đó trình bày quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về PTBV và xây dựng,
hoàn thiện pháp luật bảo đảm PTBV ở Việt Nam trong điều kiện mới. Đây là những
nội dung có thể kế thừa và phát triển khi xem xét cơ sở lý luận về chức năng QLMT
của nhà nước đáp ứng yêu cầu của PTBV. Tuy nhiên, các tác giả của công trình này
không tiếp cận về chức năng của nhà nước mà chủ yếu đề cập đến vấn đề xây dựng
và hoàn thiện pháp luật - một phương thức cơ bản để thực hiện chức năng QLMT
của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV - có thể giúp cho việc tiếp cận vấn đề phương
thức thực hiện chức năng này trong luận án.
Về chức năng của nhà nước, có thể kể đến các giáo trình lý luận về nhà
nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật như Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước pháp luật của Đại học Huế, Những vấn đề cơ bản của môn học Lý luận chung
về nhà nước và pháp luật, của PGS.TS. Nguyễn Văn Động hay Giáo trình Lý luận
về nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, (Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011)... và giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Trường
Đại học Luật Hà Nội đề cập đến một số nội dung về chức năng nhà nước như khái
niệm, phân loại chức năng nhà nước, hình thức, phương pháp hay phương thức thực
hiện các chức năng của nhà nước.
Về tạp chí, có bài "Chức năng nhà nước - quan điểm và nhận thức" của tác
giả Trần Thái Dương, Tạp chí Luật học, số 2, năm 1999, đề cập đến cách tiếp cận
khái niệm, phân loại, nội dung của các chức năng nhà nước. Tác giả đã có quan
niệm mới và rộng hơn về chức năng của nhà nước.

14


Tạp chí Luật học, số 2, 2002, tác giả Lê Thị Hằng có bài viết "Góp phần đổi
mới nhận thức về chức năng của nhà nước", đưa ra một số luận điểm làm cơ sở để
tiếp cận khái niệm chức năng của nhà nước nhưng không xây dựng được định nghĩa
chức năng nhà nước.
Luận án tiến sĩ luật học "Chức năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam" của tác giả Trần Thái Dương, (2002), đã giải quyết được một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng của Nhà nước Việt Nam, có tính chất
tiên phong trong việc nghiên cứu về một chức năng nhà nước cụ thể - chức năng
kinh tế. Luận án đã đưa ra khái niệm về chức năng nhà nước, khái niệm chức năng
kinh tế của nhà nước nói chung và quan niệm chức năng kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam, khái niệm chung và xác định căn cứ cho việc tiếp cận
các vấn đề nội dung, phương thức thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước.
Luận án tiến sĩ luật học: "Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam" của tác giả Lê Thu Hằng, (2003), đã phân tích được một cách
khá toàn diện các quan điểm khác nhau về chức năng nhà nước nói chung và đưa ra
được khái niệm khoa học về chức năng xã hội của nhà nước, phân tích làm sáng tỏ vai
trò của chức năng xã hội của nhà nước và mối liên hệ giữa chức năng xã hội với các
chức năng khác của nhà nước, gắn việc xem xét chức năng xã hội của nhà nước với
bản chất của nhà nước. Công trình này đã bước đầu rút ra những kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận cho việc tiếp tục nghiên cứu về chức năng của nhà nước. Tác giả
cũng đã xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng xã hội của Nhà
nước Việt Nam, đồng thời làm rõ được những nội dung cơ bản của chức năng xã hội
của nhà nước trên cả hai phương diện xây dựng chính sách xã hội, pháp luật về các vấn
đề xã hội và tổ chức điều hành các nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu xã hội.
Luận án tiến sĩ triết học "Vấn đề thực hiện chức năng xã hội của nhà nước
Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay" của tác giả Dương
Thị Thục Anh, (2012). Ở chương 2, tác giả luận án đã đưa ra một số quan điểm tiếp
cận về chức năng của nhà nước, sau khi nhận xét về các quan điểm này cũng đã xây
dựng một khái niệm về chức năng của nhà nước.

15


Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(199), năm 2004 có bài viết: "Về vai
trò và chức năng của nhà nước" của TS. Nguyễn Thị Hồi, đã đề cập đến khái niệm

vai trò và chức năng của nhà nước, đồng thời có sự phân biệt hai khái niệm này; số 5,
2005 có bài "Nhận thức mới về vai trò, chức năng của nhà nước trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa ở nước ta hiện nay"
của Nguyễn Văn Mạnh đã có luận giải nhất định về chức năng của nhà nước, cách
tiếp cận về chức năng của nhà nước hiện đại gắn với Việt Nam hiện nay, đưa ra
những luận cứ cho việc xác định chức năng mới và một số nội dung của chúng.
Tạp chí Lý luận Chính trị, số 3, 2007 có bài viết "Sự biến đổi của chức
năng xã hội của Nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" của
Ngô Ngọc Thắng, phân tích lý do dẫn đến sự biến đổi chức năng nhà nước trong
điều kiện hiện nay.
Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (9), 2008 có bài viết "Chức năng xã hội
của nhà nước hiện đại" của Iuri Knjazev, GS.TS Kinh tế, Viện Kinh tế, Viện Hàn
lâm khoa học Nga (do Vũ Xuân Mai lược thuật) đề cập đến vấn đề chức năng nhà
nước, đặc biệt là của nhà nước hiện đại, về sự thay đổi của các chức năng và những
nguyên nhân của chúng, đặc biệt là chức năng xã hội của nhà nước hiện đại.
Trong bài viết "Những thay đổi về chức năng của nhà nước hiện đại" của
Lê Minh Quân ở Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6, 2011 của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khu vực II đã đưa ra một số quan niệm về chức
năng nhà nước, đặc biệt nói về các chức năng của nhà nước hiện đại và sự thay đổi
của chúng với những luận giải về lý do của sự thay đổi.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ "Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay" của Nguyễn Thị Hoài Phương, (2010), nghiên cứu các vấn đề về
thực hiện pháp luật nhưng chỉ trong lĩnh vực môi trường.
Luận văn thạc sĩ luật học "Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt
Nam trong điều kiện hiện nay" của Nguyễn Văn Hùng, (2011), đề cập đến cơ sở lý
luận của việc hoàn thiện pháp luật BVMT ở Việt Nam, các định nghĩa về môi

16



trường và sự cần thiết phải BVMT; khái niệm, đặc điểm của pháp luật BVMT ở
Việt Nam; những nội dung cơ bản của pháp luật BVMT ở Việt Nam; xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn đó.
Ngoài ra, có khá nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn nhận thức về chức
năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV. Có thể thấy do ảnh hưởng của
nhận thức mà hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào chính thức coi QLMT là
một chức năng độc lập của nhà nước, vì thế, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới
chỉ quan tâm tới một số hoạt động liên quan đến QLMT, phục vụ cho việc xây dựng
các luận cứ khoa học trực tiếp cho QLMT, quản lý từng thành tố của môi trường
chứ không phải là luận cứ cho việc xác định QLMT là một chức năng của nhà nước.
Điều này được chứng minh qua việc có khá nhiều chương trình nghiên cứu khoa
học cấp bộ, cấp nhà nước, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học độc lập
hoặc hợp tác với nhau liên quan đến môi trường.
Chương trình nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra như một
sự tiên phong từ 2002-2006 gồm: nhóm các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đất đai có
21 đề tài với các nội dung về điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng đất đai,
về việc quy hoạch, giao và sử dụng, thu hồi các loại đất; trong việc nghiên cứu cơ sở
khoa học cho quản lý đất đai như pháp luật, cán bộ quản lý…; nhóm các đề tài nghiên
cứu để xây dựng cơ sở khoa học, cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý về địa
chất và khoáng sản có 23 đề tài; nhóm các đề tài nghiên cứu về cơ sở khoa học và
cung cấp thông tin cho QLMT có 5 đề tài; nhóm các đề tài nghiên cứu về cơ sở khoa
học cho việc quản lý khí tượng thủy văn có 25 đề tài nhưng quá sâu vào phần kỹ
thuật; Nhóm các nghiên cứu cơ sở khoa học và thông tin cho việc quản lý và triển
khai các tác nghiệp chuyên môn về đo đạc và bản đồ góp phần vào QLMT có 11 đề tài.
Ngoài ra, cần chú ý một số công trình nghiên cứu đã được Bộ Khoa học và
Công nghệ nghiệm thu như sau:
Điều tra đánh giá nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng
đồng thành phố Đà Nẵng của sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đà Nẵng, do

Mai Đức Lộc làm chủ nhiệm, (2001), đã trình bày tổng quan tình hình kinh tế - xã
hội của Đà Nẵng và bức xúc trong QLMT.

17


Khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại một số tỉnh phía
Nam nước ta hiện nay của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do Nguyễn
Hữu Cát làm chủ nhiệm đề tài, được nghiệm thu năm 2005. Đề tài đã làm rõ được
một số vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý nhà nước về môi trường như cơ
sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường, phân tích thực trạng quản lý nhà nước
về môi trường hiện nay ở các tỉnh phía Nam nhưng không tiếp cận tổng thể chức
năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001-2010 của Trung tâm nghiên cứu và
phát triển vùng, do Nguyễn Văn Tài làm chủ nhiệm, đã nêu ra những thách thức đối
với môi trường và công tác QLMT vùng đồng bằng sông Hồng, định hướng các
chính sách, biện pháp chủ yếu trong việc QLMT đồng bằng sông Hồng.
Đề tài Xây dựng hệ thống chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ phụ
cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành tài nguyên và môi trường của Trung tâm
Khí tượng Thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Nguyễn Văn Hồng làm chủ
nhiệm, được nghiệm thu năm 2009, đã góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc
xây dựng đội ngũ viên chức ngành tài nguyên và môi trường để hoàn thiện bộ máy
thực hiện chức năng QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường
phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV của Viện
Nghiên cứu và PTBV, do Đặng Văn Lợi làm chủ nhiệm, năm 2009, trình bày tổng
quan về phân vùng chức năng môi trường và vai trò của nó đối với công tác lập quy
hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV, giới thiệu phương pháp luận phân vùng
chức năng môi trường phục vụ lập quy hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV.

Nghiên cứu đề xuất quy trình lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong
quá trình quy hoạch sử dụng đất trên nguyên tắc PTBV của Tổng cục Môi trường,
do Hoàng Văn Thức làm chủ nhiệm đề tài, năm 2009, xây dựng cơ sở khoa học để
thực hiện lồng ghép các yêu cầu BVMT vào quy hoạch sử dụng đất; xây dựng bộ
chỉ tiêu và quy trình lồng ghép nội dung BVMT vào quy hoạch sử dụng đất; áp
dụng thử nghiệm tại tỉnh Quảng Nam.

18


Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lý và khôi phục môi
trường sau thiên tai - Nghiên cứu điển hình tại một số địa phương, của Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Ngô Thị Vân Anh làm
chủ nhiệm, hoàn thành năm 2010, trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến
đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai; trình bày cơ sở khoa học của đánh giá
thiệt hại môi trường sau thiên tai và quản lý, khôi phục sau thiên tai.
Đề tài Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý xã hội ở nước
ta đến năm 2020 của Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV, do PGS.TS Hà Huy
Thành làm chủ nhiệm, năm 2010, trình bày tổng quan về mối quan hệ giữa môi
trường tự nhiên với sự phát triển xã hội và sự quản lý phát triển xã hội; đánh giá
thực trạng biến đổi môi trường và những tương tác đến phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; dự báo các xu hướng biến đổi môi
trường và tác động của chúng đến phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020; đề
xuất quan điểm và giải pháp quản lý phát triển xã hội trong mối quan hệ với sử
dụng hiệu quả tài nguyên và cải thiện môi trường sống vì sự PTBV ở Việt Nam đến
năm 2020 có nhiều nội dung liên quan đến nhận thức và thực hiện chức năng
QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam.
Một số sách và bài viết có ít nhiều liên quan tới đề tài như Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Tiếp tục rà soát, hoàn
thiện thể chế, bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 3/2007; Văn bản pháp
luật môi trường thiếu nhiều văn bản pháp luật răn đe, Vietnamnet, ngày 5/11/2008;
ThS. Hoàng Thị Cường; Tăng cường quản lý môi trường đối với các khu công
nghiệp, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 2/2009; Trần Hồng Hà; Quản lý nhà nước
về môi trường - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 2/2009.
Sách chuyên khảo của PGS.TS Hoàng Thế Liên, Pháp luật môi trường Việt
Nam - Thực trạng và định hướng hoàn thiện, Nxb Tư pháp, năm 2009 đề cập đến sự
đánh giá một cách khá toàn diện pháp luật BVMT của Việt Nam từ 2009 trở về
trước, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả của
pháp luật môi trường, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.

19


×